Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TRIỂN KHAI HÌNH THỨC đào tạo mới TRONG NGÀNH y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.84 KB, 5 trang )

Y HỌC THỰC HÀNH (907) – SỐ 3/2014




55
có 1 bệnh nhân Barret và 4 trường hợp u nhú biểu
mô vảy.
Khi đối chiếu mức độ triệu chứng lâm sàng với
hình ảnh nội soi thực quản cho thấy đối với những
trường hợp có triệu chứng lâm sàng độ I có tới 50%
bệnh nhân là bình thượng nhưng khi triệu chứng lâm
sàng ở độ IV chỉ có 9,1% là bình thường và có tới
36,4% tổn thương thực quản độ IV. Điều này cho
thấy thường bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng rầm
rộ thì tổn thương thực quản cũng nặng hơn.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 115 trường hợp trào ngược thực
quản cho kết quả thu được như sau:
Bệnh nhân nam giới mắc bệnh ít hơn nữ, nhóm
tuổi này hay gặp từ 31 - 40 tuổi.
Thời gian mắc bệnh ít nhất dưới 1 tuần và lớn
hơn 12 tháng.
Triệu chứng lâm sàng: 35,7% ợ nóng đơn thuần,
27% ợ nóng kết hợp với triệu chứng khác, (16,5%)
nuốt vướng, (13%) triệu chứng ngoài thực quản (ho,
khàn ).
Mô bệnh học thực quản: Viêm mạn tính (21,4%),
viêm loét (42,9%), Barret 7,1%).
Mô bệnh học dạ dày: Viêm mạn tính (37,5%),
viêm loét (37,5%), viêm teo (6,2%).


Những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng rầm rộ
thì có tổn thương thực quản nặng hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Thị Hoài, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
hình ảnh nội soi – mô học và đo PH thực quản liên
tục 24 giờ trong hội chứng trào ngược dạ dày thực
quản. Luận văn thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà
Nội.
2. Tạ Long (2005), “Dịch tễ học, chẩn đoán và xử
trí bệnh trào ngược dạ dày thực quản”, Đặc san tiêu
hoá Việt Nam, 3, tr 05-14.
3. Dương Minh Thắng (2001), Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học của trào ngược
dạ dày thực quản, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện
Quân y, Hà Nội.
4. Nguyễn Cảnh Bình (2008), Nghiên cứu tổn
thương bệnh lý tại đoạn nối thực quản dạ dày trong
bệnh trào ngược dạ dày thực quản, Tạp chí Khoa
học Tiêu hoá Việt Nam, 9, tr 530-535.
5. Pal Demeter and Akos Pap (2004), “The
relationship between Gastroesophageal Reflux
disease and obstructive sleep apnea”, Journal of
Gastroenterology, vol 39, pp. 815-520.
6. Dentetal, Scan.J.Gastr(2008), vol 43,
Supplement 244, Or8.

