Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội
LỜI NÓI ĐẦU
Kế toán là một trong những công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả trong hệ
thống công cụ quản lý kinh tế. Với việc kiểm tra giám sát và cung cấp thông tin
kinh tế tài chính phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh tối ưu cho các
nhà quản trị, kế toán đang là công cụ được sự quan tâm của các nhà quản lý.
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, kế toán càng tỏ
ra là một công cụ quan trọng không thể thiếu được của các nhà quản lý. Kinh
tế thị trường xuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp, nhiều sản phẩm hàng
hóa, quá trình cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Mục tiêu của tất cả các
doanh nghiệp là dành thắng lợi trong cạnh tranh, thu lợi nhuận ở mức cao
nhất. Một trong những biện pháp quan trọng là phải giảm chi phí sản xuất và
hạ giá thành sản phẩm .
Chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng
trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp
và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh. Nếu doanh nghiệp giảm bớt được chi phí sản xuất sẽ góp phần hạ thấp
được giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và tăng hiệu quả cạnh tranh trên thị
trường. Điều đó đặt ra cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
một nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong toàn bộ công tác kế toán
của doanh nghiệp – phải tìm mọi biện pháp để phản ánh kiểm soát chi phí sản
xuất một cách tốt nhất nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm đồng
thời cung cấp các thông tin hữu ích, nhanh và kịp thời cho việc ra các quyết
định nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trong thời gian thực tế tại Công ty Liên doanh TNHH Flexcon VIỆT
Nam, được tiếp xúc với công tác kế toán chi phí và giá thành, mặt khác xét
thấy kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm có tầm quan
Hoa Thị Mường Lớp: CĐKT 4 – K2
1
Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội
trọng rất lớn. Nên em đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm hiểu về công tác kế toán
tập hợp chi phí sản xuất.
Nhờ sự giúp đỡ của cô giáo Nguyễn Thị Phương Thảo, sự hổ trợ của
Công ty Liên doanh TNHH Flexcon VIỆT Nam đặc biệt là phòng tài chính kế
toán cùng với sự nổ lực của bản thân em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp
với đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
ở Công ty Liên doanh TNHH Flexcon VIỆT Nam”
Ngoài lời mở đầu và kết luận nội dung chuyên đề tốt nghiệp của em gồm
3 chương:
Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí
sản xuất của Công ty Liên doanh TNHH Flexcon VIỆT Nam.
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Liên doanh TNHH Flexcon VIỆT Nam.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Liên doanh TNHH Flexcon VIỆT Nam.
Do hạn chế về thời gian thực tập cũng như trình độ hiểu biết, tích lũy còn
ít ỏi, kinh nghiệp thực tế chưa nhiều nên chuyên đề của em không tránh khỏi
nhưng sai sót. Em rất mong được sự giúp đở của các thầy cô hướng dẫn cùng
các cán bộ ở phòng kế toán của Công ty để đề tài nghiên cứu của em được hoàn
thiện hơn. Đồng thời có thể hiểu sâu hơn về công tác kế toán nói chung và công
tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hoa Thị Mường Lớp: CĐKT 4 – K2
2
Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT
VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
LIÊN DOANH TNHH FLEXCON VIỆT NAM
1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty Liên doanh TNHH Flexcon VIỆT Nam
* Mặt hàng chính của Công ty là các sản phẩm may mặc bao gồm các
chủng loại Jacket, váy áo nữ, áo bơi, đồng phục cho cơ quan, sơ mi xuất
khẩu Là một trong các thành viên của Tổng Công ty Dệt may VIỆT Nam,
Công ty đã góp một phần không nhỏ vào nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất hàng
Dệt may. Các mặt hàng của Công ty Liên doanh TNHH Flexcon phong phú
về chủng loại, đa dạng về mẩu mã và đã khẳng định được mình trên thị
trường trong nước và trên thế giới. Sản phẩm của Công ty đã xuất khẩu sang
các thị trường khó tính trên thế giới như Nhật Bản, Đài Loan và đặc biệt là thị
trường Nga. Công ty thường xuyên duy trì mối quan hệ với các hãng nổi tiếng
như: Gennie’s Fashion - Đài Loan , hãng Hadông - Hàn Quốc , hãng Leisure ,
Itochu , Yongshin ,
Chính sự nhạy bén với biến động của thị trường Công ty đã tìm ra được
một hướng đi đúng đắn đó là không ngừng tìm kiếm thị trường mới cả trong
nước và quốc tế thông qua hoạt động của các cửa hàng bán lẻ và hoạt động
xuất khẩu sang thị trường mới đảm bảo đầu ra cho sản xuất .
* Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty Liên doanh TNHH Flexcon là một Công ty chuyên sản xuất sản
phẩm May. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất sản phẩm và đặc điểm quy trình
công nghệ, Công ty tiến hành tổ chức sản xuất theo phân xưởng, trong phân
xưởng có các tổ sản xuất chuyên trách các nhiệm vụ khác nhau. Do đặc điểm
Hoa Thị Mường Lớp: CĐKT 4 – K2
3
Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội
của sản phẩm may nên về công nghệ rất ít khâu có thể tự động hoá hoàn toàn,
hầu hết các khâu để cho ra một sản phẩm may hoàn chỉnh đều phải do công
nhân trực tiếp vận hành máy móc để sản xuất.
