Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Các phương tiện thanh toán quốc tế được hình thành trên cơ sở của sự phát triển tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.62 KB, 37 trang )

Các phương tiện thanh toán quốc tế được hình thành trên cơ sở của sự
phát triển tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng. Nó có vai trò hết sức
quan trọng trong thanh toán quốc tế. Hoàn toàn khác với tiền kim loại đầy
đủ giá trị, các phương tiện lưu thông tín dụng không có giá trị nội tại của nó
mà nó chỉ là dấu hiệu của tiền tệ mà thôi. Tiền giấy là ký hiệu của tiền thật
do Nhà nước phát hành, còn phương tiện lưu thông tín dụng phần lớn là do
kết quả của hợp đồng mua bán hàng hóa và các nghiệp vụ của ngân hàng tạo
ra. Nó thực hiện một số chức năng của tiền như là phương tiện lưu thông và
phương tiện thanh toán, tức là nó có thể được chuyển nhượng, mua bán từ
tay người này sang tay người khác bằng cách chuyển nhượng cho người thụ
hưởng hoặc chuyển giao không cần ký chuyển nhượng.
I. KHÁI NIỆM CHUNG:
1. Khái niệm thanh toán quốc tế:
Thanh toán quốc têa là quan hệ thanh toán bắng tiền về xuất khẩu
hàng hoá và dịch vụ, đầu tư, vay trả, viện trợ… giữa các nước dưới hình
thức chuyển tiền hay thanh toán bù trừ thông qua hệ thống ngân hàng của
các nước hữu quan.
2. Khái niệm phương tiện thanh toán:
Phương tiện thanh toán là công cụ tiền tệ tín dụng được sử dụng
trong thanh toán quốc tế. Có nhiều phương tiện thanh toán như vàng, giấy
bạc ngân hàng, séc, hối phiếu… trong đó séc và hối phiếu là những phương
tiên được sử dụng rộng rãi nhất trong mậu dịch quốc tế.
Có 4 loại phương tiện thanh toán thường dùng:
Hối phiếu (Bill of Exchange hoặc Draft)
Séc (Check)
Kỳ phiếu:
Thẻ thanh toán
II. CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN
1. Hối phiếu (Bill of exchange, draft)
Hối phiếu đã được biết đến như những văn bản ghi nợ khi các thương gia
mua chịu hàng hóa.


1.1.Khái niệm
* Khái niệm : Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện, do
một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu,
hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất
định cho người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác
hoặc trả cho người cầm phiếu.
* MỘT SỐ LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN HỐI PHIẾU
Để thống nhất việc lưu thông hối phiếu, các nước tư bản đã ban hành
các luật hối phiếu như:
- Luật hối phiếu của Anh 1882: “Bill of Exchange Act of 1882”
(BEA).
- Luật thương mại thống nhất của Mỹ năm 1962 “Uniform
Commercial Codes of 1962” (UCC).
- Đặc biệt là công ước Giơ-ne-vơ (Geneva) được các nước ký kết năm
1930. : Đó là luật điều chỉnh về hối phiếu “Uniform Law for Bills of
exchange” (ULB).
ULB mang tính chất khu vực thuộc Châu Âu Pháp tham gia công ước
Geneva năm 1930, nhưng chính thức áp dụng luật ULB vào năm 1930. Việt
Nam là thuộc địa của Pháp lúc bấy giờ, nên cũng áp dụng luật này từ năm
1937 cho đến nay. Vì vậy ngày nay để giải thích về hối phiếu ở nước ta
cũng chỉ nên dựa vào ULB hơn là các văn bản pháp lý khác. vì ULB được
nhiều nước trên thế giới áp dụng.
Trước thực trạng về khung pháp lý và tình hình sử dụng thương phiếu, séc ở
Việt Nam, Chính phủ đã trình Quốc hội xây dựng Luật Hối phiếu nhằm bảo
hộ, khuyến khích việc hình thành, phát triển và sử dụng các loại hối phiếu
trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nước, tạo cơ sở pháp lý phù hợp hơn
với thể chế, chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XI, Dự thảo Luật Hối phiếu đã được các
đại biểu Quốc hội cho ý kiến. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các Đại biểu
Quốc hội, Ban soạn thảo Luật đã hoàn thành việc chỉnh lý Dự thảo (lần 9)

Luật Hối phiếu trình Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội xem xét, chuẩn
bị trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XI.
Theo dự thảo lần 9, Luật Hối phiếu điều chỉnh các quan hệ liên quan đến hối
phiếu trong việc phát hành, chấp nhận, chuyển nhượng, bảo lãnh, cầm cố,
thanh toán, truy đòi, khởi kiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam; hối phiếu quy định trong Luật bao gồm hối phiếu đòi nợ, hối
phiếu nhận nợ và séc; người ký phát, người phát hành chỉ được phát hành
hối phiếu trên cơ sở các quan hệ thương mại, quan hệ tín dụng hoặc quan hệ
thanh toán.
Bình luận về Dự thảo lần 9 Luật Hối phiếu, Dự án STAR-Việt Nam (thuộc
Chương trình hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ nhằm thực hiện Hiệp định
Thương mại Việt - Mỹ) cho rằng, về cơ bản Dự thảo Luật đã tuân thủ các
thông lệ quốc tế, song vẫn còn những điểm cần phải hoàn thiện thêm, trong
đó có một số điểm đáng chú ý, như:
Về tên của Dự thảo Luật: nên xem xét đổi tên thành “Luật Hối phiếu và
Lệnh phiếu” vì hối phiếu nhận nợ nhìn chung được hiểu là một loại công cụ
khác với hối phiếu đòi nợ.
Về cơ sở phát hành hối phiếu: Việc quy định “người ký phát, người phát
hành chỉ được phát hành hối phiếu trên cơ sở các quan hệ thương mại, quan
hệ tín dụng hoặc quan hệ thanh toán” có vẻ như hạn chế việc sử dụng hối
phiếu và sẽ ảnh hưởng đến khả năng chuyển nhượng của hối phiếu. Ví dụ, sẽ
như thế nào nếu xảy ra tình huống các bên chuyển nhượng hối phiếu nghi
ngờ về quyền nhận thanh toán của người thụ hưởng hối phiếu vì cho rằng
người ký phát hoặc người phát hành đầu tiên đã không phát hành hối phiếu
này trên cơ sở một trong các mối quan hệ quy định ở trên. Theo Star - Việt
Nam, từ trước tới nay, bất cứ người nào cũng có thể sử dụng hối phiếu (kể
cả séc), việc hạn chế sử dụng chỉ căn cứ vào các hạn chế thông thường về
năng lực tham gia quan hệ pháp luật của người đó (như năng lực tư duy, độ
tuổi thích hợp).
Quy định “chữ ký của người đại diện của tổ chức trên hối phiếu phải kèm

theo dấu” sẽ khiến các công ty nước ngoài gặp khó khăn.
Về các nội dung cần thiết của hối phiếu: nên bỏ quy định phải nêu rõ địa chỉ
của người ký phát, người thụ hưởng, nơi thanh toán (trong hối phiếu đòi nợ)
và địa chỉ của bên phát hành (trong phối phiếu nhận nợ) vì các quy định này
hơi rườm rà và có vẻ trái với thông lệ quốc tế.
1.2.Đặc tính của hối phiếu
- Tính bắt buộc của hối phiếu: Hối phiếu là "tờ mệnh lệnh trả tiền vô
điều kiện". Người trả tiền hối phiếu phải trả theo đúng nội dung ghi trên tờ
phiếu và không thể viện bất cứ lý do riêng nào của mình để từ chối trả tiền
đối với người ký phát hối phiếu hay người thụ hưởng, trừ trường hợp hối
phiếu được lập ra trái với các đạo luật chi phối nó.
- Tính trừu tượng của hối phiếu: Trên hối phiếu không nêu nguyên
nhân phát sinh việc lập hối phiếu, mà chỉ ghi số tiền phải trả và những nội
dung liên quan đến việc trả tiền. Hiệu lực pháp lý của hối phiếu cũng không
bị ràng buộc bởi bất cứ nguyên nhân gì sinh ra hối phiếu. Nói cách khác,
nghĩa vụ trả tiền của hối phiếu là trừu tượng.
- Tính lưu thông của hối phiếu: Hối phiếu có thể được chuyển
nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn của nó. Hối phiếu có tính chất này
vì hối phiếu là lệnh đòi tiền của người này với người khác, trên hối phiếu có
một giá trị tiền nhất định, thời hạn nhất định tức là nhờ có tính bắt buộc &
tính trừu tượng nên hối phiếu có được tính lưu thông.
1.3.Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan đến hối phiếu
-Ban đầu có 3 bên tham gia liên quan trực tiếp đến hối phiếu là người
ký phát, người thanh toán và người thụ hưởng.
Trong quá trình tham gia thanh toán hối phiếu, nếu là hối phiếu có kì
hạn hối phiếu có thể chuyển nhượng cho người khác, số thành viên tham gia
và liên quan đến hối phiếu sẽ là người chuyển nhượng và người cầm phiếu.
1.Người ký phát hối phiếu (DRAWEE) : thường là người xuất khẩu
hành hóa, người cung cấp các dịch vụ có liên quan đến đến xuất khẩu hàng
hóa

