Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích luận điểm sau của Hồ Chí Minh: “Dân tộc Việt Nam là một, nước Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.26 KB, 15 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
ĐỀ BÀI
Phân tích luận điểm sau của Hồ Chí Minh: “Dân tộc Việt Nam là
một, nước Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó
không bao giờ thay đổi”
ĐỀ CƯƠNG
I) Lý luận chủ nghĩa Mac Lênin
1. Lý luận.
1.1 Con người, quần chúng nhân dân
1.1.1 Con người và bản chất con người
1.1.1.1 Con người
Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện chứng
giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.
Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người
chính là giới tự nhiên. Vì vậy, bản tính tự nhiên phải là một trong những phương diện cơ
bản của con người, loài người.
Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất của nó,
quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau.
1.1.1.2 Bản chất con người
Trong tác phẩm “ Luận cương về Phoiobac” Mac xác lập quan niệm của mình: “Bản
chất con người không phải là một cái trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính
hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”.
1.1.2 Quần chúng nhân dân
Con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử nhưng không phải là theo phương thức hành
vi đơn lẻ, rời rạc, cô độc của mỗi con người mà là theo phương thức liên kết những con
người thành sức mạnh cộng đồng xã hội có tổ chức, có lãnh đạo của những cá nhân hay
các tổ chức chính trị, xã hội nhất định nhằm giải quyết các nhiệm vụ lịch sử trên các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hoá của xã hội- cộng đồng đó chính là quần chúng nhân dân.
Những lực lượng cơ bản tạo thành cộng đồng quần chúng nhân dân bao gồm:những
người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần (lực lượng hạt nhân cơ
bản); những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thóng trị áp bức, bóc lột; những giai cấp,


tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
1.1Quan điểm về dân tộc, giai cấp, mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp
1.1.1Giai cấp
Trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại”, Lênin đã định nghĩa giai cấp: “Người ta gọi là giai
cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ
thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ đối với những
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau
về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hay nhiều mà họ được hưởng”.
Lênin khẳng định: “Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này có thể chiếm
đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một
chế độ kinh tế xã hội nhất định”.
Nguồn gốc sâu xa của sự ra đời các giai cấp là do sự phát triển của lực lượng sản
xuất, còn nguồn gốc trực tiếp của nó là chế độ tư hữu.
1.2.2 Dân tộc
Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, Mac – Ănghen đã chỉ rõ; “Sự đối lập giữa thành
thị và nông thông xuất hiện cùng với bước quá độ từ thời đại dã man lên thời đại văn minh
dân tộc, và cứ tồn tại mãi suốt toàn bộ lịch sử văn minh cho đến ngày nay”.
Dân tộc là một cộng đồng người trong lịch sử, cộng đồng ổn định về đời sống kinh
tế, có tiếng nói chung, có lãnh thổ chung và có nền văn hoá chung.Nói chung, dân tộc hình
thành đi liền với lãnh thổ chung và nhà nước.
1.2.3Mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp
Lợi ích dân tộc phải gắn liền với lợi ích giai cấp.
2. Quan điểm cụ thể
2.1 Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân:
Theo quan điểm duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân
chính ra lịch sử, lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử.
Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân phụ thuộc vào các điều kiện
khách quan và chủ quan.

