Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

phân tích chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện việt yên bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 146 trang )


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




VŨ THỊ HIỀN




PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN
THEO HÌNH THỨC NUÔI GIA CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VIỆT YÊN - TỈNH BẮC GIANG



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Phát triển nông thôn
Mã ngành: 60 - 62 - 01 - 16




Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Đình Hoà








Thái Nguyên, năm 2013

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài:“ Phân tích
chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn
Huyện Việt Yên – Tỉnh Bắc Giang” đều được được thu thập, điều tra, khảo sát
thực tế một cách trung thực, đánh giá đúng thực trạng của địa phương nơi
nghiên cứu.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đã được cảm ơn, các
thông tin tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn và chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 08 năm 2013
Học viên


Vũ Thị Hiền


















S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại huyện Việt Yên – Tỉnh Bắc
Giang, tôi đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp của mình. Để có được kết
quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo,
tận tình của nhà trường, các cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, ban quản lý đào
tạo khoa sau đại học cùng toàn thể các thầy cô đã tận tụy giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập cũng như thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Bùi Đình
Hòa đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cấp ủy chính quyền cán bộ
các ban, các cán bộ phòng thống kê, phòng nông nghiệp huyện Việt Yên, các
xã Tự Lạn, Việt Tiến, Thượng Lan, các cán bộ kỹ thuật của công ty C.P và hộ
chăn nuôi gia công lợn tại huyện Việt Yên nơi tôi nghiên cứu đề tài, đã tạo
mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Trong thời gian nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan
cũng như là hạn chế về mặt thời gian cho nên không tránh khỏi sai sót. Tôi rất
mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài này được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2013
Học viên


Vũ Thị Hiền

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 3
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3
2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cở sở lý luận của đề tài 4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị 4
1.1.2. Các công cụ phân tích chuỗi giá trị 12
1.1.3. Một số khái niệm dùng cho tính toán 18
20
1.2. Cơ sở thực tiễn 21
1.2.1. Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị trên thế giới 21
1.2.2. Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị ở Việt Nam 22
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Nội dung nghiên cứu của đề tài 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu 27
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 27
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 27
2.2.3. Phương pháp chuyên gia 29
2.2.4. Phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận trong chuỗi 29
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu 30

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 31
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 31
3.1.2. Đặc điểm KT- XH 38
3.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu 49
3.2. Thực trạng chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn
Huyện Việt Yên – Bắc Giang 49
3.2.1. Quy trình chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công 49

3.2.2. Tình hình phát triển mô hình chăn nuôi lợn gia công trên địa bàn
Huyện Việt Yên 51
3.2.3. Tình hình tiêu thụ và chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi lợn trên
địa bàn huyện Việt Yên 55
3.3. Chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công của
một số trang trại trên địa bàn Huyện Việt Yên – Bắc Giang 56
3.3.1. Lập sơ đồ chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia
công tại Việt Yên – Bắc Giang 56
3.3.2. Các kênh tiêu thụ chính trong chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn
theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện Việt Yên 60
3.4. Phân tích chi phí, lợi nhuận của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá
trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công tại Việt Yên 62
3.4.1. Chi phí và lợi nhuận của Công ty CP Việt Nam khi tham gia chuỗi 62
3.4.2. Chi phí và lợi nhuận của các hộ nuôi lợn gia công 66
3.4.3. Chi phí và lợi nhuận của hộ giết mổ, bán buôn tính BQ/ 100
kg lợn hơi 82
3.4.4. Chi phí và lợi nhuận các hộ bán lẻ (tính BQ/100 kg lợn hơi) 86
3.4.5. Chi phí và lợi nhuận của các hộ chế biến thịt lợn trên địa bàn
huyện Việt Yên – Bắc Giang 88

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
3.5. Phân tích sự phân chia lợi nhuận của các tác nhân tham gia
trong chuỗi 90
3.5.1. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia trong chuỗi
giá trị chăn nuôi lợn gia công trên địa bàn huyện Việt Yên - Bắc Giang 90
3.5.2. Chuỗi giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh tiêu thụ 92
3.5.3. Sự hình thành giá và giá trị gia tăng của các tác nhân theo

kênh tiêu thụ 94
3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi lợn gia công trên địa bàn
huyện Việt Yên - Bắc Giang 96
3.6.1. Những thuận lợi và khó khăn khi tham gia vào chuỗi giá trị chăn
nuôi gia công của các tác nhân 96
3.6.2. Phân tích SWOT chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức
nuôi gia công tại huyện Việt Yên 99
3.7. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị chăn nuôi lợn
theo hình thức nuôi gia công 102
3.7.1. Nhóm các giải pháp chung cho chuỗi giá trị chăn nuôi lợn gia công . 102
3.7.2. Giải pháp cụ thể cho từng tác nhân 103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105
1. Kết luận 105
2. Kiến nghị 106
2.1. Kiến nghị đối với nhà nước 106
2.2. Đối với chính quyền địa phương 106
2.3. Kiến nghị đối với công ty C.P 107
2.4. Kiến nghị đối với các hộ chăn nuôi gia công lợn 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC 1

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
Diễn giải
ACI

Công ty Tư vấn Nông sản Quốc tế
ADB
Ngân hàng Phát triển Châu Á
BQ
Bình quân
C.P
Charoen Pokphand
ĐVT
Đơn vị tính
DT
Diện tích
DFID
Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh
FAO
Tổ chức Nông Lương Thế giới
GAP
Quy trình Sản xuất Nông nghiệp Tốt
GO
Gross output
GPr
Gross profit
GTSX
Giá trị sản xuất
IC
Intermediate Cost

