Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu tại công ty cổ phần Viễn thông Tin học- Bưu điện(CT-IN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.36 KB, 82 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
LỜI MỞ ÐẦU
Đấu thầu là một loại giao dịch mang tính chất thương mại tuân theo các quy
luật khách quan của thị trường như quy luật cạnh tranh, cung - cầu, quy luật giá cả -
giá trị… Trong xu hướng tự do hóa, thương mại hóa trên toàn cầu với tốc độ nhanh
chóng, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông, tin học trong nước và với
các công ty viễn thông, tin học trong khu vực, trên thế giới ngày càng trở nên gay
gắt. Do đó việc cần thiết nhìn nhận lại hoạt động đấu thầu trong lĩnh vực viễn
thông, tin học với cách làm, cách tổ chức thực hiện mới mẻ, có chiều sâu và chuyên
nghiệp là cần thiết.
Công ty Cổ phần viễn thông tin học bưu điện(CT-IN) là đơn vị thành viên
của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Công ty với nhiệm vụ chiến lược là
phát triển, tích hợp hệ thống, mua sắm và cung cấp thiết bị viễn thông, tin học cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước cũng như trong khu vực, các dịch vụ tư
vấn, bảo dưỡng Gần như mọi hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn
hiện nay được tiến hành dưới hình thức đấu thầu, với kinh nghiệm lâu năm và các
thế mạnh của bản thân, Công ty đã tham dự và thắng thầu, tổ chức đấu thầu nhiều
dự án lớn, quan trọng đem lại doanh thu, lợi nhuận và vị thế kinh doanh trên thị
trường cũng như tổ chức đấu thầu thành công rất nhiều gói thầu thuộc dự án có quy
mô. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại cần làm rõ để từ đó có
phương hướng, cách khắc phục, giải quyết giúp cho hoạt động đấu thầu thành công
hơn.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, em chọn đề tài “Hoàn thiện công tác tổ
chức đấu thầu tại công ty cổ phần Viễn thông Tin học- Bưu điện(CT-IN)” để
phân tích hoạt động tổ chức đấu thầu đồng thời đưa ra giải pháp khắc phục những
thiếu sót, những điểm còn tồn tại trong công tác tổ chức đấu thầu tại công ty CT-IN.
Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Ths Trần Thị Mai Hoa.
SV: Vũ Thị Duyên Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
CHƯƠNG I


THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG - TIN HỌC BƯU ĐIỆN (CT-IN)
Tổng quan về công ty cổ phần viễn thông - tin học bưu điện(CT-IN)
1.1. Giới thiệu chung về công ty CT-IN.
1.1.1. Một số thông tin cơ bản về công ty.
Công ty Cổ phần Viễn thông Tin học Bưu điện, viết tắt là CT-IN, là đơn vị
thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, được thành lập theo
quyết định số 537/QĐ-TCBĐ ngày 11/07/2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu
điện. Tiền thân của CT-IN là Xí nghiệp sửa chữa thiết bị Thông tin I, thành lập theo
quyết định số 33/QĐ ngày 13/01/1972.
Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Company for Telecoms and Informatics
Trụ sở chính: 158/2 Phố Hồng Mai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Số điện thoại: (84 4) 863 4597
Số Fax: (84 4) 863 0227
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103000678 do Sở kế hoạch và đầu
tư thành phố Hà Nội cấp ngày 12 tháng 12 năm 2001.
Vốn điều lệ: 157.000.000.000 đ
Tổng số nhân lực: 535 người.
Chi nhánh miền nam: 354/2 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10,
Thành phố Hồ Chí Minh (điện thoại: 08-8647751 fax: 08-8638195 ).
Chi nhánh miền Trung: Số 02 đường Thanh Hải- Quận Hải Châu- TP Đà
Nẵng (điện thoại: 0511 3833222 Fax: (0511)3656964).
Quá trình hình thành và phát triển.
Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, công ty có những mốc phát triển
đáng kể cả về hoạt động và những thành tựu đạt được:
Năm 1972: Tiền thân là Xí nghiệp Sửa chữa Thiết bị Thông tin I, thành
SV: Vũ Thị Duyên Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
lập theo quyết định số 33/QĐ, ngày 13 tháng 01 năm 1972.

Năm 1973 – 1991: Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, sửa chữa,
bảo dưỡng thiết bị truyền dẫn tải ba và các thiết bị phục vụ dân dụng như
Amplier ,bộ nắn Điện.
Năm 1992 – 1994: Đầu tư mạnh vào lĩnh vực tổng đài số (Itatel,
Siemens), truyền dẫn viba, truyền dẫn quang đưa công ty trở thành doanh
nghiệp có năng lực số 1 Việt Nam trong lĩnh vực truyền dẫn. Am hiểu hầu hết
các dòng thiết bị SIS/ATI, Fujitsu, Siemens (nay là NSN), Nera, Alcatel (nay là
Alcatel lucent), Nortel, Harris, …
Năm 1995:Là nhà tích hợp hệ thống hạ tầng mạng di động đầu tiên ở
Việt nam (thông qua case study với Siemens, sau đó là Motorola, Ericsson)
Năm 1996 – 1999 : Lắp đặt các thiết bị hạ tầng (BTS, BSC) cho mạng
di động VMS MobiFone và GPC Vinaphone; các thiết bị truyền dẫn MWR cho
mạng GPC Vinaphone
Năm 2000: Công ty thành lập Trung tâm Tin học với khoảng 30 lập trình
viên. Sau hai năm học hỏi, kinh nghiệm xây dựng phần mềm cho nước ngoài,
CT-IN trở thành đối tác làm trọn vẹn một bài toán phần mềm cỡ lớn và đ ã hoàn
thành 9 dự án với đối tác là SysConSoft, MediaTech, Sie của Cộng hòa liên
bang Đức. Đồng thời, Trung tâm tiến hành gia công các sản phẩm phần mềm.
Năm 2001: Công ty cổ phần hóa thành công ty Cổ phần Viễn thông Tin
học Bưu điện, viết tắt là CT-IN, là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Bưu
chính Viễn thông Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực viễn thông tin học, được
thành lập theo quyết định số 537/QĐ-TCBĐ ngày 11 tháng 7 năm 2001 của
Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện (nay là tập đoàn bưu chính viễn thông
Việt Nam – VNPT).
Vốn điều lệ khi Công ty khi Cổ phần hoá là 10 tỷ, tỷ lệ góp của VNPT là
35%.
Năm 2002: CT-IN chính thức được Cisco chỉ định là đối tác đầu tiên,
cung cấp công nghệ cao (ATP) trong các dự án mạng quang của Cisco tại Việt
Nam, trở thành một trong ba đối tác ATP của Cisco tại khu vực ASEAN và thứ
bảy toàn châu Á. CT-IN nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 từ tổ chức QUACERT

