Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển rau tại xã xuân lôi huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.66 KB, 55 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN THỊ NGÂN

Tên đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RAU
TẠI XÃ XUÂN LÔI, HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính Quy
Chuyên ngành : Khuyến Nông
Khoa : Kinh tế & PTNT
Khóa học : 2011 – 2015


Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





NGUYỄN THỊ NGÂN

Tên đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RAU
TẠI XÃ XUÂN LÔI, HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính Quy
Chuyên ngành : Khuyến Nông
Khoa : Kinh tế & PTNT
Lớp : K43 - KN
Khóa học : 2011 – 2015
Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS. Dƣơng Văn Sơn



Thái Nguyên, năm 2015

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu thu thập từ các nguồn và kết quả nghiên cứu
trong đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển rau tại xã Xuân Lôi, huyện
Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc” là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong quá trình làm đề tài đã được

cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Thái Nguyên, ngày … tháng….năm ….
Sinh viên


Nguyễn Thị Ngân








ii
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu với mỗi sinh viên,
nhằm giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý luận đã học vào thực tiễn, so sánh
kiểm nghiệm lý thuyết với thực tiễn và học hỏi thêm những kiến thức kinh
nghiệm được rút ra qua thực tiễn sản xuất để nâng cao được chuyên môn từ
đó giúp sinh viên khi ra trường trở thành một cử nhân nắm chắc được về lý
thuyết giỏi về thực hành và biết vận dụng nhuần nhuyễn lý thuyết vào thực tế.
Xuất phát từ cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm
khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Thực trạng và giải
pháp phát triển rau tại xã Xuân Lôi, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc”.
Đến nay bản khoá luận đã hoàn thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn -

trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và đặc biệt là thầy giáo Dương Văn
Sơn đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Qua đây tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên
UBND xã Xuân Lôi cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn xã đã tận
tình giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Do trình độ, kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn, thời gian thực tập
không nhiều vì vậy bản khoá luận này không tránh khỏi những sai sót, vì vậy
rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, sự đóng góp ý kiến của các
bạn sinh viên để bản khoá luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngân


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1:So sánh chi phí sản xuất và tổng thu nhập từ rau và lúa ở Đài Loan 6
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm (2012 - 2014) 21
Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động của xã Xuân Lôi qua 3 năm (2012 –
2014) 23
Bảng 4.3: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng qua 3 năm
(2012 – 2014) 25
Bảng 4.4: Một số vật nuôi chính của xã trong 3 năm (2012-2014) 26
Bảng 4.5: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của xã qua 3 năm 30
Bảng 4.6: Tình hình nhân lực sản xuất rau của các hộ điều tra năm 2014 31
Bảng 4.7: Diện tích đất trồng rau của các hộ điều tra năm 2014 32
Bảng 4.8: Chi phí sản xuất trung bình cho 1 sào trồng su hào 34
Bảng 4.9: Chi phí sản xuất trung bình cho 1 sào trồng bắp cải 35

Bảng 4.10: Chi phí sản xuất trung bình cho 1 sào trồng lúa 36
Bảng 4.11: So sánh lợi nhuận giữa trồng rau và trồng lúa 36


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 4.1: Cơ cấu lao động của xã Xuân Lôi trong 3 năm 2012- 2014 24



v
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn giải
BVTV : Bảo vệ thực vật
CC : Cơ cấu
DV : Dịch vụ
DT : Diện tích
ĐVT : Đơn vị tính
FAO : Food and agriculture organization (Tổ chức Lương
thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)
IPM : Intergrateed Pest Management (Quản lý dịch hại tổng hợp)
KN : Khuyến nông
NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PRA : Participatory Rural Appraisal (Đánh giá nông thôn
có sự tham gia của người dân)
PTNT : Phát triển nông thôn.
SL : Sản lượng

TĐ : Triệu đồng
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
UBND : Uỷ ban nhân dân
WTO : Tổ chức thương mại thế giới


vi
MỤC LỤC
Trang
Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 2
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
2.1. Cơ sở lý luận 3
2.1.1. Khái niệm rau 3
2.1.2. Vị trí, vai trò của rau 3
2.1.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau tại các hộ điều tra 7
2.2. Cơ sở thực tiễn 11
2.2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới 11
2.2.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 12
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1. Đối tượng và phạm vi ngiên cứu 16
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 16
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 16
3.2. Nội dung nghiên cứu 16
3.3. Phương pháp nghiên cứu 16
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu 16