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty Liên doanh TNHH
Flexcon VIỆT Nam.
*Quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty Liên doanh TNHH Flexcon
VIỆT Nam
Công ty tổ chức sản xuất theo quy trình sản xuất phức tạp kiểu chế biến
liên tục. Sản phẩm sản xuất trải qua 2 giai đoạn liên tiếp nhau theo dây truyền
công nghệ khép kín: Cắt – May hoàn thiện sản phẩm, đồng thời trong giai
đoạn may, các bộ phận, chi tiết sản phẩm lại được sản xuất một cách độc lập
song song và cuối cùng được lắp ráp, ghép nối thành sản phẩm là bán thành
phẩm may.
Từ nguyên liệu chính là vải (Loại vải tuỳ theo yêu cầu của từng đơn đặt
hàng), phòng kỷ thuật căn cứ vào kế hoạch cắt đo phòng kế hoạch chuyển
sang để tiến hành thiết kế, may thử mẫu áo (nếu khách hàng chưa có mẫu
hoặc khách hàng yêu cầu) và đi "tác vụ” để lập kế hoạch cắt (đối với những
đơn đặt hàng lớn, số lượng nhiều, sản xuất hàng loạt), viết phiếu may đo đối
với hợp đồng nhỏ đặt may đo, khách hàng thường xuyên. Vải và kế hoạch sản
xuất sẽ được chuyển cho xưởng cắt để tiến hành trải, cắt theo tác nghiệp hay
cắt theo số đo ghi trên phiếu may đo và pha thành các bán thành phẩm hoàn
thiện. Tại xưởng cắt, có nhân viên giám sát kỷ thuật trực tiếp hướng dẫn,
giám sát thực hiện cắt trên vải theo đúng yêu cầu chỉ tiêu kỷ thuật.
Bán thành phẩm cắt tạo ra chuyển sang xưởng may, tại đây tiến hành
phân công chuyên môn hoá theo từng chi tiết của sản phẩm đến từng công
nhân may chuyền. Bán thành phẩm do nhân viên thống kê nhận về, sau đó
tiến hành may chuyền, chuyên môn hoá từng chi tiết sản phẩm. Khâu cuối
Hoa Thị Mường Lớp: CĐKT 4 – K2
4
Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội
cùng của giai đoạn là may ghép các bộ phận, chi tiết riêng lẻ thành sản phẩm
và tiến hành gắn mác, thùa, đính, là, kiểm hoá hoàn thiện sản phẩm nhập kho,
đóng gói và xuất trả hàng theo ngày ghi trên hợp đồng đã ký kết.
Ta có thể khái quát quá trình sản xuất theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty Liên doanh
TNHH Flexcon Việt Nam
Hoa Thị Mường Lớp: CĐKT 4 – K2
5
Nguyên vật liệu
Xưởng cắt
Xưởng may2
PX hoàn thiện
Kho thành phẩm
Xuất trả khách
hàng
Xưởng may cao
cấp
Xưởng may 1
Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội
1.3. Quản lý chi phí sản xuất tại Công ty Liên doanh TNHH Flexcon
VIỆT Nam
Xuất phát từ đặc thù của loại hình sản xuất gia công hàng may mặc
theo đơn đặt hàng của khách hàng, công ty tổ chức quản lý theo hình thức đối
với CPNVLTT (NVL chính và NVL phụ) và xây dựng đơn giá tiền lương sản
phẩm theo sản phẩm chuẩn là “áo chiết gấu dài tay”.
Khách hàng thỏa thuận và ký kết hợp đồng chuyển sang Phòng Kế
hoạch, Phòng Kế hoạch lập lệnh sản xuất đưa lên giám đốc để ký duyệt và
chuyển sang Phòng Kỹ thuật. Phòng Kỹ thuật căn cứ vào lệnh sản xuất, xây
dựng định mức NVL (theo giá thỏa thuận với khách hàng ghi trên hợp đồng).
Căn cứ vào định mức này, Phòng Kỹ thuật tiến hành thiết kế mẫu và may thử
áo mẫu (đối với đơn đặt hàng với số lượng lớn hoặc theo yêu cầu của khách
hàng), sau đó căn cứ vào số đo của từng người và viết phiếu may đo (hoặc đi
tác nghiệp). Kế hoạch cắt và phiếu may đo được chuyển về Phòng Kế hoạch,
Phòng Kế hoạch kiểm tra sắp xếp lại sau đó chuyển sang các phân xưởng và
tiến hành sản xuất. Hệ thống định mức về NVL được sử dụng để quản lý việc
xuất dùng NVL chính ở khâu cắt vật liệu phụ ở công ty.
Đối với đơn đặt hàng lớn, khách hàng yêu cầu thiết kế mẫu sản phẩm,
sau khi mẫu thiết kế được khách hàng chấp thuận, Phòng Kỹ thuật tiến hành
“đi tác nghiệp” chia thành từng bước công việc phù hợp nhằm chuyên môn
hóa sản xuất lập kế hoạch cắt. Tiếp đó Phòng Kỹ thuật bấm giờ xác định hao
phí lao động cần thiết cho từng bước công việc để xây dựng đơn giá tiền
lương cho từng bước công việc dựa trên cơ sở mức độ đơn giản hay phức tạp
của sản phẩm sản xuất hay công việc mà công nhân thực hiện.