SV: Vũ Thị Duyên Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
33
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
vào tháng 11.
Năm 2005: CT-IN được Bộ Bưu chính Viễn thông tặng bằng khen
“Doanh nghiệp quản lý chất lượng sản xuất phần mềm”, bằng khen giải Sao
khuê của VINASA và huy chương vàng cho sản phẩm “Hệ thống thong tin điều
hành AIS”.
Năm 2006: Lần đầu tiên công ty đã ký hợp đồng và thực hiện các dự án
viễn thông triển khai trọn gói từ lắp đặt, hòa mạng, nghiệm thu bàn giao một
cách độc lập (không dựa vào sự hỗ trợ kỹ thuật của nhà cung cấp thiết bị. CT-
IN đã đạt được giải thưởng “Top Optical Partner FY 2006” của Cisco, doanh
thu trong năm đạt trên 158 tỷ đồng.
Năm 2008: CT-IN đã chính thức được hãng Cisco System (Mỹ) công
nhận và cấp chứng chỉ Silver Partner - Đối tác Bạc. Không những vậy, CT-IN
còn đạt giải Doanh nghiệp phần mềm xuất sắc năm 2008, lần đầu tiên CT-IN
được lọt vào vào top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2008 theo bảng xếp
hạng VNR500-2008 của Việt nam, và là 1 trong 4 Doanh nghiệp tư nhân Viễn
thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt NamDoanh thu vượt mốc 500 tỷ
đồng, đạt 516 tỷ đồng
Năm 2009: CT-IN thắng thầu dự án thiết kế, cung cấp và lắp đặt hệ
thống mạng MAN-Ethernet cho 10 viễn thông tỉnh, thành phố thuộc VNPT, CT-
IN tiếp tục được ký hợp đồng cung cấp và lắp đặt mạng MAN-E cho 17 VNPT
tỉnh, thành phố. CT-IN đầu tư phát triển giải pháp Tòa nhà thông minh với sự ra
đời của Trung tâm Giải pháp tự động hóa Tòa nhà thông minh (CiBAS). Doanh
thu vượt mốc 1000 tỷ đồng, đạt hơn 1300 tỷ đồng.
Năm 2010: CT-IN ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Công ty Điện toán và
truyền số liệu (VDC) vàCông ty Cổ phần Viễn thông Tân Tạo (ITAtelecom) về
việc cùng cung cấp dịch vụ, tạo điều kiện hỗ trợ và sử dụng các dịch vụ và sản
phẩm của nhau, đặc biệt là các dịch vụ viễn thông, dịch vụ CNTT và các dịch

vụ giá trị gia tăng khác. Công ty đã thành công trong việc tăng vốn điều lệ lên
157 tỷ. Năm 2010, CT-IN là đối tác duy nhất ở Việt Nam và là 1 trong 2 đối tác
tại khu vực Đông Nam Á được trao chứng chỉ “Global Silver Engineering
Partner” của Huawei. CT-IN nhận “ Cúp Thăng Long năm 2010” của Thành
phố Hà Nội.
SV: Vũ Thị Duyên Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
44
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
Năm 2011: CT-IN nhận giải “ Đối tác triển khai giải pháp Viễn thông
xuất sắc nhất năm 2011” của IBM, tiếp tục là đối tác hàng đầu của Cisco trong
thị trường các nhà cung cấp dịch vụ. Công ty được vinh danh với ba giải
thưởng:
+ Top service provider partner ( đối tác xuất sắc trong thị trường các nhà
cung cấp dịch vụ)
+ Top Advanced service partner ( đối tác cung cấp dịch vụ cao cấp xuất sắc)
+ Customer Satisfaction Excellence partner ( đối tác xuất sắc đạt mức độ hài
lòng cao của khách hàng).
Trong năm 2011, công ty đã kỷ niệm 10 năm thành lập (20/11/2001 –
20/11/2011).
Ngành nghề kinh doanh.
Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện (CT-IN) là đơn vị hàng đầu
của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (32% vốn VNPT) trong lĩnh vực viễn
thông, công nghệ thông tin và tự động hóa tòa nhà thông minh.
- Cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông và tin học;
- Sản xuất trong lĩnh vực viễn thông và tin học;
- Kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông và tin học, bao gồm cả xuất nhập
khẩu nguyên vật liệu, thiết bị và hệ thống đồng bộ trong lĩnh vực viễn thông tin học;
- Dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực viễn thông tin học;
- Đầu tư sản xuất thiết bị viễn thông tin học;
- Thiết kế, lắp đặt các thiết bị bảo vệ;

- Cho thuê cơ sở hạ tầng mạng viễn thông;
- Kinh doanh bất động sản;
- Đại lý kinh doanh dịch vụ ứng dụng trên mạng internet và viễn thông.
SV: Vũ Thị Duyên Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
55
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
Cơ cấu tổ chức.
1.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của các phòng ban.

SV: Vũ Thị Duyên Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
66
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
- Đại hội đồng Cổ đông.
Đại hội đồng cổ đông gồm : Đại hội đồng cổ đông thành lập, Đại hội đồng cổ
đông thường niên, Đại hội đông cổ đông bất thường.
+ Đại hội đồng cổ đông thành lập: Đại hội đồng cổ đông thành lập do Ban
Đổi mới doanh nghiệp Xí nghiệp CT - IN triệu tập; thành phần Đại hội bao gồm tất
cả các cổ đông có quyền biểu quyết.
+ Đại hội đồng cổ đông thường niên: Đại hội đồng cổ đông thường niên họp
mỗi năm một lần do Chủ tịch hội đồng quản trị triệu tập trong thời gian 90 ngày, kể
từ ngày kết thúc năm tài chính.
+ Đại hội đồng cổ đông bất thường: Trong trường hợp phát sinh các vấn đề bất
thường ảnh hưởng tới tổ chức và hoạt động của Công ty, hội đồng quản trị triệu tập đại
hội đồng cổ đông bất thường.
- Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty, có 5 thành viên,
trúng cử hoặc bãi miễn với đa số phiếu tại đại hội đồng cổ đông theo thể thức bỏ
phiếu kín.
Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn

đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của Công ty, phù hợp với luật pháp Việt Nam,
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.
+ Quyết định chiến lược phát triển Công ty, các phương án đầu tư, các giải
pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; xét duyệt các dự án đầu tư thiết kế
kỹ thuật và dự toán các dự án đầu tư, duyệt kết quả đấu thầu chào hàng cạnh tranh,
các dự án do Công ty làm chủ đầu tư
+ Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại
+ Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần đuợc quyền
chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác
+ Thông qua các hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và các hợp đồng khác có
giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của
Công ty
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, trưởng
SV: Vũ Thị Duyên Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
77
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
các đơn vị trực thuộc, trưởng Chi nhánh, duyệt phương án tổ chức bộ máy quản lý
và nhân sự các đơn vị trực thuộc; quyết định mức lương và lợi ích của Tổng Giám
đốc, Kế toán trưởng…
- Ban Kiểm soát
Ban Kiểm soát có 3 thành viên, trong đó có ít nhất một thành viên có chuyên
môn Kế toán. Các Kiểm soát viên tự chỉ định một người làm Trưởng Ban Kiểm
soát.
Ban Kiểm soát có nhiệm vụ thực hiện các chức năng kiểm tra, giám sát hoạt
động điều hành của Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên
Công ty trên các mặt hoạt động của công ty.
- Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng
ngày của Công ty. Tổng Giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm
không nhất thiết là Cổ đông và có thể là thành viên hội đồng quản trị. Tổng Giám

đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông về việc thực
hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Phó Tổng Giám Đốc
Phó Tổng Giám Đốc Công ty là người giúp việc cho Tổng Giám Đốc Công
ty. Quản lý, điều hành một số lĩnh vực được Tổng Giám Đốc phân công và uỷ
quyền, phù hợp với Quy chế Tổ chức và hoạt động của Công ty.
Phó Tổng Giám Đốc chịu sự điều hành trực tiếp của Tổng Giám Đốc Công
ty. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được Tổng Giám Đốc phân công, chịu trách
nhiệm trước Tổng Giám Đốc Công ty.
- Phòng hành chính quản trị
Phòng Hành chính - Quản trị là phòng chuyên môn, nghiệp vụ tham mưu
giúp Lãnh đạo Công ty quản lý, điều hành công tác tổ chức bộ máy, lao động, tiền
lương, quản trị văn phòng, an ninh bảo vệ theo quy chế hoạt động của Công ty, Điều
lệ Công ty và Quy định của pháp luật Nhà nước.
- Phòng tài chính
Phòng Tài chính là phòng ban chuyên môn nghiệp vụ thực hiện chức năng,
nhiệm vụ quản lý và phát triển các nguồn lực tài chính của Công ty :
SV: Vũ Thị Duyên Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
88
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
+ Quản lý tài chính và thực hiện các công tác thống kê, kế toán, tài chính
theo các quy định của Pháp luật Nhà nước ;
+ Quản lý cấp phát vật tư, công cụ dụng cụ, phương tiện phục vụ hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty .
- Phòng kinh doanh
Phòng Kinh doanh là phòng chuyên môn, nghiệp vụ, tham mưu giúp Lãnh
đạo Công ty tổ chức :
+ Công tác kế hoạch : xây dựng và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng
năm; theo dõi việc thực hiện kế hoạch; lập báo cáo định kỳ theo yêu cầu của Lãnh
đạo Công ty; tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong việc đưa ra các biện pháp thúc

đẩy việc thực hiện kế hoạch.
+ Công tác Kinh doanh : Marketing, chăm sóc khách hàng, bán hàng (đầu ra)
cho các sản phẩm sản xuất kinh doanh của Công ty; lựa chọn đối tác (đầu vào) phục
vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong việc
định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Công tác đầu tư : xây dựng và theo dõi, thực hiện kế hoạch đầu tư thiết bị,
phương tiện phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty
- Phòng viễn thông tin học
Phòng Viễn thông Tin học là phòng chuyên môn, nghiệp vụ, tham mưu giúp
Lãnh đạo Công ty tổ chức nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật mới về viễn thông - tin
học, đưa tin học ứng dụng trong khai thác viễn thông; bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật
đầu đàn cho Công ty; quản lý chất lượng các công trình lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng
của Công ty; quản lý trang thiết bị, máy móc của Công ty
- Xưởng Lắp ráp Cơ khí Điện tử
Xưởng Lắp ráp Cơ khí Điện tử là đơn vị sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện
tử, viễn thông; sản xuất, gia công các sản phẩm cơ khí phục vụ hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty thực hiện việc chuyển,giao sản phẩm đến nơi nhận theo yêu
cầu của Công ty.
- Trung tâm tin học
Trung tâm Tin học là đơn vị sản xuất các phần mềm theo đơn đặt hàng của
khách hàng; sản xuất các phần mềm đóng gói để bán trên thị trường; xây dựng các
SV: Vũ Thị Duyên Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
99
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho khách hàng; đảm bảo hệ thống công
nghệ thông tin của Công ty hoạt động ổn định và hiệu quả.
- Trung tâm công nghệ viễn thông
+ Trung tâm Công nghệ Viễn thông là đơn vị thành viên của Công ty, có
chức năng, nhiệm vụ :
+ Duy tu, bảo trì và ứng cứu thông tin mạng viễn thông cho các Bưu điện

tỉnh thành; Lắp đặt các công trình viễn thông (hợp đồng nội) với các Bưu điện tỉnh
thành, các đối tác ngoài ngành Bưu điện;
+ Thực hiện các hợp đồng chìa khoá trao tay với các đối tác nước ngoài; Ứng
cứu thông tin cho mạng viễn thông; Sửa chữa các thiết bị viễn thông trong và ngoài
ngành Bưu điện;
+ Tư vấn kỹ thuật về lĩnh vực Viễn thông tuyến truyền dẫn Viba số, các
tuyến cáp quang, truy nhập….cho các đối tác trong và ngoài Ngành Bưu điện;
- Trung tâm tích hợp mạng di động:
Trung tâm được quyết định thành lập vào năm 2007 với các chức năng và nhiệm vụ:
+ Thiết kế, xây lắp, hòa mạng, bảo trì, bảo dưỡng, ứng cứu thông tin và thực
hiện các dịch vụ kỹ thuật cao khác trong các dự án mạng di động
+ Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành nhân sự của đơn vị hoạt động theo
kế hoạch sản xuất kinh doanh chung của công ty.
- Trung tâm tích hợp hệ thống:
Đây cũng là trung tâm mới thành lập vào năm 2009 của công ty hoạt động
với các chức năng và nhiệm vụ:
- Trung tâm phần mềm:
+ Phát triển các sản phẩm phần mềm phục vụ thị trường trong nước và hỗ trợ
các trung tâm khác
+ Xuất khẩu phần mềm và dịch vụ phần mềm
- Trung tâm giải pháp tự động hóa tòa nhà thông minh cũng được thành lập
với các chức năng và nhiệm vụ:
+ Cung cấp các giải pháp cho hệ thống quản lý tòa nhà thông minh: tư vấn
giải pháp thiết kế kỹ thuật, cung cấp thiết bị, lắp đặt bảo trì hệ thống, nâng cấp hệ
SV: Vũ Thị Duyên Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
1010
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
thống, quản lý dự án.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
1.1.3. Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn qua các năm.

