Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Công tác thẩm định dự án đẩu tư của ngân hàng NN &PTNT Vĩnh Phúc, chi nhánh Bình Xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.83 KB, 91 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1 Khoa Đầu tư
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trên con đường đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế thế
giới.Sự hội nhập đó đã đưa nước ta thoát khỏi thời kì kinh tế tự cung,tự cấp,phát triển
chậm chạp và lạc hậu.Những năm qua,tốc độ đầu tư trong nền kinh tế nước ta có sự
tăng trưởng mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển và cải thiên đời sống xã hội. Có được
những kết quả trên không thể không nhắc đến vai trò của hệ thống Ngân hàng thưong
mại với tư cách là nhà tài trợ lớn cho các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án trung và
dài hạn. Với tư cách là trung gian tài chính, hệ thống Ngân hàng thương mại đã thực
hiện tốt vài trò là kênh dẫn vốn chủ đạo, giữ vị trí huyết mạch trong nền kinh tế quốc
dân. Tuy nhiên trong thời gian qua, một số dự án do Ngân hàng tài trợ không phát huy
hiệu quả như mong muốn. Điều này có thể dẫn đến những tác động xấu cho nền kinh
tế. Nguyên nhân chính của tình trạng này là hiệu quả của công tác thẩm định dự án đầu
tư tại các Ngân hàng thương mại còn thấp và chưa hiệu quả.
Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng NN&PTNT - chi nhánh Bình Xuyên - PGD
Quang Hà, em nhận thấy công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng NN&PTNT
nói chung và PGD Quang Hà nói riêng vẫn còn những vấn đề bất cập. Vì vậy trong
chuyên đề thực tập em xin đi sâu trình bày đề tài: “Công tác thẩm định dự án đẩu tư
của ngân hàng NN &PTNT Vĩnh Phúc, chi nhánh Bình Xuyên”.
Với kiến thức tích luỹ được trong thời gian thực tập tại Ngân hàng NN&PTNT – chi
nhánh Bình Xuyên – PGD Quang Hà và trong thời gian học tập tại trường, em mong
muốn sẽ đóng góp một phần công sức để hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư
tại đây.
Chuyên đề thực tập bao gồm 2 chương:
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CỦA NHNN&PTNT
CHI NHÁNH BÌNH XUYÊN – PHÒNG GIAO DỊCH QUANG HÀ.
CHƯƠNG II: ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI NGÂN
HÀNG NN&PTNT CHI NHÁNH BÌNH XUYÊN – PGD QUANG HÀ.
Sinh viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: Đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2 Khoa Đầu tư


Do hạn chế về trình độ, kinh nghiệm và thời gian tìm hiểu thực tế, nên bài viết của em
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Để thực hiện được chuyên đề thực tập này, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các
anh chị chuyên viên PGD Quang Hà, Ngân Hàng NN&PTNT chi nhánh Bình Xuyên
các thầy cô, đặc biệt là sự chỉ bảo hướng dẫn của PGS.TS.Từ Quang Phương để em
hoàn thiện chuyên đề thực tập của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: Đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3 Khoa Đầu tư
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CỦA NHNN&PTNT
HUYỆN BÌNH XUYÊN-PHÒNG GIAO DỊCH QUANG HÀ
1.1. KHÁI QUÁT VỀ NHNN&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN BÌNH XUYÊN –
PHÒNG GIAO DỊCH QUANG HÀ
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNN&PTNT chi nhánh Huyện Bình
Xuyên – Phòng Giao Dịch Quang Hà.
Phòng Giao Dịch Quang Hà là chi nhánh thuộc NHNN&PTNT Huyện Bình Xuyên
Tỉnh Vĩnh Phúc, đang hoạt động trên địa bàn thôn Xuân Quang-Thị Trấn Gia Khánh-
Huyện Bình Xuyên- Tỉnh Vĩnh Phúc.
Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, mà
trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp. Phòng Giao Dịch Quang Hà-chi nhánh
NHNN&PTNT Huyện Bình Xuyên đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho
các thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho nông nghiệp. Nhờ có những chính
sách tốt, đổi mới nhận thức, kiên quyết khắc phục điểm yếu là thiếu vốn, thiếu tiền
mặt, nhờ vậy những năm trở lại đây tại Phòng Giao Dịch Quang Hà-chi nhánh
NHNN&PTNT Huyện Bình Xuyên đã có đủ tiền mặt và nguồn vốn thỏa mãn cơ bản
các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng.
Hiện nay Phòng Giao Dịch Quang Hà-chi nhánh NHNN&PTNT Huyện Bình Xuyên
không những đã khẳng định được sức mạnh mà còn vươn lên trong cơ chế thị trường
thực sự là một chi nhánh làm ăn có hiệu quả cao.

