Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG HÀNG NHẬP KHẨU từ TRUNG QUỐC SANG VIỆT NAM TRONG NHỮNG năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ - CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT
KHOA: TIẾNG TRUNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HÀNG NHẬP KHẨU
TỪ TRUNG QUỐC SANG VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Sinh viên : Nguyễn Bá Nam
Lớp : CĐTT1K4
Mã số ID : 0910700021
Khóa học : 2009 - 2012
Bắc Ninh, tháng 02 năm 2012
TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGOẠI NGỮ - CÔNG
NGHỆ VIỆT NHẬT
Khoa: Tiếng Trung

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Bắc Ninh, ngày 03 tháng 02 năm 2012
BẢN CAM KẾT
Kính gửi:
- Ban Giám Hiệu Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt
Nhật
- Phòng Đào tạo; Hội đồng Khoa học và Ban giám khảo Chấm Đề
cương, Báo cáo thực tập Tốt nghiệp và Khóa luận Tốt nghiệp
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Bá Nam Giới tính: Nam
Số CMND số: 122035341 Sinh ngày: 21/05/1991


Cấp ngày: 18/12/2008 Quê quán: Bắc Giang
Nơi cấp: CATP Bắc Giang Điện thoại: 01666235913
Nguyên quán: Ngọ Xá- Châu Minh- Hiệp Hoà- Bắc Giang
Tên đề tài: Nghiên cứu thực trạng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc
sang Việt Nam trong những năm gần đây.
Tôi xin cam kết đây là báo cáo do tôi tự thực hiện, không sao chép
copy của người khác. .Danh mục những tài liệu tham khảo phục vụ cho việc
hoàn thành nội dung và hình thức được ghi rõ cuối văn bản.
Kính mong nhà trường và các ban liên quan tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi
hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Người cam kết
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Bá Nam
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho tôi được cảm ơn chân thành và sâu sắc đến ban Giám Hiệu
Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ - Công Nghệ Việt Nhật. Các thầy, cô đã tạo
điều kiện cho tôi được học tại trường và có cơ hội để học hỏi thêm nhiều
điều bổ ích, tiếp thu nhiều điều mới lạ trong cuộc sống.
Tôi xin được cảm ơn các cô giáo đang giảng dạy trong khoa Tiếng Trung.
Các cô đã hết sức quan tâm và nhiệt tình giảng dạy, tạo điều kiện cho tôi có
được những giờ lên lớp bổ ích, nhiều bài học hay, những kiến thức làm nền
tảng để khi ra trường với những kiến thức đó giúp tôi không bỡ ngỡ trong
công việc của mình sau này.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Nguyễn Thị Ngọc Quyên - là cô
giáo trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học và trong thời gian làm
báo cáo này. Những kiến thức và những bài giảng cũng như sự hướng dẫn
nhiệt tình của cô đã giúp đỡ tôi có thể hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp của
mình.
Do đây là lần đầu tiên làm báo cáo nên không thể tránh khỏi những sai sót.

Rất mong nhận được sự góp ý nhiệt tình của quý thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Bá Nam
MỤC LỤC
PHẦN MỘT: PHẦN MỞ ĐẦU 1
2.1. Đối tượng nghiên cứu 1
Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam trong những năm
gần đây 1
2.2. Phạm vi nghiên cứu 1
Thực trạng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam trong
những năm gần đây 1
Không gian: Thị trường hàng hóa Việt Nam 1
Thời gian: Trong 7 năm: Từ năm 2005 – 2012 1
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến thực trạng
hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam trong những năm gần
đây 1
3.1. Mục đích của đề tài 1
Nhằm tìm hiểu thực trạng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt
Nam trong những năm gần đây. Chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực
trong việc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc sang Việt Nam, đồng
thời đưa ra những giải pháp khắc phục 2
3.2. Mục tiêu của đề tài 2
Tiến hành điều tra nghiên cứu thực trạng tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu
từ Trung Quốc tại thị trường Việt Nam 2
Kiểm tra chất lượng, giá cả, khối lượng nhập khẩu và khối lượng tiêu
thụ hàng hóa nhâp khẩu từ Trung Quốc. Chỉ ra những mặt tích cực
đồng thời cũng đưa ra những vấn đề tiêu cực còn tồn tại cũng như
những nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng nhập khẩu hàng hóa từ
Trung Quốc sang thị trường nước ta 2