Lao động
NPr
Net profit
SL

Số lượng
SX
Sản xuất
SWOT
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TP
Thành phố
TPCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TSCĐ
Tài sản cố định
VA
Value added
VAC
Vườn ao chuồng



S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận theo Kaplinsky
và Morris (2001) 30

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp khí hậu huyện Việt Yên năm 2012 33
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất của Huyện Việt Yên qua các năm
(2010 – 2012) 37
Bảng 3.3. Cơ cấu và giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện
Việt Yên qua 3 năm 2010 – 2012 38
Bảng 3.4. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp huyện Việt Yên
qua các năm 2010 – 2012 39
Bảng 3.5 Tình hình chăn nuôi một số loại vật nuôi chính trên địa bàn
huyện Việt Yên trong 3 năm 2010 – 2012 41
Bảng 3.6: Diện tích và các sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu của huyện 42
Bảng 3.7: Diện tích, sản lượng ngành nuôi trồng thủy sản của huyện 43
Bảng 3.8. Tình hình dân số và lao động của huyện Việt Yên qua các
năm (2010 – 2012) 45
Bảng 3.9. Tình hình chăn nuôi lợn trên toàn huyện qua 3
năm 2010 - 2012 52
Bảng 3.10. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn gia công trên địa bàn
Huyện Việt Yên trong 3 năm (2010 – 2012) 53
Bảng 3.11. Chi phí và lợi nhuận của công ty CP trong chăn nuôi gia công
lợn nái và lợn thịt trên địa bàn huyện Việt Yên – Bắc Giang 64
Bảng 3.12. Tình hình cơ bản của các hộ chăn nuôi gia công lợn trên
địa bàn huyện Việt Yên 67
Bảng 3.13. Các tài sản phục vụ cho chăn nuôi lợn gia công của các hộ
điều tra (BQ/ hộ) 69
Bảng 3.14. Tình hình về nguồn vốn đầu tư cho chăn nuôi lợn gia công
của các hộ (BQ/hộ) 71

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi

Bảng 3.15. Các khoản đầu tư ban đầu của các hộ gia công lợn nái trên
địa bàn huyện Việt Yên (BQ/hộ) 72
Bảng 3.16. Kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia công lợn nái
của các hộ điều tra (tính BQ/1 đầu lợn nái) năm 2012 74
Bảng 3.17. Các khoản đầu tư ban đầu của các hộ gia công lợn thịt trên
địa bàn huyện Việt Yên (BQ/hộ) 75
Bảng 3.18. Kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia công lợn thịt
của các hộ điều tra (tính BQ/100 kg lợn hơi) năm 2012 77
Bảng 3.19. Chi phí và lợi nhuận của công ty CP so với các hộ nuôi gia
công lợn nái (BQ/ đầu heo nái) 78
Bảng 3.20. Chi phí và lợi nhuận của công ty CP so với các hộ nuôi gia
công lợn thịt (BQ/ 100kg lợn hơi) 80
Bảng 3.21. Chi phí và lợi nhuận của hộ nuôi gia công lợn nái và Hộ nuôi
gia công lợn thịt trên địa bàn huyện Việt Yên – Bắc Giang 81
Bảng 3.22: Đặc điểm chung của các hộ giết mổ, bán buôn trên địa bàn
huyện Việt Yên – Bắc Giang 83
Bảng 3.23. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ giết mổ, bán buôn
(tính BQ/100kg lợn hơi) 85
Bảng 3.24. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ bán lẻ thịt lợn trên địa
bàn huyện Việt Yên 87
Bảng 3.25. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ chế biến thịt lợn trên
địa bàn huyện Việt Yên – Bắc Giang (tính BQ/100kg lợn hơi) 89
Bảng 3.26. Tổng hợp kết quả, hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia
trong chuỗi giá trị (tính BQ/100kg lợn hơi) 91
Bảng 3.27. Sự hình thành giá và giá trị gia tăng của các tác nhân theo
kênh tiêu thụ (Tính bình quân cho 100 kg lợn hơi) 95

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 1.1. Chuỗi giá trị của Porter (1985) [26] 11
Hình 1.2. Hệ thống giá trị của Porter (1985) [26] 11
Hình 3.1. Giá trị SX của ngành nông nghiệp huyện Việt Yên năm 2012 40
Hình 3.2. Quy trình chăn nuôi lợn gia công tại Việt Yên 50
Hình 3.3. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn gia công trên địa bàn huyện
Việt Yên - Bắc Giang (2010 - 2012) 54
Hình 3.4. Sơ đồ chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi
gia công trên địa bàn Huyện Việt Yên – Tỉnh Bắc Giang 57
Hình 3.5. So sánh chi phí và lợi nhuận giữa hộ gia công lợn nái và công
ty C.P 79
Hình 3.6. So sánh chi phí và lợi nhuận giữa hộ nuôi gia công lợn thịt và
công ty C.P 80
Hình 3.7. So sánh chi phí và lợi nhuận của hộ gia công lợn nái và hộ gia
công lợn thịt 82
Hình 3.8. Hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong chuỗi 92




