Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái
LỜI NÓI ĐẦU
Theo số liệu thống kê, hiện nay cả nước có trên 300 doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh và xuất nhập khẩu phân bón, vật tư nông nghiệp với trên 3.000 loại
sản phẩm khác nhau. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt cộng với diễn biến phức
tạp của thị trường là những thách thức không hề đơn giản đòi hỏi các doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này phải hết sức nhạy bén và linh hoạt. Trong
điều kiện đó việc tổ chức tốt công tác kế toán nói chung và kế toán lưu chuyển
hàng hóa, xác định kết quả kinh doanh nói riêng luôn được xem là công cụ hữu
hiệu để quản lý và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Có điều đó chính là vì vai trò xương sống huyết mạch của lưu chuyển hàng
hóa trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại - là chuỗi vận
động xuyên suốt kể từ khâu thu mua hàng hóa cho đến khi bán hàng, xác định
kết quả kinh doanh cuối cùng. Do vậy việc tổ chức một cách khoa học công tác
kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh cũng đồng nghĩa
với việc quản lý tốt tình hình tiêu thụ và quay vòng vốn, làm cơ sở vững chắc để
ban lãnh đạo đưa ra các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và
phương hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận nói trên và qua thời gian thực tập tại
Tổng công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An em nhận thấy công tác kế
toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại Tổng Công ty đã
có những chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu nhất định. Tuy
nhiên bên cạnh đó là những hạn chế cần được hoàn thiện trong thời gian tới.
Chính vì vậy em đã quyết định lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán lưu chuyển
hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại Tổng công ty CP Vật tư Nông
nghiệp Nghệ An” cho báo cáo chuyên đề.
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C
1
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái
Chuyên đề của em ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu nội dung gồm có:
Chương I: Tổng quan về Tổng công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An
Chương II: Thực trạng kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết
quả kinh doanh tại Tổng công ty
Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng
hóa và XĐKQKD tại Tổng công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú anh chị ở Tổng công ty CP Vật
tư Nông nghiệp Nghệ An và cô giáo PGS. TS Phạm Thị Gái đã hướng dẫn
tận tình để em hoàn thành báo cáo này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Thị Tuyết Mai
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C
2
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Tổng công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An với thương hiệu
AGRIMEXHA là một tên tuổi lớn và lâu năm trong làng kinh doanh vật tư
nông nghiệp của cả nước. Được thành lập ngày 06/06/1960 với tiền thân là
Công ty Tư liệu sản xuất Nghệ Tĩnh, trải qua gần 50 năm hoạt động Tổng
công ty đã có nhiều mốc phát triển lịch sử có ý nghĩa quan trọng. Cho dù
thực hiện nhiệm vụ cấp phát, cung ứng hay kinh doanh vật tư nông nghiệp
(VTNN) phục vụ cho bà con nông dân trong tỉnh hay cả nước thì Tổng công
ty cũng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
Tháng 5/ 1990, Tổng công ty là một trong số các đơn vị được chọn tiến
hành thí điểm tách Tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, hoạt
động theo mô hình Tổng công ty với tên gọi Tổng công ty Vật Tư Nông
nghiệp Nghệ An.
Năm 1995 đánh dấu cột mốc Tổng công ty tham gia vào lĩnh vực nhập
khẩu uỷ thác phân bón và xuất khẩu uỷ thác nông sản với Tổng Công ty
Nông nghiệp Việt Nam.
Năm 1992 Tổng công ty đầu tư xây dựng 1 phân xưởng sản xuất NPK ở
Thành phố Vinh, năm 1996 thêm 1 cơ sở ở Đô Lương và năm 1997, một
phân xưởng sản xuất ở Yên Thành.
Năm 1999, Tổng công ty quyết định xây dựng dây chuyền thiết bị theo
công nghệ mới với công suất là 5 vạn tấn/năm.
Năm 2005, Tổng công ty là một trong các doanh nghiệp đầu tiên của
tỉnh thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp theo QĐ số 816/QĐ/UB – ĐMDN
ngày 18/03/2005 của UBND tỉnh Nghệ An với số vốn điều lệ ban đầu là 46
tỉ đồng.
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C
3
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái
Sau khi chuyển đổi Tổng công ty đã bổ sung thêm nhiều ngành nghề kinh
doanh mới. Ngoài việc sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng
truyền thống của Tổng công ty như phân bón, nông sản, giống cây trồng và
thức ăn chăn nuôi, thuốc BVTV, thuốc thú y; Tổng công ty còn mở đại lý
xăng dầu, kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng, dịch vụ tổng hợp,
kinh doanh vật liệu xây dựng và khai thác khoáng sản.
Tháng 1 năm 2009, công ty chính thức đổi tên thành Tổng công ty cổ
phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An.