3.3.2. Điều tra thu thập thông tin 17
3.3.3. Phương pháp xử lý thông tin 17
3.3.4. Phương pháp phân tích thông tin 18
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 18

vii
3.4.1. Chỉ tiêu về kết quả sản xuất rau 18
3.4.2. Chi phí đầu tư cho 1 sào rau 18
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Xuân Lôi 19
4.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, điều kiện thủy văn 19
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 20
4.2. Thực trạng phát triển rau của xã Xuân Lôi 29
4.2.1. Thực trạng sản xuất rau cuả xã Xuân Lôi 29
4.2.2. Thực trạng phát triển rau của các hộ nghiên cứu năm 2014 31
4.2.3. Tình hình tiêu thụ rau của các hộ điều tra năm 2014 32
4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây rau tại các hộ điều tra 34
4.3.1. Chi phí sản xuất cho 1 sào trồng su hào 34
4.3.2. Chi phí sản xuất cho 1 sào trồng bắp cải 35
4.3.3. Chi phí sản xuất cho 1 sào trồng rau trong nhà lưới 35
4.4. Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến phát triển rau 38
4.4.1. Thuận lợi 38
4.4.2. Khó khăn 38
4.5. Định hướng và một số giải pháp phát triển rau trên địa bàn xã Xuân Lôi 39
4.5.1. Định hướng phát triển rau trên địa bàn xã Xuân Lôi 39
4.5.2. Giải pháp phát triển rau trên địa bàn xã Xuân Lôi 40
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
5.1. Kết luận 42
5.2. Kiến nghị 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46





1
Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Nước ta là một nước đang phát triển với nông nghiệp là ngành sản xuất
vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế cũng như xã
hội. Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội,
giữ một vị trí hết sứ quan trọng vì nông nghiệp sản xuất ra những sản phẩm
nuôi sống con người mà bất kỳ ngành sản xuất khác không thể thay thế được.
Từ thực tiễn như vậy Đảng và Nhà nước ta đã lấy sản xuất nông nghiệp làm
trọng tâm cho các thời kỳ phát triển của đất nước. Chính vì vậy việc đầu tư
phát triển ngành nông nghiệp là rất cần được quan tâm. Trong đó, sản xuất rau
cũng là lĩnh vực rất cần thiết cho cuộc sống ngày càng phát triển hiện nay.
Rau là nguồn thực phẩm thiết yếu trong đời sống hàng ngày của con người. Rau
không chỉ cung cấp một lượng lớn vitamin mà còn cung cấp một phần các nguyên
tố đa, vi lượng cần thiết trong cấu tạo tế bào. Ngoài ra rau còn là cây trồng mang
lại hiệu quả kinh tế cao, là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới. Rau
rất đa dạng về chủng loại như: rau ăn quả, rau ăn củ, rau ăn lá…
Sản xuất rau ở nước ta hiện cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rau xanh của
người dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và từng bước nâng cao giá
trị xuất khẩu rau của Việt Nam. Trên thực tế, sản xuất rau trên địa bàn xã Xuân
Lôi đang được chính quyền cùng người dân quan tâm đầu tư. Vì vậy, cần tìm ra
các giải pháp để phát triển sản xuất và tiêu thụ rau là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Để thấy được thực trạng phát triển của cây rau trên địa bàn xã Xuân Lôi, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau tại xã

Xuân Lôi, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc”.

2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội tại địa phương có liên
quan đến sản xuất rau.
- Đánh giá được thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau của xã Xuân Lôi.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế mà cây rau mang lại.
- Tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong phát triển sản xuất rau.
- Đề ra giải pháp để duy trì và phát triển rau.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Đề tài có ý nghĩa quan trọng, giúp sinh viên nâng cao được năng lực
cũng như rèn luyện được kỹ năng của mình và vận dũng các kiến thức đã học
vào thực tiễn một cách sáng tạo và khoa học.
- Củng cố cho sinh viên những kiến thức còn thiếu sót cần bổ sung để
sau này trở thành một kỹ sư khuyến nông có năng lực chuyên môn tốt đáp
ứng nhu cầu công việc.
- Đề tài bổ sung tài liệu cho khoa, trường, các cán bộ tập huấn và các
cơ quan trong ngành.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy hiệu quả kinh tế mà cây rau
mang lại từ đó có những giải pháp, định hướng cụ thể phát triển ngành nông
nghiệp nói chung và ngành trồng rau nói riêng của xã ngày càng lớn mạnh.
- Qua đề tài giúp người dân hiểu biết thêm về những lợi ích kinh tế và lợi
ích khác mà người dân sản xuất mang lại nhằm nhân rộng ra nhiều địa phương.
- Kết quả nghiên cứu đề tài giúp cho địa phương nhìn nhận đánh giá
quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu ngành nghề từ phương thức sản xuất
truyền thống chuyển sang sản xuất hàng hóa.
- Những phân tích đánh giá trong đề tài có thể làm cơ sở cho hệ thống

khuyến nông cơ sở đi sâu tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của người dân
nhằm nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông.

