Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.19 KB, 22 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục - đào tạo đóng vai trò chủ yếu trong việc gìn giữ, phát triển và truyền
bá nền văn minh nhân loại. Trong thời đại ngày nay Đảng và nhà nước ta
đã khẳng định phát triển khoa học công nghệ cùng với phát triển giáo dục đào tạo là
quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp công nghiệp
hiện hoá, hiện đại hoá đất nước Mặc dù đất nước ta còn nghèo, nhưng trong thời gian
qua, với sự quan tâm của nhà nước, đặc biệt là sự nổ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ
khoa học công nghệ trong cả nước, tiềm lực khoa học công nghệ đã được tăng
cường, khoa học công nghệ đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế
xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Chính vì vậy GD - ĐT luôn được quan tâm
chăm lo đặc biệt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên trình độ khoa học công nghệ của nước ta nhìn chung còn thấp so
với các nước trên thế giới và trong khu vực, năng lực sáng tạo mới còn hạn chế, chưa
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Khoa học
công nghệ nước ta đang dứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa, trước xu thế phát
triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và kinh tế tri thức thế giới.
Thách thức lớn nhất trong sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay là
sự yếu kém về chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp của nền
kinh tế, dẫn đến nguy cơ kéo dài tình trạng tụt hậu của nước ta so với các nước trong
khu vực và khó có thể thực hiện được sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. Vì vậy
mỗi quốc gia đều cố gắng phát triển giáo dục gắn với phát triển kinh tế xã hội, tiến
bộ khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, sự tham gia của toàn xã hội ngành
giáo dục nước ta trong nhiều năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể: mạng
lưới trường học phát triển rộng khắp, giáo dục có bước tăng trưởng khá, chất lượng
GD - ĐT đã có nhiều tiến bộ bước đầu và xuất hiện những nhân tố mới Bên canh
những thành tựu đáng ghi nhận GD - ĐT nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập;
bất cập cả về quy mô, cơ cấu và nhất là chất lượng, hiệu quả chưa đáp ứng kịp thời
với những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế -
xã hội. Hiện nay chúng ta còn khoảng 7% dân số mù chữ; chưa phổ cập được giáo


dục trung học cơ sở; cơ cấu ngành nghề, trình độ chưa hợp lý; đáng quan tâm nhất là
chất lượng hiệu quả GD - ĐT còn thấp.
1
Để GD - ĐT là động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và nhà
nước ta đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo phát triển GD nước ta; những quan điểm
đó được ghi nhận trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010.
Các quan điểm này có tác dụng chỉ đạo, định hướng, thúc đẩy đồng thời là thước đo
để ngành GD nước ta phát triển nhanh, mạnh, bền vững. Tuy nhiên việc thực hiện
các quan điểm này còn rất nhiều khó khăn và hạn chế. Đây không chỉ là vấn đề riêng
của ngành GD mà còn là vấn đề chung mà trách nhiệm thuộc về toàn xã hội.
Từ trên chúng ta thấy rằng để GD phát triển toàn diện và có hiệu quả cao
những qua điểm chỉ đạo của Đảng là hết sức cần thiết, do đó việc tìm hiểu thực trạng
việc thực hiện những quan điểm này để đưa ra những giải pháp để phát triển GD là
một việc làm có ý nghĩa thực tiễn lẫn ý nghĩa khoa học và trong giới hạn đề tài này
chúng tôi chỉ đề cập tới quan điểm :"Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh".
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng việc thực hiện quan điểm: :" Phát triển giáo dục phải gắn
với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố quốc
phòng an ninh ". Trên cơ sở đó đưa ra một số kết luận, đề xuất, kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả, chất lượng GD.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu việc thực hiện quan điểm: :" Phát triển giáo dục phải gắn với nhu
cầu phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng an
ninh ".
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu việc thực hiện quan điểm: :" Phát triển giáo dục phải gắn với nhu
cầu phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng an
ninh " ở các cấp học, bậc học từ mầm non đến đại học.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu những lý luận cơ bản về các quan điểm phát triển GD - ĐT nước
ta giai đoạn 2001 - 2010.
2
4.2. Tìm hiểu việc thực hiện quan điểm: :" Phát triển giáo dục phải gắn với nhu
cầu phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng an
ninh".
4.3. Đưa ra một số kết luận, kiến nghị để giúp thực hiện tố nội dung quan điểm :"
Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa
học công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh ".
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu sau
đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như: Phân tích và tổng hợp ký
thuyết, phân loại và hệ thống hoá lý thuyết, mô hình hoá, giả thuyết - suy diễn để
làm cơ sở lý luận cho đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm giáo dục
Chúng tôi tiến hành thu thập và tổng kết kinh nghiệm dạy và học của giáo
viên, học sinh các bậc học để có căn cứ cụ thể cho vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra
chúng tôi còn tìm thông tin từ nguồn khác nhau như báo, đài, các trang web, các
thống kê , báo cáo.
Nghiên cứu tài liệu và sản phẩm hoạt động sư phạm của cả giáo viên và học
sinh. Đó là giáo án, vở ghi chép của học sinh. Đó là giáo án, vở ghi chép của học
sinh, bài kiểm tra Đây là những căn cứ để đánh giá thực trạng.
5.2.2. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn các thầy, cô giáo có nhiều năm kinh nghiệm
trong công tác giáo dục, tâm huyết với nghề về những vấn đề có liên quan đến đề tài
nghiên cứu nhằm thu thập, bổ sung cho đề tài.
5.3. Phương pháp thống kê toán học:

- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý những thông tin đã thu thập được
từ nhiều nguồn trên cơ sở đó rút ra kết luận về những kết quả thu được.
3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ "PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHẢI GẮN
VỚI NHU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI, TIẾN BỘ KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ, CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG AN NINH"
1. Mục tiêu phát triển GD - ĐT từ 2001 - 2010
1.1. Mục tiêu chung
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 đã nêu rõ: Để đáp ứng yêu
cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước
trong thời kỳ CNH, HĐH cần tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện về giáo dục. Vì
vậy, mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 là:
- Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng gaío dục theo hướng tiếp cận với
trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực
cho sự nghiệp phát triển KT- XH của đất nước, của từng vùng, từng địa phương,
hướng tới một xã hội học tập. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình
trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực.
- Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực
KH- CN trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành
nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy nhanh tiến độ
thực hiện phổ cập THCS.
- Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp
bậc học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng
quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy- học; đổi
mới quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục.
1.2. Mục tiêu phát triển các cấp bậc học, trình độ và loại hình giáo dục
Đồng thời với việc tăng cường chất lượng và hiệu quả, tiếp tục mở rộng quy
mô các cấp bậc học và trình độ đào tạo, phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu nghành
nghề, cơ cấu vùng miền của nhân lực. Nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở các trình

độ vào năm 2010 đạt 40%, trong đó cao đẳng trở lên 6%, trung học chuyên nghiệp
8%, công nhân kỹ thuật 26%. Thực hiện phổ cập THCS trong cả nước.
1.2.1. Giáo dục mầm non
Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trước 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát
triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ; mở rộng hệ thống nhà trẻ và
4
trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt ở nông thôn và những vùng
khó khăn; tăng cường các hoạt động phổ biến kiến thức và tư vấn nuôi dạy trẻ cho
các gia đình.
Đến năm 2010, hầu hết trẻ em đều được chăm sóc, giáo dục bằng những hình
thức thích hợp.Tăng tỉ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ từ 12% năm 2000 lên 15% năm
2005 và 18% năm 2010. Đối với trẻ 3- 5 tuổi tăng tỉ lệ đến trường, lớp mẫu giáo từ
50% năm 2000 lên 58% năm 2005 và 67% năm 2010. Riêng trẻ 5 tuổi, tăng tỉ lệ huy
động đến mẫu giáo để chuẩn bị vào lớp 1 từ 81% năm 2000 lên 85% năm 2005 và
95% vào năm 2010.
1.2.2. Giáo dục phổ thông
Thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Cung cấp học vấn phổ thông
cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp; tiếp cận trình độ các nước phát triển trong
khu vực. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích
cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến
thức vào cuộc sống.
- Tiểu học: Phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp của trẻ em, hình thành ở
HS lòng ham hiểu biết và những đức tính, kỹ năng cơ bản đầu tiên để tạo hứng thú
học tập và học tập tốt. Củng cố và nâng cao thành quả phổ cập giáo dục tiểu học
trong cả nước. Tăng tỉ lệ huy động HS trong độ tuổi đến trường từ 95% năm 2000
lên 97% năm 2005 và 99% năm 2010.
- Trung học cơ sở: Cung cấp cho HS học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu
biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để thực hiện phân luồng sau THCS, tạo
điều kiện để HS tiếp tục học tập hoặc đi vào cuộc sống lao động. Đạt chuẩn phổ cập
THCS ở các thành phố, đô thị, vùng kinh tế phát triển vào những năm 2005, trong cả

nước vào năm 2010. Tăng tỉ lệ HS THCS trong độ tuổi từ 74% năm 2000 lên 80%
năm 2005 và 90% năm 2010.
- Trung học phổ thông: Thực hiện chương trình phân ban hợp lý nhằm đảm
bảo cho HS có học vấn phổ thông, cơ bản theo một chuẩn thống nhất, đồng thời tạo
điều kiện cho sự phát huy năng lực của mỗi HS, giúp HS có những hiểu biết về kỹ
thuật, chú trọng hướng nghiệp để tạo điều kiện cho sư phân luồng sau THPT, để HS
vào đời hoặc chọn ngành nghề học tiếp sau khi tốt nghiệp. Tăng tỉ lệ HS trong độ
tuổi vào THPT từ 38% năm 2000 lên 45% năm 2005 và 50% năm 2010.
5
- Giáo dục nghề nghiệp: Đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng dạy nghề gắn
với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại. Gắn đào tạo với
nhu cầu sử dụng, với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động, đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực nông thôn,
các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động. Mở rộng đào tạo kỹ thuật viên,
nhân viên nghiệp vụ có kiến thức kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp dựa trên
nền học vấn THCS
Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu phát triển
KT- XH, trong đó chú trọng phát triển đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo công nhân
kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có trình độ cao dựa trên nền học vấn
THPT hoặc trung học chuyên nghiệp.
- Trung học chuyên nghiệp: Thu hút HS trong độ tuổi vào các trường trung
học chuyên nghiệp đạt 10% năm 2005, 15% năm 2010.
Dạy nghề: Thu hút HS sau THCS vào học các trường dạy nghề từ 6% năm
2000 lên 10% năm 2005, 15% năm 2010.
Dạy nghề bậc cao: Thu hút HS sau THPT, trung học chuyên nghiệp vào học
các chương trình này đạt 5% năm 2005, 10% năm 2010.
- Giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học: Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực
trình độ cao phù hợp với cơ cấu KT- XH của thời kỳ CNH, HĐH, nâng cao năng lực
cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo điều
kiện thuận lợi để mở rộng giáo dục sau THPT qua việc đa dạng hoá các chương trình

