Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHĂN NUÔI BÒ TẠI HUYỆN BẾN CẦU TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 73 trang )

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHĂN NUÔI BÒ
TẠI HUYỆN BẾN CẦU TỈNH TÂY NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
v
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ x
DANH MỤC CÁC HÌNH
xi
DANH MỤC PHỤ LỤC xii
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- DT: doanh thu
- CP: chi phí
- LN: lợi nhuận
- ĐVT: đơn vị tính
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất đai ở huyện năm 2007
7
Bảng 2.2. Diện tích các loại cây trồng của huyện qua 3 năm 2005, 2006,
2007
10
Bảng 2.3. Tình hình vật nuôi của huyện trong năm 2006, 2007
11
Bảng 2.4. Cơ cấu giá trị trồng trọt,chăn nuôi 3 năm 2005, 2006, 2007
12


Bảng 4.1. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi tỉnh tây ninh hai năm 2006, 2007
22
Bảng 4.2. Tình hình chăn nuôi tỉnh tây ninh hai năm 2006, 2007
23
Bảng 4.3. Qui mô đàn bò ở nông hộ
25
Bảng 4.4. Số năm nuôi bò của các nông hộ
26
Bảng 4.5. Phương thức chăn nuôi của các nông hộ
29
Bảng 4.6. Cấu trúc chuồng trại nuôi bò của các nông hộ
32
Bảng 4.7. Mức độ vệ sinh chuồng trại của các hộ chăn nuôi bò
33
Bảng 4.8. Chi phí một con bê cái lai sind 2 năm tuổi của hai cách nuôi
35
Bảng 4.9. Chi phí đầu tư một con bò cái lai sind được nuôi trồng cỏ qua
từng năm khai thác
37
ix
Bảng 4.10. Chi phí đầu tư một con bò cái lai sind được nuôi không trồng
cỏ qua từng năm khai thác
38
Bảng 4.11. Doanh thu từ một con bò sinh sản lai sind được nuôi trồng cỏ
39
Bảng 4.12. Doanh thu từ một con bò sinh sản lai sind được nuôi không trồng cỏ
40
Bảng 4.13. Kết quả, hiệu quả kinh tế hộ nuôi bò trồng cỏ
41
Bảng 4.14. Kết quả, hiệu quả kinh tế hộ nuôi bò không trồng cỏ

43
Bảng 4.15. So sánh kết quả, hiệu quả kinh tế hai cách nuôi
44
Bảng 4.16. Hiện giá thuần, tỷ suất nội hoàn hộ nuôi bò trồng cỏ
46
Bảng 4.17. Hiện giá thuần, tỷ suất nội hoàn hộ nuôi bò không trồng cỏ
46
Bảng 4.18. Phân tích độ nhạy NPV và IRR theo giá hộ nuôi trồng cỏ
47
Bảng 4.19. Phân tích độ nhạy NPV và IRR theo giá hộ nuôi không trồng
47
x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ Cấu Lao Động Nông Nghiệp, Công Nghiệp Và Dịch Vụ Năm 2007 7
Biểu đồ 2.2. Cơ Cấu Sử Dụng Đất Huyện Năm 2007 8
Biểu đồ 2.3. Cơ Cấu Diện Tích Cây Trồng Huyện Bến Cầu Năm 2007 11
Biểu đồ 2.4. Cơ Cấu Trồng Trọt, Chăn Nuôi Năm 2007 12
Biểu đồ 3.1. Lạm Phát Qua Các Năm 19
Biểu đồ 4.1. Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuôi Tỉnh Tây Ninh Năm 2007 22
Biểu đồ 4.2. Số Lượng Bò Nuôi Qua Các Năm 2005, 2006, 2007 24
Biểu đồ 4.3. Giá Bò Qua Các Năm 2004, 2005, 2006, 2007 25
Biểu đồ 4.4. Cơ Cấu Thu Nhập Hộ Chăn Nuôi Bò 26
Biểu đồ 4.5. Cơ Cấu Nguồn Nước Hộ Chăn Nuôi 31
Biểu đồ 4.6. Mức Độ Vệ Sinh Chuồng Trại Hộ Chăn Nuôi Bò 33
x
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Tây Ninh 4
Sơ đồ 4.1. Kênh mua bán bò tại địa phương 27
Hình 4.1. Bò Ta Vàng Trong Giai Đoạn Sinh Sản 28
Hình 4.2. Bò Lai Sind 2 Năm Tuổi 29

