Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ĐÁNH GIÁ HELICOBACTER PYLORI đề KHÁNG với CLARITHROMYCIN và LEVOFLOXACIN BẰNG EPSILOMETER TEST tại ĐỒNG NAI, năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.88 KB, 7 trang )

Y HỌC THỰC HÀNH (903) - SỐ 1/2014







89
ĐÁNH GIÁ HELICOBACTER PYLORI ĐỀ KHÁNG VỚI
CLARITHROMYCIN
VÀ LEVOFLOXACIN BẰNG EPSILOMETER TEST TẠI ĐỒNG NAI, NĂM
2013



ĐẶNG NGỌC QÚY HUỆ, TRẦN VĂN HUY - Đại học Y dược Huế
NGUYỄN SĨ TUẤN, LÊ NGUYỄN ĐĂNG KHOA, NGUYỄN THỊ MINH THI, PHẠM THỊ THU HẰNG,
PHẠM THỊ HIỀN, BÙI NAM TRÂN

- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, Đồng Nai


TÓM TẮT
Đặt vấn đề: phác đồ bộ ba dựa vào Clarithromycin
(CLA) và Levofloxacin (LEV) là những trị liệu chuẩn
trong tiệt trừ H.pylori, nhưng hiện nay đề kháng với

CLA và LEV đang gia tăng là yếu tố chính làm điều trị
thất bại. Mục tiêu: xác định tỷ lệ cấy phân lập H.pylori
và làm KSĐ bằng Etest với CLA và LEV thành công ở
những bệnh nhân có CLO test (+); xác định tỷ lệ bệnh
nhân có H.pylori đề kháng chung, tiên phát, thứ phát
với CLA và LEV. Đối tượng và phương pháp: 60 BN
đến khám tại bệnh viện đa khoa Thống Nhất, Đồng
Nai, từ tháng 11/2013- 12/2013, có bệnh lý DDTT và
CLO test (+), được đưa vào nghiên cứu. Cấy phân lập
H.pylori bằng đĩa môi trường PY, làm KSĐ bằng Etest
với CLA và LEV bằng đĩa Mueller Hinton Agar. Kết
quả: tỷ lệ cấy phân lập được H.pylori 86,7%; số ngày

H.pylori mọc trung bình: 4,0±1,2 ngày (3-10 ngày),
trong đó 81,8% mọc trong 3-4 ngày; tỷ lệ làm KSĐ
bằng Etest thành công 94,2%; tỷ lệ đề kháng của
H.pylori chung, tiên phát, thứ phát với CLA và LEV lần
lượt là: 71,4- 64,1- 100% và 30,6- 29,2- 100%; tỷ lệ
nhạy và đề kháng với cả 2 kháng sinh: 20,4% và
22,4%. Kết luận: không nên chọn phác đồ bộ ba dựa
vào CLA và LEV trong điều trị cho bệnh nhân nhiễm
H.pylori tại tỉnh Đồng Nai; chỉ dùng chúng khi có bằng
chứng nhạy cảm; thay vào đó nên chọn hoặc phác đồ
4 thuốc có Bismuth hoặc dùng CLA với cách dùng
khác như phác đồ nối tiếp hoặc phác đồ đồng thời.

Từ khóa: H.pylori, đề kháng kháng sinh, cấy phân
lập, kháng sinh đồ
SUMMARY
Evaluation of Helicobacter pylori resistance to
Clarithromycin and Levofloxacin by Epsilometer
test in Đồng Nai province, 2013
Background: Clarithromycin-based and
Levofloxacin-based triple therapies are standard
treatments for H.pylori eradication, but the increased
prevalence of H.pylori strains resistant to
Clarithromycin (CLA) and Levofloxacin (LEV) has
become the main factor for treatment failure. Aims: to

determine the rate of H. pylori isolates in culture and
antibiogram using Epsilometer (Etest) with CLA and
LEV done successfully in patients who have positive
CLO test; to determine the prevalence of total, primary
and secondary resistance of H. pylori to CLA and
LEV. Materials and methods: 60 patients who
presenting with gastroduodenal diseases at Thong
Nhat-Dong Nai Hospital, from 11/2013 to 12/2013, with
CLO test positive, are recruited to the study. H. pylori
isolates were cultured with PY medium, then
antibiogram against CLA and LEV done by Etest
method with Muller Hinton Agar. Results: the rate of

successful culture of H. pylori isolates is 86.7%; the
mean time for H. pylori growth is 4.0±1.2 days (3-10
days), of these, 81.8% growing in 3-4 days; the
successful rate of antibiograms is 94.2%; the rate of
total, primary and secondary resistance to CLA and
LEV are 71.4-64.1-100% and 30.6-29.2-100%
respectively; sensitivity rate and resistance rate to both
kinds of antibiotics are 20.4% and 22.4%. Conclusions:
We should not choose the CLA-based and LEV-based
triple therapies in treatment for patients infected with H.
pylori in Dong Nai province, except when having
sensitive evidence; rather, we should choose Bismuth-