Tên giao dịch quốc tế: Agrimexna, Jstock Comppany
Trụ sở văn phòng: 98 – Nguyễn Trường Tộ - TP Vinh – Nghệ An
Điện thoại: 0383.853836
Số Fax: 0383.853836
MST: 2900326255
Những năm qua, Tổng Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An luôn
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và là lá cờ đầu trong mọi phong
trào ở tỉnh Nghệ An Công ty đã được Chính phủ, các cấp, bộ, ngành TW và
UBND tỉnh ghi nhận tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua cao quí cho tập
thể và cá nhân như:
- Huân chương Lao động hạng Nhất (1996)
- Giải Bạc Chất lượng Việt Nam (1997)
- Giải Vàng Chất lượng Việt Nam.(1998,1999,2000)
- Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới (2000)
- Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á- Thái Bình Dương (2003)
- Huân chương Độc lập hạng Ba (2004)
- Cúp vàng ISO của Bộ Khoa học công nghệ (từ 2006 đến 2008)
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C
4
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái
Chúng ta có thể thấy rõ vai trò của Tổng công ty trong nền kinh tế
thông qua một số chỉ tiêu tài chính ở bảng 1 như sau:
Biểu số 1: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty giai đoạn 2006 – 2008
Đơn vị: VND
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Tổng Doanh thu
808.559.266.713 1.005.721.517.774 2192.877.695.343
Tổng chi phí
790.222.927.668 966.183.093.809 2.141.568.482.131
Thuế TNDN
0 4.117.750.413 7.185.155.519
Tổng LNST
18.336.339.045 35.421.653.552 44.124.058.693
Tổng Tài sản
352.361.144.384 430.881.926.141 499.406.522.180
Vốn chủ sở hữu
55.601.189.462 89.486.070.789 142.413.670.217
TNBQ/người/tháng
2.600.000 3.700.000 4.800.000
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty 3 năm 2006-2007-2008
Qua bảng trên, ta có thể thấy Tổng công ty nhiều năm liền kinh doanh
hiệu quả, có điều kiện mở rộng quy mô tài sản cũng như nguồn vốn. Doanh
thu liên tục tăng mạnh, đặc biệt là trong năm 2008 (tăng 218% so với năm
2007). Nguồn VCSH các năm tuy chiếm tỉ trọng chưa cao nhưng liên tục
được bổ sung và lợi nhuận tăng trưởng tốt.
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và kinh doanh.
Tổng công ty CP VTNN Nghệ An thực hiện việc tổ chức quản lý kinh
doanh ở cả Tổng công ty và các trạm vật tư nông nghiệp trực thuộc. Việc tổ
chức bộ máy quản lý hiện nay về căn bản vẫn dựa trên mô hình của Tổng công
ty VTNN Nghệ An trước đây là theo mô hình trực tuyến chức năng, giữ nguyên
các phòng ban chức năng chỉ thay đổi ban giám đốc công ty theo đúng mô hình
công ty cổ phần với Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
Có thể khái quát tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty qua sơ đồ 1 sau
đây:
Sơ đồ 1 - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Tổng CTY CPVTNN NA
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C
5
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái
Chú thích Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong tổ chức quản lý của công ty
như sau:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyết định cao nhất tại Tổng công ty.
Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định những công việc quan trọng liên
quan đến định hướng phát triển của công ty. Đó là những quyết định liên quan
đến cổ phần; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, quyết
định mức thù lao, thưởng cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và một số quyền
hạn khác đã được pháp luật cho phép.
Hội đồng quản trị là cơ quản lý cao nhất có quyền nhân danh Tổng công
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Tổng công ty
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C
6
BAN GIÁM ĐỐC
P. Tổ chức - HC
Phòng Kinh doanh
P. Kế toán- Tài vụ
Nhà máy sản
xuất NPK Sao
vàng
Kho trung
chuyển
Trạm vật tư
Nông nghiệp
Huyện
Đội xe vận tải
HỘI ĐÔNG
QUẢN TRỊ
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM
SOÁT
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái
giữa hai nhiệm kỳ Đại hội (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội
đồng cổ đông). Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm và Hội đồng quản trị
bao gồm 5 người.
Ban kiểm soát gồm có 3 thành viên, là cổ đông của Tổng công ty. Ban
kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu có trách nhiệm giám sát mọi hoạt động
kinh doanh, quản trị điều hành công ty.
Ban giám đốc là bộ phận đứng đầu Tổng công ty có trách nhiệm quản
lý, giải quyết các vấn đề mang tính chiến lược, chiến thuật trong tất cả các
hoạt động của Tổng công ty. Trong đó:
Tổng giám đốc là người phụ trách chung, đứng đầu bộ máy quản lý của
Tổng công ty. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trong công
tác quản lý của Tổng công ty, đồng thời chịu trách nhiệm trước cấp trên,
Nhà nước và pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như về mọi
mặt của Tổng công ty. Quyết định phương hướng sản xuất kinh doanh, quản
lý toàn diện để công ty hoạt động kịp thời, hiệu quả. Hiện tại Tổng giám đốc
cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty.
Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh là người giúp việc cho Tổng
giám đốc điều hành công tác kinh doanh của Tổng công ty. Phó Tổng Giám
đốc kinh doanh kiêm Trưởng phòng kinh doanh nên phải trực tiếp điều hành
công tác nghiệp vụ cụ thể của phòng Kinh doanh.
Phó Tổng giám đốc phụ trách Tổ chức hành chính có trách nhiệm
tham mưu cho Tổng Giám đốc về các lĩnh vực công tác tổ chức trong toàn
công ty. Phó Tổng Giám đốc kiêm trưởng phòng tổ chức hành chính nên
phải trực tiếp thực hiện chức năng của phòng tổ chức hành chính. Các sai
sót của phòng do Phó Tổng giám đốc chịu trách nhiệm.
Để tăng cường hơn nữa chất lượng phục vụ sản xuất Ban giám đốc sẽ
cùng với các phòng chức năng đi cơ sở (chủ yếu là kho, quầy) của các kho,
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C
7
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái
các trạm để kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động nhằm đưa chất lượng phục
vụ ngày càng tốt lên.