Để thực hiện bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, doanh nghiệp đều phải
tiến hành hoạt động đầu tư trước tiên. Hoạt động đầu tư có hiệu quả cao là nền tảng
để sản xuất kinh doanh thu được lợi nhuận lớn. Trong công cuộc đầu tư, vốn đầu tư
đóng vai trò then chốt, là nhân tố thể hiện tiềm lực và khả năng huy động của doanh
nghiệp cho sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có thể huy động quy mô vốn đủ lớn
theo yêu cầu, phân phối vốn hợp lý, quản lý tốt việc sử dụng vốn sẽ nâng cao năng
lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, giúp doanh nghiệp kinh doanh thành công.
Bảng 1.1: Bảng nguồn vốn cho hoạt động đầu tư
Đơn vị: Tỷ đồng
St
t
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011 Tổng
1 Phần tăng lên của vốn điều lệ 101.18 5.23 40.59 - 147.00
2 Tổng vốn đầu tư 19.445 16.086 73.38 32.598 141.509
3 Vốn góp vào các công ty liên
kết và đầu tư góp vốn khác
7.966 0.600 - 15.400 26.566
- Ct cổ phần công nghệ truyền
thông VN(VNTT)
5.366 5.366
- Ct cổ phần ITTA 1.600 1.600
- Ct cổ phần thương mại viễn
thông tin học bưu điện(CT-IN
trading)
12.000 12.000
- Ct cổ phần kĩ thuật viễn thông
Hà Nội(HTE
s
)

1.000 0.600 1.400 3.000
- Ct cổ phần đầu tư viễn thông và
hạ tầng đô thị(SJC)
2.000 2.000
4 Đầu tư vào TSCĐ 6.307 7.298 58.560 10.087 81.982
5 Đầu tư cho tài sản vô hình khác 1.320 3.437 6.815 4.702 16.274
6 Đầu tư phát triển nguồn nhân
lực
3.852 4.751 8.005 2.418 19.026
7 Cổ tức thu được từ hoạt động
đầu tư góp vốn
0.332 0.887 0.255 5.085 6.559
SV: Vũ Thị Duyên Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
1111
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CT-IN
Qua bảng số liệu thống kê các năm gần đây cho thấy, công ty chú trọng
vào hoạt động đầu tư góp vốn và đầu tư vào TSCĐ. Vốn đầu tư vào TSCĐ ,vốn
góp vào các công ty liên kết và đầu tư góp vốn khác giai đoạn 2008-2011 lần
lượt là 86.982 và 26.566 tỷ đồng. Công ty có xu hướng ngày càng quan tâm vào
hoạt động đầu tư góp vốn. Riêng năm 2011 vốn góp vào các công ty liên kết và
đầu tư góp vốn khác là 15.4 tỷ đồng.
Năm 2010 do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung
và của Việt Nam nói riêng mà cổ tức thu được từ hoạt động đầu tư góp vốn
giảm xuống thấp đột ngột so với năm 2009( từ 0.887 tỷ đồng xuống còn 0.255
tỷ đồng).
Tuy nhiên tới năm 2011 khi nền kinh tế hồi phục dần thì cổ tức thu được
từ hoạt động đầu tư góp vốn lại tăng lên và đạt được là 5.085 tỷ đồng. Điều
này đánh dấu sự hồi phục trở lại cũng như lợi nhuận của công ty cũng ngày 1
tăng cao.

Về đầu tư vào TSCĐ, riêng năm 2010 công ty có mua toà nhà 7 tầng tại
435C Hoàng Văn Thụ, F4, quận Tân Bình, Hồ Chí Minh làm trụ sở chi nhánh
miền nam là 54.2 tỷ đồng nên con số vốn đầu tư cho TSCĐ năm 2010 mới lên
tới 58.56 tỷ đồng.
Bảng 1.2: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư
Đơn vị: %
ST
T
Năm
2008 2009 2010 2011
1 Tổng vốn đầu tư 100 100 100 100
2 Vốn tự có 41.52 35.68 59.94 35.55
3 Vốn đi vay 27.26 46.62 20.44 14.72
4 Vốn khác 31.22 17.7 19.62 49.73
Nguồn:Báo cáo tài chính công ty CT-IN
SV: Vũ Thị Duyên Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
1212
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
Công ty luôn chủ động được nguồn vốn tự có để hoạt động đầu tư kịp thời,
cụ thể là năm 2010 nguồn vốn tự có của công ty chiếm 59.94% giúp cho công tác
đầu tư là mua tòa nhà làm chi nhánh ở miền nam không bị gián đoạn, ảnh hưởng tới
quá trình sản xuất kinh doanh khác. Ngoài ra, với uy tín và khả năng tài chính của
mình, khả năng huy động vốn từ các nguồn tín dụng của công ty khá cao. Năm
2009 nguồn vốn có từ đi vay chiếm 46.62% trong tổng vốn đầu tư.Nguồn vốn tín
dụng là nguồn dồi dào, hỗ trợ đắc lực cho vốn tự có của Công ty trong các hoạt
động đầu tư cần sử dụng nhiều vốn.
Nguốn vốn vay tín dụng có vai trò rất quan trọng. Khi sử dụng nguồn vốn
này, doanh nghiệp phải chú trọng hơn về việc sử dụng vốn đầu tư của mình, chỉ sử
dụng vốn vay tín dụng khi công ty chắc chắn về kế hoạch trả nợ và lợi nhuận hoạt
động đầu tư mang lại. Tuy nhiên việc vay vốn nhiều để đầu tư cũng chưa chắc đã

đem lại hiệu quả kinh tế như mong đợi khi mà chúng ta phải trả một khoản chi phí
lớn cho vay vốn. Do đó công ty cần cân nhắc kĩ càng trước khi vay. Cơ cấu nguồn
vốn đi vay có xu hướng giảm từ năm 2009 tới năm 2011 là từ 46.62% xuống còn
14.72%.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung hoạt động đầu tư của công ty CT-IN khá thành công. Biểu hiện rõ
nhất mà chúng ta có thể thấy đó là doanh thu, quy mô vốn đầu tư cũng như lợi nhuận
của công ty tăng và đạt được những con số đáng kể trong những năm gần đây. Bất
chấp tình hình kinh tế trong nước đang khó khăn, tình hình hoạt động của các doanh
nghiệp bị đình trệ thì công ty vẫn đảm bảo được nguồn thu nhập ổn định và việc làm
cho đội ngũ công nhân viên. Thu nhập bình quân trên mỗi cổ phần tăng dần từ năm
2008 là 2.389 đồng trên mỗi cổ phần lên tới 4.302 đồng trên mỗi cổ phần vào năm
2012 được thể hiện dưới bảng sau.
SV: Vũ Thị Duyên Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
1313
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
Bảng 1.3: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2008-2012.

