Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Bảo tàng trong đời sống đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.58 MB, 169 trang )



MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tổng quan nghiên cứu 2
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 3
2.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài 10
2.3. Tiểu kết 16
3. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận 18
3.1. Ý nghĩa thực tiễn 18
3.2. Ý nghĩa lý luận 18
4. Mục tiêu nghiên cứu 19
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 19
5.1. Đối tượng nghiên cứu 19
5.2. Khách thể nghiên cứu 19
6. Phương pháp nghiên cứu 20
6.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp 20
6.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp 21
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng 21
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính 21
7. Kết cấu đề tài 22

PHẦN II. NỘI DUNG 24
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 24
1.1. Dẫn nhập 24
1.2. Cơ sở lý luận về bảo tàng 24
1.2.1.Khái niệm 24
1.2.1.1. Bảo tàng 24
1.2.1.2. Đời sống đô thị 27
1.2.1.3. Đời sống xã hội 28


1.2.1.4. Tổ chức không gian đô thị 29
1.2.2. Lý luận về bảo tàng và bảo tàng trong đời sống đô thị 32


1.2.2.1. Lý luận về bảo tàng 32
a) Đặc trưng cơ bản của bảo tàng 32
b) Thiết kế tổ chức không gian bên trong tòa nhà và khuôn viên gắn liền với công
trình bảo tàng 34
1.2.2.2. Lý luận về bảo tàng trong đời sống đô thị 35
a) Mối quan hệ giữa bảo tàng và tổ chức không gian đô thị 35
b) Mối quan hệ giữa bảo tàng và đời sống xã hội trong đô thị 47
1.2.3.Tiểu kết 59
Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61
2.1. Dẫn nhập 61
2.2. Điều kiện đặc thù của đô thị Thành phố Hồ Chí Minh 61
2.2.1. Điều kiện tự nhiên 61
2.2.2. Đặc điểm kinh tế, cơ sở hạ tầng 62
2.2.3. Đặc điểm văn hóa – xã hội 63
2.3. Khái quát về bảo tàng tại Thành phố Hồ Chí Minh 64
2.3.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống bảo tàng tại Thành phố Hồ
Chí Minh 64
2.3.2. Vị trí và số lượng các bảo tàng tại Thành phố Hồ Chí Minh 69
2.3.3. Loại hình trưng bày của các bảo tàng tại Thành phố Hồ Chí Minh 71
2.3.4. Quy mô của các bảo tàng tại Thành phố Hồ Chí Minh 74
2.3.5. Công trình bảo tàng các bảo tàng tại Thành phố Hồ Chí Minh 75
2.3.6. Mức độ thu hút của các bảo tàng tại Thành phố Hồ Chí Minh 77
2.3.7.Tiểu kết 78
2.4. Bảo tàng trong đời sống đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh 78
2.4.1. Bảo tàng trong tổ chức không gian đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh 78
2.4.1.1. Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh 79

2.4.1.2. Bảo tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) 83
2.4.1.3. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam 86
2.4.1.4. Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 91
2.4.1.5. Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh 95
2.4.1.6. Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ 99
2.4.1.7. Bảo tàng Tôn Đức Thắng 102


2.4.1.8. Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh 105
2.4.1.9. Bảo tàng Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh 109
2.4.1.10. Bảo tàng Không quân phía Nam 110
2.4.1.11. Bảo tàng Lực lượng Vũ trang Miền Đông Nam Bộ 113
2.4.1.12. Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam FITO 115
2.4.1.13. Tiểu kết 118
2.4.2. Bảo tàng trong đời sống xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh 124
2.4.2.1. Đánh giá chung về chức năng và độ hấp dẫn của các bảo tàng tại Thành phố Hồ
Chí Minh 125
2.4.2.2. Chức năng của bảo tàng trong đời sống xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh 127
a) Chức năng lưu giữ, bảo tồn và truyền bá các giá trị văn hóa 127
b) Chức năng nghiên cứu, cung cấp thông tin – kiến thức 129
c) Chức năng phản biện xã hội 131
d) Chức năng thưởng lãm và gắn kết cộng đồng 133
e) Chức năng giáo dục và hoàn thiện con người 134
f) Chức năng phát triển kinh tế – du lịch 136
2.4.3. Tiểu kết 138
2.5. Giải pháp kiện toàn hệ thống bảo tàng trong đời sống đô thị TP.HCM 140
2.5.1. Kinh nghiệm từ các bảo tàng trên thế giới 140
2.5.2. Định hướng phát triển bảo tàng tại Thành phố Hồ Chí Minh 146
2.5.2.1. Tổ chức không gian bảo tàng trong đô thị 147
2.5.2.2. Sự gắn kết của bảo tàng với đời sống xã hội trong đô thị 150


PHẦN III. KẾT LUẬN 152
3.1. Kết luận 152
3.2. Kiến nghị 153

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO





DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Hình ảnh các bảo tàng tại TP.HCM 67
Bảng 2. Loại hình và vị trí của bảo tàng tại TP.HCM 69
Bảng 3. Bảo tàng và tỷ lệ dân số/bảo tàng ở các thành phố trên thế giới 70
Bảng 4. Thống kê bảo tàng theo loại hình trưng bày 71
Bảng 5. Thống kê tổng diện tích khu đất và diện tích trưng bày của các bảo tàng 74
Bảng 6. Thống kế loại hình công trình được sử dụng để dùng làm bảo tàng 75

Biểu đồ 1. Đánh giá của người dân về những điểm hấp dẫn của bảo tàng 73
Biểu đồ 2. Số người đã tham quan các bảo tàng tại TP.HCM 78
Biểu đồ 3. Đánh giá của người dân về những điểm chưa được hấp dẫn của bảo tàng 119
Biểu đồ 4. Đánh giá của người dân về mức độ nổi bật của bảo tàng TP.HCM 121
Biểu đồ 5. Mức độ cần thiết của các yếu tố của không gian bên trong bảo tàng 123
Biểu đồ 6. Đánh giá của người dân về đóng góp của bảo tàng cho tổ chức không gian đô
thị 124
Biểu đồ 7. Lợi ích mà bảo tàng đem lại cho người dân 126
Biểu đồ 8. Đánh giá mức độ hấp dẫn của bảo tàng 126
Biểu đồ 9. Đánh giá những đóng góp của bảo tàng đối với đời sống xã hội đô thị 129
Biểu đồ 10. Mức độ hấp dẫn của các loại hình trưng bày tại bảo tàng 130

Biểu đồ 11. Ấn tượng của người dân về bảo tàng 131
Biểu đồ 12. Mức độ cần thiết của chức năng phản biện xã hội 132
Biểu đồ 13. Đối tượng được chọn để cùng đi bảo tàng 134
Biểu đồ 14. Lí do vì sao người dân không đi đến bảo tàng 136
Biểu đồ 15. Đánh giá về những đóng góp của bảo tàng trong việc phát triển kinh tế - du
lịch của đô thị 138
Biểu đồ 16. Các giải pháp cải thiện hệ thống bảo tàng tại TP.HCM 139











DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1. Bảo tàng MOCA bị các công trình xung quanh che lấp và cản trở giao thông
37
Hình 1. 2. Bảo tàng Acropolis, Athens, Hy Lạp nằm giữa hai di tích đền Panthenon và
điện thờ thần Zeus 39
Hình 1. 3. Mặt đứng của bảo tàng MACBA 42
Hình 1. 4. Không gian sảnh dốc của bảo tàng MACBA 42
Hình 1. 5. Ánh sáng phản chiếu tại Bảo tàng Guggenheim Bilbao lúc hoàng hôn 43
Hình 1. 6. Ánh sáng phản chiếu tại Bảo tàng Guggenheim Bilbao vào ban ngày 43
Hình 1. 7. Lối đi cho người khuyết tật và khu thay tã cho em bé được bố trí đều
cho các khu vực trưng bày của bảo tàng Lourve, Paris 44
Hình 1. 8. Nhà hàng có kiến trúc được kết hợp hài hòa với bảo tàng Lịch sử Tự nhiên

(The Natural History Museum), London. 45
Hình 1. 9. Triển lãm tác phẩm sắp đặt "Balloons Dog” của Jeff Koons trên sân thượng
Bảo tàng Metroplitan, New York. 46
Hình 1. 10. Phòng tương tác của trẻ em tại Khu triển lãm Thành phố Singapore 51
Hình 1. 11. Tác phẩm sắp đặt “Thiên Thư” (1987-1989) của Từ Băng tại Bảo tàng Mỹ
thuật Quốc gia, Bắc Kinh 53
Hình 1. 12. Sắp đặt hiện vật tại trưng bày “Gánh hàng rong”, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam,
Hà Nội. 54

