Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Hoàn thiện công tác đấu thầu xây lắp ở Công ty liên doanh xây dựng Việt Nam – Cu Ba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.32 KB, 57 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường kéo theo cung cách cạnh
tranh ngày càng khắc nghiệt, các doanh nghiệp tự do kinh doanh và cạnh tranh bằng
năng lực thực sự của mình để tồn tại, để chiếm lĩnh thị trường và củng cố vị trí
doanh nghiệp của mình, trong cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt đó không tránh khỏi
những doanh nghiệp sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi do không đáp ứng được yêu cầu
của thị trường. Chỉ những doanh nghiệp có đầy đủ khả năng và nguồn lực mới có
thể tồn tại. Đấu thầu là một trong những hình thức cạnh tranh đó. Mặc dù đấu thầu
là một hình thức tương đối mới với nước ta nhưng không thể không nhắc đến tầm
quan trọng của đấu thầu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp bởi đấu thầu là hình thức giúp chủ đầu tư chọn được nhà thầu tốt nhất, chi
phí thấp nhất, tạo ra công ăn việc làm và những sản phẩm chất lượng cao nhất cho
xã hội…
Trong thời gian thực tập tại Công ty liên doanh xây dựng Việt Nam – Cu Ba,
là Công ty xây dựng, thường xuyên tham gia các gói thầu lớn, nhỏ thuộc lĩnh vực
xây lắp, tác giả được tìm hiểu cụ thể hơn về thực trạng công tác đấu thầu. Thông
qua công tác đấu thầu, Công ty tham gia và nhận được khá lớn các gói thầu trong cả
nước để tổ chức thi công, tạo công ăn việc làm, thu về lợi nhuận cho Công ty. Trong
thời gian thực tập của mình ở Công ty, tác giả được thực tập ở phòng Kế hoạch - kỹ
thuật, phòng có nhiệm vụ chính là tham gia các gói thầu về lĩnh vực thi công xây
lắp. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đấu thầu đối với sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp, tác giả chọn đề tài chuyên đề thực tập của mình là “Hoàn
thiện công tác đấu thầu xây lắp ở Công ty liên doanh xây dựng Việt Nam – Cu
Ba” nhằm nêu lên thực trạng về công tác đấu thầu và đưa ra một số kiến nghị về
công tác đấu thầu ở Công ty.
Kết cấu chuyên đề gồm hai phần:
Chương1: Thực trạng công tác tham gia đấu thầu xây lắp tại Công ty liên
doanh xây dựng Việt Nam – Cu Ba
Chương 2: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đấu thầu xây lắp tại Công ty
liên doanh xây dựng Việt Nam – Cu Ba trong 5 năm tới


SV: Nguyễn Thị Thảo Mai Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
1
1
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THAM GIA ĐẤU THẦU
XÂY LẮP TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH XÂY DỰNG
VIỆT NAM – CU BA - GIAI ĐOẠN 2008 – 2012
1.1. Vài nét về Công ty
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty
Công ty liên doanh xây dựng Việt Nam – Cu Ba được hình thành trên cơ sở
sự chỉ đạo của hai Chính phủ, được thành lập theo giấy phép đầu tư số 885/GP ngày
08/06/1994 của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu
tư) và hoạt động hành nghề xây dựng theo giấy xác nhận đăng ký hoạt động xây
dựng và tư vấn xây dựng số 2109/BXD - CSXD, Bộ Xây dựng cấp ngày 20/7/1999.
Tên tiếng việt của Công ty :
Công ty liên doanh xây dựng Việt Nam - Cu Ba.
Tên tiếng anh là JOINT-VENTURE COMPANY FOR
CONSTRUCTION
Tên viêt tắt là : VIC
Webside:
WWW.VICCO.COM.VN
Địa chỉ email:

Tài khoản Công ty liên doanh xây dựng Việt Nam - Cu Ba:
Tài khoản tiền Việt (VNĐ): 150.620.101.6673
Tài khoản ngoại tệ (USD): 150.620.101.9297
Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
Tây Hồ 296 Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.

1.1.1.1. Lĩnh vực hoạt động
VIC là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh, ngành nghề xây dựng như nhận thầu thi công các công trình dân dụng giao
thông, hầm mỏ, công trình khai thác dầu khí, bưu điện, thông tin Tư vấn, khảo sát
SV: Nguyễn Thị Thảo Mai Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
2
2
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
thiết kế, thẩm tra, giám sát xây dựng. Sản xuất và kinh doanh bê tông trộn sẵn,
nhập khẩu cho thuê máy thi công
Những công trình VIC đã và đang tham gia thi công có rất nhiều, trong đó có
những công trình trị giá hợp đồng lên tới hàng trăm tỷ đồng như :
• Xây dựng Nhà khách Chính phủ tại TP. Hồ Chí Minh (năm 1996-1997) trị
giá 200 tỷ đồng
• Công trình Ngân hàng ngoại thương tại Hà Nội (1999-2000) trên 110 tỷ đồng
• Công trình Trung tâm lưu trữ quốc gia I (2003-2008) trên 130 tỷ đồng
• Công trình Trung tâm lưu trữ quốc gia III trên 700 tỷ đồng
• Công trình Trung tâm Bảo hiểm quốc gia 110 tỷ đồng
• Công trình Dự án thoát nước Hà Nội
• Công trình Dự án Nhiêu Lộc – Thi Nghè Thành phố Hồ Chí Minh… Cùng rất
nhiều các công trình khác khẳng định thương hiệu VICtrên thị trường xây dựng như:
• Các công trình dân dụng khác, giao thông, công trình đường thủy, các công
trình xử lý nền móng, công trình bưu điện, thông tin liên lạc, xây lắp điện, các công
trình tư vấn, khảo sát, thiết kế, thẩm định…tổng trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Ngoài việc thi công các công trình trong nước, Công ty Q.C.I, đối tác Cu Ba
của VIC còn tham gia thi công các công trình giao thông, thủy lợi tại Cu Ba, một số
nước Nam Mỹ, Châu Phi…
1.1.1.2. Bộ máy tổ chức
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ tổ chức của VIC là cơ cấu kết hợp trực tuyến và chức năng. Đó là sự
kết hợp điều khiển - phục tùng giũa các cấp và quan hệ tham mưu - hướng dẫn ở
mỗi cấp (theo sơ đồ 1.1).
1.1.1.3. Chức năng – nhiệm vụ các phòng ban
Mô hình tổ chức của Công ty được xây dựng theo phương pháp trực tuyến
chức năng:
• Hội đồng quản trị: Gồm có tổng giám đốc, chủ tịch và một số thành viên,
được làm việc theo chế độ tập trung hàng quý để giải quyết, đánh giá những vấn đề
tồn tại và đưa ra các giải pháp cấp bách trong quyền hạn cho phép của mình.
• Tổng giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật,
có quyền điều hành Công ty, chịu sự giám sát của hội đồng quản trị.
Các phó tổng giám đốc: Là những người tham mưu, giúp đỡ tổng giám đốc
trong công tác quản lý.
SV: Nguyễn Thị Thảo Mai Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
3
3
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
• Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính: Có nhiệm vụ thay mặt tổng giám
đốc kiểm tra, giám sát việc sản xuất kinh doanh, tình hình luân chuyển vốn, tham
mưu cho tổng giám đốc các dự án tài chính của doanh nghiệp, để đưa ra các chiến
lược kinh doanh hiệu quả.
• Phó tổng giám đốc phụ trách khâu thi công công trình: có thể thay mặt
tổng giám đốc huy động vật tư, thiết bị phục vụ công trình, giám sát, chỉ đạo tiến độ
việc thi công các công trình, đưa ra các sách lược để đảm bảo an toàn lao động, và
các phương án để việc thi công đạt kết quả cao nhất.
• Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật sẽ chỉ đạo khâu kỹ thuật thi công: lập
dự án, tính toán khối lượng thi công, tham mưu cho tổng giám đốc các chỉ tiêu kỹ
thuật và trực tiếp chỉ đạo phòng kế hoạch kỹ thuật thiết kế.
Các phòng ban chức năng:

• Phòng Tổ chức:Đây là phòng chuyên tham mưu về vấn đề nhân sự, tổ chức
lao động, theo dõi tình hình sản xuất, thực hiện chế độ chính sách với người lao
động, xây dựng định mức lao động, làm các công tác thanh tra khen thưởng, đề bạt,
bổ sung lao động, thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, thanh tra hoạt động tiền lương.
Ngoài ra trong phòng tổ chức còn có bộ phận văn thư, giám sát các công văn đến,
công văn đi, quản lý hành chính, bảo mật thông tin liên lạc.
• Phòng Tài chính - kế toán: Có chức năng nhiệm vụ triển khai toàn bộ công
tác kế toán, thống kê, tập hợp các số liệu kinh tế cho toàn bộ các hoạt đông sản xuất
kinh doanh của Công ty, hạch toán kế toán theo đúng quy định của pháp luật, bảo
toàn và sử dụng vốn, đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Đưa ra số liệu, để đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh, thường xuyên báo
cáo cho phó tổng giám đốc quản lý tài chính biết tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
• Phòng Kế hoạch - kỹ thuật: Phòng này có chức năng tham mưu cho cấp
trên về các kế hoạch đầu tư trong và ngoài nước, lập các chỉ tiêu kỹ thuật, xây dựng
định mức hợp lý, xây dựng các phương án kế hoạch để Công ty tham gia đấu thầu,
giám sát việc thi công các công trình.
• Phòng Vật tư thiết bị: Có nhiệm vụ nên kế hoạch cho việc cung ứng vật tư,
giám sát việc xuất nhập các thiết bị máy móc để phục vụ công trường, xử lý sự cố
khi vận hành máy móc, giám sát việc sử dụng vật tư, kiểm kê và thanh lý các thiết
bị.
• Khối các xí nghiệp trực thuộc: Do đặc điểm của ngành xây dựng là ngành
sản xuất độc lập do vậy việc tổ chức sản xuất kinh doanh phải phù hợp với đặc thù
của ngành, cũng như tình hình kinh doanh thực tế tại Công ty.
Cùng với sự phát triển của xã hội Công ty liên doanh xây dựng VIC đã
không ngừng ngày càng mở rộng về quy mô sản xuất, Công ty đã có nhiều cách
quản lý riêng của mình để tạo ra hiệu quả sản xuất cao nhất. Một trong những biện
pháp đó là sau khi ký được hợp đồng xây dựng, Công ty giao khoán cho các xí
nghiệp, đây là một hình thức khoán gọn nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm tới
từng cán bộ quản lý trực tiếp công trình, đồng thời tạo điều kiện cho các xí nghiệp

SV: Nguyễn Thị Thảo Mai Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
4
4
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
chủ động trong vấn đề thi công. Công ty sẽ hỗ trợ vốn và giám sát. Người chỉ huy
công trình sẽ chịu trách nhiệm trước giám đốc xí nghiệp và tổng giám đốc về kết
quả của việc sản xuất và chất lượng công trình.
Để đảm bảo cho việc kinh doanh có hiệu quả, Công ty đã phân cấp quản lý
một cách rõ ràng. Chỉ có Công ty mới có con dấu, và có tư cách pháp nhân trong
các giao dịch ký kết hợp đồng với khách hàng, và chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa
vụ với Nhà nước, chịu trách nhiệm về các quan hệ thanh toán, quan hệ hợp đồng tài
chính
Nhiệm vụ của các xí nghiệp là trực tiếp tham gia thi công các công trình
được giao khoán. Đứng đầu là các giám đốc xí nghiệp có trình độ kỹ sư, phụ trách
toàn bộ hoạt động kinh doanh của xí nghiệp, bộ phận kế toán xí nghiệp có trách
nhiệm tập hợp hóa đơn hàng tháng theo từng công trình, phân loại hóa đơn theo các
loại chi phí ( như chi phí máy, chi phí chung, chi phí vật liệu, chi phí nhân công )
Sau đó gửi lên phòng kế toán của Công ty để hạch toán và làm công tác bù trừ cho
các xí nghiệp.
Các xí nghiệp thành viên được giám đốc Công ty giao cho trực tiếp quản lý,
sử dụng nguồn vốn kinh doanh để thực hiện nguồn vốn sản xuất - kỹ thuật - tài
chính do Công ty giao cho. Mặt khác các xí nghiệp tự chịu trách nhiệm trong việc
kinh doanh tại đơn vị mình, tự quản lý tổ chức sản xuất, thi công, quản lý chi phí,
mở rộng phạm vi hoạt động bằng việc tìm thị trường, đối tác, các công trình khác
nhằm thu lợi nhuận cho đơn vị.
1.1.2. Thực trạng năng lực tham gia dự thầu của Công ty giai đoạn 2008
– 2012
1.1.2.1. Năng lực tài chính
Dưới đây là bảng thống kê nguồn vốn của Công ty qua các năm