đào tạo trên cơ sở xây dựng một hệ thống liên thông phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ
cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền của nhân lực và năng lực của các cơ sở đào tạo.
Tăng cường năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, năng lực tự tạo việc làm
cho mình và cho những người khác.
Nâng tỉ lệ sinh viên từ 118 sinh viên trên 1 vạn dân năm học 2000- 2001 lên
200 sinh viên trên 1 vạn dân vào năm 2010. Tăng quy mô đào tạo thạc sĩ từ 11.727
học viên năm học 2000 lên 38.000; nghiên cứu sinh từ 3.870 năm 2000 lên 15.000
vào năm 2010.
- Giáo dục không chính quy: Phát triển giáo dục không chính quy như là một
hình thức huy động tiềm năng của cộng đồng để xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội
cho mọi người, ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, mọi nơi có thể học tập suốt đời, phù hợp
6
với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng
nguồn nhân lực.
Củng cố và nâng cao kết quả xoá mù chữ cho người lớn, đặc biệt ở vùng núi,
vùng sâu, vùng xa. Thực hiện có hiệu quả các chương trình sau xoá mù chữ, bổ túc
trên tiểu học để góp phần thực hiện chủ trương phổ cập trung học trong những năm
tiếp theo. Tạo cơ hội cho đông đảo người lao động được tiếp tục học tập, được đào
tạo lại, được bồi dưỡng ngắn hạn, định kỳ và thường xuyên theo các chương trình
giáo dục, các chương trình kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nâng cao năng
suất lao động, tăng thu nhập hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Chú trọng phát triển các
chương trình chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, cán bộ lãnh đạo, quản lí, công chức nhà
nước từ Trung ương đến địa phương.
- Giáo dục trẻ khuyết tật: Tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được học tập ở một
trong các loại hình lớp hoà nhập, bán hoà nhập hoặc chuyên biệt, đạt tỉ lệ 50% vào
năm 2005 và 70% vào năm 2010.
3. Nội dung quan điểm 2: “Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh”
3.1. Nội dung cơ bản
Trong luật giáo dục 2005, điều 9 đã quy định:

- Phát triển giáo dục phải gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ
khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm cân đối về cơ cấu trình
độ, cơ cấu nghành nghề, cơ cấu vùng miền, mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất
lượng và hiệu quả, kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
Mối quan hệ hữu cơ giữa giáo dục và kinh tế tạo ra sự hài hòa giữa tăng
trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội trong quá trình phát triển bền vững.
Do đó trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, phát triển giáo
dục và đào tạo phải là một bộ phận cấu thành quan trọng, chuẩn bị trước nhân lực để
bắt đầu phát triển.
- Kế hoạch phát triển kinh tế, với tốc độ tăng trưởng cao của đất nước ta trong
vài chục năm tới, tạo ra nhu cầu về nhân lực rất cao. Giáo dục và đào tạo phải đặt
trọng tâm vào việc đáp ứng nhu cầu nhân lực đó. Nhu cầu này thể hiện trên các mặt
số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực. Nhân lực được đào tạo với số lượng đủ,
chất lượng phù hợp, cơ cấu hợp lí, số lượng và nhân tố quan trọng để thực hiện
7
chuyển dịch từ nền kinh tế có tỉ trọng nông nghiệp khá cao sang nền kinh tế có tỉ lệ
đóng góp chủ yếu từ công nghiệp và dịch vụ.
Do đó, cần phải quan tâm bảo đảm một lực lượng lao động kĩ thuật lành nghề,
những chuyên gia khoa học công nghệ có trí tuệ và những nhà quản lí giỏi.
- Giáo dục là tiền đề quan trọng cả sự phát triển tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội
khác như : kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ, an ninh, quốc
phòng. Chức năng phục vụ xã hội thể hiện tính hiệu quả của giáo dục. Sự gắn bó
chặt chẽ giữa giáo dục vad đào tạo với xã hội được thể hiện trong mối quan hệ hài
hoà giữa đào tạo, sử dụng, việc làm.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUAN ĐIỂM “PHÁT
TRIỂNGIÁO DỤC PHẢI GẮN VỚI NHU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ
HỘI,TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG AN
NINH”
1. Thực trạng sự phát triển giáo dục:
1.1. Giáo dục mầm non (GDMN)

