Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.54 KB, 81 trang )

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG
BIÊN HỊA

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP


MỤC LỤC
Trang


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
b/q

Bình quân

BHXH

Bảo hiểm xã hội

CB-CNV

Cán bộ - cơng nhân viên

CP

Chi phí

CSH

Chủ sở hữu



DCQL

Dụng cụ quản lý

DT

Doanh thu

ĐTDH

Đầu tư dài hạn

ĐTNH

Đầu tư ngắn hạn

ĐVT

Đơn vị tính

HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐSXKD

Hoạt động sản xuất kinh doanh

KH-VT


Kế hoạch – vật tư

LNST

Lợi nhuận sau thuế

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

MMTB

Máy móc thiết bị

NSLĐ

Năng suất lao động

NVL

Nguyên vật liệu

PTVT

Phương tiện vận tải

QLDN

Quản lý doanh nghiệp


SL

Số lượng

TP

Thành phố

TSCĐ

Tài sản cố định

TSL

Tổng sản lượng

TSLĐ

Tài sản lưu động

TT

Tỷ trọng

TTTH

Tính tốn tổng hợp

WTO


Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization)


XDCBDD

Xây dựng cơ bản dỡ dang

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Nguồn Vốn của Công Ty Năm 2006 – 2007...............................................15
Bảng 3.1. Ma Trận SWOT........................................................................................................22
Bảng 4.1. Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Qua 2 Năm 2006 - 2007........................................24
Bảng 4.2. Một Số Chỉ Tiêu Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh của Cơng Ty Qua 2 Năm 2006 –
2007...........................................................................................................................................26
Bảng 4.3. Tình Hình Lao Động tại Công Ty Qua 2 Năm 2006 - 2007.....................................28
Bảng 4.4. Kết Cấu Lao Động của Công Ty Qua 2 Năm 2006 – 2007.....................................29
Bảng 4.5. Năng Suất Lao Động tại Công Ty Qua 2 Năm 2006 - 2007....................................31
Bảng 4.6. Tình Hình Trang Bị Tài Sản Cố Định của Cơng Ty Qua 2 Năm 2006 – 2007........32
Bảng 4.7. Tình Hình Sử Dụng Tài Sản Cố Định......................................................................33
Bảng 4.8. Đường Thô Nguyên Liệu Đã Huy Động Trong 3 Năm Qua....................................36
Bảng 4.9. Sản Lượng Đường Huy Động So Với Công Suất Thiết Kế Của Máy.....................37
Bảng 4.10. Tình Hình Sử Dụng Một Số Nguyên Vật Liệu Vào Sản Xuất Qua 2 Năm 2006 –
2007...........................................................................................................................................37
Bảng 4.11. Mức Tiêu Hao NVL Chính Cho Sản Xuất Đường Tinh Luyện Của Công Ty Qua 2
Năm 2006 – 2007......................................................................................................................40
Bảng 4.12. Tình Hình Biến Động Giá NVL Chính Phục Vụ Sản Xuất Trong 2 Năm 2006 2007 ..........................................................................................................................................42
Bảng 4.13. Hiệu Suất Sử Dụng NVL của Công Ty Qua 2 Năm 2006 – 2007..........................42
Bảng 4.14. Tình Hình Biến Động Các Khoản Mục Chi Phí Qua 2 Năm 2006 - 2007.............43
Bảng 4.15. Tình Hình Biến Động Hiệu Quả Từ Việc Sử Dụng Chi Phí SXC Trong 2 Năm

2006 – 2007...............................................................................................................................44
Bảng 4.16. Sản Lượng Tiêu Thụ Các Loại Đường Qua 2 năm 2006 – 2007...........................45
Bảng 4.17. Tình Hình Tiêu Thụ tại Các Chi Nhánh Qua 2 Năm..............................................46
Bảng 4.18. Thị Phần Tiêu Thụ của Công Ty Trong 2 Mảng Trực Tiếp và Công Nghiệp........49
Bảng 4.19. Doanh Thu Tiêu Thụ Các Loại Đường Qua 2 Năm 2006 – 2007..........................54
Bảng 4.20. Tình Hình Doanh Thu của Cơng Ty Qua 2 Năm 2006 – 2007..............................55
Bảng 4.21 Tình Hình Sử Dụng Vốn và Nguồn Vốn của Cơng Ty Qua 2 Năm 2006 – 2007 57
Bảng 4.22. Các Chỉ Số Sinh Lợi...............................................................................................59


Bảng 4.23. Phân Tích Các Chỉ Tiêu Cấu Thành Tài Sản Lưu Động........................................61
Bảng 4.24. Khả Năng Thanh Toán Ngắn Hạn của Công Ty Qua 2 Năm 2006 - 2007.............62
Bảng 4.25. Phân Tích Khả Năng Thanh Tốn Nhanh của Cơng Ty Qua 2 Năm 2006 - 2007. 63
Bảng 4.26. Ma Trận SWOT......................................................................................................64