Nhờ hoạt động có hiệu quả, uy tín của NHNN&PTNT Huyện Bình Xuyên- PGD
Quang Hà ngày càng được nâng cao và trở thành người bạn không bao giờ thiếu được
của người dân.
Sau nhiều năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành,tại Phòng Giao Dịch
Quang Hà- Chi nhánh NHNN&PTNT Huyện Bình Xuyên đã có những bước vững chắc
với sự phát triển toàn diện trên các mặt huy động vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao
chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ với các tổ chức lớn.
Sinh viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: Đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4 Khoa Đầu tư
• Chi nhánh được giao và thực hiện các nghiệp vụ sau:
Huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế với nhiều
hình thức: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, tiền gửi của các tổ chức tín
dụng, các tổ chức kinh tế
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn (Trong đó: cho vay theo hình thức cho
vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay trả
góp ).
- Thực hiện công tác ngân quỹ: Thu chi tiền mặt tại Ngân hàng.
- Kinh doanh ngoại tệ.
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh.
- Thanh toán trong hệ thống NHNN&PTNT với các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay vốn tài trợ, ủy thác.
- Các dịch vụ ngân hàng khác.
1.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức, chức năng của các phòng ban.
NHNN&PTNT Bình Xuyên – PGD Quang Hà được thành lập năm 1996 là đơn vị
trực thuộc NHNN&PTNT Việt Nam nên cũng hoạt động theo mô hình các tổ chức tín
dụng, có tư cách pháp nhân, có quyền tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt
động kinh doanh.
Bên cạnh thực hiện có hiệu quả các chiến lược kinh doanh ngân hàng hết sức
quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ tạo điều kiện thu gọn bộ máy cán bộ, giảm
chi phí quản lý, góp phần thực hiện kế hoạch của ngân hàng.

 Ban lãnh đạo gồm 2 đồng chí: giám đốc chỉ đạo chung trực tiếp phụ trách tổ chức
cán bộ , thi đua , khen thưởng, kỷ luật, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và 1
phó giám đốc .
 Thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh
Ngân hàng huyện Bình Xuyên- PGD Quang Hà có cơ cấu các phòng ban như sau:
NHNN&PTNT chia làm 3 phòng:
Sinh viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: Đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5 Khoa Đầu tư
+ Phòng kế toán - ngân quỹ: Làm nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán
thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, NHNN&PTNT Việt Nam. Xây
dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, kế hoạch thu chi tài chính.Thực hiện nhiệm vụ
thanh toán, quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng đồng thời chấp hành về an
toàn kho quỹ
+ Phòng hành chính: Làm công tác văn phòng, hành chính,văn thư lưu trữ và phục
vụ hậu cần.
+ Phòng tín dụng: Làm nhiệm vụ giao dịch cho vay giữa người đi vay và bên cho
vay (các cán bộ tín dụng).
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng NN&PTNT – Chi nhánh Bình Xuyên – PGD
Quang Hà.
Sinh viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: Đầu tư 51E
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Tổ trưởng phòng
kế toán
Bộ phận hành
chính
Tổ trưởng phòng
tín dụng
Thủ
quỹ

Giao
dịch
viên
kế
toán
3
Giao
dịch
viên
kế
toán
2
Giao
dịch
viên
kế
toán
1
Cán
bộ tín
dụng
3
Cán
bộ
tín
dụng
2
Cán
bộ tín
dụng

1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6 Khoa Đầu tư
1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua các năm.
1.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong điều kiện cạnh tranh giữa các tổ chức Tín Dụng trên địa bàn gay gắt, diễn
biến thị trường tiền tệ ngày càng phức tạp, các NHTM cạnh tranh bằng các hình thức
huy động vốn cao hơn trần lãi suất. Bằng các hình thức tuyên truyền, vận động trực
tiếp để huy động nguồn vốn trong dân cư, bám sát các khu vực có đền bù gải phóng
mặt bằng, tranh thủ sự ủng hộ của địa phương, và cũng nhờ sự cố gắng của của các cán
bộ, nhân viên nên trong thời gian qua NHNN&PTNT đã đạt được một số kết quả đáng
kể.
Sinh viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: Đầu tư 51E
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Tổ trưởng phòng
kế toán
Bộ phận hành
chính
Tổ trưởng phòng
tín dụng
Thủ
quỹ
Giao
dịch
viên
kế
toán
3
Giao
dịch

viên
kế
toán
2
Giao
dịch
viên
kế
toán
1
Cán
bộ tín
dụng
3
Cán
bộ
tín
dụng
2
Cán
bộ tín
dụng
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 7 Khoa Đầu tư
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT – Chi nhánh Bình Xuyên-
PGD Quang Hà.
Đơn vị: (Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2010

Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
năm 2011 so
với năm 2010
Chênh lệch
năm 2012 so
với năm 2011
Số
tiền
Tỷ
lệ(%)
Số tiền
Tỷ
lệ(%)
1.Doanh thu 16.910 18.230 19.883 1.320 7.81 1.653 9.07
2.Chi phí 13.257 14.084 14.892 827 6.24 808 5.74
3.Lợi nhận TT 3.653 4.146 4.991 493 13.5 845 20.38
4.Lợi nhuận ST 2.739,75 3.109,5 3.743,25 369,75 13.5 633,75 20.38
5.Thu nhập/1
người
96 109 125 13 13.54 16 14.68
6.Tổng nguồn
vốn huy động
66.690 76.426 87.929 9.736 14.6 11.503 15.05
7. Dư nợ 67.406 78885 93.193 11.479 17,03 14.308 18,13
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của PGD Quang Hà qua các năm)
Qua kết quả trên cho thấy: Kết quả kinh doanh của ngân hàng đạt kết quả tốt.