Hình 4.3. Một đám cỏ voi tại huyện 50
xi
DANH MỤC PHỤ LỤC
- Phụ lục 1: Bảng tính NPV, IRR hộ nuôi bò trồng cỏ và không trồng cỏ khi
suất chiết khấu dự án là 47,98%
- Phụ lục 2: Lạm phát Việt Nam năm 2008 có thể lên tới 22,3%
- Phụ lục 3: Lãi suất cho vay vượt mức tối đa 21%
- Phụ lục 4: Lạm phát toàn cầu tăng nhanh nhất trong vòng 13 năm qua
- Phụ lục 5: Phiếu phỏng vấn thực trạng và giải pháp chăn nuôi bò bà con huyện
Bến Cầu tỉnh Tây Ninh
xii
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, vị thế Việt
Nam trên trường quốc tế ngày được nâng cao. Riêng lĩnh vực nông nghiệp, từ một
nước phải nhập khẩu lương thực thì ngày nay Việt Nam trở thành một trong những
nước nước xuất khẩu lương thực lớn trên thế giới. Tuy an ninh lương thực trong nước
được đảm bảo nhưng vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn có tầm chiến
lược đặc biệt quan trọng. Việc giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông
dân không chỉ có ý nghĩa ổn định kinh tế_ xã hội nông thôn mà còn góp phần ổn định
kinh tế_ xã hội đất nước. Vì vậy, văn kiện đại hội lần X Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ
rõ: “Phát triển toàn diện nông nghiệp, chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh
tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế
biến và thị trường, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đưa nhanh tiến bộ
khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng
và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương”.
Mặc dù nền nông nghiệp nước ta có những bước tiến bộ đáng kể, nhưng khách
quan mà nói vẫn còn chậm phát triển so với bạn bè trong khu vực và trên thế giới.
Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành sản xuất chính, trong nhiều năm qua cơ cấu giữa

hai ngành có còn mất cân đối. Chăn nuôi chiếm tỷ trọng khoảng 20% và không vững
chắc.
Trong chăn nuôi, nuôi bò là một trong những nghề truyền thống nước ta. Bò là
con vật dễ nuôi, khả năng thích nghi cao, phẩm chất thịt thơm ngon, giá cả phù hợp
với phần đông người lao động nên từ lâu nghề nuôi bò gần gũi với đời sống nông thôn.
Tuy là nước nông nghiệp nhưng hiện nay Việt Nam vẫn chưa sản xuất đủ thịt
bò để đáp ứng nhu cầu trong nước, hàng năm chúng ta phải nhập khẩu hàng triệu tấn
thịt bò từ các nước như Mỹ, Úc, Brasin, New Zealand Với chất lượng con giống
thấp, với nguồn thức ăn nghèo về chất lẫn lượng, với sự hiểu biết còn hạn chế và với
tâm lý độc canh cây lúa thì nhập khẩu thịt bò từ nước ngoài là dễ hiểu.
Bến Cầu là huyện biên giới, huyện còn nghèo tỉnh Tây Ninh. Người dân chủ
yếu sống bằng nghề nông nhưng hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Đặc biệt, mỗi lần
có biến động giá cả các mặt hàng nông sản thì ít nhiều làm mất ổn định đời sống nông
thôn.
Trong nông nghiệp thì lúa vẫn là cây trồng chính, nuôi bò chỉ ngành phụ, mang
tính chất tận dụng những gì sẵn có tại địa phương. Điều kiện tự nhiên trong vùng nhìn
chung khá thuận lợi chăn nuôi bò. Nhưng do những nguyên nhân chủ quan lẫn khách
quan, nghề nuôi bò vẫn còn lạc hậu, manh mún.
Vì lẽ đó, đề tài: “Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi Bò Tại Huyện Bến
Cầu Tỉnh Tây Ninh” được thực hiện, nhằm khẳng định vai trò và lợi ích kinh tế_ xã
hội chăn nuôi bò trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá các vấn đề cơ bản sau:
- Thực trạng chăn nuôi bò tại huyện Bến Cầu.
- Phân tích hiệu quả kinh tế, hiệu quả đầu tư nuôi bò trồng cỏ và nuôi bò không
trồng cỏ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình nuôi bò tại địa phương.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Giới hạn nội dung đề tài
Đề tài đi vào nghiên cứu thực trạng, hiệu quả kinh tế, hiệu quả đầu tư chăn nuôi