* Trách nhiệm:
- ký phát hối phiếu theo đúng luật
-ký tên vào góc phải phía dưới mặt trước hối phiếu
-nếu hối phiếu khi đã chuyển nhượng mà bị từ chối trả tiền thì người kí
phát hối phiếu có trách nhiệm hoàn trả lại tiền cho người hưởng lợi của tờ
hối phiếu.
*Quyền:
- Quyền hưởng lợi số tiền trên hối phiếu
-Quyền chuyển nhượng quyền hưởng lợi đó cho người khác
2. Người thanh toán : Là người được hối phiếu gửi tới – Người có
trách nhiệm trả tiền là người nhập khẩu hàng hóa dịch vụ có liên quan đến
xuất nhập khẩu hàng hóa. Khi dùng hối phiếu là phương tiện đòi tiền của
phương thức tín dụng chứng từ, người trả tiền hối phiếu là ngân hàng mở
L/C hay ngân hàng xác nhận L/C. Trách nhiệm trả tiền của ngân hàng đối
với hối phiếu chỉ giới hạn trong thời hạn hiệu lực của L/C.
*Trách nhiệm:
-Trả tiền hối phiếu theo những quy định đã ghi trên hối phiếu.
-Nếu là hối phiếu có kỳ hạn, người trả tiền phải ký chấp nhận hối phiếu
khi nhìn thấy hối phiếu. Việc chấp nhận này là vô điều kiện
*Quyền:
-có quyền từ chối trả tiền hối phiếu khi hối phiếu chưa ký chấp nhận.
Việc từ chối trả tiền này phải phù hợp với luật ULB.
3.Người hưởng lợi hối phiếu: là người có quyền nhận tiền của hối
phiếu, có thể là người ký phát hối phiếu, hoặc có thể là người khác do người
ký phát hối phiếu chỉ định, hoặc do người hưởng lợi chuyển nhượng quyền
hưởng lợi của mình cho người đó bẳng thủ tục hối phiếu.
4.Người chuyển nhượng hối phiếu: là người đem quyền hưởng lợi hối
phiếu của mình chuyển cho người khác bằng thủ tục ký hậu hối phiếu. Như
vậy người chuyển nhượng đầu tiên là người ký phát hối phiếu
5.Người cầm phiếu: Là người có quyền nhận số tiền trên hối phiếu khi

hối phiếu đến hạn thanh toán. Người cầm phiếu có thể là:
-Người ký phát hối phiếu, nếu người này không chuyển nhượng quyền
hưởng lợi cho người khác
-Đối với hối phiếu được chuyển nhượng người cầm phiếu là người
hưởng lợi cuối cùng của hối phiếu
*)Nếu là hối phiếu vô danh, khi hối phiếu không ghi tên người
hưởng lợi trên mặt trước của hối phiếu thì bất cứ ai cầm hối phiếu cũng
trở thành người hưởng lợi.
**)Nếu hối phiếu được chuyển nhượng ở mặt sau bằng hình thức kí
hậu để trống thì người nào cầm hối phiếu cũng đều trở thành người
hưởng lợi
1.4.Hình thức và nội dung hối phiếu
a.Hình thức
-được tạo lập dưới hình thức chứng từ được thiết lập dưới hình thức
văn bản ( có thể tự thiết lập hoặc điền vào mẫu in sẵn)
-ngôn ngữ tạo lập : ngôn ngữ thống nhất một thứ tiếng, thường là tiếng
anh ( không được sử dụng bút dễ phai như bút chì, bút mực đỏ…)
-được thành lập 1 hay nhiều bản, trên mỗi bản phải đánh số thứ tự, các
bản của hối phiếu đều có giá trị như nhau ( khi thực hiện thanh toán ngân
hàng sẽ gửi 2 bản liên tiếp đến cho người trả tiền đề phòng sự thất lạc, hối
phiếu chỉ thanh toán 1 bản đến trước, bản nào đến sau sẽ trở thành vô giá
trị ).
b.Nội dung của hối phiếu:
Theo Luật thống nhất về hối phiếu (ULB), hối phiếu có giá trị pháp lý
khi có các nội dung sau:
1. Tiêu đề hối phiếu: phải ghi chữ Hối phiếu (Bill of Exchange).
2. Ðịa điểm kí phát hối phiếu: Thông thường được chấp nhận là địa
điểm của người ký phát hối phiếu. Trong trường hợp hối phiếu không ghi
địa điểm kí phát thì địa chỉ ghi bên cạnh tên người kí phát là địa điểm thành
lập hối phiếu.

3. Ðịa điểm trả tiền: Địa điểm được ghi trên hối phiếu. Nếu trên hối
phiếu không ghi địa điểm trả tiền thì địa chỉ ghi bên cạnh người trả tiền là
địa điểm trả tiền của hối phiếu.
4. Trên hối phiếu phải ghi rõ: Trả theo lệnh của … (Pay to the order
of…)
Phải ghi rõ ngày tháng ký phát hối phiếu, điều này có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với hối phiếu có thời hạn, trong việc xác định kỳ hạn trả tiền
của hối phiếu. Điều này liên quan trực tiếp đến khả năng thanh toán của hối
phiếu.
5. Số tiền và loại tiền. Số tiền phải ghi rõ ràng, đơn giản, đúng tập
quán quốc tế, được ghi cả bằng số và bằng chữ.
Chú ý: nếu số tiền ghi bằng số và bằng chữ khác nhau thì căn cứ vào
số tiền ghi bằng chữ.
6. Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu:
+ Trả tiền ngay: hối phiếu ghi: Trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất
(hai) của hối phiếu này ( At … sight of first (second) Bill of Exchange).
+ Trả tiền sau:
- Trả sau một số ngày kể từ ngày nhận hối phiếu: Trả 30 ngày sau khi
nhìn thấy (At .30 days after sight)
- Trả sau một số ngày kể từ ngày giao hàng: Trả .30 ngày sau khi ký
vận đơn (At 30 days after Bill of Lading date)
- Trả sau một số ngày kể từ ngày kí phát hối phiếu: Trả sau 30 ngày kể
từ ngày kí phát hối phiếu (At.30.days after Bill of Exchange date).
7. Người hưởng lợi hối phiếu: Người hưởng lợi quy định ở mặt trước
của hối phiếu. Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người hưởng lợi, trước tiên
là người ký phát hối phiếu, được ghi ở góc phải cuối cùng của trang 1 tờ hối
phiếu, hoặc có thể là người khác do người ký phát chỉ định.
8. Người trả tiền hối phiếu: Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người trả
tiền của hối phiếu vào góc dưới bên trái của hối phiếu, sau chữ “Gửi”.
9. Người ký phát hối phiếu. Người ký phát hối phiếu phải ký tên ở

góc dưới bên phải của tờ hối phiếu bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch.
Các chữ ký dưới dạng in, photocopy và đóng dấu… mà không phải viết tay
đều không có giá trị pháp lý.
Việc ký phát hối phiếu không loại trừ sự uỷ quyền. Người được uỷ
quyền ký phát hối phiếu phải thể hiện sự uỷ quyền ngay bên cạnh chữ ký của
mình. Ngôn ngữ của hối phiếu là ngôn ngữ nào thì ngôn ngữ thể hiện sự uỷ
quyền phải là ngôn ngữ ấy, điều quy định này tạo điều kiện dễ dàng cho
người có liên quan đến hối phiếu thấy có sự uỷ quyền về việc thành lập hối
phiếu đó.
1.5.Quá trình lưu thông của hối phiếu