Doanh thu tăng kéo theo chi phí cũng tăng theo. Doanh thu của ngân hàng liên tục
tăng qua các năm. Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 1.320 triệu đồng tương
đương với 7.81%, năm 2012 tăng 1.653 triệu đồng so với năm 2011 tương đương
với 9.07%. Để có được kết quả như vậy là do sự cố gắng của các cán bộ, nhân viên
trong ngân hàng và nhờ có sự giúp đỡ của các cơ quan trên địa bàn. Chi phí năm 2011
Sinh viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: Đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8 Khoa Đầu tư
tăng 827 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 6.24% so với năm 2010, năm 2012 tăng so với năm
2011 808 triệu đồng, tỷ lệ 5.74%. Chi phí tăng cho thấy cơ sở vật chất, quy mô của
ngân hàng đang được nâng cao và phát triển.
Lợi nhuận sau thuế tăng kéo theo thu nhập của nhân viên cũng tăng theo. lợi nhuận
sau thuế năm 2011 tăng so với năm 2010 là 369,75 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 13.5%.
Năm 2012 tăng 633,75 triệu đồng, tỷ lệ tăng 20.38% so với năm 2011. Điều này cho
thấy, lợi nhuận qua các năm của ngân hàng không ngừng tăng lên và ngân hàng đạt
được những thành tựu đáng kể. Có được kết quả như vậy, ngân hàng đã chú trọng vào
công tác huy động vốn, năm vững định hướng phát triển, phát huy vai trò vị thế của
ngân hàng mình. Bên cạnh đó, ngân hàng thường xuyên phân loại khách hàng, xác định
rủi ro trong các lĩnh vực đầu tư, ngân hàng luôn thực hiện phương châm: Cạnh tranh
lành mạnh để đi lên. Chính vì thế, ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Bên cạnh sự tăng lên của doanh thu, chi phí, lợi nhuận thì tổng nguồn vốn huy
động và cho vay cung tăng.
1.1.3.2. Kết quả hoạt động cho vay
Bảng 2: Số liệu cơ cấu cho vay của NHNN&PTNT – Chi nhánh Bình Xuyên- PDG
Quang Hà.
(Đơn vị tính : Triệu đồng)
Năm 2010 2011 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Cho vay SXKD 38.822 57,59 59.266 78,65 63.338 68,10
Cho vay đời sống 28.584 42,41 16.589 21,35 29.855 31,90
Tổng dư nợ cho

vay
67.406 100 78.855 100 93.193 100
(Nguồn : Báo cáo định kỳ của AGRIBANK- PGD Quang Hà)
Sinh viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: Đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9 Khoa Đầu tư
Hình 1: Biểu đồ thể hiện tình hình cho vay của NHNN&PTNT – Chi nhánh Bình
Xuyên- PGD Quang Hà.
Năm 2011, tổng dư nợ cho vay tăng thêm 11.449 triệu đồng (tăng 114,26%) so với
năm 2010 và năm 2012, con số này tiếp tục tăng 14.338 triệu đồng tương ứng với tỉ
lệ tăng 22,5%. Như vậy, tổng dư nợ cho vay tại chi nhánh đang trên đà tăng trưởng.
Năm 2011, sau khi bước qua khoảng thời gian khó khăn do nền kinh tế bất ổn cũng
như chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng, nhưng
không nhiều. Năm 2011, mặc dù lãi suất tăng cao nhưng hoạt động cấp tín dụng của
ngân hàng vẫn thực hiện tốt, tuy nhiên vẫn chậm lại vào cuối năm. Nếu so với các ngân
hàng khác, đây có thể được xem như một thành công không nhỏ của chi nhánh. Đồng
thời, phòng giao dịch cần có chính sách tín dụng tốt hơn để có thể đạt được kế hoạch
đề ra trong năm 2013, một năm mà dự đoán về nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn,
đặc biệt là lạm phát gia tăng.
Về cơ cấu cho vay, năm 2010, loại hình cho vay SXKD đạt 38.822 triệu đồng,
chiếm 57,59% trên tổng dư nợ cho vay so với 28.584 triệu đồng dành cho cho vay đời
sống, tương ứng với 42,41% trên tổng dư nợ. Năm 2011, các tỉ lệ này có bước chuyển
đáng kể khi tỉ lệ cho vay SXKD tăng mạnh, đạt 59.266 triệu đồng (tăng 156,31%),
Sinh viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: Đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 10 Khoa Đầu tư
chiếm 78,65% tổng dư nợ cho vay. Trong khi đó, cho vay đời sống lại giảm cả về khối
lượng lẫn tỉ lệ. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do từ giữa tháng 2/2011, Phòng
giao dịch đã bắt đầu đi vào thực hiện quyết định 131 của Thủ tướng Chính phủ về việc
kích cầu hỗ trợ lãi suất 4% đối với các khoản vay của doanh nghiệp nên đã thu hút
được một lượng lớn khách hàng vào loại hình cho vay này. Năm 2012, tỉ lệ này giảm
còn 68,1% một mặt là do ảnh hưởng bởi chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, mặt

