Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Công tác kế hoạch đề tài trong biên tập bản thảo ở nước ta hiện nay. Thực trạng và giải pháp cần đổi mới.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.65 KB, 25 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XUẤT BẢN
TIỂU LUẬN
Môn: TỔ CHỨC BẢN THẢO SÁCH
Đề tài: Công tác kế hoạch đề tài trong biên tập bản
thảo ở nước ta hiện nay. Thực trạng và giải pháp cần đổi
mới.
I. Mở đầu
Xuất bản sách là hoạt động sản xuất vật chất và sản xuất văn hóa tinh
thần độc đáo, đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Xuất bản là một quá trình
hoạt động có tính chất phức tạp và lâu dài. Tầm ảnh hưởng của nó đối với
đời sống văn hóa của xã hội là rất lớn. Một xuất bản phẩm là sách sau khi
được xã hội hóa thì nó tham gia trực tiếp vào việc điều chỉnh hành vi và
nhận thức xã hội. Không giống như những nhu yếu phẩm hay nhưng mặt
hàng khác, sách có ảnh hưởng đặc biệt đến toàn diện đời sống của con
người. Không có sách, con người khó tiếp thu hết được nguồn tri thức phong
phú của nhân loại, xã hội khó có thể phát triển được.
Xuất bản là quá trình bao gồm các khâu:
- Tổ chức bản thảo (Xây dựng kế hoạch đề tài và khai thác bản thảo)
- Biên tập bản thảo
- Thiết kế trình bày sách
- Gia công, sửa bài, in ấn
- Phát hành sách
Có thể thấy rõ, khâu Tổ chức bản thảo sách là khâu đứng đầu trong
quá trình hoạt động xuất bản. Nó là bước khởi đầu, và định hình rõ ràng nhất
về hình ảnh sơ lược của sách. Tầm quan trọng của khâu này được đánh giá
hàng đầu. Nếu không có khâu kế hoạch đề tài, nhà xuất bản sẽ không có
định hướng cho xuất bản phẩm của mình, sẽ lúng túng, khó khăn trong làm
sách. Nó giống như một bản định hướng cho toàn kế hoạch hoạt động của
việc xuất bản sách.


Công tác kế hoạch đề tài không thể thiếu được trong hoạt động xuất
bản. Nhờ có công tác kế hoạch đề tài mà các tác phẩm mới có thể ra mắt bạn
đọc được. Kế hoạch đề tài không bao giờ thiếu trong hoạt động xuất bản, vì
đó là cái khung xương cơ bản nhất để định hình một xuất bản phẩm. Hiện
nay, bên cạnh những nhà xuất bản chấp hành thực hiện khâu này rất tốt thì
một số nhà xuất bản đã chưa có thái độ nghiêm túc thật sự trong công tác
này, tạo nên một thực trạng đáng ngại. Hiện tượng xếp chỗ kế hoạch diễn ra
ngày một tăng, hay thực hiện chưa đúng với kế hoạch đăng ký khiến cho
luồng xuất bản phẩm khó kiểm soát, làm giảm chất lượng hoạt động của đơn
vị xuất bản nói riêng và chỉ tiêu hoạt động của ngành xuất bản nói chung.
Tuy nhiên, để giảm những biểu hiện tồn đọng của công tác kế hoạch
đề tài, phát huy những mặt mạnh của nó, các cơ quan chức năng cũng đã có
những giải pháp kịp thời và tích cực.
Bản thân tôi là một trong những sinh viên theo học về chuyên ngành
biên tập xuất bản của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cũng nhận thấy
những vấn đề này không đơn giản. Chúng ảnh hưởng rất nhiều đến toàn bộ
hoạt động cũng như uy tín của Xuất bản. Và một thực tế là hiện nay công tác
kế hoạch đề tài có nhiều vấn đề cần bàn. Nên tôi đã chọn đề tài tiểu luận của
mình là: “Công tác kế hoạch đề tài ở nước ta hiện nay. Thực trạng và giải
pháp cần đổi mới”. Không chỉ có sinh viên, giáo viên hay những cá nhân
công tác trong ngành xuất bản nên biết điều này, mà tất cả mọi người nên có
những hiểu biết đầy đủ về công tác này, qua đó sẽ đánh giá một cách đúng
đắn và toàn diện về hoạt động xuất bản của nước ta.
