Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.83 KB, 91 trang )

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN
(MSB-NSG)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
ii
Trang
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
1.4. Cấu trúc khóa luận 2
GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN 61
CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN 61
GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG NHÀ 65
KÍNH GỬI: UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG: QUẬN: 65
HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP TÀI SẢN 66
BÊN NHẬN THẾ CHẤP: 66
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH 66
(Sau đây gọi là MSB) 66
TÀI SẢN THẾ CHẤP (TSTC): 66
CÁC BÊN THỎA THUẬN KÝ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP TÀI SẢN NHƯ SAU: 67
TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG 72
ĐIỀU 2 79
ĐIỀU 8 80
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A 80
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B 81
ĐIỀU 12 82
1.1 BÊN VAY VỐN BÊN CHO VAY 82
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MSB : Maritime Stock Bank.


NSG : Nam Sài Gòn.
CBS : Core Banking System.
SWIFT : Society for worldwide interbank financial telecommunication.
ATM : Automated teller machine.
TMCP : Thương mại cổ phần.
CIC : Center Information credit.
HĐQT : Hội đồng quản trị.
DN : Doanh nghiệp.
KH : Khách hàng.
TGĐ : Tổng giám đốc.
GĐ : Giám đốc.
BKS : Ban kiểm soát.
PTGĐ : Phó tổng giám đốc.
iv
DA : Dự án.
HMTD : Hạn mức tín dụng.
CSDL : Cơ sở dữ liệu.
HĐTD : Hợp đồng tín dụng.
HĐCC : Hợp đồng cầm cố.
ĐKCCTSTC : Đăng ký cầm cố tài sản thế chấp.
BTD : Ban tín dụng.
CMND : Chứng minh nhân dân.
SXKD : Sản xuất kinh doanh.
BL : Bảo lãnh.
AO : Account Officer.
AA : Asset Appraiser.
CA : Credit Analysis.
LDO : Legal Document Officer.
v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của MSB 7
Bảng 4.1. Tình hình huy động vốn tại MSB-NSG 48
Bảng 4.2. Tình hình cho vay tại MSB-NSG 49
Bảng 4.3. Tình hình lợi nhuận tại MSB-NSG 50
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
1.4. Cấu trúc khóa luận 2
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Tại Ngân Hàng Hàng Hải Việt Nam 10
Hình 2.2. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Tại MSB-NSG 12
Hình 3.1. Quy Trình Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng TMCP 18
Hình 4.1. Những Đối tượng Khách Hàng Vay Tại MSB 27
Hình 4.2. Những Đối tượng Khách Hàng Không Được Cho Vay Tại MSB 28
Hình 4.3. Các Phương Thức Cho Vay Tại MSB 29
Hình 4.4. Lưu Đồ Cho Vay Tại MSB 33
Hình 4.5. Quy Trình Cho Vay Tại MSB-NSG 34
Hình 4.6. Quá Trình Thẩm Định Tại MSB-NSG 40
GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN 61
CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN 61
GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG NHÀ 65
KÍNH GỬI: UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG: QUẬN: 65
HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP TÀI SẢN 66
BÊN NHẬN THẾ CHẤP: 66
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH 66
(Sau đây gọi là MSB) 66
vii
TÀI SẢN THẾ CHẤP (TSTC): 66
CÁC BÊN THỎA THUẬN KÝ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP TÀI SẢN NHƯ SAU: 67

TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG 72
ĐIỀU 2 79
ĐIỀU 8 80
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A 80
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B 81
ĐIỀU 12 82
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Giấy đề nghị vay vốn.
Phụ lục 2 : Thông tin khách hàng vay.
Phụ lục 3 : Báo cáo tình hình thu nhập và tài sản.
Phụ lục 4 : Giấy xác nhận tình trạng nhà.
Phụ lục 5 : Hợp đồng thế chấp tài sản.
viii
Phụ lục 6 : Tờ trình thẩm định tín dụng.
Phụ lục 7 : Hợp đồng tín dụng.
ix
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ngân hàng ngày càng giữ vai trò quan
trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế không chỉ đối với các nước phát triển mà
còn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Nhằm thích ứng với quá trình
phát triển kinh tế, ngân hàng từng bước đổi mới với nhiều sản phẩm, dịch vụ mới ra
đời từng bước đáp ứng phần lớn các nhu cầu của các cá nhân và các tổ chức doanh
nghiệp trong và ngoài nước. Ngân hàng không những là cầu nối về nhu cầu tín dụng
giữa nơi cần vốn và nơi có vốn, là trung gian thanh toán các hoạt động kinh doanh của
các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước mà còn là chuyên gia tư vấn cho các hoạt
động tín dụng của khách hàng.
Ngân hàng ngày càng hoàn thiện chức năng vai trò của mình và ngân hàng trở thành
một phần đóng góp tích cực không thể thiếu của nền kinh tế. Vị thế của ngân hàng

ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết đối với chính phủ, doanh nghiệp cũng như
đối với người dân. Vì vậy khi nói đến ngân hàng là chúng ta nhắc ngay tới tín dụng
bởi vì đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của ngân hàng. Tín dụng có vai trò
rất to lớn trong việc thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển; tín dụng góp
phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội. Ngoài ra tín
dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối
ngọai và mở rộng giao lưu quốc tế. Chính vì tín dụng có vai trò quan trọng như thế nên
trong khi thực tập tại ngân hàng Hàng Hải - chi nhánh Nam Sài Gòn tôi đã tìm hiểu
quy trình tín dụng tại đây và chọn đề tài “Phân tích quy trình tín dụng tại Ngân hàng
Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Nam Sài Gòn (MSB-NSG)” làm báo cáo của mình.
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận nhằm hoàn thiện hơn quy trình tín dụng tại Ngân hàng Hàng Hải
Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn (MSB-NSG), chi tiết như sau:
- Phân tích các bước của quy trình tín dụng tại MSB-NSG.
- Nhận diện các điểm mạnh và điểm yếu trong quy trình tín dụng tại
MSB-NSG.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy trình tín dụng tại MSB-NSG.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: khóa luận tập trung nghiên cứu, xem xét các tài liệu có
liên quan đến hoạt động tín dụng tại chi nhánh MSB-NSG.
Phạm vi thời gian: sử dụng số liệu phân tích từ năm 2006 đến thời điểm thực
hiện khóa luận và các tài liệu được ban hành trước đó.
Thời gian thực hiện: từ tháng 02/2008 đến tháng 07/2008.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận có cấu trúc bao gồm 05 chương. Chương mở đầu nêu lý do chọn
thực hiện đề tài “Phân tích quy trình tín dụng tại Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam – chi
nhánh Nam Sài Gòn (MSB-NSG)”. Chương thứ hai đề cập đến những nét tổng quan
của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam, qua đó người đọc sẽ có được
một cái nhìn khái quát về ngân hàng, đồng thời tác giả mô tả sơ lược về vấn đề nghiên

cứu. Và để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả đã sử dụng các lý luận
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu được trình bày trong chương thứ ba của khóa luận
– Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Chương bốn, kết quả và thảo luận, tác giả tiến
hành phân tích/thảo luận các kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu đề tài về mặt
lý luận cũng như thực tiễn, đồng thời tác giả cũng đề xuất những hướng tiếp theo cho
vấn đề nghiên cứu Chương cuối cùng sẽ nêu ra những kết luận và kiến nghị đối với
ngân hàng nhà nước Việt Nam và ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
(MSB).
2
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu về ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
Tên doanh nghiệp: Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam.
Tên tiếng Anh: Maritime Bank.
1. Địa chỉ: 44 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
2. Điện thoại: 04-9454992
Fax: 04-9420520
Email:
Website: www.msb.com.vn
3. Ngày thành lập: 19/12/1991
Loại hình doanh nghiệp hiện nay: Công ty Thương mại Cổ phần.
4. Tên người đại diện pháp lý của doanh nghiệp: Ông Nguyễn Ngọc Thịnh –
Tổng Giám Đốc.
5. Vốn điều lệ: 1.600 tỷ 310 triệu đồng.
Tổng tài sản: hơn 25.000 tỷ đồng.
6. Mạng lưới hoạt động: bao gồm 126 chi nhánh, phòng giao dịch và các đơn vị
trực thuộc trên toàn quốc.
3
7. Quy trình nghiệp vụ: Quy trình nghiệp vụ được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn
ISO 9001: 2000.

