Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng miến dong bình liêu tại xã đồng tâm huyện bình liêu tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



LÔ THỊ MAI

Tên đề tài:
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG MIẾN DONG
BÌNH LIÊU TẠI XÃ ĐỒNG TÂM HUYỆN BÌNH LIÊU
TỈNH QUẢNG NINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo
:
Chính quy
Chuyên ngành
:
Phát triển nông thôn
Khoa
:
Kinh tế & PTNT
Khóa học
:
2011 - 2015




Thái Nguyên - 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


LÔ THỊ MAI


Tên đề tài:
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG MIẾN DONG
BÌNH LIÊU TẠI XÃ ĐỒNG TÂM HUYỆN BÌNH LIÊU
TỈNH QUẢNG NINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
:
Chính quy
Chuyên ngành
:
Phát triển nông thôn
Khoa
:
Kinh tế & PTNT
Khóa học
:
2011 - 2015
Giảng viên hƣớng dẫn

:
ThS. Vũ Thị Hiền



Thái Nguyên - 2015

i
LỜI CẢM ƠN

Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực
tiễn” của các trường chuyên nghiệp nói chung và trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên nói riêng. Thực tập tốt nghiệp là bước quan trọng của sinh viên
cuối khóa. Đây là giai đoạn rất quan trọng nhằm củng cố kiến thức đã học
trên ghế nhà trường đồng thời nâng cao kỹ năng thực hành.
Được sự nhất trí của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, ban chủ
nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài
"Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng miến dong Bình Liêu tại xã Đồng Tâm
huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh".
Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn và đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình
của giảng viên Th.s Vũ Thị Hiền, cùng sự giúp đỡ tận tình của các các bộ tại Ủy
ban Nhân dân xã Đồng Tâm. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới
các thầy cô giáo cùng toàn thể các cán bộ UBND xã Đồng Tâm.
Với khả năng và thời gian có hạn, do đó bản đề tài của tôi không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các thầy cô để bản đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015


Sinh viên


Lô Thị Mai



ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Mẫu quan sát và phương pháp phỏng vấn 23
Bảng 4.1 Sản phẩm miến dong tiêu thụ theo nhóm khách hàng năm 2014 44
Bảng 4.2 Chi phí, giá bán, lợi nhuận bình quân trên 1kg miến dong của
tác nhân sản xuất miến dong Bình Liêu 46
Bảng 4.3 Chi phí, giá bán, lợi nhuận bình quân trên 1kg miến dong của
tác nhân người bán buôn miến dong Bình Liêu 48
Bảng 4.4 Chi phí, giá bán, lợi nhuận bình quân trên 1kg miến dong của
tác nhân người bán lẻ miến dong Bình Liêu 49
Bảng 4.5 Tổng hợp kết quả, hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia
trong chuỗi giá trị (tính BQ/1kg miến dong) 50
Bảng 4.6 Sự hình thành giá và giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh
tiêu thụ (Tính bình quân cho 1kg miến dong) 53
Bảng 4.7 Kinh nghiệm trồng và chế biến miến dong 59













iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Sơ đồ ngành hàng miến dong Bình Liêu tại xã Đồng Tâm 37
Hình 4.2 Quy trình chế biến miến dong thủ công 40
Hình 4.3 Quy trình chế biến miến dong tại công ty chế biến miến dong 42
Hình 4.4 Chuỗi giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh phân phối 51























iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐVT
Đơn vị tính
GPMB
Giải phóng mặt bằng
GTGT
Giá trị gia tăng
KHKT
Khoa học kỹ thuật
KT-XH
Kinh tế - xã hội
NXB
Nhà xuất bản
PTNT
Phát triển nông thôn
PTDTBT
Phổ thông dân tọc bán trú
THCS
Trung học cơ sở
UBND
Ủy ban nhân dân
VAT
Thuế giá trị gia tăng
XTTM

Xúc tiến thương mại











v
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Ý nghĩa của đề tài 3
1.3.1 Ý nghĩa trong khoa học 3
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Cơ sở khoa học 4
2.1.1 Các quan điểm và khái niệm về ngành hàng 4
2.1.2 Chuỗi 7
2.1.3 Cấu trúc của ngành hàng 7
2.1.4 Nội dung và các bước trong phân tích ngành hàng 10
2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 13

2.2.1 Vài nét về lịch sử nguồn gốc, phân bố cây dong riềng và sản phẩm chế biến
từ củ dong 13
2.2.2 Tình hình phát triển ngành hàng nông sản một số nước trên thế giới 16
2.2.3 Thực trạng ngành hàng miến dong trong nước 18
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 22
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 22
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 22
3.3 Nội dung nghiên cứu 22
3.4 Phương pháp nghiên cứu 23
3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin 23

vi
3.4.2 Phương pháp tính toán và tổng hợp số liệu 24
3.4.3 Phương pháp phân tích số liệu 24
3.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 25
3.5.1 Chỉ tiêu mô tả ngành hàng 25
3.5.2 Chỉ tiêu đặc điểm ngành hàng 25
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 29
4.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 29
4.1.2 Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội 29
4.2 Chuỗi giá trị ngành hàng miến dong tại xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu 34
4.2.1 Khái quát tình hình sản xuất miến dong tại xã Đồng Tâm 34
4.2.2 Phân tích chi phí và lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành
hàng miến dong Bình Liêu tại xã Đồng Tâm. 46
4.2.3 Sự phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi 50
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành hàng miến dong tại xã Đồng Tâm 53
4.3.1. Sự phát triển của thị trường nông sản 55