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Biểu Đồ Giao Dịch, Khối Lượng Giao Dịch của Cổ Phiếu BHS...............................6
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức của Cơng Ty Cổ Phần Đường Biên Hịa...........................................8


Hình 2.3. Quy Trình Sản Xuất Đường Tinh Luyện..................................................................10
Hình 2.4. Quy Trình Sản Xuất Đường Thơ..............................................................................11
Hình 2.5. Quy Trình Sản Xuất Rượu Vang..............................................................................12
Hình 2.6. Biểu Đồ Tình Hình Thay Đổi Lao Động Từ Năm 2004 - 2007...............................14
Hình 4.1. Biểu Đồ Thị Phần Các Cơng Ty Đường Trong Nước..............................................51
Hình 4.2. Biểu Đồ Biến Động Doanh Thu từ Năm 2004 - 2008..............................................54


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Bảng Cân Đối Kế Toán năm 2006
Phụ lục 2. Bảng Cân Đối Kế Toán năm 2007


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, có rất nhiều
doanh nghiệp thành cơng và cũng có khơng ít doanh nghiệp thất bại, dẫn đến phá sản.
Vì vậy để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động phải có hiệu quả.
Trên thực tế, để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh
nghiệp cần phải xác định được phương hướng, mục tiêu sản xuất kinh doanh, sử dụng
có hiệu quả các nguồn tài – vật – lực của mình. Muốn như vậy, các doanh nghiệp cần
xác định được những nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp mình. Điều này chỉ thực hiện được dựa trên cơ sở của phân
tích kinh doanh.
Hiện nay Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của tổ chức Kinh tế thế giới WTO,
kinh tế Việt Nam đang trong quá trình đổi mới. Nền kinh tế chuyển từ tập trung bao
cấp sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước, điều này đã giúp cho nền
kinh tế Việt Nam dần dần ổn định và ngày càng phát triển, hòa nhập chung với nền
kinh tế khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó đối với tình hình thị trường trong nước hiện nay, sự cạnh tranh
ngày càng mạnh mẽ và đa dạng với nhiều hình thức khác nhau. Người tiêu dùng có
nhiều sự lựa chọn hơn thơng qua sự đa dạng về hàng hóa, mẫu mã, giá cả … Cùng với
việc mở cửa nền kinh tế, hàng hóa nước ngồi ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam với
giá cả rẻ, mẫu mã đẹp, ảnh hưởng đến việc kinh doanh hàng hóa trong nước. Vì vậy
vấn đề đặt ra là làm sao các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh với các doanh
nghiệp nước ngồi cả ở thị trường nội địa lẫn thị trường quốc tế.
Do đó, các doanh nghiệp trong nước muốn hoạt động kinh doanh của mình tốt

hơn, có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và nước ngồi, thì doanh


nghiệp cần xem xét và phân tích lại tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó tìm
ra hướng đi thích hợp cho mình.
Sau hơn một thập kỷ phát triển, bên cạnh một số kết quả đã đạt được, ngành
mía đường nước ta vẫn cịn tồn tại nhiều bất cập. Việc tìm kiếm một thị trường tiêu thụ
mạnh, nâng cao khả năng cạnh tranh và hoàn thiện sản phẩm là nhiệm vụ cấp bách của
các doanh nghiệp trong ngành.
Từ những lý do trên, cùng với sự đồng ý của Khoa Kinh tế Trường Đại Học
Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh, tôi tiến hành thực hiện đề tài : “Phân Tích Hoạt Động
Sản Xuất Kinh Doanh Tại Cơng ty Cổ Phần Đường Biên Hòa”, với mong muốn
phần nào phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty, đồng thời tìm
ra những giải pháp phù hợp để khắc phục những khó khăn, phát huy những thế mạnh
của cơng ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Đường
Biên Hịa nhằm đánh giá tình hình hoạt động của cơng ty. Qua đó thấy được q trình
hoạt động kinh doanh của cơng ty là có hiệu quả hay khơng có hiệu quả, từ đó xác
định được những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của cơng ty dựa trên việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh,
lao động, tài chính …
Thơng qua việc phân tích trên, sẽ xác định được những ưu và nhược điểm của
quá trình hoạt động của cơng ty. Từ đó đề tài sẽ đưa ra một số ý kiến, đề xuất để khai
thác triệt để những nguồn tài ngun có sẵn, đồng thời tìm ra những biện pháp khắc
phục những mặt hạn chế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đề xuất chiến lược
kinh doanh cho công ty trong những năm sắp tới.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ
Phần Đường Biên Hịa – khu cơng nghiệp Biên Hịa I – Biên Hòa – Đồng Nai.