1.1.1. Thành tựu:
Đầu năm 2005, Bộ GD - DDT đã tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá 2
năm thực hiện Quyết định số 161/2002/QĐ - TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng
chính phủ (gọi tắt là QĐ 161) về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non tại
Đồng Nai và Hà Nội. Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã
đánh giá cao những nỗ lực của ngành và khẳng định: “Hơn 2 năm qua, QĐ 161 của
Thủ tướng chính phủ đã thực sự đi vào cuộc sống tạo ra sinh khí mới cho ngành
GDMN phát triển, đưa GDMN trở lại vị trí đúng của nó. Thành tựu của ngành
GD nói chung là rất lớn trong đó GDMN phát triển mạnh nhất”. Năm học 2004-
2005 hầu hết các số lượng trẻ đến lớp tăng, so sánh với năm học 2003-2004 tỷ lệ trẻ
em trong độ tuổi đến các loại hình GDMN đều tăng: trẻ nhà trẻ tăng 1%, trẻ mẫu
giáo tăng 3%, trong đó trẻ mẫu giáo 5 tuổi tăng 20%. Trước khi có quyết định 161
toàn quốc có 222 xã trắng về GDMN cho đến nay cả nước chỉ còn lại 2 xã trắng.
GDMN đã có bước phát triển mới trên cả 3 phương diện: Quy mô, chất lượng và
chăm sóc - giáo dục.
Bảng 1: Thống kê của Bộ GD -ĐT về GDMN năm học 2007-2008
8
Tổng số
Chia ra
Công lập Ngoài C.lập
1. Trường 11,571

5,651 5,920
- Mầm non

8,732 3,463 5,269
- Mẫu giáo 2,839 2,188 651
2. Lớp 101,575 48,716 52,859
3. Trẻ em
Tổng số 2,687,037 1,270,618 1,416,419

Trong đó :
- Nữ 1,308,022 688,790
- Dân tộc 398,572 321,601 76,971
4. Giáo viên (trực tiếp dạy)
Tổng số 128,838 60,650 68,188
Trong đó :
- Nữ 127,546 60,460 67,086
- Hợp đồng 76,363 15,896 60,467
5. Các tỷ lệ (%)
- Trẻ em/Lớp 26.45 26.08 26.80
- Trẻ em/Giáo viên 20.86 20.95 20.77
- Giáo viên/Lớp 1.27 1.24 1.29
Qua bảng trên chúng ta thấy số trường mầm non ngoài công lập hiện nay phát
triển mạnh mẽ chiếm trên 50% số trường trong cả nước, chất lượng giáo viên cũng
như chất lượng chăm sóc được các nhà trường quan tâm. Số lượng trẻ/lớp, số lượng
9
giáo viên/lớp, số lượng trẻ/giáo viên đã được điều chỉnh phù hợp thuận lợi cho công
tác chăm sóc và giáo dục giúp cho công tác giáo dục đạt hiệu quả cao, trẻ em được
sống trong môi trường giáo dục tốt. Ngoài ra ngành GDMN quan tâm hơn tới cơ hội
tiếp cận GDMN cho trẻ em trong độ tuổi bằng việc đầu tư xây dựng trường lớp cho
các xã vùng khó khăn.
1.1.2. Khuyết điểm
Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận GDMN đang còn tồn tại nhiều hạn
chế, vướng mắc. Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện các quyết định chưa đồng
bộ từ trung ương đến địa phương, tỷ lệ ngân sách của địa phương dành cho GDMN
vẫn còn ít nên việc giải quyết những vấn đề của ngành vẫn chưa thực sự đi vào chiều
sâu, một số địa phương chưa hiểu hết ý nghĩa của quan điểm nên việc đầu tư cho
GDMN chưa thoả đáng dẫn tới tình trạng khoán trắng nhất là các vùng ven đô của
những thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung và tại những vùng kinh tế-xã
hội kém phát triển. Chất lượng giáo viên chưa đồng đều, giáo viên chưa được đào

tạo, chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ vẫn còn ở nhiều cơ sở GDMN. Hệ thống trường
tư thục phát triển quá mạnh tuy nhiên qua kiểm tra chỉ có 72% giáo viên đủ tiêu
chuẩn về sư phạm, trong khi đó có nhiều cơ sở GDMN tư thục chưa được cấp phép
nhưng lại không có sự quản lý chặt chẽ của các cấp, các ngành nên chất lượng của
những trường mầm non tư thực vẫn còn là một vấn đề nhức nhối. Đặc biệt gần đây
người dân thực sự bức xúc với hiện tượng GDMN tư thục bị thả nổi và nhiều hiện
tượng tiêu cực khác như: Cho trẻ uống thuốc tăng trọng, bạo hành trẻ thương tâm, cở
sở vật chất nhếch nhác, người giữ trẻ không được đào tạo. Từ những khuyết điểm
trên dẫn tới hậu quả là học sinh mầm non ở nhiều nơi vẫn chưa được quan tâm chăm
sóc toàn diện từ đó ảnh hưởng tới những tiền đề phát triển về cả thể chất và trí tuệ
cho trẻ.
1.2. Giáo dục tiểu học
1.2.1. Thành tựu
Giáo dục tiểu học trong nhiều năm qua cũng được sự quan tâm đặc biệt nên đã
đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Năm 2001, Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập tiểu
học. Phổ cập giáo dục tiểu học (GDTH) đã đạt thành tích đáng kể ở tất cả các vùng
miền trong cả nước. Việt Nam được đành giá là nước có tiến bộ nhanh hơn so với
phần lớn các nước có thu nhập thấp khác trên thế giới trong việc khắc phục những
10
chênh lệch về giới và về tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi. Tỷ lệ học sinh nhập học đúng
độ tuổi đã tăng từ 90% trong thập niên 1990 lên gần 98% trong năm học 2004-
2005(mục tiêu quốc gia đề ra là 97% trong năm 2005). Nếu như năm học 1997-1998,
tỷ lệ học sinh hoàn thành bậc tiểu học đạt 68% thì đến năm học 2004-2005, tỷ lệ này
đã đạt từ 99%-100% ở các vung miền và tăng nhanh ở khu vực Tây Nguyên.
Bảng 2: Số liệu chung bậc tiểu học năm học 2007-2008
Số liệu chung bậc tiểu học năm học 2007-2008
Chỉ số
Tổng số
Chia ra