4.3.2. Vùng cung ứng nguyên liệu đầu vào 55
4.3.3. Công nghệ chế biến 56
4.3.4. Lao động 57
4.3.5. Các chính sách kinh tế của Nhà nước 58
4.3.6 Phân tích SWOT 58
4.4 Giải pháp chủ yếu phát triển ngành hàng miến dong Bình Liêu 64
4.4.1 Định hướng chung 64
4.4.2 Các giải pháp chính 65
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 71
5.1 Kết luận 71
5.2 Kiến nghị 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Là một xã thuộc huyện miền núi còn nhiều khó khăn, những năm qua
Đảng bộ, chính quyền các cấp xã Đồng Tâm đã tập trung chỉ đạo phát triển
những lĩnh vực mà xã có tiềm năng, phát huy tối đa mọi nguồn lực sẵn có của
địa phương, tăng cường mở rộng hợp tác phát triển kinh tế, thu hút các nguồn
lực từ bên ngoài nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội tại địa phương.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, bên cạnh việc phát huy lợi thế đất rừng để
phát triển lâm nghiệp, lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển các loại cây
cao sản có giá trị kinh tế cao trong đó đặc biệt xã chú trọng tới khôi phục và
phát triển nghề trồng và chế biến miến dong. Dong riềng là một trong những
cây trồng có độ che phủ khá lớn, do cây được trồng vào mùa xuân, thu hoạch
giữa mùa khô sẽ có tác dụng hạn chế dòng chảy, chống xói mòn đất. Ngoài ra,

dong riềng còn có giá trị trong y học, trong chăn nuôi, có năng suất cao, thích
hợp với đất đai thổ nhưỡng của xã : là cây trồng được chọn để xoá đói, giảm
nghèo và tiến tới làm giầu cho người dân xã Đồng Tâm hôm nay và mai sau.
Nhận thấy hiệu quả to lớn của cây dong riềng về kinh tế và môi trường
đồng thời phát huy lợi thế sẵn có, trong những năm xã Đồng Tâm đã tuyên
truyền vận động người dân các dân tộc mở rộng diện tích trồng, chăm sóc và
chế biến dong riềng theo hướng áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.
Xây dựng nhiều mô hình trang trại trồng dong với quy mô lớn theo hướng sản
xuất hàng hoá để tạo thu nhập cao cho người dân góp phần xoá đói giảm nghèo,
nâng cao đời sống hộ nông dân, phát triển kinh tế tại chỗ.
Đến năm 2006, nhãn hiệu “Miến dong Bình Liêu” được xác lập, bảo hộ
bởi Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sau khi được

2
công nhận, sản phẩm "Miến dong Bình Liêu" đã dần khẳng định được vị thế
của mình trên thị trường tiêu thụ trở thành một trong những sản phẩm đặc sản
của huyện, xã. Với thương hiệu Miến chất lượng tốt, đặc biệt không sử dụng
hóa chất, sợi miến dai, mềm, thơm ngon, có hương vị đặc trưng khác hẳn với
các loại miến sản xuất ở nơi khác, nhờ vậy đã được huyện đầu tư chú trọng
phát triển quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu tập trung đáp ứng nhu cầu sản
xuất và tiêu thụ miến dong tại địa bàn xã
Cấu trúc và hoạt động thị trường miến dong đã thay đổi theo hướng
chuyên môn hoá. Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung và
ngành hàng miến dong nói riêng trong thời gian qua đã vấp phải những khó
khăn và thách thức lớn làm ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của ngành hàng
nhất là phân phối lợi ích và chi phí giữa các tác nhân tham gia ngành hàng.
Để đánh giá, phân tích xác định lợi ích các tác nhân tham gia thị trường
và đề xuất những giải pháp cho việc phát triển bền vững của môi trường, ổn
định các vấn đề kinh tế - xã hội và cạnh tranh gay gắt trên thị trường nông sản.
Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và tình hình thực tiễn, nhằm nghiên cứu thực

trạng ngành hàng miến dong của xã, huyện để tìm ra những điểm mạnh điểm
yếu, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất miến dong, đưa ra những giải pháp
hợp lý để phát triển ngành hàng miến dong trong thời gian tới. Từ những vấn
đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng
miến dong Bình Liêu tại xã Đồng Tâm huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh" .
1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu phân tích thực trạng ngành hàng miến dong, hoạt động của
các tác nhân trong ngành hàng, các yếu tố ảnh hưởng đến ngành hàng, từ đó
đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành hàng miến
dong Bình Liêu góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho các hộ nông
dân ở xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu


3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng miến dong
Bình Liêu trên địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
Phân tích thực trạng ngành hàng miến dong Bình Liêu: Lập sơ đồ ngành
hàng, phân tích kinh tế và xác định lợi ích các tác nhân tham gia ngành hàng
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ngành hàng: xác định những lợi thế
và cơ hội, những cản trở và nguy cơ thách thức của các tác nhân trong ngành
hàng
Đề xuất các giải pháp hành động để thực hiện chiến lược phát triển
ngành hàng miến dong Bình Liêu trong thời gian tới.
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong khoa học
Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường, ứng
dụng kiến thức đó trong thực tiễn.
Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin và xử lý số liệu, viết báo cáo.

