Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần phát triển kỹ thuật xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.9 KB, 43 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, bên cạnh những mặt tích
cực, thuận lợi thì cũng có không ít những mặt khó khăn đặt ra những thách thức đối
với các doanh nghiệp Việt nam. Các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường
cần phải tự đổi mới mình, tăng khả năng nhạy bén với sự thay đổi của thị trường và
phải tạo cho mình một ngành nghề kinh doanh phù hợp với sự phát triển chung của
đất nước.
Việt nam hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất
nước và tiến tới trở thành một nước công nghiệp thì một trong những yêu cầu đặt ra
là cần phải có một hệ thống sơ sở vật chất kỹ thuật thật tốt. Do đó, ngành xây dựng
cơ bản là một trong những ngành đóng vai trò chủ chốt. Sản phẩm sản xuất của các
công ty xây dựng là các công trình xây dựng: nhà cửa, cầu, đường… phục vụ cho
hoạt động của mọi ngành, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Bất kể hoạt
động trong lĩnh vực hay ngành nghề nào cũng cần phải sử dụng những sản phẩm
của ngành xây dựng. Những sản phẩm đó không chỉ phục vụ cho mục đích của từng
cá nhân, tập thể mà còn phục vụ cho những hoạt động công cộng: các trường học,
bệnh viện, đường giao thông…. Vì thế, sản phẩm của ngành xây dựng có ý nghĩa
quan trọng góp phần tạo ra đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.
Hơn nữa, công tác hạch toán kế toán tại các công ty chuyên kinh doanh trong
lĩnh vực xây dựng có những đặc điểm khác biệt so với các ngành nghề kinh doanh
khác như: việc sản xuất ra các sản phẩm xây lắp thường được thực hiện khi đã có
chủ đầu tư; đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp thường
là các hạng mục công trình, các giai đoạn công việc của hạng mục công trình, nhóm
các giai đoạn công việc hoặc các công trình; giá thành các công trình hay hạng mục
công trình có 3 loại: giá trúng thầu, giá dự toán và giá thành thực tế…
Xuất phát từ những lí do đó, em đã chọn Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật
xây dựng để thực hiện quá trình thực tập của mình. Qua quá trình thực tập và tìm
hiểu về công ty em xin trình bày khái quát những đặc điểm chung cũng như đặc
điểm của tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Báo cáo thực tập tổng hợp có nội dung gồm những phần chính sau:
Phần 1: Khái quát chung về Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật xây dựng


( TDC )
Phần 2: Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu
Phần 3: Nhận xét và một số kiến nghị sơ bộ
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Lời đã tận tình giúp
đỡ em cũng như sự chỉ bảo của các cô, chú tại phòng Tài chính-Kế toán của công ty
đã giúp em hoàn thành báo cáo này.
PHẦN I:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT
XÂY DỰNG ( TDC)
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Tên Việt Nam: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT XÂY DỰNG
Tên tiếng Anh: Technology Development Contruction Joint Stock
Company
Tên viết tắt: TDC
Năm 1993, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 177N

/BXD-TCLĐ,
ngày 5 tháng 5 năm 1993 thành lập lại Doanh nghiệp Nhà nước: Công ty phát triển
kỹ thuật Xây dựng, trực thuộc Bộ Xây dựng.Qua quá trình hoạt động, đến năm
2005 Công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần. Công ty cổ phần phát triển kỹ
thuật xây dựng (Technology Development of Construction JSC) là doanh nghiệp Cổ
phần chuyển đổi trên cơ sở từ doanh nghiệp nhà nước là Công ty Phát triển Kỹ thuật
Xây dựng theo quyết định số 2022/QĐ-BXD ngày 27 tháng 10 năm 2005 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng. Công ty là doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc Tổng Công
ty Xây dựng Hà Nội (HANCOR).
Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật xây dựng (TDC) được cấp Đăng ký kinh
doanh số 0103010433 ngày 28 tháng 12 năm 2005, hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, tư vấn, khảo sát, thiết kế, thí
nghiệm, thẩm định dự án, hợp tác quốc tế, đầu tư phát triển nhà, kinh doanh nhập
khẩu…