Hình 2. 1. Không gian trưng bày đơn điệu của Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh 76
Hình 2. 3. Sảnh giữa thông với giếng trời tạo thành không gian nghỉ ngơi, trò chuyện 79
Hình 2. 2. Không gian trưng bày tại tầng trệt 79
Hình 2. 4. Không gian trưng bày chủ đề chất độc màu da cam 80
Hình 2. 5. Không ảnh và vị trí của bảo tàng 81
Hình 2. 7. Mặt đứng của bảo tàng trên đường Lê Quý Đôn 82
Hình 2. 6. Mặt đứng của bảo tàng trên đường Võ Văn Tần 82
Hình 2. 8. Không ảnh và vị trí bảo tàng 84
Hình 2. 9. Khuôn viên bảo tàng hướng ra sông Sài Gòn 85
Hình 2. 10. Thiết kế cảnh quan bên trong khuôn viên bảo tàng 86
Hình 2. 11. Shop quà lưu niệm ở sân trong và khu mua rối nước 87
Hình 2. 12. Không ảnh và vị trí bảo tàng 88
Hình 2. 13. Khuôn viên giữa hai khối nhà bảo tàng 90
Hình 2. 15. Không gian trưng bày ngoài trời 90
Hình 2. 14. Mặt trước của bảo tàng bị che khuất 90
Hình 2. 16. Thư viện và phòng chiếu phim còn dang dở 92
Hình 2. 17. Không ảnh và vị trí của bảo tàng 93
Hình 2. 18. Bên trong lẫn bên ngoài bảo tàng đều được tận dụng để giữ xe 95


Hình 2. 20. Phòng trưng bày tầng 2 96

Hình 2. 19. Khu lưu niệm ngay trên sảnh tham quan 96
Hình 2. 21. Không ảnh và vị trí của bảo tàng 97
Hình 2. 22. Cảnh quan xung quanh bảo tàng 97
Hình 2. 23. Không gian trưng bày ngoài trời của bảo tàng 98
Hình 2. 24. Nhà trưng bày chuyên đề không bật đèn 99
Hình 2. 25. Phòng họp ở tầng trệt được tận dụng cho thuê làm tiệc cưới 100
Hình 2. 26. Không ảnh và vị trí của bảo tàng 101
Hình 2. 27. Khu vực sân bị trưng dụng làm nơi đậu xe 102
Hình 2. 28. Khuôn viên và tượng đại “Mẹ Tổ quốc” phía trước bảo tàng 102
Hình 2. 29. Không gian trưng bày bên trong đa dạng về hình thức và xử lý không gian
trưng bày 103
Hình 2. 30. Không ảnh và vị trí bảo tàng 104
Hình 2. 31. Khu vực trung tâm của khuôn viên và Zest Bistro nằm ở một góc khuôn viên
105
Hình 2. 32. Không ảnh và vị trí của bảo tàng 107
Hình 2. 33. Không gian xung quanh bảo tàng 107
Hình 2. 34. Mặt trước bảo tàng bị bảng tên nhà hàng Hoàng Long chiếm dụng 108
Hình 2. 35. Phù điêu trang trí chưa được đẹp 108
Hình 2. 37. Khu vực sân bị tận dụng làm nơi giữ xe 109
Hình 2. 36. Khu vực sân bị tận dụng làm nơi giữ xe 109
Hình 2. 38. Không ảnh và vị trí của bảo tàng 110
Hình 2. 39. Tổ chức không gian bên trong và bên ngoài bảo tàng không đạt yêu cầu 110
Hình 2. 40. Không gian trưng bày bên trong đơn điệu 111
Hình 2. 41. Không ảnh và vị trí của bảo tàng 111
Hình 2. 42. Hiện vật trưng bày không được bảo quản tốt, bị chiếm dụng 112
Hình 2. 43. Sân được tận dụng làm bãi giữ xe 112
Hình 2. 44. Tầm nhìn từ bên trong bị che chắn bởi biển quảng cáo của nhà dân xung
quanh 112
Hình 2. 45. Không gian bên trong không được chiếu sáng tốt 113
Hình 2. 46. Không ảnh và vị trí của bảo tàng 114

Hình 2. 47. Không gian trưng bày ngoài trời bị các công trình xung quanh chiếm mất
phông nền 114
Hình 2. 48. Tận dụng những không gian trống phía trên cầu thang và ngoài sân thượng để
trưng bày về thuốc và cây thuốc 115
Hình 2. 49. Không ảnh và vị trí của bảo tàng 116
Hình 2. 50. Không gian đậm nét kiến trúc truyền thống 117
Hình 2. 51. Tận dụng không gian để giới thiệu các loại thuốc và sản phẩm của công ty 118
Hình 2. 52. Không ảnh bảo tàng Guggenheim Bilbao, Tây Ban Nha 141
Hình 2. 53. Bảo tàng nhìn từ phía bờ sông 141


Hình 2. 54. Bảo tàng nhìn từ phía cầu với sắp đặt “Puppy” của Jeff Koons làm điểm
nhấn 141
Hình 2. 55. Tận dụng sắp đặt “The Matter of Time” của Richard Serra để tạo không gian
bên trong thu hút, mới lạ 142
Hình 2. 56. Bảo tàng được trang tí bằng hệ thống chiếu sáng 143
Hình 2. 57. Không ảnh của bảo tàng 143
Hình 2. 58. Mặt trước của bảo tàng hài hòa với đường phố 143
Hình 2. 59. Sắp đặt “Walter” của Dawn Ng ở mặt trước bảo tàng 144
Hình 2. 60. Hành lang tham quan kết hợp giữa kiến trúc xưa và chiếu sáng hiện đại để
trang trí vào buổi tối 144
Hình 2. 61. Khu vực sân trường được cải tạo thành khu nghỉ chân 144
Hình 2. 62. Cảnh quan xung quanh bảo tàng SJMA 146
Hình 2. 63. Bảo tàng SJMA, đẹp nhưng đơn điệu 146


1

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Bảo tàng là một phần không thể thiếu trong không gian đô thị. Các bảo tàng không chỉ
là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa mà còn góp phần phát triển kinh tế của các thành
phố. Số lượng bảo tàng tại mỗi quốc gia đã phần nào thể hiện được thành tựu văn hóa và
tầm quan trọng của nó trên nhiều phương diện khác nhau của đời sống đô thị.
Tại các nước phát triển, có trình độ cao về khảo cổ học, dân tộc học và quy hoạch đô
thị, số lượng, chất lượng và độ nổi tiếng của các bảo tàng luôn nhiều hơn các nước phát
đang phát triển. Ngày nay, vai trò của bảo tàng không chỉ dừng lại ở việc thu thập thông
tin, nghiên cứu lịch sử, bảo tồn và giáo dục mà còn mở rộng hơn ở phương diện kinh tế.
Chúng tạo điều kiện cho việc quảng bá đô thị như một trung tâm văn hóa đối với thị
trường trong nước và quốc tế, thu hút khách tham quan và nhà đầu tư. Thông qua đó, vai
trò các bảo tàng trong đô thị thế kỷ 21 đã trở nên đa dạng và rõ nét hơn theo nghĩa bảo
tàng là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển du lịch, có tầm quan trọng
không kém các ngành công nghiệp sáng tạo khác.
Từ lâu vai trò của bảo tàng trong công tác quy hoạch đô thị đã được chú trọng. Chẳng
hạn, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại của Istanbul, ra đời năm 2004, là yếu tố cốt lõi trong
một dự án cải tạo đô thị lớn nhằm nâng cấp và tái sử dụng các cảng cũ (Polo, 2013).
Mạng lưới Triển lãm Bảo tàng Khoa học của bốn bảo tàng khác nhau tại Florence đã đạt
được mục tiêu làm mới và quảng bá hình ảnh của Florence như một trung tâm nghiên cứu
khoa học của Châu Âu thế kỷ 19, đã giúp các bảo tàng tham gia trở nên năng động hơn
trong việc tổ chức không gian kiến trúc không chỉ bên trong mà cả bên ngoài bảo tàng,
tạo ra sự tương tác, đồng bộ, và liên kết chặt chẽ giữa 4 khu vực trên một Florence rộng
lớn, đồng thời tạo điều kiện để chính quyền phát triển hệ thống giao thông du lịch theo
dạng tuyến – điểm (Lazaretti và Capone, 2013). Bảo tàng Guggenheim Bilbao
(Guggenheim Museum Bilbao) tại Bilbao, Tây Ban Nha đã rất thành công trong việc thu
hút khách du lịch, tạo một hình ảnh mới và đem lại nhiều thay đổi tích cực cho thành
phố, được nhà xuất bản mỹ thuật nổi tiếng Phaidon đưa vào danh sách “Những công
trình đã thay đổi cả thế giới”
1
. Chỉ riêng trong vòng ba năm sau khi mở cửa, GMB đã thu