Giúp hiểu thêm về tình hình sản xuất miến dong trên địa bàn xã Đồng
Tâm- huyện Bình Liêu- tỉnh Quảng Ninh.
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
Nhận thấy những gì đã làm được và chưa làm được khi đưa ra những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần tăng thu nhập, nâng cao hiệu
quả kinh tế người dân trong địa bàn.
Là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa sau có cùng hướng
nghiên cứu.





4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học
2.1.1 Các quan điểm và khái niệm về ngành hàng
2.1.1.1 Ngành hàng
Vào những năm 1960 phương pháp phân tích ngành hàng (Filiere) sử
dụng nhằm xây dựng các giải pháp thúc đẩy các hệ thống sản xuất nông
nghiệp. Các vấn đề được quan tâm nhiều nhất đó là làm thế nào để các hệ
thống sản xuất tại địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương
mại, xuất khẩu và tiêu dùng nông sản. Bước sang những năm 1980, phân tích
ngành hàng được sử dụng và nhấn mạnh vào giải quyết các vấn đề chính sách
của ngành nông nghiệp, sau đó phương pháp này được phát triển và bổ sung
thêm sự tham gia của các vấn đề thể chế trong ngành hàng.
Đến những năm 1990, có một khái niệm được cho là phù hợp hơn trong
nghiên cứu ngành hàng nông sản do J.P Boutonnet đưa ra đó là: "Ngành hàng
là một hệ thống được xây dựng bởi các tác nhân và các hoạt động tham gia

vào sản xuất, chế biến, phân phối một sản phẩm và bởi các mối quan hệ giữa
các yếu tố trên cũng như với bên ngoài". ( J.P Boutonnet, INRA France)
Theo Fabre: “Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế (hay
các phần hợp thành các tác nhân) quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm
cuối cùng”. Như vậy, ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các hành động
xuất phát từ điểm ban đầu tới điểm cuối cùng của một nguồn lực hay một sản
phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến để
tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn tất ở mức độ của người tiêu thụ.[7] Có
thể hiểu ngành hàng là “Tập hợp những tác nhân (hay những phần hợp thành
tác nhân) kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuất tiếp đó là gia công, chế biến
và tiêu thụ ở một thị trường hoàn hảo của sản phẩm nông nghiệp”.[1]

5
Như vậy, nói đến ngành hàng là ta hình dung đó là một chuỗi, một quá
trình khép kín, có điểm đầu và điểm kết thúc, bao gồm nhiều yếu tố động, có
quan hệ móc xích với nhau. Sự tăng lên hay giảm đi của yếu tố này có thể
ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới các yếu tố khác. Trong quá trình vận
hành của một ngành hàng đã tạo ra sự dịch chuyển các luồng vật chất trong
ngành hàng đó.
Sự dịch chuyển được xem xét theo 3 dạng như sau: [1]
- Sự dịch chuyển về mặt thời gian
Sản phẩm được tạo ra ở thời gian này lại được tiêu thụ ở thời gian
khác. Sự dịch chuyển này giúp ta điều chỉnh mức cung ứng thực phẩm theo
mùa vụ. Để thực hiện tốt sự dịch chuyển này cần phải làm tốt công tác bảo
quản và dự trữ thực phẩm.
- Sự dịch chuyển về mặt không gian
Trong thực tế, sản phẩm được tạo ra ở nơi này nhưng lại được dùng ở nơi
khác. Ở đây đòi hỏi phải nhận biết được các kênh phân phối của sản phẩm. Sự
dịch chuyển này giúp ta thoả mãn tiêu dùng thực phẩm cho mọi vùng, mọi
tầng lớp của nhân dân trong nước và đó là cơ sở không thể thiếu được để sản

phẩm trở thành hàng hoá. Điều kiện cần thiết của chuyển dịch là sự hoàn thiện
của cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến và chính sách mở rộng giao lưu kinh tế
của Chính phủ.
- Sự dịch chuyển về mặt tính chất (hình thái của sản phẩm)
Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị thay đổi qua mỗi lần tác động
của công nghệ chế biến. Chuyển dịch về mặt tính chất làm cho chủng loại sản
phẩm ngày càng phong phú và nó được phát triển theo sở thích của người tiêu
dùng và trình độ chế biến. Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị thay đổi
càng nhiều thì càng có nhiều sản phẩm mới được tạo ra.
Trong thực tế, sự chuyển dịch của các luồng vật chất này diễn ra rất phức
tạp và phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố về tự nhiên, công nghệ và chính
sách. Hơn nữa, theo Fabre thì “ngành hàng là sự hình thức hoá dưới dạng mô

