Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Khảo sát mạng lưới cung ứng thuốc huỵện tiên du bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 64 trang )

BỘ Y T E
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI

0 O0

KHẢO SÁT MẠNG LƯỚI CUNG ỨNG THUỐC
HUYỆN TIÊN DU - TỈNH BẮC n in h
(Khoá luận tốt nghiệp dược sĩ khoá 53: 1998 - 2003)
Ẩ3fìáo Iiỉê/I ltùóng dẫn
Qltìi thxỉe. Itiêii
QLtjxnj time hiên
Th.s.Nguyễn Thị Thanh Hương
Bộ môn quản lý và kinh tê Dược
Huyện Tiên Du- tình Bắc Ninh
15/02/2003 -20/05/2003
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, trong thời gian qua tôi đã được các
thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Dược Hà Nội nhiệt tình giúp đỡ và đào tạo.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô
giáo Trường Đại học Dược Hà Nội, các thầy cô ở Bộ môn Quản lý và kinh tế
Dược và đặc biệt xin cảm ơn cô giáo: Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Hương - Bộ
môn Quản lý và kinh tế Dược đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành
đề tài tốt nghiệp này.
Cũng nhân dịp này, tôi xin cảm ơn UBND huyện Tiên Du, UBND xã Nội
Duệ, xã Việt Đoàn, xã Hạp Lĩnh. Trưởng khoa Dược - Trung tâm y tế huyện
Tiên Du, chi nhánh Dược Tiên Du (trực thuộc công ty cổ phần Dược Bắc
Ninh), trung tâm kiểm nghiệm Dược Bắc Ninh, các chủ nhiệm hiệu thuốc, các
chủ đại lý và các trạm y tế xã đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi "hoàn thành đề
tài tốt nghiệp này.
Hà Nội, tháng 05 năm 2003
Sinh viên


Nguyễn Thành Trung
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN 2
1.1. Tiêu chuẩn cung ứng thuốc tốt của WHO:

2
1.1.1. Thuận tiện: 2
1.1.2. Kịp thời: 2
1.1.3. Chất lượng thuốc: * 2
1.1.4. Giá thuốc: 2
1.1.5. Hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn: 3
1.1.6. Kinh tế: 3
1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng mạng lưới bán thuốc :

4
1.3. Một số nét tình hình cung ứng thuốc trên thế giới



5
1.4. Tình hình cung ứng thuốc ở Việt Nam 9
1.5. Quá trình hình thành và phát triển mạng lưới bán thuốc tư nhân tại
Việt Nam 11
1.6. điểm lại tình hình nghiên cứu về vấn đề này của các tấc giả trong
nước 13
1.7. Đặc điểm kinh tê - xã hội - y tế huyện Tiên Du - Bắc Ninh:

14
1.7.1. Vị trí địa lý: 14

1.7.2. Quản lý cung ứng thuốc của huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh 15
PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

17
2.1. Đối tượng nghiên cứu
17
2.2. Phương pháp nghiên cứu 17
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu


19
3.1. Mạng lưói cung ứng của huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh: 7.

.
19
3.2. Mạng lưới y tế huyện Tiên Du - Bắ c Ninh: 20
3.4. Mạng lưói cung ứng của 4 xã khảo sát:
22
3.4.1. Đặc điểm chung của 4 xã khảo sát 22
3.4.2. Chỉ tiêu phục vụ của một điểm bán thuốc của các xã tiến hành khảo
sát *

24
3.4.3. Tiền thuốc bình quân người/năm tại các nơi khảo sát


26
3.4.4. Doanh số bình quân của 1 điểm bán thuốc/năm 28
3.4.5. Phân loại điểm bán thuốc 30
3.5. Các điểm bán thuốc tư nhân hợp pháp và bất hợp pháp:


32
3.5.1. Số lượng và phân bố tại các địa điểm khảo sát

32
3.5.2. Tình độ người bán thuốc có và không có đăng ký

34
3.5.3. Nguồn mua thuốc của các loại hình bán thuốc hợp pháp

35
3.6. Danh mục TTY và tỷ lệ TTY: 38
3.7. Tình hình chất lượng thuốc:


.
41
3.8. Phương thức phục vụ của các LHBT hợp pháp: 43
3.9. Tình hình chấp hành quy chế chuyên môn: 45
3.10. ý kiến của ngưòi dân về việc cung ứng thuốc hiện nay ở 4 xã khảo
sát: 48
PHẦN 4: BÀN LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
49
4.1. Bàn luận: 49
4.2. Đề xuất: « 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BYT
: Bộ y tế
BQ : Bình quân