II. Nội dung
1.Khái niệm
1.1. Đề tài
Trong lý luận nghiệp vụ biên tập xuất bản, đề tài là ý tưởng tổng thể,
là bản thiết kế cho một xuất bản phẩm sắp ra mắt công chúng. Đó là thiết kể
về một “ngôi nhà đang hình thành trong óc nhà kiến trúc”.
Đề tài là thiết kế tổng thể về chủ đề, nội dung, tên gọi của xuất bản

phẩm tương lai. Đề tài là kết quả của sự tư duy sáng tạo của biên tập viên,
kết quả tập hợp, phân loại, xử lý thông tin nhằm phục vụ nhu cầu độc giả và
thực hiện một mục đích truyền thông xác định.
Tuy nhiên chúng ta không nên nhầm lẫn đề tài của biên tập xuất bản
với đề tài trong tác phẩm văn học. Hiện nay cũng có rất nhiều người hay bị
nhầm lẫn trong cách phân biệt đề tài của văn học với đề tài của hoạt động
biên tập. Vậy nên cần có những tiêu chí cụ thể giúp cho mọi người tránh
được sự nhầm lẫn này.
Đề tài trong tác phẩm văn học là phạm vi, là khía cạnh của hiện thực
được phản ánh trong tác phẩm. Nó là lĩnh vực được nhà văn nhận thức và
phản ánh. Nó là kết quả của sự sáng tạo của nhà văn, nhà khoa học khi họ
trực tiếp thu nhận thông tin - thông tin bước một từ cuộc sống.
Người biên tập, phát hiện, đề xuất đề tài để làm ra các xuất bản phẩm.
Đó là các đề tài cần phải được truyền bá, phổ biến theo một yêu cầu của
công tác tư tưởng, có thể đáp ứng được các tiêu chí để truyền bá. Đó là đề tài
đã được các nhà khoa học nghiên cứu, được các nghệ sĩ phản ánh, hoặc đang
tạo ra các tác phẩm cụ thể. Đề tài trong biên tập hình thành nhờ quá trình
sáng tạo của biên tập viên để thu thập, xử lý các thông tin gián tiếp - thông
tin bước hai - từ cuộc sống (các thông tin đã được thu thập xử lý qua tác giả,
độc giả, những người làm công tác tư tưởng…)
Đề tài trong hoạt động biên tập không chỉ là ý muốn chủ quan của
người biên tập, mà đó là kết quả nghiên cứu, xử lý thông tin nhiều chiều từ
phía hiện thực cuộc sống, từ độc giả, tác giả và cơ quan truyền thông đại
chúng trên tinh thần chủ động, sáng tạo của người truyền bá văn hóa.
1.2. Kế hoạch đề tài
Bất cứ cộng việc hay hoạt động nào trong cuộc sống cũng cần có
những kế hoạch cụ thể. Có như vậy công việc mới có thể tiến hành một cách
thuận chiều và ít gặp sai sót. Nếu một bản kế hoạch được lập nên, chúng ta
có thể biết những cái mình cần làm.
Trong hoạt động xuất bản, nhất là khâu đầu là Tổ chức bản thảo sách,

rất cần có một bản kế hoạch chi tiết. Vậy nên kế hoạch đề tài không thể bị
xem nhẹ.
Kế hoạch đề tài là một bản dự kiến khoa học về nhiệm vụ, biện pháp
xuất bản các đề tài xuất bản phẩm với các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng,
thời gian cụ thể mà nhà xuất bản cần tiến hành và hoàn thành.
Kế hoach đề tài là sự kết hợp hữu cơ của một loạt đề tài có quan hệ với
nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.