ST
T
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm

2012
1
Tổng doanh
thu
Tỷ đồng 517.263 1 314.476 905.175 1.432.843 4 100
2
Tổng lợi
nhuận trước
thuế
Tỷ đồng 26.981 102.217 95.998 84.411 50.00
3
Thuế nộp
NSNN
Tỷ đồng 7.461 25.309 23.983 21.102 12.50
4
Tổng lợi
nhuận sau
thuế
Tỷ đồng 19.519 76.908 72.015 64.579 37.50
5
Thu nhập
bình quân
trên mỗi cổ
phần
Đồng 2.389 2.833 3.274 3.639 4.302
6
Doanh thu
tăng
thêm/tổng
VĐT

Tỷ đồng - 40.998 -25.445 7.170 81.819
7
Lợi nhuận
tăng thêm/
Tổng VĐT
Tỷ đồng - 3.869 -0.86 -0.157 -1.056
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CT_IN
SV: Vũ Thị Duyên Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
1414
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
- Về quy mô doanh thu, lợi nhuận: + Năm đạt doanh thu vượt mốc 500 tỷ là
năm 2008. Năm 2010 tới năm 2012 doanh thu tăng liên tục và trong năm 2012
doanh thu tăng 1 cách đột ngột, từ 1 432.843 tỷ đồng(năm 2011) lên tới 4 100 tỷ
đồng. Tức là tăng gấp 2.86 lần so với năm 2011.
+ Năm đạt doanh thu vượt mốc 1000 tỷ năm 2009( là 1 310 tỷ)
+ Năm đạt mức lợi nhuận mốc 100 tỷ cũng là năm 2009(mức lợi nhuận trước
thuế là 102 tỷ).
- Về đầu tư cơ sở vật chất:
+ Năm 2007: Công ty mua được 491 m
2
đất tại Đà Nẵng để chuẩn bị xây trụ
sở cho chi nhánh Đà Nẵng.
+ Năm 2010: Công ty đã mua được toàn nhà 7 tầng có tổng diện tích khoảng
550m
2
tại 435C Hoàng Văn Thụ, F4, quận Tân Bình, Hồ Chí Minh để làm trụ sở
chi nhánh miền nam.
- Về hoạt động đầu tư góp vốn, tăng vốn điều lệ và việc góp vốn đầu tư ra
bên ngoài của doanh nghiệp cũng có hiệu quả tương đối cao.
- Hoạt động đấu thầu đạt được những kết quả rất tôt và có thể nói hoạt động

này là 1 trong những hoạt động rất thành công . Công ty trúng thầu nhiều dự án lớn
mang lại nhiều lợi nhuận.
- Về doanh thu tăng thêm/tổng VĐT chỉ có năm 2010 là -25.445 tỷ đồng do
tổng vốn đầu tư năm 2010 rất lớn(đầu tư vào tài sản cố định) và doanh thu năm
2010 sụt giảm nhiều so với năm 2009. Sau đó lại tăng trở lại vào năm 2011và 2012
lần lượt là 7.17 tỷ đồng và 81.819 tỷ đồng.
- Về lợi nhuận tăng thêm/Tổng VĐT có xu hướng giảm trong giai đoạn
2010-2012.
Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu tại công ty CT-IN.
1.2. Tổng quan về công tác tổ chức đấu thầu.
1.2.1. Các dự án tiêu biểu mà công ty tổ chức đấu thầu thành công.
Các dự án công ty tổ chức đấu thầu đa dạng về quy mô, về loại hình dự án:
gồm nâng cấp phần mềm, mua sắm thiết bị có giá trị trúng thầu tương đối lớn
được thể hiện dưới bảng sau:
SV: Vũ Thị Duyên Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
1515
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
Bảng 1.4: Danh sách các dự án công ty tổ chức đấu thầu giai đoạn 2008-2012.
STT Năm Tên dự án Đơn vị Giá trúng thầu
1 2008
Nâng cấp phần mềm quản lý văn bản AIS
V 2.5
VND 530 000 000
2 2008
Mua thiết bị mở rộng và dịch vụ cài đặt dự
án mở rộng hệ thống IP/MPLS Core phục
vụ hệ thống softswitch và 3G, pha 2
(Cisco)
VND 15 400 000 000
3 2008 SWAP VND 20 356 022 243

4 2009 VNP300RBS VND 2 656 485 642
5 2009 GSM 63 USD 161 505
6 2009 Mua sắm modem VND 3 270 500 000
7 2010 VDC Wimax Trial USD 110 311 300
8 2010 New Application Server VND 5 396 600 000
9 2010 Mua sắm cáp quang và phụ kiện. VND 2 640 238 662
10 2010
Xây lắp cột Anten, hệ thống tổ đất và
móng Shelter
VND 4 215 780 000
11 2011
Mua sắm phần mềm chống virus McAfee
và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật kèm theo cho
máy chủ và máy trạm phục vụ sản xuất
kinh doanh.
USD 18 209
12 2011
Mua sắm ODF và phụ kiện cáp quang các
loại.
VND 7 811 070 000
13 2011 Mua sắm cáp điện 3 pha các loại 190 866 900
14 2012
Thiết kế và lắp đặt hệ thống truyền dẫn
DWDM.
USD 9 600 000
15 2012
Cung cấp và lắp đặt hệ thống hội nghị từ
xa.
VND 4 981 000 000
16 2012 Mua sắm hệ thống lưu trữ 130Tb VND 6 134 225 700