S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi gia công là một hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp và người

chăn nuôi để phát triển chăn nuôi công nghiệp trong nông thôn, nhằm sản xuất
sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giá
thành thấp và năng suất chăn nuôi cao. Ở nước ta ngành chăn nuôi gia công hiện
nay khá phát triển do định hướng của Đảng và Nhà nước trong phát triển chăn
nuôi, cụ thể: Ngày 16-1-2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược
phát triển chăn nuôi đến năm 2020, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc phát triển
chăn nuôi công nghiệp trong nông thôn, nhằm góp phần giải quyết vấn đề tam
nông (nông nghiệp, nông thôn và nông dân). Tạo việc làm, tăng thu nhập và phát
triển kinh tế khu vực nông thôn. Mục tiêu đến năm 2020, tổng sản lượng thịt sản
xuất đạt 5,5 triệu tấn, trong đó thịt lợn chiếm 63%, tương đương 3,5 triệu tấn,
tăng 49% so với năm 2007. Tuy nhiên, thực tế hiện nay chăn nuôi lợn công
nghiệp theo hướng trang trại chỉ mới đáp ứng được 15% sản lượng thịt lợn cả
nước, trong đó 60% cung cấp cho thị trường các thành phố (TP) lớn trong nước
như Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và Hà Nội. Để tiến nhanh tới một nền
chăn nuôi lợn công nghiệp chiếm 50% - 60% tổng sản phẩm chăn nuôi lợn và có
thể đáp ứng 80% - 90% lượng thịt lợn cho các TP lớn là từ trang trại chăn nuôi
công nghiệp, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, thì hình thức chăn nuôi gia
công là một giải pháp được lựa chọn. Công ty Charoen Pokphand (C.P) Việt
Nam bắt đầu phát triển hệ thống chăn nuôi lợn gia công với người chăn nuôi
Việt Nam từ năm 2001, đến nay đã có trên 60.000 lợn nái các loại thuộc các cấp
giống khác nhau như giống cụ kỵ (GGP), giống ông bà (GP) và giống bố mẹ
(PS), hằng năm cung cấp hàng triệu lợn con giống cho thị trường.
Trong quá trình sản xuất, hộ nuôi gia công sẽ cung cấp lao động, trang
thiết bị và dụng cụ chăn nuôi. Công ty C.P. có trách nhiệm cung cấp con giống,
thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và vắc - xin đến hộ gia công. Công ty chịu trách
nhiệm hướng dẫn, giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật, thu hồi sản phẩm
và thanh toán tiền nuôi gia công theo kết quả chăn nuôi của hộ gia công.

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


2
Hiện nay, hệ thống chăn nuôi lợn của C.P được tổ chức theo 2 loại hình
chính là chăn nuôi lợn nái sinh sản và chăn nuôi lợn con giai đoạn sau cai sữa
đến xuất chuồng. Hệ thống chăn nuôi lợn nái sinh sản có quy mô từ 600 con
đến 2.400 con/trại. Hệ thống chăn nuôi lợn sau cai sữa được tổ chức với quy
mô từ 1.000 con 10.000 con/trại. Định mức lao động 60 lợn nái/lao động hoặc
1.000 lợn sau cai sữa/lao động. Bằng hệ thống này, người chăn nuôi gia công
có thể tham gia một trong hai loại hình chăn nuôi khác nhau (như chăn nuôi
lợn nái sinh sản hoặc chăn nuôi lợn sau cai sữa) với nhiều quy mô khác nhau
tùy thuộc vào khả năng đầu tư. Trại nuôi gia công có thể là của một hộ hoặc
của nhiều hộ dưới hình thức góp vốn cổ phần.
Tuy nhiên, khi tham gia vào chuỗi chăn nuôi gia công, người dân
không chỉ chịu rất nhiều áp lực về việc phải đảm bảo giữ được đầu con giống,
đầu tư trang thiết bị, bỏ nhiều công sức mà thu nhập mang lại chưa tương
xứng. Giá mà công ty trả chưa thỏa đáng, chưa phù hợp với giá thị trường. Do
vậy người dân luôn là người bị thiệt.
Bắc Giang là một tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía bắc, trong
những năm gần đây tình hình phát triển nông nghiệp cũng có nhiều thay đổi
đáng kể. Phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, do chăn nuôi phát triển nhưng tỉnh lại chưa thu hút được các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm trên địa bàn. Do
đó làm cho ngành chăn nuôi chưa phát huy được thế mạnh. Điều này thể hiện
rõ đó là hầu hết các trang trại lớn trên địa bàn Tỉnh có điều kiện sản xuất tốt
thì đều là chăn nuôi thuê cho các công ty nước ngoài, điển hình là công ty cổ
CP. Họ đảm bảo cung cấp cả đầu vào lẫn bao tiêu đầu ra, chính điều này làm
cho người dân càng thiệt thòi.
Huyện Việt Yên là một trong những huyện có những điều kiện thuận
lợi cho phát triển chăn nuôi trang trại ở Bắc Giang. Trong những năm qua,
hình thức chăn nuôi gia công trên địa bàn khá phát triển, đặc biệt là chăn nuôi

lợn. Song, do khó khăn về vốn đầu tư nên các trang trại phải liên kết với các
công ty để phát triển chăn nuôi, vô hình dung trở thành lao động làm thuê cho
các công ty cám. Dẫn đến người dân địa phương chịu thiệt nhiều đường. Để