based quadruple therapy or use CLA with a different
usage such as sequential or concomitant therapy.
Keywords: H.pylori, antibiotic resistance, primary
culture, antibiogram
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hơn 50% dân số thế giới nhiễm H.pylori [1],[13],
trong đó số người có biểu hiện bệnh lý ít hơn 15%.
H.pylori là yếu tố nguy cơ chính gây viêm loét DDTT,
u MALT và ung thư dạ dày [1]. Trong khi ở một số
nước có tỷ lệ nhiễm H.pylori thấp ở người lớn như Úc
20%, Mỹ 30% [1],[13], thì ở các nước đang phát triển
lại rất cao >80%. Ở nước ta, tỷ lệ nhiễm H.pylori

trong dân số khá cao: 44,2% trong số các bệnh nhân
được nội soi ở tp. Hồ Chí Minh, 74.6% ở những
người khỏe mạnh sống tại Hà Nội và Hà Tây [11],
nên vấn đề sức khỏe liên quan đến H.pylori rất đáng
được quan tâm.
Điều trị tiệt trừ H.pylori giúp kiểm soát được bệnh
loét DDTT, có khả năng dự phòng UTDD và loét
DDTT [1]. Clarithromycin (CLA) và Levofloxacin
(LEV) là những kháng sinh (KS) chìa khóa trong điều
trị H.pylori. CLA chiếm một vai trò quan trọng trong
phác đồ chuẩn, là chọn lựa đầu tay để điều trị
H.pylori với hiệu quả điều trị của phác đồ OAC đạt

95-96% theo nghiên cứu MACH I, và tại Việt Nam là
96.5% (1998-1999). Tuy nhiên, hiệu quả của phác đồ
chuẩn điều trị tiệt trừ H.pylori đã ngày càng giảm, tỷ
lệ thất bại đến 20-40% [29]. LEV là kháng sinh nòng
cốt trong phác đồ cứu vãn khi phác đồ chuẩn thất bại.
Theo Marzio L. và đồng thuận Maastrich IV , chỉ nên

Y HỌC THỰC HÀNH (903) - SỐ 1/2014







90
dùng LEV trong phác đồ thứ nhất điều trị tiệt trừ
H.pylori ở những nơi không làm được kháng sinh đồ
cho bệnh nhân mà ở đó tỷ lệ H.pylori đề kháng LEV
≤10%. Nguyên nhân của việc các phác đồ chuẩn có
CLA và phác đồ dựa vào LEV đạt tỷ lệ điều trị tiệt trừ
H.pylori thấp là do H.pylori đề kháng (ĐK) với các
kháng sinh này.
Theo Maastricht IV- năm 2012, việc chọn lựa
phác đồ điều trị tiệt trừ H.pylori phải dựa vào tỷ lệ ĐK

của H.pylori trong vùng với CLA so với mốc 15- 20%,
để chọn phác đồ đầu tay có hay không có CLA. Sau
thất bại với 2 phác đồ, việc điều trị cần dựa vào
kháng sinh đồ (KSĐ) để chọn lựa kháng sinh điều trị
phù hợp.
Tuy nhiên, cấy phân lập và làm KSĐ với H.pylori
gặp nhiều khó khăn vì vi khuẩn khó nuôi cấy, mọc
chậm, cần môi trường chọn lọc, giàu dinh dưỡng và
vi ái khí [1],[4]. Mẫu bệnh phẩm làm CLO test (+) có
thể sử dụng lại để cấy phân lập H.pylori trong vòng 2
giờ ở nhiệt độ phòng. Tỷ lệ nuôi cấy phân lập vi
khuẩn thành công từ những bệnh nhân bị nhiễm

H.pylori đạt từ 23.5% đến 97% do phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển, môi
trường và phương pháp nuôi cấy [10]. Trong các
phương pháp làm KSĐ cho H.pylori, nên chọn kỹ
thuật Epsilometer vì tiện lợi, ít tốn công và định lượng
được MIC.
Các nghiên cứu về tỷ lệ cấy phân lập và làm KSĐ
tìm H.pylori thành công từ bệnh phẩm niêm mạc dạ
dày của Peitz tương ứng 87% và 83%; tỷ lệ cấy phân
lập H.pylori thành công từ bệnh phẩm CLO test (+)
giờ thứ nhất của Windsor là 93% và giờ thứ 2 là
84%. Kết quả KSĐ cho thấy tỷ lệ H.pylori đề kháng

kháng sinh (ĐKKS) khác nhau giữa các nước: Thái
Lan, năm 2005-2011, CLA 3% [16]; Trung Quốc, năm
2008-2012, CLA 37,8%, LEV 36,4%. Nghiên cứu tại
Đài Loan cho thấy tỷ lệ H.pylori ĐKKS CLA giảm có ý
nghĩa từ 13,5% (1998-2000) xuống 6,3% (2001-
2004), và tỷ lệ này giảm là nhờ vào chính sách quản
lý chặt chẽ việc dùng kháng sinh. Tỷ lệ H.pylori ĐK
CLA tại Mỹ năm 1993-1999 là 10,1% và cao có ý
nghĩa ở nhóm lớn tuổi, phái nữ và bệnh loét không
hoạt động.
Trong nước, T.T.Bình nghiên cứu bệnh nhân (BN)
người lớn ở cả tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, bằng kỹ