8. Công nghệ:
Sử dụng công nghệ Core Banking System (CBS) - công nghệ giúp hệ thống
thông tin của Maritime Bank luôn online trên toàn hệ thống.
Là thành viên của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên Ngân hàng Toàn Thế
giới - SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication), bảo
đảm dịch vụ chuyển tiền và thanh toán quốc tế cho khách hàng trên toàn thế giới.
9. Sản phẩm dịch vụ:
Dịch vụ khách hàng cá nhân: Sản phẩm cho vay, Tiền gửi tiết kiệm, Tài khoản
thanh toán, Dịch vụ chuyển tiền.
Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Dịch vụ bảo lãnh, Dịch vụ chuyển tiền,
Thanh toán tiền gửi, Sản phẩm cho vay, Thanh toán quốc tế.
Ngân hàng trong tầm tay, gồm bộ 3 dịch vụ: Phone Banking, Mobile Banking,
Internet Banking; hệ thống thông tin ngân hàng của Maritime Bank sẽ luôn nằm trong
tầm tay của bạn, giúp bạn hoàn toàn làm chủ nguồn thông tin tài chính quý giá của
mình.
Mua bán vàng và kinh doanh ngoại tệ.
Các dịch vụ khác: Thẻ ATM, Cho thuê ngăn tủ sắt, Dịch vụ trả lương, Dịch vụ
Western Union.
10. Đào tạo nhân lực
Tính đến nay, tổng số nhân viên nghiệp vụ của Maritime Bank là 1.191 người.
Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của Maritime Bank.
4
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Maritime Bank đã đầu tư xây dựng
trung tâm đào tạo ứng dụng ATC phục vụ công tác đào tạo của ngân hàng.
Ký kết hợp tác đào tạo theo tiêu chuẩn NCU-USA giữa Maritime Bank và
trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
Ký kết hợp đồng hợp tác đào tạo chuyên ngành tài chính ngân hàng giữa
Maritime Bank và Đại Học Southern California University For Professional Studies
(SCUPS).

Cùng các liên kết đào tạo chuyên môn khác.
11. Giải thưởng đạt đượci thưởng
Giải thưởng “Thương hiệu Vàng” do Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ
thương hiệu VN (VATAP) trao tặng.
Bằng khen “Thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua kỷ niệm 15 năm hoạt
động thông tin tín dụng ngành Ngân hàng” do Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt
Nam trao tặng.
“Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ thanh toán quốc tế” do City Bank trao
tặng.
“Hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000” do tổ chức quốc
tế BVQI – Anh Quốc cấp.
“Ngân hàng Việt Nam tốt nhất 2007” do người tiêu dùng bình chọn được báo
điện tử Vietnamnet tổ chức.
Thương hiệu nổi tiếng trong nước năm 2006 do người tiêu dùng bình chọn.
“Ngân hàng xuất sắc trong Thanh toán quốc tế” do ngân hàng Wachovia, Mỹ
trao tặng (2004 / 2005 / 2006).
5
2.2. Lịch sử hình thành
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) được thành lập
19/12/1991 với số vốn ban đầu 10 tỷ đồng. Năm đầu, Maritime Bank đạt tổng vốn huy
động 31,2 tỷ đồng; dư nợ 21,6 tỷ đồng; lợi nhuận 258 triệu đồng. Với mạng lưới tổ
chức hoạt động là 01 Hội sở và 01 chi nhánh.
Trước những khó khăn của nền kinh tế thị trường còn non trẻ và sự tác động
mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực (1997), Ngân hàng Nhà nước đã chủ
trương tập trung xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại vững mạnh. Theo chủ
trương đó, Hội đồng Quản trị ngân hàng đã đề ra những chiến lược tạo tiền đề vững
chắc cho sự phát triển sau này của Maritime Bank:
Phát triển năng lực tài chính lành mạnh, vững vàng đáp ứng mọi nhu cầu hoạt
động kinh doanh và phát triển kinh tế.
Xây dựng bộ máy quản lý điều hành có năng lực chuyên môn giỏi, đạo đức tốt