6
hình đơn giản làm hiểu rõ tổ chức của các luồng (vật chất hay tài chính) và
của các tác nhân hoạt động tập trung vào những quan hệ phụ thuộc lẫn nhau
và các phương thức điều tiết”. [1]
2.1.1.2 Tác nhân
Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, độc lập và tự
quyết định hành vi của mình. Có thể hiểu rằng, tác nhân là những hộ, những
doanh nghiệp, những cá nhân tham gia trong ngành hàng thông qua hoạt động
kinh tế của họ. [7] Tác nhân được phân ra làm hai loại:
- Tác nhân có thể là người thực (hộ nông dân, hộ kinh doanh,…)
- Tác nhân đợn vị kinh tế (các doanh nghiệp, công ty, nhà máy,…)
Theo nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm để chỉ tập hợp
các chủ thể có cùng một hoạt động. Ví dụ tác nhân “nông dân” để chỉ tập hợp
tất cả các hộ nông dân; tác nhân “thương nhân” để chỉ tập hợp tất cả các hộ
thương nhân; tác nhân “bên ngoài” chỉ tất cả các chủ thể ngoài phạm vi không
gian phân tích.
Mỗi tác nhân trong ngành hàng có những hoạt động kinh tế riêng, đó

chính là chức năng của nó trong chuỗi hàng. Tên chức năng thường trùng với
tên tác nhân. Ví dụ, hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ chế biến có chức
năng chế biến, hộ bán buôn có chức năng bán buôn Một tác nhân có thể có
một hay nhiều chức năng. Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch
về mặt tính chất của luồng vật chất trong ngành hàng.
Trên thực tế có một số tác nhân chỉ tham gia vào một ngành hàng nhất
định và có nhiều tác nhân có mặt trong nhiều ngành hàng của nền kinh tế
quốc dân. Có thể phân loại các tác nhân thành nhóm tùy theo bản chất hoạt
động chủ yếu trong ngành hàng như sản xuất, chế biến, tiêu thụ và dịch vụ.
2.1.1.3 Mạch hàng
Là khoảng cách giữa hai tác nhân, mạch hàng mang nhiều mối quan hệ
kinh tế giữa hai tác nhân và những hoạt động chuyển dịch sản phẩm. Qua mỗi

7
tác nhân giá trị của sản phẩm tăng lên, do sự sáng tạo và chất lượng cùng với
tác dụng cũng tăng lên.
Mỗi tác nhân có thể tham gia vào nhiều mạch hàng, tức là sẽ có nhiều
mối quan hệ với các tác nhân chuỗi càng chặt chẽ, vậy chuỗi hàng từ đó càng
bền vững
2.1.1.4 Luồng hàng
Là nhiều mạch hàng được sắp xếp theo thứ tự từ tác nhân đầu tiên đến
tác nhân cuối cùng sẽ tạo nên các luồng hàng trong một ngành hàng.
Luồng hàng tạo nên một hệ thống tác nhân khác nhau từ công đoạn sản
xuất => chế biến => lưu thông sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm cuối cùng càng đa
dạng, phong phú thì luồng hàng trong ngành hàng càng nhiều. Mỗi luồng hàng
cũng đều bắt đầu từ tác nhân ở khâu đầu tiên và tới nơi tiêu thụ cuối cùng.
2.1.2 Chuỗi
Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt
động của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một
số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá

trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại. Điều
quan trọng là không để pha trộn các khái niệm của chuỗi giá trị với các chi
phí xảy ra trong suốt các hoạt động. [11]
2.1.3 Cấu trúc của ngành hàng
2.1.3.1 Sự hình thành của ngành hàng
Giữa sản xuất và tiêu thụ có mối quan hệ hữu cơ, khăng khít không tách
rời, trong đó sản xuất quyết định đến quá trình tiêu thụ. Vì sản xuất tạo ra
khối lượng sản phẩm cho quá trình tiêu thụ. Quá trình lặp đi lặp lại từ khâu
sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm do các tác nhân tác động ảnh hưởng tới
được hình dung là ngành hàng sản phẩm.

8
2.1.3.2 Kênh tiêu thụ sản phẩm
Kênh tiêu thụ có thể được coi là con đường đi của sản phẩm từ người sản
xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Nó cũng được coi như một dòng chuyển
quyền sở hữu các hàng hóa khi chúng được mua, bán qua các tác nhân khác
nhau.
Người sản xuất chú ý các trung gian khác nhau cần sử dụng để đưa sản
phẩm đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, họ có thể định nghĩa kênh tiêu thụ là
hình thức di chuyển sản phẩm qua các trung gian khác nhau.
Người bán buôn, bán lẻ - những người đang hy vọng có được dự trữ tồn
kho thuận lợi từ những người sản xuất và tránh các rủi ro liên quan đến chức
năng này – có thể quan niệm luồng quyền sở hữu như là mô tả tốt nhất kênh
tiêu thụ.
Người tiêu dùng có thể hiểu kênh tiêu thụ đơn giản: có các trung gian
kết nối giữa họ và người sản xuất sản phẩm. Các nhà nghiên cứu khi quan sát
các kênh tiêu thụ hoạt động trong hệ thống kinh tế có thể mô tả nó dưới dạng
các hình thức cấu trúc và kết quả hoạt động.
Kênh tiêu thụ, thực chất là một tập hợp các tổ chức, cá nhân độc lập và
phụ thuộc lẫn nhau mà qua đó doanh nghiệp, người sản xuất thực hiện bán sản

phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng. Nói cách khác, kênh tiêu thụ là hệ thống
các quan hệ của một nhóm các tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình phân
phối hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.
Kênh tiêu thụ là tập hợp những cá nhân hay cơ sở sản xuất kinh doanh
độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình tạo ra dòng vận chuyển
hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Có thể nói đây là
một nhóm tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu
của người mua và tiêu dùng hàng hóa của người sản xuất. Tất cả những người
tham gia vào kênh phân phối được coi là thành viên của kênh, các thành viên

