Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.38 KB, 80 trang )

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ
TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY
VIỆT TIẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á
BP Bộ Phận
BPQT Bộ Phận Quản Trị
CB-CNV Cán Bộ Công Nhân Viên
CMT8 Cách Mạng Tháng 8
CP Cổ Phần
DN Doanh Nghiệp
ĐVT Đơn Vị Tính
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
EU Liên Minh Châu Âu
GDP Tổng Sản Phẩm Trong Nước
HĐKT Hợp Đồng Kinh Tế
HĐSXKD Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh
KT-CN Kỹ Thuật Công Nghệ
LNTT Lợi Nhuận Trước Thuế
LNST Lợi Nhuận Sau Thuế
TNDN Thu Nhập Doanh Nghiệp
PCCC Phòng Cháy Chữa Cháy
SXKD Sản Xuất Kinh Doanh
SX-MM Sản Xuất – May Mẫu
SX-TT Sản Xuất – Tiêu Thụ


TDTT Thể Dục Thể Thao
TP.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh
WTO Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
XK Xuất Khẩu
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
ix
DANH MỤC PHỤ LỤC
x
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không
những có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm mà còn có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ số sản
phẩm đó trên thị trường. Thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp mới hoàn
thành các quá trình sản xuất kinh doanh, mới đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được
thường xuyên và liên tục.
Tiêu thụ là quá trình đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng thông qua hình thức
mua bán, là khâu cuối cùng của vòng chu chuyển vốn. Tiêu thụ có ý nghĩa vô cùng
quan trọng - quyết định thành bại và là quá trình thực hiện lợi nhuận: mục tiêu duy
nhất của doanh nghiệp.
Đứng trước thềm hội nhập, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ
150 của tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO. Điều đó đã mở ra rất nhiều những cơ hội
và thách thức đối với các ngành kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp dệt
may Việt Nam nói riêng. Và chúng ta hội nhập như thế nào để “không bị hoà tan” là
một thách thức lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam cần giải quyết để có thể tìm ra cho

mình một hướng đi đúng đắn, hoà nhập kịp với nền kinh tế thế giới.
Xu thế hội nhập đã tạo cơ hội lớn giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm, tiếp thu công nghệ và kỹ năng quản lý mới…nhưng cũng kèm theo
nhiều thách thức. Thách thức lớn nhất chính là năng lực cạnh tranh còn ở mức thấp
trước sức ép của hàng ngoại, cùng với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
trong và ngoài nước. Do đó các nhà sản xuất cần phải chú trọng đầu tư cho công tác
tiêu thụ và quảng bá sản phẩm vì yếu tố này là quan trọng và quyết định sự tồn tại của
doanh nghiệp.
Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến là một trong những doanh nghiệp hàng
đầu, có uy tín về lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm may mặc tại thị trường
nội địa và thị trường xuất khẩu rộng lớn trên thế giới như: Bắc Mỹ, Nhật Bản, Châu
Âu, các nước ASEAN,… Chất lượng sản phẩm của Tổng công ty đã được mọi người
công nhận và tin tưởng. Tuy nhiên không vì thế mà Tổng công ty không chú trọng đến
chiến lược tiêu thụ sản phẩm, nhất là chiến lược tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội
địa đầy tiềm năng này. Tổng Công ty đang có kế hoạch hoàn thiện hệ thống tiêu thụ
sản phẩm của Tổng công ty trong phạm vi cả nước, mở rộng đại lý ở các địa phương
(Bắc, Trung, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên) và xâm nhập vào các siêu thị
cao cấp tại thành phố Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Phân
Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm tại Thị Trường Nội Địa của Tổng Công Ty
Cổ Phần May Việt Tiến”. Do giới hạn của thời gian thực tập và do kiến thức còn hạn
hẹp nên không tránh khỏi những sai xót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng
góp quý báu từ các thầy cô khoa Kinh tế - Trường Đại học Nông Lâm và các anh chị
phòng kinh doanh nội địa của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến. Đây sẽ là hành
trang vô giá cho tôi trong quá trình hoà nhập vào thực tiễn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa của Tổng công ty, từ
đó đưa ra phương hướng và biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ nội địa ở
Tổng công ty.

Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung trên, khoá luận tiến hành tìm hiểu và phân tích các mục tiêu
cụ thể sau:
- Phân tích tình hình thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty qua hai
năm 2006-2007
- Phân tích tình hình tiêu thụ nội địa theo số lượng, doanh thu từng mặt hàng trong hai
năm vừa qua 2006-2007.
- Phân tích tình hình tiêu thụ theo khu vực qua hai năm 2006-2007
- Phân tích tình hình tiêu thụ tại các hệ thống kênh phân phối năm 2007
2
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty.
- Phân tích đánh giá của khách hàng và đại lý về sản phẩm và công tác tiêu thụ sản
phẩm của Tổng công ty, từ đó Tổng công ty sẽ có những chính sách thích hợp để đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng và kích thích các đại lý đẩy mạnh việc tiêu thụ sản
phẩm của Tổng công ty tốt hơn trong thời gian tới.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội
địa của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Từ những mục tiêu cần đạt được cho nghiên cứu thì phạm vi nghiên cứu được
giới hạn trong việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa và
những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa của
Tổng công ty. Bên cạnh đó, khách hàng cũng là đối tượng cần nghiên cứu để hiểu rõ
hơn họ đánh giá như thế nào về sản phẩm và bộ phận bán hàng của Tổng công ty. Số
liệu và thông tin sẽ được lấy từ phòng kinh doanh nội địa của Tổng công ty và tài liệu
phỏng vấn khách hàng.
Địa điểm nghiên cứu: Việc nghiên cứu sẽ được thực hiện tại Tổng công ty cổ
phần may Việt Tiến và hệ thống đại lý, cửa hàng phân phối của Tổng công ty tại khu
vực TP.HCM.
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 24 tháng 3 đến 7 tháng 6 năm 2008.
1.4. Cấu trúc của luận văn

Chương 1: Mở đầu
Khái quát lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu trong phạm vi giới hạn về không
gian và thời gian cùng với cấu trúc luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan tài liệu tham khảo về tình hình tiêu thụ sản phẩm. Đồng
thời, mô tả tổng quát về Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến từ quá trình hình thành
và phát triển, các nhãn hiệu sản phẩm của Tổng công ty cho đến cơ cấu tổ chức, chức
năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này đưa ra các lý thuyết liên quan đến đề tài như: khái niệm về tiêu thụ,
những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ, tầm quan trọng cũng như chức năng
3
của khâu tiêu thụ sản phẩm và các yếu tố có liên quan. Từ đó, nêu ra những phương
pháp thu thập và xử lí số liệu để hiểu rõ hơn về tình hình tiêu thụ và hiệu quả của hoạt
động tiêu thụ.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Phân tích tình hình thực hiện kết quả SXKD của Tổng công ty qua hai năm
2006-2007.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu từng mặt hàng của Tổng công
ty qua hai năm 2006-2007.
Phân tích tình hình tiêu thụ tại từng khu vực và các kênh phân phối.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa
của Tổng công ty.
Nêu ra những thuận lợi và khó khăn trong việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản
phẩm, cùng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại thị trường
nội địa của Tổng công ty.
Chương 5: Kết luận và đề nghị
Tổng kết những gì đã nghiên cứu được từ tình hình thực tế của Tổng công ty.
Từ đó, kiến nghị hay đề xuất ý kiến nhằm thúc đẩy tình hình tiêu thụ sản phẩm tại thị
trường nội địa của Tổng công ty.

4
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, (2003): phân phối giúp
chuyển giá trị thương hiệu từ nhà sản xuất sang người tiêu dùng. Một hệ thống phân
phối hiệu quả sẽ giúp khách hàng thuận lợi trong mua sắm và làm tăng doanh thu cũng
như lợi nhuận cho công ty. Vì vậy, các công ty phải thiết lập, duy trì và phát triển mối
quan hệ có chất lượng cao giữa công ty và kênh phân phối. Tác giả đã giới thiệu các
mô hình kênh phân phối truyền thống trong thị trường tiêu dùng và trong thị trường
công nghiệp, các khái niệm về bán lẻ, bán buôn và các yếu tố của dịch vụ bổ sung
trong hoạt động bán hàng.
2.2. Tổng quan về Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của công ty là xí nghiệp may tư nhân có tên là “Thái Bình Dương kỹ
nghệ” tên giao dịch là PACIFIC ENTERPRISE, xí nghiệp có tám cổ đông góp vốn số
tiền là 80.000.000đ (tiền cũ) do ông Sầm Hào Tài, một thương gia người Hoa làm
giám đốc xí nghiệp, tổng diện tích ban đầu khoảng 1513 m
2
với năng lực sản xuất
khoảng 65 máy gia đình và 100 công nhân chuyên sản xuất mặt hàng âu phục, túi sách,
đồ thun, quần áo trẻ em xuất khẩu.
Đến tháng 5/1977 Bộ Công Nghiệp Nhẹ công nhận xí nghiệp Thái Bình Dương
kỹ nghệ là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành xí nghiệp may Việt Tiến.
Ngày 13/11/1979 xí nghiệp bị hoả hoạn và bị thiệt hại gần như hoàn toàn nhưng
được sự giúp đỡ của các xí nghiệp bạn, Việt Tiến dần dần phục hồi và đi vào hoạt
động trở lại.
Nhờ vào sự nỗ lực cố gắng đó mà theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, xí
nghiệp được Bộ Công Nghiệp chấp nhận nâng lên thành Công ty may Việt Tiến. Sau
đó lại được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao

dịch đối ngoại là VIET TIEN GARMENT IMPORT-EXPORT COMPANY viết tắt là
VTEC (theo giấy phép số 102570 ngày 08/02/1991).
Vào ngày 24/03/1993, Công ty được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép thành lập
doanh nghiệp số 214/CNN- TCLĐ.
Căn cứ nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28/05/2003 Chính phủ qui định chức
năng quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Nghiệp. Căn cứ văn bản số
7599/VPCP-ĐMDN ngày 29/12/2006 của văn phòng Chính phủ về việc tổ chức lại
Công ty may Việt Tiến. Xét đề nghị của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam tại tờ trình số
28/TĐDM-TCLĐ ngày 9/1/2007 và đề án thành lập Tổng Công Ty May Việt Tiến trên
cơ sở tổ chức lại Công Ty May Việt Tiến thuộc Tập Đoàn Dệt May Việt Nam. Tổng
Công Ty May Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con nằm trong cơ
cấu Tập Đoàn Dệt May Việt Nam.
Ngày 30/08/2007, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có quyết định chuyển đổi
Tổng công ty may Việt Tiến thành Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến.
Tên tiếng việt: Tổng Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến.
Tên giao dịch quốc tế: VIET TIEN GARMENT JOINT STOCK CORPORATION
Tên viết tắt: VTEC
Địa chỉ: số 7 Lê Minh Xuân, P.7, Q.Tân Bình.
Điện thoại: 8640800 – 8641082 - 8641081
Telex: 811371 VTEC-VT
Fax (84.8) 8645085 - 8654867
Email:
Website: www.viettien.com.vn
Để tồn tại và phát triển trong thời kỳ mới, Tổng công ty đã đề ra khẩu hiệu
“Sản phẩm chất lượng, giao hàng đúng hẹn” xem đó là kim chỉ nam xuyên suốt trong
mọi họat động của Tổng công ty. Vì thế, Tổng công ty đã tổ chức thực hiện ISO 9002
vào ngày 20/06/2000 do tổ chức BVQI-Vương quốc Anh công nhận.
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến
a) Chức năng
6

Tổng công ty may Việt Tiến chuyên sản xuất và may gia công mặt hàng may
mặc bằng các loại vải trong nước và nhập khẩu gồm: áo sơ mi các loại, quần tây,
Jacket, quần áo thể thao, áo len…cho các khách hàng trong và ngoài nước.
Ngoài ra, Tổng công ty còn sản xuất một số phụ kiện ngành may phục vụ cho
nhu cầu trong nước và xuất khẩu như: mex dựng, cúc áo, sản phẩm thêu, xơ gòn…
Tổng công ty được quyền xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm may mặc.
Bên cạnh đó, Tổng công ty còn đầu tư liên doanh khoảng 27 tỷ đồng. Các đơn
vị liên doanh này sản xuất kinh doanh các loại máy móc, thiết bị, phụ tùng may công
nghiệp, dịch vụ vận tải…
b) Nhiệm vụ
Thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước giao, chấp hành đầy đủ các chính sách
kinh tế và pháp luật của nhà nước.
Kinh doanh các mặt hàng theo đúng ngành hàng, đúng mục đích hoạt động mà
Tổng công ty đã đăng ký với nhà nước.
Đảm bảo hạch toán đúng và đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan lãnh đạo. Đồng
thời, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước.
Góp phần tạo công ăn việc làm cho 9000 người với thu nhập bình quân là 1.7
triệu đồng/tháng chưa kể các công ty con trực thuộc và liên doanh. Tính toàn hệ thống
công ty mẹ-công ty con của Tổng công ty may Việt Tiến đã giải quyết được khoảng
trên 20,000 lao động.
Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn được cung cấp, cũng như vốn
vay nhằm thực hiện tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty sao cho
ngày càng có hiệu quả.
Trang bị và đổi mới trang thiết bị, đầu tư xây dựng-nâng cao cung cấp cơ sở hạ
tầng để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, đồng thời tạo ra môi trường làm việc
thuận lợi cho cán bộ công nhân viên của Tổng công ty.
Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo và không ngừng cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ cho
toàn thể CB-CNV của Tổng công ty.
Thực hiện bảo vệ công ty, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an

toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng mà nhà nước đã giao.
7
2.2.3. Lĩnh vực và qui mô hoạt động của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến
a) Lĩnh vực hoạt động
Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến chuyên gia công các mặt hàng may mặc từ
các loại vải và nguyên phụ liệu trong nước và nhập khẩu như: áo sơ mi các loại, áo
jacket, quần Jeans, quần tây, quần áo trẻ em, đồ bảo hộ lao động, đồ thun…
Sản phẩm may mặc của Tổng công ty xuất đi các nước: Châu Âu, Canada, Mỹ,
Hong Kong, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước khối ASEAN.
Liên doanh với các nước Hong Kong, Đài Loan sản xuất các nguyên phụ liệu
dùng trong công nghiệp may mặc như: Tấm bông PE (liên doanh với Hà Nội-EVE),
mex dựng…
Kinh doanh các thiết bị phụ tùng, máy móc phục vụ cho ngành may, các thiết bị
điện dân dụng, nhận uỷ thác các dịch vụ xuất khẩu, cung cấp các dịch vụ giao nhận,
vận chuyển, cho thuê kho bãi.
b) Qui mô hoạt động
Tổng công ty hoạt động kinh doanh rất đa dạng và phong phú gồm: hệ thống
công ty liên doanh trong nước là 5 công ty, liên doanh với nước ngoài là 7 công ty và
có 12 xí nghiệp trực thuộc.
Tổng số lao động tại Công ty mẹ đến năm 2007 là 5,751 lao động, hàng năm
sản xuất đạt được khoảng 23.4 triệu sản phẩm (quy theo sơ mi chuẩn).
Hoạt động liên doanh trong nước với 5000 công nhân kỹ thuật cao làm việc hơn
4000 máy công nghiệp hiện đại, hàng năm sản phẩm đầu ra đạt 20 triệu sản phẩm các
loại. Tổng diện tích sử dụng toàn Công ty hiện nay là 47,685 m
2
, trong đó:
- Diện tích sử dụng sản xuất là: 3,192 m
2
.
- Diện tích văn phòng là: 1,672 m

2
.
- Diện tích kho là: 2,395 m
2
.
Vì là đơn vị thuộc ngành may nên công ty đã cố gắng khẳng định mình trên
thương trường cạnh tranh về chất lượng, kỹ thuật, uy tín để có các đơn đặt hàng lớn.
Bên cạnh đó, Tổng công ty còn hợp tác liên doanh với Hong Kong, Đài Loan
thành lập các công ty sản xuất vật liệu bằng Polyester, những mặt hàng đan bằng len,
các loại nút, chân bàn máy may, máy ép cổ áo, máy thêu…
8
Năng lực sản xuất
Áo jacket, áo khoác, đồ thể thao: 2.200.000 sản phẩm/năm
Áo sơ mi, áo nữ 6.000.000 sản phẩm/năm
Quần các loại 3.600.000 sản phẩm/năm
Áo thun các loại 1.000.000 sản phẩm/năm
Veston 400.000 sản phẩm/năm
Các mặt hàng khác 800.000 sản phẩm/năm
Nhãn dệt 10.000.000 sản phẩm/năm
2.2.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các phòng ban
a) Tổ chức bộ máy quản lý
Tổng công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, thực
hiện chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu là Tổng Giám Đốc sẽ điều hành toàn bộ chiến
lược hoạt động của Tổng công ty.Tham mưu cho Tổng Giám Đốc là các Phó Tổng
Giám Đốc, các Giám Đốc điều hành và Trưởng các phòng ban .
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN (PHỤ LỤC 1)
b) Chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp lãnh đạo
- Tổng Giám Đốc: là người điều hành và chịu trách nhiệm chung về toàn bộ hoạt động
của Tổng công ty trước cơ quan chủ quản và trước pháp luật. Tổng Giám Đốc là người
ra quyết định sau cùng cho các vấn đề phức tạp trong Tổng công ty. Tất cả vấn đề quan

trọng trong Tổng công ty đều phải trình lên cho Tổng Giám Đốc phê duyệt.
- Các Phó Tổng Giám Đốc: là những người hỗ trợ cho Tổng Giám Đốc trong các hoạt
động sản xuất kinh doanh ở các lĩnh vực chuyên môn. Các Phó Tổng Giám Đốc chịu
trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về các phần việc được uỷ nhiệm, đồng thời chịu
trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về các hành vi của mình.
- Các Giám Đốc điều hành: sẽ chỉ đạo trực tiếp các bộ phận riêng biệt trong Tổng công
ty, giúp Tổng Giám Đốc trong việc điều hành toàn bộ HĐSXKD.
- Trưởng các phòng ban: giúp các Giám Đốc điều hành và chỉ đạo trực tiếp các hoạt
động của các phòng ban.
- Các Giám Đốc xí nghiệp: giúp Tổng Giám Đốc điều hành và chỉ đạo trực tiếp từng xí
nghiệp.
c) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban
9
Phòng Kinh Doanh
Phòng kinh doanh được chia thành 2 nhóm: nhóm kế hoạch thị trường nội địa,
nhóm kế hoạch và thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, phòng kinh doanh còn có bộ phận
thiết kế và bộ phận tiêu thụ nội địa.
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Kinh Doanh Nội Địa của Tổng Công Ty
Nguồn: Phòng Kinh Doanh Nội Địa
Chức năng, nhiệm vụ của phòng kinh doanh:
- Tìm kiếm khách hàng, nhận đơn đặt hàng và thông tin khách hàng thực hiện đàm
phán ký kết hợp đồng, thông tin kiểm tra và báo cáo kết quả của cuộc đàm phán.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình của Tổng công ty trước Giám Đốc.
- Đề xuất và triển khai thực hiện các biện pháp khắc phục, phòng ngừa sau mỗi lần
kiểm tra.
- Lập kế hoạch khai thác phụ liệu, sản xuất, tổ chức thực hiện và giao hàng theo đúng
kế hoạch đã được duyệt và chuyển giao cho các bộ phận có liên quan.
- Lập đơn hàng, thiết kế tạo mẫu mã mới, phát triển sản phẩm mới.
Trưởng phòng
Đoàn Thị Đào