1) 2 bên XNK hàng hóa ký kết hợp đồng,đàm phán các điều khoản
trong HĐ
2) Bên nhà XK xuất hàng cho đối tác là nhà NK
3) Bên nhà XK xuất trình HP đã đc ký phát của mình cho Ngân Hàng
đc ủy quyền
4) Ngân hàng bên nhà XK thông báo về việc xác nhận HP cũng như giá
trị chiết khấu của HP
5) NH bên nhà XK thông báo cho NH bên nhà NK về HP cũng như
quyền đại diện của mình trong việc thu tiền từ HP
6) NH bên nhà NK thông báo cho nhà NK việc xác nhận HP cũng
như quyền đại diện thực hiện thanh toán
7) Nhà NK thanh toán cho NH đại diện
8) NH bên nhà NK thanh toán tiền cho NH bên nhà XK

1.6.Một số quy định liên quan đến lưu thông hối phiếu
1.6.1.Chấp nhận hối phiếu(Acceptance) :
-Chấp nhận hối phiếu là một thủ tục pháp lý nhằm xác nhận việc đồng
ý(đảm bảo) thanh toán của người trả tiền hối phiếu.
-Hình thức chấp nhận (accepted) ký góc dưới, bên trái,mặt trước, đóng

dấu ngay giữa ,chấp nhận bằng tờ giấy rời.
1.6.2.Ký hậu hối phiếu (Endorsement):
-Đây là thủ tục chuyển nhượng hôí phiếu từ người hưởng lợi này sang
người hưởng lợi khác.
-Người ký hậu chỉ cần ký vào chỗ quy định để ký hậu và trao hối phiếu
cho người được chuyển nhượng.
-Hình thức ký hậu chuyển nhượng :
+Ký hậu để trống (Blank endorsement) : là việc ký hậu không chỉ định
người hưởng lợi hối phiếu.Người ký hậu chỉ ký tên ở mặt sau tờ hối phiếu.
+Ký hậu theo lệnh (To order endorsement):là việc ký hậu chỉ định một
cách suy đoán ra người hưởng lợi hối phiếu.
+Ký hậu hạn chế(Restrictive endorsement): là việc ký hậu chỉ định đích
danh người hưởng lợi hối phiếu và chỉ là người này.
+Ký hậu miễn truy đòi (Without recourse endorsement): là loại ký hậu
khi hối phiếu bị từ chối trả tiền thì người ký hậu hối phiếu được miễn truy
đòi.
1.6.3.Bảo lãnh hối phiếu (Aval):
-Bảo lãnh là sự cam kết của người thứ 3(thông thường các tổ chức tài
chính) nhằm đảm bảo trả tiền cho người hưởng lợi nếu như đến kỳ hạn mà
người trả tiền không thanh toán ;thường là một ngân hàng lớn có uy tín.
-Thủ tục bảo lãnh thực hiện bằng cách ghi “ bảo lãnh (aval)” vào mặt
trước hay mặt sau tờ hối phiếu và ký tên.
-Hình thức:Bảo lãnh bí mật hay bảo lãnh công khai.
1.6.4.Chiết khấu hối phiếu (Discount):
Chiết khấu hối phiếu là một nghiệp vụ của ngân hàng. Trong đó
người hưởng lợi hối phiếu xuất trình hối phiếu chưa đến hạn trả tiền
cho ngân hàng để lấy tiền ngay với một giá thấp hơn số tiền ghi trên tờ
hối phiếu. Nếu hai bên đồng ý, người hưởng lợi hối phiếu sẽ thực hiện
nghiệp vụ ký hậu để chuyển nhượng hối phiếu đó cho ngân hàng.
Chênh lệch giữa số tiền ghi trên tờ hối phiếu với số tiền ngân hàng bỏ

ra mua tờ hối phiếu đó gọi là lợi tức chiết khấu.
Hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều có nghiệp vụ
chiết khấu hối phiếu
Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ này?
• Nhận được tiền trước khi thanh toán dưới phương thức Nhờ thu chứng
từ.
• Cải thiện dòng vốn của doanh nghiệp.
• Cho phép doanh nghiệp tái đầu tư sản xuất ngay lập tức.
Những lợi ích khác
• Giảm thiểu ảnh hưởng của phương thức Nhờ thu chứng từ xuất khẩu.
• Doanh nghiệp có thể đưa ra nhiều lựa chọn thanh toán cho đối tác mà
không bị ảnh hưởng xấu tới dòng vốn của mình.
• Là hình thức tài trợ được sử dụng nhiều khi Nhờ thu chứng từ được hỗ
trợ bởi Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
1.6.5.Kháng nghị(Protest) :là khi hối phiếu bị từ chối trả tiền ,người
hưởng lợi có quyền kháng nghị người trả tiền trước pháp luật. Việc từ chối
thanh toán của người trả tiền hối phiếu được xác nhận bằng đơn kháng nghị
của người hưởng lợi hiện hành lập ra trong thời hạn 2 ngày làm việc kế tiếp
sau ngày hết hạn hối phiếu. Sau khi lập kháng nghị hối phiếu trong vòng 4
ngày làm việc, người bị từ chối thanh toán phải báo cho người chuyển
nhượng trực tiếp để đòi tiền, hoặc đòi tiền bất cứ khi nào đã ký hậu chuyển
nhượng hối phiếu, hoặc đòi người ký phát hối phiếu. Nếu không có bản
kháng nghị về việc bị từ chối trả tiền thì những người tham gia chuyển
nhượng được miễn trách nhiệm trả tiền hối phiếu, nhưng người ký phát vẫn
phải chịu trách nhiệm này đối với người kháng nghị.
1.7. Phân loại hối phiếu
Chúng ta có thể căn cứ vào các tiêu thức khác nhau để phân loại hối
phiếu
a.Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu :Chia hối phiếu thành ba
loại:

• Hối phiếu trả tiền ngay: người trả tiền khi nhìn thấy hối này khi
người cầm hối phiếu này xuất trình phải lập tức trả tiền ngay.
• Hối phiếu trả tiền sau một số ngày nhất định: thường từ 5 đến 7
ngày, người trả tiền nhìn thấy loại hối phiếu này, ký chấp nhận trả tiền, và
sau đó từ 5 đến 7 ngày tiến hành trả tiền hối phiếu đó.
• Hối phiếu có kỳ hạn: sau một thời hạn nhất định người trả tiền phải
thanh toán tiền trên hối phiếu cụ thể
- Đến ngày ghi trên hối phiếu
- Tính từ ngày ký phát hối phiếu
- Tính từ ngày chấp nhận hối phiếu
b, Căn cứ vào chứng từ kèm theo hối phiếu :Chia hối phiếu làm hai
loại:
• Hối phiếu trơn: là loại hối phiếu mà việc thanh toán tiền trên hối
phiếu không kèm theo chứng từ thương mại. trong thanh toán quốc tế hối
phiếu này được dùng thu cước phí vận tải, đòi nợ cũ, bảo hiểm…
• Hối phiếu kèm chứng từ: loại hối phiếu này dược gửi đến cho
người nhập khẩu-người có nghĩa vụ trả tiền hối phiếu kèm theo chứng từ
thương mại. Hối phiếu kèm chứng từ có 2 loại, hối phiếu kèm chứng từ trả
tiền ngay và hối phiếu kèm chứng từ chấp nhận.
c, Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu : Hối phiếu
được chia làm hai loại:
• Hối phiếu đích danh: là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi,
loại hối phiếu này không thể chuyển nhượng bằng nguyên tắc ký hậu
• Hối phiếu theo lệnh: là loại hối phiếu ghi trả tiền theo lệnh của
người hưởng lợi hối phiếu
VD: ghi “sau khi nhìn thấy bản thứ… hối phiếu này, trả theo lệnh
của ông X số tiền là…” Hối phiếu theo lệnh chuyển nhượng bằng hình thức
ký hậu theo luật định, loại hối phiếu này đang được sử dụng rộng rãi dễ dàng
bằng hình thức trao tay trong thanh toán quốc tế.
d, Căn cứ vào chủ thể ký phát hối phiếu :Chia làm 2 loại:

• Hối phiếu thương mại: là hối phiếu do người xuất khẩu ký phát đòi
tiền người nhập khẩu, liên quan đến nghiệp vụ thanh toán hàng hóa xuất
khẩu, hoặc cung ứng dịch vụ.
• Hối phiếu Ngân Hàng: là hối phiếu do ngân hàng phát hành lệnh
cho ngân hàng đại lý của mình, thanh toán số tiền nhất định cho người
hưởng lợi được chỉ định trên hối phiếu (loại này không chuyển nhượng).
1.8.Ưu ,nhược điểm của hối phiếu:
a, Ưu điểm :
Có thể kể ra một số lợi ích kinh tế chủ yếu của hối phiếu:
1) nhờ vào tính chất lưu thông, hối phiếu đã trở thành một công cụ lưu
thông tín dụng thay thế tiền mặt, tiết kiệm tiền mặt và góp phần ổn định tiền
tệ,
2) nó còn là một cơ sở pháp lý trong quan hệ mua bán chịu, bảo vệ
quyền lợi của các chủ thể trong tín dụng thương mại, loại bỏ được tình trạng
nợ nần dây dưa giữa các doanh nghiệp.
3) hối phiếu là loại tài sản đảm bảo chắc chắn khi ngân hàng nhận chiết
khấu hay nhận cho vay cầm cố. Hơn thế nữa, tài sản đảm bảo này lại có tính
thanh khoản cao vì ngân hàng có thể mang đi tái chiết khấu hoặc tái cầm cố
tại NHNN để khôi phục nguồn vốn của mình.
4) hối phiếu bổ sung hàng hoá cho thị trường mở, tạo điều kiện cho
ngân hàng trung ương thực hiện tốt công tác điều hoà khối tiền trong lưu
thông.
5) trong trường hợp người đi vay vốn ngân hàng nhận nợ bằng hối
phiếu, khi cần thiết, ngân hàng có thể bán khoản nợ này để thu nợ trước hạn
bằng cách chuyển nhượng hối phiếu cho ngân hàng khác. Đây là một giải
pháp chứng khoán hoá các khoản cho vay của ngân hàng.
6) thông qua nghiệp vụ bảo lãnh và thu hộ hối phiếu, sẽ giúp ngân hàng
tăng thu nhập nhưng không tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
mình.
b, Nhược điểm:

Tuy nhiên, hối phiếu khi vận dụng vào thực tế cũng có những nhược
điểm nhất định như:
1,Nhược điểm thứ nhất, do tính trừu tượng của hối phiếu, sẽ dẫn đến
tình trạng hai doanh nghiệp thông đồng nhau lập ra hối phiếu khống (hối
phiếu không phát sinh từ quan hệ mua bán chịu) để mang đến ngân hàng xin
chiết khấu hoặc cầm cố. Chính điều này đã làm cho cơ sở đảm bảo của hối
phiếu là tín dụng hàng hoá không thể tồn tại, số tiền cho vay được ngân hàng
phát ra không có cơ sở đảm bảo.
2,Nhược điểm thứ hai, với những nhược điểm sẳn có của tín dụng
thương mại, khó có thể mở rộng qui mô (khối lượng) và thời gian mua bán
chịu hàng hoá trong trường hợp nhu cầu mua chịu quá lớn và thời gian quá
lâu.
3,Nhược điểm thứ ba, quan hệ mua bán chịu này chỉ có thể phát sinh
giữa những doanh nghiệp tín nhiệm, có giao dịch thường xuyên với nhau.
Tuy vậy, do tín dụng thương mại tồn tại song song với tín dụng ngân
hàng nên những khiếm khuyết nêu trên của tín dụng thương mại và của sự
vận dụng thương phiếu sẽ giảm đến mức xem như không đáng kể.
1.9.Thực trạng Thanh toán quốc tế ở Việt Nam thông qua hối phiếu
Luật các công cụ chuyển nhượng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006
nhưng đến nay, Chính phủ chưa ban hành nghị định thi hành, tuy ngân hàng
Nhà nước đã ban hành Quyết định số 44/2006/QĐ-NHNN ngày 5/9/2006
quy định về thủ tục nhờ thu hối phiếu qua người thu hộ, đến nay trên thực tế,
hối phiếu chưa được các tổ chức kinh tế sử dụng trong giao dịch thương mại
và chiết khấu tại các NHTM.

-Nhờ thu hối phiếu trơn: Người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng
hoá, lập các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (không
qua ngân hàng), đồng thời uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền
trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
Phương thức thanh toán này ít được sử dụng trong thanh toán thương

mại quốc tế vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu.
- Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ
thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu, không những chỉ căn cứ
vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá, gửi kèm theo với
điều kiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn,
thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá để đi nhận hàng.
Theo phương thức này ngân hàng không chỉ là người thu hộ tiền mà
còn là người khống chế bộ chứng từ hàng hoá. Với cách khống chế này
quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo hơn.
-Phương thức tín dụng chứng từ:
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó một
ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một
người thứ 3 hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ 3 ký phát trong phạm vi
số tiền đó, khi người thứ 3 này xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp
với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
Như vậy, để tiến hành thanh toán bằng phương thức này, bắt buộc phải
hình thành một thư tín dụng. Đây là một văn bản pháp lý quan trọng của
phương thức thanh toán này, vì nếu không có thư tín dụng thì xuất khẩu sẽ
không giao hàng và như vậy phương thức tín dụng chứng từ cũng sẽ không
hình thành được.
Tín dụng thư là văn bản pháp lý trong đó ngân hàng mở tín dụng thư
cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu như họ xuất trình đầy đủ bộ chứng
từ thanh toán phù hợp với nội dung của thư tín dụng đã mở.
Thư tín dụng được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại, tức là
phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu của hợp đồng để người nhập khẩu làm thủ
tục yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng. Nhưng sau khi đã được mở, thư tín
dụng lại hoàn toàn độc lập với hoạt động thương mại đó. Điều đó có nghĩa là
khi thanh toán, ngân hàng chỉ căn cứ vào nội dung thư tín dụng mà thôi.
2. Lệnh phiếu (Promissory note)
Trong lịch sử, lệnh phiếu đã được sử dụng như một hình thức tiền tệ

riêng. Lệnh phiếu chính thức được phát hành ở Tây Ban Nha vào năm 1553.
Tuy nhiên trong thời gian trước đó lệnh phiếu đã được sử dụng trong giao
dịch thương mại ở địa trung hải, các lệnh phiếu đã được sử dụng như một hệ
thống thô sơ của tiền giấy.
1. Khái niệm
2.1 Khái niệm
Lệnh phiếu (promissory note) là một loại chứng từ trong đó người kí
phát cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vô điều kiện vào một ngày nhất
định cho người được hưởng lợi đã được chỉ định trên lệnh phiếu,hoặc theo
lệnh của người hưởng lợi,trả cho một người khác
( pháp lệnh Thương phiếu 1999)
* MỘT SỐ LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN LỆNH PHIẾU
- Luật tín phiếu của Anh 1882. “Bill of Exchange Act of 1882” (BEA)
- Luật thương mại thống nhất của Mỹ 1962.
“UCC – Uniform commercial code”
- Công ước Geneva 1930 “ULB 1930 Uniform law for Bill of
exchange”
- Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005.
2.2 Đặc điểm và đặc trưng của lệnh phiếu
2.2.1 Đặc điểm
Do lệnh phiếu và hối phiếu là hai loại chứng từ thuộc thương phiếu
nên lệnh phiếu mang đầy đủ các đặc điểm của thương phiếu:
- Tính bắt buộc trả tiền: theo định nghĩa lệnh phiếu là một loại chứng từ mà
người kí cam kết trả một số tiền nhất định vô điều kiện- người kí phát lệnh
phiếu không thể viện bất cứ lí do gì để trì hoãn hay từ chối việc thanh toán
- Tính trừu tượng: trên lệnh phiếu không ghi nội dung quan hệ tín dụng,tức
là nguyên nhân phát sinh ra việc lập lệnh phiếu và có thể được chuyển
nhượng sang người thứ ba
- Tính lưu thông: lệnh phiếu có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần
trong thời hạn lệnh phiếu đó vẫn còn hiệu lực