Công lập NgoàI công lập
1. Số trường 14,939 14,844 95
2. Số lớp 266,400 264,953 1,447
3. Số học sinh
Tổng số 6,871,795 6,832,218 39,577
- Nữ 3,175,825 3,158,096 17,729
- Dân tộc 1,099,045 1,097,339 1,706
- Mới tuyển 1,468,520 1,457,413 11,107
- Lưu ban 203,788 203,660 128
4. Giáo viên (trực tiếp dạy)
Tổng số 344,853 342,647 2,206
- Nữ 266,676 264,738 1,938
- Hợp đồng 16,260 14,700 1,560
5. Phòng học
Tổng số 247,086 245,094 1,992
- Phòng học kiên cố 118,312 116,451 1,861
- Phòng học bán
kiên cố 104,070 103,945 125
- Phòng học tạm 24,704 24,698 6
- Phòng học 3 ca 13 13
6. Các tỷ lệ
- Học sinh/Lớp 25.80 25.79 27.35
- Học sinh/Giáo viên 19.93 19.94 17.94
- Giáo viên/Lớp 1.29 1.29 1.52
11
1.2.2. Khuyết điểm
Những thành tựu mà GDTH đạt được thì ngành vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót
khuyết điểm.
Mới đầu năm học mới năm học 2009-2010 nhưng không ít phụ huynh học
sinh lo lắng cho sự quá tải của chương trình GDTH hiện nay. Học chữ nhiều ngoại

khoá hầu như không có, các môn giáo dục thể chất chỉ phụ hoạ cho có Đó là thực
trạng đã tồn tại lâu trên cả nước, và dù cho có tiêu chí giảm tải của Bộ GD đã được
đưa ra: "Trẻ em phải khoẻ mạnh; thứ hai là ngoan ngoãn, có lòng nhân ái, biết chia
sẻ; thứ ba là có kỹ năng sống, biết giao tiếp và sống an toàn (thực phẩm, giao thông,
cháy nổ và trước các tệ nạn xã hội), sau đó mới cần đứa trẻ thích đi học, thích học và
biết cách học"(theo phát biểu của ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu
học, Bộ GD - DDT), nhưng hầu như mục tiêu này vẫn chỉ là mục tiêu, sự quá tải vẫn
diễn ra hàng ngày.
Sự quá tải có thể kể đến: Quá tải học chữ; phớt lờ kỹ năng, ngoại khoá hầu hết
các trường đều rất thụ động, chỉ chú trọng vào việc học chữ, thi đưa thành tích và
dường như quên hẳn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; phụ huynh phải tự lo giáo
dục kỹ năng sống cho con cái.
Mặt khác, nhiều trường còn thiếu thốn cơ sở vật chất, khu học tập ngoại khoá,
chất lượng giáo viên chưa đạt chuẩn, chưa đồng bộ.
Từ những khuyết điểm trên dẫn tới mục tiêu hình thành nhân cách toàn diện,
hình thành con người chủ nghĩa xã hội bị ảnh hưởng.
1.3. Giáo dục phổ thông
1.3.1. Thành tựu
12
Giáo dục phổ thông (GDPT) là cơ sở của giáo dục đào tạo. Những thành tựu
của GDPT thể hiện sơ lược qua bảng sau:
Chúng ta nhận thấy: Hệ thống trường công lập chiếm phần lớn trong hệ thống
các trường PT, ngoài ra các trường công lập cũng phát triển khá mạnh mẽ. Chất
lượng giáo viên ngày càng được nâng cao, cơ sở vật chất của các trường cũng được
đầu tư, sửa chữa mua mới để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
1.3.2. Khuyết điểm
- Đa số người dân và không ít người trong ngành giáo dục cho rằng chất lượng
GDPT của ta trong nhiều chục năm lại đây rất sút kém.
- Tỡnh trạng dạy thờm - học thờm tràn lan và tiờu cực vẫn tiếp tục phỏt triển mặc dự
Chớnh phủ đó cú chỉ thị cấm từ ngót chục năm nay.

Bảng 3: Số liệu chung bậc PT năm học 2008 - 2009
Tổng
số
Chia ra
Công lập
Ngoài công
lập
1.Số trường 27,900 27,121 779
Trung học cơ sở 9,768 9,740 28
Trung học phổ thông 2,167 1,591 576
2.Số lớp 494,247 474,059 20,188
Trung học cơ sở 159,910 158,254 1,656
Trung học phổ thông 67,937 50,852 17,085
3.Số học sinh 15,800,302 14,860,546 939,756
Trung học cơ sở 5,858,484 5,790,187 68,297
Trung học phổ thông 3,070,023 2,238,141 831,882
4.Số giáo viên (trực tiếp
dạy) 791,858 757,940 33,918
Trung học cơ sở 312,759 310,201 2,558
Trung học phổ thông 134,246 105,092 29,154
5.Phòng học 450,808 434,775 16,033
Trung học cơ sở 145,417 144,170 1,247
Trung học phổ thông 58,305 45,511 12,794
13
- Chủ trương "giảm tải" vừa không rừ, vừa hỡnh thức
1.4. Giáo dục đại học
1.4.1. Thành tựu
Từ khi ra đời giáo dục đại học (GDĐH) giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống
giáo dục vì nó quyết định trực tiếp đến sự phát triển của khoa học công nghệ. Cuộc
cách mạng công nghệ và xu thế kinh tế tri thức từ vài thập kỷ lại đây càng nêu cao