Bảng 1.1 : Nguồn vốn của Công ty qua các năm
Năm 2009 2010 2011 2012
Tổng vốn đầu tư (triệu đồng) 17.382 11.619 6.710 31.133
Tốc độ tăng định gốc (%) 58,4% 25,1% -3,4% 195,8%
Tốc độ tăng liên hoàn (%) 58,4% -20,1% -22,7% 206,0%
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty liên doanh xây dựng Việt Nam - Cu Ba
Tổng số vốn đầu tư thực hiện từ năm 2008 đến năm 2012 là trên 81 tỷ đồng;
trong đó nhiều nhất là năm 2012 với số vốn đầu tưlà 31.133 tỷ đồng.
Nguồn vốn của VIC gồm các nguồn sau: nguồn vốn tự có của Công ty,
nguồn vốn tín dụng thương mại và nguồn khác.
Dưới đây là nguồn vốn giai đoạn 2008 - 2011
Bảng 1.2: Nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2008 – 2011
Đơn vị: triệu đồng
SV: Nguyễn Thị Thảo Mai Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
5
5
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
Năm 2008 2009 2010 2011
Tổng vốn đầu tư 17.382 11.619 6.710 31.133
Vốn tự có 9.561 8.478 3.708 16.388
Vốn vay tín dụng 7.035 1.897 1.922 13.047
Khấu hao cơ bản 278 398 420 589
Nguồn khác 508 846 660 1.109
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty liên doanh xây dựng Việt Nam - Cu Ba
Qua thống kê ta thấy rõ có sự thay đổi cả về quy mô tổng vốn đầu tư lẫn khối
lượng vốn đến từ các nguồn khác nhau trong giai đoạn 2008 – 2011. Hầu hết quy
mô vốn ở các nguồn đều có xu hướng tăng trong dài hạn. Đặc biệt là sự tăng nhanh
chóng của vốn tự có và vốn vay tín dụng, đáp ứng tốt nhu cầu đầu tư và sản xuất
kinh doanh của Công ty.

Qua nhiều năm hoạt động trong thị trường xây dựng cơ bản VIC ngày càng
thể hiện được vị trí quan trọng của mình. Uy tín và tiềm lực tài chính là cơ sở đảm
bảo để Công ty mạnh dạn vay vốn tín dụng, để các ngân hàng đồng ý cho vay, giúp
Công ty mở rộng sản xuất, phát triển, đầu tư sang nhiều lĩnh vực khác, tìm kiếm lợi
nhuận. Vốn vay tín dụng tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư qua
các năm, từ năm 2008 – 2011. Trong khi đó, vốn tự có tuy tăng về khối lượng
nhưng lại giảm về tỷ trọng. Việc tăng tỷ trọng vốn vay tín dụng chỉ ra rằng, các cơ
hội đầu tư của Công ty khả thi và có mức lợi nhuận cao. Tuy nhiên, việc này cũng
gây áp lực trả lãi suất lên hoạt động đầu tư kinh doanh của Công ty.
Hoạt động đầu tư của Công ty đã mở rộng khi Công ty quyết định đa đạng
hóa các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. VIC không chỉ tham gia nhận thầu xây dựng,
xây lắp các công trình đơn thuần mà còn bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực giao thông và
bất động sản, đặc biệt là đầu tư vào dự án xây dựng nhà máy nước sạch. Với lợi thế
có truyền thống hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xây dựng, Công ty có thể vừa lập
dự án và thực hiện. Tuy nhiên, việc này có thể gây hiện tượng đầu tư nội bộ. Việc
tham gia và mở rộng các hoạt động đầu tư đó làm vốn đầu tư vào dự án của VIC
tăng qua các năm.
Bảng 1.3 : Báo cáo thực hiện vốn đầu tư dự án giai đoạn 2008 – 2011
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2008 2009 2010 2011
Kế hoạch 15.835 24.353 19.332 23.422
Thực hiện 10.984 17.775 15.092 10.893
% hoàn thành kế hoạch 69.4% 73% 78.1% 46.5%
SV: Nguyễn Thị Thảo Mai Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
6
6
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
Nguồn: Công ty liên doanh xây dựng Việt Nam – Cu Ba
Qua bảng thống kê trên có thể thấy tình hình sử dụng vốn của Công ty ngày

càng hợp lý. Điều đó được thể hiện khi tỉ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch tăng
dần theo từng năm.Việc tăng mạnh vốn đầu tư vào các dự án chứng tỏ đây là hướng
đi đúng đắn, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Công ty. Những dự án mà Công ty
bỏ vốn đầu tư không chỉ giúp nâng cao năng lực của Công ty trong hoạt động xây
dựngmà còn mở ra một hướng đầu tư hiệu quả hơn.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 3 năm gần đây như sau :
Bảng 1.4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
STT NỘI DUNG NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011
1 Tổng tài sản 47.025.694.568 149.752.336.961 243.895.041.371
2 Tổng nợ phải trả 34.075.676.622 107.103.886.023 210.169.982.432
3 Tài sản ngắn hạn 41.124.198.823 121.843.401.203 201.233.484.222
4 Tổng nợ ngắn hạn 32.065.479.694 85.249.142.676 195.287.244.854
5 Doanh thu 18.202.289.934 123.577.608.888 152.562.118.123
6 Lợi nhuận trước thuế 332.359.539 694.460.518 1.435.330.688
7 Lợi nhuận sau thuế 300.537.542 498.673.232 1.076.498.091
Nguồn: Báo cáo tài chính
Phòng kế toán - Công ty liên doanh xây dựng Việt Nam – Cu Ba
Qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 3 năm gần đây ta
thấy được Công ty đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Tổng tài sản tăng lên
đáng kể, điều đó chứng minh rằng Công ty ngày càng tham gia nhiều công trình xây
dựng hơn, với khối lượng lớn công việc như thế đòi hỏi đội ngũ công nhân phải
nâng cao tay nghề, chịu được sức ép công việc cao. Công ty làm việc ngày càng
hiệu quả hơn đã làm cho lợi nhuận tăng mạnh, nâng cao thu nhập cho công nhân
viên.
1.1.2.2. Năng lực máy móc thiết bị thi công
Máy móc – trang thiết bị là một trong những yếu tố cấu thành nên tư liệu sản
xuất. Nó là một trong những yếu tố khách quan quan trọng, quyết định khả năng
cạnh tranh của Công ty vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến công trình, tiến độ thi công.
Đóng vai trò quan trọng như vậy, máy móc – trang thiết bị luôn được Công ty quan
tâm. Đặc biệt giai đoạn hiện nay yêu cầu chất lượng ngày càng cao, thời gian càng

rút ngắn thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất là vô cùng cần thiết.
Dưới đây là bảng liệt kê một số máy móc - trang thiết bị của Công ty.
• Máy móc – trang thiết bị
Bảng 1.5: Thống kê các loại máy móc – trang thiết bị (Tính đến 12/2011)
SV: Nguyễn Thị Thảo Mai Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
7
7
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
S TT LOẠI MÁY XUẤT XỨ
SỐ
LƯỢNG
CÔNG
SUẤT
THÔNG SỐ
KỸ THUẬT
Ô TÔ CÁC LOẠI
1 Ô tô tải Ben Hàn Quốc 9 360 CV 12 tấn
2 Ô tô tải thùng Hàn Quốc 04 140 CV 5 tấn
3 Ô tô chở bê tông Hàn Quốc 13 7-9 m
2
4 Ô tô MAZ Liên Xô 4 15 tấn
5 Ô tô IFA – W 50 Đức 3 5 tấn
6 Ô tô Téc Dongfong Trung Quốc 4 5 tấn
7 Ô tô HUYNDAI HD270 Hàn Quốc 6 15 tấn
8 Ô tô SAMSUNG SM520 Hàn Quốc 6 15 tấn
9 Máy bơm bê tông Đức 3 70 m
3
/h
MÁY XÚC, ĐÀO, KHOAN CỌC NHỒI CÁC LOẠI