khác nhiều DN vẫn còn ngần ngại đầu tư khi dự đoán về tình hình nền kinh tế khó
khăn, cũng như lãi suất tăng cao sẽ khiến cho họ chịu nhiều áp lực về lợi nhuận đạt
được trong tương lai. Bên cạnh đó, sau năm 2011, nhu cầu tiêu dùng của người dân
tăng cao làm cho tỉ lệ cho vay tăng từ 21,35% lên đến 31,9% trong năm 2012, nhưng tỉ
trọng vẫn tương đối thấp, chỉ gần bằng một nửa so với cho vay SXKD. Qua các số liệu
trên, ta có thể thấy hoạt động cho vay SXKD có thể được xem là hoạt động chủ đạo
của ngân hàng.
Bảng 3: Số liệu cơ cấu cho vay SXKD theo thành phần kinh tế của NHNN&PTNT
– Chi nhánh Bình Xuyên- PDG Quang Hà.
Đơn vị tính: Triệu đồng
N
ăm
2010 2011 2012 So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
+/- % +/- %
Doanh
nghiệp
23.012 43.378 44.851 20.366 88,5 1.473 3,3
Cá nhân 14.810 15.887 18.487 1.077 7,72 2.600 16,36
Tổng dư nợ
cho vay
SXKD
37.822 59.266 63.338 21.444 56,69 4.072 6,87
(Nguồn : Báo cáo định kỳ AGRIBANK- PGD Quang Hà)
Sinh viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: Đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 11 Khoa Đầu tư
Hình 2: Biểu đồ thể hiện tình hình cho vay SXKD theo thành phần kinh tế của
NHNN&PTNT – Chi nhánh Bình Xuyên- PGD Quang Hà.

Qua số liệu trên cho thấy, dư nợ cho vay SXKD tăng đều qua các năm. Năm2011
tổng số dư nợ cho vay SXKD tăng 21.444 triệu đồng so với năm 2010, tỉ lệ tăng đến
56,69% và năm 2012 chỉ tăng thêm 3.072 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 6,72%
so với năm 2011. Trong đó, cho vay SXKD của thành phần là doanh nghiệp vẫn chiếm
chủ yếu. Đặc biệt, năm 2012 là một năm đầy khó khăn nhưng PGD vẫn thu hút được
một lượng khách hàng với số dư nợ đạt 63.338 triệu đồng. Bảng số liệu cũng cho thấy
khách hàng chủ yếu của loại hình này vẫn là doanh nghiệp nhỏ, tuy nhiên sự chênh
lệch về dư nợ cá nhân và DN là không quá cao. Các khách hàng cá nhân vay SXKD
chủ yếu là các tiểu thương, khách hàng là doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp tư
nhân, hộ kinh doanhvà hộ gia đình. Hướng tới tương lai, Ngân hàng có kế hoạch nâng
dư nợ cho vay SXKD cá nhân có thể bằng hoặc cao hơn so với DN trong năm tới
thông qua việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, với chỉ tiêu từ 78 điểm nâng lên 100
điểm hoạt động.
Bảng 4: Số liệu về cho vay SXKD theo loại hình cho vay của NHNN&PTNT – Chi
Sinh viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: Đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 12 Khoa Đầu tư
nhánh Bình Xuyên- PGD Quang Hà.
Năm 2010 2011 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Cho vay ngắn
hạn
21.845 57,59 40.591 68,64 39.102 62,74
Cho vay trung
và dài hạn
16.877 42,51 18.675 31,36 23.236 37,26
Tổng dư nợ cho
vay SXKD
38.722 100 59.266 100 63.338 100
( Nguồn : Báo cáo định kỳ của AGRIBANK- PGD Quang Hà)
Hình 3: Biểu đồ thể hiện tình hình cho vay SXKD theo loại hình cho vay của

NHNN&PTNT – Chi nhánh Bình Xuyên- PGD Quang Hà.
Qua bảng số liệu trên, ta thấy cho vay SXKD theo loại hình cho vay ngắn hạn
chiếm đa số và có tỉ lệ tăng nhanh hơn cho vay trung và dài hạn. Cụ thể, năm 2010,
Sinh viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: Đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 13 Khoa Đầu tư
2011,2012 dư nợ cho vay ngắn hạn lần lượt đạt 57,59%, 68,64% và 62,74% tổng dư
nợ. Dư nợ cho vay SXKD trong ngắn hạn cao hơn so với dư nợ cho vay SXKD trung
và dài hạn là do các khách hàng vay chủ yếu hoạt động trong các ngành thương mại,
sản xuất gia công và chế biến nên nhu cầu vốn phục vụ cho SXKD thường là ngắn hạn.
Điều này là do loại hình DN vừa và nhỏ chiếm đại đa số. Đặc điểm của các loại hình
DN này thường có nhu cầu vốn cho kinh doanh dịch vụ hơn là đầu tư vốn cho đổi mới
máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ Ngoài ra, các dự án trung và dài hạn đòi hỏi
phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện vay vốn khá phức tạp của ngân hàng cũng như
giá trị tài sản đảm bảo đã hạn chế lượng KH tìm đến NH. Qua đó, ta thấy được
chính sách cho vay tại NH được quản lí khá chặt chẽ và linh hoạt nên dư nợ cho vay
trung và dài hạn không giảm nhiều. Hơn nữa, đa số những dự án trung và dại hạn chứa
đựng rất nhiều rủi ro, mặc dù NH có thể thu được nhiều lãi hơn nhưng có thể không
bù đắp lại những rủi ro mà NH gánh chịu, thậm chí thua lỗ trong hoạt động tín dụng.
Sinh viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: Đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 14 Khoa Đầu tư
1.1.3.3. Tình hình nợ quá hạn
Bảng 5: Tỉ lệ dư nợ quá hạn hoạt động cho vay SXKD trên tổng dư nợ của
NHNN&PTNT – Chi nhánh Bình Xuyên- PGD Quang Hà.
Năm
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Nợ quá hạn của hoạt động SXKD 0.185 0.315 0.375
Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 0,47 0,53 0,602
Tỉ lệ dư nợ quá hạn cho vay
SXKD/Tổng dư nợ (%)