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong
hai năm 2006 – 2007.
Thời gian nghiên cứu: từ 24/3/2008 đến 7/7/2008.


1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương, bố cục như sau:
Chương 1. Mở đầu Khái quát lí do chọn đề tài nghiên cứu và mục tiêu nghiên
cứu trong phạm vi giới hạn về không gian và thời gian định sẵn. Chương 2.Tổng
quan Giới thiệu sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty Cổ Phần Đường
Biên Hịa, nêu lên những thuận lợi và khó khăn của công ty qua 2 năm 2006 – 2007
cũng như giai đoạn hiện nay. Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh, sự cần thiết của việc
phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với công ty, những phương pháp
nghiên cứu khoa học được sử dụng để phân tích, diển giải nhằm tìm ra kết quả nghiên
cứu của đề tài. Chương 4.Kết quả và thảo luận Khái quát chung tình hình sản xuất
kinh doanh. Phân tích, đánh giá tình hình sản xuất, tiêu thụ của cơng ty cùng các nhân
tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, tiêu thụ. Từ đó có những đề xuất và kiến nghị.
Chương 5.Kết luận và đề nghị Chương này tóm tắt nội dung đã nghiên cứu ở các
chương trên, đưa ra nhận xét về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong hai năm qua, từ đó đưa ra kiến nghị và phương pháp áp dụng trong những năm
tới.


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu sơ lược về công ty
Tên cơng ty: CƠNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HỊA.
Địa chỉ: khu cơng nghiệp Biên Hịa I, thành phố Biên Hịa, Đồng Nai.

Điện thoại: 06183699

Fax: 061836212

Email:

Website: www.Bienhoasugar.vn

Giấy phép kinh doanh số 4703000014.
Tên giao dịch quốc tế: BIÊN HÒA SUGAR JOINT STOCK COMPANY (BSJC).
Vốn điều lệ: 162.000.000.000 đồng.
Logo của công ty

2.1.1. Vị trí của cơng ty
Tổng diện tích mặt bằng của công ty là 198.254,9 m2. Công ty nằm trong khu
công nghiệp Biên Hịa I, cách TP.HCM 25 km về phía Đông Bắc, nằm cạnh xa lộ Hà
Nội, đồng thời cách cảng Cogido và cảng Đồng Nai 1.5 km. Với vị trí địa lý như thế,
rất thuận lợi cho cơng ty trong việc giao nhận hàng hóa, nguyên liệu bằng đường bộ
cũng như đường thủy. Ngồi ra, cơng ty cịn có thể hợp tác với các công ty khác trong
khu công nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng như phế phẩm.
2.1.2. Q trình hình thành và phát triển của cơng ty
Cơng ty cổ phần Đường Biên Hịa (trước giải phóng là nhà máy lọc Đường
Biên Hòa) được xây dựng từ năm 1969 cùng với sự hình thành của khu cơng nghiệp
Biên Hòa sầm uất.


Giai đoạn 4/1982 – 8/1990, việc sản xuất kinh doanh của cơng ty gặp nhiều khó
khăn, chỉ hoạt động cầm chừng do khan hiếm nguồn nguyên liệu, thiếu vốn và tình
trạng xuống cấp nặng nề của máy móc thiết bị.
Từ năm 1990 – 1995, công ty bắt đầu hiện đại hóa máy móc thiết bị, tạo được