1.3. Công tác kế hoạch đề tài
Công tác kế hoạch đề tài là hoạt động đề xuất của biên tập viên, quá
trình xây dựng, quyết định và điều chỉnh kế hoạch đề tài của nhà xuất bản,
nhằm đảm bảo cho hoạt động của đơn vị đó có chất lượng và hiệu quả cao.
Nếu như mỗi đề tài được đề xuất từ cán bộ biên tập thì kế hoạch đề tài
được xây dựng nhờ trí tuệ tập thể của nhiều bộ phận trong nhà xuất bản: ban
giám đốc, phòng ban biên tập, bộ phận kế hoạch sản xuất, phòng phát hành,
… Trong đó cấp phòng ban biên tập là cấp trung gian quan trọng trong việc
xây dựng kế hoạch đề tài.
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, có thể phân chia thành nhiều loại
kế hoạch đề tài. Theo thời gian thực hiện, có thể có kế hoạch dài hạn hay kế
hoạch hàng năm.
Kế hoạch dài hạn là kế hoạch cho nhiều năm (3 - 5 năm hoặc dài hơn).
Đây là bản thiết kế tổng thể chung cho một số năm, có tính chất lâu dài, còn
gọi là “quy hoạch đề tài”. Kế hoạch dài hạn thường có sự đầu tư lớn, mang
tính chất định hướng mục tiêu. Đây thường là kế hoạch chuyên ngành đặt ra
để xuất bản các bộ sách, tủ sách…
Kế hoạch đề tài hàng năm là kế hoạch sản xuất kinh doanh đặt ra hàng
năm của một đơn vị xuất bản. Loại kế hoạch này thường phải có đủ khả
năng cân đối hiện thực, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của nhà xuất bản.
Do vậy yêu cầu của loại cơ kế hoạch này phải được xây dựng trên cơ sở nắm
bắt chắc nhu cầu xã hội, nguồn bản thảo và có đầy đủ các điều kiện xã hội
khác. Nhìn chung kế hoạch đề tài hàng năm thường được xây dựng dựa trên

những bản thảo có sẵn trong tay, hoặc các bản thảo chắc chắn sẽ được hoàn
thành trong năm.
Dựa vào tính chủ động của hoạt động xuất bản, người ta có thể chia ra
các loại đề tài trong kế hoạch đề tài và đề tài dự kiến ngoài kế hoạch - đề tài
đột xuất. Đề tài đột xuất là đề tài thể hiện sự chủ động nhìn xa, khả năng dự
báo tương lai của các đơn vị xuất bản, bảo đảm cho hoạt động xuất bản phục
vụ nhạy bén các nhu cầu của cuộc sống, phát triển ổn định, bền vững.
2. Vai trò của công tác kế hoạch đề tài
Biên tập là một hoạt động sáng tạo văn hóa, đồng thời cũng là khâu
đầu tiên của hoạt động sản xuất xuất bản phẩm. Sản xuất xuất bản phẩm vừa
bao gồm sản xuất tinh thần vừa bao gồm sản xuất vật chất.
Cũng như mọi hoạt động sản xuất khác trong xã hội, xây dựng kế
hoạch, kế hoạch hóa hoạt động xuất bản là yêu cầu tự nhiên, khách quan do
sự đòi hỏi tất yếu của sự phân công hợp tác lao động. Đó là việc làm mở đầu
cho mọi tiến trình sản xuất của con người. C.Mác nói: “Con ong dù có khéo
léo xây dựng cái tổ hoàn hảo đến mấy cũng không thể sánh được với một kỹ
sư, dù chỉ là một kỹ sư tồi, vì trước khi xây dựng ngôi nhà, anh ta đã hình
dung nó ở trong óc”. Do vậy, trong hoạt động xuất bản, xây dựng kế hoạch
đề tài được coi là khâu công tác mở đường. Bởi lẽ, quá trình quán triệt định
hướng công tác xuất bản của Đảng, quá trình thực hiện đường lối quan điểm
xuất bản của Đảng và Nhà nước. Kế hoạch đề tài thể hiện tính tự giác, chủ
động của nhà xuất bản trong việc nắm vững yêu cầu của xã hội và độc giả,
tìm ra phương pháp để đáp ứng tốt các nhu cầu này. Kế hoạch đề tài là biểu
hiện trình độ khoa học trong việc tổ chức sản xuất, kinh doanh của nhà xuất
bản, đảm bảo hiệu quả cao cả về văn hóa xã hội và kinh tế của hoạt động
xuất bản.