Phòng Kinh doanh hoạt động cụ thể trên các lĩnh vực tiếp nhận và
cung ứng phân bón. Phòng còn có các đại diện ở ngoại tỉnh phải chịu trách
nhiệm toàn bộ từ khâu nhận hàng, bán hàng, nộp thuế VAT nhập khẩu hoặc
chuyển chứng từ nộp thuế VAT nhập khẩu về phòng tài vụ đúng hạn, thanh
lý hợp đồng, thanh toán tiền hàng.
Phòng cũng phụ trách mua nông sản để xuất khẩu, thực hiện cung cấp
thông tin, báo cáo nhanh, viết hoá đơn bán hàng, ký hợp đồng vận tải theo
từng năm đối với các xe đăng ký vận tải hàng Tổng công ty.
Phòng Tài vụ có nhiệm vụ ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có tình
hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng kinh phí của Tổng công ty; kê khai -
nộp và kiểm tra kế hoạch nộp thuế hàng tháng, hàng quý, năm.
Tổng công ty có các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc đồng thời
đóng vai trò là các đại lý tiêu thụ (các trạm huyện ) nên phòng còn chịu
trách nhiệm kiểm tra toàn bộ các hoạt động tài chính, tình hình quản lý sử
dụng các nguồn vốn, chi phí của các đơn vị trực thuộcTổng công ty .
Phòng chịu trách nhiệm lập báo cáo quyết toán đảm bảo thời gian quy
định của Nhà nước và in ấn biểu mẫu theo từng loại nghiệp vụ thanh toán,
quyết toán để thực hiện thống nhất chung trong toàn công ty.
Phòng Tổ chức hành chính có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc
về các khâu công việc thuộc phạm vị công tác tổ chức như: Tuyển dụng, đề
bạt, bố trí và sắp xếp lao động trong toàn ngành. Lập quy hoạch cán bộ để
có kế hoạch đào tạo, sử dụng nhằm từng bước thực hiện tiêu chuẩn hoá cán
bộ theo yêu cầu công tác trong giai đoạn mới. Ngoài ra phòng còn lập kế
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C
8
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái
hoạch trang bị bảo hộ lao động cho toàn công ty. Kiểm tra việc thực hiện an
toàn lao động để tránh rủi ro trong sản xuất.
Các trạm vật tư nông nghiệp huyện thực hiện kế hoạch bán ra các mặt
hàng do Tổng công ty giao. Mở đủ quầy ốt để phục vụ nhu cầu bán lẻ trên
địa bàn, tăng cường kiểm tra việc bán hàng của các ốt do trạm quản lý. Trạm
phân công một bộ phận nhân viên làm nhiệm vụ bán hàng tại trạm và đưa
hàng đi nơi khác để bán.
Các trạm có trách nhiệm nộp đủ các khoản nghĩa vụ như khấu hao,
phân bổ, BHXH, thuế doanh thu phần hàng trạm tự kinh doanh; lập và gửi
đầy đủ các báo cáo quyết toán về văn phòng tổng công ty đúng thời gian quy
định.
Nhà máy phân bón Sao vàng phụ trách sản xuất, đảm bảo đáp ứng
đầy đủ, kịp thời loại sản phẩm chính do công ty giao kế hoạch quý, năm.
Nhà máy được Tổng Giám đốc uỷ quyền ký hợp đồng lao động với số lao
động ngoài cơ quan phục vụ sản xuất thời vụ và bốc dỡ hàng hoá tại nhà
máy.
Trạm tiếp nhận hàng hoá Cửa lò có nhiệm vụ tiếp nhận toàn bộ số
hàng hoá nhập vào các cảng trong tỉnh theo kế hoạch công ty, chịu trách
nhiệm từ khi tàu vào cảng cho đến khi dỡ hết hàng trên tàu. Nếu là hàng rời
thì tổ chức đóng gói và xuất theo kế hoạch của công ty, xuất hàng theo lệnh
điều chuyển hoặc hoá đơn xuất kho của công ty.
1.3. Đặc điểm tổ chức kế toán
1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán luôn là công cụ quan trọng phục vụ điều hành và quản lý
trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ý thức được điều
này, Tổng công ty đã chú trọng tới việc tổ chức công tác kế toán một cách khoa
học và hợp lý.
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C
9
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái
Tổng Công ty hoạt động trên địa bàn rộng, mỗi trạm trực thuộc đều có một
bộ phận kế toán nên công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập
trung, vừa phân tán. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty như sau:
Sơ đồ 2 - Cơ cấu tổ chức phòng kế toán
Kế toán trưởng là người phụ trách chung, điều hành chỉ đạo tực tiếp kế
toán tại Tổng công ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm với ban giám đốc về các
nghiệp vụ tài chính và phải thường xuyên kiểm tra hoạt động kinh doanh, kịp
thời phát hiện các sai sót và tham mưu cho Tổng giám đốc.
Kế toán tổng hợp tại Tổng công ty được kế toán trưởng kiêm nhiệm, chỉ
đạo hướng dẫn chung công tác nghiệp vụ. Kế toán tổng hợp có trách nhiệm theo
dõi việc quản lý và sử dụng công cụ lao động, tài sản cố định (TSCĐ), tình hình
tăng giảm TSCĐ, phân bổ công cụ lao động xuất dùng trong kỳ, theo dõi tài
chính tại các đơn vị trực thuộc, kiểm tra và lên báo cáo định kỳ.