1 Máy xúc lật bánh xốp T. Quốc 4 2,2 m
2
2 Máy xúc CAT 320D Mỹ 4 1,6 m
3
3
Máy xúc bánh lốp Hitachi
180W
Nhật 2 1,0 m
3
4 Máy xúc Komatsu PC200 Nhật 2 1,4 m
3
5
Máy đào bánh xích
HITACHI
Nhật 3 0,8 m
3
6
Máy đào bánh lốp
KOMATSU
Nhật 3 0,5 m
3
7
Máy đào bánh xích
CAT320D
Nhật 3 103 KW
8
Máy đầm một quả đầm lăn
nhẵn CAT CS 553S
Nhật 5 97 KW
9 Máy khoan cọc nhồi tự Trung quốc 4 D = 1,0m-

SV: Nguyễn Thị Thảo Mai Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
8
8
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
hành ED500 1,8m
10
Máy khoan cọc nhồi
NIPPON SHARYO
TE4000
Nhật 2 D = 2m
11
Máy khoan cọc nhồi
KOBELCO 7055
Nhật 2 D = 2m
MÁY ỦI, SAN, ĐẦM, LU
1 Máy ủi D5 KOMATSU Mỹ 2
2 Máy ủi D4 KOMATSU Nhật 4
3 Máy ủi bằng xích D4K Nhật 2 62,6 KW
4
Máy ủi bằng xích CAD
D6R3
Nhật 1 138 KW
5 Máy ủi CAT D4 Mỹ 2 110CV
6 Máy ủi CAT D6R Mỹ 1 160CV
7 Máy ủi KOMATSU D4 Nhật 3 160CV
8 Máy san MITSUBISHI Nhật 5 110CV
9 Máy đầm rung CAT CS533 Mỹ 5 27 tấn
10
Máy lu rung bánh lốp và

bánh thép
Nhật 2 16 tấn
11 Máy lu tĩnh bánh thép Nhật 3 10 – 12 tấn
12 Lu bánh thép SANKAI Nhật 3 8 tấn
13 Lu rung DYNAPAC Nhật 1 20 tấn
TRẠM TRỘN BÊ TÔNG
1 Trạm trộn bê tông xi măng Singapore 4 73 m
3
/h
CẦN TRỤC CÁC LOẠI
1 Cần trục lốp tự hành Nhật 3 25 tấn
2 Cần trục tháp Pháp 4 1,5 – 6 tấn
H = 150,
L=60m
SV: Nguyễn Thị Thảo Mai Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
9
9
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
3
Cần trục xích HITACHI
KH 180
Trung Quốc 2 50 tấn L = 38m
4 Cẩu tháp POTIAN MC80 Trung Quốc 1 6 tấn
5 Cẩu xích KOBELCO 7055 Nhật 4 55 tấn
6 Cẩu ADK Đức 3 12 tấn
MÁY CÔNG CỤ VÀ MÁY XÂY DỰNG
1 Vận thăng lồng Hòa Phát Việt Nam 4 1,5 tấn
2 Vận thăng KOMADIN Hàn Quốc 2 1 tấn
3 Máy phát điện 2520KW Nhật 2

4 Máy tách cát Beaure IBC Đức 2 6 KW
5 Máy trộn Bentonine Việt Nam 5 6 KW
6
Bộ phụ kiện thi công cọc
khoan nhồi
Việt Nam 3
7
Máy toàn đạc điện tử Nikko
DTN 322
Nhật 2
8 Máy thủy bình Thụy Sĩ 3
9 Máy kinh vĩ theo20b Đức 6
10 Máy bơm KRS2-150 Hàn Quốc 8 12 KW
11 Máy bơm Honda Nhật 2 15m
3
/h
12 Máy phát điện 175kw Anh 3 175KVA
13
Máy nén khí airman PDS
375
Nhật 1 11m
3/
phút
14 Máy nén khí Khai Phong Trung Quốc 2 2,6
3
/phút
15 Máy cắt sắt GQ-40 Trung Quốc 15 5KW
16 Máy cắt sắt GW-40 Trung Quốc 15 5KW
17 Máy hàn 400A Trung Quốc 15 23KW
18 Máy phá bê tông BOSCH Đức 4

SV: Nguyễn Thị Thảo Mai Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
10
10
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
19 Bộ máy phá bê tông Trung Quốc 12
20
Máy đầm cóc Misaka MT-
72
Việt Nam 5
21 Máy trộn bê tông Việt Nam 9 250l
22 Máy trộn vữa Việt Nam 6 80l
23 Cốp pha thép định hình Việt Nam 4000m2
24 Giáo PAL Việt Nam 3000 bộ
25 Giáo hoàn thiện Việt Nam 4000 bộ
26
Bộ thí nghiệm vật liệu đất,
đá (Cân, tủ sấy, dao vòng,
phễu rót cát, địa tỷ trọng )
Trung Quốc 02 bộ
27
Thiết bị thí nghiệm bê tông
(Khuôn đúc mẫu, súng bắn
bê tông, côn thử độ sụt)
Trung Quốc 3 bộ
28
Thiết bị thí nghiệm
Bentonite
Trung Quốc 02 bộ
29

Các loại máy móc thiết bị
khác
Nhật 350
Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động
Công ty liên doanh xây dựng Việt Nam – Cu Ba
Qua bảng liệt kê một số trang thiết bị của Công ty ta thấy quy mô tầm vóc
của Công ty, là sự đảm bảo của Công ty với chủ đầu tư rằng Công ty có đủ khả
năng hoàn thành các công trình từ giải phóng mặt bằng đến kiểm tra chất lượng, thi
công công trình
1.1.2.3. Đội ngũ nhân sự
Hiện tại tổng số cán bộ công nhân viên trong danh sách của Công ty là 453
người, trong đó lực lượng nữ chiếm hơn 21%, gián tiếp chiếm gần 15%. Bao gồm:
- Tổng số cán bộ kỹ thuật: Trung cấp, Đại học và trên đại học: 185 người
- Tổng số công nhân kỹ thuật: Từ bậc 3/7 trở lên: 268 người.
Ngoài ra Công ty còn có một lực lượng lao động lớn ngoài danh sách. Số lao
động này luôn biến động và phụ thuộc vào từng thời kỳ, nhu cầu của sản xuất, thi
công.
Phần lớn công nhân được tuyển dụng vào Công ty đều phải qua các lớp đào
tạo chính quy công nhân kỹ thuật 3 năm, tay nghề khi ra trường là bậc 3/7. Vì vậy,
SV: Nguyễn Thị Thảo Mai Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
11
11
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
đội ngũ công nhân của Công ty có tay nghề thành thạo, có thể đáp ứng và hoàn
thành tốt các yêu cầu công việc được giao. Tuy nhiên cũng có khả năng do đặc điểm
sản phẩm nên năng suất lao động không được cao. Hàng năm Công ty đều có mở
các lớp bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho công nhân, mở các cuộc thi bậc, chọn thợ
giỏi… để tạo ra một đội ngũ công nhân lành nghề. Đây là yếu tố quan trọng để
Công ty sản xuất ra sản phẩm đảm bảo chất lượng cao thoả mãn yêu cầu của khách