2.2 Phải đoàn kết lực lượng Cách mạng trên thế giới vào một cuộc đấu tranh chung
chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc
Lực lượng Cách mạng ở đây chính là giai cấp vô sản do Đảng cộng sản lãnh đạo.
Khi giai cấp vô sản bước lên vũ đài lịch sử, Mac đã kêu gọi: “Vô sản các nước, đoàn kết
lại!”.
Lênin nêu khẩu hiện: “Giai cấp vô sản và tất cả các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!”
- tăng cường các mối quan hệ giữa các dân tộc, xoá bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân
tộc.
Trong quá trình thực hiện Cương lĩnh dân tộc của Lênin, Liên Xô (cũ) đã thực hiện
được nhiều thành tựu to lớn. Tuy vậy, còn nhiều sai lầm, khuyết điểm trong vấn đề này.
Bởi vậy, khu chủ nghĩa xã hội tan rã ở Liên Xô, vấn đề dân tộc và các xung đột giữa các
sắc tộc lại nổi lên hết sức gay gắt, diễn ra cuộc chiến tranh nồi da nấu thịt giữa các dân tộc,
đẩy lùi sự liên kết đã có giữa các dân tộc, kéo lùi sự tiến hoá của lịch sử.
II) Thực tiễn Việt Nam
1.Khách quan
1.1 Cách mạng Tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế cộng sản:
Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
Tháng 3 năm 1919, Quốc tế cộng sản được thành lập.
1.2 Phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới: đầu thế kỷ
20, sự thức tỉnh của các dân tộc Châu Á cùng với phong trào dân chủ tư sản ở Đông
Âu đã tạo ra cao trào giải phóng dân tộc ở phương Đông
1.3 Phương thức cai trị của Pháp và Mỹ lúc bấy giờ:
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Pháp: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), Pháp tiến hành chương trình khai
thác thuộc địa lần thứ hai với số vốn đầu tư lớn, tốc độ nhanh và dựng lên chính quyền bù
nhìn, tay sai.
=> Chính sách thống trị của thực dân Pháp đối vưói Việt Nam và cả Đông Dương nói
chung là một chính sách thống trị chuyên chế về chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế nhằm
đem lại lợi nhuận tối đa về kinh tế, kìm hãm và nô dịch về văn hoá, giáo dục chứ không

phải đem đến cho nhân dân một sự “khai hoá văn minh”.
Mỹ:
Năm 1955, Ngô Đình lên làm Tổng thống của nền Đệ nhất Cộng hoà của Việt Nam. Chính
quyền mới bắt đầu thực thi những chính sách “Tố cộng”, “Diệt cộng”, nhiều cuộc thảm sát
xảy ra như Vĩnh Trinh, Hướng Điền, ở nhà tù Phú Lợi (tàn sát hàng trăm tù nhân cộng sản
bằng hơi độc). Và đàn áp tôn giáo nhất là đạo Phật vốn chiếm số đông trong các tầng lớp
dân chúng.
2. Chủ quan
2.1 Hình thành giai cấp công nhân và nông dân
Bị mất nước và mất ruộng đất nên nông dân có mâu thuẫn với đế quốc và phong
kiến, đặc.
Giai cấp công nhân lại là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của
Pháp. Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội tiên tiến, đại diện cho phương
thức sản xuất mới, tiến bộ, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần cách mạng triệt để,
lại mang bản chất quốc tế, họ là một động lực cách mạng mạnh mẽ và khi liên minh được
với giai cấp nông dân và tiểu tư sản sẽ trở thành cơ sở vững chắc cho khối đại đoàn kết
dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do.
2.2 Phong trào cứu nước cuối thế kỉ 19, đầu 20:
Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu
là Nhật Bản, để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình
quân chủ lập hiến của Nhật.
Phan Châu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao
dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm
cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước Việt Nam.
2.3 Phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp
dưới.
Năm 1919-1923, Phong trào quốc gia cải lương của bộ phận tư sản và địa chủ lớp
trên.
Năm 1923 xuất hiện Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu ở Sài Gòn.
Năm 1925-1926 đã diễn ra Phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản

thành thị và tư sản lớp dưới.
Năm 1927-1930 Phong trào cách mạng quốc gia tư sản gắn liền với sự ra đời và
hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng (25-12-1927).
III) Nội dung của luận điểm
1. Tính tất yếu của đại đoàn kết và đoàn kết để làm gì?
1.1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của
Cách mạng
1.2 Đại đoàn kết là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. Các thành phần giai cấp và dân tộc trong đoàn kết
2.1 Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
2.2 Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc
IV) Tính đúng đắn của luận điểm
1. Thực tiễn Việt Nam
5.1 Giá trị lý luận
- Đại đoàn kết là bài học hàng đầu và có tính chiến lược, quyết định mọi thành công.
- Đại đoàn kết phải có nguyên tắc, vì mục tiêu và lợi ích chung. Đoàn kết trong tổ chức, thông
qua tổ chức để tạo nên sức mạnh. Đoàn kết cá nhân và đoàn kết tổ chức không tách rời nhau.
- Đại đoàn kết phải có nội dung thích hợp với từng địa phương, từng tổ chức, từng thời kỳ. Đoàn
kết trong chính sách tập hợp các tầng lớp nhân dân.
5.2 Giá trị thực tiễn
Thể hiện trong từng giai đoạn, thời kỳ cụ thể:
- Tại thời điểm năm 1946: Việt Nam bị chia cắt 2 miền Nam - Bắc
Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được thể hiện trong chiến thắng Điện Biên
Phủ(1954): Đảng tập hợp rộng rãi các thành phần xã hội, các lực lượng cách mạng,
các giới quốc dân đồng bào=> chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của tộc,
Pháp chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam
- Tại thời điểm năm 1963: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.

Sức mạnh đó được minh chứng bởi chiến dịch mùa xuân (1975) đỉnh cao là
chiến dịch Hồ Chí Minh: tập hợp tối đa các lực lượng kể cả học sinh, sinh viên... =>
chấm dứt việc các cường quốc thế giới can thiệp vào Việt Nam, mở ra một kỷ
nguyên mới đầy hứa hẹn cho Tổ quốc.
BÀI VIẾT
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1. Lý luận chủ nghĩa Mac Lênin
1.1. Lý luận.
1.1.1. Con người, quần chúng nhân dân
1.1.1.1. Con người và bản chất con người
1.1.1.1.1. Con người
Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện
chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.
Bản tính tự nhiên phải là một trong những phương diện cơ bản của con người, loài
người. Cũng do vậy, việc nghiên cứu khám phá khoa học về cấu tạo tự nhiên và nguồn gốc
tự nhiên của con người là cơ sở khoa học quan trọng để con người hiểu biết về chính bản
thân mình, tiến đến làm chủ bản thân mình trong mọi hành vi và hoạt động sáng tạo ra lịch
sử của nó, tức lịch sử nhân loại.
Tuy nhiên, con người không đồng nhất với các tồn tại khác của giới tự nhiên, nó
mang đặc tính xã hội bởi vì mỗi con người với tư cách là “người” chính là xét trong mối
quan hệ của các cộng đồng xã hội, đó là các cộng đồng: gia đình, giai cấp, quốc gia, dân
tộc, nhân loại… Vì vậy, bản tính xã hội nhất định phải là một phương diện khác của bản
tính con người, hơn nữa đây là bản tính đặc thù của con người.
Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất của
nó, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả năng
hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính nó.
1.1.1.1.2. Bản chất con người
Trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác đã xác lập quan niệm mới của
mình: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng

biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”.
Hạn chế căn bản của quan niệm duy vật siêu hình, trực quan là đã trừu tượng hoá,
tuyệt đối hoá phương diện tự nhiên của con người, thường xem nhẹ việc lý giải con người
từ phương diện lịch sử xã hội của nó, do đó về căn bản chỉ thấy bản tính tự nhiên của con
người. Khác với quan niệm đó, quan niệm duy vật biện chứng về con người trong khi thừa
nhận bản tính tự nhiên của con người còn lý giải con người từ giác độ quan hệ lịch sử xã
hội, từ đó phát hiện bản tính xã hội của nó. Có thể định nghĩa con người là một thực thể tự
nhiên nhưng đó là thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội. Vậy, bản chất của con người,
xét trên phương diện tính hiện thực của nó, chính là “tổng hoà của các quan hệ xã hội”, bởi
xã hội chính là xã hội của con người, được tạo nên từ toàn bộ các quan hệ giữa người với
người trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá….
1.1.1.2. Quần chúng nhân dân
Con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử nhưng không phải là theo phương thức
hành vi đơn lẻ, rời rạc, cô độc của mỗi con người mà là theo phương thức liên kết những
con người thành sức mạnh cộng đồng xã hội có tổ chứcm có lãnh đạo của những cá nhân
hay các tổ chức chính trị, xã hội nhất định nhằm giải quyết các nhiệm vụ lịch sử trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá của xã hội - cộng đồng đó chính là quần chúng nhân
dân.
Những lực lượng cơ bản tạo thành cộng đồng quần chúng nhân dân bao gồm. Thứ
nhất, những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thầnl đó là hạt
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhân cơ bản trong cộng đồng quần chúng nhân dân. Thứ hai, những bộ phận dân cư
chống lại giai cấp thóng trị áp bức, bóc lột, đối kháng với cộng đồng nhân dân. Thứ ba,
những giai cấp, tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xã hội thông qua hoạt động của mình,
trực tiếp hoặc gián tiếp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Quần chúng nhân dân không phải là một cộng đồng bất biến mà trái lại, nó thay đổi
cùng với sự biến đổi của những nhiệm vụ lịch sử ở mỗi thời đại, mỗi giai đoạn phát triển
nhất định.
1.1.2. Quan điểm về dân tộc, giai cấp, mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và lợi ích

giai cấp
1.1.2.1. Giai cấp
Trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại”, Lênin đã đưa ra định nghĩa giai cấp như sau:
“Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của
họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của
họ đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như
vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hay nhiều mà họ
được hưởng”.
Lênin khẳng định: “Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này có thể chiếm
đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một
chế độ kinh tế xã hội nhất định”. Vậy, thực chất của sự phân hoá giai cấp trong xã hội
chính là sự phân hoá những con người trong một cộng đồng xã hội thành những kẻ bóc lột
và những người bị bóc lột.
Thực tiễn lịch sử cũng đã chứng minh: giai cấp nào nắm được tư liệu sản xuất chủ
yếu của xã hội thì cũng đồng thời có khả năng chiếm được địa vị làm chủ quyền lực chính
trị và quyền lực nhà nước, do đó có khả năng khách quan trở thành giai cấp thống trị xã
hội, thực hiện được việc chiếm đoạt lao động của giai cấp khác và duy trì được tình trạng
tương đối ổn định của xã hội trong điều kiện có đối kháng giai cấp.
Nguồn gốc sâu xa của sự ra đời các giai cấp là do sự phát triển của lực lượng sản
xuất, còn nguồn gốc trực tiếp của nó là chế độ tư hữu.
1.1.2.2. Dân tộc
Dân tộc là một cộng đồng người mà sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với một
thời kỳ nhất định trong lịch sử xã hội loài người. Khái niệm dân tộc được dùng để chỉ hầu
như tá cả các hình thức cộng đồng người.
Về vấn đề dân tộc hình thành từ lúc nào, trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, Mac –
Ănghen đã chỉ rõ; “Sự đối lập giữa thành thị và nông thông xuất hiện cùng với bước quá độ
từ thời đại dã man lên thời đại văn minh dân tộc, và cứ tồn tại mãi suốt toàn bộ lịch sử văn
minh cho đến ngày nay”.
Một cộng đồng người sống trên lãnh thổ, nói chung một thứ tiếng nhưng các vùng
trong lãnh thổ thiếu mối quan hệ ràng buộc về kinh tế thì cộng đồng đó chưa hình thành

hẳn dân tộc. Dân tộc hình thành đi liền với lãnh thổ chung và nhà nước.
1.1.2.3. Mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp
Các giai cấp và các dân tộc tồn tại khách quan trong lịch sử. Lợi ích dân tộc và lợi
ích giai cấp là những vấn đề hiện thực.
6

×