9
nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng là trung gian thương mại, các
thành viên này tham gia nhiều kênh phân phối và thực hiện các chức năng
khác nhau.
- Nhà bán buôn: là những trung gian hàng hóa, dịch vụ cho các trung
gian khác như các nhà bán lẻ hoặc nhà sử dụng công nghiệp.
- Nhà bán lẻ: là những trung gian bán hàng hóa và dịch vụ trực tiếp cho
người tiêu dung cuối cùng.
- Đại lý và môi giới: là những trung gian có quyền hợp pháp thay mặt
cho nhà sản xuất cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các trung gian khác. Trung
gian này có thể đại diện cho nhà sản xuất nhưng không sở hữu sản phẩm mà
họ có nhiệm vụ đưa người mua và người bán đến với nhau.
- Nhà phân phối: là chỉ trung những người trung gian thực hiện chức
năng phân phối trên thị trường.
2.1.3.3 Các kênh tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trính sản
xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp cũng như người sản xuất. Quá trình tiêu thụ sản phẩm được thể hiện
qua các kênh tiêu thụ như sau:
- Kênh trực tiếp: Nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng

cuối cùng, không thông qua khâu trung gian. Người sản xuất kiêm luôn bán
hàng. Họ có hệ thống các cửa hàng, siêu thị để bán các sản phẩm sản xuất ra.
- Kênh gián tiếp: Nhà sản xuất thông qua các tác nhân trung gian như:
Đại lý, người bán buôn, người bán lẻ để đưa sản phẩm sản xuất đến tay người
tiêu dùng. Sau khi sản phẩm được sản xuất ra được nhập kho và phân phối ra
thị trường qua kênh gián tiếp là chủ yếu. Kênh gián tiếp bao gồm kênh gián
tiếp đơn giản và kênh gián tiếp phức tạp. Kênh gián tiếp đơn giản chỉ thông qua
trung gian là người bán lẻ, kênh gián tiếp phức tạp thì có thêm tác nhân đại lý
và người bán buôn. [18]

10
2.1.4 Nội dung và các bước trong phân tích ngành hàng
Để nhận biết những gì đang diễn ra giữa những người tham gia ngành
hàng, những gì liên kết họ với nhau, những thông tin nào được chia sẻ, quan hệ
giữa họ hình thành và phát triển như thế nào trong phân tích ngành hàng. Các
công việc chủ yếu trong phân tích ngành hàng là:
Hiện trạng chung của sản phẩm thuộc ngành hàng: phải xác định được
đối với một ngành hàng thì các vùng sản xuất chính, các vùng tiêu thụ và các
vùng cung ứng đầu vào cho ngành hàng như thế nào.
Các công đoạn kỹ thuật của ngành hàng: Mô tả tất cả các công đoạn kỹ
thuật chế biến từ một nông sản cho tới tiêu dùng, có để ý tới sự đa dạng của
các loại sản phẩm cuối cùng trước khi tiêu dùng.
Các tác nhân tham gia ngành hàng: Xác định được các tác nhân tham gia
ngành hàng trong thương mại hóa cũng như là chế biến sản phẩm. Họ làm
chức năng gì? làm như thế nào? ở đâu? mối quan hệ của họ ra sao? phải chú ý
đến việc đánh giá tầm quan trọng của các tác nhân theo khối lượng hàng hóa
mà họ lưu thông trong ngành hàng
2.1.4.1 Xác định ngành hàng
Trong một ngành hàng, xuất phát từ điểm ban đầu là việc tạo ra một sản
phẩm nhất định trải qua một quá trình gia công, chế biến và lưu thông đã tạo

ra các luồng chuyển dịch vật chất và cuối cùng đã cho ra nhiều loại sản phẩm
khác nhau. Để tạo ra các luồng hàng đó cần phải có các tác nhân tham gia
trong mạch hàng với từng chức năng riêng biệt. Các tác nhân đó đã tạo ra các
loại sản phẩm khác nhau nhằm đáp ứng các yêu cầu chuyển dịch và tổng hợp
các luồng hàng đó sẽ tạo nên một ngành hàng nhất định. Để có thể đáp ứng
được yêu cầu phân tích ở bước sau cần giải quyết một số nội dung cụ thể sau:
- Đặt tên cho ngành hàng: đây là việc đầu tiên của phân tích ngành
hàng. Tên ngành hàng là tên sản phẩm chính của các tác nhân trong ngành