thuật Etest, hợp tác với Nhật Bản, cho thấy tỷ lệ
ĐKKS của H.pylori ở tp.Hồ Chí Minh cao hơn ở Hà
Nội, 49% sv 18.5%, p<0.05. Gần đây, P.T. Nam
nghiên cứu bằng Etest cho thấy tỷ lệ H.pylori ĐKKS
chung, tiên phát, thứ phát với CLA và LEV, tương
ứng: 42,9- 30,2- 84,6% và 44,6- 39,5- 61,5%.
Tại Đồng Nai, đến cuối năm 2013 chưa có nghiên
cứu nào công bố về việc tiến hành nuôi cấy, làm
KSĐ- đặc biệt là áp dụng Etest để xác định tỷ lệ
H.pylori ĐKKS với BN đang sinh sống trên địa bàn
tỉnh. Điều này khiến cho các bác sĩ không có cơ sở
để chọn lựa kết hợp KS nào trong phác đồ điều trị

ban đầu cũng như chọn kháng sinh nào tiếp theo khi
phác đồ đầu tiên thất bại, nên việc tiến hành nghiên
cứu này là cấp thiết để góp phần giải quyết khó khăn
trên.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định số ngày trung bình để cấy phân lập
H.pylori.
- Xác định tỷ lệ mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy
phân lập và làm KSĐ bằng kỹ thuật Epsilometer
thành công với vi khuẩn H.pylori.
- Xác định tỷ lệ bệnh nhân có vi khuẩn H.pylori
đề kháng với kháng sinh chung, tiên phát, thứ phát

với Clarithromycin và Levofloxacin.
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dân số nghiên cứu: bệnh nhân đến khám tại
phòng khám Nội tiêu hóa, bệnh viện đa khoa Thống
Nhất, Đồng Nai, từ tháng 11/2013 đến 12/2013, được
chỉ định nội soi tiêu hóa trên, có chẩn đoán nhiễm
H.pylori với CLO test (+).
Tiêu chuẩn loại trừ: BN đã dùng kháng sinh trước
đó <4 tuần hoặc dùng kháng tiết và Bismuth trước đó
<2 tuần; hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiền cứu, mô tả
hàng loạt ca, dựa vào bệnh viện.

Phương pháp lấy mẫu sinh thiết: BN nội soi dạ
dày tá tràng được sinh thiết 1 mẫu niêm mạc ở hang
vị làm xét nghiệm CLO test. Kết quả CLO test được
đọc âm hoặc dương tính trong vòng 1 giờ theo
hướng dẫn của nhà sản xuất Nam Khoa Biotek. Lấy
mẫu mô sinh thiết từ mẫu CLO test (+) cho vào môi
trường bảo quản và nuôi cấy H.pylori trong vòng 2
giờ.
Phương pháp nuôi cấy: mẫu mô được nghiền nát
trong NaCl 0,9% và cấy trên đĩa môi trường PY của
hãng Biomérieux, có kháng sinh chọn lọc và 10%
máu ngựa. Các đĩa cấy phân lập được để vào môi

trường vi ái khí, sau đó ủ ở nhiệt độ 37
0
C, đọc kết
quả từ ngày thứ 3-10 [3]. Những đĩa không phát hiện
đươc khuẩn lạc sau ngày thứ 10 được đọc là kết quả
nuôi cấy H.pylori (-) [4]. Xác định vi khuẩn phân lập
được là H.pylori dựa vào 5 tiêu chuẩn: hình thái
khuẩn lạc, nhuộm Gram và các men oxidase,
catalase, urease đều dương [4].
Phương pháp làm kháng sinh đồ bằng
Epsilometer test: các đĩa cấy phân lập thành công sẽ
được pha huyền phù McFarland 3 [3] và cấy vào 2

đĩa thạch Muller Hilton Agar của công ty Nam Khoa
Biotek, để khô và đặt que Etest CLA hoặc LEV vào,
sau đó tiếp tục ủ ở môi trường vi ái khí, 37
0
C, đọc kết
quả MIC trên que Etest sau 3 ngày. Kết quả MIC của
kháng sinh tương ứng với đỉnh của vòng elip vô
khuẩn giao với que Etest. Tiêu chuẩn đánh giá tính
nhạy cảm với kháng sinh của H.pylori với CLA và
LEV: khi MIC ≥ 1 mcg/mL là H.pylori đề kháng với
CLA [5],[9] hoặc LEV [9] và ngược lại.
Phương pháp thống kê: Thu thập số liệu bằng

mẫu soạn sẵn; nhập số liệu bằng Epidata; xử lý số
liệu bằng Stata 10. Dùng phép kiểm t-test để so sánh
2 trung bình có phân phối bình thường; dùng phép
kiểm χ
2
hoặc Fisher’s để so sánh 2 tỷ lệ. Các phép
kiểm có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
Y HỌC THỰC HÀNH (903) - SỐ 1/2014








91
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Có 60 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu,
tất cả đều đang sinh sống tại địa bàn tỉnh Đồng Nai,
với các đặc điểm như bảng 1.
Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu

Biến số Kết quả
Tuổi

(năm)

40,3±13,3 (17-70)
Nhóm tuổi

<=29 30-39 40-49 50-59 >=60
Số lượng
(%)
12
(20,0)
22
(36,7)

9 (15,0)

10
(16,7)
7 (11,6)

Giới Nữ/nam= 38/22= 63,3%/36,7%= 1,7/1
Liên quan

nhiễm
H.pylori
Được chẩn đoán và điều trị H.pylori (+) trước

đây: 19/60 (31,7%)
Hiểu đúng về H.pylori gây bệnh DDTT và
đường lây: 16/60 =26,7%.
Chẩn
đoán
nội soi
Viêm dạ dày: 49/60 (81,7%)
Viêm dạ dày tá tràng: 3/60 (5,0%)
Loét HTT: 8/60 (13,3%)
- Có 60 mẫu bệnh phẩm có CLO test (+) được
nuôi cấy, phân lập và sau đó các bệnh phẩm cấy
phân lập được H.pylori được làm kháng sinh đồ, như

hình 1 và bảng 2.
-


Hình 1: Mặt sau đĩa PY cấy
phân lập được H.pylori
(21/11/2013)
Hình khuẩn lạc H.pylori mọc
vào ngày thứ 4


Hình KSĐ với Levofloxacin bằng que Etest, MIC 0,94

mcg/Ml.