4.1. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 2
Thu thập, tổng hợp, trình bày, số liệu, tính toán các đặc trưng của đối
tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra
quyết định 2
4.2. Phương pháp quan sát 2
Thu thập và ghi nhận thông tin cá biệt liên quan đến đối tượng nghiên
cứu 2
4.3. Phương pháp điều tra 2
Quan sát và điều tra thực tế để lấy thông tin, số liệu cụ thể cho đề tài
nghiên cứu 2
PHẦN BA: PHẦN KẾT LUẬN 4
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 4
PHẦN HAI: NỘI DUNG ĐỀ TÀI 5
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG HÀNG NHẬP KHẨU
TỪ TRUNG QUỐC SANG VIỆT NAM 5
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 5
THỰC TRẠNG HÀNG NHẬP KHẨU TỪ TRUNG QUỐC SANG
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 14
Tuy nhiên hiện nay, hàng Trung Quốc đang mất lợi thế giá rẻ 21
Đồ chơi trẻ em từ Trung Quốc nhập khẩu lên đến hàng triệu USD 26
Nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tăng giá: 35
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 44
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Trung
PHẦN MỘT: PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: GIỚI THỆU CHUNG
1. Lý do chọn đề tài
Trung Quốc là một quốc gia có diện tích rộng lớn và có số dân đông nhất
trên thế giới. Hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản vươn
lên đứng vị trí thứ 2 trên Thế giới sau Mỹ. Hàng hóa của Trung Quốc rất đa
dạng và được xuất khẩu với tỷ trọng lớn sang rất nhiều quốc gia trên thế giới

trong đó có Việt Nam. Trong những năm gần đây, tỷ trọng hàng hóa nhập
khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam có những chuyển biến tích cực và đạt
được những bước tiến nhất định. Song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không ít
những vấn đề tiêu cực cần phải được giải quyết. Để hiểu rõ hơn về vẫn đề
này, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng hàng nhập khẩu từ
Trung Quốc sang Việt Nam trong những năm gần đây”.
2. Giới hạn của đề tài
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam trong những năm gần
đây.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Thực trạng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam trong những năm
gần đây.
Không gian: Thị trường hàng hóa Việt Nam.
Thời gian: Trong 7 năm: Từ năm 2005 – 2012.
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến thực trạng hàng
nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam trong những năm gần đây.
3. Mục đích và mục tiêu của đề tài
3.1. Mục đích của đề tài
Nguyễn Bá Nam- CĐTT1K4
1
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Trung
Nhằm tìm hiểu thực trạng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam
trong những năm gần đây. Chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực trong việc
nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc sang Việt Nam, đồng thời đưa ra những
giải pháp khắc phục.
3.2. Mục tiêu của đề tài.
Tiến hành điều tra nghiên cứu thực trạng tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu từ
Trung Quốc tại thị trường Việt Nam.
Kiểm tra chất lượng, giá cả, khối lượng nhập khẩu và khối lượng tiêu thụ

hàng hóa nhâp khẩu từ Trung Quốc. Chỉ ra những mặt tích cực đồng thời
cũng đưa ra những vấn đề tiêu cực còn tồn tại cũng như những nhân tố ảnh
hưởng đến thực trạng nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc sang thị trường
nước ta.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Thu thập, tổng hợp, trình bày, số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng
nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.
4.2. Phương pháp quan sát
Thu thập và ghi nhận thông tin cá biệt liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
4.3. Phương pháp điều tra
Quan sát và điều tra thực tế để lấy thông tin, số liệu cụ thể cho đề tài nghiên
cứu.
5. Tóm tắt nghiên cứu
Đề tài của tôi gồm 3 phần và 5 chương như sau:
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lý do chọn đề tài
2. Giới hạn của đề tài
3. Mục đích và mục tiêu của đề tài
4. Phương pháp nghiên cứu
Nguyễn Bá Nam- CĐTT1K4
2
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Trung
5. Tóm tắt nghiên cứu
6. Thời gian nghiên cứu
PHẦN HAI: PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Giải thích các khài niệm
1.1. Hàng hóa là gì?