Vốn điều lệ của công ty: 9.600.000.000 đồng (Chín tỷ, sáu trăm triệu đồng
chẵn). Cổ phần phát hành lần đầu: 960.000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là
10.000 đồng, trị giá 9.600.000.000 đồng. Trong đó:
+ Cổ phần nhà nước: 491.600 cổ phần, chiếm 51% cổ phần phát hành lần đầu;
+ Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp: 276.400 cổ
phần, chiếm 29% cổ phần phát hành lần đầu;
+ Cổ phần bán đấu giá: 192.000 cổ phần, chiếm 20% cổ phần phát hành lần
đầu.
Trong những năm qua, các công trình do Công ty thi công đều đạt chất lượng,
đảm bảo tiến độ và không xảy ra mất an toàn lao động. Một số công trình đạt danh
hiệu công trình chất lượng cao, được Bộ Xây dựng và Công đoàn ngành tặng huy
chương vàng.
Do vậy, Công ty được tín nhiệm cao trên thị trường xây dựng. Trong những
năm vừa qua, Công ty đã thực hiện thành công nhiều công trình hoặc hạng mục
công trình, các công việc có yêu cầu kỹ thuật cao và phức tạp. Công ty còn thực
hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, tư vấn đầ tư trên các lĩnh vực khác. Kết quả sản xuất
kinh doanh Công ty liên tục tăng và ổn định.
Hiện nay Công ty đang mở rộng kết hợp đa dạng hoá loại hình sản xuất như
đầu tư phát triển khu dân cư, khu công nghệp tập trung, xuất nhập khẩu xây dựng.
Công ty thực hiện theo hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được thể hiện:
Bảng 01
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM
Đơn vị: Đồng
CHỈ TIÊU 2004 2005 ĐẾN QIII 2006
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
175.307.415.789 284.767.063.785 125.244.083.381
2. Các khoản giảm trừ 0 0 0

3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
175.307.415.789 284.767.063.785 125.244.083.381
4. Giá vốn hàng bán 164.053.046.263 266.945.980.681 119.530.096.718
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
11.254.369.526 17.821.083.104 5.713.986.663
6. Doanh thu hoạt động tài
chính
95.495.705 149.588.648 0
7. Chi phí tài chính 2.520.775.227 6.429.796.288 666.002.203
- Trong đó: Chi phí lãi vay 2.520.775.227 6.429.796.288 666.002.203
8. Chi phí bán hàng 0 0 0
9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
7.759.208.109 11.091.571.030 4.214.149.835
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
1.069.881.895 449.304.434 833.834.625
11. Thu nhập khác 72.900.000 4.790.429 20.000.000
12. Chi phí khác 52.494.062 501.000 0
13. Lợi nhuận khác 20.405.938 4.289.429 20.000.000
14. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
1.090.287.833 453.593.863 853.834.625
15. Thuế thu nhập doanh
nghiệp
364.919.071 67.367.802 0
16. Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp

725.368.762 386.226.061 853.834.625
Qua báo cáo ta thấy lợi nhuận của công ty năm 2004 đạt khá cao nhưng đến
năm 2005 đã giảm xuống rất nhiều, mặc dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
của công ty năm 2005 có tăng. Nguyên nhân của vấn đề đó có thể là do việc sử
dụng các yếu tố chi phí còn chưa phù hợp và lãng phí. Tuy nhiên, đến năm 2006,
khi hình thức công ty cổ phần chính thức đi vào hoạt động, việc sử dụng các yếu tố
chi phí của công ty đã có những thay đổi mang tính tích cực.
Thể hiện:
Giá vốn hàng bán đến Quý 3 năm 2006 là: 119.530.096.718 đồng, giảm so với
năm 2005 là: 266.945.980.681 - 119.530.096.718 = 147.415.883.963 đồng.
Như vậy, ta có thể dự đoán rằng lợi nhuận của công ty đến cuối năm 2006 sẽ
đạt mức cao và đến năm 2007 sẽ tăng cao hơn nữa. Chứng tỏ hiệu quả kinh doanh
BBcủa công ty ngày càng được nâng cao.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty cũng như yêu cầBu của quá trình
hoạt động, công ty đang từng bước ổn định và nâng cao trình độ, chất lượng của đội
ngũ cán bộ công nhân viên. Công ty có lực lượng chuyên gia, cán bộ kỹ thuật có
năng lực và kinh nghiệm trong quản lý, điều hành dự án, tổ chức, quản lý thi công,
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, kiểm định chất lượng công trình và
trong các công tác tư vấn đầu tư. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của công ty được đào tạo
chính quy, trình độ chuyên môn cao, thường xuyên được đào tạo bổ sung và nâng
cao trình độ ở trong và ngoài nước thông qua các chương trình đào tạo và quan hệ
hợp tác của công ty.
Công ty tổ chức bộ máy quản lý của mình thành các phòng ban, xí nghiệp
nhằm phân công nhiệm vụ và tạo ra sự liên kết giữa các phòng, ban để nâng cao
hiệu quả quản lý của công ty.
Ban giám đốc có 04 người chịu trách nhiệm quản lý chung các hoạt động của
công ty. Gồm:

+ Giám đốc công ty ( 01 người ): Giám đốc công ty do Tổng Công ty bổ
nhiệm, là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước
và cấp trên về toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Phó Giám đốc phụ trách kế hoạch sản xuất ( 02 người ):Là người do Tổng
Công ty bổ nhiệm, được giám đốc phân công theo dõi, chỉ đạo công tác kế hoạch
sản xuất kinh doanh, tiếp thị, kỹ thuật thi công các công trình.
+ Phó Giám đốc khoa học công nghệ thiết bị ( 01 người ): Là người do Tổng
Công ty bổ nhiệm, được Giám đốc công ty phân công uỷ quyền chỉ đạo, theo dõi về
lĩnh vực công tác Khoa học công nghệ, kỹ thuật vật tư: xe, máy móc và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công uỷ quyền.
Dưới Ban Giám đốc là khối các phòng ban, cơ quan chuyên môn nghiệp vụ, là
các cơ quan tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong phạm vi chuyên môn được
phân công và tiến hành công tác quản lý, chỉ đạo chuyên ngành, xây dựng kế hoạch
ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho công ty.
Đồng thời, có sự phối hợp giữa các phòng ban với nhau để thực hiện công tác
quản lý chung, hướng dẫn đơn vị về nghiệp vụ, tổng hợp báo cáo thuộc phần việc
của mình quản lý.
Trong các chi nhánh của công ty có các tổ đội xây dựng để tiến hành hoạt
động theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Tổ chức bộ máy của công ty được thể hiện qua sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của công ty
Văn phòng đại diện tại TP HCM
TDC Trung tâm tư vấn
TDC Thương mại
Phòng Kế hoạch - Đầu tư
Phòng Kỹ thuật thi công
Phòng Kinh tế thị trường - Dự án
Phòng Tài chính - Kế toán
Phòng Tổ chức lao động

Phòng Hành chính quản trị
Chi nhánh CTCPPTKTXD-TDC 16
Chi nhánh CTCPPTKTXD-TDC15
Chi nhánh CTCPPTKTXD-TDC14
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Chi nhánh CTCPPTKTXD-TDC1
Chi nhánh CTCPPTKTXD-TDC2
Chi nhánh CTCPPTKTXD-TDC3
Chi nhánh CTCPPTKTXD-TDC4
Chi nhánh CTCPPTKTXD-TDC5
Chi nhánh CTCPPTKTXD-TDC6
Chi nhánh CTCPPTKTXD-TDC7
Chi nhánh CTCPPTKTXD-TDC8
Chi nhánh CTCPPTKTXD-TDC9
Chi nhánh CTCPPTKTXD-TDC10
BAN GIÁM ĐỐC
BAN GIÁM ĐỐC
Chi nhánh CTCPPTKTXD-TDC 13
Chi nhánh CTCPPTKTXD-TDC 12
Chi nhánh CTCPPTKTXD-TDC11
2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật xây dựng hoạt động trên cả lĩnh vực nhận
thầu thi công xây lắp các công trình và lĩnh vực tư vấn đầu tư, khảo sát, thiết kế.
Nhận thầu xây lắp các công trình:
+ Công trình dân dụng và công nghiệp, công trình công cộng, trường học, văn
hoá, thể thao…
+ Công trình giao thông, thuỷ lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông
thôn…
+ Công trình đường dây và trạm biến thế điện, các công trình bưu chính viễn
thông…

+ Các công tác san lấp, xử lý nền đất yếu, gia cố nền móng… cho khu công
nghiệp, khu đô thị và nông thôn.
+ Khoan khai thác nước ngầm. Khoan phụt xử lý nền và các công trình đê đập,
kè và hồ chứa nước, thi công các công trình kỹ thuật hạ tầng nông nghiệp và nông
thôn…
+ Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng đô thị, du lịch, khách sạn.
+ Thi công các công trình có quy mô lớn, tổng thầu theo hình thức EPC, BT…
+ Thực hiện các dự án theo hình thức BOT.
+ Lắp đặt các thiết bị cơ điện, điện lạnh; Trang trí nội, ngoại thất.
+ Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật và tiến bộ kỹ thuật và thi
công xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Tư vấn đầu tư, khảo sát, thiết kế.
+ Tư vấn xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi,
đường dây điện, trạm biến thế, các công trình kỹ thuật hạ tầng trong các khu đô thị
và công nghiệp, gồm:
1. Lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế và thiết kế kỹ thuật thi công, tư
vấn đấu thầu thẩm định dự án đầu tư, thiết kế, dự toán.
2. Thí nghiệm kiểm tra chất lương công trình và vật liệu xây dựng.
3. Quản lý dự án, tư vấn giám sát thi công, xây dựng thực nghiệm.
+ Tư vấn chuyển giao các công nghệ xây dựng tại Việt Nam. Hợp tác với các
đơn vị trong và ngoài nước để triển khai các công nghệ xây dựng mới.
2.3. Phương châm hoạt động của công ty
Công ty phấn đấu để luôn cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt nhất, đáp ứng yêu
cầu của khách hàng. Công ty coi chất lượng là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Để luôn đạt được mục tiêu đề ra, Công ty đưa ra những nguyên tắc để thực
hiện và cam kết sẽ thực hiện những nguyên tắc:
1. Tìm hiểu kỹ về các yêu cầu của khách hàng để đảm bảo sản phẩm và
dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
2. Thường xuyên phổ biến cho cán bộ công nhân viên để mọi người luôn