Nguồn: Phòng kinh doanh công ty CT-IN
SV: Vũ Thị Duyên Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
1616
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
Đặc điểm các gói thầu công ty tổ chức đấu thầu.
Công ty chủ yếu mua sắm thiết bị trong lĩnh vực viễn thông và tin học; hệ
thống đồng bộ trong lĩnh vực viễn thông tin học, thiết bị bảo vệ vì vậy mà các gói
thầu công ty tổ chức tuỳ thuộc vào loại thiết bị mà có quy mô, đặc điểm kỹ thuật,
thời gian thực hiện cũng như phương thức lựa chọn nhà thầu là khác nhau.
- Về quy mô: Các gói thầu đa dạng về quy mô, có gói thầu quy mô vốn chỉ
khoảng 300 triệu đồng tới 500 triệu đồng nhưng có gói thầu có giá trị hợp đồng rất
lớn.
Ví dụ: Gói thầu Mua sắm phần mềm chống virus McAfee và dịch vụ hỗ trợ
kỹ thuật kèm theo cho máy chủ và máy trạm phục vụ sản xuất kinh doanh vào năm
2011 với giá trị gói thầu là 382 389 000 đồng(18.209 USD).
Gói thầu có giá trị hợp đồng rất lớn như dự án VDC Wimax Trial giá là 110
311 300 USD vào năm 2009.
- Về ðặc ðiểm kỹ thuật: Vì phýõng thức chính và chủ yếu trong ðấu thầu mà
công ty áp dụng là phýõng thức một giai ðoạn một túi hồ sõ, cho nên phýõng thức
này phù hợp với những gói thầu có yêu cầu kỹ thuật không phức tạp, kéo
dàimkhông có nhiều phýõng án kỹ thuật ðể thực hiện gói thầu.
- Về thời gian thực hiện: Thời gian thực hiện các gói thầu thýờng không kéo
dài, nó thýờng kéo dài trong khoảng từ 6 tuần -10 tuần.
- Về hình thức lựa chọn nhà thầu: Bao gồm ðấu thầu rộng rãi, chỉ ðịnh thầu
và chào hành cạnh tranh.
- Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu.
Tùy từng gói thầu công ty mở thầu mà hình thức lựa chọn nhà thầu lại khác
nhau. Vì vậy mà hình thức đấu thầu của công ty phải đa dạng để phù hợp cho từng
gói thầu.
1.2.1.3.1. Hình thức lựa chọn nhà thầu gồm có:

- Đấu thầu rộng rãi: Không hạn chế số lýợng nhà thầu tham dự. Trýớc khi
phát hành hồ sõ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu theo quy ðịnh tại
Ðiều 5 của Luật ðấu thầu ðể các nhà thầu biết thông tin tham dự. Bên mời thầu phải
cung cấp hồ sõ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia ðấu thầu. Trong hồ
SV: Vũ Thị Duyên Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
1717
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
sõ mời thầu không nêu bất cứ ðiều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu
hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không
bình ðẳng. Hiện tại thì hình thức ðấu thầu rộng rãi chiếm tới 80%, còn lại là chỉ
ðịnh thầu và chào hàng cạnh tranh.
- Chỉ ðịnh thầu ðýợc áp dụng trong các trýờng hợp sau ðây:
+ Sự cố bất khả kháng do thiên tai, ðịch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì
chủ ðầu tý hoặc cõ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản ðó ðýợc chỉ
ðịnh ngay nhà thầu ðể thực hiện; trong trýờng hợp này chủ ðầu tý hoặc cõ quan chịu
trách nhiệm quản lý công trình, tài sản ðó phải cùng với nhà thầu ðýợc chỉ ðịnh tiến
hành thủ tục chỉ ðịnh thầu theo quy ðịnh trong thời hạn không quá mýời lãm ngày
kể từ ngày chỉ ðịnh thầu;
+ Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nýớc ngoài;
+ Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia,
an ninh an toàn nãng lýợng do Thủ týớng Chính phủ quyết ðịnh khi thấy cần thiết;
+ Gói thầu mua sắm các loại vật tý, thiết bị ðể phục hồi, duy tu, mở rộng
công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trýớc ðó ðã ðýợc mua từ
một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải bảo
ðảm tính týõng thích của thiết bị, công nghệ;
- Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa ðýợc áp dụng trong trýờng
hợp có ðủ các ðiều kiện sau ðây:
+ Gói thầu có giá gói thầu dýới hai tỷ ðồng;
+ Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trýờng
với ðặc tính kỹ thuật ðýợc tiêu chuẩn hoá và týõng ðýõng nhau về chất lýợng.

1.2.1.3.2. Phýõng thức ðấu thầu.
Phýõng thức ðấu thầu một túi hồ sõ ðýợc công ty sử dụng, áp dụng ðối với
hình thức ðấu thầu rộng rãi và ðấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa.
Phýõng thức này phù hợp với những gói thâu có yêu cầu kỹ thuật không phức tạp,
không có nhiều phýõng án kỹ thuật ðể thực hiện gói thầu nên các nhà thầu có khả
nãng cạnh tranh nhau về giá.
SV: Vũ Thị Duyên Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
1818
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
1.2.1.4. Số lýợng các gói ðã tổ chức ðấu thầu qua các nãm.
Bảng 1.5: Số liệu các gói thầu ðã thực hiện giai ðoạn 2008-2012.
Nãm 2009 Nãm 2010 Nãm 2011 Nãm 2012
Tổng số gói thầu 41 68 80 109
Chỉ ðịnh thầu 17 26 21 18
Ðấu thầu rộng rãi 19 31 45 74
Chào hàng cạnh tranh 5 11 14 17
Nguồn: Phòng kinh doanh.
Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy trong 4 nãm 2009, 2010, 2011, 2012 các gói thầu chủ
yếu thực hiện theo hình thức ðấu thầu rộng rãi, số lýợng gói thầu theo hình thức
chào hàng cạnh tranh là týõng ðối ít. Trong nãm 2012 công ty tiến hành ðấu thầu
cho 74 gói thầu theo hình thức ðấu thầu rộng rãi, chiếm 67.89% tổng số gói thầu,
hình thức này ðýợc công ty sử dụng nhiều do ýu ðiểm của nó mang lại, công ty có
thể ðýợc biết tới nhiều nhà thầu và có nhiều cõ hội lựa chọn nhà thầu nhýng vẫn
ðảm bảo tính công khai, minh bạch. Trong khi ðó chỉ ðang tiến hành 17 gói thầu
theo hình thức chào hàng cạnh tranh, 18 gói thầu theo hình thức chỉ ðịnh thầu chiếm
16.51%.
Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức đấu thầu của công ty.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới công tác tổ chức đấu thầu của công ty, tuy
nhiên những nguyên nhân chính tác động mạnh phải kể tới là : Cơ chế quản lý của