1.2. Nhập khẩu là gì?
1.3. Hàng nhập khẩu là gì?
2. Nêu rõ lịch sử, nguồn gốc của hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sang
Việt Nam.
3. Nhận định cũ và mới.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Sơ lược về phương pháp nghiên cứu.
2. Cách thức tiến hành nghiên cứu.
3. Phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu.
CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG HÀNG NHẬP KHẨU TỪ TRUNG QUỐC
SANG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1. Đánh giá chung về thực trạng
1.1. Chất lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam
1.2. Giá cả hàng hóa Trung Quốc tại thị trường Việt nam
1.3. Khối lượng nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Việt Nam
1.4. Khối lượng tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc tại thị trường Việt Nam
1.5. Đánh giá mặt tích cực
1.6. Đánh giá mặt tiêu cực
Nguyễn Bá Nam- CĐTT1K4
3
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Trung
2. Nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng vấn đề
2.1. Con người
2.2. Môi trường, xã hội
PHẦN BA: PHẦN KẾT LUẬN
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT.
1. Kết luận chung
2. Ý nghĩa đề tài
3. Kiến nghị, đề xuất
3.1. Kiến nghị

3.2. Đề xuất
Tài liệu tham khảo
6. Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ ngày 9/02/2012 đến 30/03/2012.
Nguyễn Bá Nam- CĐTT1K4
4
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Trung
PHẦN HAI: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG HÀNG NHẬP KHẨU
TỪ TRUNG QUỐC SANG VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1. Giải thích các khái niệm
Hàng hóa là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị. Theo
nghĩa hẹp, hàng hóa là vật chất tồn tại có hình dạng xác định trong không
gian và có thể trao đổi, mua bán được. Theo nghĩa rộng, hàng hóa là tất cả
những gì có thể trao đổi, mua bán được.
Nhập khẩu: Trong lý luận thương mại quốc tế, nhập khẩu là việc quốc
gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính
là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư
trú trong nước. Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc
tế của IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập
khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ được tính
vào mục cán cân phi thương mại.
Hàng nhập khẩu là hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài và được tiêu
thụ tại thị trường trong nước.
2. Lịch sử, nguồn gốc của hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt
Nam.
Quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt nam và Trung Quốc trong thời gian qua
tiếp tục có những phát triển mới, mạnh mẽ và toàn diện trên hầu hết các lĩnh
vực: Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Giáo dục, Y tế,…
Nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc của Việt Nam đã xuất hiện từ lâu nhưng

bắt đầu gia tăng mạnh từ năm 2000. Trung Quốc đã trở thành đối tác thương
mại nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, vượt qua cả Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tỷ trọng nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu
Nguyễn Bá Nam- CĐTT1K4
5
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Trung
từ năm 2005 đến nay hầu như đều ở mức trên 15%/năm, cao hơn từ hai đến
ba lần so với tỷ trọng của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc
trên tổng kim ngạch xuất khẩu.
3. Nhận định cũ và mới của xã hội xung quanh “thực trạng hàng nhập
khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam trong những năm gần đây”.
Nhận định của Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương (Bộ Công
Thương) cho rằng, một số nhóm sản phẩm thuộc loại Việt Nam đang nhập
khẩu khá nhiều từ Trung Quốc như thép, vật liệu kim loại màu, thuốc bảo vệ
thực vật, hóa chất, dược phẩm… có thể sẽ bị tăng giá trong thời gian sắp tới
do doanh nghiệp xuất khẩu không còn được hưởng ưu đãi hoàn thuế xuất
khẩu.
Theo phân tích của chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang An: Ông cho rằng
nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục, nhưng vẫn còn hai nguy cơ
lớn : lạm phát có thể tăng trở lại và nhập siêu vẫn ở mức cao. Với hiệp định
tự do mậu dịch Trung Quốc- ASEAN, mức nhập siêu này sẽ còn cao hơn
nữa.
Cũng theo tác giả Mạnh Quân của báo Sài Gòn tiếp thị, về nhập khẩu, một
số mặt hàng từ Trung Quốc là những mặt hàng mà Việt Nam chưa sản xuất
được. Hàng Trung Quốc lại rẻ và gần Việt Nam, nên nhiều doanh nghiệp
thích mua hàng từ đây.
Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân cho biết: Việt Nam đã
có Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Hiện Bộ KHCN cũng được
Chính phủ giao chủ trì triển khai luật này. Hiện thiết bị điện, điện tử, đồ chơi
trẻ em cũng là mặt hàng rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Thời gian