1
Phaidon. < />changed-the-world-the-guggenheim-museum-bilbao/>, [12/03/2014].
2

hút được 4 triệu khách du lịch, tạo ra lợi nhuận ở mức 500 triệu Euro. GMB đã trở thành
động lực phát triển to lớn cho các hoạt động kinh tế và đầu tư tại Bilbao, giúp thành phố
trở thành một cái tên nổi bật trên bản đồ du lịch thế giới.
Xem xét vấn đề ở phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), không tính đến các di
tích, có tất cả 11 bảo tàng chịu sự quản lý của Chính quyền thành phố, Bộ Quốc Phòng và
ngành địa chất cùng với 2 bảo tàng tư nhân. Như nhà phê bình Nguyễn Bỉnh Quân nhận
xét, các bảo tàng hiện nay “quá thấp về đẳng cấp, tiêu điều về nghiên cứu giáo dục và uể
oải về hoạt động. Lẽ ra phải là các lâu đài văn hóa ở trung tâm thì bảo tàng ở Việt Nam
còn là một thứ xa xỉ - xập xệ nằm ngoài rìa đời sống xã hội” (Thái An, 2013, tr.92). Hầu
hết các bảo tàng được xây dựng với các loại hình kiến trúc mang nhiều nét tương đồng,
hoặc tận dụng lại những biệt thự có kiến trúc Việt Nam thời Pháp thuộc, nên còn thiếu
nét đặc trưng của từng bảo tàng. Ngoài ra, việc tổ chức không gian trong và ngoài bảo
tàng chưa hiệu quả, làm giảm sức hấp dẫn của nó đối với khách tham quan. Vì thế, việc
xem xét bảo tàng như một phần của đô thị là rất cần thiết nhằm đưa ra những giải pháp
gắn kết các bảo tàng hiện nay vào đời sống đô thị. Sự gắn kết này sẽ giúp hướng đến việc
làm đẹp không gian thành phố và tăng độ hấp dẫn của bảo tàng cơ học. Quan trọng hơn,
nó góp phần xây dựng bản sắc bản sắc đô thị, nâng cao cơ hội tiếp cận của người dân đến
các hoạt động của bảo tàng, qua đó tăng cường khả năng cảm thụ nghệ thuật, đáp ứng
nhu cầu vui chơi – giải trí, và nâng cao trình độ dân trí trong đông đảo bộ phận dân cư.
Ngoài ra, giá trị kinh tế thông qua phát triển du lịch là một lợi ích không thể chối bỏ khi
nói đến sự có mặt của bảo tàng ở các thành phố. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài
“Bảo tàng trong đời sống đô thị (Nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh)” tập trung vào
việc tìm hiểu thực trạng và mối quan hệ của bảo tàng đối với tổ chức không gian và đời
sống người dân trong đô thị. Trên cơ sở đó, các giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao
giá trị thực tiễn của bảo tàng, phát huy vai trò và chức năng của chúng ở Thành phố Hồ

Chí Minh (TP.HCM), một trong hai đô thị trung tâm của cả nước.

2. Tổng quan nghiên cứu
Qua quá trình tổng quan tài liệu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy rằng bảo tàng
là một chủ đề nghiên cứu không mới. Tuy nhiên, do lịch sử hình thành, phát triển của bảo



3

tàng cũng như điều kiện nghiên cứu ở nước ta có nhiều điểm khác biệt, các tài liệu trong
nước có xu hướng đề cập chung chung đến chủ đề bảo tàng chứ chưa đi sâu vào hệ thống
bảo tàng ở một địa phương nào đó. Ngoài ra, các đề tài nghiên cứu tuy không thiếu
nhưng lại tập trung vào công tác chuyên môn của bảo tàng nhiều hơn là xem xét đối
tượng này trong mối quan hệ liên ngành. Thực tế này làm cho số lượng đề tài nghiên cứu
khoa học thật sự phù hợp với mục tiêu của khóa luận rất hạn chế. Những tài liệu như sách,
báo và bài viết khoa học dù hữu ích cũng chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin nền
tảng, chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề mà tác giả khóa luận mong muốn. Các bài viết này
chủ yếu là những đánh giá chung của các tác giả dựa trên kinh nghiệm bản thân và thu
thập dữ liệu thứ cấp từ tài liệu tham khảo, không căn cứ vào một nghiên cứu cụ thể do
chính tác giả tiến hành nên tính khách quan, khoa học chưa cao.
Ngược lại với nguồn tài liệu trong nước, các tài liệu trên thế giới lại có xu hướng đi
sâu nghiên cứu về bảo tàng trong bối cảnh đô thị. Bảo tàng còn được tiếp cận từ nhiều
lĩnh vực khác nhau như văn hóa, kinh tế, chính trị, quy hoạch – kiến trúc và cả môi
trường – sinh thái. Nhờ đó, tác giả khóa luận không chỉ có những kiến thức sâu hơn về
bảo tàng trong lĩnh vực này mà còn hiểu thêm về phương pháp nghiên cứu đã được áp
dụng. Đây là những tài liệu giúp bổ sung thông tin và hoàn thiện thêm cách thức tiếp cận
trong khóa luận, trước tình hình những đề tài trong nước, với những giới hạn về nội dung
như đã trình bày, không giúp được nhiều cho tác giả trong quá trình tiến hành thu thập dữ
liệu sơ cấp. Tuy nhiên, những khác biệt về bối cảnh kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và các

đô thị trên thế giới đòi hỏi tác giả phải chọn lọc thông tin khi tiếp cận những nguồn tài
liệu này. Phần dưới đây trình bày cụ thể các tài liệu nghiên cứu về bảo tàng trong và
ngoài nước mà tác giả đã tổng hợp được.
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, bảo tàng từ lâu đã được xem như một yếu tố quan trọng đối với việc giữ
gìn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy, các sách,
báo, đề tài nghiên cứu, và tài liệu hội thảo mà tác giả tiếp cận được đều thống nhất về tầm
quan trọng của bảo tàng. Tuy nhiên, các tài liệu trên chưa đi sâu vào cách thức thu hút
người xem, hình thức trưng bày v.v…, chưa làm rõ được mối liên hệ của bảo tàng với
không gian đô thị cũng như sự liên kết giữa các bảo tàng với nhau. Tương tự, yếu tố văn
hóa được khai thác nhiều hơn cả, tuy nhiên chỉ hướng đến chức năng duy trì, gìn giữ
4

truyền thống – văn hóa dân tộc, chưa cho thấy được chức năng giáo dục và thư giãn của
bảo tàng trong xã hội hiện đại. Các tài liệu cũng chưa đề cập đến những đóng góp của
bảo tàng về mặt kinh tế và quy hoạch – cảnh quan trong đô thị, chỉ xoay quanh việc giới
thiệu lịch sử hình thành, cơ cấu quản lý và nội dung trưng bày tại từng bảo tàng mà
không đề cập đến mối liên hệ của những yếu tố này với các đặc trưng của đô thị. Dựa
theo các tài liệu tham khảo, có thể tạm chia những công trình theo hai loại:
Một là, các đề tài nghiên cứu khoa học về bảo tàng. Đa số các đề tài hướng vào việc
tổng kết, đánh giá hiện vật của bảo tàng, hoặc nghiên cứu một hoạt động cụ thể trong
công tác bảo tàng. Các đề tài tìm hiểu một cách khái quát, hệ thống về bảo tàng không
nhiều. Tiêu biểu nhất là luận án tiến sĩ Văn hóa học “Bảo tàng Việt Nam: thực trạng và
những giải pháp chính nhằm kiện toàn hệ thống bảo tàng trong phạm vi cả nước”
(2006) của tác giả Lê Thị Minh Lý. Tác giả đã nghiên cứu bài bản những vấn đề căn cơ
nhất của hệ thống bảo tàng Việt Nam hiện nay, chẳng hạn như thống kê các bảo tàng; sơ
đồ hóa hệ thống bảo tàng; phân loại bảo tàng theo địa phương, nội dung trưng bày và
cách thức quản lý; đánh giá chức năng của bảo tàng. Luận án cũng đã cung cấp tổng quan
về lịch sử phát triển của hệ thống bảo tàng tại Việt Nam từ xưa đến nay, nêu ra những
vấn đề còn tồn tại trong công tác trưng bày, bảo quản, phục vụ khách tham quan và đào

tạo nguồn nhân lực ở các bảo tàng. Quan trọng hơn, luận án đã đề cập đến vấn đề quy
hoạch hệ thống bảo tàng Việt Nam, cân nhắc những lợi ích của việc liên kết những bảo
tàng hiện nay. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu rộng, phương pháp nghiên cứu chủ yếu
là tổng hợp và xử lý dữ liệu thứ cấp nên nội dung luận án khá dàn trải, chủ yếu đề cập
những vấn đề mang tính nền tảng. Tác giả chưa có những nhận xét về hệ thống bảo tàng
tại từng khu vực với những đặc trưng khác nhau, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà
Nội hay TP.HCM, do đó, một số đề xuất và giải pháp chỉ mang tính định hướng, chưa có
số liệu để chứng minh tính thiết thực của nó khi áp dụng. Ngoài ra, tác giả chưa làm rõ
được sự khác nhau trong vấn đề quản lý và phát triển bảo tàng ở đô thị so với nông thôn.
Tuy vậy, đây vẫn là một tài liệu rất hữu ích cho khóa luận, cung cấp những thông tin cơ
bản và góp phần định hướng rất lớn cho khóa luận.
Hai là, một số tài liệu sách và bài báo khoa học trên các tạp chí Di sản Văn hóa, tạp
chí Mỹ thuật Việt Nam và tạp chí Văn hóa Nghệ thuật từ năm 2003 đến nay. Những tài
liệu này cung cấp kiến thức nền tảng về bảo tàng, hoạt động của bảo tàng cũng như tầm
5