Kế hoạch đề tài là khâu mở dường còn là vì mọi hoạt động của nhà
xuất bản đều liên quan đến nội dung biên tập xuất bản đều phải căn cứ vào
kế hoạch đề tài, vì đó là căn cứ để tổ chức phân công lực lượng biên tập, tổ
chức mạng lưới cộng tác viên, là căn cứ để chuẩn bị vật tư, tài chính,xây

dựng chiến lược thị trường cho việc phát hành, kinh doanh xuất bản phẩm,
… Khâu mở đường có chất lượng thì toàn bộ các khâu tiếp theo của hoạt
động biên tập và xuất bản sẽ có được hiệu quả mong muốn. Và ngược lại, kế
hoạch đề tài không khoa học sẽ làm cho xuất bản bị động, kém hiệu quả,
thậm chí sẽ có những sai lầm khôn lường về hiệu quả xã hội.
Trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay ở
nước ta, kế hoạch đề tài vẫn là một nội dung, một công cụ quản lý hoạt động
xuất bản ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, cần có sự phân định rõ ràng
về nội dung và tính chất của kế hoạch trong quản lý vĩ mô (quản lý nhà
nước) và quản lý vi mô (quản lý sản xuất kinh doanh của nhà xuất bản).
Ở cấp vĩ mô, kế hoạch vẫn là một công cụ quản lý nhà nước về xuất
bản. Song, đây không phải là kế hoạch pháp lệnh, không phải là kế hoạch
điều tiết trực tiếp việc sản xuất kinh doanh ở nhà xuất bản. Kế hoạch của nhà
nước mang tính chất quy hoạch, các chương trình mục tiêu định hướng cho
hoạt động xuất bản, mang tính định tính nhiều hơn định lượng. Đó là các
chiến lược phát triển, các đề án đầu tư lớn với những mục tiêu và cân đối
bảo đảm cho các hoạt động xuất bản phát triển nhịp nhàng với các lĩnh vực
kinh tế, xã hội của đất nước, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt
động xuất bản.
Ở cấp vi mô - quản lý sản xuất kinh doanh của nhà xuất bản - kế
hoạch đề tài là cương lĩnh hoạt động, là công cụ quản lý trực tiếp hoạt động
sản xuất kinh doanh, bảo đảm cho các cơ sở tồn tại và phát triển bền vững,
đạt hiệu quả cao cả về văn hóa - xã hội và kinh tế. Kế hoạch đề tài ở mỗi nhà
xuất bản thể hiện trình độ tổ chức sản xuất, năng lực kinh doanh, tính năng
động sáng tạo của mỗi doanh nghiệp xuất bản, trước hết ở đội ngũ cán bộ
quản lý nhà xuất bản. Nó góp phần xây dựng hình tượng (thương hiệu) của
đơn vị xuất bản trong hoạt động xuất bản trong nước và trong hội nhập quốc
tế hiện nay.
3. Những yêu cầu có tính nguyên tắc với công tác đề tài và kế hoạch đề
tài

Kế hoạch đề tài là bản dự án tổng hợp về hoạt động biên tập xuất bản
của nhà xuất bản để tạo ra nhiều xuất bản phẩm phục vụ có chất lượng nhu
cầu văn hóa - xã hội và đạt hiệu quả kinh tế cao. Muốn vậy, công tác đề tài
và kế hoạch đề tài phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
3.1. Tính có mục tiêu của đề tài
Tính có mục tiêu của đề tài được đề xuất phải có sự định vị rõ ràng.