qua, chúng ta cũng phối hợp với cơ quan kiểm tra của Trung Quốc kiểm tra
chất lượng những mặt hàng này để đảm bảo chất lượng hàng hoá lưu thông
trên lãnh thổ Việt Nam. Chúng ta có những tổ chức chứng nhận có thể giám
sát, phối hợp với tổ chức của Trung Quốc giám sát những hàng hoá thiết bị
Nguyễn Bá Nam- CĐTT1K4
6
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Trung
điện, điện tử, đồ chơi trẻ em ngay khi sản xuất trên đất Trung Quốc thì khi
nhập khẩu vào Việt Nam, chất lượng hàng hoá đó đã được kiểm định, kiểm
tra chất lượng.
Theo ý kiến của một số người tiêu dùng: Đa số người tiêu dùng Việt Nam
đều đón nhận và sử dụng hàng hóa được nhập khẩu từ Trung Quốc không
chỉ bởi mẫu mã đa dạng mà còn do giá cả hợp lý. Nhưng cũng có những ý
kiến tỏ ra e ngại và dè chừng khi quyết định mua hàng Trung Quốc bởi một
số nguyên nhân khách quan.
Với Trung Quốc, cán cân thương mại từng nghiêng về phía Việt Nam. Để
phát triển bền vững, cần chủ động điều chỉnh cơ cấu nhập khẩu từ Trung
Quốc, tiến tới cân bằng cán cân thương mại - ông Bùi Huy Sơn, Vụ trưởng
Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Công Thương chia sẻ.
Theo các doanh nghiệp, có nhiều cách để hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc
và phải được thực hiện đồng bộ. Trong đó, cách hiệu quả nhất hiện nay là
tăng cường xuất khẩu vào thị trường này để dần kéo gần lại sự chênh lệch
giữa xuất và nhập. Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp
TP.HCM, cho rằng khả năng hàng hóa của ta vào thị trường Trung Quốc là
trong tầm tay, nhiều doanh nghiệp như Bita’s, Vinamit… đã có chân chắc
chắn ở đây.
Nguyễn Bá Nam- CĐTT1K4
7
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Trung
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Sơ lược về phương pháp nghiên cứu
1.1. Đối tượng nghiên cứu
Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
1.2. Phạm vi nghiên cứu
Thị trường hàng hóa tại Việt Nam
1.3. Các phương pháp nghiên cứu:
1.3.1. Phương pháp trực quan
Quan sát thực tế, trên báo đài, tivi…cùng các phương tiện thông tin đại
chúng khác liên quan đến thực trạng hàng nhập khẩu hàng hóa từ Trung
Quốc sang Việt Nam.
Ví dụ qua bài viết của Phạm Hùng (2011), Việt Nam nhập siêu mạnh từ
Trung Quốc, “Báo Sài Gòn tiếp thị”, tôi đã tìm hiểu được cán cân thương
mại giữa Việt Nam và Trung quốc để từ đó thấy được con số nhập siêu khá
mạnh của Việt Nam từ Trung Quốc và đem ra phân tích, đánh giá.
1.3.2. Phương pháp điều tra
Tiến hành điều tra thực tế các chủ doanh nghiệp, các công ty nhập khẩu
hàng hóa từ Trung Quốc để tìm hiểu về thực trạng của hàng hóa Trung
Quốc.
Qua việc điều tra một số chủ doanh nghiệp buôn bán hàng hóa Trung Quốc
họ cho rằng: Hàng hóa được nhập khẩu từ Trung Quốc có mẫu mã rất đa
dang, giá cả lại hợp lý nên được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận
1.3.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.
Nguyễn Bá Nam- CĐTT1K4
8
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Trung
Tiến hành phỏng vấn và thu thập số liệu từ một số các doanh nghiệp, các
chuyên gia kinh tế và người tiêu dùng để làm rõ thực trạng hàng hóa nhập
khẩu từ Trung Quốc.
Tôi đã thu thập được một số thông tin qua các lần điều tra như sau:
Theo một báo cáo chính thức của tổng cục Hải quan, nhập khẩu hàng tiêu