những bước phát triển vững chắc. Ngồi phân xưởng luyện đường với cơng suất
90.000 tấn/năm, cơng ty cịn đầu tư xây dựng thêm phân xưởng rượu, phân xưởng sản
xuất bánh kẹo và một số sản phẩm khác.
Năm 1995 – 1997: đầu tư mới nhà máy đường thô tại tỉnh Tây Ninh, năng suất
2500 tấn mía/ngày và có khả năng mở rộng lên 3500 tấn mía/ngày, cùng với việc phát
triển vùng nguyên liệu mía với diện tích trên 6000 ha ở Tây Ninh.
Đến tháng 01/1999, cơng ty tiến hành xong việc cổ phần hóa các phân xưởng
bánh kẹo và thành lập công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa. Cũng trong năm này, phân
xưởng vi sinh tại Tây Ninh với năng suất ban đầu là 10.000 tấn/năm được thành lập,
nguyên liệu chính của phân xưởng này chủ yếu là việc tận dụng bã bùn và tro thải ra từ
nhà máy.
Tháng 05/2001 là thời điểm công ty hồn tất cổ phần hóa phân xưởng đường và
bắt đầu chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế mới với tên gọi là Cơng Ty Cổ Phần
Đường Biên Hịa.
Tháng 08/2001, công ty đã minh chứng cho sự lớn mạnh của mình bằng cách
triển khai dự án đầu tư phân xưởng sản xuất rượu lên men từ trái cây và nếp cẩm, cơng
suất thiết kế ở mức 1000.000 lít/năm.
Với phương châm: “Chất Lượng Làm Nên Thương Hiệu”, công ty là đơn vị
duy nhất trong tồn ngành được bình chọn liên tục trong 10 năm qua là “Hàng Việt
Nam Chất Lượng Cao”. Ngồi ra cơng ty cịn đạt được các chứng nhận, bằng khen
khác như: “Thương Hiệu Nổi Tiếng” (do người tiêu dùng bình chọn), danh hiệu “Anh
Hùng Lao Động” trong thời kỳ 10 năm đổi mới (năm 2000), cúp vàng Topten
“Thương Hiệu Việt” ngành chế biến lương thực (năm 2004, 2005) …
Như vậy, trải qua bao giai đoạn phát triển, Cơng Ty Cổ Phần Đường Biên Hịa
ngày nay đã tạo dựng được một vị thế vững chắc trên thương trường, được người tiêu
dùng tín nhiệm với nhiều chủng loại sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đa dạng và
phong phú. Đây sẽ là tiền đề hứa hẹn cho sự phát triển lớn mạnh của công ty.


2.1.3. Tình hình chứng khốn của cơng ty

Mã chứng khốn: BHS
Tên chứng khốn: Cơng ty cổ phần Đường Biên Hịa
Loại chứng khốn: cổ phiếu phổ thơng
Mệnh giá: 10.000 đồng
Số cổ phiếu đang lưu hành: 16.200.000 cổ phiếu
Các cổ đông lớn


Nhà nước: 11,25 %



Vinamilk: 10 %



Grinling International Limited: 6,52 %



Sacombank: 5,56 %



VietNam Invesment Limited: 5,78 %

Hình 2.1. Biểu Đồ Giao Dịch, Khối Lượng Giao Dịch của Cổ Phiếu BHS

Nguồn: www.vse.org.vn
Qua biểu đồ ta thấy tình hình cổ phiếu của cơng ty khá biến động trong vòng 1

năm qua (28/5/2007 – 19/5/2008), thời điểm từ tháng 9 – 11 năm 2007 giá cổ phiếu
đạt trên 60.000 đồng 1 cổ phiếu và sau thời điểm đó giá cổ phiếu có chiều hướng giảm
xuống. Trong giai đoạn đầu năm 2008 tình hình cổ phiếu thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng liên tục biến động, vì vậy đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình giao
dịch và giá cả đối với chứng khốn của công ty.


2.1.4. Sản phẩm của cơng ty
Sản phẩm chính: Đường tinh luyện được công ty xác định là sản phẩm chủ
lực, là chổ dựa để công ty vững bước phát triển.
Sản phẩm này là kết quả của việc sử dụng quy trình cơng nghệ sạch, khơng có
các hóa chất độc hại cho sức khỏe con người. Với cơng nghệ Cacbonat hóa, từ đường
thô, dây chuyền đã loại ra nhiều tạp chất, nhiều chất khử không tốt cho người tiêu
dùng trực tiếp, cũng như các nhà sản xuất dùng đường làm nguyên liệu. Đây chính là
lý do giúp sản phẩm đường Biên Hịa có được màu trắng tinh khiết mà những sản
phẩm đường khác khơng có được.
Đường tinh luyện gồm các loại:
- Đường RE (Refined Extra): đường tinh luyện Biên Hòa (RE), đường tinh
luyện đặc biệt Biên Hòa (RE đặc biệt), đường tinh luyện Biên Hòa bổ sung
vitamin A (sugar A), đường tinh luyện hạt nhuyễn Biên Hòa (RE nhuyễn),
đường tinh luyện hạt mịn Biên Hòa (RE mịn), đường que.
- Đường RS (Refined Standar): đường cát trắng tinh luyện Biên Hòa (RS),
đường cát trắng Biên Hòa bổ sung Vitamin A (sugar A), đường tinh luyện
ngà Biên Hòa (RS ngà)…
Các sản phẩm phụ: các loại rượu
- Các loại rượu mùi: Rhum Vieux, cam, chanh, dâu, nếp thơm ….
- Các loại rượu vang: vang nho, vang nếp cẩm …
2.2. Thực trạng công ty đường Biên Hịa
2.2.1. Lĩnh vực hoạt động của cơng ty
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm mía đường, các sản phẩm sản xuất có sử

dụng đường, sản phẩm sản xuất từ phụ phẩm, phế phẩm của ngành mía đường.
- Xuất nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm và vật tư chuyên ngành.
- Kinh doanh dịch vụ kho bãi.
- Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt các thiết bị ngành mía đường.
- Sản xuất và kinh doanh các loại rượu …