hiểu rằng: Chất lượng sản phẩm quyết định sự hưng thịnh của Công ty Cổ
phần phát triển kỹ thuật xây dựng. Mọi cán bộ, công nhân, nhân viên phải
không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, tích luỹ kinh nghiệm để đáp ứng
yêu cầu ngày càng tăng của chất lượng sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng.
3. Tiến hành đổi mới thường xuyên công tác quản lý, duy trì hiệu lực Hệ
thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 với sự tham
gia của toàn bộ bộ máy và từng cán bộ công nhân viên của Công ty.
4. Tuân thủ nghiêm túc các quy định về chất lượng của cơ quan quản lý
Nhà nước và mọi yêu cầu về chất lượng của khách hàng.
3. Đặc điểm quy trình công nghệ của công ty.
Công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo hình thức đấu thầu. Sau
khi hợp đồng được ký kết với bên chủ đầu tư ( Bên A ), các phòng chức năng, các
đội thi công, các xí nghiệp xây dựng và ban chỉ huy công trình được chỉ định tiến
hành các công việc để lập kế hoạch cụ thể về tiến độ thi công; các phương án đảm
bảo việc cung cấp vật tư, thiết bị, máy móc, công cụ; thiết kế việc tổ chức thi công
cho hợp lý để đảm bảo công trình được hoàn thành theo đúng yêu cầu đặt ra.
Dự toán công trình được giao cho phòng Kinh tế thị trường - Dự án tiến hành
lập trên cơ sở công trình đã nhận và những yêu cầu về chi phí phát sinh: Chi phí
Nguyên vật liệu, Chi phí nhân công, Chi phí sử dụng máy thi công, Trực tiếp phí
khác.
Về vật tư thì công ty giao cho Phòng kỹ thuật tiến hành mua hoặc giao cho các
đội thi công tự mua ngoài.
Sau khi được giao nhiệm vụ, Chi nhánh được giao nhiệm vụ tiến hành tổ chức
thi công công trình, kế toán của chi nhánh đó tiến hành tập hợp các khoản mục chi
phí phát sinh trong quá trình tiến hành thi công: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sử dụng máy thi công, Chi phí sản xuất chung
để xác định giá thành thực tế của công trình. Do sản phẩm xây lắp mang tính đơn
chiếc, thời gian sản xuất kéo dài, chủng loại các yếu tố đầu vào đa dạng, đòi hỏi
nguồn vốn đầu tư phải lớn nên việc tính giá thành cho sản phẩm là theo từng công

trình.
Công trình sau khi hoàn thành, được nghiệm thu và bàn giao cho bên chủ đầu
tư.
Sản phẩm hoàn thành của công trình cũng mang đặc điểm chung của sản phẩm
xây lắp là có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, sau khi hoàn thành sản phẩm trở thành
tài sản. Sản phẩm hoàn thành này có thể là tài sản của cá nhân nhưng cũng có thể là
các công trình công cộng như: đường xá, cầu cống, kè, đập, trường học…
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty được thể hiện qua sơ đồ
sau:
Sơ đồ 1.2
Sơ đồ thể hiện quy trình công nghệ của công ty
4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
4.1. Đặc điểm tổ chức kế toán
Phòng Tài chính - Kế toán là một phòng riêng biệt trong tổ chức bộ máy của
công ty, có vai trò quan trọng đối với hoạt động của công ty.
Phòng được tổ chức bao gồm 08 người, trong đó:
+ Kế toán trưởng ( kiêm trưởng phòng Tài chính - Kế toán ): 01 người, phụ
trách điều hành các hoạt động chung của phòng. Là người chịu trách nhiệm trước
pháp luật về chế độ kế toán thống kê trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước
công ty về mọi mặt hoạt động tài chính của công ty, đồng thời có trách nhiệm giúp
đỡ Giám đốc về những vấn đề liên quan đến tài chính, hoạch định chiến lược phát
triển của công ty.
+ Kế toán tổng hợp ( kiêm phó phòng Tài chính - Kế toán ): 02 người, có
nhiệm vụ tổng hợp các số liệu; tập hợp chi phí sản xuất phát sinh, tính giá thành các
Đấu thầu công trình
Thiết kế bản vẽ, khảo sát lập dự
toán, lập kế hoạch thi công
công trình
Giao nhiệm vụ thi công cho Chi
nhánh công ty cụ thể