dùng của cả nước trong tháng 1 vừa qua là 580 triệu USD, chiếm tỷ trọng
7,3% tổng kim ngạch nhập khẩu (cả năm 2010 nhập 5,68 tỉ USD, chiếm tỷ
trọng 6,7%). Nhưng đây là mức gia tăng đột biến nên nó có nguy cơ làm gia
tăng gánh nặng nhập siêu.
Theo số liệu thông kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2006, tổng kim
ngạch nhập khẩu hàng hoá của nước ta từ Trung Quốc đạt 615 triệu USD
chiếm 15,44% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, tăng 24,72% so với
tháng 6/2006 và 16,1% so với cùng kỳ năm ngoái; đưa tổng kim ngạch nhập
khẩu hàng hóa 7 tháng đầu năm nay từ Trung Quốc lên 3,826 tỷ USD, tăng
17,76% so với 7 tháng đầu năm 2005.
Cũng theo tác giả Mạnh Quân của báo kinh tế, về nhập khẩu, một số mặt
hàng từ Trung Quốc là những mặt hàng mà Việt Nam chưa sản xuất được.
Hàng Trung Quốc lại rẻ và gần Việt Nam, nên nhiều doanh nghiệp thích
mua hàng từ đây.
Tại chợ đầu mối Thượng Đình (Hà Nội), đại diện ban quản lý chợ cho biết
lượng rau củ quả ngoại nhập về chợ hiện từ 110-150 tấn/ngày, chiếm từ 11-
15% tổng lượng hàng, trong đó hàng có xuất xứ từ Trung Quốc tới 60-70%.
Nguyễn Bá Nam- CĐTT1K4
9
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Trung
Ý kiến của chị Hà Thị Thu – chủ doanh nghiệp buôn bán tại Thành phố Hồ
Chí Minh: Hàng loạt mặt hàng rau củ, trái cây nhập khẩu hiện đua nhau
đổ bộ vào Việt Nam. Thậm chí nhiều mặt hàng nông sản từ Trung
Quốc được chào mời giao hàng tận nhà nếu mua từ 5kg trở lên.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng, Việt Nam nhập của Trung Quốc
hơn 19,5 tỉ USD các loại hàng hóa; chiếm khoảng 1/4 (84,6 tỉ USD) tổng
kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Nhóm hàng mà Việt Nam nhập của Trung Quốc trên 1 tỉ USD gồm: 2,3 tỉ
USD vải; 1,7 tỉ máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; 1,3 tỉ điện thoại các
loại và linh kiện; 1,2 tỉ sắt thép; 1 tỉ xăng dầu. Đáng chú ý là máy móc, thiết

bị, dụng cụ, phụ tùng được nhập từ Trung Quốc lên tới 4,1 tỉ USD, so với
các thị trường khác như Nhật Bản là 2,2 tỉ; Hàn Quốc 1 tỉ; Đức 826 triệu;
Mỹ 640 triệu. Trong khi, máy móc giá rẻ Trung Quốc được các chuyên gia
cảnh báo không phải là công nghệ nguồn, lạc hậu và khả năng gây ô nhiễm
cao.
Như vậy, thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta trong 10 tháng năm
2011 vẫn tiếp tục là Trung Quốc. Thống kê sơ bộ cho thấy kim ngạch nhập
khẩu từ Trung Quốc tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2010. Với hơn 19,5
tỉ USD nhập hàng Trung Quốc, trong khi xuất đạt 8,5 tỉ USD đã khiến nhập
siêu từ nước láng giềng lên 11 tỉ USD. Con số này cao hơn tổng nhập siêu
của Việt Nam trong 10 tháng từ tất cả các thị trường là 8,4 tỉ USD, chênh
lệch 2,6 tỉ USD.
1.4. Kế hoạch nghiên cứu
1.4.1. Lần 1:
Thời gian: Từ 9/02/2012 đến 21/02/2012.
Địa điểm: Tổng cục hải quan quốc gia
Nguyễn Bá Nam- CĐTT1K4
10
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Trung
Mục đích: Nhằm làm sáng tỏ giá cả và chất lượng hàng hóa nhập khẩu từ
Trung Quốc.
Nội dung: Những vấn đề liên quan đến thực trạng hàng hóa nhập khẩu từ
Trung Quốc sang Việt Nam.
1.4.2. Lần 2:
Thời gian: Từ 22/02/2012 đến 25/02/2012
Địa điểm: Chợ Thượng Đình, Đống Đa, Hà Nội.
Mục đích: Tìm hiểu giá cả và lượng tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu từ Trung
Quốc.
Nội dung: Điều tra, phỏng vấn một số chủ các doanh nghiệp buôn bán hàng
hóa Trung Quốc để tìm hiểu giá cả, chất lượng cũng như lượng tiêu thụ hàng