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C
10
Kế toán trưởng
Kế toán
vật tư
Kế toán
công nợ
Kế toán
ngân hàng Thủ quỹ
Kế toán
trạm
huyện
Kế toán tổng hợp
Kế toán
thuế
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái
Kế toán ngân hàng phụ trách theo dõi thu chi tiền gửi, đối chiếu xác nhận
với ngân hàng hàng tháng. Đồng thời theo dõi các khoản vay, lập kế hoạch
vay và hoàn thành hồ sơ thủ tục vay ngân hàng, theo dõi và lập các phiếu thu,
phiếu chi.
Kế toán công nợ phụ trách mảng thanh toán với khách hàng và nhà
cung cấp, theo dõi phải thu, phải trả, công nợ nội bộ và các khoản phải thu,
phải trả khác, theo dõi và thanh lý các hợp đồng kinh tế. Ngoài ra kết toán
công nợ cũng chịu trách nhiệm lập và tính bảng lương hàng tháng, theo dõi
thanh toán lương và các khoản trích theo lương.
Kế toán vật tư theo dõi nhập xuất vật tư, thường xuyên so sánh đối
chiếu số liệu với thủ kho của các kho để nắm được số liệu vật tư tồn kho,
theo dõi và tổng hợp báo cáo vật tư của các trạm huyện. Kế toán vật tư cũng
kiêm trách nhiệm tính giá thành sản phẩm phân hỗn hợp NPK do nhà máy tại
trụ sở ở ngoại thành TP Vinh sản xuất.
Kế toán thuế phụ trách theo dõi và lập các bảng quyết toán thuế hàng
tháng phát sinh tại Tổng công ty, cập nhập thuế phát sinh tại các kho và trạm
huyện.
Thủ quỹ phụ trách quỹ tiền mặt tại Tổng công ty, thực hiện thu chi khi
có chứng từ hợp lý, hợp lệ. Thủ quỹ thường xuyên đối chiếu với kế toán
thanh toán và xác nhận số dư cuối ngày. Định kỳ (hàng quý) lập biên bản
kiểm kê tiền mặt gửi kế toán trưởng.
Kế toán tại các trạm huyện có trách nhiệm lập báo cáo tài chính, lập tờ
khai, báo cáo vật tư, chuyển chứng từ về công ty theo thời gian quy định. Kế
toán tại các trạm huyện cung phải thường xuyên liên hệ với kế toán công ty
để nắm bắt những thông tin cần thiết trong lĩnh vực tài chính.
1.3.2. Hình thức sổ kế toán
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C
11
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán là Chứng từ ghi sổ
và phương pháp ghi sổ bằng kế toán máy. Sau đây là sơ đồ ghi sổ tại Tổng
công ty :
Sơ đồ 3 - Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Tổng Công ty đi vào áp dụng kế toán máy kể từ năm 2004, phần mềm
đang được sử dụng hiện nay là phần mềm kế toán của công ty cổ phần dầu
khí Petrolimex. Việc ghi sổ trên máy tính được thực hiện theo quy trình như
sau:
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C
12
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại
Sổ, thẻ
kế toán
chi tiết
Bảng
tổng hợp
chi tiết
Sổ Cái
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái
Sơ đồ 4 - Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
1.3.3. Một số đặc điểm kế toán - tài chính khác
Chính sách kế toán áp dụng
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 hàng năm và kết thúc vào
ngày 31/12 cùng năm.
Tổng công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An Hà Nội thực hiện kế
toán và lập BCTC theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của
Bộ trưởng Bộ tài chính.
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) là phương pháp khấu
trừ, thuế GTGT tăng đầu vào được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng
hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường
xuyên và tính giá theo phương pháp bình quân gia quyền.
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C
13
Sổ kế toán tổng hợp.
Sổ kế toán chi tiết
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN CÙNG LOẠI
BÁO CÁO
TÀI CHÍNH
PHẦN MỀM KẾ
TOÁN
MÁY VI TÍNH
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập trên cơ sở chênh lệch kớn
hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần của
hàng tồn kho là giá bán ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính
cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Công ty sử dụng đơn vị tiền tệ trong ghi chép là VNĐ, trong xuất nhập
khẩu (XNK) có phát sinh ngoại tệ thì việc hạch toán ngoại tệ áp dụng theo tỉ
giá mua và bán ngoại tệ của ngân hàng giao dịch.
Phương pháp khấu hao TSCĐ là phương pháp khấu hao đường thẳng
theo thời gian sử dụng ước tính theo quyết định 206/2003/AĐ – BTC ngày
12/12/03 của BTC
Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong hai năm
2005 – 2006 và được giảm 50% thuế trong thời hạn hai năm kể từ năm
2007.
Hệ thống chứng từ
Chứng từ kế toán được xem là bước đầu tiên trong quy trình kế toán,
chứng minh tính hợp lý, hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, vừa là
phương tiện thông tin về kết quả nghiệp vụ kinh tế đó. Chứng từ kế toán
đang áp dụng tại Tổng công ty rất đa dạng.
Bên cạnh việc tuân thủ hệ thống chứng từ bắt buộc theo mẫu có sẵn mà
Nhà nước ban hành như: Hệ thống chứng từ tiền mặt, chứng từ tiền lương,
chứng từ hàng tồn kho, chứng từ tài sản cố định... Kế toán Tổng công ty còn
in thêm một số chứng từ cần thiết phù hợp đặc điểm sản xuất kinh doanh và
nhu cầu trong hạch toán như: Nhật ký vận tải, hóa đơn thanh toán cước phí
vận chuyển, phiếu kế toán kết chuyển chi phí...