TRIỂN KHAI HÌNH THỨC ĐÀO TẠO MỚI TRONG NGÀNH Y TẾ

BÙI TRUNG DŨNG - Bệnh viện Bạch Mai



TÓM TẮT
Giáo dục trực tuyến (eLearning) trong y tế đã phát
triển tại nhiều nước trên thế giới nhưng chỉ mới bắt
đầu hình thành tại Việt Nam. Nhằm đánh giá những
yếu tố liên quan đến quá trình chuẩn bị triển khai giáo
dục trực tuyến trong ngành Y tế ở Việt Nam, chúng
tôi đã tiến hành nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai
theo phương pháp mô tả cắt ngang với nhóm cán bộ
giảng viên năm 2013. Nghiên cứu tiến hành phỏng
vấn đối tượng bằng bộ câu hỏi, kết quả cho thấy
phần lớn đối tượng nghiên cứu có mức độ sẵn sàng
áp dụng cao, nhu cầu lớn và thực tế đang thường
xuyên sử dụng các phần mềm vi tính như
Powerpoint, Word, Excel Mức độ truy cập Internet
và giao tiếp qua thư điện tử là rất cao. Hàng tuần,
giảng viên truy cập chủ yếu vào các diễn đàn trực
tuyến chuyên ngành để xem và tải tài liệu liên quan.
Mặc dù nhóm giảng viên này chưa được tiếp cận hay
làm bài giảng trực tuyến, nhưng nhận thức về lợi ích
của giáo dục trực tuyến là rất tốt. Các thầy cô giáo
chấp nhận thay đổi phương pháp giảng dạy, sẵn
sàng kết hợp với giáo dục truyền thống, liên hệ chặt
chẽ hơn với học viên để tăng cường hỗ trợ từ xa qua
các công cụ trực tuyến linh hoạt, qua đó giảm bớt chi
phí học tập của học viên và giảm tải gánh nặng mất
nhân lực tại các cơ sở cử học viên đi học.
Từ khóa: Đào tạo trực tuyến, Bệnh viện Bạch
Mai.
SUMMARY

ELearning in health has been developed in many
countries around the world, but just began to form in
Vietnam last few years. This research was conducted
in one of the three biggest hospitals in Vietnam with
purposes of assessment some main factors related
the implement eLearning in Vietnam. The study
design was cross-sectional survey with teachers and
facilitators. The result of interviewing research
subjects by questionnaire reveals that the majority
had a high application availability, high demand and
often practical use computer software such as
PowerPoint, Word, Excel The level of access
Internet and communication via e-mail is very high.
They access mainly to specialized online forums to
view and download relevant documents every week.
Although this group have not made online lectures
yet, but their awareness of the benefits of eLearning
is very good. The teachers accept to change teaching
methods, willing to combine with traditional education
and more closely associate with students to enhance
remote support through online tools flexibly. There by
reducing the learning cost and the burden of lacking
of employees at the lower level health facilities.
Keywords: ELearning, Bach Mai hospital.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Y HỌC THỰC HÀNH (907) – SỐ 3/2014





56
Giáo dục trực tuyến đã được hình thành và phát
triển tại nhiều nước phát triển trên thế giới. Mô hình
giáo dục trực tuyến (eLearning) đã được hình thành
tại khoảng 90% các trường đại học, cao đẳng Mỹ với
số người tham gia học tăng 33% hàng năm trong 5
năm liên tiếp từ 1999 - 2004. Sự phát triển như vũ
bão của công nghệ thông tin tại Việt Nam thời gian
qua dẫn đến số người sử dụng Internet tăng vọt, ví
dụ năm 2012 có hơn 31 triệu người sử dụng Internet,
chiếm 35,49 % dân số, đứng thứ 18/20 quốc gia có
số người dùng Internet lớn nhất thế giới, đứng thứ 8
khu vực Châu Á và đứng vị trí thứ 3 ở khu vực Đông
Nam Á (ASEAN). So với năm 2000, số lượng người
dùng Internet Việt Nam đã tăng khoảng hơn 15 lần và
đang tiếp tục tăng [1]. Tuy nhiên, những nghiên cứu
tại Việt Nam về giáo dục trực tuyến trong ngành y
vẫn còn rất thiếu và chưa toàn diện.
Trên thế giới, giáo dục trực tuyến trong y tế đã
được chứng minh có thể làm giảm nhu cầu “mặt đối
mặt” như phương pháp dạy học truyền thống, nhất là
với giảng dạy lý thuyết mà không làm suy giảm chất
lượng đào tạo [2]. Nhiều nghiên cứu còn nhận định
eLearning và việc sử dụng công nghệ Internet là để
tăng hiệu suất dạy học, bổ sung cho giảng dạy truyền
thống [3, 4]. Một cơ sở hạ tầng phát triển để hỗ trợ
eLearning trong giáo dục y tế bao gồm kho lưu trữ,
hoặc các thư viện kỹ thuật số, quản lý truy cập tài liệu
học tập điện tử, sự đồng thuận về tiêu chuẩn kỹ
thuật, và phương pháp đánh giá ngang hàng các

