Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.02 KB, 4 trang )

4. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU: ĐÃ
TRÃI QUA CÁC BƯỚC THĂNG TRẦM LỚN
i. Giai đoạn trước chiến tranh thế giới II: các nước Đông Âu có trình độ phát triển KT-
XH rất khác nhau
Đức, Tiệp Khắc đã là những nước tư bản có trình độ công nghiệp khá phát triển
các nước còn lại vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu ở Châu Âu, nền sản xuất công
nghiệp mới hình thành, nhỏ bé, phần lớn do tư bản nước ngoài nắm giữ.
ii. Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới II đến thập kỷ 80
Sau chiến tranh thế giới II các nước Đông Âu đã thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân
tới năm 1949 các nước đều lần lượt hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân và bước
vào thời kỳ xây dựng CNXH với những đặc điểm chung như sau:
Cải tạo quan hệ sản xu᪥t cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới XHCN, tập trung tư liệu
sản xuất trong tay nhà nước, thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa,. Trong những năm
1950 - 1975 các nước Đông Âu đã thực hiện năm kế hoạch 5 năm xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật của CNXH. Việc tập trung các tư liệu sản xuất và sản xuất có kế hoạch
tạo điều kiện tập trung sức lao động và vốn đầu tư vào những ngành trọng điểm, những
công trình quan trọng nhằm đưa đến sự thay đổi cơ bản nền kinh tế quốc dân. Vì vậy nó
đã đóng vai trò tích cực trong khôi phục và xây dựng đất nước.
Tiến hành công nghiệp hóa đất nước, chú trọng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng,
nhà nước đã dành phần lớn vốn đầu tư (40-50%) cho công nghiệp, trong đó tới 70 -80%
giành cho công nghiệp nặng. Bên cạnh đó sự giúp đỡ của Liên Xô về nhiều mặt đã giúp
các nước Đông Âu phát triển nhanh chóng nhiều ngành công nghiệp quan trọng, nhờ
vậy tốc độ phát triển công nghiệp rất nhanh.
Tốc độ phát triển Công nghiệp các nước Đông Âu
TÊN NƯỚC
THỜI GIAN
TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN CN
Anbani
1938 - 1980
Tăng 150 lần
Ba Lan


1947 - 1980
Tăng 30 lần
CHDC Đức
1950 - 1980
Tăng 8,5 lần
Hunggari
1950 - 1980
Tăng 9 lần
Nam Tư
1950 - 1980
Tăng 15 lần
Rumani
1944 - 1980
Tăng 95 lần
Tiệp Khắc
1950 - 1980
Tăng 8 lần
Thay đổi sự phân bố sản xuất trên lãnh thổ từng nước: chú trong phát triển những miền
trước đây lạc hậu như các vùng đồng bằng phía bắc của CHDC Đức, Ba Lan, các vùng
đồng bằng của Hunggari, Bungari, miền Đông của Tiệp Khắc, của Anbani... Nhờ vậy
đã giảm bớt được sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng trên
lãnh thổ phát huy được mọi tiềm năng của đất nước vào công cuộc xây dựng CNXH.
Thực hiện sự hợp tác và liên kết giữa các nước XHCN tiêu biẻu là tổ chức "Hội đồng
tương trợ kinh tế" (CMEA ( Anh ) SEV (Nga ) thành lập năm 1949 nhằm hợp tác giúp
đỡ nhau phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, các bên
cùng có lợi. Các nước XHCN Đông Âu và liên Xô đã xây dựng hệ thống điện thôùng
nhất mang tên "Hòa Bình" hệ thống đường ống dẫn khí "Hữu Nghị" có chiều dài tổng
cộng 4.665 km, hệ thống đường sắt, đường ô tô nối liền giữa các nước.
Qua 4 thập niên xây dựng CNXH, nhân dân các nước Đông Âu đã đạt được những
thành tựu to lớn về nhiều mặt. làm thay đổi bộ mặt của đất nước, đời sống người dân đã

được nâng cao rõ rệt.
Anbani: 1 nước nghèo nàn lạc hậu nhất Châu Âu đến năm 1970 đã xây dựng được một
nền sản xuất công nghiệp phát triển với hàng trăm xí nghiệp thuộc các ngành điện lực,
cơ khí, luyện kim, hóa chất, dệt... đã hoàn thành công cuộc điện khí hóa trong cả nước.
Bungari: Từ một nước nông nghiệp lạc hậu ở Âu Châu đã trở thành một nước công -
nông nghiệp.
Hungari: "đất nước của 1 triệu người ăn mày" trước kia, đã trở thành một nước công -
nông nghiệp, có trình độ văn hóa và khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Rumani: Từ 1 nước nông nghiệp cũng đã trở thành 1 nước công - nông nghiệp, sản xuất
công nghiệp chiếm gần 70% GNP.
CHDC Đức: đã trở thành một nuớc công - nông nghiệp tiên tiến, sản xuất công nghiệp
mang lại 76% GNP.
Ba Lan: Năm 1980 so với 1947 sản xuất công nghiệp tăng gấp 30 lần, sản xuất nông
nghiệp tăng gấp hơn 2 lần.
Năm 1980 với sản lượng công nghiệp chiếm 1,8% tổng sản lượng công nghiệp thế giới
Tiệp Khắc đã được xếp vào hàng các nước công nghiệp trên thế giới.
iii. Giai đoạn từ cuối những năm 1980 - 1991: số trì trệ về kinh tế làm các nước XHCN
Đông âu rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong quá trình xây dựng CNXH, các nước
Đông Âu đã phạm một số thiếu sót và sai lầm về đường lối và biện pháp phát triển kinh
tế - xã hội. Trong thời gian dài, các nước XHCN Đông Âu đã tập trung quá lớn vào các
ngành sử dụng nhiều vốn đầu tư (khai khoáng, xây dựng ) và những ngành tốn nguyên
liệu ( chế tạo máy hạng nặng ), không có tác dụng thúc đẩy sự phát triển các ngành
khác. Trình độ kỹ thuật sản xuất tư ít đổi mới, ngày càng thua kém các nước tư bản phát
triển. mặc khác các ngành sx hàng hóa tiêu dùng ít được chú trọng phát triển, chưa đáp
ứng đủ nhu cầu của người dân.
Cơ cấu kinh tế không phù hợp, lại chậm đổi mới vềø quản lý sản xuất nên đến đầu 1980
nền kinh tế các nước Đông Âu đã có những biểu hiện trì trệ. Bên cạnh đó, trong các bộ
phận lãnh đạo của đảng nhà nước và chính quyền đã có những biểu hiện sai sót, tiêu
cực (tham nhũng, cửa quyền, thiếu dân chủ, thiếu công bằng xã hội.. ), Các nước Đông

Âu đã bước vào thời kỳ khủng hoảng toàn diện về kinh tế và chính trị - xã hội.
Cuộc khủng hoảng bùng nổ sớm nhất ở Ba Lan từ cuối năm 1988 sau đó lan sang tất cả
các nước Đông Âu còn lại. Kết quả tổng tuyển cử tự do ở hầu hết các nước Đông Âu,
Đảng cộng sản bị thất bại, các thế lực chống CNXH đã thắng cử. Nội chiến đã diễn ra
ác liệt ở Nam Tư giữa các nước Cộng Hòa Crôatia, Xecbia, Bôxnhia Hecsegôvina dẫn
đến Liên Băng Nam Tư bị tan rã...

×