P.Trưởng
phòng
Kế hoạch
P.Trưởng
phòng
SX-TT
P.Trưởng
phòng
Bộ phận
quản trị
kênh
phân
phối
BP QT
thương
hiệu, hội
chợ,
quảng
cáo
TT_MM
Bộ
phận
tiêu thụ
nội địa
Bộ
phận
theo
dõi sản
xuất
10

- Tiếp nhận thông tin để lập hợp đồng cho bộ phận thực hiện hợp đồng và chuyển giao
cho bộ phận có liên quan.
- Tổ chức tham gia hội chợ, quảng cáo…
Phòng Tổ Chức Lao Động
Có nhiệm vụ tuyển dụng, sắp xếp, bố trí lao động; bồi dưỡng CB-CNV, xây
dựng các quy chế về tuyển dụng, phân bổ tiền lương, tiền thưởng, giải quyết mọi thủ
tục giấy tờ về nhân sự, lập chiến lược dài hạn về bộ máy quản lý cũng như hành chính.
Phòng Kế Toán
Theo dõi quản lý nguồn tài chính của Tổng công ty, cân đối nguồn vốn, theo
dõi và hạch toán kinh tế toàn bộ các HĐSXKD, phân tích hoạt động kinh tế, tính toán
hiệu quả và thực hiện các chỉ tiêu giao nộp ngân sách Nhà Nước, chịu trách nhiệm
trước Phó Giám Đốc tài chính về toàn bộ công tác kế toán, thống kê và quản lý tài
chính.
Phòng Kỹ Thuật-Công Nghệ
Có trách nhiệm kiểm soát hệ thống kỹ thuật, thiết kế dây chuyền sản xuất, giải
quyết các vấn đề kỹ thuật sản phẩm, tính toán và quyết định các thông số kỹ thuật của
sản phẩm, giải quyết các thắc mắc về kỹ thuật của Tổng công ty. Kết hợp với phòng
kinh doanh đàm phán với khách hàng để nắm rõ các yêu cầu về kỹ thuật và đề ra
hướng giải quyết; may mẫu cho khách hàng duyệt và thống kê chương trình trong sản
xuất; lập các tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu phục vụ sản xuất tại các xí nghiệp; hướng
dẫn kỹ thuật cho công nhân khi có sự thay đổi mẫu mã sản phẩm.
Phòng Hành Chính Quản Trị
Tổ chức việc quản lý hành chính, văn thư, tổ chức đội bảo vệ an ninh trật tự của
Tổng công ty; phụ trách công tác chuẩn bị hội họp, hội nghị, tiếp khách, phụ trách tổ
chức bếp ăn tập thể chăm lo đời sống cho lãnh đạo và CB-CNV trong Tổng công ty.
Phòng Kế Hoạch Điều Độ Xuất-Nhập Khẩu
Ký kết và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng gia công, thực hiện các nghiệp
vụ xuất nhập khấu sản phẩm may mặc, nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho
ngành may, xin giấy phép xuất nhập khẩu, lập định mức cho từng sản phẩm, duyệt
hàng mẫu, thanh toán nguyên phụ liệu sau sản xuất do khách hàng cung cấp, thanh lý