Bảng 2: Kết quả nuôi cấy phân lập và làm kháng
sinh đồ
Biến số Kết quả
Số bệnh phẩm cấy
phân lập H.pylori
thành công
52/60= 86,7%
Số ngày cấy phân
lập H.pylori trung
bình (ngày)

4,0± 1,2 (3-10 ngày), 45/55 (81,8%)
mẫu mọc trong 3-4 ngày
Số ngày H.pylori
mọc (ngày)
3 4 5 6 10
Số đĩa cấy phân lập
(%)
19
(34,5)

26
(47,3)


6
(10,9)

3
(5,5)

1
(1,8)
Số bệnh phẩm làm
kháng sinh đồ thành
công

49/52= 94,2%
- Đánh giá tính nhạy cảm kháng sinh của
H.pylori với 2 loại kháng sinh CLA và LEV: tỷ lệ bệnh
nhân còn nhạy với cả 2 KS CLA và LEV rất thấp, chỉ
20,4%; trong khi kháng cả 2 kháng sinh là 49%; tỷ lệ
đề kháng với CLA và LEV rất cao, tương ứng 71,4%
và 30,6%, như bảng 3.
Bảng 3: Tính nhạy cảm của H.pylori với kháng
sinh CLA và LEV
H.pylori
đề kháng
kháng

sinh
Nhạy
cả
2 KS
Chỉ đề
kháng
CLA
Chỉ đề

kháng
LEV
Kháng

cả
2 KS
Tổng số
cas làm
KSĐ
thành
công
Số lượng
(%)
10
(20,4)
35

(71,4)
15
(30,6)
11
(22,4)
49
- Tỷ lệ chủng H.pylori đề kháng có MIC ở mức
cao với CLA (>128 mcg/mL) là 31,4% và với LEV
(>32 mcg/mL) là rất cao 80%, như bảng 4.
Bảng 4: Các mức độ đề kháng của H.pylori với
CLA và LEV
Kháng

sinh
Mức độ đề kháng (mcg/mL) Tổng

CLA (%) ≥1-64 32-128 128-256

>256 35
24 (68,6)

0 (0%) 0 (0%) 11
(31,4%)
LEV (%) ≥1-16 16-32 >32 15
2

(13,3%)
1 (6,7%)

12
(80,0%)

- So sánh các đặc điểm của các nhóm kháng
CLA và LEV như bảng 5, p>0,05.
Bảng 5: So sánh các đặc điểm của các nhóm
kháng CLA và LEV
Quan sát Đề kháng
CLA n/N

(%)
p Đề kháng
LEV n/N
(%)
p
Tuổi
(năm)

Kháng

42,1±13,4


p=0,057

40,6±14.9

p>0,05

Nhạy 35,6±11,4

40,1±12,4

Nhóm tuổi
(năm) ≤29


6/8 (75,0) p>0,05 3/8 (37,5) p>0,05

30-39 11/18
(61,1)
5/18 (27,8)

40-49 7/10 (70,0)

3/10 (30,0)

50-59 6/8 (75,0) 2/8 (25,0)

≥60

5/5 (100,0)

2/5 (40,0)

<40 17/27
(63,0)
p>0,05 8/27 (29,6)

p>0,05


≥40 18/22
(81,8)
7/22 (31,8)

Giới Nam 13/17
(76,5)
p>0,05 5/17 (29,4)

p>0,05

Nữ 22/32
(68,8)

10/32
(31,3)
Bệnh
DDTT

Có loét

5/8 (62,5) p>0,05 2/8 (25,0) p>0,05

Không
loét
30/41

(73,2)
13/41
(31,7)
Tổng 49 bệnh
nhân
35/49
(71,4)
15/49
(30,6)


Y HỌC THỰC HÀNH (903) - SỐ 1/2014







92
Nhận xét qua bảng 5: Tỷ lệ H.pylori đề kháng với
CLA ở người ≥40 tuổi (81,8%) cao hơn những người
<40 tuổi (63,0%) và có khuynh hướng tăng dần cao
theo tuổi. Chưa ghi nhận sự khác biệt về tỷ lệ đề
kháng kháng sinh giữa các nhóm BN được so sánh.