hóa được nhập khẩu từ Trung Quốc
1.4.3. Lần 3:
Thời gian: Từ 26/02/2012 đến 28/02/2012
Mục đích: Tìm hiểu về nhu cầu sử dụng hàng hóa Trung Quốc của người
tiêu dùng đồng thời thống kê một số ý kiến của người tiêu dùng về hàng
Trung Quốc.
Địa điểm: Một số chợ và siêu thị ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung: Giải pháp của vấn đề.
Nguyễn Bá Nam- CĐTT1K4
11
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Trung
2. Phân tích và đánh giá kết qủa nghiên cứu
2.1. Kết quả 1:
Cơ cấu giá trị các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc từ
2009 đến 4 tháng đầu 2011. Nguồn: TOng cục Hải quan và tính
toán của người viết
Số liệu của tổng cục Hải quan cho thấy, cơ cấu của từng nhóm mặt hàng
trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc vẫn khá ổn
định qua từng năm. Nhóm hàng hoá tiêu dùng và phương tiện giao thông
vận tải thường chiếm từ 4 – 5,5%. Nhóm hàng hoá phục vụ sản xuất chiếm
từ 55 – 60%. Còn nhóm máy móc thiết bị chiếm từ 22 – 25%. Những nhóm
hàng hóa khác chiếm từ 13 – 14,5%.
Nguyễn Bá Nam- CĐTT1K4
12
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Trung
2.2. Kết quả 2: Hàng tiêu dùng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Nhìn vào bảng thống kê trên chúng ta dễ dàng nhận thấy được khối lượng
hàng hóa được nhập khẩu từ Trung Quốc rất lớn và được phân đều ra các
loại hàng khác nhau, rất đa dạng.
Nguyễn Bá Nam- CĐTT1K4

13
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Trung

CHƯƠNG IV:
THỰC TRẠNG HÀNG NHẬP KHẨU TỪ TRUNG QUỐC SANG
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1. Đánh giá chung về thực trạng
Vấn đề hàng hóa được nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam trong
những năm gần đây là một vấn đề nóng bỏng và được nhiều người quan
tâm.
Bên cạnh những dấu hiệu tích cực, vẫn còn tồn tại không ít những vấn đề
tiêu cực cần được tìm hiểu và giải quyết. Nó được biểu hiện ở rất nhiều lĩnh
vực như chất lượng, giá cả, khối lượng nhập khẩu, lượng tiêu thụ,…
1.1. Chất lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc:
Nói đến chất lượng hàng hóa của Trung Quốc thì đại đa số người tiêu dùng
đều có một ý kiến chung, chẳng hạn như: hàng lởm, không đảm bảo chất
lượng, hàng giả hàng nhái,…
Hàng loạt vụ bê bối liên quan đến chất lượng hàng Trung Quốc bị phanh
phui trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã khiến người tiêu dùng
Việt Nam hoang mang, bởi trên thị trường, hàng hóa Trung Quốc có diện
bao phủ rộng và đa dạng Chất lượng hàng hóa Trung Quốc đã trở thành
nỗi ám ảnh đối với người tiêu dùng Việt Nam. Thậm chí, nó trở thành một
ấn tượng mặc định, khiến tất cả mọi hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ
Trung Quốc đều bị liệt vào dạng “cần phải cảnh giác cao độ”.
Tôi xin điểm lại những scandal tiêu biểu về chất lượng hàng hóa Trung
Quốc trong thời gian qua đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người tiêu
dùng. Những bê bối liên tiếp về chất lượng hàng hóa Trung Quốc là mấu
chốt tạo nên sự chuyển biến trong nhận thức và thói quen tiêu dùng của
người Việt Nam.
Nguyễn Bá Nam- CĐTT1K4