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
trả lời cho câu hỏi liệu rằng người dân khi tham gia vào chuỗi chăn nuôi gia
công có được hưởng lợi gì không? Sự phân chia lợi ích giữa doanh nghiệp và
các trang trại tham gia đã công bằng chưa? Người dân được gì và mất gì khi
tham gia vào chuỗi này? Tại sao hình thức này vẫn thu hút được nhiều trang
trại lớn tham gia? Xuất phát từ những thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “ Phân tích chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức
nuôi gia công trên địa bàn Huyện Việt Yên – Tỉnh Bắc Giang”
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Phân tích chuỗi giá trị của ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia
công để thấy được sự phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân từ đó đưa ra giải
pháp nhằm cải thiện chuỗi nâng cao hiệu quả kinh tế cho các tác nhân
2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mô tả được thực trạng ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công
trên địa bàn huyện Việt Yên – Bắc Giang.
- Xác định được các tác nhân tham gia vào chuỗi chăn nuôi lợn theo hình
thức nuôi gia công trên địa bàn Việt Yên – Bắc Giang.
- Xác định được sự phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia chuỗi.
- Phân tích được những khó khăn và thuận lợi của các tác nhân trong chuỗi
- Đưa ra được một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị chăn nuôi gia
công trên địa bàn huyện Việt Yên trong những năm tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các tác nhân tham gia vào chuỗi chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia
công trên địa bàn Huyện Việt Yên – Bắc Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vị về không gian: Đề tài được tiến hành trên địa bàn Huyện Việt
Yên – Bắc giang
- Phạm vi thời gian
+ Các số liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ năm 2010 - 2012
+ Số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập điều tra vào năm 2012.

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cở sở lý luận của đề tài
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị
1.1.1.1 Chuỗi giá trị
Ý tưởng về chuỗi giá trị hoàn toàn mang tính trực giác. Chuỗi giá trị
nói đến cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một
dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau,
đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng
[23]. Tiếp đó, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong
chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi. Theo định nghĩa này
có thể giải thích theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp
Theo nghĩa hẹp, một chuỗi gồm một loạt những hoạt động trong một công
ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể bao gồm: Giai
đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua đầu vào, sản xuất, tiếp thị và

phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi v.v. Tất cả các hoạt động này tạo thành
một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng [23]. Mặt khác, mỗi hoạt
động lại bổ sung “giá trị” cho thành phẩm cuối cùng. Chẳng hạn như khả năng
cung cấp dịch vụ hỗ trợ hậu mãi và sửa chữa cho một công ty điện thoại di động
làm tăng giá trị chung của sản phẩm [28]. Nói cách khác, khách hàng có thể sẵn
sàng trả cao hơn cho một điện thoại di động có dịch vụ hậu mãi tốt. Cũng tương tự
như vậy đối với một thiết kế có tính sáng tạo hoặc một quy trình sản xuất được
kiểm tra chặt chẽ. Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp, một hệ thống kho phù
hợp cho các nguyên liệu tươi sống (như trái cây) có ảnh hưởng tốt đến chất lượng
của thành phẩm và vì vậy, làm tăng giá trị sản phẩm.
Chuỗi giá trị theo “nghĩa rộng” là một phức hợp các hoạt động do nhiều
người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến,
thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v.) để biến một nguyên liệu thô thành
một sản phẩm bán lẻ [23]. Chuỗi giá trị „rộng‟ bắt đầu từ hệ thống sản xuất

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp
khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến, vv…
Khái niệm chuỗi giá trị bao hàm các vấn đề về tổ chức và điều phối,
các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau
trong chuỗi [28]. Khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị đòi hỏi một phương
pháp tiếp cận thấu đáo về những gì đang diễn ra giữa những người tham gia
trong chuỗi, những gì liên kết họ với nhau, những thông tin nào được chia
sẻ, quan hệ giữa họ hình thành và phát triển như thế nào, v.v.
Ngoài ra, chuỗi giá trị còn gắn liền với khái niệm về quản trị vô cùng
quan trọng đối với những nhà nghiên cứu quan tâm đến các khía cạnh xã hội
và môi trường trong phân tích chuỗi giá trị. Việc thiết lập (hoặc sự hình

thành) các chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên thiên nhiên
(như đất đai, nước), có thể làm thoái hoá đất, mất đa dạng sinh học hoặc gây ô
nhiễm [20]. Thêm vào đó, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến
các mối ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống, ví dụ, do quan hệ quyền
lực giữa các hộ và cộng đồng thay đổi, hoặc những nhóm dân cư nghèo nhất
hoặc dễ bị tổn thương chịu tác động tiêu cực từ hoạt động của những người
tham gia chuỗi giá trị [20].
Những mối quan ngại này cũng có liên quan đến các chuỗi giá trị nông
nghiệp. Lý do là các chuỗi giá trị phụ thuộc chủ yếu vào việc sử dụng các
nguồn tài nguyên. Đồng thời, ngành nông nghiệp còn có đặc thù bởi sự phổ
biến các tiêu chuẩn xã hội truyền thống, khung phân tích chuỗi giá trị có thể
áp dụng để rút ra kết luận về sự tham gia của người nghèo và các tác động
tiềm tàng của sự phát triển chuỗi giá trị đến người nghèo [16].
1.1.1.2. Các khái niệm liên quan đến chuỗi giá trị
Phần này giới thiệu tổng quan về các khái niệm chính của chuỗi giá trị
từ quan điểm học thuật. Trước hết, phần này nhằm làm rõ khái niệm về chuỗi
giá trị, thứ hai là trình bày cô đọng tổng quan tài liệu để giới thiệu một số vấn
đề chính liên quan đến việc phân tích chuỗi giá trị.