hàng.
1.1.2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.3. Đặc điểm các gói thầu Công ty tham gia giai đoạn 2008 –2012
VIC hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, lắp đặt các công trình. Các
gói thầu mà Công ty tham dự có một số đặc điểm chung như sau:
- Về tính chất: Các gói thầu của Công ty chủ yếu là gói thầu xây lắp và tư
vấn.
- Về hình thức tham dự thầu: Chủ yếu Công ty tham dự thầu cạnh tranh
rộng
rãi
và tham gia dự thầu các gói thầu trong nước và quốc tế.
- Về thời gian: Các gói thầu thường có thời gian thi công ngắn. Trong
vòng một

năm. Tuy nhiên, cũng có gói thầu đòi hỏi thời gian thi công dài trên hai
năm như công trình thi công phần móng khu đô thị Cảng tàu Ngọc Châu – Tuần
Châu – Quảng Ninh
- Về kĩ thuật: Các gói thầu Công ty tham dự chủ yếu có tính chất kĩ thuật từ
đơn giản đến tương đối phức tạp. Công ty đang từng bước nâng cao năng lực của
mình để ngày càng nhận gói thầu có tính chất kĩ thuật cao hơn.
- Về quy mô vốn: Các gói thầu có quy mô vốn trung bình khoảng 100 tỉ
đồng. Tuy nhiên, càng ngày Công ty càng nhận được những gói thầu có quy mô
lớn và yêu cầu cao về kĩ thuật. Ví dụ như gói thầu Thiết kế, cung cấp, lắp đặt
thiết bị và thi công xây dựng công trình kho lưu trữ tài liệụ khoa học công nghệ và
phim ảnh ghi âm (liên danh nhà thầu VIC – KAF – INFISCO). Điều này hoàn toàn
phù hợp với quá trình phát triển và những cố gắng nỗ lực của Công ty trong thời
gian qua.
Tính đến thời điểm đầu quý II năm 2012 , Công ty hiện đang triển khai 46
hợp đồng xây lắp, tư vấn thiết kế với tổng giá trị 1319,971 tỷ đồng. Trong đó chi
nhánh Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh thi công 09 hợp đồng với tổng giá trị

721,61 tỷ đồng và các xí nghiệp, đội thi công độc lập thi công, tư vấn giám sát thực
hiện 37 hợp đồng với tổng giá trị là 598,35 tỷ đồng.
Để có một cái nhìn tổng quan nhất về các gói thầu xây lắp mà VIC tham gia,
bảng dưới đây tổng hợp 1 số gói thầu xây lắp có trị giá trên 1 tỷ Công ty tham gia
giai đoạn 2008 – 2012
SV: Nguyễn Thị Thảo Mai Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
12
12
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
Bảng 1.6: Các gói thầu VIC tham gia giai đoạn 2008 – 2010
STT
Tên công trình
Giá trị dự
thầu
(đơn vị :
triệu đồng)
Thời gian Giá tr
thầu
(đơn v
đồng)
1 Các gói thầu xây lắp
1.534.721,575
1
Gói thầu xây lắp trụ sở làm
việc, tường rào, nhà xe
thuộc dự án : sửa chữa, cải
tạo trụ sở làm việc BHXH
tỉnh Tuyên Quang
8.888,486 01/2011 8.888,486

2
Thi công gói thầu xây lắp
công trình nạo vét cải tạo
kênh tiêu Đồng Tiến, quận
12, thành phố Hồ Chí Minh
58.805,915
01/2011
58.805,915
3
Gói thầu toàn bộ phần xây
dựng các hạng mục nhà làm
việc ban + hội trường , nhà
làm việc chính, nhà làm
việc phòng cảnh sát PCCC
quận 1, hệ thống thông tin
liên lạc, viễn thông tin học
thuộc dự án : Trụ sở cảnh
sát PC &CC Thành phố Hồ
Chí Minh
120.000,0 01/2011 120.000,0
4
Gói thầu đầu tư xây dựng
và kinh doanh hạ tầng khu
chợ Hải Tân thuộc phường
Hải Tân, thành phố Hải
Dương
59.851,571 12/2010 59.851,571
5
Gói thầu thi công xây dựng
Khu phục hồi chức năng

vận động viên thuộc dự án :
Khu phục hồi chức năng
vận động viên
8.890,0 02/2011 8.890,0
SV: Nguyễn Thị Thảo Mai Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
13
13
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
6
Gói thầu thi công xây lắp
công trình khu dân cư –
Chợ dịch vụ và thương mại
xã Tráng Liệt, huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương
64.173,293 03/2011 64.173,293
7
Thi công xây lắp công
trình : Hạ tầng kỹ thuật hai
bên đường quốc lộ 1A đoạn
từ cầu Hoàng Long đến
tượng đài TNXP, thành phố
Thanh Hóa ( hạng mục san
nền, giao thông, cấp nước,
thoát nước, cấp điện)
129.346,504 3/2011 129.346,504
8
Thi công xây lắp phần thô
các biệt thự đơn lập, song
lập dự án Khu đô thị sinh

thái Vincom Village
128.403,170 4/2011 128.403,170
9
Thiết kế, cung cấp, lắp đặt
thiết bị và thi công xây
dựng công trình kho lưu trữ
tài liệụ khoa học công nghệ
và phim ảnh ghi âm ( liên
danh nhà thầu VIC – KAF –
INFISCO )
750.125,922 4/2011
750.125,922
10
Xây dựng khu ký túc xá số
1 dự án : trường cao đẳng
CNTT Hữu nghị Việt Hàn
46.499,896 5/2011
49.999,89
11
Gói thầu 1: Hạng mục xây
dựng công trình Xây dựng
cải tạo mở rộng trường
mầm non Phú Thượng ( cơ
sở 1 )
11.642,108 9/2011 11.642,108
SV: Nguyễn Thị Thảo Mai Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
14
14
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy

12
Thi công phần móng Khu
đô thị Cảng tàu Ngọc Châu
– Tuần Châu – Quảng Ninh
1700 2/2011 1700
13
Thi công xây dựng công
trình: Cải tạo đường và
thoát nước ngách 66 ngõ
Thông Phong, ngõ 7 và ngõ
15 phố Hồ Giám , ngõ 10
phố Bích Câu; bổ sung ga
thu nước mặt đường đoạn từ
phố Đoàn Thị Điểm đến
phố Hào Nam – Trịnh Hoài
Đức – phường Quốc Tử
Giám – quận Đống Đa
974,415 3/2011 974,415
14
Thi công xây dựng phần thô
nhóm nhà ở thấp tầng TT3
dự án : nhóm nhà ở thấp
tầng – khu đô thị thành phố
Giao Lưu
119.887,103
9/2011
119.887,103
15
Thi công xây dựng hạng
mục đường giao thông,

thoát nước mưa, thoát nước
thải tuyến 1 (A3-A5). Công
trình hạ tầng kỹ thuật dự án
khu đô thị thành phố Giao
Lưu
10.851,651 9/2011 10.851,651
16
Hợp đồng thi công xây
dựng: số 017/HĐ – TT –
VIC ngày 13/06/2011.
Công trình cải tạo nâng cấp
trung tâm thương mại Tràng
Tiền.
Hạng mục : thi công phá dỡ
và gia cố kết cấu
8.755,550 6/2011 8.755,550
SV: Nguyễn Thị Thảo Mai Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
15
15
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
17
Gói thầu số 3: cải tạo, nâng
cấp kênh chính số 2 đoạn từ
K2 + 348 đến K3 + 276 hồ
chứa nước Đại Nải
2.426,0 8/2011 2.426,0
Các gói trượt thầu
1
Gói thầu toàn bộ phần xây

dựng và cung cấp lắp đặt
thiết bị công trình A1 và hạ
tầng kỹ thuật ngoài nhà toàn
dự án thuộc công trình : xây
dựng nhà ở phục vụ di dân
giải phóng mặt bằng tại
phường Kim Giang quận
Thanh Xuân
61.234,0 01/2011 Trượt
2
Xây dựng khu kí túc xá số 3
dự án trường cao đẳng
CNTT hữu nghị Việt Hàn
45.351,567 4/2011
Trượt
3
Thi công hạng mục cảnh
quan công trình ( gói thầu
XL – 15 ). Dự án : đầu tư
xây dựng trụ sở Bộ ngoại
giao
Sơ tuyển 7/2011 Trượt
Nguồn: Báo cáo công tác đấu thầu
Phòng dự án- Công ty liên doanh xây dựng Việt Nam – Cu Ba
1.2. Quy trình đấu thầu ở Công ty
Để tham gia một gói thầu, Công ty phải trải qua các bước theo sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 1.2 : Quy trình tham gia dự thầu
Tìm kiếm thông tin và mua hồ sơ dự thầu
Chuẩn bị hồ sơ dự thầu
SV: Nguyễn Thị Thảo Mai Lớp: Kinh tế đầu tư 51E

16
16
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
Nộp hồ sơ dự thầu
Hoàn thiện và kí kết hợp đồng
1.2.1. Tìm kiếm thông tin và mua hồ sơ dự thầu
Đấu thầu là một công việc thường ngày của Công ty xây dựng. Tuy vậy, một
trong những quyết định quan trọng nhất mà Công ty phải đưa ra là có tham gia đấu
thầu hay không khi có cơ hội tranh thầu. Phòng Dự án sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm
thông tin về các gói thầu.Nếu tham gia gói thầu đó thì Công ty mới chuẩn bị việc
lập phương án và chiến lược tranh thầu. Sau khi có phương án và chiến lược tranh
thầu, Công ty phải kiểm tra lần nữa để quyết định nộp hồ sơ dự thầu và theo đuổi
gói thầu. Vì vậy, mỗi quyết định tham gia gói thầu đều đòi hỏi phải đầu tư tiền của,
công sức và thời gian rất lớn, do đó không thể lãng phí nguồn lực để thực hiện đấu
thầu khi mà tỷ lệ thắng thầu là không cao.
Ở Công ty, công tác đấu thầu được quan tâm ngay từ hoạt động thu thập
thông tin trước khi đấu thầu, nhờ đó mà Công ty biết được các thông tin liên quan
đến bên mời thầu, nội dung mời thầu, địa điểm, thời gian tổ chức đấu thầu và những
yêu cầu liên quan của bên mời thầu.
Các thông tin này được thu thập từ các nguồn rất đa dạng và phong phú như:
- Các phương tiện thông tin đại chúng: internet, truyền hình, báo chí,…
- Các mối quan hệ của Công ty, tổng Công ty.
- Thông báo từ các cơ quan chức năng.
- Do tổng Công ty giao.
- …
Để thông tin có độ tin cậy và hiệu quả cao, có thể giúp tiếp cận và tham gia
dự thầu, Công ty đặc biệt tìm hiểu về: Ban quản lý dự án, chủ đầu tư, nguồn vốn
đầu tư cho thực hiện dự án và các thông tin liên quan đến các đối thủ dự thầu khác.
Công ty đã xây dựng một đội ngũ nhân viên tìm tin tức đấu thầu chuyên nghiệp, sau

đó tổng hợp lại để chọn gói thầu tối ưu để tham gia.
Không chỉ có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, Công ty còn luôn quan
tâm đến đầu tư cho các trang thiết bị xử lý thông tin một cách hệ thống và hiện đại
nhất.
Sau khi tiếp nhận thông tin, giám đốc và trưởng các đơn vị tiến hành phân
tích xem năng lực của Công ty có phù hợp với công việc chuẩn bị mời thầu và tính
khả thi khi thực hiện dự án. Kết quả xem xét được giám đốc hoặc trưởng phòng Kế
hoạch ký xác nhận vào sổ “Theo dõi dự thầu”.
Nếu xét thấy Công ty không thể tham gia đấu thầu, Công ty sẽ phân tích lý
do, nguyên nhân để rút kinh nghiệm. Trong trường hợp Công ty có đủ năng lực thực
hiện đấu thầu và thi công dự án, giám đốc quyết định cho tiến hành lập bộ hồ sơ dự
SV: Nguyễn Thị Thảo Mai Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
17
17
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
thầu.
1.2.2. Chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu
1.2.2.1. Lập kế hoạch chuẩn bị hồ sơ dự thầu
Phòng Kế hoạch – kỹ thuật chịu trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Trong
kế hoạch chuẩn bị hồ sơ dự thầu phải nêu rõ:
- Nội dung cần thực hiện
- Người thực hiện
- Thời gian hoàn thành
Phòng kế hoạch – kỹ thuật trình giám đốc duyệt kế hoạch và kết hợp các
phòng ban liên quan để thực hiện.
SV: Nguyễn Thị Thảo Mai Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
18
18
18