0,52 0,45 0,56
( Nguồn : Báo cáo định kỳ của AGRIBANK- PGD Quang Hà)
Qua các số liệu trên, tỉ lệ nợ quá hạn của hoạt động cho vay SXKD/Tổng dư nợ
luôn chiếm tỉ lệ cao trong tỉ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ. Năm 2011 so với năm 2010, tỉ
lệ này tăng không đáng kể (tăng 12,5%). Tuy nhiên lại tăng cao trong năm 2012, từ
0,45% lên 0,56% (tăng 24,44%, gần gấp đôi so với tốc độ tăng năm 2011). Sở dĩ có sự
gia tăng này là do lãi suất tín dụng tăng cao, tình hình vay vốn của doanh nghiệp gặp
nhiều khó khăn dẫn tới chi phí giá thành sản phẩm cao, lợi nhuận giảm, kèm theo đó là
năng lực tài chính suy giảm, vốn luân chuyển chậm, không thực hiện đúng kế hoạch trả
nợ ngân hàng Các doanh nghiệp khó khăn về tài chính đều gặp phải trở ngại trong
việc thanh toán tiền hàng, việc thu tiền bán hàng chậm, doanh nghiệp không trả nợ
đúng hạn dẫn đến các ngân hàng phải điều chỉnh kì hạn trả nợ, gia hạn nợ và chuyển
nợ quá hạn vào các nhóm nợ thích hợp. Đây là những vấn đề mà ngân hàng cần đặc
biệt quan tâm trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay.
Sinh viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: Đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 15 Khoa Đầu tư
1.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI
NHNN&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN BÌNH XUYÊN – PHÒNG GIAO DỊCH
QUANG HÀ.
1.2.1. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư
1.2.1.1. Phương pháp so sánh đối chiếu
• Đây là phương pháp thường được sử dụng trong thẩm định dự án đầu tư . Nội
dung của phương pháp này là so sánh , đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn
mực luật pháp quy định , các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp,
thong lệ ( quốc tế và trong nước ) cũng như các kinh nghiệm thực tế phân tích ,
so sánh để lựa chọn phương án tối ưu . Phương pháp so sánh được tiến hành
theo một số chỉ tiêu sau :
 Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng tiêu chuẩn về cấp công trình do nhà
nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận
được

 Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư
công nghệ quốc gia, quốc tế
 Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi
 Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư…
 Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng , nguyên liệu,
nhiên liệu, tiền lương, chi phí quản lý…các ngành theo các định
mức kinh tế - kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiếu kế hoạch và
thực tế.
Cán bộ thẩm định có thể sử dụng những kinh nghiệm đúc kết
trong quá trình thẩm định các dự án tương tự để so sánh, kiểm tra
tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp lựa chọn ( mức chi phí
đầu tư, cơ cấu khoản mục,….)
 Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư ( ở mức trung bình tiên tiến )
Sinh viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: Đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 16 Khoa Đầu tư
 Phân tích so sánh lựa chọn các phương án tối ưu ( địa điểm xây
dung, chọn thiết bị công nghệ…)
 Các tỷ lệ tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành
của nhà nước, của ngành đối với từng loại hình doanh nghiệp .
Trong việc sử dụng phương pháp so sánh cần lưu ý, các chỉ tiêu
dùng để tiến hành so sánh phải được vận dụng phù hợp với điều
kiện và đặc điểm cụ thể của dự án và doanh nghiệp, tránh khuynh
hướng so sánh máy móc, cứng nhắc.
• Phương pháp này áp dụng ở hầu hết các nội dung thẩm định
 Thẩm định khía cạnh pháp lý : So sánh , đối chiếu tính hợp lệ của các
giấy tờ, văn bản của dự án cần thẩm định với các văn bản, quy định của
pháp luật
 Thẩm định khía cạnh thị trường : So sánh giữa giá cả nguyên vật liệu
đầu vào, cũng như so sánh giá đầu ra sản phẩm tương tự của các công ty
khác trên thị trường.