quan trọng của nó đối với lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương và những yêu cầu thay
đổi để thích nghi với xu hướng phát triển của thời đại. Các tài liệu này, tuy chưa đề cập
cụ thể đến bảo tàng trong đô thị, đã góp phần củng cố lập luận cho khóa luận. Tác giả
tạm chia tài liệu thành ba chủ đề sau:
Cơ sở lý luận về bảo tàng và hệ thống bảo tàng tại TP.HCM
Đây là những tài liệu khái quát về lịch sử hình thành, phát triển của bảo tàng, nguyên
tắc tổ chức không gian bên trong và ngoài bảo tàng, cũng như các ưu nhược điểm hiện tại
của bảo tàng ở TP.HCM và trên cả nước. Tài liệu sách đầu tiên và cũng là duy nhất cho
đến nay giới thiệu một cách tổng quát về bảo tàng tại TP.HCM là “Hành trình đến với
bảo tàng: Giới thiệu các bảo tàng tại TP.HCM” (1999) của tác giả Trương Văn Tài. Tác
giả đã thống kê và giới thiệu tổng quát về vị trí, lịch sử hình thành, nội dung trưng bày và
các thành tích trong hoạt động của 13 các bảo tàng trong phạm vi thành phố (bao gồm cả
Khu di tích địa đạo Củ Chi và Phòng truyền thống Thành Đoàn). Nhìn chung thông tin
cung cấp trong tài liệu không còn mới, chỉ mang tính giới thiệu sơ bộ về các bảo tàng,

còn thiếu những thống kê về khách tham quan, cơ chế quản lý của từng bảo tàng cũng
như của chính quyền địa phương đối với bảo tàng, chưa liên hệ trực tiếp với vấn đề
nghiên cứu của khóa luận, và chưa thể hiện được mối liên hệ giữa các bảo tàng với không
gian TP.HCM tuy có đề cập đến ‘hành trình” đến với các bảo tàng. Mặc dù vậy, tài liệu
đã có nhiều đóng góp về mặt kiến thức cơ sở, giúp tác giả có cái nhìn tổng quát về hệ
thống bảo tàng hiện nay tại TP.HCM và có những thông tin cơ bản phục vụ cho quá trình
tiếp cận và nghiên cứu từng bảo tàng cụ thể. Cũng trong nhóm tài liệu giới thiệu về các
bảo tàng, còn có tài liệu sách Bảo tàng Tôn Đức Thắng: 20 năm hình thành và phát
triển (1988 – 2008) (2008) do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM phát hành giới
thiệu về lịch sử hình thành và những thành tựu đạt được của Bảo tàng trong thời gian này.
Thiết kế tổ chức không gian bên trong và khuôn viên của bảo tàng cũng là một vấn đề
quan trọng. Cuốn sách “Nguyên lý thiết kế bảo tàng” (2006) của tác giả Tạ Trường
Xuân đã đề cập cụ thể đến các thành tố cấu tạo nên không gian của bảo tàng, nguyên lý
và tiêu chuẩn thiết kế nhằm đảm bảo hiệu quả tối đa cũng như đáp ứng tốt những chức
năng và vai trò của bảo tàng. Tuy chỉ đề cập rất sơ lược về mối liên hệ giữa bảo tàng với
không gian xung quanh, tài liệu đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích để tác giả khóa luận
6

sử dụng khi xác định mối quan hệ giữa không gian bên trong lẫn bên ngoài của bảo tàng
với chức năng của bảo tàng trong đô thị.
Ngoài các tài liệu sách kể trên còn có những bài báo khoa học như “Về công tác đào
tạo bảo tàng học hiện nay” (2003) của tác giả Nguyễn Quốc Hùng đăng trên tạp chí Di
sản Văn hóa. Bài báo tóm tắt tình trạng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của chuyên
ngành bảo tàng. Tuy tài liệu không còn mới, những vấn đề được tác giả đề cập vẫn mang
tính thời sự. Bài viết xoay quanh câu hỏi: Làm thế nào để đào tạo và tận dụng tốt nguồn
nhân lực bảo tàng hiện nay? Ngoài những yếu kém trong hệ thống giáo dục và chế độ đãi
ngộ, tác giả cũng chỉ ra sự thiếu liên kết, ít nỗ lực của đội ngũ nhân viên bảo tàng trong
quá trình giao lưu quốc tế, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển và khả năng phục vụ xã
hội của ngành bảo tàng.
Cùng với những yếu kém về nhân lực, một bất cập khác liên quan đến việc phân loại

bảo tàng, được phản ánh cụ thể qua loạt bài viết “Thực trạng việc phân loại bảo tàng ở
nước ta và phương pháp trưng bày theo loại hình” (2005) đăng trên tạp chí Di sản Văn
hóa của tác giả Đỗ Đức Hinh. Hiện nay nước ta vẫn phân loại bảo tàng theo 6 cách: theo
loại hình, theo quy định pháp lý, theo phạm vi hoạt động, theo ngành bảo tàng trực thuộc,
theo lãnh thổ, và bảo tàng lưu niệm. Mỗi cách phân loại đều có ưu nhược điểm riêng. Tuy
vậy, có thể thấy, việc phân loại bảo tàng ở nước ta còn chưa rõ ràng, thiếu cơ sở khoa học
khách quan, gây ra thực trạng trùng lặp giữa bảo tàng đầu ngành và chi nhánh, gây rối
rắm cho hệ thống bảo tàng, phân tán trong đầu tư phát triển và khó khăn trong quản lý.
Trên cơ sở đó, Đỗ Đức Hinh đề xuất chủ trương phân loại theo loại hình cùng ưu điểm và
hướng ứng dụng. Bài viết cho thấy một vấn đề căn cơ của hệ thống bảo tàng Việt Nam
hiện nay mà việc giải quyết nó là điều kiện tiên quyết giúp tăng cường vai trò của bảo
tàng trong đô thị.
Chức năng của bảo tàng trong xã hội đô thị
Là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển xã hội, bảo tàng có nhiều vai trò
quan trọng. Kỉ yếu Hội thảo khoa học – thực tiễn “Hoạt động bảo tàng trong sự nghiệp
đổi mới đất nước” (2004) do Cục di sản Văn hóa, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng
Cách mạng Việt Nam và Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp xuất bản đã đánh giá lại những
thành tựu của ngành bảo tàng sau hơn 15 năm đổi mới, qua đó cho thấy những thay đổi
về mặt nhận thức đối với khái niệm và chức năng của bảo tàng. Bảo tàng không còn là
7

một khái niệm gói gọn trong một không gian vật chất xác định mà có sự liên kết với các
bảo tàng khác và các thiết chế văn hóa, giáo dục tại địa phương. Những chức năng xã hội
cơ bản của bảo tàng như bao gồm: lưu giữ – bảo tồn; nghiên cứu – giáo dục; hoàn thiện
nhân cách con người để phục vụ cho yêu cầu mà sự nghiệp đổi mới đặt ra.
Tiếp theo đó, bài báo khoa học “Vài suy nghĩ về vai trò của bảo tàng góp phần hoàn
thiện nhân cách con người” (2003) đăng trên tạp chí Di sản Văn hóa của tác giả Lê Thị
Thúy Hoàn đã khẳng định vai trò giáo dục nhân cách con người thông qua việc thâm
nhập sâu hơn vào đời sống xã hội, phản ánh những vấn đề mang tính nhân văn và thời sự
nóng hổi của bảo tàng trên thế giới hiện nay. Điểm khác biệt cơ bản giữa bảo tàng và các

cơ quan giáo dục khác chính là ở môi trường giáo dục và phương pháp giáo dục. Qua
kinh nghiệm của nhiều bảo tàng trên thế giới, tác giả đã đề xuất những giải pháp tăng
cường chức năng giáo dục của bảo tàng trong xã hội hiện nay.
Bài báo khoa học “Từ góc nhìn văn hóa, suy nghĩ đôi điều về bảo tàng” (2006) đăng
trên tạp chí Di sản Văn hóa của tác giả Trịnh Thị Hòa đề cập đến bảo tàng với tư cách là
một thiết chế văn hóa có vai trò quan trọng trong xã hội, được thể hiện qua năm khía
cạnh sau: (i) Bảo tàng là một thiết chế văn hóa (ii) Bảo tàng sử dụng các sản phẩm của
văn hóa làm đối tượng hoạt động (iii) Bảo tàng là nơi chuyển tải một cách có hiệu quả
những giá trị của văn hóa đến với đông đảo công chúng (iv) Bảo tàng góp phần đẩy mạnh
giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và giữa Việt Nam
với các nước trên thế giới; (v) Đào tạo cán bộ làm công tác bảo tàng bảo tàng chính là
đào tạo cán bộ làm công tác văn hóa. Thông qua bài viết, chức năng của bảo tàng về mặt
văn hóa được làm rõ, đặc biệt là phương thức phát triển mà bảo tàng áp dụng nhằm gìn
giữ và đảm bảo sự đa dạng của văn hóa, cũng như các sản phẩm của văn hóa chính là cơ
sở cho hoạt động của bảo tàng. Bảo tàng không chỉ đơn thuần là một khái niệm nằm
trong khái niệm văn hóa mà còn có những vai trò và đặc tính riêng khẳng định vị trí quan
trọng của nó trong việc nhận diện và định hướng cho một nền văn hóa.
Các giải pháp kiện toàn hệ thống bảo tàng Việt Nam
Bảo tàng là một thiết chế văn hoa với những đặc trưng riêng, đòi hỏi nhà quản lý phải
có những cân nhắc kĩ càng để thực hiện công tác quản lý được hiểu quả. Bài viết “Quản
lý bảo tàng – những nhân tố cơ bản để thành công” (2007) đăng trên tạp chí Di sản
Văn hóa của tác giả Lê Thị Minh Lý cung cấp cho khóa luận số liệu về tình hình bảo tàng
8