2.2.2. Đăc trưng
Theo định nghĩa:”Lệnh phiếu là một loại chứng từ mà người kí cam kết sẽ
trả một số tiền nhất định,vào một ngày nhất định cho người thụ hưởng được
ghi trên lệnh phiếu nên nó có một số đặc trưng sau đây”
- Kì hạn của lệnh phiếu được quy định rõ trên tờ lệnh
- Một tờ lệnh có thể do một hay nhiều người cùng tham gia kí phát để cam
kết trả tiền cho một hay nhiều người cùng hưởng lợi
- Lệnh phiếu cần có sự bảo lãnh của Ngân hàng hoặc công ty tài chính để
đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ lệnh phiếu
- Lệnh phiếu chỉ có một bản duy nhất do con nợ kí phát để chuyển cho người
hưởng lợi lệnh phiếu đó
2.3 Nội dung lệnh phiếu
- Tiêu đề “lệnh phiếu” ghi ở bề mặt của lệnh phiếu nhằm phân biệt lệnh
phiếu với các loại giấy tờ có giá khác lưu thông trên thị trường,nếu không có
tiêu đề này thì lệnh phiếu sẽ trở thành vô giá trị trên thị trường
- Một cam kết vô điều kiện để thanh toán một số tiền nhất định có nghĩa là
người kí phát lệnh phiếu không thể viện bất cứ lí do nào để từ chối việc
thanh toán
- Thời hạn trả tiền của lệnh phiếu bao gồm
+ Lệnh phiếu trả tiền ngay
+ Lệnh phiếu có kì hạn
- Địa điểm trả tiền: được ghi trên lệnh phiếu,thông thường sẽ là địa chỉ của
người hưởng thụ
- Tên người hưởng lợi hoặc tên của người ra lệnh thực hiện việc thanh toán:
ghi theo tên mà họ dùng để đăng kí kinh doanh
- Địa điểm,ngày kí phát lệnh phiếu
- Chữ kí của người kí phát lệnh phiếu
2.4. Phân loại lệnh phiếu
- Lệnh phiếu cá nhân: được sử dụng để vay giữa các cá nhân (trong gia đình,
bạn bè…)

- Lệnh phiếu đầu tư: phát hành cho nhà đầu tư để đổi lấy khoản vay. Các nhà
đầu tư đảm bảo sẽ nhận được một lợi tức đầu tư của họ trong một khoảng
thời gian nhất định.
- Lệnh phiếu thương mại: sử dụng khi tiền được vay mượn từ một ngân hàng
hoặc một tổ chức cho vay khác.
- Lệnh phiếu bất động sản: dùng để đảm bảo giao dịch bất động sản và được
điều chỉnh bởi luật thương mại.
2.5.Một số điểm khác nhau giữa lệnh phiếu và thương phiếu
- Hối phiếu do chủ nợ lập,còn lệnh phiếu do người thiếu nợ lập
- Hối phiếu thông thường có 3 người quan hệ với nhau:
Người pháthành hối phiếu (người phát lệnh), người trả tiền theo
hối phiếu (người thu lệnh)và người hưởng thụ.
- Còn lệnh phiếu thường có 2 người liên hệ: người phát lệnh phiếu
vàngười hưởng thụ
- Hối phiếu thường gồm hai bản, lệnh phiếu chỉ có một bản chính do con nợ
phát ra để chuyển cho người hưởng lợi lệnh phiếu đó
- Hối phiếu là quyền nằm trong tương lai, hối phiếu là hối thúc người khác
thanh toán nợ trong tương lai. Đến hẹn mà không thanh toán thì sẽ chịu phạt
bằng lãi suất ngân hàng. Hối phiếu là hình thức thanh toán không dùng tiền
mặt, Hối phiếu có mệnh giá và có thể chuyền tay nhau cho đến ngày đáo hạn
Lệnh phiếu là quyền có sẵn ở hiện tại, ra lệnh cho ai đó phải thanh toán tiền
cho mình hoặc cho bên thứ ba. Thường thì lệnh phiếu được làm với ngân
hàng mình có tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng phải thanh toán tiền cho ai đó
hoặc cho chính mình hoặc có thể ủy nhiệm
Hiện nay,việc áp dụng lệnh phiếu tại các Ngân hàng TM VN được thể hiện
qua việc bảo lãnh phát hành lệnh phiếu,đồng thời các NHTM cũng kí phát
lệnh phiếu( còn gọi là kỳ phiếu ngân hàng)
- Các NHTM nhận bảo lãnh cho các lệnh phiếu nhằm bảo đảm khả năng
thanh toán cho các lệnh phiếu đó.Việc nhận bảo lãnh này cũng phải tuân
theo luật định,các nhà kí phát lệnh phiếu phải đáp ứng được các yêu cầu mà

các Ngân hàng đặt ra,giảm thiểu được rủi ro cho các NH trong trường hợp
lệnh phiếu đó không có khả năng thanh toán
Một số NHTM nhận bảo lãnh lệnh phiếu hiện nay như NH Công thương
VN,NH ngoại thương VN…
- Phát hành kỳ phiếu NH ( giấy nợ ngân hàng) kỳ phiếu là một loại chứng từ
do ngân hàng phát hành nhằm huy động nguồn vốn trong ngắn hạn (< 1
năm)
Gần đây, nhiều ngân hàng (NH) đã phát hành kỳ phiếu và chứng chỉ tiền
gửi để huy động vốn. Vietinbank phát hành 3.000 tỉ đồng kỳ phiếu ghi danh
trả lãi sau với các mức lãi suất: kỳ phiếu kỳ hạn 4 tháng là 17,5%/năm, 5
tháng là 17,6%/năm, 6 tháng 17,7%/năm và 7 tháng 17,8%/năm
Hầu hết chương trình phát hành kỳ phiếu của các NH đều có lãi suất cao hơn
1-1,5%/năm so với lãi suất của các chương trình tiết kiệm thông thường.
Để thu hút người mua kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, các NH cũng đã áp dụng
phương thức rút vốn linh hoạt, tái tục kỳ gửi nếu đến hạn nhưng người gửi
chưa đến nhận thanh toán tương tự trường hợp gửi tiết kiệm. Được biết
theo thông lệ, với kỳ phiếu, người gửi không được rút trước hạn hoặc được
tái tục khi đáo hạn.
3. Séc (Check)
Séc bắt đầu được sử dụng phổ biến trên thế giới từ thế kỉ thứ 18,khi
mà hệ thống ngân hàng phát triển mạnh dưới dạng tờ Lệnh chi tiền.
Năm 1912,cùng với hối phiếu,séc cũng được đem ra thảo luận tại hội
nghị quốc tế tại Haag, nhưng do Thế chiến thế giới thứ nhất xảy ra làm gián
đoạn sự phê chuẩn luật séc quốc tế.
Mãi tới năm 1931,Hội nghị quốc tế về séc tại Geneve đã được 30
nước thông qua luật thống nhất về séc quốc tế (Uniform Law on Cheque –
ULC
3.1. Khái niệm
Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người (chủ tài
khoản) ra lệnhcho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất

định để trả cho người cótên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc
trả cho người cầm séc.
Theo K4Đ4 Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam
(Luật CCCN):“Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh
cho người bị ký phát là ngânhàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán được phép của Ngân hàng nhà nướcViệt Nam (NHNNVN) trích một
số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanhtoán cho người thụ
hưởng.”
*NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH
- Luật thống nhất về séc (Uniform law for cheques - ULC 1931).
- Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam.
3.2. Đặc điểm
Séc thường được ngân hàng in sẵn theo mẫu, có những dòng
trống để ngườiký phát điền vào. Séc thường được in theo tập, gồm có phần
cuống séc để người ký phát lưu những điều cần thiết và phần tách rời để giao
cho người thụ hưởng.Séc gồm hai mặt, mặt trước in sẵn tiêu đề để điền các
yếu tố bắt buộc của tờ séc, mặt sau dùng để ghi các nội dung về chuyển
nhượng
3.3. Tính chất
Tính trừu tượng: k h ô n g c ầ n n ê u n gu y ê n n h â n k ý
p h á t s é c ; k h i c h u y ể n nhượng, thanh toán, những người liên
quan chỉ việc quan tâm xem séc có tuân thủtheo quy định của pháp
luật hay không; séc có thể phát hành dưới dạng séc khốngtức không
có số dư tài khoản tại ngân hàng.
Tính bắt buộc: đối tượng chịu tác động của séc là ngân hàng
phải thực thimệnh lệnh chuyển tài khoản cho người thụ hưởng hợp pháp.
Tính lưu thông : séc có thể được chuyển giao hoặc chuyển
nhượng nhiều lầntrong thời hạn.
3.4.Những người liên quan đến séc:
- Người ký phát séc(drawer): là người mua, người nhập

khẩu, người nhậncung ứng dịch vụ… đồng thời là chủ tài khoản ngân
hàng, có nghĩa vụ trả tiền bằng cách ký phát séc trả cho người thụ hưởng.
- Người thụ hưởng (Benificiary): là người nhận tiền do người ký phát
chỉ định hay thông qua chuyển nhượng, thường là người xuất khẩu,
người bán, chủ đầu tư,hay người xuất trình séc uỷ quyền cho ngân hàng
của mình tiến hành đòi tiền.
- Ngân hàng trả tiền ở nước nhập khẩu:có nghĩa vụ kiểm tra
tính hợp lệ của séc phát hành, điều kiện chuyển ngoại tệ ra
nước ngoài (dựa trên hợp đồng, hoá đơn, B/L) và trích 1 khoản
tiền từ tài khoản của người ký phát trả cho người thụ hưởng thông
qua ngân hàng đối tác hay ngân hàng đại lý để chuyển vào tài
khoảncủa người thụ hưởng.
- Ngân hàng đại lý: thường là ngân hàng bên nước
người thụ hưởng, nhân danh mình với chi phí của người uỷ thác thực
hiện hoạt động được uỷ thác.