CSSK : Chăm sóc sức khoẻ
CTDP : Công ty dược phẩm
DMTTY
: Danh mục thuốc thiết yếu
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
TTY
: Thuốc thiết yếu
PLHNYDTN
: Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân
ĐẶT VÂN ĐỂ
Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ
con người. Ngành Dược có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của nhân
dân về thuốc, đó là: Cung ứng thuốc thường xuyên, đầy đủ, kịp thời, có chất
lượng, giá cả phù hợp, hướng dẫn sử dụng an toàn, hợp lý, có hiệu quả.
Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam đề ra hai mục tiêu là:
+Cung cấp thuốc cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của toàn dân đầy đủ,
huận tiện, kịp thời các loại thuốc có hiệu lực, chất lượng tốt, giá cả hợp lý.
+Việc cung ứng phải đảm bảo an toàn hợp lý.
Trước những năm 1990, việc cung ứng thuốc do nhà độc quyền phân phối, từ
sau năm 1990 với cơ chế thị trường, nhiều thành phần kinh tế tham gia cung
ứng thuốc đã tạo ra thị trường thuốc sôi động, khắc phục được tình trạng
thiếu thuốc. Đặc biệt, từ khi có pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân ban
hành, việc hành nghề bán thuốc tư nhân đã đi vào nề nếp hơn. Mặt tích cực
của quá trình này là tạo ra một nguồn thuốc dồi dào, phong phú đáp ứng
được nhu cầu về thuốc của nhân dân. Tuy nhiên công tác quản lý của nhà
nước trên lĩnh vực này còn khá mới mẻ, do đó còn có những vấn đề bức xúc
như trình độ người bán thuốc, chất lượng thuốc, giá cả, việc chấp hành các
quy chế chuyên môn Tất cả những điều đó làm cho việc cung ứng thuốc
chưa đạt được chất lượng mong muốn.
Từ đó chúng tôi đã tiến hành “Khảo sát mạng lưới cung ứng thuốc ở Huyện

Tiên Du-Tỉnh Bắc Ninh” nhằm 3 mục tiêu sau:
* Khảo sát thực trạng phân bố mạng lưới bán lẻ thuốc ở một số xã.
* Phân tích thực trạng tình hình cung ứng thuốc ở các xã khảo sát.
* Đưa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện thực trạng cung thuốc tại
huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh.
1
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. TIÊU CHUẨN CUNG ÚNG THUỐC TỐT CỦA WHO:[ll]
Theo WHO để có hệ thống, mạng lưới cung ứng thuốc tốt cần phải đạt
các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
1.1.1. Thuận tiện:
Điểm bán thuốc phải gần dân, đi lại mua thuốc không mất nhiều thời
gian, nếu đi bằng phương tiện thông thường thì trong khoảng 30'-60\ Điểm
I bán thuốc phải ở khu đông dân cư, tùy thuộc mật độ dân số để bố trí điểm
bán thuốc cho hợp lý. Đáp ứng kịp thời khi có trường hợp cấp cứu xảy ra.
Thủ tục mua thuốc phải thuận lợi, tránh phiền hà trên cơ sở chấp hành qui
chế, chế độ chuyên môn của Ngành.
1.1.2. Kịp thòi:
Thuốc phải có sẵn, đầy đủ, đa dạng về chủng loại với các dang bào chế
thích hợp đáp ứng nhu cầu, thuận lợi cho người bệnh, có thuốc cùng loại thay
thế. Đầy đủ số lượng và đủ mặt hàng.
1.1.3. Chất lượng thuốc:
I
Đảm bảo tốt, an toàn, có hiệu lực điều trị, không bán các thuốc chưa
được cấp số đăng ký sản xuất, lưu hành, thuốc kém chất lượng, thuốc quá
hạn, thuốc giả.
I 1.1.4. Giá thuốc:
Ị *
I Phải hợp lý, tương đối ổn định, không tăng giá khi khan hiếm hoặc do
I

nhu cầu tăng, có niêm yết giá công khai, các thuốc cùng loại cần có nhiều
hãng, nước sản xuất với giá khác nhau, đáp ứng phù hợp theo khả năng người
mua.
2
1.1.5. Hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn:
- Để có khả năng làm tốt việc hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an
toàn, người bán thuốc phải có trình độ chuyên môn theo qui định, tối thiểu
phải là Dược tá và thường xuyên được học tập, đào tạo lại để không ngừng
nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nhất là việc cập nhật các thông tin
về thuốc mới, ngoài ra cần có đủ tài liệu chuyên môn phục vụ quá trình kinh
doanh thuốc.