bò. Đề tài không đi sâu vào nghiên cứu kỹ thuật, quy trình chăm sóc và khả năng phối
giống.
1.3.2. Phạm vi không gian
Không gian nghiên cứu: Huyện Bến Cầu tỉnh Tây Ninh.
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 3-6/2008.
1.4. Cấu trúc luận văn
Gồm 5 chương:
2
Chương 1: Trình bày khái quát sự cần thiết của đề tài.
Chương 2: Trình bày tổng quan về địa bàn huyện Bến Cầu để thấy những thuận
lợi cũng như khó khăn trong chăn nuôi bò.
Chương 3: Đưa một số khái niệm về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Vai
trò phát triển nông thôn bền vững, tầm quan trọng chăn nuôi bò. Nêu lên các phương
pháp thực hiện đề tài.
Chương 4: Trình bày thực trạng chăn nuôi bò. So sánh lợi ích kinh tế nuôi bò
trồng cỏ với không trồng cỏ. Đề xuất một số giải pháp nhằm vực dậy nghề nuôi bò tại
địa phương.
Chương 5: Khẳng định lại lợi ích kinh tế_ xã hội nghề chăn nuôi bò. Kiến nghị
một số việc cần thiết đến các cấp, các ngành và hộ chăn nuôi nhằm phát triển nghề
nuôi bò trong tương lai.
3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Vị trí địa lý
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Tây Ninh
Nguồn: Http\\www. Tayninh.gov.vn
Huyện Bến Cầu thuộc tỉnh Tây Ninh, là một huyện nông nghiệp, có đường biên
giới chung với Campuchia dài 30 km, với hai cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Long Thuận,
cách thị xã Tây Ninh 30 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về phía Tây Bắc,

được giới hạn bởi ranh giới hành chính sau:
- Phía Bắc giáp huyện Châu Thành.
- Phái Đông giáp huyện Gò Dầu.
- Phía Nam giáp huyện Trảng Bàng.
- Phía Tây, Tây Nam giáp tỉnh Svay Rieng (Campuchia).
2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.1. Địa hình
Địa hình nghiêng từ Tây sang Đông (từ biên giới về sông Vàm Cỏ) và từ Bắc
xuống Nam (hướng dốc về sông Vàm Cỏ Đông và các rạch ngang). Địa hình mang đặc
điểm đồng bằng, độ cao trung bình 3- 5 m, độ cao mặt đất thấp nhất dưới 0,5 m nằm
dọc theo sông Vàm Cỏ Đông và các rạch ngang. Nhìn chung, địa hình huyện khá bằng
phẳng, có độ dốc nhỏ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bố trí hệ thống kênh mương,
song bất lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng do địa hình thấp.
2.2.2. Đất đai và thổ nhưỡng
a) Đất đai
Tính đến ngày 25/1/2007, huyện có diện tích đất tự nhiên là 23.332,63 hecta,
trong đó đất sử dụng trong nông nghiệp là 20.305,98 ha, lâm nghiệp 758,35 hecta, đất
chuyên dùng 940 hecta, đất khu dân cư là 511 hecta, và số còn lại đất chưa sử dụng 50
hecta.
b) Thổ nhưỡng
Nhóm đất xám: Đất xám điển hình, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng, đất xám
động mùn, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng bị glây .
Nhóm đất phèn: Đất phèn tiềm năng, đất phèn hoạt động, đất phèn thủy ngân.
2.2.3. Tài nguyên rừng và thảm thực vật
Rừng Bến Cầu bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh. Sau ngày giải phóng lại bị
con người khai thác kiệt quệ, nên diện tích ngày càng bị thu hẹp. Hiện nay còn 736
hecta rừng tái sinh để phòng hộ và 22,3 hecta rừng trồng.
Thảm thực vật nhân tạo chủ yếu: lúa, mì, bắp… Ngoài ra do thực hiện khai
hoang và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, nông dân Bến Cầu còn trồng hơn 200 hecta
xà cừ, tràm bông vàng, bạch đàn và hơn 100 hecta cây tràm miền Tây Nam bộ.