3
Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm rau
Rau là cây hoặc phần có thể ăn được và thường là mọng nước, ngon và
bổ được sử dụng như là món ăn chính hoặc đồ phụ gia để nấu hoặc ăn sống.
Rau rất đa dạng và phong phú. Rau xanh là loại thực phẩm không thể
thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người trên khắp hành tinh, đặc biệt khi
lương thực và các loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau
xanh lại càng gia tăng, như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và
kéo dài tuổi thọ. Vai trò của cây rau đã được khẳng định qua câu tục ngữ “cơm
không rau như đau không thuốc” [5].
2.1.2. Vị trí, vai trò của rau
2.1.2.1. Về mặt dinh dưỡng
- Rau là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể con người.
Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì nhu cầu tiêu thụ rau bình
quân hàng ngày của mỗi người trên thế giới cần khoảng 250-300g/ngày/người
tức 90-110kg/người/năm. Rau cung cấp cho cơ thể con người các chất dinh
dưỡng quan trọng như các loại vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, các hợp
chất thơm, cũng như protein, lipit, chất xơ, vv Trong rau xanh hàm lượng
nước chiếm 85-95%, chỉ có 5-15% là chất khô. Giá trị dinh dưỡng cao nhất ở
rau là hàm lượng đường (chủ yếu đường đơn) chiếm tỷ lệ lớn trong thành
phần cacbon. Nhờ khả năng hoà tan cao, chúng làm tăng sự hấp thu và lưu
thông của máu, tăng tính hoạt hoá trong quá trình ôxy hoá năng lượng của các
mô tế bào. Một số loại rau như khoai tây, đậu (nhất là đậu ăn hạt như đậu Hà
Lan, đậu Tây), nấm, tỏi cung cấp 70 - 312 calo/100g nhờ các chất chứa năng

lượng như protit, gluxit.

4
- Rau là nguồn cung cấp vitamin phong phú và rẻ tiền.
Rau có chứa các loại vitamin A (tiền vitamin A), B1, B2, C, E, vv
Trong khẩu phần ăn của nhân dân ta, rau cung cấp khoảng 95 - 99% nguồn
vitamin A, 60-70% nguồn vitamin B (B1, B2, B6, B12) và gần 100%
nguồn vitamin C.
- Rau là nguồn cung cấp chất khoáng cho cơ thể.
Rau chứa các chất khoáng chủ yếu như Ca, P, Fe, là thành phần cấu tạo
của xương và máu. Những chất khoáng có tác dụng trung hòa độ chua do dạ
dày tiết ra khi tiêu hóa các loại thức ăn như thịt, các loại ngũ cốc. Hàm lượng
Ca rất cao trong các loại rau cần, rau dền, rau muống, nấm hương, mộc nhĩ
(100- 357 mg%).
- Rau là nguồn cung cấp các dinh dưỡng khác
Rau cung cấp cho cơ thể các axit hữu cơ, các hợp chất thơm, các vi
lượng, các xellulo (chất xơ) giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn dễ dàng, phòng ngừa
các bệnh về tim mạch áp huyết cao. Ngoài ra nhiều loại rau còn chứa các
kháng sinh thực vật có tác dụng như một dược liệu đối với cơ thể. Năm 2005
cả nước có dân số 88 triệu người, phấn đấu bình quân nhu cầu tiêu thụ 96,3
kg/người/năm, tức khoảng 263,8 g/người/ ngày. Phấn đấu đến năm 2010 mức
tiêu thụ 105,9 kg/người/năm tức 290,1 g/người/ngày với dân số chừng 95,8
triệu người [5].
2.1.2.2. Về giá trị kinh tế
- Rau là một mặt hàng xuất khẩu giá trị và có ý nghĩa chiến lược
Rau là cây trồng đem lại nhiều lợi nhuận góp phần phát triển kinh tế
quốc dân đáng kể, ngoài ra rau còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
Trong những năm gần đây thị trường xuất khẩu rau được mở rộng, năm 2001
tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 329.972 ngàn USD.