2.2.2. Cơ cấu tổ chức của cơng ty
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hịa

Nguồn: www.bienhoasugar.vn
Giải thích ý nghĩa sơ đồ tổ chức: Cơng ty cổ phần Đường Biên Hịa xây dựng
mơ hình tổ chức theo cơ cấu quan hệ trực tuyến – chức năng giữa người lãnh đạo cao
nhất (Tổng Giám Đốc) và các cấp. Các bộ phận quản lý chức năng hình thành một mối
quan hệ hữa cơ chặc chẽ, các phòng ban chức năng đóng vai trị tham mưu giúp cho
các cấp lãnh đạo điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh được toàn diện trên tất cả
các lĩnh vực.
2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ ban giám đốc và các phòng ban
Ban giám đốc
- Tổng giám đốc (TGĐ): do hội đồng quản trị (HĐQT) bổ nhiệm, trực tiếp thay
mặt HĐQT để điều hành các hoạt động hằng ngày của công ty, là người đại diện hợp


pháp theo pháp luật và chịu trách nhiệm trước HĐQT về kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
- Phó TGĐ – phụ trách kinh doanh: tham mưu cho TGĐ trong lĩnh vực quản lý,
điều hành các công việc có liên quan đến hoạt động kinh doanh mua bán của cơng ty.
- Phó TGĐ nhà máy kiêm giám đốc nhà máy: tham mưu cho TGĐ về các hoạt
động có liên quan đến tài chính, kỹ thuật. Đồng thời là người có nhiệm vụ tổ chức,
điều hành, quản lý hoạt động của nhà máy đường Biên Hòa - Tây Ninh.

- Phó TGĐ sản xuất – phụ trách sản xuất: tham mưu cho TGĐ trong lĩnh vực
phụ trách hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001; quản lý điều hành
phòng kỹ thuật, phòng quản lý chất lượng, phòng kế hoạch vật tư và các phân xưởng
sản xuất.
Các phịng ban chức năng
- Phịng tài chính kế tốn: thực hiện chức năng hạch tốn, kế tốn, hoạt động tài
chính và thống kê phân tích hoạt động kinh tế.
- Phịng kỹ thuật đầu tư: thực hiện công tác quản lý thiết bị công nghệ sản xuất,
các dự án đầu tư và đào tạo cơng nhân kỹ thuật.
- Phịng xuất nhập khẩu: thực hiện công tác mua bán xuất nhập khẩu.
- Phịng kinh doanh: thực hiện cơng tác tiêu thụ sản phẩm, quản lý kho hàng
cùng với công tác nghiên cứu thị trường, điều độ sản xuất, xây dựng các kế hoạch kinh
doanh và các chiến lược marketing. Phòng kinh doanh có 2 phịng ban trực thuộc là:
phịng bán hàng và phòng marketing.
- Phòng kế hoạch vật tư: thực hiện việc cung ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất
và các vật tư thiết bị phục vụ cho các hoạt động sửa chữa, lắp đặt dự án đầu tư.
- Phòng quản lý chất lượng (QM): thực hiện công tác nghiên cứu nâng cao chất
lượng sản phẩm và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Phịng nhân sự: thực hiện cơng tác quản lý hành chính, văn thư… với chức
năng quản lý lao động và tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động và thi đua.
- Phân xưởng sản xuất: thực hiện công tác điều hành sản xuất theo kế hoạch đã
được phê duyệt và quản lý lao động.
2.2.4. Quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm đường tinh luyện của công ty


Hình 2.3. Quy Trình Sản Xuất Đường Tinh Luyện.

Nguồn: Phịng Kỹ Thuật
Tóm tắt quy trình sản xuất: gồm 6 bước
- Nhập máy: đường thô từ kho được các xe xúc đổ vào thùng chứa và được hệ