Hệ thống tài khoản
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C
14
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái
Nhờ đi vào áp dụng kế toán máy nên hệ thống tài khoản chi tiết của
Tổng công ty khá gọn nhẹ nhưng hợp lý. Tổng công ty chỉ mã hóa TK chi
tiết đến cấp 2 còn trên máy sẽ theo dõi theo từng đối tượng cụ thể.
Ví dụ như TK 112 được chi tiết theo loại tiền:TK 1121 – VND và TK
1122 – USD. Khi nhập mã TK, màn hình máy tính sẽ tự động mở ra 3 ngân
hàng giao dịch của công ty là Ngân hàng Quốc tế Vinh, ngân hàng Công
Thương Vinh và Ngân hàng Techcombank Vinh.
Tương tự, một số TK khác như TK 632 được chi tiết thành: TK 6321-
Giá vốn hàng hóa, TK 6322- Giá vốn cung cấp dịch vụ. TK 641 chi tiết
thành: TK 6411- chi phí nhân viên, TK 6412 chi phí vật liệu bao bì, TK
6414 – chi phí khấu hao TSCĐ. TK 136 được chi tiết theo từng trạm vật tư
huyện....
Báo cáo tài chính
Tổng công ty tuân thủ hệ thống báo cáo tài chính (BCTC) mà nhà nước
quy định tại quyết định số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng
Bộ tài chính. Tuy nhiên do đặc điểm của công ty là có các đơn vị trực thuộc
(các trạm vật tư nông nghiệp huyện) hạch toán phụ thuộc nên trong hệ thống
báo cáo của công ty ngoài các BCTC của toàn công ty còn có các báo cáo
lập theo văn phòng công ty, theo trạm huyện. Các báo cáo được lập theo
từng quý và theo năm như: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh
doanh, bảng cân đối số phát sinh, bảng kê TSCĐ...
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C
15
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG
HÓA VÀ XĐKQKD TẠI TỔNG CTY CP VTNN NGHỆ AN
2.1. Đặc điểm hàng hóa và các phương thức tiêu thụ:
Đặc điểm hàng hóa
Vật tư nông nghiệp là một loại hàng hóa đặc biệt, giữ vai trò quan trọng
trong việc nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, ảnh hưởng gián tiếp đến
đời sống con người. Vì vậy, mỗi sản phẩm từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ đều
phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn hết sức chặt chẽ.
Các sản phẩm kinh doanh của Tổng công ty CP VTNN Nghệ An rất đa
dạng và phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau nhưng nhìn chung có những đặc
điểm sau:
Phân bón là sản phẩm kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng
hàng hóa kinh doanh của Tổng công ty với hơn 20 loại phân bón khác nhau như
phân Urea, Kalyclorua, DAP, phân lân, NPK... Trong đó sản phẩm phân bón
NPK do Tổng công ty tự sản xuất nhưng doanh thu chủ yếu của Tổng công ty
vẫn là từ các mặt hàng khác.
Thuốc bảo vệ thực vật – thú y và thức ăn gia súc cũng là một lĩnh vực kinh
doanh của Tổng công ty. Các mặt hàng gồm có: Thuốc và dụng cụ trừ sâu, thuốc
trừ cỏ Forxone, cám ăn con cò, vắc xin thú y...
Ngoài ra Tổng cty cũng tham gia nghiên cứu và kinh doanh giống cây
trồng. Các giống lúa tám thơm, Q5, CR203, X23, C70, Nếp 352, Q.Ưu1, Q.Ưu
6 ngô lai... của Tổng cty hiện rất được bà con ưa chuộng.
Như vậy, xuất phát từ đặc điểm hàng hóa kinh doanh và qua nhu cầu thị
trường vật tư nông nghiệp nước ta hiện nay, ta có thể thấy các sản phẩm kinh
doanh của công ty đều mang tính ổn định, có tính liên tục cao, thiết thực đối với
đời sống và nhu cầu về sản phẩm của Tổng Công ty là khá lớn.
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C
16
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái
Các phương thức tiêu thụ
Hiện tại, Tổng công ty đang áp dụng các hình thức tiêu thụ chính là bán
buôn qua kho trực tiếp, bán hàng qua đại lý VTNN huyện và bán qua các văn
phòng đại diện ngoại tỉnh. Để thu hút khách hàng, Tổng công ty còn xây dựng
những chính sách giá cả khác nhau tùy theo khu vực, tùy theo khách hàng...
Về sự phân quyền trong hoạt động bán hàng, Tổng Công ty đảm nhiệm việc
bán buôn qua kho (gồm có bán buôn trực tiếp và gửi bán đại lý), dưới đại lý
quản lý việc bán lẻ. Đối với các văn phòng đại diện ngoại tỉnh thì bán theo chỉ
đạo trực tiếp của phòng kinh doanh.
Với hình thức bán buôn qua kho, Tổng công ty bán buôn qua hợp đồng
theo giá trị lớn, hàng được chia ra để nhận nhiều lần. Giá bán là giá đã thỏa
thuận trong hợp đồng hoặc giá thị trường tại thời điểm nhận hàng. Theo hợp
đồng kinh tế đã ký, đến ngày giao hàng khách hàng có thể đến kho của Tổng
công ty để nhận hàng hoặc Tổng Công ty sẽ vận chuyển hàng đến địa điểm đã
nhất trí trong hợp đồng, phí vận chuyển do hai bên thỏa thuận.
