Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tổng tư bản của hàng hóa: Ba hình thái của quá trình tuần hoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.67 KB, 3 trang )

Tổng tư bản của hàng hóa: Ba hình thái của quá trình tuần hoàn
1. Vị trí: Trang 124-148, chương 1, quyển II (quá trình lưu thông của tư bản), tập thứ hai, bộ Tư Bản
2. Đối tượng nghiên cứu: Sự vận động của tư bản cá biệt. Trong sự vận động của mình,Tư Bản lần
lượt mang những hình thái khác nhau :hình thái tiền tệ, hình thái sản xuất và hình thái hàng hóa
3. Nội dung
a. Khái quát chung của ba hình thái của quá trình tuần hoàn.
1. Tuần hoàn của tư bản tiền tệ.
Công thức : T – H … Sx … H’ – T’
Phản ánh rõ động cơ ,mục đích của vận động là làm tăng giá trị
2. Tuần hoàn của tư bản sản xuất.
Công thức : Sx … Lt … Sx
Chỉ rõ nguồn gốc của tư bản đó là lao động của công nhân tích lũy lại, là từ quá trình SX
3. Tuần hoàn của tư bản hàng hóa.
Công thức : Lt … Sx
Trực tiếp phản ánh quan hệ giữa những người SX hàng hóa
b. Đặc điểm chung của ba hình thái của quá trình tuần hoàn.
1. Điều kiện chung cho sự vận động của ba hình thái .
Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành một cách bình thường chừng nào các giai đoạn khác nhau của nó
không ngừng chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác.
Mỗi sự đình trệ trong sự vận động nối tiếp nhau của các bộ phận đều làm rối loạn sự tồn tại bên cạnh nhau
của chúng; mỗi một sự đình trệ ở một giai đoạn nào đó, sẽ dẫn đến một sự đình trệ ít nhiều nghiêm trọng
không những trong toàn bộ tuần hoàn của bộ phận tư bản bị đình trệ ấy, mà cả trong tuần hoàn của toàn bộ
tư bản cá biệt nữa.
2. Mục đích của ba hình thái của quá trình tuần hoàn.
Toàn bộ quá trình biểu hiện ra thành sự thống nhất của quá trình sản xuất và quá trình lưu thông; quá trình
sản xuất trở thành khâu trung gian của quá trình lưu thông và ngược lại.
Cả ba tuần hoàn đều có một điểm chung là: chúng đều lấy việc làm tăng giá trị làm mục đích có tính chất
quyết đinh, làm động cơ. Trong hình thái I, điều đó biểu hiện ra trong bản thân hình thái. Sự vận động của
hình thái này là T – H … Sx … H’ – T’ hay hình thái đầy đủ của nó: T – H ( Sld, Tlsx ) … Sx … H’ ( H +
h ) – T’ ( T + t ). Ở đây tư bản là một giá trị thông qua một chuỗi liên tiếp những biến hóa có quan hệ lẫn
nhau, quyết định lẫn nhau. Trong mỗi giai đoạn như vậy, giá trị tư bản đều nằm trong một hình thái đặc thù


tương ứng với một chức năng đặc thù, đặc biệt. Trong sự vận động ấy giá trị ứng trước không những được
bảo tồn, mà còn lớn lên, còn tăng thêm về lượng nữa. Cuối cùng, đến giai đoạn kết thúc, giá trị ứng trước
quay trở về chính ngay hình thái trong đó nó xuất hiện lúc bắt đầu tổng quá trình.
Tương tự, trong hình thái II bắt đầu bằng sản xuất, bằng chính bản thân quá trình làm tăng thêm giá trị.
Trong hình thái III, tuần hoàn bắt đầu bằng bằng một giá trị đã tăng thêm và kết thúc bằng một giá trị đã
tăng thêm một lần nữa, ngay cả khi vận động vẫn được lặp lại theo một quy mô cũ.
c. Mối quan hệ của ba hình thái của quá trình tuần hoàn.
1. Là sự thống nhất của quá trình lưu thông và quá trình sản xuất.
- Trong vòng tròn không ngừng chuyển động, thì mỗi điểm đồng thời vừa là điểm xuất phát, vừa là
điểm quay trở về. Nhưng nếu vận động vòng tròn bị đứt quãng thì không phải mỗi điểm xuất phát vừa là
điểm quay trở về.
Tổng hợp quá trình vận động của tư bản công nghiệp trong cả ba giai đoạn ta có sơ đồ sau đây:
Trong sơ đồ này, với tư cách là một giá trị, tư bản đã trải qua một chuỗi biến hoá hình thái có quan hệ với
nhau, quy định lẫn nhau. Trong các giai đoạn đó, có hai giai đoạn thuộc lĩnh vực lưu thông và một giai đoạn
thuộc lĩnh vực sản xuất.
- Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang ba hình thái,
thực hiện ba chức năng rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị không chỉ được bảo tồn mà còn tăng lên.
- Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành bình thường trong điều kiện các giai đoạn khác nhau của
nó không ngừng được chuyển tiếp. Mặt khác, tư bản phải nằm lại ở mỗi giai đoạn tuần hoàn trong một thời
gian nhất định. Vì vậy, sự vận động tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục không ngừng; đồng thời là
sự vận động đứt quãng không ngừng. Nhưng đó là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất và quá trình lưu
thông.
2. Tư bản về mặt là sự vận động và tư bản công nghiệp còn là sự thống nhất lẫn nhau của cả ba quá trình
tuần hoàn
- Bất cứ tuần hoàn nào của tư bản cũng đều thể hiện tư bản là sự vận động, là sự thay thế các hình thái
mà trong các giai đoạn tuần hoàn khác nhau, tư bản lần lượt rồi lại trút bỏ đi trong khi lắp đi lắp lại sự tuần
hoàn của nó.
Nhưng trong từng hình thái tuần hoàn của tư bản, sự vận động này không thể là sự vận động liên tục
được.Việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác đồng thời cũng là sự dừng lại ở mỗi một giai đoạn
ấy. Trong thực tế cụ thể, thường phải khắc phục những khó khăn khác nhau, nhất là những khó khăn gắn liền