Các đội,xí nghiệp tiến hành thi
công công trình
Công trình hoàn thành được
nghiệm thu bàn giao.
công trình, hạng mục công trình; xác định kết quả kinh doanh, lập các báo cáo kế
toán cần thiết. Đồng thời có trách nhiệm kiểm tra, giám sát công tác kế toán của các
kế toán viên khác trong phòng và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về chức
năng, nhiệm vụ của mình.
+ Kế toán vật tư tài sản: 01 người, có nhiệm vụ thực hiện các công việc liên
quan đến nhập, xuất vật tư, vào các sổ sách kế toán liên quan kịp thời và đối chiếu
số liệu trên sổ sách với thủ kho. Tiến hành theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ,
hàng tháng tiến hành tính khấu hao TSCĐ, tính số khấu hao phải thu từ các đội, xí
nghiệp và tập hợp chi phí sửa chữa TSCĐ , chi phí đầu tư xây dựng cơ bản.
+ Kế toán thanh toán: 02 người, có nhiệm vụ theo dõi và ghi sổ các khoản
thanh toán: thanh toán trong nội bộ công ty, thanh toán với khách hàng, thanh toán
với ngân sách Nhà nước.
+ Kế toán Ngân hàng: 01 người, có nhiệm vụ theo dõi tiền gửi Ngân hàng,
đồng thời phụ trách việc giao dịch, quan hệ vay vốn của Ngân hàng phục vụ cho
hoạt động của công ty.
+ Thủ quỹ: 01 người, có nhiệm vụ theo dõi quản lý các khoản thu, chi tiền mặt
trong công ty.
Ngoài ra, còn có kế toán các xí nghiệp, nhân viên thống kê đội có nhiệm vụ
theo dõi tình hình tài chính ở các công trình, trực tiếp chi các khoản chi phí: về vật
tư, nhân công; đồng thời định kỳ hàng tháng tập hợp các khoản chi phí báo cáo về
phòng Tài chính - Kế toán của công ty.
Sơ đồ 1.3
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
4.2. Đặc điểm tổ chức hình thức sổ kế toán
Công ty áp dụng theo chế độ kế toán của Quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT
ngày 01/11/1995 do Bộ Tài chính ban hành. Trong quá trình thực hiện, công ty vận

dụng thêm những Chuẩn mực kế toán mới do Bộ Tài chính ban hành sau này.
Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán là hình thức Nhật ký chung, thực hiện
ghi sổ kế toán trên máy vi tính. Công ty sử dụng phần mềm kế toán CAP 3.1 do
Công ty Đầu tư phát triển kỹ thuật công nghệ Bình Minh sản xuất năm 1998.
Trước kia, do hạn chế về trình độ nên nhân viên kế toán của các xí nghiệp
đóng vai trò như nhân viên thống kế đội. Hàng ngày, nhân viên kế toán xí nghiệp và
nhân viên thống kê đội tiến hành tập hợp các chứng từ gốc, ghi chép các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh vào Chứng từ ghi sổ và định kỳ nộp lên phòng Tài chính-Kế toán
của công ty. Trong thời gian gần đây, công ty đã tiến hành những đợt tập huấn, học
tập nâng cao trình độ của nhân viên kế toán xí nghiệp cũng như nhân viên kế toán
của công ty. Do đó, các nhân viên kế toán ở hầu hết các xí nghiệp cũng thực hiện
tập hợp chứng từ gốc và hạch toán các khoản chi phí phát sinh, các nghiệp vụ thanh
toán của xí nghiệp mình trên phần mềm kế toán, sau đó định kỳ chuyển lên phòng
Tài chính-Kế toán của công ty để kế toán tiến hành tập hợp chi phí tính giá thành
công trình, lập các báo cáo kế toán cần thiết. Trong trường hợp nhân viên kế toán xí
Kế toán
trưởng
Kế toán
tổng
hợp
Kế toán
vật tư,
tài sản
Kế toán
thanh
toán
Kế toán
ngân
hàng
Thủ quỹ

Kế toán

nghiệp
Thống
kê đội
nghiệp chưa thực hiện công tác kế toán được thì vẫn ghi chép các nghiệp vụ phát
sinh vào Chứng từ ghi sổ.
Bảng 02
Tổng công ty Xây dựng Hà Nội
CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN KỸ
THUẬT XÂY DỰNG
DIỄN GIẢI TÀI KHOẢN SỐ TIỀN
NỢ CÓ
CỘNG
Người vào sổ Kế toán trưởng Người lập
CHỨNG TỪ GHI SỔ Số……
Ngày…… tháng…… năm 200…
Sơ đồ 1.4
Quy trình ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung
Danh mục sổ kế toán tổng hợp: Sổ Nhật ký chung và Sổ Cái
Danh mục sổ kế toán chi tiết theo tài khoản: sổ chi tiết tài khoản 1121, 1111,
211…
4.3. Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ kế toán trong công ty
Chứng từ gốc
Sổ Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cấn đối số
phát sinh
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết

Bảng tổng hợp
chi tiết
Báo cáo tài chính
Trong đó:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu
Công ty sử dụng chứng từ kế toán theo quy định của chế độ kế toán.
Về Lao động tiền lương:
1. Bảng chấm công MS 01-LĐTL
2. Bảng thanh toán tiền lương MS 02-LĐTL
3. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH MS 03-LĐTL
4. Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH MS 04-LĐTL
5. Bảng thanh toán tiền thưởng MS 05-LĐTL
6. Hợp đồng giao khoán MS 08-LĐTL

Về hàng tồn kho:
1. Phiếu nhập kho MS 01-VT
2. Phiếu xuất kho MS 02-VT
3. Thẻ kho MS 06-VT
4. Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá MS 08-VT
Về bán hàng:
1. Hoá đơn Giá trị gia tăng MS 01 GTKT-3LL
2. Hoá đơn bán hàng thông thường MS 02 GTTT-3LL
3. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ MS 03 PXK-3LL

Về Tiền tệ:
1. Phiếu thu MS 01-TT
2. Phiếu chi MS 02-TT
3. Giấy đề nghị tạm ứng MS 03-TT

4. Giấy thanh toán tiền tạm ứng MS 04-TT
5. Bảng kê ngoại tệ, vàng bạc, đá quý MS 06-TT
6. Bảng kiểm kê quỹ MS 07a-TT
Về Tài sản cố định:
1. Biên bản giao nhận TSCĐ MS 01-TSCĐ
2. Thẻ TSCĐ MS 02-TSCĐ
3. Biên bản thanh lý TSCĐ MS 03-TSCĐ
4. Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành MS 04-TSCĐ
5. Biên bản đánh giá lại TSCĐ MS 05-TSCĐ
4.4. Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo chế độ kế toán do Bộ Tài
chính ban hành theo quyết định 1141-TC/ QĐ/CĐKT đối với những tài khoản cấp
1, cấp 2. Ngoài ra, công ty đã xây dựng thêm những tài khoản chi tiết để dễ dàng
theo dõi và thuận lợi cho công tác kế toán. VD: Công ty chi tiết tài khoản 112: Tiền
gửi ngân hàng theo các ngân hàng khác nhau để dễ dàng theo dõi hơn.
Công ty tiến hành hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên và trong quá trình hạch toán công ty không sử dụng những tài khoản:631,
611, …. Đồng thời hệ thống tài khoản của công ty vẫn chưa được cập nhật theo QĐ
15/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 20/3/2006.
4.5. Đặc điểm vận dụng hệ thống Báo cáo kế toán
Công ty sử dụng các Báo cáo kế toán theo quy định của chế độ kế toán. Bao
gồm:
Báo cáo tổng hợp:
+ Bảng cân đối kế toán: phản ánh tổng quát tình hình Tài sản, nguồn hình
thành Tài sản của công ty tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán
được lập theo kỳ kế toán là quý.
+ Bảng tổng kết tài sản: Phản ánh tình hình tài sản của công ty trong kỳ kế
toán, và cũng được lập vào cuối mỗi quý.
+ Báo cáo kết quả kinh doanh: cho biết kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty trong kỳ kế toán, phản ánh tình hình doanh thu, chi phí và kết quả cho

từng hoạt động. Báo cáo kết quả kinh doanh cũng được lập hàng quý.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: phản ánh các khoản thu, chi bằng tiền của công
ty trong kỳ kế toán. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập hàng quý.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính: là báo cáo dùng để giait thích những vấn đề
mà trong các báo cáo tổng hợp khác chưa giải thích được.Thuyết minh báo cáo
tài chính được lập theo kỳ kế toán là năm.
Báo cáo chi tiết:
+ Báo cáo công nợ
+ Báo cáo nhập-xuất-tồn vật tư, sản phẩm hàng hoá
+ Báo cáo Tài sản cố định hao mòn
+ Báo cáo thu, chi ngoại tệ
+ Báo cáo tập hợp chi phí sản xuất
+ Báo cáo giá thành
Báo cáo thuế
PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU
1. Kế toán vốn bằng tiền
Phòng Tài chính- Kế toán của công ty được tổ chức có một thủ quỹ chuyên
trách việc thu, chi tiền mặt của công ty và không thực hiện bất cứ công tác hạch
toán kế toán nào ngoài những nhiệm vụ được giao.