nguồn tài nguyên. Sự hội nhập của eLearning vào
giáo dục y tế có thể xúc tác cho sự thay đổi với việc
áp dụng lý thuyết học người lớn, nơi mà các nhà giáo
dục sẽ không còn phục vụ chủ yếu là các nhà phân
phối nội dung, mà sẽ tham gia nhiều hơn như hỗ trợ
của các giám định viên học tập và năng lực [3]. Tuy
nhiên, để triển khai thành công eLearning trong y tế
lại cần phải chuẩn bị hoàn chỉnh nhiều yếu tố quan
trọng như nội dung của khóa học phù hợp đặc thù
của ngành, một môi trường học tập điện tử có cấu
trúc xã hội, cũng như các công nghệ có sẵn [4]. Giáo
dục trực tuyến, mặc dù không thể đáp ứng với tất cả
các nội dung giảng dạy, nhưng một số kết quả báo
cáo chỉ ra rằng nó là một phương tiện hiệu quả và
thuận tiện về mặt kinh tế mà khó có thể đạt được với
giáo dục truyền thống [5].
Việc đào tạo cán bộ y tế tại Việt Nam hiện nay dù
đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn thiếu về số
lượng và yếu về chất lượng. Số liệu năm 2009 cho
thấy, số bác sỹ trên một vạn dân mới đạt 6,59, thấp
hơn một số nước lân cận như Trung Quốc, Phi-líp-
pin [6]. Công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho
nhân viên y tế cũng gặp một số khó khăn về nguồn
kinh phí và tổ chức thực hiện. Nhiều nhân viên y tế
không thích tham gia các khóa đào tạo chuyên môn
do kinh phí hỗ trợ quá thấp, ảnh hưởng đến phần thu
nhập thêm. Hình thức bồi dưỡng, nâng cao năng lực
chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là các lớp ngắn hạn, tập
trung. Nhiều cơ sở y tế, đặc biệt là ở các khu vực khó
khăn và tuyến huyện, xã, không muốn cử cán bộ đi

học các khóa đào tạo chính quy, do nhiều nhân viên
y tế sau khi tốt nghiệp không trở về cơ sở y tế đã cử
đi học, mà xin chuyển đến các cơ sở lớn hơn, ở
tuyến cao hơn [6].
Trong tình trạng còn nhiều bất cập của giáo dục
trong y tế, với sự phát triển vượt bậc của khoa học
công nghệ, giáo dục trực tuyến đã trở thành một lựa
chọn tối ưu, rất cần phải khẩn trương chuẩn bị và
triển khai để khắc phục những tồn tại đó. Vì vậy,
chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu với mục đích
đánh giá những yếu tố liên quan đến quá trình chuẩn
bị triển khai giáo dục trực tuyến trong ngành Y tế ở
Việt Nam.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Đào tạo và Chỉ
đạo tuyến, Bệnh viện Bạch Mai.
Đối tượng:
Là các giảng viên thuộc danh sách chính thức
của Bệnh viện Bạch Mai năm 2013.
Không phân biệt tuổi, giới.
Đủ sức khỏe và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được
thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang. Tất cả các
đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp qua
bộ phiếu câu hỏi điều tra tập trung vào yếu tố liên quan
đến 2 nhóm chủ đề là thực trạng trang thiết bị, kỹ
năng, nhu cầu và nhận thức của giảng viên liên quan
đến giáo dục trực tuyến trong y tế, từ đó đánh giá
được sự chuẩn bị để triển khai trong thời gian tới. Số
liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 15.0.