Đối với CPSX được quản lý theo số thực tế phát sinh trong kỳ trên cơ
sở các chứng từ phát sinh đảm bảo đầy đủ tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp.
Hoa Thị Mường Lớp: CĐKT 4 – K2
6
Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội
Tại các địa điểm phát sinh CPSX, các nhân viên thống kê theo dõi chi
tiết các khoản chi phí phát sinh làm căn cứ cho kế toán tập hợp CPSX một
cách chính xác nhất.
Với đặc điểm tổ chức sản xuất tương đối hợp lý, công ty đã làm đơn
giản hóa công việc quản lý CPSX nhưng không làm giảm tính chặt chẽ của
công việc quản lý.
Việc xác định nguyên tắc hạch toán CPSX vào Zsp có ý nghĩa rất to lớn
trong việc tính đúng, tính đủ và hợp lý các khoản chi phí vào Zsp cũng như
đảm bảo tính nhất quán trong kế toán CPSX và tính Zsp của DN.
Tại Công ty Liên doanh TNHH Flexcon VIỆT Nam, việc tập hợp
CPSX để tính Zsp tuân thủ theo đúng nguyên tắc của chế độ kế toán hiện
hành. Nguyên tắc đó là: chỉ tính vào giá thành sản phẩm các chi phí: NVLTT,
NCTT và CPSXC.
Hoa Thị Mường Lớp: CĐKT 4 – K2
7
Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
LIÊN DOANH TNHH FLEXCON VIỆT NAM
2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty
2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.1.1. Nội dung chi phí
Chi phí NVL trực tiếp gồm chi phí NVL chính và chi phí NVL phụ.
Nguyên vật liệu chính là các loại vải có nhiều màu sắc, chất lượng phẩm cấp
khác nhau, tùy theo từng đơn đặt hàng và yêu cầu của khách hàng công ty sử
dụng NVL phù hợp như vải Peco dầu khí, Peco hải quan, vải Casimia, Kate
trắng trung quốc, vải len viện kiểm sát, vải Valentino, vải len quản lý thị
trường,……….
Nguyên vật liệu phụ được sử dụng để làm tăng chất lượng hoàn chỉnh
sản phẩm, phục vụ công việc quản lý bao gói sản phẩm. Vật liệu phụ trong
ngành may thường có giá trị không lớn nhưng chủng loại rất đa dạng và
phong phú như cúc, mex, chỉ,….
Các NVL này thường được nhập từ nguồn chính là mua ngoài. Đối
với các vật liệu chính thường được đặt mua tại các đơn vị có quan hệ mua
bán lâu dài với công ty như Công ty dệt len Nam Định, dệt 8/3 … hoặc mua
của các tổ chức thương mại nhập vật tư từ nước ngoài về, còn đối với các lô
hàng nhỏ không đòi hỏi lượng NVL nhiều thì trước khi tiến hành sản xuất,
công ty mua NVL ngoài thị trường tự do. Vì vậy khi có lệnh sản xuất các đơn
đặt hàng, nhận diện được vật tư của từng lô hàng, công ty mới mua NVL theo
yêu cầu sản xuất.
Hoa Thị Mường Lớp: CĐKT 4 – K2
8
Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội
2.1.1.2. Tài khoản sử dụng
Khi phát sinh khoản chi phí về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, kế toán căn
cứ vào chứng từ là các phiếu xuất kho (đối với các loại NVL đã nhập kho này
xuất ra để sản xuất), các hóa đơn mua hàng (đối với các loại NVL mua về đưa
vào sản xuất ngay) và các chứng từ, tài liệu khác liên quan. Ngoài ra đối với
NVL chính trực tiếp kế toán phải căn cứ kết quả hạch toán ban đầu ở xưởng cắt
(vì NVL được sử dụng chính ở giai đoạn cắt tạo thành bán thành phẩm cắt) để
tính toán, phân loại, tổng hợp giá vốn NVL dùng cho sản xuất sản phẩm.
Hiện nay, giá NVL xuất kho được công ty tính giá thực tế đích danh. Khi
xuất kho NVL, CCDC thuộc lô hàng nào thì căn cứ vào số lượng xuất kho và
đơn giá mua thực tế lô hàng đó lúc nhập kho để tính giá thực tế của số NVL,
CCDC xuất kho.
- Tổ chức tài khoản:
Kế toán sử dụng TK 621- “chi phí NVL trực tiếp” để tập hợp
CPNVLTT cho toàn bộ quy trình công nghệ và cho toàn doanh nghiêp.
2.1.1.3. Quy trình ghi sổ kế toán
Vì Công ty xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX là toàn bộ quy
trình công nghệ nên CPNVLTT được căn cứ vào các chứng từ phản ánh các
khoản chi phí phát sinh ( phiếu xuất kho, hóa đơn mua ngoài… ) để tập hợp
trực tiếp cho toàn bộ quy trình công nghệ làm căn cứ để tính tổng giá thành
sản phẩm hoàn thành.
Để tập hợp chi phí này, kế toán sử dụng các sổ kế toán.