Tổ chức hạch toán tiền mặt:
Sơ đồ 2.1
Quy trình lập và luân chuyển phiếu thu
Sơ đồ 2.2
Quy trình lập và luân chuyển phiếu chi
Thủ quỹ thu tiền,
ghi Sổ quỹ
2 liên
2 liên
Người nộp tiền Kế toán kiểm

tra
Kế toán trưởng
duyệt
1 liên1 liên
Thủ trưởng
duyệt
Thủ quỹ chi tiền
và ghi sổ quỹ
Người nhận tiền Kế toán kiểm tra
chứng từ và lập
phiếu chi
2
liên
2
liên
2
liên
1
liên
Kế toán
trưởng kiểm
tra
Sơ đồ 2.3
Quy trình ghi sổ tiền mặt
Tổ chức hạch toán tiền gửi Ngân hàng:
Sơ đồ 2.4
Quy trình ghi sổ tiền gửi ngân hàng
Sổ chi tiết tiền
mặt
Sổ cái TK 111

Phiếu thu,
phiếu chi
Báo cáo quỹ
Nhật ký thu tiền,
Nhật ký chi tiền
Thủ
quỹ
KT tiền
mặt
KT
tổng
hợp
Giấy báo Nợ Bảng sao kê Giấy báo Có
Sổ chi tiết
TGNH
Sổ cái TK 112
Kiểm tra-Đối
chiếu
Chứng từ gốcNhật ký thu tiền,
Nhật ký chi tiền
Trong phần hành kế toán vốn bằng tiền, chứng từ được sử dụng chủ yếu là
phiếu thu, phiếu chi, Báo cáo quỹ.
Báo cáo kế toán được sử dụng là: Sổ cái TK 111, 112; Sổ chi tiết TK 111,
112, …
2. Kế toán vật tư, vật liệu, hàng hoá
Nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật xây dựng thường được
mua ngoài, công ty không tự sản xuất.
Do những công trình xây dựng thường ở địa điểm xa công ty nên việc mua vật
tư, vật liệu phục vụ cho các công trình thường được thực hiện ngay tại địa điểm thi
công và thường được sử dụng ngay cho các công trình, không nhập kho.

Việc thu mua vật tư được thực hiện ngay tại các công trường thi công và thống
kê các đội xây dựng có nhiệm vụ tập hợp các chứng từ liên quan đến việc mua vật
tư gửi về phòng Tài chính-Kế toán của công ty để kế toán vật tư tiến hành ghi sổ kế
toán.
Đối với nguyên vật liệu mua về nhập kho thì công ty sử dụng phương pháp
tính giá xuất kho là phương pháp Nhập trước xuất trước.
Sơ đồ 2.5
Quy trình lập phiếu nhập kho
NV
nhập
vật

Ban
kiểm
nghiệm
Cán bộ
cung
ứng
Phụ
trách
phòng
Thủ
kho
Kế
toán
Người
giao
bán
Đề nghị
nhập

kho
Lập
biên
bản
kiểm
nghiệm
Lập
phiếu
nhập
kho

phiếu
nhập
kho
Kiểm
nhận
hàng
Ghi sổ
Lưu
trữ
Sơ đồ 2.6
Quy trình lập phiếu xuất kho
Công ty áp dụng phương pháp hạch toán chi tiết vật tư, sản phẩm, hàng hoá là
phương pháp Thẻ song song.
Nghiệp
vụ xuất
kho
Người
có nhu
cầu hàng

Thủ trưởng,
kế toán
trưởng
duyệt
Bộ phận
cung ứng
Thủ
kho
Kế
toán
Lập
chứng từ
xin xuất
Duyệt
lệnh xuất
Lập
phiếu
xuất kho
Xuất
kho
Ghi sổ
Lưu
trữ
Sơ đồ 2.7
Quy trình hạch toán chi tiết theo phương pháp Thẻ song song
Báo cáo tài chính
Chứng từ gốc
Nhật ký chung Sổ chi tiết vật tư, thanh
toán với nhà cung cấp
Sổ cái TK 151,

152,153,331
Bảng cân đối số phát
sinh
Bảng tổng hợp chi tiết
Sơ đồ 2.8
Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
3. Kế toán Tài sản cố định
Nguyên giá của TSCĐ được xác định:
TSCĐ qua mua bán:
TSCĐ mua về =
Giá mua ghi
trên hoá đơn +
Chi phí thu mua,
chạy thử trước
sử dụng
-
Chiết khấu thương
mại, giảm giá được
hưởng
TSCĐ do cấp trên cấp:
TSCĐ do cấp
trên cấp
=
Giá đánh giá lại của
TSCĐ đó
+
Chi phí tiếp
nhận
TK 621, 627, 641, 642
thừa khi kiểm kê