- Đánh giá tỷ lệ đề kháng tiên phát và thứ phát:
Số BN có chủng H.pylori ĐK CLA thứ phát cao hơn
hẳn nhóm tiên phát có ý nghĩa thống kê, 100% sv
64,1%, p<0,05, như bảng 6.
Bảng 6: Đề kháng kháng sinh tiên phát và thứ
phát của CLA và LEV
Loại
kháng
sinh
Số BN đề kháng (%) p
Đề kháng
chung


Đề kháng
tiên phát

Đề kháng
th
ứ phát

CLA n=49 n=39 n=10
35 (71,4) 25 (64,1) 10 (100,0) p=0,04

LEV n=49 n=48 n=1

15 (30,6) 14 (29,2) 1 (100,0) p>0,05

Với LEV, tỷ lệ đề kháng chung: 15/49= 30,6%. Tỷ
lệ đề kháng LEV tiên phát: 14/48=29,2%. Trong số 2
BN có toa dùng LEV để điều trị H.pylori trong tiền sử,
thì 1 BN được làm kháng sinh đồ thành công và bệnh
nhân này có H.pylori đề kháng LEV.
BÀN LUẬN
Về đặc điểm của dân số nghiên cứu: tuổi trung
bình khá trẻ: 40,3±13,3 tuổi, thấp hơn T.T.Bình
45,0±13,2 (tp. Hồ Chí Minh) và 44,2±12,9 (Hà Nội)
[2]; cũng thấp hơn Destura, 44±13 tuổi [7]; trong đó

hơn 50% (56,7%) dưới 40 tuổi. Số bệnh nhân nữ gần
gấp đôi nam giới, 63,3% sv 36,7%, khác với Destura,
nữ chỉ chiếm 30%, như bảng 1.Có 19 BN đã được
điều trị nhiễm H.pylori trước đây, chiếm 31,7%. Số
BN hiểu đúng về vai trò gây bệnh lý DDTT và đường
lây truyền của H.pylori rất thấp, chỉ 26,7%, thật sự là
một mối quan ngại cho vấn đề tuân thủ điều trị tốt và
tái nhiễm sau điều trị. Chẩn đoán qua nội soi phần
lớn bệnh nhân bị viêm dạ dày (81,7%), còn lại là viêm
dạ dày tá tràng và loét tá tràng.
Tỷ lệ số mẫu bệnh phẩm CLO test (+) được cấy
phân lập H.pylori thành công của chúng tôi là 86,7%,

bảng 2, tương đương với Peitz 87% [22], thấp hơn
Farshad 99,2%-100% [10] và Windsor 84-93%. Số
ngày khuẩn lạc H.pylori mọc trung bình: 4,0±1,2
ngày, tập trung chủ yếu vào ngày 3- 4 (81,8%). Kết
quả này giống như của Farshad cấy H.pylori trong
môi trường M1, có 80% số chủng mọc vào ngày thứ
3 [10] và y văn [4].
Tỷ lệ số chủng H.pylori được làm KSĐ thành
công: 94,2% với cả 2 loại que Etest CLA và LEV, có
cao hơn so với Peitz 83%. Ba chủng thất bại là do
nhiễm nấm, 1 nấm men và 2 nấm sợi, có thể do đĩa
đã bị nhiễm trước đó hoặc do quá trình thao tác. Qua

đây chúng tôi rút kinh nghiệm kiểm tra kỹ các đĩa
thạch trước khi làm KSĐ để loại những đĩa nghi ngờ
bị nhiễm trước và đồng thời xem xét kỹ lại các bước
thao tác trong quy trình để đạt được kết quả tốt hơn
về sau.
Tỷ lệ chủng H.pylori đề kháng chung với CLA
71,4% và LEV 30,6% là khá cao. Chỉ có 20,4% số
chủng nhạy cả 2 KS, trong khi 22,4% lại đề kháng với
cả 2 KS này. H.pylori đề kháng kháng sinh nói chung
và với CLA- LEV nói riêng, đang gia tăng ở nhiều
nước trên thế giới, trong đó có nước ta, là do việc
dùng kháng sinh quá phổ biến [6].

Tỷ lệ ĐK với CLA của nghiên cứu này (NCN) xấp
xỉ Peitz 70% ở những BN đã từng thất bại sau điều trị
[22], nhưng cao hơn nhiều nghiên cứu còn lại (bảng
7). Trong nghiên cứu của T.T.Bình, tỷ lệ H.pylori đề
kháng chung với CLA là 33,0%, nhưng bệnh nhân ở
tp.Hồ Chí Minh ĐK CLA 49,0% cao hơn Hà Nội
18,5% [2]. Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ H.pylori ĐK CLA
tăng theo tuổi, gặp nhiều hơn ở tuổi ≥40 sv <40
(81,8% sv 63,0%), giống với P.T.Nam và Mahachai.
Trong khi đó, theo khảo sát tại Mỹ, ĐK CLA phối hợp
có ý nghĩa với địa dư, lớn tuổi, phái nữ, bệnh loét
không hoạt động, với p<0,05 . Qua một phân tích

tổng quan, De Francesco kết luận trong nhóm đề
kháng CLA, nữ nhiều hơn nam; bệnh DDTT không
loét gặp nhiều hơn có loét với p<0,05 [6]. Những so
sánh này trong nghiên cứu của chúng tôi có khác biệt
nhưng chưa có ý nghĩa thống kê, có lẽ do mẫu
nghiên cứu còn nhỏ (bảng 5). Tỷ lệ chủng H.pylori
kháng CLA thứ phát là 100% cao hơn nguyên phát
64,1%, p<0,05, phù hợp với P.T.Nam và
Karczewska, 80% sv 21% [14]. Như vậy, tất cả các
bệnh nhân đã từng dùng CLA để diệt trừ H.pylori mà
xét nghiệm sau điều trị một thời gian vẫn còn CLO
test (+) đều ghi nhận đề kháng CLA. Tỷ lệ đề kháng

nguyên phát với CLA có lẽ sẽ thấp hơn do một số BN
tự ý mua thuốc uống.