5
Các loại rau chính xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là dưa chuột, cà
chua, cà rốt, hành, ngô rau, đậu rau, ớt cay, nấm trong đó dưa chuột và cà
chua có nhiều triển vọng và chúng có thị trường xuất khẩu tương đối ổn định.
Hàng năm lượng rau được xuất khẩu rất nhiều cả dạng rau tươi và qua chế
biến như rau đóng hộp, rau gia vị, rau muối trong đó rau tươi là hơn trên
200.000 tấn/năm.
- Rau là nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm
Những loại rau được sử dụng trong công nghiệp chế biến xuất khẩu
dưới dạng tươi, muối, làm tương, sấy khô, xay bột công nghệ đồ hộp (dưa
chuột, cà chua, ngô rau, măng tây, nấm ), công nghiệp bánh kẹo (bí xanh, cà
rốt, khoai tây, cà chua ), công nghiệp sản xuất nước giải khát (cà chua, cà
rốt ), công nghiệp chế biến thuốc dược liệu (tỏi, hành, rau gia vị), làm hương
liệu (hạt ngò (hạt mùi), ớt, tiêu ). Đồng thời cũng là loại rau dự trữ được sử
dụng trong nội địa.
- Rau là nguồn thức ăn cho gia súc
Với chăn nuôi gia súc, gia cầm, rau giữ vai trò khá quan trọng: 1 đầu lợn
tiêu thụ 1 ngày 2-3kg rau, trong đó có 50 - 60% loại rau dùng cho người: rau
muống, bắp cải, su hào, dền, mồng tơi, rau ngót, rau đậu, lang. Trung bình 9kg
rau xanh thì cho 1đơn vị thức ăn và 100g đạm tiêu hóa được. Rau thường
chiếm 1/3 - 1/2 trong tổng số đơn vị thức ăn giành cho chăn nuôi, vậy muốn
đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính phải tính toán vấn đề sản xuất rau và
các loại rau có giá trị dinh dưỡng cao.
- Trồng rau sẽ phát huy thế mạnh của vùng, tăng thu nhập hơn so với
một số loại cây trồng khác
Cây rau dễ trồng, lại có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng cho năng suất
cao, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, tận dụng được đất đai, thời tiết khí
hậu, công lao động nông nhàn, quay vòng đồng vốn nhanh, có thể chuyển đổi

6

cơ cấu cây trồng, mang lại lợi nhuận cao so với một số cây trồng khác cũng
trồng trên chân đất ấy [5].
Sản xuất rau là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản xuất 1
ha rau gấp 2 - 3 lần một ha lúa. Từ 2003 đến nay, ngành nông nghiệp phấn
đấu thu nhập 50 triệu/ha/năm, thì cây rau có thể thu được giá trị sản xuất 70-
100 triêụ đồng/ha/năm. Nông dân trồng rau có xu hướng tạo thu nhập cao hơn
nông dân trồng cây khác vì năng suất và giá trị của cây rau cao hơn một cách
đáng kể. Vì vậy đây là điều kiện thuận lợi để người nông dân đầu tư mở rộng
diện tích trồng rau.
Bảng 2.1:So sánh chi phí sản xuất và tổng thu nhập từ rau và lúa ở Đài Loan
Stt
Cây trồng
C hi phí sản xuất
(USD/ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Tổng thu nhập
(USD/ha)
1
Lúa
7.663
5,6
399
2
Cà chua
16.199
60,1
4.860
3
K hoai tây

3.876
23,9
1.104
4
Cải canh
2.426
39,7
1.016
5
Súp lơ
4.411
23,9
1.836
6
Hành
6.421
59,5
4.196
7
Tỏi
6.834
9,5
5.677
(N guồn: Cẩm nang t rồng rau, Nxb Cà Mau, 2010)
2.1.2.3. Về giá trị làm thuốc
Một số loại rau còn được sử dụng để làm thuốc, được truyền miệng từ
đời này qua đời khác, đặc biệt cây tỏi được xem là dược liệu quý trong nền y
học cổ truyền của nhiều nước như Ai Cập, Trung Quốc, Việt Nam Dùng
nhánh tỏi để chữa bệnh huyết áp cao và bệnh thấp khớp. Một số loại rau có tính
trừ sâu như xà lách, một số loại rau lại có giá trị cho giá trị thẩm mỹ như ớt đỏ,

dưa leo, cà chua, mướp đắng.

7
2.1.2.4. Về ý nghĩa về mặt xã hội
Vị trí cây rau trong đời sống - xã hội ngày càng được coi trọng nên diện
tích gieo trồng và sản lượng rau ngày càng tăng. Ngành sản xuất rau phát triển
sẽ góp phần tăng thu nhập, sử dụng lao động hợp lý, mở rộng ngành nghề,
giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động ở các vùng nông
thôn, ngoại thành và các lĩnh vực kinh doanh khác như marketting, chế biến
và vận chuyển. Ngoài ra ngành sản xuất rau còn thúc đẩy các ngành khác
trong nông nghiệp phát triển như cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến [5].
2.1.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau tại các hộ điều tra
2.1.3.1. Kỹ thuật trồng su hào
Thời gian sinh trưởng: 50- 60 ngày.
a. Đặc tính sinh học
Su hào được hình thành từ thân cây phình to ra khi sinh trưởng (gọi là
củ), trong chứa nhiều dinh dưỡng dùng làm thực phẩm. Nguồn gốc tự nhiên
của su hào là bắp cải dại.
b. Thời vụ gieo trồng
- Su hào có thể bắt đầu gieo từ tháng 7 nhưng điều kiện thích hợp và
cho năng suất cao khi gieo vào tháng 9 muộn nhất là hết tháng 11.
- Làm đất kỹ, lên luống rộng 1,2m, rãnh rộng 30cm, cao 25cm.
- Trồng 2 hàng dọc luống với khoảng cách: hàng x hàng: 20- 25cm;
cây x cây: 20-25cm.
- Sau khi trồng phải tưới luôn, giai đoạn đầu ngày tưới 2 lần vào sáng và
chiều tối. Thời gian đầu che bớt ánh sáng cho cây bằng cách sử dụng lưới đen.
c. Chăm sóc
- Sau trồng 5 ngày hòa phân đạm ra để tưới từ 1-1.5kg/sào.