nhà nước về đấu thầu, bộ máy quản lý của công ty, trình độ, kinh nghiệm của đội
ngũ nhân viên, năng lực đánh giá hồ sơ dự thầu.
Cơ chế quản lý của nhà nước về đấu thầu.
Kể từ ngày Luật Đấu thầu được ban hành, cùng với sự hình thành hệ thống
các văn bản pháp luật liên quan trong các năm qua đã cơ bản tháo gỡ được những
vướng mắc trong công tác lựa chọn nhà thầu sử dụng vốn nhà nước, góp phần tích
cực trong việc hoàn thiện cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường ở nước ta,
từng bước hội nhập và ngày càng hòa nhập sâu vào môi trường kinh tế chung của
SV: Vũ Thị Duyên Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
1919
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
khu vực cũng như toàn thế giới.
Nhìn chung, Luật Đấu thầu bảo đảm được quyền tự chủ và tự do kinh doanh
của các doanh nghiệp; đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng; mức độ hội nhập
quốc tế cao; đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; bao quát phạm vi điều chỉnh của
Luật Đấu thầu và đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước cũng như công tác cải
cách thủ tục hành chính. Do đó, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế,
kinh doanh khác nhau phát triển đồng bộ và vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh
tế của Nhà nước được thể hiện một cách rõ ràng.
Tuy nhiên, luật đấu thầu còn mắc phải một số nhược điểm làm ảnh hưởng tới
hoạt động đấu thầu. Chẳng hạn như, mặc dù Luật Đấu thầu năm 2005 đã điều chỉnh
các hoạt động mua sắm thuộc các dự án sử dụng vốn nhà nước, tuy nhiên cần bổ
sung thêm một số hoạt động mua sắm khác có sử dụng nguồn lực của Nhà nước mà
cần có sự quản lý của Nhà nước phù hợp với thực tế Việt Nam hiện nay. Đồng thời,
hạn chế việc lạm dụng các điều khoản đặc biệt để áp dụng các hình thức lựa chọn
nhà thầu không phải đấu thầu cạnh tranh rộng rãi, chỉ định thầu tràn lan…
Pháp luật đấu thầu hiện hành quy định có 7 hình thức lựa chọn nhà thầu bao
gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua
sắm trực tiếp, tự thực hiện, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt. Trong đó,
hai trong 7 hình thức được cho là mang tính cạnh tranh nhất chính là đấu thầu rộng

rãi và chào hàng cạnh tranh và hai hình thức này cần được khuyến khích áp dụng.
Tuy nhiên, nếu như áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi không yêu cầu điều kiện gì
thì việc áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh lại bị giới hạn bởi điều kiện.
Bộ máy quản lý của công ty.
Nhìn chung bộ máy quản lý của công ty là tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ.
Điều đó được thể hiện ở sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc và kết quả đạt
được trong hoạt động đấu thầu cũng như kết quả kinh doanh của công ty. Các cấp
bậc, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban được quy định và nhân viên từng bộ
phận nắm rõ được yêu cầu của công việc và thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm
vụ của mình. Vì vậy mà việc điều hành cũng như thực hiện công việc được diễn ra
theo đúng kế hoạch đã định và đạt đươc hiệu quả cao. Tuy nhiên chưa có sự phân
chia rõ ràng, sự chuyên môn hóa trong đấu thầu. Bộ phận kinh doanh chịu trách
nhiệm chính trong việc tổ chức đấu thầu cũng như tham dự thầu, các thành viên chỉ
SV: Vũ Thị Duyên Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
2020
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
nắm được nhiệm vụ chung phải hoàn thành chứ chưa có sự phân công rõ ràng và
hiệu quả làm việc theo nhóm chưa được phát huy hết lợi thế của nó.
Trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên.
Hoạt động quản lý nhân lực của doanh nghiệp bao gồm công tác tuyển dụng,
đào tạo, sử dụng, đào tạo lại, đào tạo nâng cao… Trong đó phát triển chất lượng
nguồn nhân lực tập trung ở công tác đào tạo. Đào tạo quyết định phẩm chất chính
trị, năng lực quản lý, trình độ tay nghề. Đào tạo của doanh nghiệp có thể lựa chọn
đào tạo bên ngoài do các tổ chức chuyên về đào tạo đảm trách hay tổ chức các khoá
đào tạo nội bộ. Về đối tượng đào tạo, ta có ba nhóm là:
- Đào tạo lực lượng quản lý, cán bộ chuyên môn.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học công nghệ.
- Đào tạo và nâng cao tay nghề cho công nhân.
- Tổng số lao động hiện có: 455 người
+ Trong lĩnh vực sản xuất: 12 người

+ Trong lĩnh vực kinh doanh: 443 người
Trong đó, cán bộ chuyên môn: 232 người
CT-IN thu hút được một nguồn nhân lực chất lượng cao. Với hơn 200 cán bộ
quản lý, kỹ sư và kỹ thuật viên thường xuyên được đào tạo nâng cao trình độ. Hiện
nay CT-IN đã có trên 200 cán bộ được cấp chứng chỉ chuyên môn cao của các hãng
lớn như CISCO, IBM, Oracle, Huawei, Motorola, Nec, Huawei, Ericsson, Nokia-
Siemens … trong đó có bốn người đạt chứng chỉ cấp cao nhất của CISCO (chứng
chỉ CCIE).
Đội ngũ cán bộ của CT-IN có nhiều kinh nghiệm do đã từng tổ chức đấu thầu
nhiều dự án thuộc lĩnh vực bưu chính viễn thông tin học: các gói thầu mua sắm,
cung cấp các hệ thống mạng tổng đài, truyền dẫn, thông tin di động, phát triển phần
mềm, thiết kế hệ thống và cung cấp lắp đặt bảo dưỡng các công trình tin học.
SV: Vũ Thị Duyên Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
2121
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
Khả năng tài chính.
Bảng 1.5. Bảng số liệu về tài chính giai đoạn 2008-2012.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng doanh thu 517.47 1 314.47 905.18 1 432.84 4 100
Tổng tài sản 767.60 1 029.25 804.98 913.07 2 987
Tổng nợ phải trả 637.29 832.78 503.06 679.54 1 602
Tài sản ngắn hạn 709.12 969.64 654.77 746.82 2 438
Tổng nợ ngắn hạn 636.40 826.75 454.53 521.78 1 290
Lợi nhuận trước thuế 26.98 102.22 96.00 84.41 50.00
Lợi nhuận sau thuế 19.52 76.91 72.01 64.58 37.50
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CT-IN
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy được khả năng tài chính của công ty tương
đối mạnh. Khả năng tài chính có mạnh và ổn định thì mới thu hút được nhà thầu có
uy tín trên thị trường, gói thầu công ty tổ chức mới nhận được nhiều sự quan tâm và