trên thế giới và đặt ra vấn đề kiện toàn hệ thống bảo tàng trong bối cảnh toàn cầu hóa
hiện nay. Tác giả đã đúc kết được 4 nhân tố đảm bảo cho sự thành công trong quản lý bảo
tàng: (i) Xác định đúng công việc cần làm, (ii) Lựa chọn và bố trí nhân sự đúng với công
việc, (iii) Điều hành tốt mối quan hệ giữa các bộ phận, các tổ công tác trong bảo tàng.
Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế được lấy làm ví dụ để đối chiếu, so sánh với 4 nhân tố
này. Tuy chưa đề cập đến việc kết nối các bảo tàng với nhau, bài viết đã đóng góp vào

phần cơ sở lý luận của khóa luận về cách thức quản lý bảo tàng hiệu quả. Vấn đề toàn cầu
hóa cũng được đề cập trong bài viết “Bảo tàng trong xu hướng toàn cầu hóa” (2009)
đăng trên tạp chí Di sản Văn hóa của tác giả Vũ Mạnh Hà. Bài viết nhấn mạnh vào vai
trò của bảo tàng trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đó là “hạn chế tối đa những thiệt
hại do các quá trình toàn cầu hóa đang đe dọa sự đa dạng nên văn hóa gây nên, sự cần
thiết phải định dạng và duy trì những kiến thức về các hình thức văn hóa bị chèn ép và
đang biến mất” (tr.26). Để đảm bảo được mục tiêu đó, bảo tàng phải mở rộng các chức
năng của mình cho “phù hợp với các nhu cầu của xã hội để phục vụ con người ngày càng
đắc lực hơn” (tr.28). Chức năng thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi về hình thức hoạt động và
loại hình các bảo tàng. Nó đòi hỏi ngành bảo tàng phải có sư liên kết với các ngành, các
lĩnh vực khác để tăng cường hiệu quả cho hoạt động của mình. Qua đó, bài viết nhấn
mạnh cần phải định hướng việc phát triển các bảo tàng ở Việt Nam trong bối cảnh toàn
cầu hóa hiện nay, loại bỏ quan niệm cũ về phương thức hoạt động và chức năng của bảo
tàng.
Bên cạnh những giải pháp căn bản trên, hai định hướng phát triển cần được cân nhắc
là xã hội hóa và đa dạng hóa các hoạt động của bảo tàng. Xã hội hóa là tăng cường sự
tham gia của người dân vào quá trình xây dựng và phát triển bảo tàng để có thể đem thiết
chế văn hóa này đến gần với cuộc sống hơn. Bài viết “Vài giải pháp xã hội hóa hoạt
động bảo tồn bảo tàng” (2003) đăng trên tạp chí Di sản Văn hóa của tác giả Nguyễn Thế
Hùng đã nhận xét rằng thông qua trưng bày, bảo tàng có thể kêu gọi các nhà tài trợ, cũng
như sự hứng thú của công chúng. Theo tác giả, xã hội hóa hoạt động bảo tàng là một
hướng phát triển tất yếu của ngành bảo tồn bảo tàng, vì nó không chỉ giúp cho bảo tàng
độc lập hơn về mặt tài chính mà còn mang bảo tàng đến gần hơn với cuộc sống của cộng
đồng.
9

Song song với xã hội hóa là đa dạng hóa các hoạt động của bảo tàng. Thao tác hóa
khái niệm “đa dạng hóa hoạt động bảo tàng”, tác giả Nguyễn Văn Huy trong bài báo
khoa học “Đa dạng hóa các hoạt động của bảo tàng hiện đại (Từ kinh nghiệm của Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam)” (2004) đăng trên tạp chí Di sản Văn hóa đã làm rõ tác

dụng của đa dạng hóa ở ba lĩnh vực: trưng bày, chương trình giáo dục và chương trình
công chúng, hoạt động tiếp thị và hoạt động dịch vụ. Với trường hợp điển hình là Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam, tác giả chỉ rõ cách thức áp dụng phương thức đa dạng hóa
vào hoạt động của bảo tàng, đưa ra đề xuất ứng dụng cho những bảo tàng khác tại Việt
Nam. Tác giả đặc biệt lưu ý đến việc đa dạng hóa các nguồn tài trợ, vốn chưa phải là thế
mạnh của các bảo tàng Việt Nam hiện nay.
Làm rõ thêm những thách thức hiện nay của bảo tàng, bài báo khoa học “Vài suy nghĩ
về hoạt động bảo tàng tại TP.HCM trong giai đoạn hội nhập mới” đăng trên tạp chí Di
sản Văn hóa (2009) của tác giả Hoàng Anh Tuấn đã nêu lên ba vấn đề: (i) Hoạt động của
bảo tàng không còn được hỗ trợ nhiều bằng ngân sách Nhà nước; (ii) Sự quan tâm của
công chúng đối với bảo tàng chưa nhiều; (iii) Các hoạt động trưng bày, triển lãm còn đơn
điệu, phục vụ cho mục đích giáo dục đơn thuần mà không chú ý đến yếu tố giải trí, thư
giãn mà người dân mong muốn khi đến với bảo tàng. Từ thực tiễn đó, cần phải có những
thay đổi từ bảo tàng, cụ thể như (i) Nghiên cứu khách tham quan qua phần đánh giá của
công chúng đối với từng đợt trưng bày; (ii) Chủ động cho công chúng tham gia trực tiếp
trong hoạt động trưng bày, tạo sự chủ động về mặt tâm lý, tăng cường quá trình tự khám
phá của họ; (iii) Sự tham gia của các nhà sưu tập đóng góp ý kiến và giúp cho bảo tàng
trong một số lĩnh vực mà bảo tàng không có ưu thế bằng; (iv) Kết hợp chặt chẽ với cộng
đồng và chính quyền địa phương để đảm bảo hoạt động có hiệu quả, phù hợp với điều
kiện cụ thể của địa phương đó; (v) Công tác trưng bày bảo tàng cần phải được tiến hành
song song giữa trưng bày cố định và trưng bày theo chuyên đề với hình thức đa dạng,
phong phú, đặc biệt chú ý đến việc mang lại trải nghiệm cho khách tham quan chứ không
chỉ quan sát đơn thuần; (vi) Công tác tuyên truyền, tiếp thị cho bảo tàng cần phải chủ
động, hướng đến khách tham quan, nhà sưu tập tư nhân và cả nhà tài trợ tiềm năng; (vii)
Hệ thống quản lý bảo tàng hiện nay của nước ta cần phải “thoáng” hơn, linh hoạt hơn để
có thể bước đầu tạo ra những thuận lợi cho các bảo tàng tự đổi mới trong cách thức hoạt
động và quản lý.
10

Nhìn chung, các tài liệu trong nước tập trung vào đánh giá, nhận định về vai trò, thực

trạng của hệ thống bảo tàng nói chung và từng bảo tàng nói tiêng chứ chưa đề cập trực
tiếp đến vai trò và chức năng của bảo tàng đối với đô thị. Các giải pháp đưa ra chưa thể
hiện được sự cân nhắc đặc trưng của những khu vực khác nhau trong chiến lược phát
triển bảo tàng. Hạn chế của nguồn tài liệu này là lí do tác giả khóa luận tìm đến những
nguồn tài liệu trên thế giới nhằm có những kiến thức liên hệ trực tiếp với đề tài của mình.