KẾT QUẢ
Kết quả nghiên cứu cho thấy đến 81% đối tượng
nghiên cứu ủng hộ và sẵn sàng triển khai giáo dục
trực tuyến trong y tế.
1. Thực trạng của giảng viên

Biểu đồ 1: Phân loại đối tượng nghiên cứu theo trình độ

Tỷ lệ lớn giảng viên có trình độ cao trong đó 42%
Tiến sỹ và 27% Thạc sỹ với tỷ lệ giảng viên nam cao
gấp gần 3 lần nữ (73% so với 27%). Tất cả giảng
viên đều đang công tác tại bệnh viện, thậm chí kiêm
nhiệm cả giảng viên của trường Đại học Y hoặc
trường Cao đẳng Y. Nên khi triển khai eLearning, đây
chính là nhóm cốt lõi quyết định sức hấp dẫn thu hút
học viên tham gia và phát triển loại hình đào tạo mới
này bên cạnh các yếu tố về kỹ thuật.
Lứa tuổi giảng viên tập trung trên 45 tuổi (71%)
với trên 15 năm thâm niên giảng dạy cho thấy đối
tượng đã rất quen thuộc và có thể hiểu được những
Y HỌC THỰC HÀNH (907) – SỐ 3/2014




57
tồn tại của giáo dục truyền thống, từ đó có thể có
động lực để thay đổi phương pháp giảng dạy.

Biểu đồ 2: Mức độ truy cập Internet của giảng viên

Mức độ truy cập Internet, một đặc điểm bắt buộc
của giáo dục trực tuyến, ở nhóm giảng viên bệnh viện
chiếm tỷ lệ rất cao (92%), gấp hơn 2,5 lần mức độ truy
cập chung toàn quốc [1]. Đây là một lợi thế vô cùng
lớn khi triển khai giáo dục trực tuyến tại bệnh viện.
Thực trạng sử dụng công cụ giao tiếp qua Internet
của giảng viên cũng rất khả quan. 100% giảng viên
có hòm thư điện tử với mức độ thường xuyên sử
dụng là 88%. Bên cạnh email, 40% giảng viên
thường xuyên sử dụng những công cụ tương tác chủ
yếu hỗ trợ cho eLearning như yahoo, skype,
Mức độ truy cập vào một diễn đàn trực tuyến
chuyên ngành hàng tuần của giảng viên chỉ là 38%,
nhưng có thể thấy rõ nhu cầu chủ yếu của 88% giảng
viên là xem và tải tài liệu với 76% thấy dễ dàng khi
tìm kiếm thông tin.

Biểu đồ 3: Những thiết bị tin học cá nhân của giảng viên
Giảng viên đã được hoặc tự trang bị những
phương tiện cần thiết cho giảng dạy trực tuyến như
92% có máy tính xách tay, 79% có máy tính để bàn,
hầu hết có mạng Internet hoặc thiết bị truy cập
Internet di động (3G). Ngoài ra, số lượng thiết bị di
động như tablet, điện thoại thông minh có khả năng
truy cập eLearning chiếm đến trên 80% giảng viên.
Mặc dù chỉ có 24% giảng viên từng tham gia
eLearning nhưng với những kỹ năng, trang thiết bị
hiện có, việc triển khai giáo dục trực tuyến trong bệnh
viện là có cơ sở chắc chắn.
2. Nhận thức của giảng viên