Với hình thức gửi hàng đại lý, Tổng công ty cho đại lý hưởng chiết khấu
thương mại với giá thấp hơn thị trường từ 200 – 300 đồng/Kg để đại lý giảm giá
cho bà con nông dân và bán đúng giá quy định để hưởng hoa hồng đại lý. Tỷ lệ
hoa hồng này chỉ được thực hiện khi các đại lý thanh toán tiền mua hàng cho
Công ty đúng hạn và được tính vào chi phí bán hàng của Tổng Công ty.
Hình thức thanh toán Tổng công ty áp dụng là trả ngay bằng tiền mặt, trả
bằng tiền gửi ngân hàng, thanh toán chậm và thanh toán qua L/C đối với trường
hợp xuất khẩu. Để khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh và tăng độ mật
thiết, Tổng công ty luôn có các chính sách như chiết khấu thanh toán, chiết khấu
thương mại cho khách hàng. Thời điểm cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh
toán là khi đã thanh quyết toán toàn bộ hợp đồng. Thông thường Tổng công ty
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C
17
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái
áp dụng chiết khấu thanh toán 1,5 % trên hóa đơn bán hàng cho những khách
hàng mua hàng trả tiền ngay trong vòng 30 ngày.
Như vậy với khối lượng khách hàng rất lớn của Tổng công ty đòi hỏi kế
toán tiêu thụ phải quản lý được chính xác tình hình thanh toán của khách hàng
để đôn đốc việc thanh toán nợ, tránh bị chiếm dụng vốn. Ngoài ra, số lượng
nghiệp vụ nhập, xuất diễn ra thường xuyên, liên tục và trải ra trên nhiều địa điểm
trong cả nước đòi hỏi hệ thống chứng từ, sổ sách của Tổng công ty cũng được
thiết kế cho phù hợp với khối lượng giao dịch lớn.
Trình tự hạch toán và ghi sổ nghiệp vụ bán hàng:
Hệ thống TK sử dụng: TK 156, TK 157, TK 632, TK 5111, TK 641, TK
642. Các TK này được chi tiết theo từng mặt hàng và nội dung.Ví dụ TK 156
được chi tiết thành:
TK 1561 – Giá mua hàng bán
TK 1562 – Chi phí thu mua.
TK 1561 lại được chi tiết theo từng mặt hàng: Urê, DAP.... Chính vì vậy,
tổng công ty cũng sử dụng TK 1561 để phản ánh giá vốn của mặt hàng NPK do
Tổng công ty sản xuất mà không sử dụng TK 155 – Thành phẩm.
Chứng từ sử dụng: Trong hạch toán lưu chuyển hàng hóa, các chứng từ
Tổng công ty thường sử dụng là: Hợp đồng kinh tế, lệnh điều động nội bộ, hóa
đơn GTGT, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản giao nhận hàng
hóa, bảng thanh toán hàng đại lý....
Sổ sách sử dụng: Tổng công ty mở đầy đủ các sổ chi tiết và sổ cái cho
tất cả các tài khoản như: sổ chi tiết TK 1561, sổ cái TK 1561, sổ chi tiết TK
5111, sổ cái TK 5111...
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C
18
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái
Quy trình hạch toán: Căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán Tổng Công ty
vào phần hành “hàng hóa” để nhập nội dung các chứng từ. Sau đó, phần hành kế
toán sẽ tự động nhập các số liệu vào các sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
Có thể khái quát trình tự hạch toán và ghi sổ nghiệp vụ bán hàng theo sơ đồ
5 sau đây:
Sơ đồ 5 - Hạch toán và ghi sổ nghiệp vụ bán hàng
Ghi chú: ghi hàng ngày Kế toán viên thực hiện
Ghi cuối kỳ Máy tính tự động K/c
2.2. Thu mua và nhập kho hàng hóa
Các phương thức mua hàng
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C
19
Hóa đơn GTGT
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
…
Sổ chi tiết, TK131, 33311,
5111, 157, 1561,157
Sổ cái TK 131,136. 33311,
5111, 157, 136, 112....
Sổ tổng hợp chi tiết
TK131, 157,136
Kế toán viên cập nhập
các chứng từ gốc
Bảng cân đối SPS các TK 131, 3331,
5111, 157, 136, 112, 1561
Báo cáo tài chính
T
S
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái
Hiện nay, ngoài sản phẩm phân bón NPK với thương hiệu Sao Vàng do
Tổng công ty tự sản xuất và cung ứng, Tổng công ty phải thu mua các mặt hàng
phân bón còn lại như phân Urê, phân DAP các loại, phân lân, Kali... Tổng Công
ty CP VTNN NA có hai nguồn mua hàng là mua hàng nội địa và hàng nhập
khẩu.
Các đối tác cung cấp hàng nội địa cho Tổng công ty chủ yếu là là các công
ty sản xuất phân bón trong ngành như Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu
khí, Công ty Phốt phát Lâm Thao, Công ty Phân bón Bình Điền,....
Trong điều kiện sản xuất phân bón trong nước mới chỉ đáp ứng được
khoảng hơn 55% nhu cầu, còn lại vẫn phải nhập khoảng 40 %. Tổng công ty
cũng là một trong số các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón lớn trên thị trường
VTNN cả nước.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ của báo cáo này, em xin không đề cập đến
phương thức mua hàng và phương thức thanh toán với nhà cung cấp cũng như
hóa đơn chứng từ liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa mà chỉ chú trọng đến
hoạt động thu mua trong nước của Tổng công ty CP VTNN NA.