2.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài
So với tình hình nghiên cứu trong nước còn khá hạn chế, vấn đề bảo tàng trong đô thị
đã được đề cập đến khá nhiều trong các công trình nghiên cứu cũng như ứng dụng vào
các thành phố trên thế giới. Những nghiên cứu này đều tiếp cận trực tiếp đến vấn đề bảo
tàng trong bối cảnh đô thị chứ không dừng lại ở vai trò bảo tàng nói chung. Từ những
năm 1980, Dennis đã đề cập đến bảo tàng như một phần không thể thiếu của thiết kế đô
thị (Dennis, 1980). Năm 1999, Muschamp đã tái khẳng định quan điểm này, đồng thời
củng cố thêm rằng bảo tàng, với những chức năng sẵn có và mở rộng của mình, đóng vai
trò quan trọng trong việc cải tạo đô thị (Muschamp, 1999). Qua tổng hợp, có thể thấy
trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng và phát triển hoạt động của các bảo tàng có ý
nghĩa chiến lược trong việc quảng bá hình ảnh của một thành phố nhằm phục vụ cho
những mục đích kinh tế, văn hóa – xã hội khác nhau. Cách làm này không chỉ được áp
dụng trong việc quảng bá rộng rãi hơn tên tuổi của các thành phố lớn ở các nước phát
triển như Manchester (Anh), Bắc Kinh (Trung Quốc), Florence (Ý), Los Angeles (Mỹ)
v.v mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, “làm mới”
các đô thị nhỏ, có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hiệu quả trước đó như Bilbao
(Tây Ban Nha), Istanbul (Thổ Nhĩ Kì), và một số đô thị nhỏ thuộc hệ thống các đô thị
vùng Địa Trung Hải. Điểm chung của những nghiên cứu này là đã chỉ ra được tầm quan
trọng của bảo tàng. Nó vượt xa chức năng cơ bản của bảo tàng như một thiết chế văn hóa
là giữ gìn và trưng bày sản phẩm văn hóa mà có ý nghĩa thiết thực trong việc cải thiện
cuộc sống của người dân đô thị thông qua những phương thức khai thác khác nhau tùy
vào điều kiện của mỗi địa phương. Có thể thấy quan điểm này được tổng hợp và thể hiện
rõ trong bài viết “Research form the field – Build city, planned city, virtual city: the city
museum” (2012) đăng trên Planning Perspectives của Giulia Mezzalama.

11

Một điểm đáng ghi nhận khác, đó là một số đề tài đã chỉ ra sự cần thiết của việc liên
kết các bảo tàng thành một hệ thống có sự hỗ trợ và tương tác với nhau, đặc biệt là ở
những bảo tàng mà nguồn lực tài chính chưa đủ mạnh để có thể hoạt động độc lập. Ngay
cả khi những bảo tàng đó đã “có tiếng, có miếng”, như trong trường hợp hệ thống các bảo
tàng ở Florence, một thành phố du lịch khá nổi tiếng, thì việc liên kết những bảo tàng
trong một khu vực đô thị vẫn có những lợi ích nhất định về mặt chiến lược phát triển và
hiệu quả kinh tế. Qua đó, tác giả được gợi ý tìm hiểu và đánh giá mức độ liên kết giữa hệ
thống các bảo tàng hiện nay tại TP.HCM. Khi xem xét trong môi trường đô thị, tất nhiên
không thể bỏ qua yếu tố sự tham gia của cộng đồng, mà cụ thể là hai nhóm đối tượng:
nhóm khách tham quan, những người thụ hưởng và cũng là nguồn lực cho bảo tàng, và
nhóm những nhà sưu tập cá nhân, những người có khả năng đóng góp thiết thực cho các
bảo tàng. Trong đó, sự tương tác giữa bảo tàng với khách tham quan được đề cập đã gợi
mở cho khóa luận về tầm quan trọng của việc kết nối giữa bảo tàng với đối tượng mà nó
phục vụ. Điều này giúp cho hoạt động và sự tồn tại của bảo tàng không nằm ngoài sự vận
động và phát triển của đời sống đô thị. Bên cạnh đó, mỗi đề tài, với những vấn đề cụ thể,
cũng đóng góp cho khóa luận những đề xuất giải pháp thực tế (vì chúng đề đã được ứng
dụng tại những địa phương nhất định) để tác giả có thể cân nhắc và xem xét ứng dụng
những giải pháp này vào trường hợp các bảo tàng ở TP.HCM. Một số bài viết khác đã đề
cập đến mối liên hệ giữa những đặc trưng của đô thị với bảo tàng, chẳng hạn như tác
động của tổ chức không gian của bảo tàng trong đô thị. Những thông tin đó giúp ích cho
tác giả khóa luận trong việc nhận diện những nhân tố tác động đến hiện trạng bảo tàng
của TP.HCM hiện nay. Những bài viết này được đăng trên tạp chí chuyên ngành của
nhiều lĩnh vục, từ chính sách công, di sản văn hóa, thiết kế đô thị cho đến quy hoạch – cơ
sở ha tầng; có thể thấy tại nhiều nước trên thế giới, bảo tàng mang một ý nghĩa quan
trọng đối với sự phát triển toàn diện của một thành phố hay một quốc gia.
Những tài liệu tổng hợp về hệ thống bảo tàng tại các nước trên thế giới, trong phạm vi
tìm hiểu của tác giả khóa luận, còn hạn chế. Trong số đó, đáng chú ý là bài viết “Chính
sách bảo tàng ở Anh” (2004) đăng trên tạp chí Di sản Văn hóa của tác giả Lê Thị Minh

Lý. Bài viết là cái nhìn toàn cảnh về tình hình quản lý và hoạt động của hệ thống bảo tàng
tại Anh vào năm 2004. Đặc điểm của hệ thống này là “Nhà nước không có chính sách
chung về bảo tàng” bởi vì trên thực tế, “họ luôn quan tâm đến bảo tàng thông qua các
12

chính sách cụ thể”. Mặc dù vẫn còn gặp nhiều lúng túng trong việc quản lý các bảo tàng
tự do, với hệ thống tiêu chuẩn chặt chẽ và các chính sách hỗ trợ phù hợp, Chính phủ Anh
đã có những quyết định táo bạo, chẳng hạn như quyết định miễn phí vé vào cửa cho tất cả
các bảo tàng thuộc nhà nước và thay thế nguồn thu từ phí tham quan bằng ngân sách thu
được từ thuế và Quỹ Xổ số Di sản (Heritage Lottery Fund). Bên cạnh đó, việc thành lập
các “hub”, nhóm tối đa 4 thiết chế bao gồm bảo tàng, sở văn hóa, sở du lịch, cơ quan
nghiên cứu v.v có vai trò liên kết các hoạt động của bảo tàng tại địa phương, bao gồm
những bảo tàng không thuộc nhà nước, đã giúp ổn định nhóm bảo tàng tư nhân. Đây là
điểm mới trong chính sách bảo tàng ở Anh, đã gợi ý cho phần đề xuất của khóa luận.
Bên cạnh đó, cuốn “Cơ sở bảo tàng học Trung Quốc” (2008) của tác giả Vương
Hoằng Quân (chủ biên) cũng là một tài liệu tham khảo đáng chú ý. Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Trung Hoa từ khi thành lập đến nay đã có hơn 800 bảo tàng được xây dựng.
Đây là một trong những giáo trình cơ sở chuyên ngành văn vật bảo tàng do Bộ Văn hóa
tổ chức biên soạn. Tài liệu cung cấp một lượng lớn những kiến thức cơ sở về bảo tàng
như khái niệm, lịch sử hình thành của hệ thống bảo tàng tại Trung Quốc và trên thế giới.
Tuy chỉ phục vụ cho công tác bảo tàng trong nước, tài liệu đã dành ra một chương đề cập
đến tình hình bảo tàng trên thế giới hiện nay, xu hướng phát triển của các bảo tàng trong
mối liên hệ với tình hình bảo tàng ở Trung Quốc. Tuy không đề cập nhiều đến bảo tàng
trong môi trường đô thị, tài liệu đã cung cấp những kiến thức cơ sở để tác giả tiếp cận
vấn đề nghiên cứu bài bản hơn. Một tài liệu khác có những đóng góp tương tự là “Sự
nghiệp bảo tàng của nước Nga” (2006) do Kaulen M. E. làm chủ biên.
Ngoài cách tài liệu sách, các bài viết khoa học đã cung cấp cho tác giả khóa luận kiến
thức về những lĩnh vực cụ thể của việc phát triển đô thị mà bảo tàng có thể đóng góp.
Các nghiên cứu này không tách bạch vai trò của bảo tàng trong một lĩnh vực cụ thể,
nhưng có thể thấy yếu tố phát triển văn hóa được chú trọng hàng đầu, bên cạnh đó là thúc

đẩy kinh tế và hoàn thiện cho tổ chức không gian – kiến trúc cảnh quan đô thị. Rất nhiều
những bài viết tiếp cận bảo tàng như một phần quan trọng trong chiến lược cải tạo và
phát triển đô thị. Các tác giả đều có đồng quan điểm khi cho rằng đóng góp về văn hóa
của bảo tàng gắn liền với những lợi ích về kinh tế. Điều này sẽ tạo ra nguồn lực tài chính
để phát triển những lĩnh vực khác của đô thị, tạo điều kiện nâng cao chất lượng đời sống
cho người dân. Trong số đó, một số bài viết đáng chú ý có thể kể đến:
13