Bảng 7: So sánh tỷ lệ H.pylori đề kháng kháng sinh chung với CLA và LEV trong một số nghiên cứu trong
và ngoài nước
Tác giả
/Năm
/KS %
NCN

P.T.Nam
[

24
]

T.T.Bình
[
2
]

Đ.C.Minh
[
8
]


Peitz
[
22
]

Mỹ
[
21
]

Ba Lan

[
14
]

Trung Quốc
[
27
]

2013 2012
/2013
2008 2012

/2013
1997
/1999
1993
/1999
2006
/2008
2008
/2010
CLA 71,4 42,9 33,0 56,9 70,0 10,1 34,0 37,8
LEV 30,6 44,6 18,4 25,5 5,0 36,4


Tỷ lệ H.pylori ĐK chung với LEV của NCN là
30,6% cao hơn T.T.Bình là 18,4% [2] và nghiên cứu
của Ba Lan chỉ 5%, nhưng thấp hơn của P.T.Nam
44,6% và nghiên cứu tại Trung Quốc là 36,4%. Tỷ lệ
chủng H.pylori ĐK LEV tiên phát là 29,2%, trong khi
đề kháng thứ phát chỉ 1 bệnh nhân (100%), cao hơn
cả tiên phát và thứ phát của Karczewska- 2011, 2%
và 16%. Nhưng do chỉ có 1 BN đề kháng thứ phát
Y HỌC THỰC HÀNH (903) - SỐ 1/2014








93
nên khó đánh giá và nhận xét về các yếu tố ảnh
hưởng hoặc phối hợp với ĐK LEV như một số nghiên
cứu khác đề cập. Điều này có thể là do việc kê toa
có LEV để điều trị H.pylori còn ít trong thực tế. Chúng
tôi chưa ghi nhận về sự khác biệt nhóm tuổi ở các
bệnh nhân đề kháng với LEV như phân tích tổng
quan của De Francesco qua một nghiên cứu ở Ý, kết

luận trong nhóm đề kháng tiên phát với LEV, tỷ lệ BN
>45 tuổi gặp nhiều hơn <45 tuổi, tương ứng 28,4%
sv 14,4%, p<0,05 [6].
Số chủng đề kháng CLA và LEV ở mức MIC cao
>128 mcg/ml và >32 mcg/ml, tương ứng là 31,4% và
80%, cao hơn so với T.T.Bình 7,8 và 13,6% [2] và
P.T.Nam 5,4 và 10,7%; lý giải sự khác biệt này có lẽ
là do mẫu của NCN bao gồm cả dân số ĐKKS tiên
phát và thứ phát, trong khi T.T.Bình chỉ đánh giá
ĐKKS tiên phát. Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ
chủng H.pylori đề kháng chung với LEV khá cao và
một khi đã đề kháng LEV thì hầu hết có mức MIC cao

(80%).
Tỷ lệ H.pylori đề kháng với cả 2 kháng sinh CLA
và LEV (đa kháng thuốc) là 22,4% (bảng 3), cao hơn
T.T.Bình 8,7% [2] và P.T.Nam 7,1%. Điều này có thể
lý giải là do các tỷ lệ đề kháng chung và đề kháng thứ
phát của cả 2 kháng sinh trên đều rất cao. H.pylori đa
kháng thuốc hoặc kháng CLA/LEV với mức MIC cao
sẽ là một thách thức trong điều trị tiệt trừ H.pylori.
Dựa trên kết quả cấy phân lập và làm KSĐ của
NCN cho thấy tỷ lệ BN có H.pylori đề kháng với CLA
và LEV với tỷ lệ rất cao trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
dựa vào đồng thuận Maastrich IV năm 2012 và

hướng dẫn của Hội khoa học tiêu hóa Việt Nam năm
2013 [12], chúng ta không nên chọn CLA và LEV
trong phác đồ điều trị theo kinh nghiệm đầu tiên hoặc
thứ hai mà nên chọn phác đồ 4 thuốc có Bismuth
hoặc phác đồ trình tự hoặc phác đồ đồng thời. Chỉ
nên dùng CLA và LEV khi có bằng chứng vi sinh của
H.pylori nhạy cảm với các kháng sinh này.
KẾT LUẬN
- Tỷ lệ mẫu bệnh phẩm có CLO test (+) được
cấy phân lập H.pylori thành công: 86,7%; Số ngày
mọc trung bình của H.pylori khi nuôi cấy là: 4,0±1,2
(3-10 ngày), trong đó 81,8% mẫu nuôi cấy mọc trong

vòng 3-4 ngày sau nuôi cấy. Tỷ lệ mẫu cấy (+) được
làm KSĐ thành công bằng phương pháp Etest là:
94,2%.
- Tỷ lệ chủng H.pylori đề kháng chung, tiên phát,
thứ phát với CLA và LEV lần lượt là: 71,4- 64,1-
100% và 30,6- 29,2- 100%. Tỷ lệ chủng H.pylori đề
kháng CLA thứ phát cao hơn tiên phát, 100% sv
64,1%, p<0,05. Đề kháng CLA và LEV mức MIC cao
chiếm tỷ lệ tương ứng: 31,4 và 80,0%. Tỷ lệ chủng
H.pylori nhạy với cả 2 loại kháng sinh và kháng với
cả 2 kháng sinh CLA và LEV lần lượt là: 20,4% và
22,4%.