+ Bảng kê chứng từ xuất NVL-CCDC
+ Bảng phân bổ NVL-CCDC
+ Sổ Nhật ký chung
+ Sổ cái TK 621- “ chi phí NVL trực tiếp”
Hoa Thị Mường Lớp: CĐKT 4 – K2
9
Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội
Khi nhận lệnh sản xuất và lệnh cắt (nếu có) đã được phê duyệt, xưởng cắt
thực hiện cắt theo từng đơn đặt hàng. Vì vậy, trước khi cắt căn cứ vào lệnh
sản xuất để tính toán xác định loại vải và số lượng cần thiết bằng cách căn cứ
vào bảng định mức vật tư và số lượng sản phẩm sản xuất ra trong tháng của
từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng để tính ra số lượng sản phẩm sản xuất
ra trong tháng của từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng để tính ra số lượng
NVL chính, NVL phụ cần thiết để sản xuất sản phẩm.
Ví dụ: May áo bay Viện Kiểm Sát dài tay cỡ 2 cần 1,3m vải.
Hoa Thị Mường Lớp: CĐKT 4 – K2
10
Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội
Biểu số 2.1: LỆNH SẢN XUẤT
Ngày 04 tháng 11 năm 2010
Đơn vị: Công ty Liên doanh TNHH Flexcon VIỆT Nam
Số: 9/ LSX Viện kiểm sát
Tên khách hàng: Viện Kiểm Sát Hà Tây
Hợp đồng số: 32 Ngày 25/10/2010 Ngày trả hàng 06/12/2010
TT Tên sản phẩm ĐVT SL Tiêu chuẩn kỹ thuật
Định
mức
Tiêu
hao
Xưởng cắt XMCC XM1 XM2 Kho TP
SL
Ngày
giao
X.May
SL
Ngày
NK
SL
Ngày
NK
SL
Ngày
NK
SL
Ngày
trả
hàng
1 Áo măng tô nam Chiêc 6 Áo măng tô kiêu 1 hàng cúc 6 04/10 6 12/11
2 Áo măng tô nữ Chiếc 4 Áo măng tô kiêu 1 hàng cúc 4 04/10 4 12/11
3 Quần áo đông nam Bộ 104 Quần 2 ly túi chéo 104 04/10 104 12/11
4
Quần áo đông nữ
Bộ 32
Áo đông len TT dựng lót
VKS
32 04/10 32 12/11
5
Quần áo hè nam
Bộ 102
Quần 2 ly túi chéo, áo chiết
gấu ngắn tay kiểu bay
102 04/10 102 12/11
6
Quần áo hè nữ
Bộ 48
Quần 2 ly túi chéo,áo xuân
hè nữ BCA
48 04/10 48 12/11
Xác nhận của ban CBSX………………………………………………………………………………………………
CHUẨN BỊ SẢN XUẤT PHÒNG KẾ HOẠCH LÃNH ĐẠO DUYỆT
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Hoa Thị Mường Lớp: CĐKT 4 – K2
11
Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội
Sau khi xác định được số lượng vải và vật liệu phụ cần thiết, thống kê
xưởng cắt nhận NVL tại kho để tiến hành công nghệ cắt. Số lượng vật liệu
nhận về được thống kê ghi vào sổ nhận NVL. Số lượng NVL có thể lớn hơn
hoặc bằng định mức tiêu hao đã xác định. Phần thừa (thiếu) sẽ được nhập lại
kho (hoặc bổ sung), việc nhận thêm hay nhập lại kho đều được ghi sổ. Đến
cuối ngày, thủ kho và thống kê phân xưởng lên phòng kế toán để viết phiếu
xuất kho.
Biểu số 2.2: ĐỊNH MỨC VẬT TƯ PHÂN XƯỞNG CẮT
Đơn vị: CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH FLEXCON VIỆT NAM
STT Tên sản phẩm ĐVT Cỡ 2 Cỡ 3 Cỡ 4 Cỡ 5 Ngoại cỡ
1 Áo bay dài tay M 1.28 1.31 1.34 1.43 1.5
2 Áo bay ghi ngắn tay M 1.03 1.08 1.13 1.22 1.32
3 Áo hè CSGT+ Cảnh sát nam M 1.03 1.08 1.16 1.2 1.25
4 Áo hè CSGT+ Cảnh sát nữ M 0.92 0.94 0.97 1 1.1
5 Áo bay Viện Kiểm Sát dài tay M 1.3 1.39 1.48 1.52 1.62
6 Áo bay Viện Kiểm Sát ngắn tay M 1.1 1.15 1.19 1.26 1.34
7 Áo hè an ninh (K1.5) nam M 1.03 1.08 1.15 1.19 1.23
8 Áo hè an ninh (K1.5) nữ M 0.9 0.92 0.95 0.97 0.99
9 Áo bay hải quan dài tay M 1.33 1.39 1.48 1.52 1.62
10 Áo bay hải quan ngắn tay M 1.1 1.15 1.19 1.26 1.38
11 Áo bay QLTT dài tay M 1.33 1.39 1.14 1.5 1.58
12 Áo bay QLTT ngắn tay M 1.1 1.15 1.19 1.26 1.34
13 Áo kaki vàng cam khổ 1.5 M 1.18 1.28 1.32 1.38 1.48
14 Áo chiết gấu KT ghi dài tay M 1.52 1.6 1.66 1.79 1.9
15 Áo chiết gấu KT ghi ngắn tay M 1.27 1.35 1.44 1.53 1.66
Định mức tiêu hao NVL được xác định như sau:
Định mức NVL tiêu hao1sp = Lượng NVL sử dụng SX 1sp + Lượng hao
hụt sử dụng NVL SX cho phép + Lượng NVL tiêu hao cho SP hỏng theo định
mức cho phép
Hoa Thị Mường Lớp: CĐKT 4 – K2
12
Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội
Mức hao hụt và tiêu hao được tính 1% - 2% định mức NVL sử dụng.