8
- Sau 20-25 ngày bón phân chuồng hoai mục(100kg/sào) + phân tổng
hợp(10kg/sào) kết hợp với xới.
- Lần bón thúc cuối cùng khi su hào cấn củ: tưới kali( 2kg/sào)
- Vun xới: Thường xuyên xới xáo để đất không bị bí chặt và cắt tỉa những
lá già, lá sâu bệnh tạo điều kiện thông thoáng cho cây phát triển thuận lợi, ngăn
ngừa sâu bệnh.
d. Thu hoạch
Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống, từng vụ và thấy mặt củ đã
bằng, lá non ngừng sinh trưởng thì thu hoạch: kéo dài thêm sẽ già, nhiều xơ, giảm
phẩm chất.
2.1.3.2. Kỹ thuật trồng bắp cải
Thời gian sinh trưởng: 90-100 ngày
a. Đặc tính sinh học
Bắp cải là một loại rau chủ lực trong họ cải. Nó là cây thân thảo, là một
thực vật có hoa thuộc nhóm hai lá mầm với các lá tạo thành một cụm đặc hình
gần như hình cầu đăc trưng.
Bắp cải có diện tích lá cao, hệ số sử dụng nước rất lớn nhưng có bộ rễ
chùm phát triển nên chịu hạn và chịu nước hơn su hào và súp lơ.
Bắp cải ngoài là món ăn ngon ra còn có tác dụng chữa nhiều bệnh như:
phòng bệnh ung thư vú ở phụ nữ, nước cải bắp tươi chữa bệnh loét da.
b. Thời vụ gieo trồng
- Bắp cải có thể trồng bắt đầu từ tháng 8 hàng năm.
- Làm đất kỹ, lên luống cao 20-25cm, hàng x hàng: 25-30cm,
cây x cây: 35-40cm.
- Sau trồng 5 ngày hòa phân đạm ra cùng với nước để tưới(1kg/sào)
c. Chăm sóc
- Sau trồng 7-10 ngày tưới nhử phân đạm( 1-1,5kg/sào)

9

- 20- 25 ngày sau tiếp tục tưới phân đạm lần 2 nhiều hơn lần 1
( 1,5-2kg/sào)
- Sau trồng 35-40 ngày bón phân chuồng hoai mục (100kg/sào)+ phân
tổng hợp (9-10kg/sào) kết hợp với xới.
- Lần thúc cuối cùng: 40-50 ngày sau trồng: tưới kali (2-3kg/sào).
- Vun xới: Thường xuyên xới xáo để đất không bị bí chặt kết hợp cắt
tỉa những lá già, lá sâu bệnh tạo điều kiện thông thoáng cho cây phát triển
thuận lợi, ngăn ngừa sâu bệnh.
- Tưới nước:
+ Giai đoạn đầu mới trồng: ngày tưới 2 lần vào sáng và chiều tối.
+ Giai đoạn sau khi cây đã bén rễ có thể giảm số lần tưới còn 1 lần/
ngày nhưng tưới đậm để cây đủ lượng nước.
d. Thu hoạch
- Thời gian thu hoạch tùy thuộc giống và mùa trồng. Thu hoạch khi bắp
cuộn chặt, 2 lá úp ngoài mặt căng, bắp phát triển đầy đủ, mặt bắp bóng láng
và lá gốc bắt đầu vàng. Nếu thu hoạch sớm lá chưa cuốn chặt, năng suất kém.
Nếu thu hoạch muộn bắp nứt nẻ, kém phẩm chất.
- Nên thu hoạch vào lúc trời mát hay buổi chiều.
2.1.3.3. Một số sâu bệnh hại bắp cải, su hào
a. Sâu tơ:
- Đặc điểm hình thái:
+ Bướm thân dài 6 mm, sải cánh trung bình là 15 mm màu nâu xám,
trên mép cánh trước có ba dấu hình tam giác màu nâu nhạt ngả trắng, cánh
sau màu nâu xám, có dải trắng (ngài đực), vàng (ngài cái) chạy từ gốc cánh
đến đỉnh cánh, mép ngoài có lông nhỏ dài mịn, khi đậu cánh sát thân.
+ Trứng hình bầu dục, dẹp, màu vàng nhạt. Trứng đẻ rời rạc ở mặt dưới
lá, gần gân chính.