vai trò của GDĐH, không chỉ đối với các nước tiên tiến mà còn đối với tất cả các
nước trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nhận thức được tầm
quan trọng của GDĐH nên trong nhiều năm qua Đảng và nhà nước ta rất quan tâm
tới GDĐH. Nhờ vậy nhiều thành tựu của ngành GDĐH đáng được ghi nhận.
Từ năm học 2002-2003, việc tổ chức thi đại học đã được tổ chức khá khoa học
trên quy mô cả nước. Các thí sinh dự thi trên cả nước làm cùng đề, cùng biểu điểm
chấm, hạn chế được nhiều tiêu cực trong thi cử. Đó là những thành tựu trong tuyển
sinh đại học và cao đẳng. Để nâng cao chất lượng đào tạo hầu như các trường đại
học trong cả nước đã đầu tư trang bị thêm nhiều phương tiện học tập, nghiên cứu cho
cả giảng viên và sinh viên; chất lượng đội ngũ giảng viên ngày càng được nâng cao
tỷ lệ giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ tăng. Hệ thống trường đại học công
lập chiếm phần lớn trong tổng số các trường đại học (75% năm học 2007 -2008) theo
đúng định hướng chủ nghĩa xã hội. Để thấy được những thành tựu của GDĐH rõ
ràng hơn chúng ta hãy xem bảng thống kê dưới đây:
Số liệu thống kê Đại học và Cao đẳng năm học 2007 - 2008
1. Tổng số trường
Tổng số

Chia ra
Cao
đẳng Đại học
369 209 160
Chia ra:
Công lập 305 185 120
Ngoài công lập 64 24 40
Tỷ lệ % ngoài công lập 17.34 11.48 25.00
2. Quy mô học sinh 1,603,484 422,937 1,180,547
Chia ra:
Công lập 1,414,646 377,531 1,037,115
Ngoài công lập 188,838 45,406 143,432

14
Tỷ lệ % ngoài công lập 12 11 12
3. Tốt nghiệp 233,966 81,694 152,272
4. Giảng viên 56,120 17,903 38,217
Tỷ lệ % so tổng số
Giáo sư 0.6 0.1 0.8
Phó Giáo sư 3.3 0.2 4.7
TSKH, Tiến sỹ 10.5 1.4 14.8
Thạc sỹ 36.1 27.1 40.4
Cộng thạc sỹ và tiến sỹ 46.6 28.5 55.1
Đại học và Cao đẳng 52.5 69.6 44.4
1.4.2. Khuyết điểm:
Chất lượng, hiệu quả đào tạo của GDĐH Việt Nam đều thấp, chưa đáp ứng
được yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực. Mạt khác GDĐH Việt Nam chưa
đạt chuẩn quốc tế, thiếu liên tục, tuyển sinh bất cập và tốn kém, thiếu khoa học.
Rất khó để phóng đại tính chất nghiêm trọng của những thách thức đang đặt ra
với Việt Nam trong giáo dục đại học - cao đẳng (ĐH - CĐ), nếu không có một sự cải
cách khẩn cấp và căn bản đối với hệ thống giáo dục ĐH - CĐ, Việt Nam sẽ không
đạt được đúng mức tiềm năng to lớn của mỡnh .
Việt Nam không có một trường đại học nào có chất lượng được công nhận.
Không có một cơ sở nào của Việt Nam có tên trong bất cứ danh sách được sử dụng
rộng rói nào (nếu nhận định trên cũn chưa rừ ràng) tập hợp cỏc trường đại học hàng
đầu ở châu Á. Về phương diện này thỡ Việt Nam khỏc xa với cả những nước Đông
Nam Á khác, hầu hết các nước này đều có thể kiêu hónh về ớt nhất một vài cơ sở có
đẳng cấp. Các trường đại học Việt Nam phần lớn bị cô lập khỏi các dũng chảy kiến
thức quốc tế như những gỡ thể hiện qua số liệu nghốo nàn tại thống kê dưới đây:
Các trường đại học Việt Nam chưa sản sinh được lực lượng lao động có trỡnh
độ như đũi hỏi của nền kinh tế và xó hội Việt Nam. Cỏc cuộc điều tra do các hiệp
hội thuộc Chính phủ thực hiện cho thấy khoảng 50% sinh viên tốt nghiệp đại học ở
Việt Nam khụng tỡm được việc làm đúng chuyên môn, một bằng chứng cho thấy sự