S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
a. Chuỗi cung ứng
Một chuỗi cung ứng được định nghĩa là một hệ thống các hoạt động vật
chất và các quyết định thực hiện liên tục gắn với dòng vật chất và dòng thông
tin đi qua các tác nhân.
Theo Lambert and Cooper (2000) [24] một chuỗi cung ứng ứng có 4

đặc trưng cơ bản như sau:
- Thứ nhất: Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều công đoạn (bước) phối hợp
bên trong các bộ phận, phối hợp giữa các bộ phận (tổ chức) và phối hợp dọc.
- Thứ hai: Một chuỗi bao gồm nhiều doanh nghiệp độc lập nhau, do vậy
cần thiết phải có mối quan hệ về mặt tổ chức.
- Thứ ba: Một chuỗi cung ứng bao gồm dòng vật chất và dòng thông tin
có định hướng, các hoạt động điều hành và quản lý.
- Thứ tư: Các thành viên của chuỗi nỗ lực để đáp ứng mục tiêu là mang lại
giá trị cao cho khách hàng thông qua việc sử dụng tối ưu nguồn lực của mình.
b. Chuỗi nông sản thực phẩm
Một chuỗi nông sản thực phẩm cũng là một chuỗi cung ứng sản xuất và
phân phối nông sản thực phẩm bao gồm dòng vật chất và dòng thông tin diễn
ra đồng thời. Chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm khác với chuỗi cung ứng
của các ngành khác ở các điểm như sau:
- Bản chất của sản xuất nông nghiệp thường dựa vào quá trình sinh học,
do vậy làm tăng biến động và rủi ro.
- Bản chất của sản phẩm, có những đặc trưng tiêu biểu như dễ dập thối
và khối lượng lớn, nên yêu cầu chuỗi khác nhau cho các sản phẩm khác nhau.
- Thái độ của xã hội và người tiêu dùng quan tâm nhiều về thực phẩm
an toàn và vấn đề môi trường.
c. Ngành hàng
Vào những năm 1960 phương pháp phân tích ngành hàng (Filiere) sử
dụng nhằm xây dựng các giải pháp thúc đẩy các hệ thống sản xuất nông
nghiệp. Các vấn đề được quan tâm nhiều nhất đó là làm thế nào để các hệ
thống sản xuất tại địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương
mại, xuất khẩu và tiêu dùng nông sản. Bước sang những năm 1980, phân tích

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


7
ngành hàng được sử dụng và nhấn mạnh vào giải quyết các vấn đề chính sách
của ngành nông nghiệp, sau đó phương pháp này được phát triển và bổ sung
thêm sự tham gia của các vấn đề thể chế trong ngành hàng.
Đến những năm 1990, có một khái niệm được cho là phù hợp hơn trong
nghiên cứu ngành hàng. “Ngành hàng là một hệ thống được xây dựng bởi các
tác nhân và các hoạt động tham gia vào sản xuất, chế biến, phân phối một sản
phẩm và bởi các mối quan hệ giữa các yếu tố trên cũng như với bên ngoài”.
Theo Fabre: “Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế (hay
các phần hợp thành các tác nhân) quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản
phẩm cuối cùng. Như vậy, ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các hành
động xuất phát từ điểm ban đầu tới điểm cuối cùng của một nguồn lực hay
một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến
để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn tất ở mức độ của người tiêu thụ”. [14]
Nói một cách khác, có thể hiểu ngành hàng là “Tập hợp những tác nhân
(hay những phần hợp thành tác nhân) kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuất
tiếp đó là gia công, chế biến và tiêu thụ ở một thị trường hoàn hảo của sản
phẩm nông nghiệp” [4].
Như vậy, nói đến ngành hàng là ta hình dung đó là một chuỗi, một quá
trình khép kín, có điểm đầu và điểm kết thúc, bao gồm nhiều yếu tố động, có
quan hệ móc xích với nhau. Sự tăng lên hay giảm đi của yếu tố này có thể
ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới các yếu tố khác. Trong quá trình vận
hành của một ngành hàng đã tạo ra sự dịch chuyển các luồng vật chất trong
ngành hàng đó.
Sự dịch chuyển được xem xét theo ba dạng sau [4]:
+ Sự dịch chuyển về mặt thời gian
Sản phẩm được tạo ra ở thời gian này lại được tiêu thụ ở thời gian khác.
Sự dịch chuyển này giúp ta điều chỉnh mức cung ứng thực phẩm theo mùa vụ.
Để thực hiện tốt sự dịch chuyển này cần phải làm tốt công tác bảo quản và dự
trữ thực phẩm.

+ Sự dịch chuyển về mặt không gian
Trong thực tế, sản phẩm được tạo ra ở nơi này nhưng lại được dùng ở

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
nơi khác. Ở đây đòi hỏi phải nhận biết được các kênh phân phối của sản
phẩm. Sự dịch chuyển này giúp ta thoả mãn tiêu dùng thực phẩm cho mọi
vùng, mọi tầng lớp của nhân dân trong nước và đó là cơ sở không thể thiếu
được để sản phẩm trở thành hàng hoá. Điều kiện cần thiết của chuyển dịch về
mặt không gian là sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến và
chính sách mở rộng giao lưu kinh tế của Chính phủ.
+ Sự dịch chuyển về mặt tính chất (hình thái của sản phẩm)
Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng qua mỗi lần tác động
của công nghệ chế biến. Chuyển dịch về mặt tính chất làm cho chủng loại sản
phẩm ngày càng phong phú và nó được phát triển tlợn sở thích của người tiêu
dùng và trình độ chế biến. Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng
càng nhiều thì càng có nhiều sản phẩm mới được tạo ra.
Trong thực tế, sự chuyển dịch của các luồng vật chất này diễn ra rất
phức tạp và phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố về tự nhiên, công nghệ và
chính sách. Hơn nữa, theo Fabre thì “Ngành hàng là sự hình thức hoá dưới
dạng mô hình đơn giản làm hiểu rõ tổ chức của các luồng (vật chất hay tài
chính) và của các tác nhân hoạt động tập trung vào những quan hệ phụ thuộc
lẫn nhau và các phương thức điều tiết” [4].
d. Tác nhân
Tác nhân là một “tế bào” sơ cấp với các hoạt động kinh tế, độc lập và
tự quyết định hành vi của mình. Có thể hiểu rằng, tác nhân là những hộ,
những doanh nghiệp, những cá nhân tham gia trong ngành hàng thông qua
hoạt động kinh tế của họ [14]. Tác nhân được phân ra làm hai loại:

- Tác nhân có thể là người thực (hộ nông dân, hộ kinh doanh, )
- Tác nhân là đơn vị kinh tế (các doanh nghiệp, công ty, nhà máy )
Theo nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm để chỉ tập
hợp các chủ thể có cùng một hoạt động. Ví dụ: Tác nhân “nông dân” để chỉ
tập hợp tất cả các hộ nông dân; tác nhân “thương nhân” để chỉ tập hợp tất cả
các hộ thương nhân; tác nhân “bên ngoài” chỉ tất cả các chủ thể ngoài phạm vi
không gian phân tích.
Mỗi tác nhân trong ngành hàng có những hoạt động kinh tế riêng, đó
chính là chức năng của nó trong chuỗi hàng. Tên chức năng thường trùng với

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
tên tác nhân. Ví dụ, hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ chế biến có chức
năng chế biến, hộ bán buôn có chức năng bán buôn Một tác nhân có thể có
một hay nhiều chức năng. Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch
về mặt tính chất của luồng vật chất trong ngành hàng. Các tác nhân đứng sau
thường có chức năng hoàn thiện sản phẩm của các tác nhân đứng trước kế nó
cho đến khi chức năng của tác nhân cuối cùng ở từng luồng hàng kết thúc thì
ta đã có sản phẩm cuối cùng của ngành hàng.
e) Bản đồ chuỗi giá trị
Bản đồ chuỗi giá trị là một hình thức trình bày bằng hình ảnh (sơ đồ) về
những cấp độ vi mô cấp trung của chuỗi giá trị. Theo định nghĩa về chuỗi giá
trị, bản đồ chuỗi giá trị bao gồm một bản đồ chức năng kèm với một bản đồ
về các chủ thể của chuỗi. Lập bản đồ chuỗi có thể nhưng không nhất thiết
phải bao gồm cấp độ vĩ mô của chuỗi giá trị.
Filière (Chuỗi)
Phương pháp “Filière” (Filière nghĩa là chuỗi, mạch) gồm các trường phái
tư duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau. Khởi đầu, phương pháp này được

dùng để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển trong hệ
thống thuộc địa của Pháp [17]. Phân tích chủ yếu làm công cụ để nghiên cứu
cách thức mà các hệ thống sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là cao su, bông, cà phê
và dừa) được tổ chức trong bối cảnh của các nước đang phát triển [18]. Trong
bối cảnh này, khung Filière chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa
phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu
tiêu dùng cuối cùng [19].
Do đó, khái niệm chuỗi (Filière) luôn bao hàm nhận thức kinh nghiệm
thực tế được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của các hàng hoá và xác
định những người tham gia vào các hoạt động [27]. Tính hợp lý của chuỗi
(Filière) hoàn toàn tương tự như khái niệm mở rộng về chuỗi giá trị được
trình bày ở trên.
Khung phân tích của Porter
Trường phái nghiên cứu thứ hai liên quan đến công trình của Micheal
Porter (1985) về các lợi thế cạnh tranh. Porter đã dùng khung phân tích chuỗi

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
giá trị để đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị
trường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ
cạnh tranh khác. Ý tưởng về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể
được tóm tắt như sau: Một công ty có thể cung cấp cho khách hàng một mặt
hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình
nhưng với chi phí thấp hơn (chiến lược giảm chi phí) như thế nào? Cách khác
là làm thế nào để một doanh nghiệp có thể sản xuất một mặt hàng mà khách
hàng sẵn sàng mua với giá cao hơn (chiến lược tạo sự khác biệt)?
Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng như một
khung khái niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế

cạnh tranh (thực tế và tiềm tàng) của mình. Đặc biệt, Porter lập luận rằng các
nguồn lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu nhìn vào công ty như một tổng
thể. Một công ty cần được phân tách thành một loạt các hoạt động và có thể
tìm thấy lợi thế cạnh tranh trong một (hoặc nhiều hơn) những hoạt động đó.
Porter phân biệt giữa các hoạt động sơ cấp, trực tiếp góp phần tăng thêm giá
trị cho sản xuất hàng hoá (hoặc dịch vụ) và các hoạt động hỗ trợ có ảnh
hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm.
Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị không trùng
với ý tưởng về chuyển đổi vật chất. Porter giới thiệu ý tưởng theo đó tính
cạnh tranh của một công ty không chỉ liên quan đến quy trình sản xuất. Tính
cạnh tranh của doanh nghiệp có thể phân tích bằng cách xem xét chuỗi giá trị
bao gồm thiết kế sản phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần, hậu cần bên ngoài,
tiếp thị, bán hàng, các dịch vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ như lập kế hoạch
chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu v.v.
Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp
dụng trong kinh doanh. Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ
các quyết định quản lý và chiến lược điều hành. Ví dụ, một phân tích về chuỗi
giá trị của một siêu thị ở châu Âu có thể chỉ ra lợi thế cạnh tranh của siêu thị
đó so với các đối thủ cạnh tranh là khả năng cung cấp rau quả nhập từ nước
ngoài [20]. Tìm ra nguồn lợi thế cạnh tranh là thông tin có giá trị cho các mục
đích kinh doanh. Tiếp theo những kết quả tìm được đó, doanh nghiệp kinh
doanh siêu thị có lẽ sẽ tăng cường củng cố mối quan hệ với các nhà sản xuất