10
+ Sâu non có 4 tuổi, đẫy sức dài 9 - 10 mm. Sâu non màu xanh nhạt,

hai đầu nhọn phân đốt rất rõ. Tuổi nhỏ màu trắng đến trắng sữa, đầu đen, sau
khi nở chúng gặm lá chui vào trong ăn biểu bì của lá.
+ Nhộng màu vàng nhạt được bọc trong kén mỏng màu trắng xốp
nằm dưới mặt lá.
- Mức độ gây hại:
Sâu non mới nở đục lỗ ăn biểu bì dưới và thịt lá, chừa lại biểu bì trên
tạo thành 2 đốm trong mờ, từ cuối tuổi 2 gặm thủng lá thành nhiều lỗ thủng
lỗ chỗ, sâu bị động nhả tơ rơi xuống (bị hại nặng chỉ còn gân lá). Sâu thường
tập hợp ở mặt dưới lá, đẫy sức nhả tơ kết kén ngay trên lá để hóa nhộng.
Trên bắp cải sâu non cũng ăn các bắp đang phát triển làm bắp biến
dạng hoặc không thể cuốn bắp, tạo điều kiện cho bệnh thối nhũn phát triển.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng
+ Dùng thiên địch: nhện, bọ rùa, chuồn chuồn cỏ
+ Cây lớn mật độ 30 con/m
2
thì sử dụng thuốc: Pertox 5EC, Oncol
20EC, Cyperkill 10EC, 25EC [9].
b. Rệp hại rau
- Đặc điểm hình thái: Mặt dưới của lá xuất hiện những con bọ màu
trắng, màu xanh tròn nhỏ, tập trung thành đám.
+ Rệp cái có cánh nhỏ như hạt vừng, thân hình quả trứng, dài khoảng
1,8mm. Đầu và ngực màu đen, thân màu xanh nhạt, có một số vân màu
xanh tối trên lưng.
+ Rệp cái không cánh to hơn, dài khoảng 2mm, hình quả trứng màu nâu
sẫm, có vân ngang đứt đoạn màu tối ở ngực và bụng.
+ Rệp cái có cánh và rệp cái không cánh được sinh sản ra từ rệp có
cánh. Rệp sinh sản ngay trên cây rau và rất nhanh, tập trung ở búp non, lá non

11

gây hại nghiêm trọng trong giai đoạn sinh trưởng của cây rau. Ngoài tác hại
trực tiếp, rệp còn là môi giới truyền bệnh virut cho cây rau. [9].
- Biện pháp phòng trừ
+ Thực hiện tốt vệ sinh đồng ruộng, diệt ký chủ cùng họ, thu nhặt và
đốt những cành lá rơi rụng.
+Tưới đủ nước và đúng lúc tuỳ từng loại rau, nhất là trong những ngày
khô hanh, nắng hạn.
+ Đảm bảo chế độ phân bón đầy đủ và cân đối cho rau.
+ Gieo trồng với mật độ hợp lý [9].
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Theo thống kê của FAO (2008): Năm 1980, toàn thế giới sản xuất
được 375 triệu tấn rau, năm 1990 là 441 triệu tấn, năm 1997 là 596,6 triệu
tấn và năm 2001 đã lên tới 678 triệu tấn. Chỉ riêng cải bắp và cà chua sản
lượng tương ứng là 50,7 triệu tấn và 88,2 triệu tấn với năng suất tương ứng
24,4 tấn/ha. Lượng tiêu thụ rau bình quân theo đầu người là 110
kg/người/năm. Tuy nhiên, trình độ phát triển nghề trồng rau của các nước
không giống nhau. Châu Á có sản lượng rau hàng năm đạt khoảng 400
triệu tấn với mức tăng trưởng 3% (khoảng 5 triệu tấn/năm), mức tiêu dùng
rau của các nước Châu Á là 84kg/người/năm. Trong số các nước đang phát
triển thì Trung Quốc có sản lượng cao nhất đạt 70 triệu tấn/năm, Ấn Độ
đứng thứ 2 với sản lượng rau hàng năm là 65 triệu tấn [10].
Ngoài mức tăng về sản lượng hàng năm thì chất lượng ngày càng được
quan tâm. Nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng để hạn chế các tồn dư trong sản
phẩm rau (hàm lượng NO
3
, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng kim
loại nặng… có hại cho sức khoẻ con người) như: kỹ thuật trồng rau không