Nhận thức của giảng viên về việc triển khai ứng
dụng tin học trong giảng dạy, học tập là rất tích cực với
100% giảng viên cho rằng có rất nhiều và nhiều lợi ích.
Những ưu điểm được đánh giá cao nhất là bài giảng
sinh động hơn (92%), truyền đạt kiến thức dễ dàng
hơn (87,5%), tăng tính chủ động trong học tập của học
viên (79%) và tiết kiệm chi phí cho học viên (71%).
Khi giảng dạy qua eLearning, giảng viên ý thức
được việc hạn chế “mặt đối mặt” với học viên, do đó
họ sẵn sàng chuẩn bị bài giảng chu đáo, chuẩn mực
hơn và sử dụng nhiều công cụ tạo bài giảng trực
quan hơn (83%), nhằm đảm bảo học viên có thể hiểu
được nội dung truyền tải. Những bài giảng trực tuyến
sẽ cần nhiều thời gian và công sức để biên soạn
nhưng sẽ tăng hiệu suất đào tạo gấp nhiều lần cho
nhiều hơn học viên với cùng một nguồn lực (83%).
ELearning không có nghĩa là bỏ rơi học viên, mà
ngược lại giảng viên nhận định cần phải giữ liên hệ
chặt chẽ hơn, hỗ trợ liên tục quá trình học hỏi của học
viên (75%), nắm vững quá trình học tập của họ (50%).
Tương đồng với nhận thức về sự chuẩn bị kỹ
càng của giảng viên, học viên có thêm nhiều lợi ích
như thời gian và chi phí đi lại, ăn ở được giảm đi
nhiều so với cách học tập trung (65%), nhưng tính
chủ động trong học tập hay liên hệ với giảng viên
phải được phát huy tối đa (96%). Tương tác trong
eLearning cần phải là hai chiều mới phát huy được
hiệu quả.
Giáo dục truyền thống có nhiều điểm khác với
giáo dục trực tuyến, trong đó 70% giảng viên cho

rằng phương pháp giảng dạy cũng cần có những
thay đổi phù hợp theo hướng áp dụng công nghệ
thông tin vào bài giảng.
Chi phí dành cho đào tạo điện tử vì thế được 71%
giảng viên nhận định là sẽ tỷ lệ nghịch với số lượng
học viên và thời gian đào tạo. Nhận định này tương
đồng với báo cáo của một nhóm nghiên cứu tại Italia
năm 2012 [5].
Chất lượng đào tạo sẽ chỉ được đảm bảo nếu
giảng viên chuẩn bị bài giảng tốt, đúng nhu cầu của
học viên, quản lý giám sát việc học tập chặt chẽ và
học viên chủ động, tham gia tích cực, dành nhiều thời
gian cho học tập kết hợp với cơ sở hạ tầng, trang thiết
bị kỹ thuật tốt theo nhận định của 100% giảng viên.

Biểu đồ 4: Hình thức giảng dạy mong muốn nhất của giảng
viên

Biểu đồ 5: Khả năng thích ứng khi giảng dạy hoàn toàn qua
Internet của giảng viên
Nhận định sẽ cần phải có nhiều thay đổi khi triển
khai giáo dục trực tuyến trong bệnh viện, 54% giảng
viên cần thêm nhiều thời gian để làm quen với hình
thức đào tạo mới, khả năng thích ứng vẫn sẽ còn một
chút khó khăn ở 52% giảng viên, nên đến 81% giảng
viên mong muốn nếu có triển khai giáo dục trực tuyến
tại thời điểm hiện tại thì nên kết hợp với giáo dục
truyền thống, chưa nên tách rời ngay lập tức vì họ
Y HỌC THỰC HÀNH (907) – SỐ 3/2014





58
vẫn coi đó là hình thức giáo dục cơ bản. Điều này
phù hợp với kết quả nghiên cứu tại Mỹ (năm 2006)
và Hà Lan (năm 2005) [3, 4].
KẾT LUẬN
Giảng viên tại bệnh viện sẵn sàng cho việc triển
khai giáo dục trực tuyến như một phương pháp giảng
dạy bổ sung cho giáo dục truyền thống.
Khi triển khai giáo dục trực tuyến sẽ có nhiều sự
ủng hộ ngay từ đầu của cả giảng viên và học viên vì
nhận thức của họ về lợi ích của hình thức đào tạo
mới này là rất cao.
Nhóm giảng viên có tuổi đời và thâm niên công
tác nhiều sẽ có nhiều động lực để ứng dụng công
nghệ thông tin trong giảng dạy khi đã hiểu rõ những
khó khăn khi giảng dạy “mặt đối mặt” truyền thống.
Mức độ truy cập Internet ở giảng viên ở mức rất
cao, đầy đủ trang thiết bị tin học cơ bản như máy tính
để bàn, máy tính xách tay, thiết bị truy cập Internet di
động sẽ giúp giáo dục trực tuyến có thể tiếp cận với
nhóm liên tục.
Kỹ năng sử dụng hòm thư điện tử cũng như các
hình thức đối thoại trực tuyến khác như yahoo, skype
hay truy cập các diễn đàn trực tuyến chuyên ngành
cũng như tìm kiếm thông tin trên Internet thành thạo
cũng làm eLearning trở nên dễ dàng hơn với giảng
viên bệnh viện.