thiếu liên kết nghiêm trọng giữa giảng dạy và nhu cầu của thị trường. Với hơn 25%
chương trỡnh học ở đại học là dành cho các môn bắt buộc quá nặng về tuyên truyền
15
chính trị, không phải băn khoăn nhiều về việc sinh viên Việt Nam được trang bị rất
kém cho cả việc đi làm lẫn việc đi du học.
Cú thể lấy việc Intel tỡm cỏch thuờ tuyển kỹ sư cho cơ sở sản xuất của họ ở
thành phố HCM làm ví dụ minh hoạ. Khi công ty này thực hiện một cuộc kiểm tra
đánh giá theo tiêu chuẩn với 2.000 sinh viên CNTT Việt Nam, chỉ có 90 ứng cử
viên, nghĩa là 5%, vượt qua cuộc kiểm tra, và trong nhóm này, chỉ có 40 người có đủ
trỡnh độ tiếng Anh đạt yêu cầu tuyển dụng. Intel xác nhận rằng đây là kết quả tệ nhất
mà họ từng gặp ở những nước mà họ đầu tư.
Các nhà đầu tư Việt Nam và quốc tế cũng cho rằng việc thiếu các công nhân
và quản lý có kỹ năng là cản trở lớn nhất đối với việc mở rộng sản xuất. Chất lượng
nghèo nàn của giáo dục đại học cũn cú một ngụ ý khỏc: đối lập với những người
cùng thế hệ ở Ấn Độ và Trung Quốc, người Việt Nam thường không thể cạnh tranh
được để lọt qua những khe cửa hẹp của các chương trỡnh đại học cao cấp ở Mỹ và
châu Âu.
Chỉ số sỏng tạo
Quốc gia Số bằng sáng chế được cấp năm 2006
Hàn Quốc 102.633
Trung Quốc 26.292
Singapore 995
Thailand 158
Malaysia 147
Philippines 76
Việt Nam 0
“Phần lớn các trường ĐH VN ở trong tỡnh trạng khộp kớn, khộp kớn giữa cỏc
trường ĐH với nhau và khép kín giữa trường ĐH với thực tiễn cuộc sống” - đó là
đánh giá của một “người trong cuộc”, TS Đỗ Huy Quang (ĐH Sư phạm Hà Nội).
Nhiều trường chỉ tiêu đào tạo không chính qui cao hơn cả hệ chính qui, trong

khi số lượng giảng viên lại được khoán rất hạn chế (chỉ tính theo chỉ tiêu chính qui),
khiến ở hầu hết các trường ĐH, người giảng viên phải tập trung cho việc giảng dạy
với cường độ lớn. Giảng viên phải dạy hai ca, thậm chí ba ca ở các hệ đào tạo khác
nhau, vượt gấp mấy lần định mức
16
“Một khi người giảng viên ĐH trở thành những người “thợ dạy”, chỉ có dạy và
dạy, dạy nhiều đến mức không cũn thời gian tự bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học
thỡ vấn đề chất lượng giảng dạy, chất lượng sản phẩm đào tạo thấp cũng không phải
là điều khó hiểu”
2. Thực trạng khoa học công nghệ Việt Nam:
2.1. Những thành tựu
2.1.1. Tiềm lực khoa học công nghệ đang được tăng cường và phát triển
Nhờ sự quan tâm và đầu tư của Đảng và Nhà nước, trong nhiều thập kỉ qua,
chúng ta đã đào tạo được trên 1.8 triệu cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng trở lên
với trên 30 nghìn người có trình độ trên đại học (trên 14 nghìn tiến sĩ và 16 nghìn
thạc sĩ) và khoảng hơn 2 triệu công nhân kĩ thuật; trong đó có khoảng 34 nghìn
người đang hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ thuộc khu vực Nhà nước.
Thời gian qua, đã xây dựng được một mạng lưới khoa học công nghệ với trên
1100 tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có gần
500 tổ chức ngoài nhà nước, 197 trường đại học và cao đẳng, trong đó có 30 trường
ngoài công lập. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật của các viện, trung tâm nghiên cứu, các phòng
thí nghiệm đã được tăng cườg và nâng cấp.
2.1.2. Khoa học và công nghệ đóng góp tích cực trong sự phát triển kinh tế xã hội
Khoa học và công nghệ nhân văn đã góp phần quan trọng lý giải và khẳng
định giá trị khoa học và thực tiễn của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí
Minh, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cung cấp luận cứ khoa học
phục vụ hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp
phần vào thành công của công cuộc đổi mới.
Khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ
thích nghi và khai thách có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài. Nhờ đó trình

độ công nghệ trong một số nghành sản xuất, dịch vụ đã được nâng lên đáng kể,
nhiều sản phẩm và hàng hoá có sức cạnh tranh cao hơn.
Các chương trình nghiên cứu trọng điểm về công nghệ thông tin, công nghệ
sinh học, công nghệ vật liệu tự động hoá, công nghệ cơ khí chế tạo máy, đã góp phần
17
nâng cao năng lực nội sinh trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nâng cao năng
xuất chất lượng hiệu quả của nhiều nghành kinh tế.
Khoa học và công nghệ trong những năm qua đã góp phần đào tạo và nâng
cao trình độ nhân lực chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường, gìn giữ và
phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc.
2.1.3. Cơ chế quản lí khoa học và công nghệ từng bước được đổi mới
Hệ thống quản lí nhà nước về khoa học và công nghệ được tổ chức từ trung
ương đến địa phương đã đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ, góp phần thực
hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nghành và địa phương.
Thực hiện luật khoa học công nghệ, các chương trình, đề tài, dự án khoa học
và công nghệ đã bám sát hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Cơ chế tuyển chọn
tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã bước đầu được thực
hiện theo nguyên tắc dân chủ công khai.
Hoạt đông của các tổ chức khoa học và công nghệ đã mở rộng từ nghiên cứu
phát triển đến sản xuất và dịch vụ khoa học công nghệ. Quyền tự chủ và hợpp tác
quốc tế của các tổ chức, cá nhân được mở rộng.
2.1.4. Trình độ nhận thức và ứng dụng khoa học công nghệ của nhân dân ngày
một nâng cao
Nhờ sự quan tâm của các tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, hoạt động tích
cực của các tổ chức khoa học công nghệ, các tổ chức khuyến nông, lâm, ngư và công
tác phổ biến, tuyên truyền rộng rãi về tác động của khoa học công nghệ đến sản xuất
và đời sống, nhận thức và khả năng tiếp thu, ứng dụng tri thức khoa học công nghệ
của người dân trong thời gian qua đã tăng lên rõ rệt. Hoạt động khoa học công nghệ
đang được xã hội hoá trên phạm vi cả nước.
2.2. Những tồn tại và yếu kém trong sự phát triển khoa học và công nghệ