Ngoài định mức là vải thì các vật liệu phụ như: chỉ, cúc, khóa,…cũng được tính
theo định mức thông thường như 1 áo sơ mi ngắn tay có 6 cúc (+1 cúc dự trữ).
Công ty không hạch toán phần phế liệu thu hồi bởi vì phế liệu chủ yếu là
vải thừa trong quá trình thực hiện công nghệ cắt. Nhưng trong quá trình cắt
phế liệu này được tận dụng triệt để làm thành các bộ phận phụ như túi áo, lót
cạp,… bộ phận phế liệu còn lại không dùng được bán thu tiền nhưng không
hạch toán vào chi phí mà được cho vào công quỹ của công ty.
Ở Công ty Liên doanhTNHH Flexcon Việt Nam, kế toán NVL chỉ
thực hiện ghi 1 lần số lượng NVL đã đặt ra trong ngày vào 1 phiếu xuất kho
mở cho từng phân xưởng, từng đơn đặt hàng. Phiếu xuất kho sẽ được lập
thành 3 liên: 1 liên giao cho người nhận vật tư giữ, 1 liên giao cho thủ kho
giữ, 1 liên lưu ở phòng kế toán làm cơ sở để ghi sổ và tập hợp CPNVLTT.
Trên phiếu xuất kho, kế toán đã tiến hành định khoản đối với từng loại
NVL xuất ra để phản ánh việc xuất từng NVL là sử dụng vào mục đích gì:
+ Xuất vật tư phục vụ trực tiếp cho sản xuất:
Nợ TK 621 (TK621c; TK621f)
Có TK 152
+ Xuất vật tư cho sản xuất chung, quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 627(TK627)
Có TK 152
+ Xuất kho vật tư để thuê đơn vị khác gia công, để bán (ít xẩy ra)
Nợ TK 154 (TK 632)
Có TK 152
Đến cuối tháng, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán tiến hành lập bảng
kê chứng từ xuất NVL-CCDC trong đó liệt kê tất cả các phiếu xuất kho trong
tháng theo thứ tự thời gian lập, mỗi phiếu xuất kho sẽ được viết 1 dòng và ghi
chi tiết số tiền của từng đối tượng sử dụng.
Hoa Thị Mường Lớp: CĐKT 4 – K2
13
Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội
Biểu số 2.3: PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 04 tháng 11 năm 2010
Đơn vị:CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH FLEXCON VIỆT NAM
Nợ: số 35
Có:
Họ tên người nhận hàng: Đ/C Hảo Địa chỉ: XN cắt
Lý do xuất: Phục vụ Sản xuất
Xuất tại kho: Vật tư
Đvt: đồng
TT Tên, nhãn hiệu, quy
cách phẩm chất vật tư
Mã ĐVT Số lượng Đơn giá Thành
tiền (đ)
Yêu cầu Thực xuất
A B C D 1 2 3 4
1 Vải chảy tím than M 100 47.000 4.700.000
2 Kaki 2721 H21 M 86.5 27.000 2.335.000
3 Mex giấy trắng M 100 13.686 1.368.600
4 Mex giấy trắng M 400 1.636 654.400
Thủ trưởng đơn vị Phụ trách bộ phận sử dụng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Biểu số: 2.4: BẢNG KÊ CHỨNG TỪ XUẤT NVL-CCDC
Tháng 11 năm 2010
Hoa Thị Mường Lớp: CĐKT 4 – K2
14
Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội
Đơn vị: CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH FLEXCON VIỆT NAM
Đvt: đồng
TT
Chứng từ Ghi nợ các TK Tổng cộng
(ghi có TK
Số Ngày 621c 621f 627 642
TK
khác
1 27 03/11 4.446.770 64.000 4.510.770
2 28 04/11 7.035.000 2.023.000 9.058.000
3 29 07/11 32.872.145 7.868.700 2.979.400 43.270.245
4 30 08/11 1.997.500 1.080.800 165.200 3.243.500
… … … … … … … … …
… Cộng 1.262.046.851 274.529.059 4.634.884 414.000 0 1.541.624.794
Người lập Kế toán trưởng
( ký, họ tên) ( ký, họ tên)
Căn cứ vào chứng từ xuất NVL- CCDC, kế toán tiến hành tổng hợp số
liệu theo từng tài khoản chi phí và lấy số liệu làm căn cứ để lập bảng phân bổ
giá trị NVL- CCDC đã xuất dùng cho các đối tượng đã sử dụng trong tháng.
Cuối tháng, căn cứ vào bảng phân bổ NVL- CCDC, kế toán tổng hợp ghi
1 lần vào sổ Nhật ký chung theo định khoản:
Nợ TK 621 1.536.575.910
Có TK 152 1.536.575.910
Với nội dung: NVL xuất dùng trong tháng.
Tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong tháng đều được bộ phận kế toán
tổng hợp ghi 1 lần vào sổ Nhật ký chung theo thứ tự thời gian phát sinh
nghiệp vụ.
Cuối tháng, căn cứ vào các dòng, các cột liên quan đến CPNVLTT ghi
trên sổ Nhật ký chung, bộ phận kế toán tổng hợp tiến hành chuyển ghi vào sổ
cái TK 621- “chi phí NVL trực tiếp” theo định khoản tương ứng.
Hoa Thị Mường Lớp: CĐKT 4 – K2
15
Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội
Cụ thể trong tháng 11 năm 2010, kế toán căn cứ số liệu trên sổ
Nhật ký chung để ghi sổ cái TK 621
Vì trên sổ Nhật ký chung, kế toán chỉ tiến hành ghi tổng hợp 1 lần CPNVLTT
vào cuối tháng nên số liệu ghi trên sổ cáí TK 621 cũng tương ứng với số liệu
ghi trên sổ Nhật ký chung và nội dung nghiệp vụ cũng tương tự như vậy
Biểu số 2.5: BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Tháng 11 năm 2010
Đơn vị: CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH FLEXCON VIỆT NAM
ĐVT: dồng
TT Ghi có các TK
Đối tượng sử dụng(ghi nợ)
TK 152 TK 153
1 TK 621- NVLTT 1.536.575.910
NVL chính xuất dùng 1.262.046.85
1
NVL phụ xuất dùng 274.529.059
2 TK 627- CPSXC 4.634.884 872.836
Phụ tùng thay thế 4.634.884
CCDC xuất dùng 872.836
3 TK 642- CPQLDN 414.000
Vật tư xuất dùng 414.000
Cộng 1.541.624.79
4
872.836
Người lập Kế toán trưởng
( ký, họ tên) ( ký, họ tên)
Biểu số 2.6: SỔ CÁI TK 621- CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Tháng 11 năm 2010
Đơn vị: CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH FLEXCON VIỆT NAM
Đvt:đồng
TT
Chứng từ
Diễn giải
Trang ghi sổ
NKC
TK đối
ứng
Số tiền
Số NT Nợ
Có
Hoa Thị Mường Lớp: CĐKT 4 – K2
16
Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội
1 12 29/11
Phân bổ NVL xuất
dùng cho SX
152
1.536.575.910
2
Vật liệu thừa nhập
lại kho
152
568.456
3
Kết chuyển chi phí
NVLTT
154
1.536.007.454
Cộng
1.536.575.910 1.536.575.910
Người lập Kế toán trưởng
( Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1.2.1. Nội dung chi phí
Chi phí nhân công trực tiếp gồm toàn bộ số tiền công và các khoản phải
trả cho CNTTSX tại các xưởng (công nhân cắt. công nhân may, công nhân
hoàn thiện sản phẩm). CPNCTT là một trong các khoản chi phí cơ bản cấu
thành nên giá trị sản phẩm sản xuất ra.
Công ty Liên doanh TNHH Flexcon áp dụng hình thức trả lương theo
sản phảm có lũy tiến dựa trên cơ sở mức lương chính theo cấp bậc tay nghề
nhằm mục tiêu tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, góp phần hạ Zsp, nâng
cao đời sống công nhân viên trong DN.
Hoa Thị Mường Lớp: CĐKT 4 – K2
17
Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội
2.1.2.2. Tài khoản sử dụng
Khi phát sinh các khoản về CPNCTT , kế toán căn cứ vào các chứng từ có
liên quan (bảng chấm công, bảng tổng hợp năng suất – ngày công,…) để phân
loại, tính toán tổng hợp CPNCTT dùng cho sản xuất và chế tạo sản phẩm.
Vì công ty xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ
quy trình công nghệ nên CPNCTT được căn cứ vào chứng từ phản ánh các
khoản chi phí này phát sinh để tập hợp trực tiếp cho toàn bộ quy trình công
nghệ làm căn cứ để tính tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành.
- Tổ chức tài khoản
Kế toán sử dụng TK 622- “chi phí NC trực tiếp” để tập hợp CPNCTT
cho toàn doanh nghiêp.
2.1.2.3. Quy trình ghi sổ kế toán
Để tập hợp CPNCTT, kế toán sử dụng các sổ kế toán sau:
+ Bảng thanh toán lương
+ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
+ Sổ Nhật ký chung
+ Sổ cái TK 622- “chi phí nhân công trực tiếp”
Để tính toán trả lương cho CNTTSX được đơn giản, cũng như tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác quản lý CPNCTT, công ty lấy áo chiết gấu dài tay
để làm sản phẩm chuẩn để tính hệ số quy đổi cho CPNC. Hệ số quy đổi SP
được quy định cho xưởng cắt và xưởng may.
Cụ thể, cắt 1 áo chiết gấu dài tay hệ số 1 theo đơn giá trọn gói là 460đ,
cắt 1 áo chiết gấu điện lực dài tay hệ số 1.2 là 554đ : Hệ số quy chuẩn sản
phẩm cho xưởng cắt.