11
hàng. Ví dụ ngành hàng miến dong được đặt tên từ sản phẩm miến dong
của các tác nhân người sản xuất và chế biến miến dong
- Xác định hệ thống các tác nhân trong ngành hàng: Đây là một việc khá
quan trọng bởi vì phân tích ngành hàng chính là phân tích kết quả và hiệu quả
hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng. Do đó, chúng ta phải xác định
được đúng, đầy đủ và sắp xếp các tác nhân theo một trật tự hợp lý trong từng
mạch hàng, luồng hàng. Mỗi ngành hàng khác nhau trong mỗi phạm vi nghiên
cứu khác nhau mà bao gồm các loại tác nhân khác nhau. Ví dụ: trong ngành
hàng miến dong Bình Liêu hệ thống tác nhân được xác định bao gồm: tác
nhân người sản xuất miến, tác nhân người bán buôn, người bán lẻ, tác nhân
người tiêu dùng cuối cùng.
- Mô tả quan hệ giữa các tác nhân trong ngành hàng: Việc mô tả các tác
nhân trong ngành hàng được dựa trên cơ sở chức năng hoạt động của từng tác
nhân, sản phẩm mà mỗi tác nhân tạo ra cũng như mối quan hệ của chúng
trong ngành hàng. Nêu được số lượng của các tác nhân, mô tả được chức
năng, sản phẩm, còn phải chỉ rõ các mối quan hệ mật thiết giữa các tác nhân
thông qua luồng vật chất lưu chuyển và phương thức thanh toán. Thông
thường ta chỉ mô tả mối quan hệ giữa các tác nhân đứng kề trước và kế tiếp
tác nhân đang được mô tả. Công việc này rất quan trọng vì đó mới có cơ sở
sắp xếp vị trí của từng tác nhân trong mạch hàng, luồng hàng của một ngành

hàng. Và chú ý tới sự ăn khớp giữa các mối quan hệ về các luồng vật chất lưu
chuyển trong ngành hàng để mô tả cho chính xác.
- Lập sơ đồ ngành hàng: là việc mô tả cấu trúc hoạt động của ngành
hàng. Căn cứ vào hệ thống các tác nhân đã được xác định, chức năng, và quan
hệ giữa các tác nhân đã được mô tả để lập sơ đồ ngành hàng. Sơ đồ ngành
hàng phải thể hiện được mối quan hệ giữa các tác nhân qua các giai đoạn sản
xuất, chế biến và lưu thông cũng như các hoạt động cung cấp đầu vào và được
ghi nhận với số lượng vật chất lưu chuyển qua từng mạch hàng.

12
Trong sơ đồ ngành hàng, mỗi tác nhân tham gia trong ngành hàng được
biểu diễn bởi các hình chữ nhật thể hiện sự cấu thành “lãnh thổ” kinh tế đóng
kín bởi một “biên giới”. Mối quan hệ giữa các tác nhân với nhau thể hiện sự
lưu chuyển của các luồng vật chất qua từng mạch hàng được biểu thị bằng các
kiểu mũi tên với các ký hiệu khác nhau cho từng loại sản phẩm trung gian.
Xác định ngành hàng là bước đầu tiên quan trọng của phân tích ngành
hàng. Nếu không giải quyết tốt được bước này sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả
cuối cùng của sự phân tích ngành hàng, vì trong một chừng mực nào đó,
chúng quyết định tới hình thức tổ chức của từng giai đoạn tổ chức sản xuất -
kinh doanh trong ngành hàng. Do đó, để xác định ngành hàng được tốt thì
ngoài việc phải nghiên cứu để có hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về ngành hàng
cần phải tổ chức tốt việc thu thập số liệu và các thông tin cần thiết có liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến ngành hàng, thiết lập được sơ đồ ngành hàng
với các số liệu, thông tin đầy đủ chính xác sẽ giúp cho việc phân tích được
thực hiện, từ đó sẽ rút ra được kết luận và các đề xuất xác đáng cho nhà hoạch
định chính sách có cơ sở đề ra các chính sách hợp lý về chiến lược phát triển
ngành hàng. Sơ đồ ngành hàng là bức tranh của toàn bộ ngành hàng trong
phạm vi nghiên cứu trên cơ sở các mẫu đại diện. Từ đây cũng có thể biết được
giá trị gia tăng của toàn bộ ngành hàng.
2.1.4.2 Phân tích kết quả hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng

Việc phân tích kết quả hoạt động của các tác nhân được thực hiện thông
qua hệ thống chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế với hai nội dung là phân tích
tài chính và phân tích kinh tế.
- Phân tích tài chính
Phân tích tài chính trong phân tích ngành hàng chủ yếu xem xét phần tài
chính tương ứng và luồng vật chất được lượng hoá đối với từng tác nhân tham
gia trong các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh. Khi phân

13
tích tài chính có thể phân tích theo một đơn vị khối lượng sản phẩm của từng
tác nhân đầu tiên trong ngành hàng, sau đó suy rộng cho ngành hàng. Phân
tích tài chính của ngành hàng được tiến hành từ những tài khoản riêng biệt
của các tác nhân hợp vào tài khoản hợp nhất của toàn bộ ngành hàng. Phân
tích tài chính xuất phát từ những tài khoản trên được thiết lập cho từng tác
nhân và sau đó rút ra kết luận sơ bộ chung về ngành hàng trên giác độ tài
chính. Mặt khác các chỉ tiêu tổng hợp như TR, IC, VA, MI có thể thấy được
vị trí của từng tác nhân trong ngành hàng và sự đóng góp vào việc tạo nên giá
trị gia tăng (VA) của ngành hàng và phân chia lợi ích kinh tế cho từng tác
nhân đó. Trong phân tích tài chính giá cả sử dụng là giá thực tế mà từng tác
nhân đã sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh (giá thị trường).
Khi phân tích tài chính, chúng tôi phân tích một đơn vị khối lượng sản
phẩm chính (1 kg miến dong) sau đó chúng tôi suy rộng ra cả ngành hàng.
- Phân tích kinh tế
Phân tích kinh tế trong ngành hàng là phân tích đầy đủ tất cả các hoạt
động kinh tế của các tác nhân diễn ra trong một thời kỳ nhất định và hiệu
quả của sản xuất kinh doanh phải được coi trọng.
Trong phân tích kinh tế, giá cả sử dụng trong tính toán các chỉ tiêu là giá
cả qui đổi hay mức giá chung được quy định trên cả nước.
2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.1 Vài nét về lịch sử nguồn gốc, phân bố cây dong riềng và sản phẩm