2.2.1. Những yếu kém:
18
Mặc dù đạt được những thành tựu nhất định, nhưng nhìn chung khoa học công nghệ
nước ta còn nhiều mặt yếu kém, khoảng cách quá xa với thế giới và khu vực, chưa
đáp ứng được yêu cầu và nền tảng và động lực phát triển kinh tế xã hội.
- Năng lực khoa học công nghệ còn yếu kém:
- Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ còn thiếu, đặc biệt là thiếu cán bộ khoa học
công nghệ có trình độ cao.
- Đầu tư cho khoa học công nghệ còn thấp, trang thiết bị của các viện nghiên cứu,
trường đại học còn thấp, không đồng bộ và lạc hậu.
- Hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo của nguồn khoa
học và công nghệ.
- Thiếu sự liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và
sản xuất, kinh doanh, thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ choc nghiên cứu, phát
triển, các trường đại học và doanh nghiệp.
- Cơ chế quản lí khoa học công nghệ chem. được đổi mới và mang nặng tính hành
chính.
- Việc quản lí nhà nước về khoa học và công nghệ còn chưa đổi mới kịp so với yêu
cầu chuyển sang kinh tế thị trường.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua việc tìm hiểu thực trạng việc thực hiện quan điểm “Phát triển giáo dục
phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố
quốc phòng an ninh” chúng ta có thể thấy được những nỗ lực của toàn Đảng, toàn
19
dân trong công cuộc xã hội hoá giáo dục. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và
sự tham gia của toàn xã hội, ngành giáo dục nước ta trong nhiều năm qua đã đạt
được nhiều thành tựu đáng kể: mạng lưới trường học phát triển rộng khắp, giáo dục
có bước tăng trưởng khá, chất lượng GD - ĐT đã có nhiều tiến bộ bước đầu và xuất
hiện những nhân tố mới

Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, GD - ĐT nước ta còn bộc lộ nhiều
hạn chế, bất cập: bất cập cả về quy mô, cơ cấu và nhất là chất lượng, hiệu quả chưa
đáp ứng kịp thời với những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nguồn nhân lực của
công cuộc đổi mới KT- XH.
Song, để việc thực hiện quan điểm “Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh”
đạt hiệu quả cao còn là vấn đề nan giải, cần phải suy nghĩ. Đây không chỉ là vấn đề
riêng của ngành GD mà còn là vấn đề chung mà trách nhiệm thuộc về toàn xã hội.
2. Kiến nghị
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng nhanh,
kinh tế tri thức có vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình phát triển lực lượng
sản xuất.
Trong bối cảnh đó, GD đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển
kinh tế xã hội Vì thế, các nước trên thế giới, kể cả những nước đang phát triển đều
coi GD là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi
quốc gia.
Do vậy, toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức chăm lo cho sự nghiệp giáo dục,
ươm những mầm giống tốt để xây dựng đất nước.Trước tình hình đó, chúng tôi xin
đề nghị:
- Quan điểm “Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã
hội, tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh” phải được quán triệt
đúng mức ở các cấp quản lý và chỉ đạo GD, phải được cụ thể hóa để hiểu một cách
đầy đủ và triển khai một cách thực sự có hiệu quả ở mọi lĩnh vực.
- Tăng cường ngân sách nhà nước cho GD, coi đầu tư cho GD và ĐT là hướng
chính của đầu tư cho sự phát triển, có chính sách ưu tiên, ưu đãi cho GD.
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục.
20
- Huy động sự đóng góp của toàn xã hội và phát triển tiềm lực sẵn có của
nghành GD
- Công tác tuyên truyền GD trong nhân dân để có sự đồng thuận xã hội rộng

rãi về mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển GD.
- Phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động
lực đẩy mạnh côg nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
- Phát triển kinh tế xã hội dựa vào khoa học và công nghệ định hướng vào
mục tiêu kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Bảo đảm gắn kết giữa khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo
- Đẩy mạnh tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ thế giới, đồng thời phát
huy năng lực khoa học và công nghệ
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Phạm Viết Phượng.(2005). Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành
giáo dục và đào tạo. NXB đại học sư phạm .
2. Luật giáo dục. (2005). NXB chính trị quốc gia.
3. Trần Thị Tuyết Oanh.(2005). Giáo dục học I. NXB đại học sư phạm.
4. Đặng Vũ Hoạt. (1997). Giáo dục đại cương II. NXB giáo dục.
5. Phạm Viết Vượng.(2000). Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. NXB
Hà Nội.
6. Các trang web:
- Http: www.moet.gov.vn
- Http: www.dantri.com
- Http: www.cai cach hanh chinh Bo noi vu.
- Http: www.edu.net.vn
- Http: www.express.net.vn
- Http: www.Vietbao.net.vn.
- Http: www.thanhnien.net.vn
- Http: www. Tuoi tre.net.vn
21
- Http: www.laodong.com.vn
22

×