Yêu cầu này rất quan trọng, bởi lẽ độc giả là đối tượng phục vụ trực tiếp của
công tác biên tập xuất bản mà việc định vị độc giả ngay khi xác định đề tài
không phải là việc đơn giản, dễ dàng. Cơ cấu độc giả trong xã hội hiện đại
rất đa dạng, các nhóm độc giả luôn đan xen lẫn nhau và có sự thay đổi. Mặt
khác, nhu cầu tiêu dùng của độc giả cũng đa dạng, họ không chỉ có nhu cầu
đọc, mà còn có nhu cầu khác và nhu cầu của họ cũng thay đổi theo thời gian
và không gian. Do vậy, để xác định được độc giả cho mỗi đề tài, biên tập
viên cần đi sâu vào nghiên cứu độc giả, điều tra cặn kẽ về nhu cầu của họ về
xuất bản phẩm, đồng thời phân tích cặn kẽ các nhu cầu đó. Trên cơ sở tìm
hiểu độc giả một cách toàn diện, biên tập viên phân biệt được nhu cầu cục
bộ và nhu cầu toàn thể, nhu cầu trước mắt và nhu cầu thường xuyên. Trên cơ
sở đó, biên tập viên định vị mục tiêu cụ thể của mỗi đề tài: để tiến hành giáo
dục chính trị tư tưởng, để truyền bá tri thức văn hóa, khoa học, hay để phục
vụ nhu cầu giải trí của bạn đọc cụ thể. Bất cứ đề tài nào, ngay từ lúc thiết kế,
đều phải xác định được đối tượng và tính mục đích rõ ràng.
3.2. Đề tài phải có tính dự báo
Hiện nay, điều kiện khoa học - công nghệ hiện đại đã cho phép rút
ngắn rất nhiều quy trình hoạt động xuất bản. Song, nói chung đề tài xuất bản
từ lúc thiết kế đến khi trở thành xuất bản phẩm vẫn đòi hỏi hải có thời gian
nhất định. Trong điều kiện xã hội thông tin kinh tế tri thức, luôn luôn đòi hỏi
thông tin xuất bản phải được cập nhật mới đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Do vậy, khi xây dựng kế hoạch đề tài, cần phải tăng cường tính dự báo, làm
cho các đề tài được lựa chọn đều mang tính vượt trước, lập kế hoạch đề tài
phải đi trước thời gian.

Khi tìm chọn đề tài, biên tập viên vừa phải tìm thấy nhu cầu của bạn
đọc, của xã hội trong thời gian gần, vừa phải tính đến cả nhu cầu lâu dài, vừa
cho phải nhận rõ yêu cầu xây dựng hôm nay, vừa phải dự kiến đầy đủ những
yêu cầu đặt ra cho công tác xuất bản tương lai trong xu thế phát triển của
khoa học - công nghệ hiện đại.
Người biện tập còn phải nghiên cứu để phán đoán chính xác: có
những xuất bản phẩm hiện tại đang có nhu cầu lớn, nhưng về lâu dài, do trên
thị trường đã được cung cấp nhiều, mức tiêu thụ đã gần đạt đến cực đại, thì
không nên đưa những đề tài đó vào kế hoạch; ngược lại, có xuất bản phẩm,
hiện tại thì lượng tiêu thụ chưa lớn, nhưng tình thế mới sẽ tạo ra nhu cầu
ngày càng to lớn cho nó, thì phải biêt chớp thời cơ, đưa loại đề tài này vào
xuất bản ngay.
Muốn đảm bảo tính dự báo của đề tài, biên tập viên phải có khả năng
dự báo về tư tưởng, nhu cầu tri thức, nhu cầu thông tin mới… để phát hiện
các nhu cầu tiềm ẩn có thể phát triển thành nhu cầu hiện thực. Dự kiến trước
đề tài này để tránh bỏ lỡ thời cơ, xuất bản đúng lúc và chủ động đi trước một
cách hợp lý.