thống băng chuyền, dàn gàu chuyển qua phân xưởng chế biến. Lượng đường nhập vào
được xác định qua cân tự động rồi vào giai đoạn chế luyện tiếp.
- Cacbonat hóa và lọc 1: nước đường nguyên sẽ được gia vôi rồi được dẫn qua
bốn cột phản ứng để xơng khí CO 2 tạo phản ứng Cacbonat hóa, trước khi bơm vào bản
lọc 1 tự động để loại bỏ kết tủa CaCO3 và các tạp chất có trong nước đường.
- Than hóa (tẩy màu) và lọc 2: sau khi qua lọc 1, nước đường được trộn với
than hoạt tính trong 30 phút để tẩy màu, sau đó bơm qua lọc 2 để loại bỏ hồn tồn các
cặn bả có trong nước đường.
- Lọc Ceramic: từ bàn lọc 2, nước đường được đưa qua các cột nhựa Antonit:
có khả năng trao đổi Ion để tách các Ion mang màu làm giảm độ màu của nước đường,
thành nước tinh lọc (fine liqor). Thực chất đây là giai đoạn lọc tất cả các tạp chất cịn
sót lại, để có được nước đường thật tinh khiết.
- Nấu đường ly tâm: nước đường tinh lọc được bơm đến các nồi nấu, sau khi
nấu qua 7 hệ tại các nồi chân không và qua các máy ly tâm, sẽ cho ra các sản phẩm


đường từ R1 – R5 cùng phụ phẩm và mật rỉ. Đường thành phẩm được đưa qua hệ
thống sấy nóng, sấy nguội để đảm bảo độ ẩm thấp nhất và đưa vào silo chứa. Trong
silo đường được làm ổn định bằng hệ thống gió khơ có độ ẩm nhỏ hơn 50% thổi vào.
- Sàng và đóng bao: từ silo, đường được đưa vào hệ thống sàng nhiều tầng để
phân cỡ hạt. Đường cụt, đường bụi được đưa trở lại vào dây chuyền, các loại đường
khác được đưa vào máy đóng túi 0,5kg, 1kg… cho người tiêu dùng trực tiếp hoặc
đóng bao 12kg, 50kg … phục vụ các đơn vị sản xuất kinh doanh.
2.2.5. Quy trình sản xuất sản phẩm đường thơ
Hình 2.4. Quy Trình Sản Xuất Đường Thơ.

Nguồn: Phịng Kỹ Thuật
Tóm tắt quy trình sản xuất: gồm 5 bước
- Mía được vận chuyển bằng xe qua bàn cân vào phòng kiểm nghiệm để lấy số
liệu trọng lượng, chữ đường và tạp chất.

- Mía được chặt nhỏ bằng dao chặt, sau đó qua búa đập và qua dàn ép 2 trục.
Nước qua thiết bị lọc để đến khu vực gia vôi – bốc hơi, bã mía được cấp đến lị làm
nhiên liệu đốt cho lò hơi.


- Mía sau khi được gia vơi đi qua hệ thống lắng nhanh để loại bỏ tạp chất rồi
đưa vào các thùng bốc hơi. Sau khi bốc hơi, nước mía cơ đặc đạt khoảng 65 – 70 Brix
thì đưa vào nồi nấu.
- Dây chuyền có các nồi nấu đường liên tục A, B, C và nồi nấu giống. Tại các
nồi, đường sẽ kết tinh tạo hạt và được đi ly tâm.
- Đường non sau khi nấu sẽ được qua ly tâm để tách riêng mật, hạt đường còn
lại sẽ qua hệ thống sấy để làm khô hạt và đưa vào kho chứa. Thông qua hệ thống gàu
tải và băng chuyền, đường sẽ được đóng vào các bao 1 tấn để đưa về cơng ty.
2.2.6. Quy trình sản xuất rượu vang
Hình 2.5. Quy Trình Sản Xuất Rượu Vang.

Nguồn: Phịng Kỹ Thuật
Tóm tắt quy trình sản xuất: gồm 5 bước
Bước 1: Cơng đoạn sử lý nho sơ bộ.
Nho từ Ninh Thuận chở về công ty được lựa chọn để loại bỏ những quả có chất
lượng kém phịng tránh sự nhiễm trùng và tạo hương vị không tốt về sau cho rượu
vang. Sau đó nho được đưa vào máy rửa, loại bỏ bẩn, thuốc trừ sâu … rồi để ráo nước.


Bước 2: Công đoạn xử lý siro nho.
Nho sạch theo băng chuyền đỏ vào máy xé nho để phá vỡ sơ bộ cấu trúc quả
nho tạo điều kiện cho nước nho thốt ra ngồi. Nước nho này được xử lý Enzyme,
dịch có xác nho được cho chảy qua các máy ly tâm, máy ép bả và cho lọc khung bản
để thu được dịch nho trong suốt và tinh khiết.
Bước 3: Công đoạn lên men.