Phương thức thanh toán với nhà cung cấp đang áp dụng tại Tổng công ty
là một trong những phương pháp sau: trả bằng chuyển khoản, trả chậm đối với
một số nhà cung cấp quen, đặt trước tiền đối với các nhà cung cấp mới và hình
thức thư tín dụng (L/C) đối với nhà nhập khẩu.
Tổ chức thu mua hàng hóa: Tổng công ty kinh doanh mặt hàng phân
bón, cây giống phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nên doanh thu phụ thuộc rất
nhiều vào yếu tố thời vụ. Mặt khác, thị trường phân bón nước ta đang diễn biến
rất phức tạp chịu ảnh hưởng của thị trường phân bón thế giới nên với mỗi giai
đoạn khác nhau thì nhu cầu và môi trường kinh doanh cũng khác nhau.
Phòng kinh doanh là bộ phận có trách nhiệm theo dõi chung tốc độ lưu
chuyển hàng hóa của Tổng công ty, theo dõi nhu cầu thị trường trong nước và
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C
20
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái
thế giới cũng như hàng hóa trong Tổng công ty để xác định nhu cầu hàng. Trên
cơ sở đó phòng sẽ xây dựng kế hoạch thu mua, tổ chức triển khai hoạt động xúc
tiến để tìm kiếm đối tác trong nước và quốc tế để nhập hàng. Sau khi nghiên cứu
nhà cung cấp phù hợp và kế hoạch thu mua được Tổng giám đốc phê duyệt,
phòng kinh doanh sẽ làm các thủ tục cần thiết để ký hợp đồng mua hàng cho
Tổng công ty.
Căn cứ vào thoả thuận đã ký trong hợp đồng, nhà cung cấp sẽ vận chuyển
thẳng tới địa điểm đã thoả thuận cho Tổng công ty, phần chi phí vận chuyển có
thể do Tổng công ty hay nhà cung cấp chịu. Hiện nay Tổng công ty đang tổ chức
17 trạm vật tư cấp huyện và 4 vùng kho trung chuyển tại: Cửa Lò, Móng Cái,
Quy Nhơn và TP Hồ Chí Minh để dự trữ hàng. Trong đó, kho Cửa Lò là tổng
kho của Tổng công ty. Từ đây sẽ cung cấp hàng cho các trạm VTNN huyện.
trong báo cáo này, em xin lấy các ví dụ ở kho Cửa Lò.
Thủ tục và quy trình luân chuyển chứng từ thu mua
Chứng từ sử dụng trong thu mua gồm có: Hợp đồng kinh tế, phiếu nhập
kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản kiểm nghiệm hàng hóa
nhập kho, biên bản giao nhận hàng hóa...
Thủ tục thu mua và nhập kho
Mỗi lần nhập hàng, Tổng công ty đều cử cán bộ đi kiểm tra hàng nhập, đi
kèm với hàng thường có phiếu kiểm tra chất lượng của nơi sản xuất tuy nhiên
nếu có nghi ngờ cán bộ thu mua của Tổng công ty sẽ lấy mẫu để kiểm nghiệm
(đối với các lô hàng nhập khẩu và nhà cung cấp mới thì đây là điều kiện bắt
buộc). Nếu hàng giao nhận đã được đảm bảo thì cán bộ thu mua sẽ ký xác nhận
vào “Biên bản giao nhận hàng hóa” do bên cung cấp lập để làm thủ tục nhập
kho.
Tại kho, sau khi kiểm tra chất lượng, khối lượng lô hàng cán bộ kho chính
thức làm thủ tục nhập kho. Trên phiếu nhập kho, thủ kho chỉ có trách nhiệm ghi
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C
21
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái
các chỉ tiêu số lượng, quy cách bao bì, màu sắc của hàng nhập thực tế. Chỉ tiêu
đơn giá và thành tiền do kế toán ghi khi nhận được chứng từ.
Phiếu nhập kho được lập làm 2 liên (đặt giấy than viết một lần), trong đó:
Liên 1: Giao cho thủ kho viết thẻ kho, lưu kèm tập thẻ kho
Liên 2: Cuối tháng chuyển lên phòng kế toán để nhập số liệu vào phiếu
nhập kho.
Thông thường, hàng và hóa đơn về cùng một lúc. Phòng kinh doanh sẽ là
nơi nhận hóa đơn GTGT và chuyển về cho phòng kế toán. Phòng kế toán tiến
hành nhập hóa đơn GTGT vào máy tính. Khi thực hiện xong hợp đồng cán bộ
hai bên sẽ lập biên bản thanh lý hợp đồng.
Trường hợp hàng về mà hóa đơn chưa về, quá trình quản lý và ghi sổ được
chia làm hai bước: Kế toán hàng hóa căn cứ vào phiếu nhập kho để nhập vào
máy nội dung của phiếu nhập kho theo đơn giá đã được thỏa thuận trong hợp
đồng nhưng chưa phản ánh thuế GTGT. Khi hóa đơn GTGT về, kế toán thanh
toán căn cứ vào hóa đơn để phản ánh thuế GTGT.
Trình tự hạch toán nghiệp vụ thu mua và thanh toán với người bán
TK sử dụng: TK 331, TK 33311, TK 1561, TK 1562
Hiện nay ở Tổng Công ty mọi nghiệp vụ mua hàng dù thanh toán dưới
hình thức nào (thanh toán trước hay trả chậm) đều được hạch toán thông qua
TK 331.