 Thẩm định khía cạnh kỹ thuật : So sánh, đối chiếu các thông số , tiêu
chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy định của các cơ quan cấp trên.
 Thẩm định khía cạnh tài chính : so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu về hiệu
quả tài chính ( NPV,IRR ) , các tỷ lệ tài chính phù hợp với văn bản nhà
nước .
1.2.1.2. Phương pháp phân tích độ nhạy
Phương pháp này thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tình
chính của dự án.
Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài
chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ…) khi các yếu tố
có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy
cảm của dự án đối với sự biến dộng của các yếu tố lien quan . Hay nói cách khác phân
tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của các yếu
Sinh viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: Đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 17 Khoa Đầu tư
tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó. Phân tích độ nhạy của dự án giúp cho
chủ đầu tư biết dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay yếu tố nào gây nên sự thay đổi
nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét , để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong
quá trình thực hiện dự án . Mặt khác , phân tích độ nhạy của dự án còn cho phép chọn
được những dự án có độ an toàn cao cho những kết quả dự tính cũng như đánh giá
được tính vững chắc của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án . Chính vì vậy, phân
tích độ nhạy là một trong các phương pháp được sử dụng trong thẩm định hiệu quả tài
chính dự án đầu tư .
Theo phương pháp này, trước hêt phải xác định được những yếu tố gây ảnh
hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Sau đó , dự kiến một số tình
huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai theo chiều hướng xấu cho dự án như : vượt
chi phí đầu tư, giá chi phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm , có thay đổi về
chính sách thuế theo chiều hướng bất lợi … đánh giá tác động của các yếu tố đó đến
hiệu quả tài chính của dự án .
Mức độ sai lệch so với dự kiến của các yếu tố ảnh hưởng đến dự án trong những

tình huống xấu thường được chọn từ 10% đến 20% dựa trên cơ sở phân tích những tình
huống đó đã xảy ra trong quá khứ, hiện tại và dự báo trong tương lai . Nếu dự án vẫn
đạt được hiệu quả kể cả trong những trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời
thì đó là những dự án có độ an toàn cao . Trong trường hợp còn lại cần phải xem xét
khả năng xảy ra các tình huống xấu đó để đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm khắc
phục những hạn chế đó .
1.2.1.3. Phương pháp dự báo
Hoạt động đầu tư là hoạt động mang tính lâu dài. Do đó việc vận dụng
phương pháp dự bán để đánh giá chính xác tính khả thi của dự án là vô cùng
quan trọng .
Phương pháp này áp dụng cho việc thẩm định các khía cạnh sau:
• Thẩm định khí cạnh thị trường của dự án : sử dụng các phương pháp thống kê
để dự báo cung- cầu của thị trường về sản phẩm từ đó đưa ra những chiến lược
về quảng bá cũng như giá cả phù hợp .
Sinh viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: Đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 18 Khoa Đầu tư
• Thẩm đinh khía cạnh tài chính của dự án: dự báo về giá thiết bị, nguyên vật
liệu , giá đầu vào sản xuất,… ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án .
1.2.1.4. Phương pháp triệt tiêu rủi ro
Dự án là tập hợp các yếu tố dự kiến trong tương lai, từ khi thực hiện dự
án đến khi vào khai thác, thời gian hoàn vốn thường rất dài , do đó các yếu tố rủi
ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án . Để đảm bảo tính vững chắc về
hiệu quả tài chính của dự án , phải dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có
biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp , hạn chế thấp nhất các tác động rủi
ro .
Dự án là tập hợp các yếu tố dự kiến trong tương lai, từ khi thực hiện dự
án đến khi vào khai thác, thời gian hoàn vốn thường rất dài , do đó các
yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án . Để đảm bảo
tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án , phải dự đoán một số rủi
ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp , hạn

chế thấp nhất các tác động rủi ro .
Rủi ro thường được phân ra các giai đoạn như sau :
 Giai đoạn thực hiện dự án :
- Rủi ro chậm tiến độ thi công . Để hạn chế rủi ro này phải kiểm tra kế
hoạch đấu thầu , chọn thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, cam kết hồ sơ
giải phóng mặt bằng của chính quyền địa phương.
- Rủi ro vượt tổng mức đầu tư . Để hạn chế rủi ro này kiểm tra hợp đồng
giá ( một giá hoặc các điều kiện phát sinh tăng giá , giá cả khối lượng
phải được ấn định ).
- Rủi ro về cung cấp dịch vụ kỹ thuật – công nghệ không đúng tiến độ,
chất lượng không đảm báo . Để hạn chế rủi ro này , phải kiểm tra chặt
chẽ hợp đồng và bảo lãnh hợp đồng.
Sinh viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: Đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 19 Khoa Đầu tư
- Rủi ro về tài chính như thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ . Để hạn
chế rủi ro này, kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn của bên góp vốn
, bên cho vay hoặc tài trợ vốn .
- Rủi ro bất khả kháng . Để hạn chế rủi ro này kiểm tra các hợp đồng bảo
hiểm ( bảo hiềm đầu tư, bảo hiểm xây dựng ).
 Giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động :
- Rủi ro về cung cấp các yếu tố đầu vào không đầy đủ , không đúng tiến
độ. Để hạn chế rủi ro này xem xét hợp đồng cung cấp dài hạn với các
công ty cung ứng có uy tín , điều khoản thỏa thuận về giá cả , xem xét
dự án có phương án dự phòng hay không.
- Rủi ro về tài chính như thiếu vốn kinh doanh . Để hạn chế rủi ro này
kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn tín dụng hoặc mở LC tại các
cơ quan cấp vốn.
- Rủi ro về quản lý điều hành. Để hạn chế rủi ro này , đánh giá năng lực
quản lý của doanh nghiệp hiện tại ( năng lực điều hành, trình độ
chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo , quản lý dự án ),