5
2.2.4. Khí hậu và thủy văn
a) Khí hậu
Huyện nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Nắng nhiều, nhiệt độ trung bình cả
năm 27,7
o
C, biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn khoảng 8-9
o
C. Lượng mưa
hàng năm từ 2000- 2200 mm, chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng
11 gây ngập úng ở địa hình thấp, xói mòn ở khu vực địa hình cao. Trái lại, mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 5 dễ gây hạn hán một số khu vực.
b) Thủy văn
Nguồn nước trong huyện khá dồi dào với những sông, rạch chính:
- Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia, chảy theo hướng Tây Bắc_
Đông Nam, chảy qua hai tỉnh Tây Ninh và Long An rồi đổ ra biển. Đoạn chảy qua
huyện dài 30 km, chiều rộng bình quân 200 m, chiều sâu 15 m. Độ dốc dòng sông nhỏ
0,21%, lưu lượng nước trung bình khoảng 96 m
3
/s.
- Rạch Bảo bắt nguộn từ Campuchia, đoạn chảy qua huyện thuộc xã Long
Thuận với chiều dài 10 km, chiều rộng trung bình 30-40 m, chiều sâu 3-4 m.
- Ngoài ra trong huyện còn có một số kênh đào: An Thạnh, Long Phước, kênh
327, kênh Ba Vũng. Những kênh này góp một phần quan trọng, không thể thiếu được
trong việc cung cấp nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
2.3. Kinh tế_ xã hội
2.3.1. Dân số và nguồn lao động
Tính đến năm 2007, dân số toàn huyện là 64.320 người, với 14.680 hộ, mật độ
dân số là 216 người/km
2

. Huyện có 8 xã và một thị trấn, dân số phân bố đều trong toàn
huyện. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,19%, tỷ lệ sinh là 1,42%. Qua các chỉ số trên thì
tốc độ tăng dân số còn khá cao và toàn huyện có 36.855 người trong độ tuổi lao động.
Số lao động đang làm việc là 32.513 người, trong đó tập trung chủ yếu ở lĩnh vực
nông_ lâm_ thủy sản 26.856 người, các lĩnh vực còn lại 5.657 người, số lao động chưa
có việc làm 3.331 người.
6
Biểu đồ 2.1. Cơ Cấu Lao Động Nông Nghiệp, Công Nghiệp Và Dịch Vụ Năm 2007

Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Dân cư trong huyện phần lớn cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong sản
xuất nông nghiệp, có khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, và nhất là có
nguồn lực lao động dồi dào. Tuy nhiên, trình độ dân trí bà con còn thấp, cán bộ khoa
học kỹ thuật vừa thiếu lại vừa yếu, chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục đào
tạo, y tế và quản lý nhà nước. Hằng năm số học sinh, sinh viên ra trường trở về địa
phương rất ít. Vì vậy, nâng cao dân trí, có chính sách hợp lý thu hút nhân tài là một
trong những yêu cầu bức bách trong chiến lược phát triển kinh tế_ xã hội huyện Bến
Cầu.
2.3.2. Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai là nguồn tư liệu sản xuất cơ bản, không thể thiếu được trong sản xuất
nông nghiệp. Đất đai ở huyện phần lớn đất xám và đất phèn nghèo chất dinh dưỡng,
cần được cải tạo.
Bảng 2.1. Cơ Cấu Sử Dụng Đất Đai ở Huyện Năm 2007
Cơ cấu đất đai
Diện tích
(hecta)
Tỷ lệ(%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 23332,63 100
Đất nông nghiệp 20305,98 87
Đất lâm nghiệp 758,35 3,25

Đất chưa sử dụng 50 2,14
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Qua bảng 2.1 ta nhận xét, diện tích đất nông nghiệp trong huyện năm 2007
chiếm tới 87%, đất lâm nghiệp 3,25%, đất chưa sử dụng chỉ chiếm 2,14%. Một huyện
7
thuần nông thực thụ. Nên, muốn chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ thì bên
cạnh khai hoang diện tích đất chưa sử dụng thì điều cần làm trước hết là chuyển đổi
hợp lý một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế thấp sang hướng
đầu tư mới có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Biểu đồ 2.2. Cơ Cấu Sử Dụng Đất Huyện Năm 2007