Dịch nho từ khâu xử lý quả được phối chế cho ra nồng độ thích hợp và thanh
trùng làm nguội trước khi đi lên men chính. Men giống thuần chủng cho men nho
được nuôi cấy và nhân giống qua nhiều cấp từ phịng thí nghiệm ra đến phân xưởng.
Sau đó men giống này được bơm vào thùng lên men chính để lên men rượu vang nho
ở nhiệt đọ thấp nên tạo cho vang có vị êm và dịu về sau. Sau khi qua cơng đoạn lên
men chính, vang nho được tiếp tục lên men phụ ở nhiệt độ lạnh hơn để tăng hương vị
thơm ngon cho vang.
Bước 4: Công đoạn lọc và tàng trữ rượu vang.
Vang sau khi lên men phụ được bơm đi lọc tách xé men rồi thanh trùng làm
sạch và lọc an toàn lần thứ nhất. Sau đó vang được tàng trữ qua một thời gian dài để
tăng thêm chất lượng cho vang, giúp cho vang có thêm vị êm dịu, đậm đà.
Bước 5: Công đoạn chiết chai ra thành phẩm.
Trước khi ra chai thành phẩm, vang nho được bơm đi lọc an toàn lần cuối và
đưa vào chiết chai trên hệ thống máy chiết, đóng nút và dán nhãn tự động. Chai và nút
trước khi đưa vào chiết vang nho được hấp thanh trùng và ngâm nước sát trùng nhằm
tránh nhiễm khuẩn cho vang về sau. Sau khi chiết, chai được đóng nút và dán nhãn,
các chai vang nho được bọc thêm màng co rồi đưa đi đóng thùng nhập kho và phân
phối bán hàng.
2.2.7. Thị trường của công ty
Thế giới: chủ yếu là các nước Châu Á và một số nước khác như Đông Âu, Úc,
Mỹ …
Trong nước: với thương hiệu là Đường Biên Hịa, cơng ty hiện là thương hiệu
dẫn đầu thị trường đường trong nước.


− Miền Bắc: công ty đã thành lập một chi nhánh đại diện tại thủ đơ Hà
Nội, đó là tâm điểm để công ty tỏa ra quản lý tất cả các tỉnh phía Bắc từ
Móng Cái đến Thanh Hóa.
− Miền Trung: bao gồm các tỉnh từ Nghệ An đến Bình Định. Đây là thị
trường được đặt dưới sự quản lý của chi nhánh Đà Nẵng.

− Đối với các tỉnh như Tây Nguyên, Gia Lai, Kon Tum, Đak Lak, Đak
Nông và khu vực Tuy Hòa trở vào một số tỉnh miền Đơng như: Vũng
Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận sẽ trực thuộc
quản lý của trụ sở chính là cơng ty cổ phần đường Biên Hịa tỉnh Đồng
Nai.
− Miền Tây: riêng các tỉnh thuộc miền Tây như: Long An, Tiền Giang, Trà
Vinh, Sóc Trăng đến Cà Mau là thị trường thuộc quyền quản lý của chi
nhánh Cần Thơ.
− Riêng khu vực TP.Hồ Chí Minh: cơng ty xác định đây là thị trường trọng
điểm, có nhiều tiềm năng, cần có những chiến lược tập trung khai thác
thích hợp. Cơng ty đã cho thành lập 1 chi nhánh với đặc quyền quản lý
tất cả các quận huyện tại thị trường TP.Hồ Chí Minh. Hàng năm sản
lượng và doanh thu ở khu vực này chiếm một tỷ trọng khá cao, ở mức
khoảng 30% sản lượng và doanh thu của cơng ty.
2.2.8. Tình hình thay đổi lao động qua các năm
Hình 2.6. Biểu Đồ Tình Hình Thay Đổi Lao Động Từ Năm 2004 - 2007
Người
900

875

850

820

800
765

786


750
700
650
2004

2005

2006

2007

Năm
Nguồn: Phịng Kế Tốn – Tài Chính


Tình hình lao động của cơng ty có sự biến động đáng kể và có xu hướng tăng
dần qua các năm. Sự thay đổi về cơ cấu lao động, số lượng cũng như trình độ … sẽ
được trình bày trong phần sau.
2.2.9. Vốn và nguồn vốn của cơng ty
Ngồi lao động, kỹ thuật, cơng nghệ, vốn đóng 1 vai trị hết sức quan trọng
trong quá trình sản xuất. Thiếu vốn doanh nghiệp không thể nào thực hiện được chức
năng, nhiệm vụ của mình và tất yếu sẽ khơng tồn tại.
Bảng 2.1. Cơ Cấu Nguồn Vốn của Công Ty Năm 2006 – 2007
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn vốn

Năm 2006

Chênh lệch


Năm 2007
±∆

Vốn chủ sở hữu
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Tổng cộng

353.878
74.510
161.392
589.780

376.513
103.053
185.989
665.555

%

22.635
6,39
28.534
38,29
24.597
15,24
75.766
59,94
Nguồn: Phịng Kế Tốn.