thẩm định cơ cấu tổ chức và xem xét thuê quản lý dự phòng
- Rủi ro bất khả kháng. Để hạn chế rủi ro này kiểm tra bảo hiềm tài sản,
bảo hiểm kinh doanh .
Hiện tại một số loại rủi ro trên đã được quy định bắt buộc phải có biện
pháp sử lý như : đấu thầu , bảo hiểm xây dựng, bảo lãnh hợp đồng .
Việc sử dụng các phương pháo trên tùy thuộc vào từng nội dung thẩm
định, nguồn số liệu đầu tư xây dựng công trình , thong tin thu thập được
từ dự án.
1.2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng NN&PTNT Vĩnh Phúc
Sinh viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: Đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 20 Khoa Đầu tư
Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư của NHNN&PTNT Vĩnh Phúc
Sinh viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: Đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 21 Khoa Đầu tư
Giải thích những ô chính của quy trình như sau:
Các hồ sơ xin vay vốn được chủ dự án gửi đến Phòng tín dụng của NH trực tiếp
quản lý địa bàn. Cán bộ tín dụng của NH trực tiếp nhận hồ sơ của khách hàng. Sau khi
nhận hồ sơ dự án, cán bộ tín dụng phải ký nhận về ngày tháng nhận đủ hồ sơ và danh
mục hồ sơ. Cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra sơ bộ về tính đầy đủ, tính pháp lý của hồ sơ và
tư cách pháp nhân của người vay. Cán bộ tín dụng hướng dẫn người vay bổ sung hoàn
thiện văn bản còn thiếu hoặc không đảm bảo tính pháp lý. Đối với những dự án chuyển
tiếp để đảm bảo nhanh chóng cho người vay, cán bộ tín dụng phải đối chiếu danh mục
các tài liệu và yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thêm những tài liệu cần thiết.
Công tác thẩm định tại NH diễn ra theo đúng quy định mà Giám đốc (Phó Giám
đốc) cho vay hoặc tổ chức nếu từ chối cho vay NH phải có văn bản trả lời chủ dự án và
gửi cấp quản lý NH để báo cáo. Trường hợp dự án vượt thẩm quyền NH thì NH gửi hồ
sơ trình lên hội sở.
Hồ sơ dự án được thành lập thành hai bản, một bản tại Phòng tín dụng NH, 1 bản
gửi lên trụ sở chính. Sau khi kiểm tra toàn bộ hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ chuyển
hồ sơ cho Phòng thẩm định. Cuối cùng là ý kiến chính thức của Giám đốc chấp nhận

cho vay hay không cho vay, mức cho vay, thời hạn, lịch rút vốn vay, lịch trả nợ, các
biện pháp bảo đảm nợ vay.
1.2.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng NN&PTNT Vĩnh Phúc
2.3.1. Thẩm định hồ sơ pháp lý
Hồ sơ pháp lý trước hết cần được cung cấp theo hướng dẫn tại điều 7 và 14 tại quyết
định 407/QĐ- NHNT- HĐQT ngày 29/03/2002, gồm các vấn đề sau:
 Tên gọi, địa chỉ của doanh nghiệp
 Giấy phép, quyết định thành lập
 Lĩnh vực hoạt động SXKD
 Các giáy phép chuyên nghành (nếu có)
Sinh viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: Đầu tư 51E
Chuyờn thc tp tt nghip 22 Khoa u t
Ti khon giao dch ti cỏc t chc tớn dng ng thi l s d v quan h
vay tr vi cỏc ngõn hng khỏc nu cú (cú th kim tra qua Phũng Thụng tin
Tớn dng)
c bit quan trng l t cỏch giỏm c (cỏc vn quan tõm: tui tỏc, trỡnh
hc vn, sc kho, kinh nghim sn xut kinh doanh, v cỏc mi quan h
xó hi liờn quan)
K toỏn trng (tui, trỡnh , kh nng ng dng tin hc)
Cỏc n v trc thuc v s lao ng ca ton doanh nghip.
Vớ d: D ỏn u t xõy dng tri ging thy sn ca Cụng ty TNHH MeCo:
Tờn gi, a ch ca doanh nghip: Cụng ty TNHH MeCo, Th trn Gia
Khỏnh, Huyn Bỡnh Xuyờn, Tnh Vnh Phỳc.
Giy phộp, quyt nh thnh lp: Giy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
54.0.2.000082 do Sở Kế hoạch và đầu t Tỉnh Vĩnh Phúc cấp, đăng ký lần đầu
ngày 19/08/2006, đăng ký thay đổi lần 07 ngày 22/02/20012 (bản sao công
chứng).
Lnh vc hot ng SXKD: Sn xut thc n v cung cp con ging thy sn.
Ti khon giao dch ti: doanh nghip m ti khon tin gi v ti khon vay
VN ti ngõn hng Nụng nghip v Phỏt trin Nụng Thụn huyn Bỡnh