và trách nhiệm cao. Bảo đảm cho mỗi bước đi của Maritime Bank luôn đúng hướng,
an toàn và phát triển bền vững.
Trải rộng mạng lưới hoạt động tại các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, góp
phần tạo động lực tích cực cho phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của từng khu vực,
đưa Maritime Bank trở thành ngân hàng đa phần sở hữu lớn mạnh theo mô hình Ngân
hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân.
Bằng niềm tin vững chắc và lòng nhiệt huyết của Ban lãnh đạo cùng với đội
ngũ nhân viên năng động, Maritime Bank đã có những bước đi vững chắc và đầy ấn
tượng. Trải qua nhiều thăng trầm, đến 2007 Maritime Bank đã có mạng lưới hoạt động
là 126 chi nhánh, phòng giao dịch và công ty trực thuộc trên toàn quốc; vốn điều lệ
tăng lên từ 1.600 tỷ 310 triệu đồng lên 3.000 tỷ đồng vào năm 2010.
6
Bảng 2.1. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của MSB
ĐVT: tỷ đồng
Các ngân hàng cổ phần hàng đầu tại TP.HCM
(tính đến 31/12/2007)
MSB Sacombank ACB
Tổng tài sản 46.450 26.720 17.058
Vốn huy động 40.208 23.296 14.659
Dư nợ tín dụng 17.438 15.639 10.473
Nợ quá hạn/dư nợ 0,99% 1.31% 1.85%
Nợ xấu/dư nợ 0,18% 0,68% 0,86%
Số dư quỹ dự phòng rủi ro 84,36 87,34 42,42
LNTT cuối năm 2007 146,5 61,1 39,6
Nguồn: Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng.
2.3. Sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược hoạt động
2.3.1. Sứ mệnh
Maritime Bank luôn cam kết mang đến giá trị Tín trong chất lượng từng dịch
vụ, thủ tục nhanh chóng, lãi suất hấp dẫn với nhiều giá trị cộng thêm,… Cùng với tiêu
chí hoạt động của mình – “Tạo lập giá trị bền vững!”, Maritime Bank mang sứ mệnh

đem sự thịnh vượng đến với cộng đồng, xã hội và đến từng khách hàng.
2.3.2. Tầm nhìn
7
Trở thành tập đoàn tài chính đa năng và là một trong những ngân hàng bán lẻ
hàng đầu của Việt Nam được công nhận trên thị trường tài chính các nước trong khu
vực thông qua nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đưa ra nhiều giải pháp
và phương hướng kinh doanh mới và sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên của Maritime
Bank (nhân lực, cơ sở hạ tầng, tài nguyên bất động sản).
2.3.3. Chiến lược hoạt động
Phát triển thành tập đoàn tài chính đa năng và mạnh mẽ của khu vực bằng chiến
lược phát triển phạm vi hoạt động sang nhiều lĩnh vực tài chính như: chứng khoán, bảo
hiểm, bất động sản,…
Tích cực tìm kiếm các đối tác chiến lược trong và ngoài nước để trao đổi kinh
nghiệm và công nghệ, hoàn thiện các qui trình nội bộ (bao gồm quản trị doanh nghiệp
và quản trị rủi ro), liên kết cùng phát triển vì mục tiêu phát triển bền vững của ngân
hàng nói riêng và của cộng đồng nói chung.
Tối đa hoá giá trị đầu tư của các cổ đông; giữ vững tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
và năng lực tài chính lành mạnh.
Trải rộng hệ thống chi nhánh trên toàn quốc để mở rộng thị phần về các dịch vụ
tài chính, làm cầu nối đưa hình ảnh ngân hàng đến gần hơn với khách hàng.
2.4. Chính sách chất lượng
“UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP, HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG”
Uy tín: Luôn giữ chữ "TÍN" và thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng.
Chuyên nghiệp:
− Thời gian đáp ứng.
− Thủ tục phù hợp, nhanh gọn.
− Thực hiện đúng các quy định, quy trình đã ban hành.
8
− Giỏi chuyên môn, thạo nghiệp vụ.
Hài lòng khách hàng:

− Đa dạng hóa sản phẩm.
− Phục vụ tận tình. Luôn luôn mang lại lợi ích cho khách hàng.
− Ghi nhận và phản hồi nhanh chóng những ý kiến đóng góp của khách hàng.
Maritime Bank cam kết:
Phát huy tiềm năng và sử dụng nguồn lực hiệu quả để cung cấp dịch vụ thanh
toán quốc tế, tín dụng, huy động vốn và các dịch vụ khác của Ngân hàng có chất lượng
phù hợp với yêu cầu của khách hàng thông qua việc áp dụng và cải tiến Hệ thống
Quản lý chất lượng.
Tuân thủ thực hiện đúng, đầy đủ theo Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các thông lệ Quốc tế và quy định của Ngân hàng
Hàng Hải Việt Nam.
Làm đúng quy trình ngay từ đầu, liên tục cải tiến chất lượng dịch vụ, để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của đội ngũ Cán
bộ Công nhân viên, hướng tới ngân hàng hiện đại, chuyên nghiệp.
Chính sách này được thiết lập thành văn bản và được phổ biến công khai trong
Hội sở, Sở Giao Dịch và các Chi nhánh, phòng giao dịch để thực hiện.
2.5. Sơ đồ tổ chức
Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) đã thiết lập một cơ cấu quản trị điều
hành phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại
9
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Tại Ngân Hàng Hàng Hải Việt Nam
Nguồn:

10
2.6. Ý nghĩa logo
Logo (biểu tượng) của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam được thiết kế
một cách đầy sáng tạo, phù hợp với tiêu chuẩn nhãn hiệu hàng hoá quốc tế và được
Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ngay từ
năm 1992.

Hình khối logo là sự cách điệu chữ MSB (Maritime Stock Bank) với màu xanh
lam sẫm biểu hiện cho sự ổn định, tin cậy và bền vững mà Ngân hàng chúng tôi luôn
hướng tới.
Hình khối chữ S được cách điệu với 3 ý nghĩa đặc biệt:
- Ký hiệu tiền tệ ($) biểu trưng cho các hoạt động và chức năng đặc thù của
Ngân hàng Thương mại - là người bạn đồng hành tin cậy của các tổ chức, cá nhân
hoạt động kinh doanh và làm giàu chính đáng.
- Biểu trưng cho đất nước Việt Nam (hình chữ S) ngàn năm văn hiến đang vươn
mình đứng dậy, tự tin bước vào công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chân vịt của con những con tàu biển vựợt đại dương - biểu tượng của ngành
Hàng hải, một trong những cổ đông sáng lập quan trọng, đã sát cánh cùng MSB trong
suốt chặng đường 15 năm qua.
Sự kết hợp độc đáo của hình khối chữ S nằm vắt chéo giữa chữ M và chữ B
chuyển tải một thông điệp Maritime Bank muốn gửi tới tất cả các cổ đông, khách hàng
cũng như toàn thể cán bộ nhân viên: “MSB sẽ luôn phấn đấu trở thành nguồn động
lực bền bỉ, góp phần đưa con tàu kinh tế của đất nước Việt Nam nói chung và các tổ
11
chức, cá nhân nói riêng vượt qua mọi sóng gió, bão giông trên con đường đi tới sự
thành công và thịnh vượng”.
Với hình thức và ý nghĩa phong phú, sâu sắc như trên, hơn một thập kỷ qua,
logo đã trở thành niềm tự hào của tập thể CBNV Ngân hàng và là biểu tượng gần gũi,
thân quen đối với các khách hàng của MSB. Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển
toàn diện của Ngân hàng, logo MSB sẽ tiếp tục nâng bước cho Ngân hàng TMCP
Hàng Hải Việt Nam bước vào một giai đoạn phát triển mới đầy triển vọng.
2.7. Giới thiệu đôi nét về NH TMCP Hàng Hải – Chi nhánh Nam Sài Gòn
Ngân hàng Hàng Hải – Chi nhánh Nam Sài Gòn được thành lập ngày
14/12/2005. Trụ sở chính chi nhánh Nam Sài Gòn đặt tại tại vị trí then chốt trong
chiến lược phát triển mở rộng mạng lưới phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng tại
TP.Hồ Chí Minh tại số 159 Khánh Hội, Phường 3, Quận 4, TP.HCM.
2.7.1. Cơ cấu tổ chức tại MSB-NSG