hợp đồng với hải quan. Thiết lập, điều độ kế hoạch sản xuất toàn Công ty.
11
Phòng Cung Tiêu
Quản lý nguyên phụ liệu, nhiên liệu cho từng xí nghiệp theo kế hoạch của
phòng kế hoạch điều độ. Có trách nhiệm giao hàng tại cảng, khẩn trương nhận hàng về
Công ty. Giám sát điều hành hệ thống kho, kết hợp với phòng kinh doanh đưa sản
phẩm đến các cửa hàng, đại lý tiêu thụ, trực tiếp điều hành đội vận tải hơn 20 xe.
Phòng Đảm Bảo Chất Lượng QA+KCS
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và mạng lưới kiểm soát quá trình sản
xuất nhằm hạn chế tối đa sản phẩm không đạt chất lượng. Có nhiệm vụ xây dựng và
duy trì hệ thống chất lượng ISO 9002.
Phòng Y Tế
Tổ chức khám sức khỏe kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho toàn bộ CB-CNV.
Phòng Đoàn Thể
Xây dựng và tổ chức các hoạt động đoàn thể.
Phòng Bảo Vệ Quân Sự
Giám sát việc ra vào công ty, phòng chống cháy nổ, đảm bảo an ninh cho Tổng
công ty.
2.2.5. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến
a) Sản xuất kinh doanh
Tổng công ty may Việt Tiến có qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng
và phong phú có thể đúc kết thành 3 hoạt động chính:
- Sản xuất kinh doanh chính
- Sản xuất kinh doanh phụ
- Hoạt động liên doanh kết hợp
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính
Gia công hàng may mặc, sản xuất mặt hàng may mặc cho xuất khẩu và bán
trong nước, trong gia công có thể gia công 100% hay từng phần. Tổng công ty còn tự
tìm khách hàng, đi mua nguyên phụ liệu từ nước ngoài hay trong nước để sản xuất sản
phẩm theo yêu cầu của khách hàng hoặc Tổng công ty tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Ngoài ra, Tổng công ty còn có quyền xuất khẩu sản phẩm trực tiếp ra thị trường
nước ngoài và nhập khẩu các máy móc thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu ngành may phục
vụ cho quá trình sản xuất của Tổng công ty.
12
Tổng công ty còn có quyền được xuất khẩu uỷ thác và hưởng hoa hồng uỷ thác.
Phục vụ cho sản xuất kinh doanh chính là 12 xí nghiệp trực thuộc.
Hoạt động sản xuất kinh doanh phụ
Mua bán vật tư, hàng hoá, nguyên liệu, thanh lý phế liệu.
Hoạt động liên doanh kết hợp
Liên doanh trong nước (chỉ hợp tác với dạng liên doanh có tư cách pháp nhân)
Liên doanh hợp tác với nước ngoài trên cơ sở giấy phép đầu tư.
Liên doanh theo hợp đồng liên doanh .
Hợp tác kinh doanh theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.
b) Sản xuất sản phẩm
Trong ngành may có 2 hợp đồng sản xuất kinh doanh chính: may gia công và
sản xuất hàng tư doanh.
May gia công:
Công ty nhận nguyên phụ liệu và thiết kế từ phía khách hàng để may thành
phẩm, giá thanh toán trên hoá đơn là giá gia công và thuế gia tăng (10% nếu gia công
cho khách hàng trong nước và 0% nếu gia công cho khách hàng ngoài nước).
Gia công có 2 loại: gia công 100% và gia công từng phần.
- Gia công 100% có nghĩa là Tổng công ty và khách hàng ký kết hợp đồng gia công
thoả thuận: khách hàng sẽ cung cấp 100% kể cả bao bì, Tổng công ty chỉ thực hiện gia
công.
- Gia công từng phần: cũng có nghĩa như vậy nhưng Tổng công ty sẽ cung cấp một số
nguyên liệu như: chỉ, nút, bao bì… Do đó, ngoài giá trị gia công khách hàng còn phải
trả cho Tổng công ty phần giá trị phụ liệu đó.
Hàng tư doanh:
Tổng công ty mua phụ liệu, thiết kế mẫu mã, kiểu dáng, tiến hành may và tìm
kiếm khách hàng, trong hàng tư doanh được chia làm 2 loại: hàng FOB và hàng thời

trang.
Hàng FOB là hàng được “mua đứt bán đoạn” nghĩa là Tổng công ty sản xuất ra
sản phẩm, chào hàng và xuất thẳng cho người mua. Tuy nhiên, Tổng công ty không thể
quyết định về nhãn hiệu sản xuất (hoặc tự người mua gắn nhãn hiệu theo đơn đặt
13
hàng), hình thức này chỉ thích hợp cho việc xuất khẩu vì doanh thu thu về sẽ cao hơn
nhiều so với hàng gia công.
Hàng thời trang là hàng mang lại cho Tổng công ty nhiều lợi nhuận nhất, là loại
hàng trực tiếp sản xuất kinh doanh, sản phẩm mang nhãn hiệu của Tổng công ty, đây là
loại hàng mà Tổng công ty may mặc đang tập trung sức lực để chiếm lĩnh thị trường
trong nước.
2.2.6. Các nhãn hiệu sản phẩm của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến
Hiện nay sản phẩm của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến đang tiêu thụ trên
thị trường có các nhãn hiệu đã được đăng ký độc quyền như: viettien
®
, Vee Sendy
®
,
TT-Up
®
, San Sciaro, Manhattan. Trong đó:
- Thương hiệu : thời trang công sở dành cho nam (Office Wear). Được sử
dụng cho các sản phẩm: áo sơ mi, quần tây, quần khaki, veston mang tính chất nghiêm
túc, vòng đời sản phẩm dài. Đối tượng sử dụng chính là những người có thu nhập ổn
định, nghiêm túc, ít thay đổi, đa số có độ tuổi từ 28 tuổi trở lên.
- Thương hiệu : cho thời trang thông dụng (Casual Wear) ra đời vào năm
2005. Được sử dụng cho các sản phẩm: áo sơ mi thời trang, quần khaki, quần jeans, áo
thun, quần short, quần lót nam, nón, túi xách, bóp nam, bóp nữ,v.v… mang tính chất
thời trang thông dụng dành cho giới trẻ nam nữ, vòng đời sản phẩm trung bình. Đối
tượng sử dụng chính là giới trẻ, năng động, trẻ trung, lịch sự, gần gũi, đa số có độ tuổi