May 1 chiếc áo chiết gấu dài tay hệ số 1: Tiền may là 2.900đ, đơn giá
các công đoạn khác là 714đ tính thêm 10đ vào hàng sửa. Như vậy chi phí
hoàn thành 1 chiếc áo chiết gấu là 3.624đ.
Hoa Thị Mường Lớp: CĐKT 4 – K2
18
Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội
Ngoài ra, Công ty áp dụng hình thức tính lương sản phẩm có lũy tiến để
khuyến khích công nhân làm việc tốt, đạt năng suất cao, thêm vào đó công
nhân cắt nếu thực hiện cắt tiết kiệm vải hơn so với định mức đưa ra sẽ được
tính thưởng theo % giá trị của vải tiết kiệm được, công nhân may đạt năng
suất cao, chất lượng tốt sẽ được thưởng tăng lương.
Lương lũy tiến của mỗi công nhân được tính trên cơ sở: Khi công nhân
sản xuất đạt mức năng suất lao động do công ty quy định, những sản phẩm
sản xuất thêm được tính dựa trên sản phẩm quy chuẩn là áo chiết gấu, cụ thể
đối với công nhân may:
+ May 10 chiếc áo chiết gấu được thưởng 3.000 đ
+ May 12 chiếc áo chiết gấu được thưởng 5.000 đ
+ May 15 chiếc áo chiết gấu được thưởng 8.000 đ
Công ty áp dụng hình thức trả lương như vậy nhằm khuyến khích
công nhân làm việc tốt, tăng năng suất lao động, hiệu quả làm việc là đẩy
nhanh tiến độ sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Hoa Thị Mường Lớp: CĐKT 4 – K2
19
Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội
Biểu số 2.7: BẢNG LƯƠNG MỚI CỦA CÔNG TY ÁP DỤNG
Từ ngày 1/10/2010 Công ty áp dụng bảng lương mới
Theo NĐ 203/2010/NĐ- CP ngày 14/12/2010
NĐ 204/2010/NĐ- CP ngày 14/12/2010
NĐ 205/2010/NĐ- CP ngày 14/12/2010
Ngành
bậc
Đại học Trung cấp Thợ may Cơ khí QNCN- CC QNCN- TC
QNCN- SC
Cũ Mới Cũ Mới Cũ Mới Cũ Mới 1 2 1 2
1 2
1 1.78 2.34 1.46 1.8 1.35 1.67 1.35 1.67 3.85 3.65 3.5 2
3.2 2.95
2 2.02 2.65 1.58 1.99 1.5 2.01 1.47 1.96 4.2 4 3.8 3.2
3.45 3.2
3 2.26 2.96 1.7 2.18 1.67 2.42 1.62 2.31 4.55 4.35 4.1 3.5
3.7 3.45
4 2.5 3.27 1.82 2.37 1.86 2.9 1.78 2.71 4.9 4.7 4.4 3.8
3.95 3.7
5 2.74 3.58 1.94 2.56 2.36 3.49 2.18 3.19 5.25 5.05 4.7 4.1
4.2 3.95
6 2.98 3.89 2.06 2.75 2.85 4.2 2.67 3.74 5.6 5.4 5 4.4
4.45 4.2
7 3.23 4.2 2.18 2.94 3.28 4.4 5.95 5.75 5.3 4.7
4.7 4.45
8 3.48 4.51 2.3 3.13 6.3 6.1 5.6 5
4.95 4.7
9 2.42 3.32 6.65 6.45 5.9 5.3
5.2 4.95
10 2.55 3.51 7 6.8 6.2 5.6
5.54 5.2
11 2.68 3.7 7.35 7.15 5.9
12 2.81 3.89 7.7 7.5
Biểu số 2.8: HỆ SỐ QUY CHUẨN SẢN PHẨM
Hoa Thị Mường Lớp: CĐKT 4 – K2
20
Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội
Đơn vị: CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH FLEXCON VIỆT NAM
Đối với sản phẩm cắt: SPQC là áo chiết gấu dài tay
Đơn giá làm chọn gói các chi tiết trên 1 SP
Đơn giá chiết gấu: 460đ (tính theo ngành, bậc thợ 1-12)
Stt Mã hàng các loại Hệ số Thành tiền (đ)
1 Áo chiết gấu dài tay các loại 1 460
2 Áo chiết gấu ngắn tay các loại 0.95 437
3 Áo sơ mi nam dài tay 0.74 341
4 Áo sơ mi nam ngắn tay 0.7 322
5 Áo xuân hè dài tay kiểm lâm 0.83 382
6 Áo xuân hè ngắn tay kiểm lâm + BCA 0.79 362
7 Áo kiểu mậu dịch viên dài tay 0.93 428
8 Áo kiểu mậu dịch viên ngắn tay 0.83 382
9 Áo an ninh nữ BCA 0.93 428
10 Áo chiết gấu rằn ri kiểu BCA có khóa nẹp ngực 1.12 515
11 Áo sơ mi học sinh 0.65 299
12 Áo xuân hè cảnh sát BCA 0.79 363
13 Áo chiết gấu điện lực dài tay 1.2 552
14 Áo măng tô các loại 5.56 2.557
15 Áo blu dài tay 0.93 428
16 Áo blu ngắn tay 0.83 382
17 Áo đông 1 lớp có lớp cầu vai 2.08 957
18 Áo len 3 lớp 3.66 1.684
Hoa Thị Mường Lớp: CĐKT 4 – K2