3.5. Nội dung
Những yếu tố bắt buộc phải có trên 1 tờ séc:
- Danh từ “Séc”: Một chứng từ muốn được coi là séc thì phải có tiêu
đề SÉC ghi trên chứng từ đó và phải cùng ngôn ngữ với nội dung tờ
séc. Trước đây, các tờ séc bằng tiếng Việt dùng danh từ “chi phiếu”, ngày
nay người ta dùng từ “séc”, lấy nguồn gốc từ tiếng Anh là “cheque” hay
tiếng Anh của người Mỹ là “check”.
- Số tiền xác định:Số tiền ghi trên séc phải rõ ràng, ghi bằng số
và bằng chữ,có ký hiệu tiền tệ. Séc được coi là một lệnh trả tiền vô
điều kiện một số tiền nhấtđịnh, nghĩa là những người liên quan
khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình không được đặt ra
bất kỳ điều kiện nào. Như khi ngân hàng nhận được séc sẽ phảichấp
nhận vô điều kiện lệnh này, trả cho người thụ hưởng số tiền ghi trên
séc trừ trường hợp tài khoản phát hành séc không còn tiền hoặc tờ

séc không đầy đủ tính chất pháp lý.
- Người trả tiền: Người trả tiền theo lệnh của tờ séc phải là ngân
hàng giữ tài khoản phát hành séc của khách hàng. Nếu chỉ định người trả
tiền khác, tờ séc khôngcó giá trị.
- Nơi trả tiền: Thường tên, địa chỉ của ngân hàng trả tiền được
ghi sẵn, cũng chính là nơi người ký phát mở tài khoản. Và dựa vào địa chỉ
này, người thụ hưởng có thể tự cầm séc đến để thanh toán hoặc để ngân
hàng thu hộ gửi séc. Và đây cũng là cơ sở để xác định tòa án địa phương có
quyền xét xử tố tụng khi có tranh chấp.
- Ngày tháng và nơi phát hành séc: Séc có thời hạn hiệu lực lưu hành
nên đâylà một yếu tố để xác định thời hạn xuất trình và thanh toán
của tờ séc cũng như làcăn cứ để giải quyết các tranh chấp nếu có xảy ra
giữa các bên liên quan đến séc.
- Chữ ký của người ký phát: Theo quy định, khi cung ứng séc trắng
cho khách hàng, ngân hàng phải ghi họ tên, số hiệu tài khoản
của chủ tài khoản trên tờ séc nhằm chống lạm dụng khi tờ séc bị
thất lạc, trộm cắp cũng như giúp ngân hàng dễ dàng tìm ra người ký
phát mà không cần khảo cứu chữ ký. Chữ ký phải được thực hiện
bằng tay của chính người ký phát đúng với mẫu chữ ký đã đăng ký
tại ngân hàng. Nếu là tổ chức thì phải có chữ ký của người
đại diện kèm theo dấu của tổchức đó.
3.6. Lưu thông séc: gồm lưu thông séc qua một ngân hàng và
lưu thông séc qua hai ngân hàng.
Lưu thông séc qua một ngân hàng: thường sử dụng trong thanh toán
nội địa.
Lưu thông séc qua hai ngân hàng: phổ biến hơn trong thanh toán quốc
tế.
(1) Kí phát séc (4) Xuất trình séc
(2) Nhờ thu séc (5) Thanh và quyết toán séc
(2) Xuất trình séc để đòi tiền (6) Trả tiền

Sơ đồ lưu thông séc qua hai ngân hàng
3.7. Thành lập và thanh toán séc
Điều cơ bản trong phát hành séc là người ký phát phải có tiền trên tài
khoản mở tại ngân hàng và số tiền trên tờ séc không vượt quá số dư
có, trừ phi người ký phát được ngân hàng cho vay theo thể thức
thấu chi (overdraft). Séc có thể phát hành để trả tiền cho một tổ chức,
một cá nhân hoặc nhiều người, séc cũng có thể do một ngân hàng này phát
hành trả tiền cho một ngân hàng khác.
Rủi ro của người bán trong trường hợp nhận séc là có thể khi người
bán đem séc đến ngân hàng để lĩnh tiền thì số dư trên tài khoản của
người mua không còn hoặc không đủ để chi trả. Để tránh rủi ro
trên, mà trong một số trường hợp người b á n p h ả i y ê u c ầ u
n g ư ờ i m u a k ý p h á t s é c b ả o c h i c h ứ k h ô n g p h ả i l à s é c
t h ô n g thường. Séc bảo chi tức là séc đó đã được ngân hàng đảm bảo chi
trả. Trong trường hợp này, người mua phải ký quỹ tại ngân hàng để thực
hiện bảo chi séc.
Luật Anh Mỹ rất thực dụng trong việc ký phát và lưu hành séc. Miễn
khi nào đến ngày thanh toán séc, tiền có đủ trong tài khoản là được.
Thanh toán theo luật tống phát và tiếp thu khi ký phát séc: có thể
không có tiền trên tài khoản song trong thời hạn séc lưu thông tiền tiếp tục
tập kết về tài khoản vẫn được chấp nhận.
Thời hạn xuất trình: khoảng thời gian tờ séc phải được nộp
vào ngân hàng.
Thời hạn hiệu lực: thời hạn tờ séc có giá trị.
Theo K2Đ69 Luật CCCN: Nếu có lý do chính đáng và xác
thực, ví dụ nhưtrường hợp bất khả kháng, thời gian diễn ra sự kiện
bất khả kháng không tính vàothời hạn xuất trình. Nếu không có lý do
chính đáng, séc vẫn có thể được thanh toánnếu chưa quá sáu tháng kể từ
ngày ký phát, và người bị ký phát không nhận đượcthông báo đình chỉ
thanh toán đối với séc đó và người ký phát vẫn còn đủ tiền trêntài khoản

(K4Đ71 Luật CCCN). Thông báo đình chỉ thanh toán chỉ có hiệu
lực sauthời hạn xuất trình do luật định.
Theo Đ34 ULC 1931, người trả tiền có thể trả từng phần số tiền ghi
trên séc,và người thụ hưởng có quyền chấp nhận hoặc không chấp
nhận. Nếu chấp nhận, sốtiền đã trả từng phần phải được thể hiện trên bề
mặt của séc hoặc thể hiện trong mộtvăn thư riêng biệt giao cho người thụ
hưởng.
Chuyển nhượng séc:
Người thụ hưởng có thể chuyển nhượng séc bằng cách ký
chuyển nhượng(gồm: ký đầy đủ, ký để trống) hay chuyển giao.Sau khi
séc được phát hành, bằng phương pháp ký hậu séc có thể
đượcchuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp trong thời hạn hiệu lực của
séc. Ký hậu có hai ý nghĩa.
Thứ nhất, ký hậu chứng nhận việc chuyển giao quyền hưởng
séc chomột người khác.
Thứ hai, ký hậu xác nhận trách nhiệm của người chuyển
nhượng đối với tất cả những người cầm giữ tờ séc sau đó về việc trả tiền
đối với tờ séc.
Tuy nhiên người chuyển nhượng séc có thể thoái thác trách
nhiệm này bằng cách ghi thêm một điều kiện về bảo lưu cùng với chữ ký
hậu “không được truy đòi”.Việc chuyển nhượng bằng chuyển giao
được áp dụng đối với séc được ký phát trả cho người cầm giữ;
hay séc có chuyển nhượng cuối cùng là ký chuyển nhượng để
trống.
3.8. Phân loại
Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng séc:
- Séc đích danh(Nominal check): là loại séc ghi rõ họ tên
người hưởng lợi.Séc đích danh có hai loại: séc đích danh có thể chuyển
nhượng bằng thủ tục ký hậuvà séc đích danh không thể chuyển nhượng bằng
thủ tục ký hậu.