từ 16 đến 28 tuổi.
- Thương hiệu : là thương hiệu thời trang cao cấp dành cho giới nữ sành điệu
(High Class Fashion) ra đời năm 2007. Được sử dụng cho các sản phẩm: áo sơ mi thời
trang, quần khaki, quần jeans, áo thun, quần short, bộ đồ kiểu nữ, v.v… đặc biệt mang
phong cách sang trọng, quý phái, vòng đời sản phẩm ngắn. Đối tượng sử dụng chính là
những người có lối sống hiện đại, ưa thích thời trang, luôn luôn thích sự thay đổi, có
độ tuổi từ 16 đến 28 tuổi.
Và đầu năm 2008, Việt Tiến tiếp tục tung ra thị trường 2 thương hiệu mới nhằm
vào đối tượng khách hàng có thu nhập khá giả đó là:
- Thương hiện SAN SCIARO: là thương hiệu thời trang nam cao cấp mang phong
cách Ý. Đối tượng sử dụng là những người thành đạt, có địa vị xã hội là doanh nhân,
nhà quản lý. Sản phẩm thương hiệu này bao gồm: Áo sơ mi, quần tây, veston, áo thun
14
…., với nguyên liệu đặc biệt cao cấp, được nhập từ các nước có nền công nghiệp dệt
tiên tiến như: Nhật, Ý, Đức, Ấn Độ…, sử dụng sợi cotton của Ai Cập với các chế độ
hoàn tất đặc biệt tạo cho sản phẩm có những đặc tính vượt trội, thể hiện được đẳng
cấp, sự sang trọng, lịch lãm của người sử dụng.
- Thương hiệu MANHATTAN: là thương hiệu thời trang nam cao cấp thuộc tập đoàn
Perry Ellis International và Perry Ellis Europe của Mỹ được Việt Tiến mua quyền khai
thác và sử dụng. Đây là thương hiệu thời trang nam cao cấp mang phong cách Mỹ. Đối
tượng sử dụng là những người thành đạt, có địa vị xã hội, là doanh nhân, nhà quản lý.
Sản phẩm của thương hiệu này bao gồm: Áo sơ mi, quần tây, veston, áo thun…, với
nguyên liệu đặc biệt cao cấp được nhập từ các nước có nền công nghiệp dệt tiên tiến
như: Nhật, Ý, Đức, Ấn Độ…, sử dụng sợi cotton của Ai Cập với các chế độ hoàn tất
đặc biệt tạo cho sản phẩm có những đặc tính vượt trội, thể hiện được đẳng cấp, sự sang
trọng, lịch lãm của người sử dụng.
2.2.7. Định hướng phát triển thị trường tiêu thụ của Tổng công ty cổ phần may
Việt Tiến
Đối với thị trường xuất khẩu
Thị trường chính: Mỹ, Tây Âu, châu Á, các nước ASEAN…

Hình 2.2. Thị Phần Thị Trường Xuất Khẩu Chính của Việt Tiến


15
Bảng 2.1. Bảng Tỷ Lệ Giá Trị Doanh Thu Xuất Khẩu của Việt Tiến
Nguồn: www.viettien.com.vn
- Phải giữ vững thị trường đã có bằng cách:
o Linh hoạt giá cả, đảm bảo chất lượng và tiến độ giao hàng.
o Sử dụng hiệu quả các loại Quota được cấp.
o Phân tích lựa chọn khách hàng và có chính sách ưu đãi đối với từng loại
khách hàng.
- Phát triển thị trường mới bằng cách:
o Tăng cường công tác tiếp thị, tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế, hội
thảo…
o Coi trọng thị trường ASEAN để tận dụng các ưu thế khi gia nhập.
o Tiếp tục mở rộng thị trường Nhật Bản và các thị trường Free Quota.
o Từng bước nâng tỷ trọng sản xuất hàng mua nguyên liệu bán thành phẩm,
thay dần phương thức gia công, đến năm 2008 sản xuất FOB chiếm tỷ trọng 70% trong
tổng doanh thu sản xuất.
o Có chính sách ưu đãi đối với các sản phẩm mang nhãn hiệu Việt Tiến ra thị
trường thế giới.
Đối với thị trường nội địa
- Hoàn thiện qui chế cho hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty trên phạm
vi cả nước.
- Mở rộng thêm đại lý ở các đại phương có tiềm năng phát triển kinh tế như khu vực
phía Bắc, miền Trung, ĐBSCL, Tây Nguyên, đi đôi với chính sách cho từng khu vực.
- Nghiên cứu, chế thử và hoàn thiện thông số sản phẩm cho phù hợp với đặc điểm từng
vùng.
STT KHU V‚C
TÍNH