TK 152, 153
Giá mua, chi phí thu mua
TK 133
TK 111, 112, 331…
TK 151
VAT đầu vào
Hàng mua
đang đi đường
TK 336
Cấp trên cấp
TK 338, 711
Giá trị NVL,CCDC
Giá trị NVL sử dụng cho công
trình
TK 138, 632
Giá trị NVL, CCDC
thiếu khi kiểm kê
Hao mòn TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng:
Mức khấu
hao năm =
Nguyên giá TSCĐ
=
Nguyên giá
TSCĐ *
Tỷ lệ %
khấu hao
năm
Số năm sử dụng dự
kiến
Trong phần hành Kế toán TSCĐ công ty chủ yếu sử dụng các chứng từ kế

toán:
+ Biên bản giao nhận TSCĐ
+ Biên bản thanh lý TSCĐ
+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ
+ Thẻ TSCĐ
+ Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Các chứng từ được tổ chức luân chuyển:
Sơ đồ 2.9
Sơ đồ luân chuyển chứng từ TSCĐ
Chủ sở hữu Hợp đồng
giao nhận,
thanh lý
Kế toán
TSCĐ
Bảo
quản,
lưu trữ
Quyết định
thanh lý, tăng,
giảm TSCĐ
Giao nhận
TSCĐ và lập
biên bản
Lập hoặc
huỷ Thẻ
TSCĐ
Nghiệp
vụ
TSCĐ

Sơ đồ 2.10
Quy trình lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Chứng từ tăng TSCĐ,
sửa chữa nâng cấp
Bảng tính và
phân bổ khấu
hao kỳ trước
Thẻ TSCĐ TSCĐ khấu
hao hết
Chứng từ
giảm TSCĐ
Sổ chi phí
Lựa chọn phương pháp,
thời gian khấu hao
Mức khấu hao tăng
Chế độ tài chính
của Nhà nước
Bảng tính và
phân bổ khấu
hao kỳ này
Mức khấu hao giảm
Sơ đồ 2.11
Quy trình ghi sổ TSCĐ
Sơ đồ 2.12
Quy trình ghi sổ chi tiết TSCĐ
Công ty tiến hành chi tiết TSCĐ theo nơi sử dụng bởi vì do đặc điểm của
ngành sản xuất xây dựng là nơi thi công thường xa so với trụ sở của công ty, do đó
TSCĐ thường được bảo quản tại công trường thi công hay các chi nhánh của công
ty.
Thẻ TSCĐ

Sổ chi tiết TSCĐ
theo đơn vị sử dụng
Sổ TSCĐ dùng
chung toàn công ty
Báo cáo tài chính
Chứng từ gốc về tăng, giảm TSCĐ,
Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
Nhật ký chung
Sổ Cái TK 211, 212, 213, 214
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp
tăng, giảm TSCĐ
Sổ chi tiết
TSCĐ
Chứng từ tăng,
giảm TSCĐ
Thẻ TSCĐ
Sơ đồ 2.13
Sơ đồ hạch toán TSCĐ tăng
TK 211, 212, 213TK 111, 112, 331…
Giá mua và chi phí thu mua
VAT được khấu trừ
TK 133
TK 152, 334, 338
Chi phí lắp đặt
TK 241
TSCĐ hoàn thành qua lắp đặt
TK 336
Cấp trên cấp
TK 711

Nhận biếu, tặng, viện trợ không hoàn lại
TK 3381
TSCĐ thừa không rõ nguyên nhân
Sơ đồ 2.14
Sơ đồ hạch toán TSCĐ giảm
4. Kế toán tiền lương
Tiền lương là một phần quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh của công
ty. Chi phí tiền lương thường chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành công trình
hoàn thành mà chủ yếu là chi phí tiền lương của công nhân sản xuất của các công
trình.
Công nhân sản xuất trực tiếp tại các công trình của công ty bao gồm 2 bộ
phận:
+ Bộ phận công nhân sản xuất trực tiếp thuộc biên chế của công ty
+ Bộ phận công nhân thời vụ, do các chủ công trình, tổ, đội thi công ký hợp
đồng thuê mướn.
Việc trả lương cho lao động trực tiếp sản xuất được tính theo hình thức khoán
theo sản phẩm.
Tiền lương sản phẩm = Khối lượng công việc hoàn thành * Đơn giá sản phẩm
TK 811
TK 627, 641, 642
TK 136
TK 138
TK 211, 212, 213
Giá trị còn lại của TSCĐ
nhượng bán, thanh lý
Giá trị hao mòn giảm
TK 214
Khấu hao TSCĐ
TSCĐ cấp cho đơn vị cấp dưới
TSCĐ thiếu

×