- Số bệnh nhân hiểu biết đúng về vai trò gây
bệnh của H.pylori và đường lây còn thấp: 26,7%.
KIẾN NGHỊ
- Nên triển khai làm KSĐ bằng kỹ thuật Etest
cho H.pylori bằng cách tận dụng mẫu bệnh phẩm
sinh thiết làm CLO test (+), trong vòng 2 giờ.
- Trong thời gian hiện nay, không nên chọn CLA
và LEV trong các phác đồ kinh nghiệm bộ ba điều trị
H.pylori, thay vào đó hoặc chọn bộ tứ có Bismuth
hoặc phác đồ trình tự hoặc phác đồ đồng thời. Khi đã
thất bại sau 2 phác đồ điều trị, cần cấy phân lập và
làm KSĐ cho bệnh nhân để có cơ sở chọn lựa kháng

sinh phù hợp, trong đó có CLA và/hoặc LEV
- Giáo dục để bệnh nhân tuân thủ điều trị
H.pylori và chống tái nhiễm sau điều trị thành công.
- Các nhà chức trách cần có chiến lược quản lý,
sử dụng kháng sinh hợp lý cả trong bệnh viện và
ngoài cộng đồng để góp phần làm giảm tỷ lệ H.pylori
đề kháng kháng sinh nói riêng và các vi khuẩn gây
bệnh khác nói chung.
Hạn chế của nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu còn
nhỏ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Atherton, J. C. & Blaser, M. J. (2010).

Helicobacter pylori infections. In Longo DL & Fauci AS
(Eds.), Harrison's Gastroenterology and Hepatology (17
ed., pp. 253-259). New York: Mc Graw Hill
2. Binh, T. T., Shiota, S., Nguyen, L. T., Ho, D. D.,
Hoang, H. H., Ta, L., et al. (2012). The Incidence of
Primary Antibiotic Resistance of Helicobacter pylori in
Vietnam. J Clin Gastroenterol.
3. Biomérieux SA. (2012). Etest application guide.
4. Blanchard, T. G. & Nedrud, J. G. (2012).
Laboratory maintenance of Helicobacter species. Curr
Protoc Microbiol, Chapter 8, Unit8B 1.
5. CLSI. (2012). Performance standards for

antimicrobial susceptibility testing; twentieth
informational supplement. (pp. M100-S122).
6. De Francesco, V., Giorgio, F., Hassan, C.,
Manes, G., Vannella, L., Panella, C., et al. (2010).
Worldwide H. pylori antibiotic resistance: a systematic
review. J Gastrointestin Liver Dis, 19(4), 409-414.
7. Destura, R. V., Labio, E. D., Barrett, L. J.,
Alcantara, C. S., Gloria, V. I., Daez, M. L., et al. (2004).
Laboratory diagnosis and susceptibility profile of
Helicobacter pylori infection in the Philippines. Ann Clin
Microbiol Antimicrob, 3, 25.
8. Đinh Cao Minh và Bùi Hữu Hoàng. (2013).

Đánh giá đề kháng kháng sinh của Helicobacter pylori
trên bệnh nhân viêm loét dạ dày-tá tràng đã điều trị thất
bại. Tạp chí khoa học tiêu hoá Việt Nam, VIII(33), 2139-
2140.
9. EUCAST. (2013). European Committee on
Antimicrobial susceptibility testing, Breakpoint tables for
interpretation of MICs and zone diameters.
10. Farshad, S., Japoni, A., Shahidi, M. A.,
Hosseini, M. & Alborzi, A. (2011). An improvement in
isolation and preservation of clinical strains of
Helicobacter pylori. Trop Gastroenterol, 32(1), 36-40.
11. Hoang, T. T., Bengtsson, C., Phung, D. C.,

Sorberg, M. & Granstrom, M. (2005). Seroprevalence of
Helicobacter pylori infection in urban and rural Vietnam.
Clin Diagn Lab Immunol, 12(1), 81-85.
12. Hội khoa học tiêu hóa Việt Nam. (2013).
Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị Helicobacter pylori tại
Việt Nam. Nhà xuất bản y học. TP. Hồ Chí Minh.

Y HỌC THỰC HÀNH (903) - SỐ 1/2014







94
13. Hunt, R. H. & et al. (2011). World
Gastroenterology Organisation Global Guideline:
Helicobacter pylori in developing countries. J Clin
Gastroenterol, 45(5), 383-388.