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
2.3.3. Tình hình đời sống nhân nhân trong huyện
a) Đời sống vật chất
Bến Cầu là một trong những huyện còn nghèo trong tỉnh. Năm 2007, huyện đạt
thu nhập bình quân trên đầu người là 600 USD, không đạt kế hoạch năm 650 USD.
Bên cạnh những hộ gia đình khá giả thì còn nhiều hộ cuộc sống còn nhiều khó khăn,
phải vật lộn hằng ngày với cái ăn cái mặc.
b) Đời sống tinh thần
Công tác văn hóa thông tin: Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng
nhân nhân qua hệ thống đài phát thanh huyện nhằm cung cấp kịp thời các chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước đến nhân dân.
Công tác thể dục, thể thao: Huyện thường xuyên tổ chức các giải bóng đá, bóng
chuyền phong trào được đông đảo nhân dân ủng hộ, tham gia.
Ngoài ra, trong huyện còn có các đoàn ca nhạc, xiếc, hội chợ ở các nơi về phục
vụ bà con trong những dịp lễ, tết.
8
2.3.4. Kết cấu hạ tầng
a) Đường giao thông
Tổng chiều dài đường bộ trên toàn huyện là 26.254 km, trong đó gồm các tuyến

đường chính:
- Quốc lộ 22A (đường Xuyên Á): 10 km đoạn qua Gò Dầu đến cửa khẩu Mộc
Bài, qua hai xã An Thạnh và Lợi Thuận.
- Đường tỉnh lộ 786: đoạn chạy qua huyện chiều dài 23,8 km từ ranh giới huyện
Châu Thành đến ranh giới huyện Trảng Bàng.
Trong tổng chiều dài đường bộ, kết cấu mặt đường như sau: đường nhựa 36,9
km, đường cấp phối sỏi đỏ 29 km, đường đất 196,64 km.
Nhìn chung mạng lưới giao thông huyện qua các trục đường chính, trung tâm
huyện mới được hoàn thiện. Mạng lưới đường nông thôn xã, ấp chưa được hoàn thiện,
kết cấu mặt đường còn xấu, không đảm bảo trọng tải lưu thông nên gây khó khăn cho
việc vận chuyển vật tư sản xuất và nông phẩm có khối lượng lớn.
b) Điện
Nguồn lưới điện quốc gia cung cấp cho toàn huyện Bến Cầu từ trạm Trảng
Bàng. Đến năm 2007 thì các xã trong huyện đều có mạng lưới điện quốc gia đi qua,
tổng số hộ sử dụng điện 12.690 hộ, đạt 92%.
c) Thông tin liên lạc
Ngành Bưu điện tiếp tục đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất phục vụ mở rộng
hệ thống bưu chính viễn thông, nhất là các xã vùng sâu vùng xa. Với sự phát triển
mạnh mẽ thông tin liên lạc nên hầu hết các hộ đều sử dụng điện thoại di động. Tuy
nhiên, việc tiếp cận thị trường của người sản xuất còn nhiều bất cập. Vì thế, tình trạng
mất cân đối cung cầu nông phẩm hay diễn ra.
d) Trường học
Đến năm 2007 toàn huyện có 38 trường học gồm: 9 trường mẫu giáo, 18 trường
cấp I, 9 trường cấp II và 2 trường cấp III. Đội ngũ giáo viên là 741 giáo viên, tổng số
học sinh 11.839, trong đó có 1.381 em học mẫu giáo,10.458 học sinh từ lớp 1 tới 12.
Song song đó, việc đầu tư các cơ sở vật chất ngày càng khang trang, hiện đại, đáp ứng
nhu cầu dạy và học ngày càng cao trong huyện.
9
e) Y tế
Toàn huyện có một bệnh viện, 1 phòng khám khu vực, 100% xã có trạm y tế,

cán bộ y tế toàn huyện 126 người. Hoạt động y tế trên địa bàn huyện trong những năm
qua đã đạt những thành tựu đáng kể, thể hiện được vai trò đảm bảo chăm sóc sức khỏe
cho người dân. Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao, công tác chăm
sóc sức khỏe cộng đồng ngày càng được phát triển, chất lượng chuyên môn hóa ngày
càng được nâng cao.
2.4. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp
2.4.1. Ngành trồng trọt
Bảng 2.2. Diện Tích Các Loại Cây Trồng Của Huyện Qua 3 Năm 2005, 2006, 2007
Đơn vị tính: hecta
Loại cây trồng 2005 2006 2007
Lúa 14663,79 14663,79 17716,98
Màu 2191,09 2191,09 2171,02
Cây công nghiệp lâu năm 3434,71 3434,71 3418
Đất nuôi trồng thủy sản 57,45 57,45 72
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ở huyện lúa vẫn là cây trồng chính, diện tích đất dành cho trồng lúa chiếm tới
72% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất trồng lúa không những không giảm mà có
xu hướng tăng, cụ thể từ 14.663,79 hecta năm 2006 lên 17.716,98 hecta năm 2007,
tăng 20%. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản có tăng nhưng không đáng kể. Trong khi
đó, diện tích trồng hoa màu, cây công nghiệp lâu năm đều giảm.
10
Biểu đồ 2.3. Cơ Cấu Diện Tích Cây Trồng Huyện Bến Cầu Năm 2007