Hình 2.2. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Tại MSB-NSG
Nguồn: Phòng Hành Chánh
Giám đốc
Giám đốc
Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng tín dụng
Phòng tín dụng
Phòng kế toán
Phòng kế toán
Phòng hành chánh
Phòng hành chánh
12
2.7.2. Các sản phẩm dịch vụ tại MSB-NSG
Huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm dân cư.
Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh và dịch vụ.
Cho vay tiêu dùng, mua nhà ở, xây dựng sửa chữa nhà.
Cho vay chiết khấu bộ chứng từ.
Bảo lãnh tín dụng.
Cho vay du học.
Các dịch vụ thẻ ngân hàng.
Thanh toán quốc tế.
Chuyển tiền nhanh Western Union.
Giao dịch ngoại tệ và các dịch vụ ngân hàng khác.
Chi nhánh Nam Sài Gòn kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các chi nhánh
khác trong hệ thống ngân hàng Hàng Hải Việt Nam. Khách hàng của MSB-NSG có
thể gửi tiền và rút tiền từ mọi nơi trong tòan hệ thống ngân hàng Hàng Hải Việt Nam
được cung cấp qua các dịch vụ ngân hàng điện tử.
13
CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1.Khái niệm tín dụng
Tín dụng là quan hệ vay mượn được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện
vật dựa trên nguyên tắc người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay cả vốn lẫn lãi
sau một thời gian nhất định.
3.1.2. Phân loại tín dụng
Căn cứ vào thời hạn cho vay:
- Cho vay ngắn hạn: khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
- Cho vay trung hạn: khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến
60 tháng.
- Cho vay dài hạn: khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở
lên.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:
- Cho vay sản xuất kinh doanh (công nghiệp, thương mại).
- Cho vay nông nghiệp.
- Cho vay tiêu dùng.

14
3.1.3. Các phương thức cho vay
Phương thức cho vay từng lần.
Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng.
Phương thức cho vay theo dự án đầu tư.
Phương thức cho vay hợp vốn (đồng tài trợ).
Phương thức cho vay trả góp.
Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng.
Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
Phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi.
Phương thức cho vay ưu đãi và cho vay dự án đầu tư thuộc tín dụng đầu tư phát
triển của nhà nước.