đặc biệt là khả năng tài chính giúp công ty có thể tổ chức đấu thầu thành công. Khả
năng đó được thể hiện qua tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế, tổng nợ
như sau:
- Tổng tài sản tăng vọt trong năm 2009, đạt được con số là 1 029.25 tỷ đồng
trong khi năm 2008 tổng tài sản chỉ là 767.6 tỷ đồng. Nhưng sau đó thì tổng tài sản
lại giảm vào năm 2010, chỉ còn 804.98 tỷ đồng. Sau đó tổng tài sản lại tăng lên là
913.07 tỷ đồng, năm 2012 là 2 987 tỷ đồng, điều này đánh dấu sự hồi phục sau suy
giảm kinh tế thế giới, hứa hẹn tổng tài sản còn tăng nữa trong năm tiếp theo.
- Về tổng doanh thu có xu hướng tương tự như tổng tài sản , tăng giảm không
đều. Năm 2011 con số này lên tới 1 432.84 tỷ đồng, năm 2012 là 4 100 tỷ đồng thể hiện
quy mô doanh thu rất lớn.
- Mặc dù lợi nhuận tăng nhanh từ năm 2008 tới năm 2009 là từ 19.52 tỷ
đồng lên tới 76.91 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế có xu hướng giảm từ năm 2009
tới năm 2011. Do tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tới tình hình kinh
tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Cụ thể năm 2011 lợi nhuận sau thuế chỉ
SV: Vũ Thị Duyên Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
2222
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
còn 64.58 tỷ đồng, giảm hơn 12 tỷ đồng so với năm 2009. Tới năm 2012 thì con số
này lại giảm tiếp xuống còn 37.5 tỷ đồng.
- Quy trình tổ chức đấu thầu.
Công ty CT-IN tổ chức đấu thầu trải qua 5 bước, các bước có liên quan chặt
chẽ tới nhau nhằm hỗ trợ nhau tạo thành một quy trình hoàn chỉnh.
Tùy từng hình thức đấu thầu mà công ty sẽ áp dụng những quy trình tổ chức
đấu thầu khác nhau phù hợp với từng loại hình đấu thầu. Dưới đây là sơ đồ quy
trình đấu thầu cho từng hình thức lựa chọn nhà thầu.
Sơ đồ quy trình tổ chức đấu thầu rộng rãi.
Quy trình của hình thức đấu thầu rộng rãi tương đối giống với quy trình đấu
thầu thông thường mà công ty áp dụng.
Sơ đồ 1.1: Quy trình tổ chức đấu thầu rộng rãi

SV: Vũ Thị Duyên Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
2323
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
Bước 1: Lập kế hoạch đấu thầu.
Dự án được trình lên ban giám đốc để phê duyệt. Sau khi dự án được duyệt
thì tiến hành thành lập tổ chuyên gia mở thầu.
Tùy thuộc vào yêu cầu của gói thầu dự áng, nhân sự cho việc tổ chức đấu
thầu có thể thuộc biên chế của bên mời thầu công ty thuê trong thời gian thực hiện
đấu thầu. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc đấu thầu thường do chính CT-IN tiến hành tổ
chức. Nhân sự tham gia thường là các chuyên viên thuộc phòng kinh doanh, Ban
triển khai dự án, tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu.
Ví dụ: Đối với dự án “Cải tạo mạng cáp đài Viễn Thông Khoái Châu-Hưng
Yên” nhân sự tham gia đấu thầu bao gồm:
+ Phòng kinh doanh thẩm định kết quả đấu thầu trình Giám đốc phê duyệt.
+ Tổ trưởng Tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu chịu trách nhiệm tổ chức
đấu thầu các gói thầu trong kế hoạch đấu thầu.
+ Ngoài ra, nhân sự tham gia vào công tác đấu thầu còn có Giám Đốc, ban
triển khai dự án, phòng Kế toán - tài chính, phòng viễn thông tin học…
Nếu dự án lớn thì tiến hành phân chia thành các gói thầu với hạng mục nhỏ
hơn cho chi tiết và dễ quản lý. Cuối cùng là phê duyệt gói thầu. Nếu gói thầu nằm
trong khả năng thực hiện thì chuyển sang bước 2.
Ví dụ: Kế hoạch đấu thầu cho dự án “Cải tạo mạng cáp đài Viễn Thông
Huyện Tam Đảo- Vĩnh Phúc năm 20011”.
Bảng 1.6. Kế hoạch đấu thầu dự án “Cải tạo mạng cáp đài Viễn Thông Huyện
Tam Đảo- Vĩnh Phúc năm 2011”.
Đơn vị: Đồng.
ST
T
Năm Tên gói thầu Giá gói thầu
Hình thức lựa

chọn nhà thầu.
1 Quý II/2011 Mua cáp đồng các loại 301 233 670 Đấu thầu rộng rãi
2 Quý III/2011 Mua cột bê tông 178 415 200 Chỉ định thầu
3 Quý III/2011 Thi công 124 843 190 Chỉ định thầu
Nguồn:Ban triển khai dự án.
SV: Vũ Thị Duyên Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
2424
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Thị Mai Hoa
Trên đây là bảng kế hoạch đấu thầu cho dự án “Cải tạo mạng cáp đài
huyện Tam Đảo-Vĩnh Phúc năm 2011”. Dự án thu hồi các tuyến cáp đồng,
trồng bổ sung cột bê tông và kéo các tuyến cáp đồng nhằm phục vụ việc kéo
cáp thuê bao phát triển. Dự án loại gói thầu là gói thầu mua sắm cung cấp
hàng hoá. Hình thức lựa chọn nhà thầu, thời gian lựa chọn nhà thầu, hình thức
hợp đồng và thời gian thực hiện được nêu rõ ràng, cụ thể. Ví dụ với gói thầu
mua cáp đồng các loại có:
+ Giá trị gói thầu trước thuế GTGT: 301 233 670 VNĐ
+ Hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi.
+ Thời gian lựa chọn nhà thầu: Quý II/2011.
+ Thời gian thực hiện: 60 ngày.
Ta thấy bảng kế hoạch đấu thầu này là đầy đủ phù hợp với đặc điểm
của dự án.
Bước 2: Chuẩn bị đấu thầu.
Tổ đấu thầu chịu trách nhiệm sơ tuyển nhà thầu(nếu có) lập hồ sơ mời
thầu, phê duyệt hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do chính phủ
quy định bao gồm các nội dung.
- Yêu cầu về mặt kỹ thuật:
Với gói thầu mua sắm hàng hóa thì gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số
lượng, chất lượng hàng hóa được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ
thuật, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về
môi trường và các yêu cầu cần thiết.

- Yêu cầu về mặt tài chính bao gồm các chi phí để thực hiện gói thầu, giá
chào thầu, biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phương thức và điề kiện thanh
toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nê trong điề kiện
chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng.
- Tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điề kiện ưu đãi(nếu có), thuế,
bảo hiểm và các yêu cầu khác.
Hồ sơ mời thầu sẽ được phát hành sau khi được xem xét , phê duyệt, nó
SV: Vũ Thị Duyên Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
2525

×