với việc thực hiện hàng hóa. Vì vậy, trong thực tế cụ thể, tư bản chỉ có thể được coi là sự vận động khi xét
nó trong ba hình thái thống nhất.
- Sự thống nhất này đồng thời là sự thống nhất của tuần hoàn của cả tư bản tiền tệ lẫn tư bản sản xuất
và tư bản hàng hóa; sự thống nhất đó còn ở chỗ những bộ phận khác nhau của tư bản đồng thời nằm trong
những giai đoạn khác nhau và bắt đầu những tuần hoàn khác nhau. Chúng ta sẽ đi phân tích sự thống nhất
của 3 quá trình tuần hoàn:
Trong chừng mực của mỗi một tuần hoàn đều được xem xét với tư cách là một hình thái vận động đặc thù
của các tư bản công nghiệp cá biệt, thì sự khác nhau ấy bao giờ cũng chỉ tồn tại với tư cách là một sự khác
nhau cá biệt. Nhưng trên thực tế, mỗi một tư bản cá biệt đều ở trong cả ba tuần hoàn cùng một lúc. Ba tuần
hoàn ấy, tức là những hình thái tái sản xuất của ba hình thái của tư bản, đều không ngừng diễn ra bên cạnh
nhau
- Việc trút bỏ hình thái hay hình thái kế tiếp mà quá trình khoác lấy, là hình thái nối tiếp nhau của các giai
đoạn: việc tư bản bước vào một giai đoạn mới là do việc nó ra khỏi một giai đoạn khác quyết định. Vì thế, mỗi
một tuần hoàn đặc thù đều có một trong các hình thái chức năng của tư bản với tư cách là điểm xuất phát và
điểm quay về. Mặt khác, với tư cách là một thể thống nhất thì trên thực tế, quá trình là sự thống nhất cả ba tuần
hoàn, ba tuần hoàn này là những hình thái khác nhau biểu hiện sự liên tục của quá trình.
- Mỗi một hình thái chức năng đều thực hiện tuần hoàn của bản thân nó cùng một lúc với các hình thái
chức năng khác, mặc dù không phải bao giờ nó cũng đại biểu cho một bộ phận khác của tư bản. Một bộ phận
của tư bản – bao giờ cũn thay đổi và không ngừng được tái sản xuất ra – tồn tại dưới dạng tư bản hàng hóa đang
chuyển hóa thành tiền; một bộ phận khác tồn tại dưới dạng tư bản tiền tệ đang chuyển hóa thành tư bản sản xuất;
một bộ phận thứ ba tồn tại dưới dạng tư bản sản xuất đang chuyển hóa thành tư bản hàng hóa. Sự có mặt thường
xuyên của cả ba hình thái ấy là kết quả của việc tổng tư bản tiến hành cả ba giai đoạn tư bản ấy trong tuần hoàn
của nó.
d. Đặc điểm của quá trình tuần hoàn tư bản công nghiệp
Những yếu tố cấu thành tư bản sản xuất, đều phải do thị trường hàng hóa cung cấp, và phải không ngừng
được đổi mới nhờ thị trường hàng hóa và sản phầm của quá trình lao động đi ra khỏi quá trình ấy với tư
cách là hàng hóa và không phải ngừng lại được đem bán ra với tư cách là hàng hóa.
e. Vấn đề quan hệ giữa tuần hoàn của tư bản cá biệt và sự lưu thông chung
Nhà tư bản ném vào lưu thông một H’ bằng c+v+m, nhưng chính hắn lại trực tiếp cần những yếu tố của tư
bản bất biến c, còn công nhân cần v, họ lĩnh tiền công ở nhà tư bản và dùng nó để mua tư liệu sinh hoạt. Như