Do vậy Tổng công ty sử dụng linh hoạt TK này để ghi định khoản vào
cả bên Nợ và bên Có TK 331
Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT (liên 2) của nhà cung cấp, Ủy
nhiệm chi, giấy báo Nợ của Ngân hàng...
Sổ sách sử dụng
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C
22
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái
Kế toán theo dõi hàng hóa trên các sổ chi tiết và sổ cái của các tài khoản:
TK 1561, TK 1562, TK 1331, TK 1121, TK 331.
Quy trình ghi sổ
Căn cứ để ghi sổ là hóa đơn GTGT, kế toán nhập dữ liệu vào phần mềm kế
toán và định khoản ngay trên các hóa đơn, số liệu được tự động kết chuyển
vào Sổ chi tiết TK 1561, TK 331. Phần mềm tự động lập một chứng từ ghi
sổ hàng tháng để vào sổ cái các TK trên.
Để thanh toán cho người bán, kế toán viết ủy nhiệm chi cho nhân hàng
thanh toán và nhận giấy báo Nợ của ngân hàng. Khi nhận được giấy báo Nợ
của ngân hàng, kế toán nhập vào máy số liệu để vào sổ chi tiết TK 331, TK
1121. Phần mềm kế toán máy cũng lập chứng từ ghi sổ để vào sổ cái các TK
trên. Cuối quý, kế toán tiến hành lập Sổ tổng hợp phát sinh để đối chiếu.
Ví dụ 1 : Ngày 01/11/2008 Theo Hợp đồng kinh tế số 1210/2008, Tổng
công ty VTNN Nghệ An mua của Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa
chất dầu khí Miền Bắc lô hàng 3.000 tấn Phân Urê Phú Mỹ với đơn giá
4530/kg. Hàng được giao tại Kho Cửa Lò.
Tuân thủ thủ tục mua hàng và quá trình luân chuyển chứng từ nghiệp
vụ mua hàng trên ta có mẫu hóa đơn GTGT số 55668 mà nhà cung cấp giao
cho Tổng công ty (Biểu số 2) và nội dung nhập HĐ GTGT số 55668 (biểu
số 3) trên máy tính.
Từ nội dung phiếu nhập hóa đơn này, phần mềm kế toán sẽ tự động kết
chuyển vào sổ chi tiết TK 1561 , TK 331 – MTV Miền Bắc (biểu số 4) và
lập chứng từ ghi sổ số 312 (biểu số 5) để vào sổ cái các TK trên.
Ngày 3/11/2008 kế toán thanh toán lập Ủy nhiệm chi (biểu số 6) gửi
ngân hàng Techcombank để ngân hàng chuyển tiền trả cho công ty MTV
HC và DK Miền Bắc. Đồng thời cũng nhận được giấy báo Nợ của Ngân
hàng, kế toán nhập vào máy, số liệu được chuyển vào Sổ chi tiết TK 331 -
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C
23
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái
MTV Miền Bắc. Cuối quý kế toán lập Sổ tổng hợp chi tiết thanh toán với
nhà cung cấp (biểu số 7) để đối chiếu và so sánh số phát sinh.
Các mẫu bảng biểu lần lượt như sau:
Biểu số 2: HÓA ĐƠN (GTGT) Mẫu: 01GTKT-3LL
(Liên 2: giao cho khách hàng) AA/2008B
Ngày 01 tháng 11 năm 2008 CR 55668
Đơn vị bán hàng: CT TNHH MTV Phân Đạm và Hóa chất Dầu khí Miền Bắc
Địa chỉ:..............................................................................................................
Số tài khoản:.....................................................................................................
Họ tên người mua:............................................................................................
Đơn vị mua hàng: Công ty CP –Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp NA
Điạ chỉ: 98 – Nguyễn Trường Tộ - TP Vinh – Nghệ An
Số tài khoản:....................................................................................................
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản. MST : 290032655
STT
Tên hàng hóa,
dịch vụ
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3=1*2
1 Phân Urê Tấn 3.000 4.530.000 13.590.000.000
Cộng tiền hàng: 13.590.000.000
Thuế suất GTGT: 5 % Tiền thuế GTGT: 679.500.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 14.269.500.000
Số tiền viết bằng chữ: Mười bốn tỷ hai trăm sáu mươi chín triệu năm trăm
nghìn chẵn
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C
24
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái
Người mua hàng Người mua hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Biểu số 3: Nội dung hóa đơn GTGT 55668 cập nhập vào máy tính
Chứng từ
Hóa đơn GTGT
Số hóa đơn 55668
Mã khách hàng HC&DK Miền Bắc
MST
Nội dung
Nhập hàng của CT TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất
Dầu khí Miền Bắc
TK Nợ
331
Ngày lập CT
01/11/2008
Ngày hạch toán
01/11/2008
Tên
Hàng hóa
ĐVT SL
Giá
mua
Kho Thành tiền
TK
Nợ
TK
Có
Urê Phú mỹ Tấn
3.000 4.530.000 KT1 13.590.000.000 1561 331
Thuế suất 5% TK thuế 1331
Tiền thuế 679.500.000
Tổng thanh toán
14.269.500.000
Biểu số 4: CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số 501
Trích yếu
Số hiệu TK
NỢ CÓ
Số tiền
1. Mua 2000 tấn Phân
Urê Phú Mỹ
1561 – Ur
Phú mỹ
331 – MTV MB 13.590.000.000
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C
25