3.3. Đề tài phải có tính sáng tạo
Giống như tất cả các lĩnh vực khác của cuộc sống, sáng tạo trong sản
xuất là một đòi hỏi bắt buộc. Tính sáng tạo sẽ làm nên những điều đặc biệt,
phân biệt các sản phẩm với nhau, đồng thời gây nên ấn tượng sâu sắc cho
người tiếp nhận. Một sản phẩm được đầu tư bằng trí sáng tạo độc đáo sẽ thu
hút nhiều hơn những quan tâm của công chúng. Sáng tạo liên tục không phải
chỉ là yêu cầu của sản xuất vật chất mà còn là đòi hỏi có tính đặc thù của sản
xuất tinh thần. Biên tập là lao động sản xuất tinh thần. Tính sáng tạo còn
được thể hiện ngay trong việc thiết kế đề tài. Đề tài phải có ý mới, phải
nhằm tạo ra những giá trị tinh thần mới. Mỗi xuất bản phẩm đều phải có tính
sáng tạo, tính mới mẻ. Mỗi khi hình thành một đề tài đều phải có ý thức sáng
tạo, dù có đôi khi chỉ ở một góc độ tiếp cận mới, một cách thể hiện mới.
Hình thức biểu hiện của sáng tạo trong công tác đề tài là đa dạng hóa

toàn bộ các hướng tiếp cận, đề xuất ý nghĩa mới, đề tài mới, phương thức
biểu đạt mới, tổng hợp các xuất bản phẩm cùng loại đã có, đi sâu phân tích
tìm ra điểm đột phá có ý nghĩa nhất; vận dụng góc nhìn mới, hệ thống mới
phương pháp nghiên cứu mới để khai thác các đề tài một cách sáng tạo.
Có thể nói khẩu hiệu về tính sáng tạo mà giới biên tập xuất bản đưa ra
là: Người khác không có thì ta có, người khác có rồi thì ta làm tốt hơn. Đi
tìm và đưa ra cái mới trong công tác biên tập không phải là đi tìm những
điều giật gân, chuộng lạ. Sáng tạo trong thiết kế đề tài phải bắt nguồn từ
cuộc sống, từ yêu cầu hoạt động thực tiễn, từ sự tiến bộ của văn hóa và
những thành tựu khoa học kỹ thuật, từ những nhu cầu mới của độc giả. Do
đó, tính sáng tạo của đề tài chính là kết hợp nhuần nhuyễn, hữu cơ tinh thần
của thời đại, nhu cầu của độc giả với năng lực sáng tạo của cá nhân biên tập
viên.
3.4. Tính hệ thống của đề tài và kế hoạch đề tài
Mỗi nhà xuất bản được phân công phục vụ chủ yếu trên một lĩnh vực
nào đó, theo tôn chỉ mục đích xác định. Toàn bộ kế hoạch đề tài trong một
thời gian nào đó, phải tập trung thực hiện những nhiệm vụ chính trị, kinh tế
văn hóa xác định.
Từ góc nhìn bao quát toàn diện và lâu dài, toàn bộ kế hoạch đề tài của
hoạt động xuất bản phải tạo thành một hệ thống hàn chỉn, góp phần vào việc
thiết kế đời sống tinh thần của toàn xã hội.
Tính hệ thống đòi hỏi giữa từng đề tài được đề xuất phải có quan hệ
chặt chẽ với kế hoạch chỉnh thể của ban (phòng) biên tập và kế hoạch chung
của cả nhà xuất bản. Kế hoạch mỗi nhà xuất bản phải được xem xét trong
mỗi quan hệ tổng quát định hướng phát triển, chiến lược phát triển của toàn
ngành.
Tính phong phú, tính đa dạng của đề tài xuất bản được thể hiện sẽ tạo
nên tính chỉnh thể của xuất bản toàn ngành.