- Có trách nhiệm cao, tận tình chu đáo, cẩn thận khi bán thuốc và
hướng dẫn sử dụng như: cách dùng, liều dùng, chống chỉ định trên đồ bao gói
trước khi giao cho người mua.
1.1.6. Kinh tế:
Hoạt động cung ứng thuốc là một hoạt động kinh tế trong y tế. Yêu
cầu phải đạt được các nội dung, quan điểm sau:
- Có đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
lấy quan điểm phục vụ người bệnh là trên hết, bán thuốc không chạy theo lợi
nhuận kinh tế đơn thuần. Giá rẻ, chất lượng tốt, sử dụng tốn kém ít, hiệu quả
điều trị cao, phục vụ đa số người dân ở cộng đồng.
- Bảo đảm có thu nhập, lãi hợp lý, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp
thuế với Nhà nước, có tích lũy tái sản xuất, đảm bảo doanh nghiệp ổn định,
tồn tại và phát triển.
Ở Việt Nam để tổ chức tiến hành cung ứng tốt ngoài các tiêu chuẩn của
WHO đưa ra cần phải tuân thủ chấp hành nghiêm túc các qui chế, chế độ
chuyên môn và các qui định pháp luật Nhà nước có liên quan (qui chế kê đơn
và bán thuốc theo đơn, qui chế quản lý thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc
»

hướng tâm thần, qui chế thông tin - quảng cáo thuốc, luật bảo vệ sức khỏe
nhân dân, pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân, ), nhằm đảm bảo ổn định
3
trật tự thị trường thuốc, trật tự an toàn xã hội, giữ nghiêm kỷ cường pháp luật
Nhà nước đồng thời để đảm bảo thuốc được sử dụng an toàn, hạn chế các tai
biến do dùng thuốc sai quy định.
1.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯƠNG MANG LƯỚI BÁN
THUỐcmi]
Để aann giá một điểm bán thuốc tốt, một số nước trên thế giới đã đưa
ra các chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu số dân bình quân 01 điểm bán thuốc phục vụ.
Công thức tính:
P:Chỉ tiêu số dân bình quân 01 điểm bán thuốc phục vụ (người)
N:Tổng số dân trong khu vực khảo sát (người)
M:Tổng số điểm bán thuốc trong khu vực khảo sát
Một số nước đưa ra chỉ tiêu số dân bình quân 01 điểm bán thuốc phục
vụ [15]:
- Nga : 9500 -> 11.000 người
- Bungari : 10.000 người.
- Thụy Điển : 15.000 người.
- Việt Nam : 3000 - 5.000 người.
+ Chỉ tiêu diện tích bình quân 01 điểm, bán thuốc phục vụ.
Công thức tính:
4
s: Diện tích bình quân 01 điểm bán thuốc phục vụ (km2)
S: Diện tích khu vực khảo sát (km2)
M: Tổng số điểm bán thuốc trong khu vực khảo sát.
+ Bán kính bình quân 01 điểm bán thuốc phục vụ:
Công thức tính:
R : Bán kính bình quân của 01 điểm bán thuốc phục vụ (km)

s : Diện tích của khu vực khảo sát (km2)
M : Tổng số điểm bán trong khu vực khảo sát.
71 = 3,14
1.3. MỘT SỐ NÉT TÌNH HÌNH CUNG ỨNG THUỐC TRÊN THÊ GIỚI
Trong vài thập kỷ gần đây, nền công nghiệp Dược trên thế giới có
những bước phát triển mạnh mẽ, nhiều thành tựu khoa học tiên tiến, hiện đại
được áp dụng vào sản xuất công nghiệp Dược phẩm, nhiều thuốc mới có tác
dụng mạnh với các dạng bào chế phong phú, đa dạng về mẫu mã, chủng loại,
có tính sinh khả dụng cao, hấp dẫn, thuận lợi với người sử dụng.
Ở các nước công nghiệp phát triển, tiền tiêu thụ thuốc trên đầu dân lên
đến 400 USD/năm(Nhật Bản) gấp 10 lần mức tiêu thụ bình quân của thế giói
và gấp 40 lần mức tiêu thụ bình quân của các nước đang phát triển.[15]
Sản lượng thuốc trên thế giới đang tăng với tốc độ 9-10% mỗi
năm và cứ mỗi sau một thập kỷ, giá trị sản lượng thuốc lại tăng gấp 2
đến 2,5 lần (1976: 43 tỷ USD; 1985: 94 tỷ USD; 1994: 265 tỷ USD),
5
bình quân tiền thuốc sử dụng trên đầu người cũng tăng(1976: 10,3
USD; 1985: 19,4 USD; 1995: 40 USD) tốc độ tăng trưởng năm 1994 so
với năm 1976 là: 595,34%. Ở Việt Nam, mức độ dùng
thuốc cũng tăng nhất là từ năm 1990 trở lại đây(1990: 0,5USD; 1991:
1,5USD; 1992: 2,5USD; 1993: 3,5USD; 1994: 4USD) tỷ lệ tăng trưởng
năm 1994/1990 tăng 8 lần.[15]
Bảng 1.1: Tăng trưởng doanh số bán thuốc trên thế giói [13], [17]
Đơn vị tính: tỷ USD
Năm Doanh số thuốc toàn
thế giới
Tỷ lệ tăng trưởng (%)
(Nhịp cơ sở)
1976 43.0 100.0
1984 94.0 218.6