12

dùng đất, trồng trong dung dịch, trồng cây trong điều kiện có che chắn. Sử
dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật an toàn cho đất, bảo vệ môi trường.
Rau được tiêu thụ ở tất cả các nước trên thế giới. Theo FAO (2006) nhu
cầu tiêu thụ rau, quả trên thế giới tăng 3,6%/năm. Nhưng mức cung cấp chỉ có
tăng 2,8%. Rau được dùng kết hợp với các loại hoa quả thực phẩm rất tốt cho
sức khỏe con người, do đó nhu cầu tiêu thụ rau ngày càng tăng. Theo dự báo
nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới sẽ tăng 5%/năm, trong đó người Nhật Bản
tiêu thụ rau quả nhiều nhất trên thế giới, mỗi năm Nhật bản tiêu thụ 17 triệu tấn
rau các loại, bình quân mỗi người tiêu thụ 100 kg/năm, xu hướng tiêu thụ rau
gần đây chủ yếu là các loại rau tự nhiên và có lợi cho sức khỏe là những loại
rau giàu vitamin. Trung bình trên thế giới mỗi người tiêu thụ 154 – 172 g/ngày.
Theo FAO (2006) tiêu thụ rau và hoa quả tươi của Anh là 79,6 kg/người/năm.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ do tác động của các yếu tố như sự thay đổi cơ
cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư, tiêu thụ nhiều loại rau đã
tăng mạnh trong những năm qua [10].
2.2.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Việt Nam có lịch sử trồng rau từ lâu đời. Từ thời Vua Hùng người ta đã
phát hiện ra bầu bí trong vườn của gia đình. Theo sử sách thì rau được nhập
vào nước ta từ đầu thế kỷ thứ X. năm 1721- 1783, Lê Quý Đôn đã tiến hành
tổng kết các vùng phân bố rau. Năm 1092, nước ta đã tiến hành trồng thử rau
cải trắng và khoai tây, như vậy nghề trồng rau nước ta ra đời từ rất sớm.
Những năm trước đây do nền kinh tế tự túc kéo dài, nghề trồng rau nước ta rất
manh mún, chủng loại nghèo; diện tích và sản lượn rất thấp so với tiềm năng
đất đai, khí hậu của Việt Nam.
Với đặc điểm khí hậu đa dạng, miền Bắc có đầy đủ bốn mùa xuân, hạ,
thu, đông, miền Nam chỉ có hai mùa là mùa mưa và mùa khô, các sản phẩm

13
rau của Việt Nam rất đa dạng, từ các loại rau nhiệt đới như rau muống, rau
ngót, rau cải đến các loại rau xứ lạnh như su hào, bắp cải, cà rốt

Hiện nay, chúng ta có khoảng 70 loài thực vật được sử dụng làm rau
hoặc chế biến thành rau; rau trồng có khoảng hơn 30 loại, trong đó có khoảng
15 loại chủ lực. Theo số liệu thống kê từ năm 1967 cho tới nay, sản xuất rau
không ngừng tăng nhanh đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu.
Những năm gần đây, nhiều loại rau ngoại du nhập vào Việt Nam cũng đã được
nhân giống, lai tạo, trồng thử và thích nghi được với điều kiện khí hậu Việt
Nam. Trong đó, có nhiều loại rau mang lại hiệu quả kinh tế cao như rau bó xôi
(hay còn gọi là rau chân vịt), cây gia vị wasabi (còn gọi là sa tế)
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu rau quả, trong những năm gần đây
những loại rau được xác định có khả năng phát triển để cung cấp sản phẩm
cho xuất khẩu là cà chua, dưa chuột, đậu rau, ngô rau phát triển mạnh cả về
quy mô và sản lượng, trong đó sản phẩm hàng hoá chiếm tỷ trọng cao.
Sản phẩm chế biến rau quả nước ta cũng có những loại được bạn hàng
thừa nhận về chất lượng nhưng nhìn chung các sản phẩm chế biến có chất
lượng kém, mẫu mã đơn giản, không hấp dẫn, kể cả phục vụ thị trường trong
nước cũng như xuất khẩu. Với công nghệ lạc hậu, bảo dưỡng yếu, vốn đầu tu
thấp, ngành chế biến rau quả nước ta vẫn chưa đủ mạnh để vươn lên.
Tổng sản lượng rau trong 10 năm gần đây (1996- 2005) bình quân mỗi
năm tăng 6,9%/năm, từ 3,2 triệu tấn lên 4,9 triệu tấn. Cũng trong cùng thời
kỳ, diện tích gieo trồng rau tăng 105.000 ha với tốc độ tăng 5,5%/năm. Sản
lượng rau trong giai đoạn này cũng tăng lên chủ yếu do diện tích mở rộng.
Năng suất rau tăng từ 120 tạ/ha lên gần 130 tạ/ha và tăng 1,3%/năm.
Hiện nay rau được sản xuất theo 2 phương thức: tự cung tự cấp và
sản xuất hàng hoá.