Bài báo khoa học “On some challenges and conditions for the Guggenheim Museum
Bilbao to be an effective economic re-activator” (2008) đăng trên tạp chí International
Journal of Urban and Regional Research của tác giả Beatriz Plaza. Bảo tàng
Guggenheim Bilbao được xem như là một hiện tượng điển hình cho sự thành công của
bảo tàng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và quảng bá văn hóa cho thành phố Bilbao,
Tây Ban Nha. Nhiều thành phố khác cũng đặt kì vọng vào các bảo tàng tại địa phương,
tuy nhiên rất ít trường hợp làm được điều này. Vậy đâu là những nhân tố giúp làm nên sự
thành công của bảo tàng Guggenheim Bilbao? Tác giả cho thấy để làm được điều này,
bảo tàng cần phải có được vị trí giao thông thuận lợi (cả về đường bộ và hàng không), có
thiết kế nổi bật, có sự đầu tư lớn hiệu quả về tài chính và sự hỗ trợ về chính sách của
chính quyền địa phương. Tương tự, bài viết “Museums for urban regeneration?
Exploring conditions for their effectiveness” (2009) đăng trên tạp chí Journal of Urban
Regeneration and Renewal của tác giả này và Silke N. Haarich phân tích những điều kiện
làm nên thành công của bảo tàng Geggeinhem trong việc cải tạo đô thị một cách cụ thể
hơn, ngoài những yếu tố đã đề cập, còn có cả sự đầu tư về quảng bá truyền thông và
khuyến khích sự tham gia của cộng đồng. Ngoài ra, việc xác định và duy trì mục tiêu của
dự án là cải tạo đô thị cũng giúp cho bảo tàng thành công ở lĩnh vực này.
Bài viết “Museums, marketing, tourism and urban development. The British
museum – a successful model for Romanian museums” (2011) đăng trên tạp chí
Management and Marketing Journal của tác giả Răzvan-Andrei Corbos và Ruxandra
Irina Popescu đã khẳng định vai quan trọng của bảo tàng trong việc phát triển kinh tế đô
thị bằng việc nâng cao nguồn thu cho địa phương. Xu hướng này đã manh nha hình thành

từ sau thời kì công nghiệp hóa, và bắt đầu bùng nổ trước hết ở Tây Âu những năm 70.
Tiếp theo đó, cùng với sự lan tỏa của đô thị hóa, hoạt động phục vụ kinh tế của bảo tàng
cũng được mở rộng sang các nước khác. Để minh họa cho luận điểm của mình, tác giả đã
nghiên cứu trường hợp Bảo tàng Anh (The British Museum) ở London. Qua giới thiệu
của tác giả về nội dung trưng bày, cơ chế quản lý của chính quyền, các chính sách tuyền
truyền và marketing của bảo tàng, có thể thấy chính quyền đô thị tại địa phương và ban
quản lý đã có sự tương tác rất tốt trong việc sử dụng ưu thế về chính sách và truyền thông
của đô thị để thu hút khách tham quan. Tuy chưa đề cập cụ thể sự đóng góp của bảo tàng
vào quá trình phát triển đô thị, bài viết đã có sự so sánh, đối chiếu với hệ thống bảo tàng
14

tại Romania. Những luận điểm này giúp cho tác giả có sự cân nhắc toàn diện hơn khi tiếp
thu những kinh nghiệm của nước ngoài.
Một mảng nội dung khác đáng chú ý khác, đó là vai trò của bảo tàng trong tổ chức
không gian đô thị. Bài viết “Museums as social engines for urban renewal. The event
strategy of the Museum of Natural History of Florence” (2013) đăng trên tạp chí
European Planning Studies của tác giả Luciana Lazzeretti và Francesco Capone là một
trong những tài liệu điển hình. Mạng lưới bảo tàng có sự liên kết với nhau để tổ chức các
hoạt động triển lãm theo chuyên đề một cách hiệu quả và cũng thu hút du khách hơn theo
hiệu ứng “spillover”, nghĩa là du khách sẽ theo tuyến tham quan đã được thiết kế mà đi từ
bản tàng này sang bảo tàng khác. Hệ thống bảo tàng này đã rất thành công trong việc
quảng bá hình ảnh Florence như một trung văn hóa – giáo dục lâu đời thông qua một
mạng lưới các sự kiện và triển lãm được tổ chức một cách thống nhất. Từ đó, có thể thấy
rằng bảo tàng không phải là một hiện tượng độc lập, không chỉ gắn kết với đô thị qua văn
hóa – kinh tế – xã hội mà cả quy hoạch – kiến trúc trong việc tạo ra chỉnh thể đô thị. Bảo
tàng có những yêu cầu riêng về quy hoạch vị trí, tổ chức không gian bên trong, bên
ngoài, tương tác với các không gian xung quanh v.v. Duncan Grewcock, trong bài báo
khoa học “Museums of Cities and Urban Futures: new approaches to urban planning
and the opportunisties for museums of cities” (2006) đăng trên tạp chí Museum
International đã khẳng định bảo tàng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc quy hoạch

các thành phố trên thế giới, không chỉ thông qua đóng góp cơ học vào quy hoạch chung
của thành phố mà còn là cơ quan nghiên cứu, lưu trữ nhiều tư liệu về các hình thái xã hội
trước đó để các nhà quản lý hiện tại có thể tham khảo và rút kinh nghiệm. Xu hướng này
đã có tiền đề từ những thời kì trước và vẫn được chú trọng trong mối liên hệ với sự phát
triển bền vững của đô thị.
Một số tác giả khác cũng đã nghiên cứu về khía cạnh này, tiêu biểu như:
Carl Grodach với bài viết “Museums as urban catalysts: The role of urban design in
flagship cultural development” (2008) đăng trên tạp chí Journal of Urban Design. Từ
sau thành công của bảo tàng Guggeinheim Bilbao tại Bilbao, Tây Ban Nha, rất nhiều
những thành phố khác đã chịu ảnh hưởng của xu hướng xây dựng và sử dụng những
trung tâm văn hóa như một nguồn lực thúc đẩy kinh tế cho địa phương. Tuy vậy, không
phải địa phương nào cũng thành công theo nghĩa “cứ xây đi và du khách sẽ tới” như suy
15

nghĩ của nhiều người. Tác giả đã chứng minh mối liên hệ mật thiết giữa tổ chức không
gian và hiệu quả của bảo tàng trong đô thị qua hai trường hợp Bảo tàng Nghệ thuật
Đương đại (MOCA) ở Los Angeles và Bảo tàng Nghệ thuật San Jose (SJMA) tại San
Jose, California. Với MOCA nằm ở giữa khu trung tâm nhà cao tầng thuộc dự án tái phát
triển đô thị của khu Bunker Hill và SJMA ở khu vực gần ngoại ô, cả hai bảo tàng có vị trí
xây dựng khác nhau này đều thất bại trong việc tạo ra một thành công kiểu Guggeinheim
cho khu vực xung quanh. Điều này xuất phát từ việc thiếu cân nhắc những yếu tố văn hóa
và tổ chức không gian khi xây dựng bảo tàng, khi những công trình cao tầng dịch vụ -
thương mại làm cho bảo tàng bị che khuất và khó tiếp cận. Qua bài viết, có thể thấy vai
trò của bảo tàng đối với các đô thị là rất quan trọng, nhưng vai trò này chỉ được đảm bảo
khi việc xây dựng và sử dụng bảo tàng kết hợp chặt chẽ với bối cảnh xã hội và tổ chức
không gian của khu vực. Nghiên cứu này cũng tái khẳng định vai trò xúc tác của bảo tàng
mà tác giả James M. Bradburne đã đề cập đến trước đó trong bài báo khoa học “Not just
a luxury… The museum as urban ctalyst”, đăng trên báo cáo Urban Renaissance.
Glasgow: Lessons for Innovation and Implementation (2002) của Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế (OECD).

Làm rõ hơn về sự tương tác của bảo tàng với tổ chức không gian đô thị, bài viết “New
art museums in Central and Eastern Europe and the ideologies of urban space
production” (2011) đăng trên tạp chí Cultural Trends của tác giả Margaret Tali và Laura
Pierantoni đã ứng dụng lý thuyết kiến tạo không gian của Henri Lefebvre, vốn xem yếu
tố không gian là một sản phẩm của xã hội, hoặc một cấu trúc xã hội phức tạp có ảnh
hưởng đến quan điểm và hoạt động liên quan đến không gian đó, để khảo sát ba bảo tàng
ở Đông và Trung Âu (CEE) gồm Estonia, Hungary và Croatia. Nghiên cứu cho thấy tư
hữu hóa trên diện rộng, phi tập trung hóa đời sống văn hóa và sự thay đổi môi trường đô
thị đã tạo điều kiện cho sự hình thành những bảo tàng mới tại CEE. Các nhà sưu tập tư
nhân được khuyến khích đầu tư, và phi tập trung hóa quản lý đã giúp cho thủ tục xây
dựng và hỗ trợ vốn được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, song song với đó là những hệ quả tiêu
cực của nhu cầu xây dựng bảo tàng nhằm phát triển kinh tế đô thị trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay – sự đồng hóa về mặt kiến trúc và tổ chức không gian.
Cũng về mối quan hệ giữa bảo tàng với không gian đô thị, bài báo khoa học
“Differences in the location of urban museums and their impact on urban areas”
16