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
2.4.2 Ngành vật nuôi
Bảng 2.3. Tình Hình Vật Nuôi Của Huyện Trong Năm 2006, 2007
Đơn vị tính: con
Tên vật nuôi Năm 2006 Năm 2007 So sánh
Trâu 3933 3969 36
Bò 5189 10267 5087

Heo 9487 11273 2246
Gia cầm 85495 84956 -539
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nhìn chung, tình hình chăn nuôi trong huyện được quan tâm hơn. Số lượng
trâu, bò, heo năm sau cao hơn so với năm trước. Số lượng trâu có tăng nhưng chậm
hơn so với trước, năm 2006 là 3.933 con, năm 2007 là 3.969 con, tăng 0,9% Heo cũng
tăng, năm 2006 là 9.487 con, năm 2007 là 11.273 con, tăng 23,67%. Ấn tượng nhất là
sự gia tăng số lượng bò trong huyện những năm vừa qua, năm 2006 huyện có 5.189
con, đến năm 2007 tăng lên 10.267 con, tăng 98,03%. Do dịch cúm gia cầm hay xuất
hiện những năm gần đây nên số lượng gia cầm giảm nhẹ, năm 2006 là 85.495 con,
năm 2007 là 84.956 con giảm 0,6%.
11
2.4.3 Cơ cấu cây trồng vật nuôi
Bảng 2.4. Cơ Cấu Giá Trị Trồng Trọt,Chăn Nuôi 3 Năm 2005, 2006, 2007
Đơn vị tính : Triệu đồng
Cơ cấu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Trồng trọt 344315 361324 519585
Chăn nuôi 33068 37916 43325
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Mặc dù, giá trị đóng góp vào sản xuất nông nghiệp của ngành trồng trọt và chăn
nuôi liên tục tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, cơ cấu giữa trồng trọt, chăn nuôi hiện
đang mất cân đối nghiêm trọng, giá trị trồng trọt chiếm tới 92% trong sản xuất nông
nghiệp, chăn nuôi chỉ vỏn vẹn 8%. Hiện nay ngành chăn nuôi trong cả nước chiếm
khoảng 20% giá trị sản xuất nông nghiệp, cơ cấu như vậy vẫn được xem còn mất cân
đối. Nếu không giải quyết tốt vấn đề cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi thì huyện rất khó phát
triển kinh tế_ xã hội bền vững.
Biểu đồ 2.4. Cơ Cấu Trồng Trọt, Chăn Nuôi Năm 2007

Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn
2.5. Các ngành khác

2.5.1. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong huyện nhìn chung chưa có
bước phát triển khởi sắc, còn nhiều hạn chế. Qui mô sản xuất nhỏ, lẻ, phân tán, sản
phẩm làm ra thì chưa đa dạng và thiếu sức cạnh tranh. Chủ yếu là khai thác nguyên
liệu thô như sản xuất gạch nung, chế biến thực phẩm, xay xát lương thực, cơ khí kỹ
nghệ sắt, cơ giới nông nghiệp. Giá trị sản lượng công nghiệp năm 2007 đạt 20,115 tỷ
đồng, đạt kế hoạch năm và vượt 105% so với cùng kỳ.
12
2.5.2. Thương mại, dịch vụ
Các chợ trên địa bàn huyện phần lớn đã đáp ứng được nhu cầu mua bán, trao
đổi trong và ngoài huyện, góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.
Dịch vụ vận tải đáp ứng tốt hơn cả về khối lượng lẫn chất lượng. Tuyến xe buýt
Mộc Bài_ Bến Thành, Mộc Bài_ Thị Xã Tây Ninh đi vào hoạt động hơn một năm,
phục vụ tốt nhu cầu đi lại nhân dân trong huyện và các vùng lân cận.
2.6. Nhận định chung về tình hình nuôi bò huyện Bến Cầu
2.6.1. Thuận lợi
- Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, mạng lưới sông ngòi, kênh, rạch rộng khắp nên
điều kiện tự nhiên huyện thích hợp chăn nuôi bò.
- Cỏ tự nhiên trong vùng xanh tốt quanh năm, lượng rơm sau những mùa gặt rất
dồi dào và các phụ phẩm trồng trọt khác, nên nguồn thức ăn nuôi bò về cơ bản được
đảm bảo.
- Nuôi bò là một trong những nghề truyền thống. Bò có khả năng thích nghi cao,
ít bệnh, kỹ thuật nuôi đơn giản, lợi ích kinh tế mang lại khá cao.
- Tuy đời sống bà con còn thiếu về mặt vật chất, nhưng ý chí thoát nghèo, vươn
lên làm giàu chính đáng trên quê hương mình thì không bao giờ thiếu. Phần đông bà
con có tinh thần chịu thương chịu khó, giữ đất giữ làng, cần cù, sáng tạo. Có thể nói,
đây là nguồn lực rất quan trọng, là nguồn động lực mạnh mẽ trong công cuộc phát triển
chăn nuôi bò nói riêng và phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện nói
chung.
2.6.2 Khó khăn

- Nếp nghĩ độc canh cây lúa vẫn còn hằng sâu trong tư tưởng người nông dân.
Nên việc chuyển một phần diện tích trồng lúa sang trồng cỏ nuôi bò còn phải cần thời
gian.
- Tuy cỏ tự nhiên mọc xanh tốt quanh năm nhưng số lượng thì rất ít, chủ yếu tận
dụng cỏ bờ những đồng lúa, nên người chăn nuôi phải tốn nhiều thời gian và công sức
cắt cỏ nuôi bò.
- Công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật làm chưa tốt,
phần lớn bà con đều không biết đến công tác này . Nên những kỹ thuật đơn giản mà
13
thiết thực trong chăn nuôi như cỏ lên men, rơm ủ urê, phối giống vào lúc nào là hiệu
quả nhất…thì vẫn còn xa lạ với hộ chăn nuôi.
- Phần lớn giống bò trên địa bàn huyện đã được Sind hóa, nhưng tỷ lệ máu Sind
thấp và bà con cũng chẳng bận tâm đến cải thiện chất lượng con giống.
- Thị trường đầu ra vẫn chưa được giải quyết tốt, vẫn chưa có trạm mua bán bò
đúng nghĩa. Tình trạng thương lái ép giá người nuôi vẫn hay diễn ra ở nhiều nơi, nhất
là những hộ thiếu thông tin về thị trường.
14
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm nông nghiệp, nông thôn và nông dân
a) Nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp. Nó
không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học_ kỹ thuật.
Chúng phát triển theo quy luật sinh học nhất định, con người không thể ngăn cản các
quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chúng, mà phải trên cơ sở nhận thức
đúng đắn các quy luật để có những giải pháp tác động thích hợp với chúng.
b) Nông thôn
Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân.
Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa_ xã hội và môi

trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác.
c) Nông dân
Nông dân là những người chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp theo nghĩa
rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn.
Hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở. Hộ nông dân vừa là đơn vị sản xuất vừa là
đơn vị tiêu dùng.Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ở trình độ phát triển của
nông hộ từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Mặc dù, sản xuất nông hộ mang
tính nhỏ, lẻ nhưng sự tồn tại kinh tế nông hộ là tất yếu, khách quan ở nước ta.
3.1.2. Vai trò phát triển nông thôn
Nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng
cả xã hội. Sự gia tăng dân số là sức ép to lớn đối với sản xuất nông nghiệp trong việc
cung ứng đủ lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội. Sự phát triển bền vững nông thôn
sẽ đáp ứng nhu cầu lương thực và thực phẩm tiêu dùng cho toàn xã hội và nâng cao
năng lực xuất khẩu các mặt hàng này cho quốc gia.
Với hơn 70% dân số sống bằng nông nghiệp, khu vực nông thôn thực sự là
nguồn lực dồi dào cho khu vực thành thị. Trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa, phần
lớn dân cư sống bằng nông nghiệp và tập trung sống ở khu vực nông thôn. Khu vực
nông nghiệp, nông thôn thật sự là nguồn dự trữ nhân lực dồi dào cho sự phát triển
công nghiệp và đô thị. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa , một mặt tạo nhu cầu
lớn về lao động, nhờ đó lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao
động nông nghiệp được giải phóng ngày càng nhiều. Số lao động này chuyển dịch, bổ
sung cho sự phát triển công nghiệp và đô thị.
Nông thôn là địa bàn quan trọng tiêu thụ các sản phẩm của ngành công nghiệp.
Nếu thị trường rộng lớn ở nông thôn được khai thông, thu nhập người dân nông thôn
được nâng cao, sức mua của người dân tăng lên , công nghiệp có điều kiện thuận lợi
để tiêu thụ sản phẩm sản xuất của toàn ngành không chỉ hàng tiêu dùng mà cả các yếu
tố đầu vào của nông nghiệp. Phát triển nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển
công nghiệp và những ngành sản xuất khác trên phạm vi toàn xã hội.
Nông thôn có rất nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, bao gồm nhiều tầng lớp
nhiều thành phần khác nhau. Mỗi sự biến động dù tích cực hay tiêu cực đều sẽ ảnh