14
Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được
hình thành như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, sản xuất
trong nhà plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi trường
bất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng, nhân giống và

sản xuất các loại cây quí hiếm, năng suất cao bằng công nghệ nhà kính của
Israel có điều khiển kiểm soát các yếu tố môi trường [11].
2.2.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau
- Thời tiết khí hậu, chất đất, nguồn nước phục vụ cho quá trình sản
xuất: Có thể nói điều kiện tự nhiên là những yếu tố quan trọng hành đầu quyết
định đến chất lượng sản phẩm. Nhà nước, tổ chức, người sản xuất muốn đưa
ra được những quyết định tối ưu trong công tác tổ chức sản xuất đòi hỏi phải
nghiên cứu kỹ những điều kiện trên bởi các yếu tố này liên quan trực tiếp đến
việc bố trí cây trồng, quy hoạch vũng sản xuất, tổ chức cung ứng đầu vào cho
quá trình sản xuất.
- Kinh nghiệm, tập quán của người sản xuất ảnh hưởng nhiều đến bố
trí, cơ cấu cây trồng, chất lượng sản phẩm. Thật vậy, một địa phương có tập
quán sản xuất rau gia vị không thể nhanh chóng chuyển sang sản xuất rau ăn
lá và ngược lại.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình sản xuất.
- Cơ chế chính sánh của Đảng và Nhà nước: tác động trực tiếp đến
cung cầu của một số nông sản trên thị trường. Đi đôi với việc kích thích sản
xuất thông qua tác động của thị trường chính là giá cả, chính sách về tiêu thụ
sản phẩm, chính sách về nghiên cứu một số giống mới…Nhà nước cần chú ý
đến việc đầu tư vốn xây dụng mạng lưới tiêu thụ cũng như xây dựng các nhà
mấy chế biến rau.



15
2.2.2.2. Tình hình tiêu thụ rau ở Việt Nam
Mức tiêu dùng rau bình quân đầu người hiện nay đạt 52kg/năm. Mức
sản xuất tiêu dùng rau của nước ta hiện nay đạt thấp so với bình quân đầu
người của cả nước trong khu vực châu Á. Nếu phấn đấu đạt mức năng lượng
2.300- 2.500 calo/người/ngày, theo tính toán của các chuyên gia dinh dưỡng

yêu cầu về rau phải đạt 250- 300 gam (khoảng 90- 180 kg/năm). Như vậy
hiện nay mức tiêu dùng rau ở nước ta mới đạt khoảng 75% so với nhu cầu
dinh dưỡng và chiếm 62% so với bình quân chung của các nước châu Á.
Bên cạnh đó những tồn tại về tiêu thụ rau quả còn nhiều vấn đề cần
quan tâm giải quết như: Rau quả của nước ta tuy đa dạng phong phú và có
diện tích lớn nhưng phát triển chưa theo yêu cầu của thị trường, quy trình
canh tác lạc hậu và phần lớn giống chư được tuyển chọn, một số giống bị
thoái hóa dẫn đến chất lượng kém, năng suất thấp, không đủ tiêu chuẩn xuất
khẩu tươi và chế biến công nghiệp.













16
Phần 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi ngiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hộ nông dân sản xuất rau trên địa bàn xã Xuân Lôi.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: Từ tháng 01/2015 đến tháng 05/2015.

- Phạm vi về không gian: Do thời gian nghiên cứu có hạn do vậy đề
tài chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu trên phạm vi 3 thôn: thôn Thi Đua, thôn
Đồng Tâm, thôn Xuân Phong trên địa bàn xã Xuân Lôi, huyện Lập Thạch,
tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số liệu thu thập: số liệu năm 2012- 2014.
- Phạm vi nội dung: đánh giá thực trạng sản xuất rau tại xã Xuân Lôi.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Xuân Lôi.
- Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau trên địa bàn xã Xuân Lôi.
- Hiệu quả kinh tế mà cây rau mang lại.
- Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển rau trên địa bàn xã và các
hộ điều tra.
- Giải pháp phát triển sản xuất rau trên địa bàn xã.
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu
Với nội dung đề tài nghiên cứu như vậy thì tôi sẽ lựa chọn phương
pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có điều kiện.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có điều kiện là tất cả các hộ được
điều tra đều tham gia vào sản xuất rau trên địa bàn xã. Chọn 20 hộ nông dân
trên một thôn và điều tra trên 3 thôn có diện tích trồng rau lớn nhất của xã:

×