14
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Trung
Kem đánh răng chứa chất diethylene glycol
Vụ bê bối gần đây nhất liên quan đến hai nhãn hiệu kem đánh răng Mr. Cool
và Excel của Trung Quốc. Hàng chục ngàn ống kem đánh răng có chứa chất
diethylene glycol với nồng độ 1,7 đến 4,6% đã bị thu hồi ở các quốc gia
Panama, Nicaragua và Cộng hòa Dominica trong tháng 5. Đồng thời, toàn
bộ kem đánh răng nhập từ Trung Quốc đều bị kiểm tra.
Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ cũng ra lệnh kiểm tra toàn
bộ kem đánh răng nhập từ Trung Quốc. Chính phủ Canada cũng hành xử
tương tự.
Thuốc ho chứa chất diethylene glycol
Thuốc ho giết người của Trung Quốc tại bệnh viện
Vào tháng 10/2006, khoảng gần 100 người Panama, đa số là trẻ em, đã thiệt
mạng sau khi dùng các loại thuốc ho, chống dị ứng và một số loại dầu dùng
ngoài da có chứa diethylene glycol. Chính phủ Panama vô ý làm lẫn chất
diethylene glycol vào trong 260.000 chai thuốc cảm, gây tử vong ít nhất 100
Nguyễn Bá Nam- CĐTT1K4
15
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Trung
người. Dữ liệu cho thấy một nhà máy Trung Quốc không có giấy phép sản
xuất nguyên liệu dược đã bán ra 46 thùng xirô có chứa chất này, dán nhãn
99,5% glycerin, sau đó được bán sang Panama, là nguyên nhân của vụ thuốc
nhiễm độc nói trên.
Sữa nhiễm melamine
Cảnh sát Trung Quốc vừa phát hiện ra hơn 26 tấn sữa bột nhiễm chất
melamine
Tháng 9/2008, scandal sữa Trung Quốc nhiễm melamine bị phanh phui đã
gây chấn động trong dư luận không chỉ ở Trung Quốc mà còn lan sang cả
các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Nhà sản xuất (là công ty Tam

Lộc ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) đã cho melamine vào sữa bột cho trẻ em
với hàm lượng vượt quá nhiều lần mức cho phép.
Sự việc sau đó được mở rộng điều tra và kết quả đã có tới 22 công ty của
Trung Quốc bán sữa có độc tố cho trẻ em.
Melamine là chất có thể gây ra sỏi thận và suy thận cấp tính, đe dọa tính
mạng trẻ. Theo thống kê của cơ quan chức năng Trung Quốc, tính đến tháng
12/2008 (3 tháng sau khi vụ việc bị phanh phui), đã có gần 300.000 trẻ em
Trung Quốc bị bệnh do uống sữa có chứa melamine.
Nguyễn Bá Nam- CĐTT1K4
16
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Trung
Tại Việt Nam, ngay sau khi có thông tin về sữa nhiễm melamine gây bệnh
cho trẻ em, người tiêu dùng đã rất hoang mang. Từ trước đến nay, riêng đối
với mặt hàng sữa bột thì sản phẩm của Trung Quốc gần như không có chỗ
đứng trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, với tình trạng kinh doanh tự phát,
không có kiểm soát, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã phải vào
cuộc, thu hồi và tiêu hủy sữa nhiễm độc của các công ty có mặt ở Việt Nam.
Hạt trân châu chứa polymer
Hạt trân châu chứa Polymer bị phát hiện tràn lan ở TQ
Năm 2009, thông tin hạt trân châu Trung Quốc chứa polymer lại tiếp tục
khiến dư luận dậy sóng. Tại Việt Nam, thông tin này đã gây hoang mang
cho người tiêu dùng, đặc biệt là thanh thiếu niên – đối tượng rất ưa thích
món trà sữa trân châu mà nguyên liệu chủ yếu của nó đều được các công ty
ở Việt Nam nhập về từ Trung Quốc.
Sau khi lấy mẫu kiểm tra, Sở Y tế Hà Nội khẳng định các mẫu hạt trân châu
đều không có polymer nhưng chứa các chất bảo quản, sát trùng trong thực
phẩm (là axit benzoic và axit sorbic) với hàm lượng vượt nhiều lần ngưỡng
cho phép. Việc lạm dụng này gây ra các tổn hại về gan, thận cho người
dùng.
Nguyễn Bá Nam- CĐTT1K4