Phương thức cho vay theo ủy thác.
3.1.4. Chức năng của tín dụng
Chức năng tập trung và phân phối tiền tệ:
- Đây là chức năng cơ bản của tín dụng nhằm luân chuyển từ nơi có
nguồn tiền nhàn rỗi, nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn.
- Thông qua hệ thống tín dụng các nguồn tiền nhàn rỗi của cá nhân, vốn
bằng tiền của doanh nghiệp, vốn bằng tiền của các tổ chức đoàn thể, xã hội,…được tập
trung lại. Sau đó các nguồn vốn này được đưa đến những nơi cần vốn để đáp ứng nhu
cầu sản xuất lưu thông hàng hóa hoặc nhu cầu tiêu dùng trong toàn xã hội.
- Chức năng này có ưu điểm là cá nhân, tổ chức có tiền nhàn rỗi gửi vào
tổ chức tín dụng cũng có lợi nhờ hưởng lãi suất và những cá nhân, tổ chức, doanh
15
nghiệp có nhu cầu vay vốn thì sẽ được đáp ứng kịp thời. Nhờ chức năng này mà phần
lớn nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội được huy động và sử dụng cho các nhu cầu của
sản xuất và sinh hoạt, làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong xã hội tăng lên.
Chức năng hạn chế sử dụng tiền mặt và tiết kiệm chi phí lưu thông:
- Hoạt động tín dụng, trước hết tạo điều kiện cho sự ra đời của các công
cụ lưu thông tiền tệ như: thương phiếu, kì phiếu, séc,…các phương tiện thanh toán
như: thẻ tín dụng, thẻ thanh toán,…Các công cụ này cho phép thay thế một số lượng
tiền mặt lưu thông, nhờ đó làm giảm bớt các chi phí liên quan như: in tiền, vận
chuyển, lưu trữ, bảo quản tiền.
- Hoạt động tín dụng đã mở ra phương thức giao dịch thanh toán thông
qua ngân hàng dưới các hình thức chuyển khoản hoặc thanh toán bù trừ cho nhau.
- Việc đẩy mạnh sự phát triển hoạt động tín dụng thì các ngân hàng cũng
ngày càng mở rộng quy mô và sản phẩm cho phép giải quyết nhanh chóng các mối
quan hệ kinh tế tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội, làm tăng tốc độ vòng quay sản
xuất kinh doanh lưu thông hàng hóa.
Chức năng phản ánh và kiểm soát hoạt động kinh tế:
- Thông qua họat động tín dụng không chỉ phản ánh lên được thực trạng
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn thông qua đó thực hiện việc kiểm soát

các hoạt động của doanh nghiệp nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, vi
phạm pháp luật,…
3.1.5. Vai trò của tín dụng
 Tiêu cực:
Hoạt động tín dụng cần phải có sự kiểm soát, nếu để tín dụng phát triển tràn lan
thì sẽ làm cho nền kinh tế bất ổn định, phát triển trì trệ, lạm phát gia tăng,…gây ảnh
hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước.
16
 Tích cực:
Tín dụng thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển. Tín dụng là nguồn
cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế.
- Đối với doanh nghiệp: tín dụng góp phần cung ứng vốn khi cần thiết
giúp cho hoạt động kinh doanh luôn vận hành liên tục, tăng hiệu quả sản xuất, tăng lợi
nhuận,…
- Đối với cá nhân: tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, ngoài ra
còn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân chúng.
- Đối với toàn xã hội: tín dụng làm tăng năng suất sử dụng vốn.
Tín dụng là một trong những công cụ tập trung vốn hữu hiệu trong nền kinh tế.
- Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ và ổn định giá cả. Chức năng của
tiền tệ là hạn chế sử dụng tiền mặt trong dân chúng nhờ vậy mà nó làm giảm áp lực về
lạm phát góp phần ổn định tiền tệ trong nước, hoạt động sản xuất cũng nhờ đó mà ổn
định làm cho giá cả hàng hóa cũng ổn định theo.
- Tín dụng góp phần giải quyết công ăn việc làm và ổn định xã hội. Tín
dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển tạo ra nhiều công ăn việc làm đáp ứng
nhu cầu xã hội, đồng thời cũng tạo ra khả năng trong việc khai thác và sử dụng có ích
các nguồn tài nguyên của đất nước.
Tín dụng còn tạo điều kiện cho dân chúng có thể thỏa mãn nhu cầu chi tiêu sinh
hoạt chính đáng để tạo động lực thực hiện sản xuất kinh doanh tốt góp phần ổn định xã
hội. Tín dụng mở ra các mối quan hệ kinh tế mới.
Hoạt động tín dụng không chỉ dừng lại ở trong nước mà còn mở rộng ra phạm

vi quốc tế, nhờ đó nó thúc đẩy mở rộng và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại
nhằm hỗ trợ nhau trong các hoạt động kinh tế xã hội, đưa các nước xích lại gần nhau
hơn, hợp tác và phát triển.
17

×