S
húa bi Trung tõm Hc liu

11
hoa qu nc ngoi v chin dch qung cỏo s chỳ ý c bit n nhng vn
ny.
Hỡnh 1.1. Chui giỏ tr ca Porter (1985) [26]

Mt cỏch tỡm ra li th cnh tranh l da vo khỏi nim h
thng giỏ tr. Cú ngha l: Thay vỡ ch phõn tớch li th cnh tranh ca
mt cụng ty duy nht, cú th xem cỏc hot ng ca cụng ty nh mt phn
ca mt chui cỏc hot ng rng hn m Porter gi l h thng giỏ tr.
Mt h thng giỏ tr bao gm cỏc hot ng do tt c cỏc cụng ty tham gia
trong vic sn xut mt hng hoỏ hoc dch v thc hin, bt u t
nguyờn liu thụ n phõn phi n ngi tiờu dựng cui cựng. Vỡ vy,
khỏi nim h thng giỏ tr rng hn so vi khỏi nim chui giỏ tr ca
doanh nghip. Tuy nhiờn, cn ch ra rng trong khung phõn tớch ca
Porter, khỏi nim h thng giỏ tr ch yu l cụng c giỳp qun lý iu
hnh a ra cỏc quyt nh cú tớnh cht chin lc.





Hỡnh 1.2. H thng giỏ tr ca Porter (1985) [26]
Chuỗi giá
trị của nhà
cung cấp
Chuỗi giá
trị của
công ty
Chuỗi giá
trị của
ng-ời mua


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


12
Phương pháp tiếp cận toàn cầu
Gần đây nhất, khái niệm các chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích
toàn cầu hoá. Các nhà nghiên cứu Kaplinsky và Morris, (2001) đã quan sát
được rằng trong quá trình toàn cầu hoá, người ta nhận thấy khoảng cách
trong thu nhập trong và giữa các nước tăng lên. Các tác giả này lập luận
rằng phân tích chuỗi giá trị có thể giúp giải thích quá trình này, nhất là
trong một viễn cảnh năng động:
- Thứ nhất, bằng cách lập sơ đồ một loạt những hoạt động trong chuỗi,
phân tích chuỗi giá trị sẽ phân tích được tổng thu nhập của chuỗi giá trị thành
những khoản mà các bên khác nhau trong chuỗi giá trị nhận được.
- Thứ hai, phân tích chuỗi giá trị có thể làm sáng tỏ việc các công ty,
vùng và quốc gia được kết nối với nền kinh tế toàn cầu như thế nào?
Trong khuôn khổ chuỗi giá trị, các mối quan hệ thương mại quốc tế
được coi là một phần của các mạng lưới những nhà sản xuất, xuất khẩu,
nhập khẩu và bán lẻ, trong đó tri thức và quan hệ được phát triển để tiếp
cận được các thị trường và các nhà cung cấp. Trong bối cảnh này, sự thành
công của các nước đang phát triển và của những người tham gia thị trường
ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào khả năng tiếp cận các mạng lưới
này. Muốn tiếp cận được mạng lưới này thì sản phẩm phải đạt được các
yêu cầu của toàn cầu hoá.
1.1.2. Các công cụ phân tích chuỗi giá trị
Trong quá trình phân tích chuỗi giá trị ngành hàng, tuỳ yêu cầu của
ngành hàng, có thể sử dụng các công cụ sau đây để phân tích:
- Lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên để phân tích
* Mục tiêu của công cụ này là: Trước khi tiến hành phân tích chuỗi giá
trị phải quyết định xem ưu tiên chọn tiểu ngành nào, sản phẩm hay hàng hóa
nào để phân tích. Vì các nguồn lực để tiến hành phân tích lúc nào cũng hạn
chế nên phải lập ra phương pháp để lựa chon một số nhất định các chuỗi giá

trị để phân tích trong số nhiều lựa chọn có thể được.
* Các câu hỏi chính có thể sử dụng khi lựa chọn chuỗi giá trị ưu tiên là:

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
+ Việc chọn những chuỗi giá trị để phân tích dựa trên những tiêu chí
chính nào?
+ Có những chuỗi giá trị tiềm năng nào có thể phân tích?
+ Sau khi áp dụng những tiêu chí lựa chọn, những chuỗi giá trị nào là
thích hợp nhất để phân tích?
* Các bước tiến hành thực hiện công cụ này như sau:
Quá trình lập thứ tự ưu tiên tuân theo 4 bước như trong quy trình tiến
hành lựa chọn trong một tình huống có nguồn lực khan hiếm. Bốn bước này
bao gồm việc xác định một hệ thống các tiêu chí sẽ được áp dụng để lập thứ
tự ưu tiên các chuỗi giá trị, đánh giá tương đối mức độ quan trọng của các tiêu
chí đó, xác định các tiểu ngành, sản phẩm, hàng hóa tiềm năng có thể xem xét
và sau đó lập một ma trận để xếp thứ tự các sản phẩm theo các tiêu chí trên.
Lựa chọn ưu tiên cuối cùng có thể xác định dựa vào kết quả xếp loại đạt được.
- Lập sơ đồ chuỗi giá trị
Để hiểu được chuỗi giá trị mà chúng ta muốn phân tích, chúng ta có thể
dùng các mô hình, bảng, số liệu, biểu đồ và các hình thức tương tự để nắm
được và hình dung được bản chất. Lập sơ đồ chuỗi giá trị là một cách để làm
cho những gì chúng ta nhìn thấy dễ hiểu hơn.
* Mục tiêu của việc thực hiện công cụ lập sơ đồ chuỗi bao gồm 3
mục tiêu sau:
+ Giúp hình dung được các mạng lưới để hiểu hơn về các kết nối giữa
các tác nhân và các quy trình trong một chuỗi giá trị.
+ Thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân và quy trình trong