Chẳng hạn, nếu xuất bản sách tri thức cơ sở của một môn khoa học
nào đó thì hệ thống tri thức cơ bản môn khoa học nào đó thì hệ thống đề tài

xuất bản phải có trách nhiệm giới thiệu toàn bộ hệ thống tri thức cơ bản môn
khoa học đó. Nếu làm đề tài mảng sách luật, khi đã đề xuát kế hoạch đề tài
về luật hình sự, luật dân sự, thì kế hoạch đề tài cần phải có cả đề tài luật kinh
tế, luật văn hóa,…
Tính hệ thống của đề tài là yêu cầu phản ánh tính hệ thống của tri thức
nhân loại, là tiền đề tạo nên tính hệ thống của hoạt động xuất bản, nhằm đáp
ứng phục vụ tốt hơn cho sự phát triển toàn diện của xã hội và con người.
3.5. Kế hoạch đề tài phải có tính khả thi
Tính khả thi là yêu cầu bắt buộc của mọi kế hoạch, bởi nếu các mục
tiêu đặt ra của kế hoạch mà không có khả năng thực hiện thì kế hoạch cũng
không có ý nghĩa thực tế. Một kế hoạch xuất bản được lên cụ thể và được
tiến hành khi các nhà xuất bản đã tính đến tính khả thi của nó. Giống như dự
liệu một việc gì trước khi làm, người ta đều tính những lợi nhuận mang lại
được khi tiến hành. Nếu mang lại những hiệu quả tích cực thì tất nhiên sẽ
nên làm.
Tính khả thi là những cơ sở đáng tin cậy để đề tài nêu ra trong kế
hoạch có thể thực hiện được. Đó cũng chính là yêu cầu về tính cân đối khi
xây dựng mỗi kế hoạch. Biên tập xuất bản là một hoạt động có tính hệ thống
và phức tạp. Việ xây dựng kế hoạch đề tài chỉ là khâu mở đầu. Kế hoạch đề
tài vạch ra có được thực hiện đúng tiến độ hay không? Điều đó phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện chủ quan và khách quan. Tổng hợp những
điều kiện đó tạo nên tính khả thi của kế hoạch đề tài.
Muốn vậy, khi xây dựng kế hoạch, biên tập viên phải tính toán đầy đủ
các điều kiện cần có để thực hiện kế hoạch, bảo đảm sự cân đối giữa các chỉ
tiêu đề ra với các điều kiện, nhân tố bảo đảm cho nó được thực hiện. Điều
cần chú ý là, khi thiết kế, có thể có cả những điều kiện chưa có ngay đầy đủ,
nhưng qua nỗ lực phấn đấu, các nhân tố chủ quan có thể tạo ra được.
Những nhân tố cần phải xem xét cụ thể để xác định tính khả thi của đề
tài gồm: bối cảnh văn hóa, chính trị, công tác tư tưởng khi lập kế hoạch đề
tài; lực lượng sáng tác (tác giả); lực lượng biên tập; khả năng in và tình hình

tài chính; khả năng tiêu thụ.
Chỉ có tính toán đầy đủ các điều kiện, các khả năng từ mọi phương
diện khách quan và chủ quan mới xây dựng được một một kế hoạch đề tài có
tính khả thi, đề tài mới biến thành tác phẩm hoàn chỉnh và thành xuất bản
phẩm hiện thực. Và có như vậy, công tác đề tài và kế hoạch đề tài mới thật
sự là bản thiết kế khoa học, khâu mở đường cho toàn bộ hoạt động biên tập
xuất bản.
4. Thực trạng công tác kế hoạch đề tài ở nước ta hiện nay
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác
trong xã hội, Xuất bản đang dần khẳng định vai trò của mình ngày một rõ rệt
hơn. Các xuất bản phẩm đưa ra thị trường được công chúng quan tâm sâu
sắc. Các thành tựu đạt được của ngành có thể có được là nhờ vào sự chuyên
môn hóa dần trong các khâu của quá trình xuất bản. Mỗi khâu được phân
công đảm nhận một chức năng riêng để thực hiện không bị chồng chéo nhau.