- Séc vô danh(Bearer check): là loại séc không ghi tên người
hưởng lợi, chỉghi câu “trả cho người cầm séc”. Bất cứ ai cầm séc này cũng
có thể lĩnh tiền ở ngânhàng, vì vậy không cần qua thủ tục ký hậu séc vẫn có
thể chuyển nhượng bằng hìnhthức trao tay. Nếu để mất séc coi như mất tiền.
Loại này dùng để nhận tiền mặt.
- Séc theo lệnh(To oder check): là loại séc ghi trả theo lệnh của
người hưởnglợi ghi trên tờ séc đó. Trên tờ séc ghi “trả theo lệnh
của ông X”. Loại này có thểchuyển nhượng được bằng thủ tục ký hậu.
Căn cứ vào cách thanh toán séc
- Séc chuyển khoản(Transfer check): là loại séc mà người ký phát ra
lệnh chongân hàng trích tiền từ tài khoản của mình để chuyển trả
sang một tài khoản kháccủa một người khác trong hoặc khác
ngân hàng. Séc chuyển khoản không thểchuyển nhượng được và
không thể lĩnh tiền mặt được.
- Séc tiền mặt (Cash check): là loại séc mà ngân hàng thanh
toán sẽ trả tiềnmặt và người ký phát phải chịu rủi ro khi bị mất séc
hoặc bị đánh cắp. Người cầmséc không cần sự ủy quyền cũng lĩnh được
tiền.
Căn cứ vào người phát hành séc
- Séc cá nhân(Private check): là séc của các chủ tài khoản mở
tại ngân hàng phát hành. Chủ tài khoản có thể là cá nhân hoặc tổ
chức miễn không phải là ngânhàng. Ngân hàng trả tiền cho người
thụ hưởng chỉ sau khi séc được xuất trình tạingân hàng và phải được
sự đồng ý của người ký phát.
- Séc ngân hàng (Bank’s check): là séc của ngân hàng này
phát hành ra lệnhcho ngân hàng đại lý nắm giữ tài khoản của mình
trích một số tiền nhất định từ tàikhoản đó trả cho người thụ
hưởng có tên trên séc. Ngân hàng phát hành séc này theo yêu
cầu của người nhập khẩu, chủ đầu tư…
Ngoài ba cách phân loại séc nêu trên, còn có các loại séc đặc biệt như:

- Séc bảo chi của ngân hàng hay séc xác nhận(Certified
check): là loại sécđược ngân hàng xác nhận việc trả tiền nhằm đảm
bảo khả năng chi trả của tờ séc,chống phát séc khống.
- Séc du lịch(Traveller’s check): là loại séc do ngân hàng phát
hành và đượctrả tiền tại bất cứ một chi nhánh hay đại lý nào của
ngân hàng đó. Ngân hàng phát séc đồng thời cũng là ngân hàng trả
tiền. Người hưởng lợi là khách du lịch có tiền tại ngân hàng phát
séc. Trên séc du lịch phải có chữ ký của người hưởng lợi. Khi lĩnh
tiền tại ngân hàng được chỉ định, người hưởng lợi phải ký tại chỗ để ngân
hàng kiểm tra, nếu đúng, ngân hàng mới trả tiền. Thời gian của séc du lịch
có hiệu lực do ngân hàng phát séc và người hưởng lợi thỏa thuận, có
thể có hạn và có thể vô hạn.Trên séc du lịch có ghi rõ khu vực các
ngân hàng trả tiền, ngoài khu vực đó, séc không có giá trị lĩnh tiền. Có
2 đặc điểm phân biệt séc du lịch với séc thông thường, đó là séc có mệnh
giá được in trên mặt séc và séc du lịch phải được trả bằng tiền mặt
khi phát hành.
- Séc gạch chéo(Cross check): là loại séc trên mặt trước của
nó có hai gạchchéo song song với nhau. Séc gạch chéo không thể
dùng để rút tiền mặt, thườngđược dùng để chuyển khoản qua ngân
hàng. Séc loại này do người hưởng lợi sécgạch chéo bằng hai cách: _
Séc gạch chéo thường (gạch chéo không tên) tức là giữa hai gạch
song songkhông ghi tên ngân hàng lĩnh hộ tiền. _ Séc gạch chéo đặc biệt
(gạch chéo có ghi tên) tức là giữa hai gạch song songcó ghi tên một
ngân hàng nào đó. Trong cách ghi này chỉ có ngân hàng đó mới
cóquyền lĩnh hộ tiền mà thôi. Gạch chéo không tên có thể trở thành gạch
chéo có tên. Ngược lại, gạch chéo có tên không thể chuyển thành
gạch chéo không tên. Mục đích của séc gạch chéo là tránh dùng séc
rút tiền mặt và nếu séc gạch chéo có tên ngân hàng thì có nghĩa là
người hưởng lợi séc chính thức nhờ ngân hàng đó lĩnh hộtiền cho mình và
chỉ có ngân hàng ấy mà thôi.

- Séc tài khoản của người hưởng lợi: Là loại séc mà người
hưởng lợi không muốn ngân hàng trả tiền mặt mà muốn trả bằng chuyển
khoản ghi vào tài khoản của người hưởng lợi với một câu ghi ngang qua tờ
séc "Trả vào tài khoản" hoặc "chỉ ghi vào tài khoản của người hưởng lợi”
- Séc điện tử: là loại séc được thiết lập trên cơ sở séc giấy
nhưng lại sử dụng dữ liệu điện tử để tạo lập nội dung, ký tên,
ký hậu séc và chuyển giao séc bằng phương tiện điện tử thông
thường hoặc kỹ thuật số.
4.Thẻ thanh toán
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã làm thay đổi nhiều
lĩnh vực của xã hội. Trong thương mại quốc tế, mọi giao dịch đều đòi hỏi
phải có tốc độ nhanh chóng và thanh toán bằng tiền mặt đã cho thấy những
mặt hạn chế của nó. Do vậy, vào những năm năm mươi của thế kỷ hai mươi,
một số ngân hàng trên thế giới đã đưa thẻ thanh toán vào làm phương tiện
thanh toán của mình. Cho đến nay việc thanh toán bằng thẻ thanh toán đã
khẳng định được những tính năng ưu việt của nó so với các phương tiện
thanh toán khác.
Mặc dù thẻ thanh toán đã ra đời được hơn năm mươi năm nhưng nó
mới chỉ được biết đến rộng rãi ở Việt Nam khoảng hơn mười năm trước đây.
Đến năm 1996 chỉ có hai ngân hàng thương mại là ngân hàng Thương mại
Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và ngân hàng Thương mại
Cổ phần Á Châu (ACB) tham gia phát hành thẻ thanh toán. Hiện nay, hình
thức thanh toán bằng thẻ thanh toán nhờ những tính năng ưu việt của mình
đã trở nên phổ biến hơn trong các giao dịch thanh toán quốc tế của các ngân
hàng thương mại Việt Nam.
4. 1.Khái niệm
Thẻ là hình thức tiền điện tử, là phương tiện thanh toán hiện đại và
tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, thẻ ra đời và gắn liền với sự phát triển
của ngành ngân hàng cũng như việc ứng dụng công nghệ tin học trong ngân
hàng.