vậy, nhà tư bản ném vào lưu thông một khối lượng hàng hóa lớn hơn khối lượng mà hắn rút từ đấy về, tức là
cung cửa hắn lớn hơn cầu của hắn. Quả thật, hắn có dùng một phần m để mua vật phẩm tiêu dùng cá nhân,
nhưng hắn không thể chi tiêu hết toàn bộ giá trị thặng dư vậy được, vì tái sản xuất giản đơn không những
không tiêu biểu cho chủ nghĩa tư bản mà còn trực tiếp phủ định chủ nghĩa tư bản.
Điều giả định trên đây có nghĩa như giả định rằng không có nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, và do đó, giả
định không có cả bản thân nhà tư bản công nghiệp. Vì rằng nếu giả định động cơ của chủ nghĩa tư bản là tiêu
dùng cá nhân, chứ không phải để làm giàu, thì tức là xóa bỏ chính ngay gốc rễ của chủ nghĩa tư bản.
Việv tư bản hóa giá trị thặng dư bắt đầu từ việc tích lũy giá trị thặng dư dưới hính thái tiền tệ. Do đó, tư bản
mới đề ra nhu cầu của mình không phải sau mỗi lần tuần hoànm mà sau một thời gian tương đối dài. Cần
phải chú ý tới một điều nữa là giá trị của tư bản cố định cần được chuyển dần từng phần sang sản phẩm mới,
còn tư bản cố định thì được tái sản xuất ngay một lúc, nhưng sau nhiều năm sử dụng. Do đó, sau khi kết thúc
từng vòng tuần hoàn của tư bản, nhu cầu của mỗi nhà tư bản lại giảm đi một phần giá trị H’ tương đương với
phần tư bản cố định đã chuyển dịch.
Điều kiện tích lũy tư bản: để tích lũy tư bản, trước hết nhà tư bản phải rút khỏi lưu thông một phần giá trị
thặng dư từ lưu thông quay trở về tay nhà tư bản dưới hình thái tiền và làm tăng phần đó lên với tư cách là
tiền tích trữ cho đến khi phần đó có được quy mô cần thiết để mở rộng xí nghiệp cũ hay để mở một xí nghiệp
mới bên cạnh xí nghiệp cũ.
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Nghiên cứu tổng tuần hoàn của tư bản có ý nghĩa rất to lớn đối với việc quản lý doanh nghiệp của nước ta
hiện nay.
Chúng ta đi từ một cơ chế quản lý quan liêu bao cấp sang cơ chế quản lý mới đó là cơ chế kinh tế thị
trường, chúng ta không tránh khỏi những vướng mắc, những sai phạm. Do đó, chúng ta rất cần một cơ sở lý
luận để định hướng. Chính vì vậy mà lý thuyết về tổng tuần hoàn của tư bản rất cần thiết đối với vấn đề quản
lý doanh nghiệp của nước ta hiện nay.
- Do điều kiện để tuần hoàn tư bản liên tục không ngừng là: tổng tư bản phải đồng thời tồn tại ở cả 3 bộ
phận (tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hóa), các bộ phận phải đc chuyển đổi đều đặn từ hình thái
này sang hình thái kia, kề nhau trong không gian và nối tiếp nhau trong thời gian. Vận dụng điều này vào
trong sản xuất hiện nay là nhà tư bản có thể tiến hành song song cả 3 giai đoạn trên để nhằm mục đích rút
ngắn thời gian chu chuyển tư bản, nhanh tạo ra GTTD cho nhà tư bản.
Nhà tư bản nào càng tạo ra nhiều vòng chu chuyển tư bản tức là đồng tiền quay vòng càng nhanh thì

hoạt động sản xuất của họ càng đạt hiệu quả, càng thu được nhiều lợi nhuận.
- Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, môi trường cạnh tranh hết sức sôi động và gay gắt. Do đó, để tồn tại
và đững vững trên thị trường, các Doanh nghiệp cần kết hợp lý thuyết tổng 3 tuần hoàn tư bản với chu
chuyển tư bản, để từ đó có những quyết định đúng đắn với việc phân bổ các nhân tố sản xuất ( bao gồm
TLSX và sức lao động) sao cho phù hợp.

×