Công tác kế hoạch đề tài là khâu đứng đầu trong quá trình hoạt động xuất
bản nên có những chuyển biến rõ rệt. Có thể đưa ra những nhận xét cụ thể
sau về công tác kế hoạch đề tài ở nước ta trong những năm gần đây trên một
số mặt như sau:
4.1. Thành tựu
Công tác kế hoạch đề tài nhìn chung là được các nhà xuất bản ý thức
rõ về tầm quan trọng. Họ thận trọng trong công tác xây dựng kế hoạch đề tài
cho cuốn sách dự tính sắp được xuất bản. Nhờ có công tác kế hoạch đề tài
khoa học mà các nhà xuất bản đã hoàn thành tốt những cuốn sách của họ. Có
thể nhìn vào một số số liệu lấy từ Báo cáo tổng kết hoạt động xuất bản các
năm gần đây của Bộ Thông tin và Truyền thông sau đây, chúng ta sẽ thấy
được vai trò của công tác kế hoạch đề tài là như thế nào.
Năm 2008, các nhà xuất bản trên cả nước xuất bản được 3.628 cuốn
sách về Chính trị, Pháp luật với 8,590 triệu bản, đạt 99% về cuốn, 103% về
bản so với năm 2007.
Các nhà xuất bản tiếp tục xuất bản sách lý luận, nghiên cứu để đưa

nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và nghị quyết các hội nghị
Trung Ương vào đời sống xã hội, phục vụ công tác nghiên cứu, học tập và
thực hiện nghị quyết của Đảng.
Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”, các nhà xuất bản đã xuất bản được 333 cuốn. Trong
đó nhà xuất bản Thanh niên, Công an nhân dân, Chính trị quốc gia, Lao
động,… xuất bản được nhiều đầu sách với nhiều thể loại phong phú: thơ,
diễn ca, tiểu thuyết, nhạc, sách ảnh, kể chuyện, lý luận chính trị góp phần
thiết thực, hiệu quả thực hiện cuộc vận động.
Góp phần cung cấp tư liệu lịch sử và pháp lý cho việc nghiên cứu với
biển đảo, đã xuất bản một số cuốn sách: “Hoàng Sa - Trường Sa lãnh thổ
Việt Nam - nhìn từ công ước quốc tế” - NXB Tri thức, “Hoàng Sa, Trường
Sa là của Việt Nam” - NXB Trẻ, “Công ước biển 1982 và chiến lược biển
của Việt Nam” - NXB Chính trị Quốc gia.
Ngoài ra một số sách viết về đồng bào dân tộc thiểu số, văn hóa
truyền thống của các dân tộc đó đã góp phần truyền bá rộng rãi văn hóa của
cả dân tộc Việt Nam.
Sách văn hóa - xã hội, nghệ thuật, tôn giáo có 4.064 cuốn với 9,250
bản được ra mắt bạn đọc.
Sách văn học có 2.188 với 2,285 triệu bản, đạt 120% về cuốn, 107%
về bản so với năm 2007. Tủ sách truyền thống cách mạng “Mãi mãi tuổi 20”
tiếp tục được phát triển; các cây bút tên tuổi như Ma Văn Khang, Lê Minh
Khuê, Trầm Hương,… đưa tới bạn đọc những tác phẩm có giá trị lớn. Sách
dịch từ bản nước ngoài cũng đã tiến bộ, mua bản quyền những cuốn sách nổi
tiếng “ Sống lưng của Jesse”, “Đôi mắt ấy vẫn ở trên giường”,… thu hút sự
uan tâm đông đảo của cong chúng đọc sách.
Sách khoa học công nghệ, kinh tế ra mắt 4.271 cuốn, với 10,600 triệu
bản, đạt 94% về cuốn, 114,3% về bản so với năm 2007.
Sách thiếu nhi và sách giáo khoa bao giờ cũng là mảng sách đáng chú
ý, có số lượng xuất bản rất cao, hiệu quả. Sách giáo khoa xuất bản được

7.888 cuốn với 228,076 triệu bản, đạt 104% về cuốn, 102,4% về bản so với
năm 2007, trong đó sách giáo khoa bậc học phổ thông là 99,4 triệu bản

×