Triển khai giáo dục trực tuyến sẽ đáp ứng đúng
nhu cầu của chính giảng viên hiện nay khi mục đích
truy cập vào các diễn đàn chuyên ngành theo nghiên
cứu này chủ yếu là tìm hiểu tài liệu chuyên ngành.
Tham gia vào giáo dục trực tuyến, giảng viên
nhận định sẽ cần:
 Chuẩn bị chu đáo hơn bài giảng, thu thập tài
liệu chuẩn mực, dành nhiều thời gian và công sức
cho việc biên tập và ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy.
 Thay đổi tư duy và cách thức giảng dạy.
 Liên hệ chặt chẽ và liên tục hỗ trợ học viên.
Giảng viên cũng nhận định học viên tham gia học
trực tuyến sẽ:
 Có thể giảm chi phí đi lại, thời gian và công
sức học tập xa nhà.
 Phải dành nhiều thời gian hơn cho việc học và
liên hệ giảng viên từ xa.
 Chủ động, tích cực trong học tập.
Việc giảng dạy và học tập khi đó được giảng viên
nhận định sẽ:
 Tăng hiệu suất đào tạo.
 Chi phí đào tạo sẽ tỷ lệ nghịch với số lượng và
thời gian đào tạo.
 Có sự phù hợp nhất định với giảng viên hiện
tại.
 Cần tăng cường kết nối, liên hệ giữa hai phía
giảng viên và học viên.
 Chất lượng đào tạo trực tuyến chỉ đảm bảo khi
kết hợp đồng bộ giữa các yếu tố giảng viên, học viên

và trang thiết bị kỹ thuật.
Trên thực tế, khả năng thích ứng của giảng viên
với giáo dục trực tuyến sẽ có một chút khó khăn, cần
thời gian cũng như có phương pháp tiếp cận phù hợp
để làm quen và triển khai thành công.
KIẾN NGHỊ
Xác định giảng viên tại các cơ sở y tế là nhóm
nhân tố quan trọng của giáo dục trực tuyến, việc đầu
tiên và quan trọng nhất là tiếp tục tăng cường nhận
thức cho họ, nên để họ là những người đầu tiên trải
nghiệm thực sự trong môi trường eLearning. Từ đó
mới có thể biến suy nghĩ của họ thành hành động
tích cực thực sự đóng góp vào việc bắt đầu triển khai
hình thức đào tạo mới trong bệnh viện.
Phát triển mạng lưới đội ngũ giảng viên nguồn có
đầy đủ kiến thức, kỹ năng và mong muốn khuyếch
trương giảng dạy trực tuyến vì lợi ích lâu dài của học
viên.
Xác định các khu vực trọng tâm, nhóm đối tượng
ưu tiên cần khuyến khích phát triển hình thức đào tạo
mới để phát huy được tối đa ưu điểm của giáo dục
trực tuyến như cán bộ y tế tại các vùng sâu, vùng xa,
vùng còn khó khăn về nhân lực y tế.
Lựa chọn đầu tư giáo dục trực tuyến vào một số
bệnh viện trọng điểm, chuyên ngành có sức hút đào
tạo lớn tại từng vùng làm thành mô hình điểm, từ đó
nhân rộng mô hình, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí khi
chưa có kinh nghiệm thực tế.
Đưa những nội dung giáo dục trực tuyến tiếp cận
từ từ vào giảng dạy từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến

phức tạp, từ lý thuyết đến thực hành để giảng viên,
học viên hình thành được thói quen tiếp cận ngay với
loại hình đào tạo mới này, sau đó eLearning mới có
thể phát huy được tối đa những ưu điểm trong thực
tiễn công việc, khắc phục những hạn chế của giáo
dục truyền thống trong thời đại tin học ngày nay.
Đẩy mạnh đầu tư phát triển nhân lực và hệ thống
phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến, thay đổi cách
thức đánh giá kết quả học tập để phù hợp với loại
hình mới, đảm bảo chất lượng đào tạo mang tính
thực tiễn.
Tóm lại, để có thể triển khai được thành công giáo
dục trực tuyến tại các cơ sở y tế Việt Nam mặc dù đã
có nhiều yếu tố thuận lợi, ủng hộ phát triển, nhưng
cần phải có lộ trình lâu dài, từng bước tiếp cận và
phối hợp, phát huy được ưu điểm của giáo dục y tế
truyền thống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vietnam Internet Network Center, Vienam internet
resource report in Vietnam internet development figures
report. 2012: Hanoi. p. 3.
2. Nkenke, E., et al., Acceptance of technology-
enhanced learning for a theoretical radiological science
course: a randomized controlled trial. BMC Med Educ,
2012. 12: p. 18.
3. Ruiz, J.G., M.J. Mintzer, and R.M. Leipzig, The
impact of ELearning in medical education. Acad Med,
2006. 81(3): p. 207-12.
4. Spanjers, R., A.F. Rutkowski, and R. Martens,
Implementation and acceptance of eLearning in a

hospital environment. International Journal of Healthcare
Technology and Management, 2005. 6(4): p. 431-453.
5. Mazzoleni, M.C., et al., Is it worth investing in
Y HC THC HNH (907) S 3/2014




59
online continuous education for healthcare staff? Stud
Health Technol Inform, 2012. 180: p. 939-43.
6. Vietnam Ministry of Health, Strengthening
management capacity and reforming health financing to
implement the five-year health sector plan 20112015, in
Joint Annual Health Review 2011, Ministry of Health:
Hanoi. p. 32-39.
7. Goh, J. and M. Clapham, Attitude to eLearning
among newly qualified doctors. Clin Teach, 2014. 11(1):
p. 20-3.
8. Kontio, R., et al., eLearning course may shorten
the duration of mechanical restraint among psychiatric
inpatients: A cluster-randomized trial. Nord J Psychiatry,
2013.
9. Einarson, E., et al., Interactive eLearning - a safe
place to practice. Stud Health Technol Inform, 2009.
146: p. 841.


NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM LÂM SàNG, CậN LÂM SàNG
CủA XUấT HUYếT TIÊU HóA DO GIãN Vỡ TĩNH MạCH THựC QUảN

ở BệNH NHÂN XƠ GAN Có NGHIệN RƯợU Và KHÔNG NGHIệN RƯợU

Nguyễn Duy Cờng
*
; Trần Thị Hơng
**
* Trng i hc Y Dc Thỏi Bỡnh
** Bnh vin a khoa tnh Thỏi Bỡnh