21
Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội
19 Áo comple 6.39 2.939
20 Áo đông có lớp lửng (KL, HQ, CA) 3.01 1.385
21 Áo đông 1 lớp có le vài chảy 2.018 928
22 Áo đông len VKS 3.1 1.426
23 Áo ký giả 2.87 1.429
24 Áo jile 1.85 851
Hoa Thị Mường Lớp: CĐKT 4 – K2
22
Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội
Biểu số 2.9: HỆ QUY CHUẨN SẢN PHẨM
Đơn vị: CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH FLEXCON VIỆT NAM
Đối với SP may SPQC: là áo chiết gấu dài tay
Đơn giá làm chọn gói các chi tiết trên 1 SP Đơn giá chiết gấu:2.900(hệ số 1) tính theo bậc 1-6
Tt Mã hàng các loại Hệ số
Thành
tiền
bộ
phân
may
Là
Kiểm
hóa
Thùa
đính
Vắt
sổ
Nhặt
chỉ
Tẩy
bẩn,
cài
khuy,
gấp áo
Vắt
gấu
quần
May
2 kim
Thành
tiền (dư
10đ vào
hàng
sửa)
1 Áo chiết gấu dài tay 1 2.900 180 75 200 156 70 60 2.910
2 Áo chiết gấu ngắn tay 0.9 2.610 180 75 200 156 70 60 250 4.571
3 Áo chiết gấu rằn ri có khóa 1.3 3.770 180 75 0 156 70 60 250 4.71
4 Áo chiết gấu rằn ri dài tay
cán bộ
1.2 3.480 180 75 200 156 70 60 250 4.481
5 Quần điện lực+ quần rằn ri 1.5 4.350 190 70 150 130 60 20 70 150 5.200
6 Quần sọc kẻ 1.4 4.060 190 70 100 130 60 20 70 4.710
7 Quần comple+ quần vải
chảy
1.3 3.770 190 70 100 130 60 20 70 4.420
8 Quần phăng thường nam +
nữ
1.2 3.480 190 70 100 130 60 20 70 4.130
9 Quần phăng noi cúc 1.2 3.480 190 70 150 130 60 20 70 4.180
……
Hoa Thị Mường Lớp: CĐKT 4 – K2
23
Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội
Biểu số 2.10 BẢNG TỔNG HỢP NĂNG SUẤT- NGÀY CÔNG
Tháng 11 năm 2010
Đơn vị: Công ty Liên doanh TNHH Flexcon VIỆT Nam
PX: cắt
MS Họ và tên HS LCB/ngày(đ) NC SP T.gian CN HC Lễ,phép Lũy tiến(đ)
ứng
lương
Ghi
chú
Bộ phận quản lý
9 Nguyên văn Tiến 4.70 68.541,7 26 18 2
14 Trần Đình Bách 4.70 68.541,7 26 18 1
396 Phạm Quỳnh Chi 2.99 43.604,2 26 16 2
1225 Đỗ Hải yến 2.97 43.312,5 26 14 1
Cộng
Công nhân Cắt
198 Trần Mạnh An 2.42 35.291,7 26 3.250,1 8 2 154.000
487 Nguyễn Duy Hưng 2.01 29.312,5 25 2.280,9 3 2 114.000
654 Vũ Thị Quỳnh 1.67 24.354,2 26 1.986 4 2 112.000
475 Nguyễn Hồng
Phương
2.01 29.312,5 26 990,6 2 2 92.500
Cộng
Hoa Thị Mường Lớp: CĐKT 4 – K2
24
Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội
Cuối tháng, kế toán tiền lương căn cứ vào bảng tổng hợp năng suất- ngày
công do nhân viên thống kê ở mỗi xí nghiệp gửi lên ghi rõ số lương, lương
lũy tiến của mỗi công nhân để thực hiện tính lương cho CNSXTT theo quy
định hiện hành:
LCB/ngày = (HSL x 650.000) /24
Lương SP = Số SP x Đơn giá
Lương CN = (Lương SP/NC) x CN
Lương TG (50%) = (Lương SP/ NC) x TG x 1.5/8
Lương ngày lễ = (Số ngày lễ x LCB)/số ngày trong tháng
Trong đó:
+ LCB/ ngày: Lương cơ bản tính bình quân 1 ngày
+ Lương SP: Lương sản phẩm (được thống kê xưởng tính ngay tại
phân xưởng)
+ Số SP: Số sản phẩm công nhân làm được trong tháng
+ Đơn giá: Là đơn giá cho từng bước công việc hoàn thành, từng sản
phẩm hoàn thành do công ty quy định
+ Lương CN: Lương chủ nhật
+ CN: Số ngày chủ nhật làm trong tháng
+ Lương TG (50%): Lương tính cho công nhân làm thêm giờ từ 17h-
21h ngoài giờ hành chính
+ TG: Số giờ làm thêm trong tháng
+ HSL: Hệ số tính lương theo quy định
Bên cạnh đó, là các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền lương nghỉ phép,….
Toàn bộ các khoản này đều được cộng vào lương chính và trả cho công nhân
vào cuối tháng.
Hoa Thị Mường Lớp: CĐKT 4 – K2
25