Thẻ là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng phát
hành, phục vụ cho khách hàng chủ yếu trong lĩnh vực thanh toán phi mậu
dịch. Thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ,
hoặc rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động, hay tại các ngân hàng địa lý
trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi, hoặc hạn mức tín dụng được ký kết
giữa ngân hàng và chủ thẻ. Hóa đơn thanh toán thẻ chính là giấy nhận nợ
của chủ thẻ đối với cơ sở chấp nhận thẻ. Đơn vị chấp nhận thẻ thông qua
ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán thẻ.
4.2.Đặc tính và phân loại thẻ thanh toán
• Đặc tính
- Tính tiện lợi: Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt,
thẻ cung cấp cho khách hàng sự tiện lợi mà không một phương tiện thanh
toán nào có thể mang lại được. Đặc biệt đối với những người phải đi ra nước
ngoài đi công tác hay là đi du lịch, thẻ có thể giúp họ thanh toán ở gần như
bất cứ nơi nào mà không cần phải mang theo tiền mặt hay séc du lịch, không
phụ thuộc vào khối lượng tiền họ cần thanh toán.
- Tính linh hoạt: Thẻ thanh toán có nhiều loại, đa đang, phong phú về
hạn mức tín dụng nên thích hợp với hầu hết mọi đối tượng khách hàng, từ
những khách hàng có thu nhập thấp (thẻ thường) cho tới những khách hàng
có thu nhập cao (thẻ vàng), khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt (thẻ rút tiền
mặt), hoặc nhu cầu du lịch giải trí, mua sắm hàng hóa thẻ cung cấp cho
khách hàng độ thỏa dụng tối đa, thỏa mãn nhu cầu của mọi đối tượng khách
hàng. Thẻ được coi là phương tiện thanh toán tốt nhất trong số các phương
tiện thanh toán phục vụ tiêu dùng trong xã hội hiện đại và văn minh.
- Tính an toàn và nhanh chóng: Không tính đến những vấn nạn ăn cắp
và làm giả thẻ thanh toán trên toàn cầu hiện nay, có thể nói người sử dụng
thẻ rất yên tâm về số tiền của mình trước nguy cơ bị mất cắp do móc túi hay
trộm cắp. Ngay cả trong trường hợp thẻ bị lấy cắp, ngân hàng cũng bảo vệ
tiền cho chủ thẻ bằng số pin, ảnh và chữ ký trên thẻ nhằm tránh khả năng
rút tiền của kẻ ăn trộm. Hơn thế nữa, hầu hết các giao dịch thẻ đều được

thực hiện qua mạng kết nối trực tuyến từ cơ sở chấp nhận thẻ hay điểm rút
tiền mặt tới ngân hàng thanh toán, ngân hàng phát hành và các tổ chức thẻ
quốc tế. Do đó việc ghi nợ, ghi có cho các chủ thể tham gia quy trình thanh
toán được thực hiện một các tự động, dẫn đến việc quá trình thanh toán diễn
ra rất dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng.
• Cấu tạo của thẻ
Các loại thẻ thường có đặc điểm chung là: được làm bằng Plastic, có
kích thước chuẩn quốc tế là 5,5 cm đến 8,5 cm. Thẻ thường dày từ 2 – 2,5
cm. Trên thẻ có in các thông số nhận dạng như: nhãn hiệu thương mại của
thẻ, tên và logo của nhà phát hành thẻ, số thẻ, tên chủ thẻ và ngày hiệu lực
và một số đặc tính khác tùy theo quy định của các tổ chức thẻ quốc tế hoặc
hiệp hội phát hành thẻ.
Biểu tượng: Mỗi loại thẻ có một biểu tượng riêng, mang tính đặc
trưng của tổ chức phát hành thẻ. Đây được xem như một đặc tính mang tính
an ninh nhằm chống giả mạo. Ví dụ:
- VISA CARD: Hình chữ nhật ba màu: xanh, trắng, vàng có chữ Visa
chạy ngang giữa màu trắng, trên hình chữ nhật ba màu là hình chim
bồ câu đang bay in chìm.
- MASTERCARD: Có hình hai hình tròn lồng nhau nằm ở góc dưới
bên phải (một hình màu da cam, một hình màu đỏ) và dòng chữ
Mastercard màu trắng chạy ở giữa, trên hai hình tròn lồng nhau là hai
nửa quả cầu lồng nhau in chìm.
- JCB: Biểu tượng ba màu xanh công nhân, đỏ, xanh lá cây, có chữ JCB
chạy ngay giữa.
- AMEX: Biểu tượng đầu người chiến binh.
Số thẻ: Số này dành riêng cho mỗi chủ thẻ, được dập nổi trên thẻ và
được in lại trên hóa đơn khi chủ thẻ thanh toán bằng thẻ. Tùy theo từng loại
thẻ mà chữ số khác nhau và cách cấu trúc theo nhóm cũng khác nhau.
Thời gian có hiệu lực của thẻ: Là thời hạn mà thẻ được phép lưu hành.
Tùy theo từng loại thẻ mà có thể ghi ngày hiệu lực cuối cùng của thẻ hoặc

ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng được sử dụng thẻ.
Họ và tên chủ thẻ: In chữ nổi, là tên của cá nhân nếu là thẻ cá nhân,
tên của người được ủy quyền sử dụng nếu là thẻ công ty. Ngoài ra, có thẻ
còn có cả ảnh của chủ thẻ.
Ký tự an ninh trên thẻ, số mật mã của đợt phát hành: Mỗi loại thẻ luôn
có ký hiệu an ninh kèm theo in phía sau của ngày hiệu lực. Ví dụ: Thẻ Visa
có chữ V (hoặc CV, PV, RV, GV), thẻ Mastercard có chữ M và chữ C lồng
vào nhau.
Mặt sau của thẻ:
- Dải băng từ: Có khả năng lưu trữ các thông tin như: số thẻ, ngày hiệu
lực, tên chủ thẻ, ngân hàng phát hành…
- Dải băng chữ ký: Trên dải băng này phải có chữ ký của chủ thẻ để cơ
sở chấp nhận thẻ có thể đối chiếu chữ ký khi thực hiện thanh toán thẻ.
• Phân loại
Đứng trên nhiều giác độ khác nhau để phân loại thì có thể chia thẻ
thành nhiều loại khác nhau.
Phân loại theo công nghệ sản xuất: Có ba loại
- Thẻ khắc chữ nổi: Là loại thẻ mà trên bề mặt thẻ được khắc nổi các
thông tin cần thiết. Ngày nay, người ta không sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ
thuật của nó quá thô sơ, dễ bị lợi dụng, làm giả, mà kết hợp với những kỹ
thuật mới như băng từ hoặc chip thông minh.
- Thẻ băng từ: Là loại thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật những thông
tin của thẻ và chủ thẻ được mã hóa trên băng từ ở mặt sau của thẻ. Thẻ này
được sử dụng phố biến trong vòng 20 năm trở lại đây nhưng có thể bị lợi
dụng để lấy cắp tiền do một số nhược điểm như: thông tin ghi trong thẻ hẹp
và mang tính cố định nên không thể áp dụng kỹ thuật mã hóa an toàn, có thể
đọc được dễ dàng bằng thiết bị gắn với máy tính.
- Thẻ thông minh: Đây là thế hệ mới nhất của thẻ dựa trên kỹ thuật vi
tính xử lý tin học, một “chip” điện tử có cấu trúc hoạt động như một máy
tính được gắn vào thẻ khiến cho thẻ có tính an toàn và bảo mật rất cao. Tuy

vậy, do là một công nghệ mới và có nhiều ưu điểm nên giá thành cao, hệ
thống máy móc chấp nhận loại thẻ này cũng đắt nên sử dụng còn chưa phổ
biến như thẻ từ. Việc phát hành và chấp nhận thanh toán loại thẻ này nhằm
làm giảm tỷ lệ rủi ro do giả mạo thẻ.
Theo chủ thể phát hành:
- Thẻ do ngân hàng phát hành: Là loại thẻ do ngân hàng giúp cho khách
hàng sử dụng linh động tài khoản của mình tại ngân hàng hoặc sử dụng số
tiền do ngân hàng cấp tín dụng. Đây là loại thẻ được sử dụng rộng rãi nhất
hiện nay, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn trên phạm vi toàn
cầu. Ví dụ như: Visa, Mastercard, JCB
- Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành: Đó là các loại thẻ du lịch
giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn, hoặc cũng có thể là thẻ do các công
ty xăng dầu, các cửa hiệu lớn phát hành… Ví dụ: thẻ Dinners, Club,
Amex…
Theo tính chất thanh toán:
- Thẻ tín dụng: Là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người
chủ thẻ được sử dụng một hạn mức tín dụng tuần hoàn để mua sắm hàng
hóa, dịch vụ tại những cơ sở chấp nhận loại thẻ này. Thẻ tín dụng thường do
ngân hàng phát hành và thường được quy định một hạn mức tín dụng nhất
định trên cơ sở khả năng tài chính, tài sản thế chấp của chủ thẻ. Chủ thẻ chỉ
được phép chi tiêu trong phạm vi hạn mức đã cho. Chủ thẻ phải thanh toán
cho ngân hàng phát hành thẻ theo kỳ hàng tháng. Lãi suất tín dụng tùy thuộc
vào quy định của mỗi ngân hàng phát hành. Tính chất tín dụng của thẻ còn

×