TểM TT
tỡm hiu c im lõm sng, cn lõm sng ca
xut huyt tiờu húa (XHTH) do gión v tnh mch
thc qun (TMTQ) bnh nhõn (BN) x gan cú
nghin ru v khụng nghin ru, nghiờn cu ó
tin hnh trờn 264 BN, kt qu nh sau:
- Tui trung bỡnh ca nhúm nghin ru l 49,04
8,42, XHTH do gión v TMTQ gp 100% nam,
tui trung bỡnh ca nhúm khụng nghin ru l 55,35
1,22, XHTH do gión v TMTQ gp 25,3% n.
- Cú mi liờn quan gia thi gian nghin ru vi
thi gian tỏi phỏt XHTH trong vũng 1 nm u (OR =
5,2, 95% CI: 1,04 - 29,14, p < 0,05)
- Cú mi liờn quan gia mc x gan theo phõn
Child Pugh vi thi gian tỏi phỏt XHTH trong
nm u (OR = 2,75, 95% CI: 1,42 - 5,3) v tn sut
tỏi phỏt XHTH (OR = 3,81, 95% CI: 1,03 - 15,33)
- Cú mi liờn quan gia gión TMTQ vi thi
gian tỏi phỏt XHTH trong nm u (OR = 2,2, 95%
CI: 1,03 - 4,75, p < 0,01).
T khúa: Xut huyt tiờu húa, x gan

SUMMARY
STUDY ON CLINICAL, SUBCLINICAL OF
GASTROINTESTINAL BLEEDING DUE TO RUPTURE OF
ESOPHAGEAL VEINS STRETCH IN CIRRHOSIS
PATIENS WITH ALCOHOLISM AND NON-ALCOHOLISM
SUMMARY
- The average age of the alcoholics group was
49.04 8.42, not alcoholics group was 55.35 1.22.
- Gastrointestinal bleeding due to relaxing break
esophageal veins in patients with alcoholic cirrhosis
occurred 100% in men and in non-alcohol group
occurred in women 25.3%.
- There is an association between alcoholism time
to time recurrent gastrointestinal bleeding started
within 1 year (OR=5.2,95% CI: 1.04 to 29.14, p<0.05)
- There is an association between the level of liver
fibrosis as assigned by the Child - Pugh time
recurrent gastrointestinal bleeding in the first year
(OR = 2.75,95 % CI : 1.42 to 5.3) and frequency
recurrent gastrointestinal bleeding (OR = 3.81,95 %
CI : 1.03 to 15.33)
- There is an association between esophageal
variceal recurrence time gastrointestinal bleeding in
the first year (OR= 2.2,95 % CI: 1.03 to 4.75, p<0.01).
Keywords: Gastrointestinal bleeding, cirrhosis
T VN
XHTH l mt cp cu thng gp. Ti BV Ch
Ry trong 2 nm 1994-1995 cú 1003 trng hp
XHTH cao, trong ú gn 30% do gión v TMTQ v
70% do loột d dy tỏ trng. Theo thng kờ ca BV

Vit c giai on 1992-1996: cú 12-26% XHTH l
do gión v TMTQ. Giai on 2001-2005 l 24-30%.
Ti BV Bch Mai, t l ny l 30% [1]. XHTH do gión
v TMTQ ng u v mc chy mỏu. T l gión
TMTQ trờn BN x gan thay i t 40-80%, nguy c
chy mỏu t TMTQ gión l 30-50% [2].
XHTH do gión v TMTQ cú nguyờn nhõn ch yu
l tng ỏp lc tnh mch ca do x gan (khong
90%). T l t vong cao, cú khong 30% t vong
ln xut huyt u tiờn, 70% BN sng sút s b tỏi
phỏt. T l tỏi xut huyt khong 60 % trong 1 nm,
trong ú khong 30-40 % tỏi phỏt trong phm vi 6
tun [3]. BN x gan cú nghin ru thng cú t l
mc cỏc bin chng v tỏi phỏt bin chng nng hn
v nhanh hn cỏc BN x gan khụng nghin ru,
c bit l bin chng XHTH do gión v TMTQ.
Chỳng tụi tin hnh ti ny nhm mc tiờu:
Tỡm hiu c im lõm sng, cn lõm sng ca xut
huyt tiờu húa (XHTH) do gión v tnh mch thc
qun (TMTQ) bnh nhõn (BN) x gan cú nghin
ru v khụng nghin ru,
I TNG, PHNG PHP NGHIấN CU
1. i tng nghiờn cu
BN > 16 tui c chn oỏn l XHTH do v

×