hưởng mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị , xã hội và an ninh quốc phòng của cả
nước.
Nông thôn chiếm đại đa số tài nguyên, đất đai, khoáng sản, động thực vật, rừng,
biển, nên sự phát triển bền vững nông thôn có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ môi
trường sinh thái; việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên khu vực
nông thôn đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước.
Vai trò của phát triển nông thôn còn thể hiện trong việc giữ gìn và tô điểm cho
môi trường sinh thái của con người, tạo sự gắn bó hài hòa giữa con người với thiên
nhiên và hình thành những nơi nghỉ ngơi trong lành, giải trí phong phú , vùng du lịch
sinh thái đa dạng và thanh bình, góp phần nâng cao cuộc sống tinh thần cho con người.
Vì vậy, phát triển nông thôn là phần cơ bản và đòi hỏi tất yếu trong qua trình
phát triển quốc gia.
16
3.1.3. Tầm quan trọng ngành chăn nuôi bò
Cùng với sự phát triển các ngành kinh tế trong cả nước, trong những năm gần
đây, ngành chăn nuôi phát triển với tốc độ cao. Trong nông nghiệp, chăn nuôi bò là
ngành sản xuất vật chất quan trọng đối với đời sống hàng ngày của người dân và là
ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm chính ngành chăn nuôi bò là thịt, sữa,
đây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người.
Phát triển chăn nuôi bò sẽ thu hút một bộ phận lao động nhàn rỗi khá lớn ở
nông thôn, giúp bà con tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và tránh được tình trạng
những lao động trẻ nông thôn đổ xô lên thành thị tìm việc làm.
Phát triển chăn nuôi bò còn cung cấp lượng phân hữu cơ dồi dào, cải thiện độ
màu mỡ đất đai, tăng năng suất cây trồng. Nền nông nghiệp dù hiện đại đến đâu mà
thiếu phân hữu cơ cung cấp cho đồng ruộng thì không thể phát triển bền vững. Ngoài
ra, phát triển chăn nuôi bò còn góp phần thúc đẩy cân đối cơ cấu cây trồng, vật nuôi
phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương.
Phát triển chăn nuôi bò tạo điều kiện thuận lợi hình thành và phát triển các
ngành công nghiệp ở nông thôn, trong đó có thể kể đến nhà máy chế biến thịt, sữa; nhà
máy thuộc da; nhà máy chế biến một số dược liệu như heparin, tripsin, adrenalin…

được lấy từ tuyến nội tiết bò. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là
xu hướng đi lên tất yếu mỗi quốc gia, nhưng để quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa được thành công thì trước hết nông thôn cần phải có cơ cấu cây trồng, vật nuôi
khoa học, hợp lý.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ các phòng ban: Phòng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, phòng Thống kê. Bên cạnh số liệu sơ cấp, đề tài còn sử dụng số liệu
sơ cấp thu thập được qua những cuộc tiếp xúc ngẫu nhiên 80 hộ chăn nuôi bò trên địa
bàn huyện, nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ đề tài.
3.2.2 Phương pháp phân tích chung
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê để thấy được tình hình chăn nuôi bò
trong những năm qua, những bất cập mà hộ chăn nuôi gặp phải.
17

×