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
Hộp 1 : Mẫu kế hoạch chuẩn bị hồ sơ dự thầu
KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ HỒ SƠ DỰ THẦU
- Tên dự án: ………………… Địa điểm:…………………………
- Chủ đầu tư:………………….Ngày nộp HSDT:…………………
SV: Nguyễn Thị Thảo Mai Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
19
19
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
STT
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
NGƯỜI THỰC HIỆN
Nguồn: Quy trình xem xét hợp đồng và đấu thầu
Công ty liên doanh xây dựng Việt Nam – Cu Ba
1.2.2.2. Thực hiện kế hoạch chuẩn bị hồ sơ dự thầu
Các cá nhân và đơn vị tiến hành thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu theo
đúng nội dung và thời gian nêu trong kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, nếu có
vướng mắc, phối hợp với các đơn vị khác, nếu cần thiết báo cáo giám đốc để giải
quyết.
Nội dung cụ thể của việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu như sau:
- Mua hồ sơ dự thầu
Sau khi nhận được thông báo mời thầu, phòng kế hoạch tiến hành mua hồ sơ
dự thầu theo địa chỉ trong thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu.
- Căn cứ vào tính chất công việc, kế hoạch của các đơn vị có thể giao cho
đơn vị thi công . Các phòng ban có nhiệm vụ chuẩn bị cụ thể sau đây:
 Phòng Kế hoạch:
- Đơn dự thầu
- Thông tin chung
- Hồ sơ kinh nghiệm

- Giải pháp kỹ thuật và biện pháp thi công
- Biện pháp đảm bảo an toàn , giao thông
- Sơ đồ tổ chức hiện trường
- Bố trí nhân sự thực hiện dự án
- Bố trí thiết bị thi công
- Dữ liệu liên danh
- Tiến độ thi công
- Tính giá dự thầu
- Điều kiện thanh toán và thương mại
- Các tài liệu khác nếu hồ sơ mời thầu yêu cầu
 Phòng Kế toán
- Bảo lãnh dự thầu
- Số liệu tài chính
- Bản báo cáo quyết toán tài chính
 Phòng Hành chính
- Cấp các tài liệu về tư cách pháp lý có công chứng gồm Đăng ký hành nghề,
Quyết định thành lập doanh nghiệp.
- Cấp văn bằng, chứng chỉ của cá nhân chủ chốt thực hiện dự án ( nếu hồ sơ
mời thầu yêu cầu )
SV: Nguyễn Thị Thảo Mai Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
20
20
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
Việc lập hồ sơ dự thầu phải do cán bộ đơn vị thi công làm trực tiếp, Công ty
có các yêu cầu gắt gao sau đây:
- Nhân viên lập các tài liệu dự thầu được lựa chon phải là chuyên gia am
hiểu lĩnh vực được phân công soạn thảo
- Phần giá dự thầu được xây dựng trên cơ sở yêu cầu của hồ sơ về khối
lượng hoặc đơn giá

- Trường hợp đặc biệt do yêu cầu về chất lượng và tiến độ lập hồ sơ, phòng
kế hoạch có thể đề nghị giám đốc Công ty phê duyệt cho phép thuê chuyên gia
- Trong quá trình lập hồ sơ dự thầu nếu các điểm trong hồ sơ mời thầu chưa
rõ hoặc cần khảo sát các thông tin để làm hồ sơ. Phòng Kế hoạch liên hệ với bên
mời thầu để tìm hiểu, nếu cần tổ chức khảo sát để đảm bảo chất lượng của hồ sơ.
1.2.2.3. Chuẩn bị nội dung về kỹ thuật
Căn cứ vào các bản vẽ kỹ thuật của hồ sơ mời thầu, phòng Kế hoạch - kỹ
thuật có trách nhiệm bóc tách từng khối lượng công việc cần phải làm trong gói
thầu. Phòng Kế hoạch – kỹ thuật phải hiểu rõ công việc nào cần phải làm thông qua
bảng tiên lượng và dự toán chi tiết. Thông qua bảng này, nhân viên trong phòng Kế
hoạch – kỹ thuật được giao trách nhiệm sẽ tính giá trị dự thầu. Điều quan trọng ở
đây là bộ phận chịu trách nhiệm kỹ thuật phải khẳng định bảng tiên lượng đã bao
gồm tất cả các công việc cần phải làm trong quá trình thi công. Vì có những công
việc không có trong hồ sơ mời thầu , nhưng Công ty vẫn phải tiến hành để đảm bảo
chất lượng công trình như cam kết, nên sẽ dẫn đến tăng chi phí cho thi công mà
không được bên mời thầu chi trả, làm giảm lợi nhuận cho Công ty.
Các biện pháp tổ chức thi công của gói thầu được thể hiện qua bản thuyết
minh các biện pháp thi công. Bản thuyết minh thường bao gồm các nội dung chính
như sau:
• Giới thiệu chung về công trình
Phần giới thiệu chung về công trình xây lắp thường có những nội dung chính
như sau:
- Vị trí địa lý
- Nhiệm vụ công trình và các thông số kỹ thuật
- Hiện trạng công trình
• Yêu cầu về kỹ thuật
- Các quy định chung về kỹ thuật và về chất lượng sản phẩm xây lắp.
- Yêu cầu về kỹ thuật đối với từng loại vật tư.
- Yêu cầu về kỹ thuật đối với từng loại công việc.
SV: Nguyễn Thị Thảo Mai Lớp: Kinh tế đầu tư 51E

21
21
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
- Yêu cầu về nghiệm thu khối lượng chất lượng công trình, bảo hành công
trình,
• Các biện pháp tổ chức thi công
Căn cứ vào các yêu cầu và bản vẽ kỹ thuật của công trình trong hồ sơ mời
thầu mà phòng Kế hoạch – kỹ thuật họp bàn, dưới sự chỉ đạo của phó tổng giám đốc
phụ trách kỹ thuật, đưa ra các biện pháp tổ chức thi công cho phù hợp và hiệu quả
nhất. Dưới đây là các vấn đề được nêu ra họp bàn để chuẩn bị kế hoạch thi công
công trình:
A) Công tác chuẩn bị để mở công trường:
Tuỳ vào vị trí, đặc điểm tại nơi tiến hành thi công công trình để có phương
án chuẩn bị mở công trường:
- Nếu đường thi công chưa có phải mở đường mới, trên cơ sở tận dụng
đường giao thông sẵn có, với mục tiêu hạn chế chi phí mở đường đến mức tối thiểu
- Về xây dựng lán trại ở cho công nhân thi công: Phải bố trí trụ sở làm việc
tại hiện trường thi công , có thể xây dựng, có thể thuê trong khu dân cư để tiết kiệm
chi phí, tùy từng công trình
- Về điện nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày: Dùng nguồn nước đã có sẵn
trong dân, có thể là xin hoặc mua, hoặc có thể huy động thêm máy phát điện.
B) An toàn lao động trong quá trình thi công:
Đối với bất kỳ công trình nào, Công ty cũng có ký những cam kết về an toàn
lao động trong suốt quá trình thi công:
- Cam kết thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ về bảo hộ lao động: bao
gồm thời gian làm việc, chế độ đãi ngộ lao động, trang bị bảo hộ lao động, tiện nghi
phục vụ sinh hoạt cho người lao động (lán trại, nhà vệ sinh, nhà ăn )…
- Thực hiện các biện pháp vệ sinh mặt bằng quanh phạm vi sinh hoạt và thi
công, dự phòng các phương án chống thiên tai có thể xảy ra, phòng tránh dịch bệnh.

- Thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ, đảm bảo an ninh trong khu
vực xây dựng công trình.
- Có biển hướng dẫn, biển báo an toàn giao thông đảm bảo an toàn cho người
và phương tiện thi công, cũng như đảm bảo an toàn dân cư và phương tiện hoạt
SV: Nguyễn Thị Thảo Mai Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
22
22
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
động xung quanh
C) Phương án tổ chức thi công chi tiết
Tuỳ theo đặc điểm, khối lượng công việc mà Công ty đưa ra các biện pháp
thi công:tiến độ thi công, bố trí nhân lực, huy động máy móc cho thi công, sau đó
được tổng hợp để tính tổng tiến độ thi công, tổng số nhân lực và máy móc cần huy
động.
+Tiến độ thi công
Tiến độ thi công là yếu tố quan trọng cần được nêu rõ trong hồ sơ dự thầu,
nó không chỉ thể hiện năng lực của Công ty mà còn ảnh hưởng lớn đến chi phí và
kết quả kinh doanh. Trong một công trình, có những công việc có thể tiến hành
song song với nhau, có những công việc phải tiến hành theo trình tự nhất định. Căn
cứ vào đó Công ty đưa ra những giải pháp cho tiến độ thi công phù hợp đối với từng
công trình.
+ Bố trí nhân lực
Con người là yếu tố quyết định sự thành công của việc thực hiện dự án nên
công tác bố trí nhân lực được Công ty hết sức chú trọng. Thôngthường, đối với
những công trình có tổng vốn đầu tư dưới 100 tỷ đồng, Công ty bố trí nguồn nhân
lực chủ chốt như sau:
- 1 kỹ sư xây dựng có nhiều năm kinh nghiệm làm chỉ huy trưởng công trình,
thường là phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật.
- Kỹ sư xây dựng làm cán bộ kỹ thuật phụ trách các phần việc chính tại các

hạng mục quan trọng. số lượng kỹ sư được bố trí sẽ được xem xét đối với từng công
trình cụ thể.
- 1 kỹ sư kinh tế xây dựng phụ trách hồ sơ và khối lượng thanh quyết toán.
Vị trí này thường được phòng Kế hoạch – kỹ thuật phân cho trưởng các xí nghiệp
đảm nhiệm
- 1 kỹ sư dày dặn kinh nghiệm chuyên trách về an toàn lao động
- 1 kỹ sư chuyên trách về điện, nước
- 1 kỹ sư chuyên trách theo dõi, bảo dưỡng máy thi công
- 2 kỹ sư trắc địa
- Ngoài ra là các cán bộ chuyên ngành phụ trách các chuyên môn khác như
kiểm soát, kiểm tra chất lượng từng phần việc; kiểm tra, theo dõi tiến độ thi công
công trình…. Số lượng các nhân viên, công nhân được triển khai tùy thuộc vào quy
mô, tính chất của từng công trình, để đảm bảo chất lượng công trình là tốt nhất.
+ Máy móc cần huy động cho thi công công trình
Tuỳ theo từng công trình,và tùy yêu cầu về thời gian mà nhóm kỹ thuật tính
SV: Nguyễn Thị Thảo Mai Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
23
23
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
toán khối lượng máy móc cần thiết huy động, sao cho đảm bảo hoàn thành công
trình trong điều kiện hiện có.
Tính toán khối lượng máy móc có huy động;
- Chi phí máy móc thi công là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất đối với những
công trình cao tầng và công trình có kết cấu lớn. Tiết kiệm chi phí thực hiện trên cơ
sở yêu cầu thực tế của từng công việc cũng như tùy theo từng công trình và năng
lực hiện có.
Việc tính toán khối lượng máy móc được phòng Kế hoạch – kỹ thuật lập kế
hoạch cụ thể cũng như dự phòng trong trường hợp cần thiết.
Số lượng máy móc cần huy động cho công trình được thể hiện ở danh sách

máy móc thiết bị dự kiến đưa vào công trình. Đó là khối lượng máy móc thiết bị
được đưa vào thi công công trình khi Công ty trúng thầu.
Ví dụ: Đối với công trình thi công xây dựng gói thầu số 2:
Xây dựng nhóm nhà ở thấp tầng TT1- Khu đô thị thành phố Giao Lưu
Bảng 1.7. Bảng năng lực thiết bị thi công
Loại thiết
bị thi công
Số
lượng
Công suất Tính năng
Nước sản
xuất
Năm sảm
xuất
Sở hữu
của nhà
thầu hay
đi thuê
Chất
lượng
thực hiện
hiện nay
Máy đào 2 103(138) Đào đất Nhật Bản 2009 Sở hữu Tốt
Máy ép
cọc
1 Đi thuê Tốt
Ô tô tự đỗ 3 12000kg
Vận
chuyển
Trung

Quốc
Đi thuê Tốt
Máy trộn
bê tông
2 2.2 kw 1 pha
Trộn bê
tông
Việt Nam Sở hữu Tốt
Máy trộn
vữa
2 Sở hữu Tốt
Máy cắt
sắt
1
Trung
Quốc
Sở hữu Tốt
SV: Nguyễn Thị Thảo Mai Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
24
24
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
Máy uốn
sắt
1
Trung
Quốc
Sở hữu Tốt
Máy hàn 1
Trung

Quốc
Sở hữu Tốt
Máy đầm
bàn
2
Trung
Quốc
Sở hữu Tốt
Máy đầm
dùi
2 Sở hữu Tốt
Máy thủy
bình
1 Đài Loan Sở hữu Tốt
Máy phát
điện
1 175 KVA Phát điện Nhật Bản Sở hữu Tốt
Máy bơm
nước
2 11kw
Bơm
nước
Nhật Bản Sở hữu Tốt
Thiết bị
đo, thử
nghiệm
1 bộ Nhật Bản Sở hữu Tốt
Một số
máy móc
khác phù

hợp với
yêu cầu
Nguồn: Hồ sơ dự thầu gói thầu số 2
Xây dựng nhóm nhà ở thấp tầng TT1- Khu đô thị thành phố Giao Lưu
Qua công tác chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung kỹ thuật trên đây, từ máy móc
đến đội ngũ nhân sự, từng khâu được nghiên cứu, chuẩn bị rất tỉ mỉ. Công việc này
đòi hỏi tổ thuộc phòng Kế hoạch – kỹ thuật được giao nhiệm vụ này phải gồm
những người có kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm được đúc rút qua nhiều công trình
tương tự. Và sự chuẩn bị kỹ lưỡng ấy cũng giúp Công ty khẳng định năng lực thực
thiện của mình đối với chủ đầu tư.
1.2.2.4. Chuẩn bị nội dung về tài chính
Ngay sau khi phòng kế hoạch – kỹ thuật của Công ty nhận được bảng chi tiết
về nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, cước vận chuyển, nhân công của phòng kỹ
SV: Nguyễn Thị Thảo Mai Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
25
25
25

×