THEO
GIÁ TRỊ
1 Nhật Bản (Janpan) 24.711%
2 Mỹ (America) 36.778%
3 Tây Âu(EU) 17.199%
4 Các nước Asean 9.299%
5 Các nước khác (other countries) 12.013%
16
- Duy trì hội nghị khách hàng, tham gia các hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao.
Đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị, tăng cường công tác hướng dẫn thị trường và người tiêu
dùng, có chính sách hậu mãi sau bán hàng.
- Nâng cao tỷ trọng tiêu thụ nội địa lên từ 30% đến 35% trong tổng doanh thu.
17
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Tiêu thụ và ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ
a) Khái niệm
Tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ là quá trình đưa hàng hoá đến tay người
tiêu dùng thông qua hình thức mua bán.
b) Ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ
Việc nghiên cứu tình hình sản phẩm giúp cho nhà quản lý:
- Đánh giá được những mặt mạnh và yếu kém trong công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm
của công ty. Qua đó, nắm bắt được những yếu tố thuận lợi và khó khăn gặp phải trong
công tác tiêu thụ. Từ đó, có kế hoạch hoàn thiện hơn khâu tổ chức tiêu thụ sản phẩm
của công ty.
- Kiểm tra đánh giá lại sản phẩm, xem sản phẩm của công ty mình có đáp ứng được
yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng, về giá cả, mẫu mã hay không. Từ đó, có
chiến lược nghiên cứu để hoàn thiện sản phẩm của công ty mình nhằm đáp ứng thoả
mãn nhu cầu người tiêu dùng.

- Tình hình tiêu thụ sản phẩm cho thấy sản phẩm nào của công ty có thế mạnh, tiêu thụ
nhiều nhất, thị trường nào là thị trường chính, để từ đây xây dựng kế hoạch giúp nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty những năm trước ta sẽ dự đoán nhu
cầu tiêu thụ sản phẩm trong tương lai, từ đó công ty sẽ xây dựng kế hoạch về nguyên
vật liệu, công suất máy móc, nhân công phục vụ cho mục tiêu kế hoạch đề ra.
3.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm
Yếu tố cầu: yếu tố này rất quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm. Thông tin về
nhu cầu sản phẩm sẽ giúp công ty xác định được nhu cầu của khách hàng về các sản
phẩm. Từ đó, công ty xác định được sản lượng sản xuất ra, sản lượng tiêu thụ và giá
bán hợp lý, đảm bảo nhu cầu của khách hàng và quá trình sản xuất.
Quan hệ cung cầu và giá cả: quan hệ giữa cung cầu xác định nên giá cả trên thị
trường. Theo qui luật cung cầu, khi cung sản phẩm lớn hơn cầu sản phẩm thì giá cả sẽ
giảm và ngược lại.
Giá thành sản phẩm: chi phí sản xuất có liên quan đến giá thành. Từ đó, ảnh
hưởng đến giá bán. Do đó, ta phải hạn chế chi phí sản xuất càng thấp càng tốt. Khi chi
phí thấp dẫn đến giá thành thấp và giá bán sản phẩm sẽ thấp. Từ đó, số lượng tiêu thụ
sản phẩm sẽ tăng lên.
Chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu
thụ sản phẩm. Do đó, cần nâng cao chất lượng sản phẩm để quá trình tiêu thụ sản
phẩm được dễ dàng, thuận tiện hơn.
3.1.3. Các chiến lược tác động đến việc tiêu thụ sản phẩm
a) Chiến lược sản phẩm
Khái niệm: Sản phẩm là tất cả những gì có thể thoả mãn được nhu cầu hoặc
mong muốn của con người và được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự
chú ý, mua hay sử dụng.
Vai trò chiến lược sản phẩm: Chiến lược sản phẩm có vai trò hết sức to lớn và
quan trọng. Việc xác định đúng chiến lược sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với
doanh nghiệp. Nếu chiến lược yếu kém thì doanh nghiệp không có thị trường tiêu thụ
sản phẩm, lúc này hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn

và việc thất bại là điều không thể tránh khỏi. Chỉ khi thực hiện tốt chiến lược sản phẩm
thì các chiến lược khác mới có điều kiện triển khai có hiệu quả nhằm bảo đảm cho
doanh nghiệp đạt được mục tiêu chung về doanh số, thị phần,…
Chu kỳ sống của sản phẩm: Chu kỳ sống của sản phẩm bao gồm các giai đoạn
từ lúc sản phẩm xuất hiện cho đến khi biến mất trên thị trường, thường trải qua 4 giai
đoạn sau:
19

×