chuỗi giá trị.
+ Cung cấp cho các bên có liên quan hiểu biết ngoài phạm vi tham gia
của riêng họ trong chuỗi giá trị.
* Các câu hỏi chính: Không có sơ đồ chuỗi gía trị nào hoàn toàn toàn
diện và bao gồm tất cả mọi yếu tố. Việc quyết định lập sơ đồ những gì phụ
thuộc vào các nguồn lực ta có, phạm vi và mục tiêu của nghiên cứu và nhiệm
vụ của tổ chức của chúng ta. Một chuỗi giá trị, cũng như thực tiễn, có rất
nhiều khía cạnh: dòng sản phẩm thực tế, số tác nhân tham gia, giá trị tích luỹ

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
được v.v. Vì vậy, việc chọn xem sẽ đưa vào những khía cạnh nào mà ta muốn
lập sơ đồ là rất quan trọng.
Những câu hỏi sau có thể hướng dẫn chọn những vấn đề nào để đưa
vào sơ đồ:
+ Có những quy trình khác nhau (căn bản) nào trong chuỗi giá trị?
+ Ai tham gia vào những quy trình này và họ thực tế làm những gì?
+ Có những dòng sản phẩm, thông tin, tri thức nào trong chuỗi giá trị?
+ Khối lượng của sản phẩm, số lượng những người tham gia, số công
việc tạo ra như thế nào?
+ Sản phẩm (hoặc dịch vụ) có xuất xứ từ đầu và được chuyển đi đâu?
+ Giá trị thay đổi như thế nào trong toàn chuỗi giá trị?
+ Có những hình thức quan hệ và liên kết nào tồn tại?
+ Những loại dịch vụ (kinh doanh) nào cung cấp cho chuỗi giá trị?
* Lập sơ đồ chuỗi giá trị bao gồm các bước sau:
+ Bước 1: Lập sơ đồ các quy trình cốt lõi trong chuỗi giá trị.
+ Bước 2: Xác định và lập sơ đồ những người tham gia chính vào các
quy trình này.

+ Bước 3: Lập sơ đồ dòng sản phẩm, thông tin và kiến thức.
+ Bước 4: Lập sơ đồ khối lượng sản phẩm, số người tham gia và số
công việc.
+ Bước 5: Lập sơ đồ dòng luân chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ về mặt địa lý.
+ Bước 6: Xác định trên sơ đồ giá trị ở các cấp độ khác nhau của
chuỗi giá trị
+ Bước 7: Lập sơ đồ các mối quan hệ và liên kết giữa những người
tham gia trong chuỗi giá trị.
+ Bước 8: Lập sơ đồ các dịch vụ kinh doanh cung cấp cho chuỗi giá trị.
- Chi phí và lợi nhuận
Sau khi đã lập sơ đồ chuỗi giá trị, bước tiếp theo là nghiên cứu sâu một
số khía cạnh của chuỗi giá trị. Có rất nhiều khía cạnh có thể lựa chọn để
nghiên cứu tiếp. Một trong những số đó là chi phí và lợi nhuận, hay nói một

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
cách đơn giản hơn, là số tiền mà một người tham gia trong chuỗi giá trị bỏ ra
và số tiền mà một người tham gia trong chuỗi giá trị nhận được.
* Để xác định được chi phí và lợi nhuận chúng ta cần dựa vào một số
câu hỏi chính sau:
+ Chi phí, gồm cả chi phí cố định và thay đổi, của mỗi người tham gia
là gì và cần đầu tư bao nhiêu để tham gia một chuỗi giá trị?
+ Thu nhập của mỗi người tham gia trong chuỗi giá trị là bao
nhiêu? Nói cách khác, khối lượng bán và giá bán của mỗi người tham gia
là bao nhiêu?
+ Lợi nhuận thuần, lợi nhuận biên và mức hoà vốn của mỗi người tham
gia là bao nhiêu?
+Vốn đầu tư, chi phí, thu nhập, lợi nhuận và lợi nhuận biên thay đổi

theo thời gian như thế nào?
+ Vốn đầu tư, chi phí, thu nhập, lợi nhuận và lợi nhuận biên được phân
chia giữa những người tham gia trong chuỗi giá trị như thế nào?
+ Chi phí và lợi nhuận của chuỗi giá trị này thấp hơn hay cao hơn so
với các chuỗi giá trị sản phẩm khác? Nói cách khác, chi phí cơ hội của việc
thuê mua các nguồn lực sản xuất cho chuỗi giá trị cụ thể này là thế nào?
+ Chi phí và lợi nhuận của chuỗi giá trị này thấp hơn hay cao hơn các
chuỗi giá trị tương tự ở những nơi khác?
+ Nguyên nhân của việc phân chia chi phí và lợi nhuận trong một chuỗi
giá trị là gì?
- Phân tích công nghệ và kiến thức của các tác nhân tham gia
trong chuỗi
Công cụ này giúp xem xét xem những tác nhân tham gia vào chuỗi giá
trị đang sử dụng những công nghệ như thế nào? công nghệ này có phù hợp
với họ hay không và liệu có thể thay thổi để cải thiện giá trị của sản phẩm
được không?
* Mục tiêu của công cụ này:
+ Để phân tích tính hiệu quả và hiệu lực của công nghệ trong việc sử
dụng trong chuỗi giá trị

×