(2013) đăng trên tạp chí International Journal of Cultural Policy của tác giả Daniel Paül i
Agustí đã khảo sát các bảo tàng tại ba thành phố du lịch nổi tiếng: Paris, Barcelona và
Turin. Tác giả sắp xếp và phân loại các bảo tàng này theo vị trí địa lý của chúng trong
thành phố, trong mối tương quan với không gian đô thị xung quanh và sự phát triển của
hoạt động thương mại như khách sạn, vận tải du lịch và quảng bá hình ảnh của thành phố.
Từ đó, tác giả đưa ra ưu và khuyết điểm của các bảo tàng tại vị trí trung tâm đô thị và các
khu vực ngoại ô kém đông đúc hơn. Ở vị trí trung tâm, bảo tàng tận dụng được cơ sở hạ
tầng, sự chú ý của người dân và sự đa dạng các công trình, hoạt động văn hóa – du lịch
xung quanh nhưng lại thiếu quỹ đất và rất khó để có thể chỉnh trang, mở rộng. Ngược lại,
tại những khu vực ngoại ô, tuy không có những lợi thế trên, bảo tàng có điều kiện đầu tư
hơn vào quy mô và kiểu dáng kiến trúc, cũng như không phải cạnh tranh với nhiều bảo
tàng khác. Có thể thấy xu hướng chủ yếu hiện nay của các bảo tàng là tập trung tại các
phần lõi của đô thị, thậm chí là giữa khu vực trung tâm thương mại. Điều này, ngoài mặt

tích cực như gắn liền bảo tàng với hình ảnh thành phố, đảm bảo việc tiếp cận và các dịch
vụ cho khách tham quan, cũng có những hạn chế như làm tăng sự cạnh tranh giữa các bảo
tàng, tạo nên sự phân bố không đồng đều về các thiết chế văn hóa trong đô thị. Bài viết
cung cấp cái nhìn biện chứng cho việc tổ chức không gian của các bảo tàng trong đô thị,
giúp tác giả nhìn nhận rõ hơn những ảnh hưởng về mặt kinh tế - xã hội của vị trí bảo tàng.

2.3. Tiểu kết
Nhìn chung, chức năng và ảnh hưởng của bảo tàng trong đô thị đã được nghiên cứu ở
các nước trên thế giới, tuy nhiên lại chưa được khai thác nhiều ở Việt Nam, đặc biệt ở
phương diện tổ chức không gian như quy hoạch và thiết kế đô thị cho bảo tàng. Bảo tàng
cần được đặt trong quy hoạch chỉnh thể của đô thị để phát huy tốt hơn các giá trị kinh tế,
thẩm mỹ, văn hóa. Từ phần tổng quan tài liệu nói trên, tác giả khóa luận đã rút ra một số
quan điểm phục vụ cho nghiên cứu của mình như sau:
Một là, về thực trạng bảo tàng ở Việt Nam: các tác giả không phủ nhận tầm quan trọng
của bảo tàng đối với việc lưu giữ các giá trị lịch sử-văn hóa-truyền thống và giáo dục dân
tộc, tuy nhiên những chức năng cần thiết đối với xã hội đô thị hiện đại như thưởng lãm,
thư giãn, phản biện của bảo tàng còn ít được đào sâu. Những mặt hạn chế của bảo tàng
cũng được tìm hiểu, tuy nhiên lại hướng đến công tác quản lý nhân sự, cách thức phân
17

loại bảo tàng chưa hợp lý, sự tụt hậu trong cách nhìn nhận về vai trò và chức năng của
bảo tàng trong bối cảnh toàn cầu hóa hơn là đi sâu vào hình thức, nội dung trưng bày
cũng như không gian bên trong và bên ngoài của bảo tàng một cách chi tiết, đặc biệt đối
với những bảo tàng ở TP.HCM. Những nhận xét như vậy, nếu có, cũng chỉ được khái
quát một cách chung chung như khuôn viên và diện tích trưng bày còn hạn hẹp; cơ sở vật
chất, kỹ thuật của bảo tàng còn thiếu thốn, lạc hậu; trưng bày thiếu chỉnh thể thống nhất,
thiếu hấp dẫn; thiếu liên kết với các hoạt động du lịch v.v và cũng không đủ sức cho thấy
thực trạng bảo tàng hiện nay ở TP.HCM một cách toàn diện.
Hai là, các giải pháp cho bảo tàng: tương ứng với thực trạng, các giải pháp tập trung
vào việc kiện toàn bộ máy nhân sự, nhìn nhận lại chức năng của bảo tàng, tăng cường xã

hội hóa và đa dạng hóa trong hình thức trưng bày, tài trợ và tham gia vào các hoạt động
của bảo tàng chứ chưa xem xét thấu đáo vị trí của bảo tàng trong mối quan hệ với tổ chức
không gian và đời sống xã hội của đô thị TP.HCM. Là một đô thị đứng đầu của cả nước,
bảo tàng muốn thực sự đáp ứng đúng nhu cầu của người dân và theo kịp tốc độ phát triển
của TP.HCM cần phải được xem xét trong bối cảnh đặc trưng của đô thị. Việc tổ chức
bảo tàng không thể chỉ chung chung, hoặc áp dụng một cách cứng nhắc nguyên tắc xây
dựng và hoạt động của bảo tàng như ở nông thôn hoặc tỉnh lẻ.
Ba là, về mối liên hệ của bảo tàng với tổ chức không gian và đời sống xã hội trong đô
thị: bảo tàng cần được đặt trong chỉnh thể của quy hoạch và thiết kế đô thị. Bằng cách đó,
bảo tàng đảm bảo thực hiện tốt được các chức năng của một thiết chế văn hóa – giáo dục,
đồng thời góp phần vào việc cải tạo đô thị bằng những giá trị kinh tế, thẩm mỹ, thư giãn
– giải trí mà nó tạo ra, vốn rất cần thiết cho xã hội hiện đại. Đây là cách nhìn nhận mới,
mở rộng về bảo tàng đã được chứng minh trong các nghiên cứu của nhiều nước trên thế
giới, tuy nhiên lại chưa được chú ý và đào sâu nghiên cứu ở Việt Nam.
Xuất phát từ tình hình nghiên cứu nói trên, tác giả khóa luận đã quyết định tiếp cận
bảo tàng theo một khuynh hướng mới, đặt bảo tàng trong đời sống đô thị của TP.HCM
nhằm khái quát về hệ thống bảo tàng hiện nay và xem xét mối quan hệ của bảo tàng với
yếu tố tổ chức không gian và yếu tố đời sống cư dân đô thị - gọi chung là đời sống xã hội,
là hai yếu tố ‘cứng’ và ‘mềm’ cấu thành nên đời sống đô thị. Đây cũng chính là mục tiêu
và điểm mới của khóa luận này. Tác giả khóa luận hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ phản
ánh được thực trạng bảo tàng hiện nay tại thành phố, vốn thường được đánh giá một cách
18

chung chung là chưa hấp dẫn, thu hút trên các phương tiện truyền thông đại chúng; tìm ra
được những tích cực và hạn chế trong mối liên hệ giữa bảo tàng với tổ chức không gian
và đời sống xã hội tại TP.HCM để có những đề xuất giúp cho hệ thống bảo tàng của
thành phố được kiện toàn hơn.

3. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận
3.1. Ý nghĩa thực tiễn

Trong tình hình nghiên cứu về bảo tàng ở Việt Nam được tiếp cận chủ yếu từ góc độ
văn hóa và bảo tàng học, tìm hiểu bảo tàng từ góc độ đô thị học sẽ giúp khẳng định thêm
nhiều giá trị thực tiễn và sự cần thiết của bảo tàng như một thiết chế không thể thiếu
trong đời sống hiện đại. Không chỉ nên giới hạn chức năng của bảo tàng ngày nay ở
phạm vi giáo dục mà phải xem xét cả các chức năng kinh tế, thẩm mỹ, vui chơi thưởng
lãm của bảo tàng nhằm thúc đẩy sự phát triển của thành phố và nâng cao chất lượng sống
của người dân. Nhìn nhận vấn đề này một cách thấu đáo cũng là góp phần giải quyết
những câu hỏi đang đặt ra về vị trí và tương lai của các bảo tàng trong đô thị, đồng thời
gắn kết bảo tàng với lĩnh vực du lịch của thành phố trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Vì vậy, kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể là cơ sở giúp các nhà quản lý, những
nhà bảo tàng học, nhà quy hoạch nâng cấp – cải tạo những bảo tàng hiện có nhằm phát
huy tốt chức năng của bảo tàng tại TP.HCM và tạo tiền đề cho việc xây dựng những bảo
tàng mới trong tương lai.

3.2. Ý nghĩa lý luận
Tiếp cận một cách hệ thống về bảo tàng tại TP.HCM hiện nay và mối quan hệ của nó
với đời sống đô thị, khóa luận hướng đến việc mở rộng chủ đề nghiên cứu về bảo tàng và
góp thêm nguồn tư liệu tham khảo cho những nghiên cứu liên quan trong tương lai.
Khóa luận có thể là tư liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên Khoa Đô thị học và những
ai muốn tìm hiểu về bảo tàng trong đời sống đô thị. Cũng như nhiều yếu tố khác, bảo
tàng có vai trò quan trọng trong tổ chức không gian và đời sống cư dân đô thị, do vậy
khóa luận sẽ cung cấp một cái nhìn tuy quen thuộc với nhiều nghiên cứu trên thế giới
nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam về vấn đề này. Trên cơ sở đó, khóa luận xác định

×