So với năm 2006, nguồn vốn chủ sở hữu năm 2007 có tăng lên nhưng không
đáng kể (6,39 %). Nguồn vốn này được bổ sung từ kết quả sản xuất kinh doanh năm
2007. Năm 2007 là thời điểm công ty đầu tư mua lại, sửa chữa nhà máy đường Trị An,
cũng như đầu tư cải tiến máy móc thiết bị ở cơng ty cho nên nợ ngắn hạn thời điểm
này tăng lên 38,29 %, thể hiện quyết tâm đầu tư phát triển cho tương lai của cơng ty.
2.3. Thuận lợi và khó khăn của công ty
2.3.1. Thuận lợi
- Sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với ngành mía đường đã tạo thuận lợi
cho hoạt động của công ty.
- Thương hiệu “Đường tinh luyện Biên Hịa” là thương hiệu uy tín được nhiều
nhà tiêu dùng biết đến.
- Tập thể cán bộ cơng nhân viên ln đồn kết nhất trí, phấn đấu vì sự nghiệp
phát triển bền vững của cơng ty.
- Hệ thống quản lý của công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 ngày càng
phát huy hiệu quả.


- Ngành đường thế giới đang ổn định về cung cầu, chính phủ các nước sản xuất
đường như Brazil, Cuba, Thái Lan … và các nước Đông Âu đã bãi bỏ dần chính sách
bảo hộ ngành đường, trợ giá xuất khẩu.
2.3.2. Khó khăn
- Khủng hoảng ngành mía đường ở Việt Nam liên tục trong 3 năm (2000 –
2003) đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý người trồng mía và sản xuất kinh doanh đường.
- Chưa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu vấn nạn đường nhập lậu.
- Năng suất và chất lượng mía cịn thấp làm giá thành sản xuất cao, khả năng
cạnh tranh với một số cây trồng khác còn yếu.


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh
Sản xuất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của loài người cùng với sự phát
triển của xã hội. Mỗi thời đại, khu vực khác nhau thì nền kinh tế có những đặc điểm
khác nhau, tuy nhiên con người ln ln tìm kiếm những hoạt động sản xuất có hiệu
quả nhất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Từ nhu cầu đó, con
người trong q trình sản xuất kinh doanh phải ln quan sát thực tế, phân tích các
mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mặt khác, cùng với sự phát triển của
khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất, địi hỏi con người phải ln có một nhận thức
đúng đắn, đầy đủ, khoa học và chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của mình,
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
3.1.2. Ý nghĩa
Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu của mọi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiêp.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp phát hiện những
khả năng tiềm tàng của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngồi ra đó cũng là
công cụ để cải tiến những cơ chế trong kinh doanh.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh giúp lãnh đạo doanh nghiệp có được
các thơng tin cần thiết để đưa ra quyết định kinh doanh, nhằm đạt được mục tiêu mong
muốn trong quá trình điều hành mọi hoạt động sản xuất.
Một kế hoạch sản xuất kinh doanh cho dù khoa học và chặc chẽ như thế nào
chăng nữa thì so với thực tế đã và đang diễn ra vẫn chỉ là 1 dự kiến. Thông qua thực
tiễn kiểm nghiệm sẽ có nhiều điều cần bổ sung hồn chỉnh. Phân tích hoạt động sản


xuất kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro, là cơ sở cho việc ra
những quyết định kinh doanh.
3.1.3. Nội dung
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ để cung cấp thông tin cho

các nhà lãnh đạo, quản trị điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp mình. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua sự tác động
của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động và đặc biệt là qua các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh ở đây được hiểu là: kết quả kinh doanh đạt được hoặc
là kết quả mục tiêu của tương lai cần đạt được, và đó chính là đối tượng cần được phân
tích. Kết quả hoạt động sản xuất này phải là kết quả riêng biệt và được lấy trong một
khoảng thời gian nhất định chứ khơng phải là kết quả chung chung.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá
biến động của kết quả kinh doanh thơng qua các chỉ tiêu kinh tế, mà cịn đi sâu xem
xét các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu.
3.1.4. Nhiệm vụ
Đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch đã đề ra hoặc tình hình thực hiện
của kỳ trước.
Phân tích các nhân tố nội tại và khách quan ảnh hưởng đến tình hình thực hiện
kế hoạch. Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các kế hoạch sản
xuất trong tương lai.
Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các chỉ
tiêu kinh tế đã xây dựng, xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm ra các
nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó
Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại
chưa tốt của quá trình hoạt động kinh doanh.
3.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
a) Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh năng lực của doanh nghiệp. Kết quả sản xuất
kinh doanh ngày càng tăng, chứng tỏ trình độ quản lý ngày càng được nâng cao và
chặc chẽ hơn.


×