chế biến từ củ dong
Cây dong riềng có tên khoa học là Canna edulis (Indica), thuộc nhóm
cây nông nghiệp có nguồn gốc phát sinh ở Nam Mỹ. Ngày nay dong riềng
được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới. Nam Mỹ
là trung tâm đa dạng của dong riềng nhưng châu Á, châu Úc và châu Phi là
những nơi trồng và sử dụng dong riềng nhiều nhất. (Cecil, 1992; Hermann,

14
1999) Dong riềng có nhiều tên địa phương khác nhau tại Việt Nam như khoai
chuối, khoai lào, dong tây, củ đao, khoai riềng, củ đót, chuối nước.
Trên thế giới dong riềng được trồng ở quy mô thương mại tại các nước
vùng Nam Mỹ, Châu Phi, và một số nước Nam Thái Bình Dương. Tại Châu Á,
dong riềng được trồng tại Thái Lan, Indonesia, Nam Trung Quốc, Úc, và Đài
Loan . Mặc dầu vậy đến nay chưa có số liệu thống kê về diện tích loại cây
trồng này. (Hermann, M. et al. 2007)
Ở Ecuador, dong riềng thương mại được trồng trên đất cát pha, ở độ cao
trên 2000m trên mực nước biển, trong điều kiện nhiệt bình quân 15-17
0
C.
Năng suất củ tươi đạt từ 17-96 tấn/ha; hàm lượng tinh bột trong củ tươi đạt 4-
22% và đạt 12-31% qui về chất khô. Mặc dù hàm lượng tinh bột trong củ
dong riềng thấp nhưng do năng suất củ rất cao nên vẫn có năng suất tinh bột
đạt 2,8-14,3 tấn/ha và chỉ số thu hoạch cao nên dong riềng là cây tăng góp
phần xóa đói của nông dân nghèo. Tuy nhiên cho đến nay, tại các nước có
trồng dong riềng thì nó vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Ở châu Á, Trung
Quốc và Việt Nam là những nước trồng và sử dụng dong riềng hiệu quả
nhất.(Hermann, M. et al. 2007)
Dong riềng được nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 19. Năm 1898, người
Pháp đã trồng thử dong riềng ở nước ta nhưng rồi công việc đã bị dừng lại vì
thời đó chưa biết cách chế biến tinh bột dong riềng.(Lý Ban, 1963) Từ năm

1961 đến 1965 một số nghiên cứu về nông học với cây dong riềng đã được
thực hiện tại Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp (INSA) nhằm mục đích mở
rộng diện tích dong riềng, tuy nhiên vấn đề trồng dong riềng vẫn không được
quan tâm vì thiếu công nghệ chế biến và tiêu thụ thấp. Từ năm 1986 do nhu
cầu sản xuất miến từ bột dong riềng ngày càng tăng đã đi kèm với việc mở
rộng diện tích tự phát trồng loại cây này. Những địa phương trồng dong riềng
với diện tích lớn là Hoà Bình, ngoại thành Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Thanh

15
Hoá, Hưng Yên, Tuyên Quang và Đồng Nai. Vào những năm 60 của thế kỷ
XX, dong riềng được trồng chủ yếu nhằm đảm bảo an ninh lương thực và có
năm đã đạt trên 21 ngàn ha. Hiện nay loại cây này không được đưa vào danh
mục thống kê quốc gia, tuy vậy một số nhà nghiên cứu cũng đưa ra con số
ước đoán về diện tích dong riềng nước ta những năm gần đây vào khoảng 30
nghìn ha với các giống dong riềng lấy củ và dong riềng cảnh vẫn được trồng
phổ biến khắp cả nước, từ vùng đồng bằng, trung du đến các vùng núi cao
như Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Bắc Hà, tỉnh Hà Giang, Phó Bảng, tỉnh Tuyên
Quang (Mai Thạch Hoành, 2003)
Một số nước nghiên cứu về dong riềng cho thấy cây dong riềng là loài cây
triển vọng cho hệ thống nông lâm kết hợp vì nó có những đặc điểm quí như
chịu bóng râm, trồng được những nơi khó khăn như thiếu nước, thời tiết lạnh.
Củ dong riềng tại một số nước được chế biến với nhiều hình thức khác nhau
trở thành thực phẩm hàng ngày của người dân như luộc để người ăn, làm bột,
nấu rượu. Bột dong riềng dễ tiêu hoá vì thế là nguồn thức ăn rất tốt cho trẻ
nhỏ và người ốm. Ngoài ra bột dong riềng còn dùng làm hạt trân châu, làm
bánh, bánh mì, bánh bao, mì sợi, kẹo và thức ăn chăn nuôi. Đối với miền núi,
những nơi khó khăn ở Trung Quốc, Indonesia, Nam Mỹ dong riềng cũng là
cây góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Trong thân cây dong riềng có sợi
màu trắng, có thể được sử dụng để chế biến thành sợi dệt thành các loại bao bì
nhỏ. Củ dong riềng dùng làm thức ăn chăn nuôi. Cả củ, thân lá đều dùng được