Y HC THC HNH (903) - S 1/2014







94
NHậN XéT THựC TRạNG SÂU RĂNG Và MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN
TRÊN NHóM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BƠI
TRƯờNG ĐạI HọC THể DụC THể THAO Từ SƠN BắC NINH NĂM 2013

Vũ Mạnh Tuấn, Hà Ngọc Chiều, Tống Minh Sơn,
Nguyễn Mạnh Cờng, Nguyễn Thị Hòa
Vin o to Rng Hm Mt i hc Y H Ni


TểM TT
Mc ớch: Nghiờn cu nhm kho sỏt s nh
hng ca vic thng xuyờn phi tip xỳc vi ngun
nc b bi c x lý bng Chloride n thc trng
bnh sõu rng. Mc tiờu: Mụ t thc trng sõu rng
trờn nhúm sinh viờn lp chuyờn sõu bi trng i
hc Th dc th thao T Sn Bc Ninh nm 2013,
kho sỏt mt s yu t liờn quan n tỡnh trng sõu
rng nhúm sinh viờn trờn. Phng phỏp: Nghiờn
cu ct ngang mụ t trờn 56 sinh viờn > 18 tui
trng i hc Th dc th thao T Sn Bc Ninh,
c chn ngu nhiờn t tng s 90 sinh viờn lp

chuyờn sõu bi li ca trng. Tn thng sõu rng
c khỏm bng mt thng theo h thng tiờu chớ
phỏt hin v ỏnh giỏ sõu rng sm ICDAS, kt hp
s dng Laser Diagnodent 2190 ghi nhn mc
khoỏng húa ca tn thng. Thụng tin v cỏc yu t
liờn quan c thu thp qua phiu phng vn c
thit k trc. Kt qu: 100% sinh viờn cú sõu rng.
Ch s DMFT l 14,07; DMFS l 20,55; DT l 14,21,
MT l 0,09, FT l 0,39. Chi rng 2 ln / ngy chim
82,14%, chi 3 ln/ ngy chim 5,36%. T l chi
rng theo kiu trc sau l 57,14 %, kiu xoay trũn
21,43%, kiu lờn xung 21,43%. T l sinh viờn chi

rng sau n 10,71%. T l sinh viờn luyn tp bi li
di 5 nm chim 73,21%, t 5 10 nm chim
17,76%, trờn 10 nm chim 8,93%. T l sinh viờn
luyn tp bi li di 2 ting/ngy chim 71,43%, 2
ting/ngy chim 28,57%, thi gian luyn tp trung
bỡnh ca mi sinh viờn l l 1,65 ting/ngy. T l sinh
viờn khụng bit v nh hng ca nc b bi x lý
bng Chloride n tỡnh trng rng ming l 57,14 %.
T l khụng s dng cỏc bin phỏp bo v khi tham
gia luyn tp bi li l 91,07%. Kt lun: T l sõu
rng ca sinh viờn bi li mc rt cao (100%), vic
tip xỳc vi ngun nc b bi c s lý bng Clo

trong thi gian di m khụng cú cỏc bin phỏp bo v
cú th l yu t nguy c chớnh gõy sõu rng.
T khúa: Chloride v sõu rng; nc b bi; Bi
li v sõu rng.
SUMMARY
Introduction: The study aimed to examine the
effects of relay often with pool water treated by Chloride
to reality caries. Aim: To describe the state of decay
intensive class student group swim University Sport
from Tu Son - Bac Ninh in 2013, surveyed a number of
factors related to caries status student groups on.
Methods: cross-sectional descriptive study on 56

students > 18 years University Sport From Tu Son Bac
Ninh, were randomly selected from a total of 90
advanced students of the school swimming. Caries
lesions were examined with the naked eye under the
criteria system to detect early tooth decay and ICDAS
assessment, combined Diagnodent Laser 2190 used to
record the level of damage mineralization. Information
about the relevant factors were collected through
questionnaires designed before. Results: 100 % of
students have tooth decay. DMFT index is 14.07; DMFs
is 20.55, DT is 14.21, 0.09 MT, 0.39 FT. Brush your
teeth 2 times / day accounted for 82.14 %, brush 3 times

/ day accounted for 5.36 %. The rate of advance after
brushing style is 57.14 %, 21.43 % spun style, type up
to 21.43 %. Percentage of students to brush after eating
10.71%. Percentage of students to practice swimming
under 5 years accounted for 73.21 %, from 5-10 years
accounted for 17.76 %, accounting for 8.93 % over 10
years. Percentage of students to practice swimming
under 2 hours / day accounted for 71.43 %, 2 hours /
day accounted for 28.57 %, the average training time of
each student is 1.65 hours / day. The percentage of
students do not know about the effects of pool water
treated with oral Chloride status is 57.14 %. Proportion

not using protection when participating in swimming
training was 91.07 %. Conclusion: The rate of decay of
swimming students is very high (100 %), the relay with
pool water is treated with chlorine for long periods
without protective measures may be weak major risk
factors that cause cavities.
Keywords: Chloride and decay, water pool,
swimming and decay.
T VN
T l sõu rng v tn thng t chc cng ca
rng trờn nhúm i tng vn ng viờn bi li trờn
th gii l rt cao, nghiờn cu ca Baghele (2013)

trờn 100 vn ng viờn bi li tui thiu niờn ti n
cho thy: 90% cú xúi mũn rng, 94% cú mt
khoỏng men rng (sõu rng giai on sm), c bit
mc mũn rng v mt khoỏng men rng c
chng minh l t l thun vi thi gian luyn tp bi
li, vic thng xuyờn phi tip xỳc vi mụi trng
nc cú d lng Clo ln dựng x lý nc b bi
l yu t nguy c chớnh gõy hy khoỏng men ng
rng [4]. Hip hi Nha khoa M (ADA) xp yu t ny
l mt trong nhng yu t nguy c quan trng dn
n sõu rng [9], cn cú cỏc bin phỏp bo v cho
nhúm i tng ny nh ỏp gel fluor hay varnish

×