17
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Trung
Cốc thủy tinh nhiễm độc
Nhiều loại cốc thuỷ tinh của Trung Quốc có hàm lượng chì vượt mức
cho phép
Đầu năm 2011, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đưa ra cảnh báo
về một số loại cốc làm bằng thủy tinh và nhựa màu xuất xứ Trung Quốc có
chứa hóa chất độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ vài cho đến hàng nghìn
lần.
Kết quả khảo sát, kiểm tra, thử nghiệm mẫu cốc thủy tinh trên thị trường
Việt Nam cho thấy, xuất hiện loại cốc thủy tinh in hình ảnh và các nhân vật
hoạt hình dành cho trẻ em có chứa hàm lượng chì (Pb) cao gấp hàng chục
đến nghìn lần mức độ cho phép và một số chất độc hại khác có thể làm giảm
chỉ số thông minh của trẻ em. Nhãn hàng hóa của các sản phẩm này ghi
Made in China, tức chế tạo tại Trung Quốc.
Đáng chú ý, tỷ lệ các mẫu được xác định nhiễm độc rất cao. Chẳng hạn, tại
Thành phố Hồ Chí Minh, tất cả 10 mẫu hàng hóa mua tại 10 siêu thị trên địa
bàn tỉnh, qua thử nghiệm, cho thấy hàm lượng Pb có trong bình, ly nhựa
vượt 1,2 đến 8,3 lần tiêu chuẩn cho phép.
Tại Siêu thị Tứ Sơn-942A Quốc lộ 91, thị xã Châu Đốc, ly thủy tinh quai
bong loại P62 hộp 6-Beautiful the World of Flower, chỉ tiêu Pb vượt 2.191
lần.
Nguyễn Bá Nam- CĐTT1K4
18
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Trung
Hàng loạt vụ bê bối về thực phẩm, trái cây, đồ chơi trẻ em
Đa số người tiêu dùng đều mua đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc
Trên đây là những vụ việc lớn có thể “điểm danh” đích xác. Trong thực tế,
chuyện phát hiện hàng Trung Quốc có độc tố diễn ra rất phổ biến và báo chí
liên tục đưa tin. Nhưng việc phải nghe thông tin về sự độc hại của hàng hóa

Trung Quốc quá thường xuyên gần như khiến người tiêu dùng Việt Nam bị
“lãnh cảm” với vấn đề này.
Trong số tất cả những bê bối về chất lượng hàng hóa Trung Quốc, có thể
thấy thực phẩm, đồ chơi trẻ em, trái cây tẩm ướp thuốc bảo quản với hàm
lượng lớn là những mặt hàng nổi cộm hơn cả.
Nguyễn Bá Nam- CĐTT1K4
19
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Trung
Táo được nhập về từ cửa khẩu Tân Thanh. Bên ngoài rất ngon, rất đẹp mắt
nhưng khi bổ ra thì toàn bộ phần gần nũm táo đã bị thối.
Lý do thì khá dễ hiểu: Đây là những hàng hóa được người tiêu dùng trực
tiếp sử dụng qua đường ăn uống, có thể gây hại (ở mức độ cao) đối với sức
khỏe người sử dụng.
Là nước “láng giềng” của Trung Quốc, việc hàng hóa Trung Quốc dồn dập
tràn sang và lấn lướt hàng trong nước đã khiến người tiêu dùng phải đối mặt
với không ít thách thức trong việc lựa chọn và sử dụng sao cho an toàn. Có
thể nói, người tiêu dùng Việt Nam đã phải trải qua một cuộc “vật lộn” vất vả
để có thể hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng hàng kém chất lượng của
Trung Quốc
Nhưng trong số đó không phải ai cũng thành công bởi thị trường hàng hóa
như một mê hồn trận không có kiểm soát chủ động từ phía cơ quan chức
năng, còn người tiêu dùng thì thiếu thông tin chính xác về sản phẩm.
Tuy nhiên không phải tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đều
kém chất lượng. Thực tế cũng cho thấy, nhiều sản phẩm do các tập đoàn đa
quốc gia lớn đầu tư sản xuất tại Trung Quốc đảm bảo chất lượng quốc tế và
được quốc tế công nhận.
Giá cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc tại thị trường Việt Nam
Giá bán các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tại thị trường Việt Nam từ
trước tới nay vẫn được coi là rẻ hơn so với các mặt hàng được nhập khẩu từ
nước khác và vẫn được duy trì ổn định trong thời gian dài .

Theo các tiểu thương, nông sản Trung Quốc hiện đã chiếm lĩnh hoàn toàn
thị phần giá rẻ. Mặc dù phải chịu chi phí vận chuyển khá xa, từ các cửa khẩu
khu vực phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai vào tới TP.HCM, hoặc theo
đường biển về qua các cảng như Cát Lái (quận 2, TP.HCM), nhưng rau củ
quả Trung Quốc vẫn có giá bán sỉ, bán lẻ rẻ hơn hàng trong nước. Giá tỏi,
Nguyễn Bá Nam- CĐTT1K4
20

×