vào mục đích này. Nhiều vùng có truyền thống trồng dong riềng chế biến thành
bột thì bã có thể dùng để nấu rượu. Nấu rượu xong có thể dùng bã rượu dùng
cho chăn nuôi. Bã thải của chế biến tinh bột cũng có thể ủ làm phân bón cho
cây trồng và làm giá để trồng nấm ăn. Ngoài ra, hoa dong riềng có màu sặc sỡ,
bộ lá đẹp nên cũng có thể sử dụng dong riềng làm cây cảnh trong vườn
nhà.(Hermann và CS, 2007)

16
2.2.2 Tình hình phát triển ngành hàng nông sản một số nước trên thế giới
Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước muộn hơn
các nước trong khu vực. Vì vậy, cần phải tìm hiểu nghiên cứu học hỏi và đúc
kết kinh nghiệm nhằm lựa chọn và xây dựng cho mình con đường riêng, hội
nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
Mặc dù theo chính sách tăng cường hợp tác chung nhưng mỗi nước đều
có chiến lược riêng phát triển kinh tế nông thôn và nông nghiệp của mình.
2.2.2.1 Malaysia
Malaysia có diện tích tự nhiên là 329.800 km trong đó nông nghiệp chỉ
chiến 14,9% với diện tích là 4.880.000 ha
Malaysia xây dựng chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp như sau:
Phát triển vùng: Tập trung phát triển nông nghiệp theo vùng để nâng cao
năng suất và thu nhập cho người dân, phát triển vùng định canh, tích tụ ruộng
đất và phục hóa các diện tích đất đai ở nông thôn không có hiệu quả.
Dịch vụ hỗ trợ và trợ cấp nông nghiệp bằng dịch vụ như khuyến nông
đào tạo và trợ giá, vật tư, xúc tiến tiêu thụ
Hỗ trợ các nông dân nhỏ bằng vốn.
Phát triển các ngành công nghệp sử dụng nguyên liệu là nông sản.
Phục hồi các làng nghề sản xuất nông sản truyền thống
Đô thị hóa nông thôn.
Malaysia đã tiến hành chính sách phát triển trong khuôn khổ chiến lược
tự do theo hướng thị trường, theo đó chú trọng tổng hợp 4 vấn đề chính:

Trong phát triển nông nghiệp không lấy lương thực làm trọng tâm mà tập
trung đến chiến lược phát triển có tính chất hàng hóa quy mô lớn các cây công
nghiệp có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế và hướng vào xuất khẩu
cao su, cọ dầu, cô ca.
Đối với việc chế biến nông sản, chính phủ tập trung vào xây dựng các

17
nhà máy lớn với thiết bị công nghệ hiện đại vào sản xuất các mặt hàng nông
nghiệp xuất khẩu chiến lược cao nhằm tiêu thụ hết các sản phẩm nông sản
đảm bảo chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Với các
sản phẩm nội địa thì kết hợp cả hiện đại và thủ công với các máy móc công
suất nhỏ, cơ động tập trung vào các ngành xay xát gạo, bột ngô, chế biến sắn,
thức ăn gia súc
Trong phát triển các ngành công nghiệp ở nông thôn, chính phủ
Malaysia tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài ở
vùng nông thôn, giảm thuế xuất khẩu, hỗ trợ nghiên cứu giống. Nhà nước chủ
trương tiếp tục duy trì các đồn điền lớn của nước ngoài để phát triển hàng hóa
nông sản thu hút lao động duy trì mối liên hệ thương mại với nước
ngoài.(Hermann và CS, 2007)
2.2.2.2 Thái Lan
Thái Lan có tổng diện tích đất tự nhiên là 513.115 km trong đó diện tích
đất canh tác nông nghiệp chiếm 41% đất có rừng che phủ chiếm 28%. Ngay
từ những năm 60 Thái Lan đã có kế hoạch trở thành một nền kinh tế công
nghiệp, dịch vụ hiện đại là trung tâm kinh tế vùng Đông Dương – Nam Trung
Quốc – Mianma. Vì vậy, trong lĩnh vực phát triển Thái Lan coi trọng hai vấn
đề cơ bản đó là ưu tiên phát triển nông thôn với việc chính phủ lập quỹ phát
triển nông thôn nhằm mở rộng thị trường trong nước. Xuất khẩu nông phẩm
và khuyến khích phát triển phát triển các ngành công nghiệp chế biến và sản
xuất sản phẩm từ nông sản. Quá trình phát triển của nền kinh tế Thái Lan có
tính chất lựa chọn và phát triển công nghiệp tập trung được coi hướng chính,

nông nghiệp ít phát triển và nông thôn chỉ là nơi cung cấp lao động và nông
sản cho thành thị. Từ những năm 1980 trở đi chính phủ Thái Lan rất chú trọng
tới phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, xuất khẩu và phát triển các
khu công nghiệp tại các vùng nông thôn để cân đối sự phát triển giữa các

×