Xuyờn. Hot ng ca xớ nghip nhỡn chung l tt vi s d n nh, ti a l
di 200 triu ng.
T cỏch giỏm c: Giám đốc Công ty có trình độ chuyên môn Kỹ s và có thời
gian công tác và quản lý trong lĩnh vực đang hoạt động sản xuất kinh doanh
trên 14 năm kinh nghiệm. Đồng thời quan tâm chăm lo đời sống cho ngời lao
động.
K toỏn trng: Nguyn Th Nhn, 53 tui, trỡnh i hc, tin hc trỡnh
B.
Sinh viờn: Nguyn Hi Yn Lp: u t 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 23 Khoa Đầu tư
 Mô hình tổ chức: chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc , bộ phận kế
toán, bộ phận kế hoạch- kinh doanh, công nhân và lái xe tổng số là 250 người
làm việc trực tiếp tại công ty TNHH MeCo.
• Nhận xét của ngân hàng: doanh nghiệp đã đáp ứng được các yêu cầu về tư cách
pháp lý của ngân hàng theo quy định của pháp luật.
• Nhận xét của sinh viên: Công ty TNHH MeCo có đầy đủ những giấy tờ về mặt
pháp lý theo đúng quy định của pháp luật, ngoài ra, mối quan hệ của công ty với
ngân hàng cũng được đánh giá cao với việc đã mở tài khoản ở ngân hàng trong 1
thời gian dài với số dư nợ thấp. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của giám đốc và kế
toán cũng như số lượng đội ngũ nhân viên cũng là một thế mạnh của công ty.
2.3.2. Phân tích tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.3.2.1. Phân tích và nhận xét về tài chính của doanh nghiệp

Tình hình tài sản và vốn của doanh nghiệp:
 Tổng số vốn tự có: lưu động và cố định
 Tổng dư nợ vay và bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng, có thể lập
bảng kê để theo dõi.

Tình hình công nợ hiện tại:
 Tổng số nợ phải thu

 Tổng số nợ phải trả

Nhận xét những đặc điểm và biến động của báo cáo tài chính qua các năm và rút
ra nhận xét về quan hệ đối với các tổ chức tín dụng.
Ví dụ: Dự án đầu tư xây dựng trại giống thủy sản của Công ty TNHH MeCo:
- Vốn tù cã: 63,039 tû VN§ (vèn lu ®éng: 15 tû VN§, vèn cè ®Þnh: 48,039 tû
VN§)
Sinh viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: Đầu tư 51E
Chuyờn thc tp tt nghip 24 Khoa u t
Bng 6. Phõn tớch thc trng cỏc khon n, cỏc khon phi tr ca Cụng ty TNHH
MeCo:
Năm 2011 Năm 2012
Nợ dài hạn 53.069.600.000 50.294.000.000
Nợ ngắn hạn 59.572.456.499 103.700.932.112
Các khoản phải thu 34.395.828.063 77.754.551.728
Các khoản phải trả - 1.495.334.919 5.923.010.364
- Quan hệ tín dụng đối với Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, chi nhánh Bình
Xuyên: Công ty hiện có số dự nợ dài hạn tại Chi nhánh tính đến ngày
20/03/2012 là :
* Số d ngắn hạn: 77.846.102.608 đồng
* Số d trung và dài hạn: 5.113.000.000đồng
Nhn xột ca ngõn hng:
Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MeCo trong 3 năm vừa qua có
hiệu quả, khả năng thanh toán, tính ổn định và khả năng tự tài trợ của Công ty là tốt,
hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời của Cty từng bớc hoạt động có hiệu quả (lợi
nhuận của Công ty bình quân một năm là 6 tỷ đồng).
Nhìn chung tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm qua đều có lãi (Cty đợc
miễn thuế), trong quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng hiện tại tốt.
Nhn xột ca sinh viờn:
Các khoản phải trả năm 2011 là -1,495 tỷ VNĐ và năm 2012 là 5,923 tỷ VNĐ.

Điều này cho thấy khả năng huy động vốn để thanh toán cho khách hàng của Cty và
trả trớc cho khách hàng khá thấp.
Sinh viờn: Nguyn Hi Yn Lp: u t 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 25 Khoa Đầu tư
1.2.3.2.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu và tình hình SXKD của doanh
nghiệp :
Có 4 nhóm chỉ tiêu chính cần quan tâm:
• Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính, còn được gọi là chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính
(leverage ratios), cho thấy mức độ nợ nần của doanh nghiệp.

Hệ số nợ tổng tài sản = Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản

Hệ số nợ vốn cổ phần = Tổng nợ phải trả/ Tổng vốn chủ sở hữu

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = (Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay)/Lãi
vay

Hệ số cơ cấu tài sản = TSCĐ hoặc TSLĐ/ Tổng tài sản

Hệ số cơ cấu nguồn vốn = Tổng vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn
• Các chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán, còn được gọi là các chỉ tiêu
thanh khoản (liquidity ratios) nhằm thấy được khả năng thanh toán nhanh, bằng
tiền mặt của doanh nghiệp:

Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản Lưu động/ Nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh toán nhanh = (Vốn bằng tiền + các khoản phải thu)/ Nợ ngắn
hạn.

Hệ số thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền/ Nợ đến hạn

• Các chỉ tiêu về khả năng lợi nhuận và năng lực hoạt động (profitability ratios)
được sử dụng đẻ xem xét tính hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng các
tài sản:

Hệ số sinh lợi doanh thu = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần.

Hệ số sinh lợi của tài sản = (Lợi nhuận sau thuế + Tiền lãi phải trả)/ Tổng
tài sản.

Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu.
Sinh viên: Nguyễn Hải Yến Lớp: Đầu tư 51E

×