1985
90.0 209.3
1986 100.0 232.6
1987 120.0
279.1
1988 150.0 348.8
1989
170.0 395.3
1992
230.0
534.9
1993
250.0 581.4
1994
256.0 595.3
1995
285.0* 662.8
1996
296.4 689.3
1998
308.5 717.4
2000
350.0 814.0
Tiền thuốc bình quân/người/năm giữa các nước của các châu lục có sự
chênh lệch khá lớn. Ngay cả trong cùng một châu. Ví dụ như Châu Á tiền
thuốc/người/năm của Nhật Bản hơn 60 lần của người dân Trung Quốc.
6
Theo Scrip Magazine tháng 1/1999, doanh số bán thuốc năm 1998 và
năm 2000 như sau:
Bảng 1.2: Doanh sô bán thuốc năm 2000 trên thế giới

Vùng
Doanh số bán (tỷ USD) Tỷ lệ % gia tăng
năm 2000/1998
1998 2000
BẮC MỸ
118,4 164,0 138,51
MỸ LA TINH VÀ
CARIBE
23,2
32,0 138,00
CHÂU ÂU
79,3 99,6
125,60
ĐÔNG ÂU
5,3 7,4
139,60
ĐÔNG NAM Á
7,6
11,1
146,05
TRUNG QUỐC
5,6 9,0 160,70
NHẬT BẢN
40,2
48,8 121,40
ẤN ĐỘ
5,2 7,2 138,46
TRUNG ĐÔNG
7,0 10,5 150,00
CHÂU PHI

4,7 5,3 112,76
CHÂU ĐẠI DƯƠNG
3,7 5,3 143,00
CÁC NƯỚC KHÁC
2,7 3,2 118,50
Qua bảng trên cho thấy: Hầu hết các vùng trên thế giới đều có sự gia
tăng về dùng thuốc trong đó cao nhất là Trung Quốc 160,70%, sau đó đến
Trung Đông 150%, Đông Nam A đứng hàng thứ 3 (146,05%). Tại các nước
phát triển, thị trường thuốc tiêu thụ được đặc trưng bởi các yếu tố: Thu nhập
bình quân đầu người cao, mức tiêu dùng thuốc bình quân đầu người cao với
mô hình bệnh tật chủ yếu là các bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh đường tiêu
hóa, bệnh tiết niệu. Ngược lại, thị trường thuốc tiêu thụ của các nước đang
phát triển được đặc trưng bởi: Mức thu nhập bình quân đầu người thấp, mức
7
tiêu dùng thuốc của người dân thấp với mô hình bệnh tật chủ yếu là các bệnh
về nhiễm trùng và ký sinh trùng.
Theo một số tài liệu khác, doanh số bán thuốc tính theo đầu người giữa
các khu vực có sự chênh lệch khá lớn.
- Bắc Mỹ: 404,1 USD (người/năm) thì Châu Phi chỉ có 7,2
USD/người/năm và Trung Quốc chỉ có 4,6 USD (chỉ bằng 1,1% của Bắc
Mỹ).
- Ngay giữa các nước trong cùng một Châu cũng đã có sự chênh lệch
nhau gần 10 lần: các nước Tây Âu là 177 USD trong khi đó các nước Đông
Âu chỉ có 17,15 USD.
* Thị trường dược phẩm thế giới qua thống kê nhiều năm thường chỉ
có 20 hãng dược phẩm lớn nhất thế giới thay nhau chiếm lĩnh các vị trí hàng
đầu. Trong đó:
Mỹ (9 hãng): Merck Co, BMS, Pfizer, American Home Product,
Johson & Johson, Lilly, Abbott, Schering Plough, Warner Lambert.
Nhật (2 hãng): Zakeva, Sankyo.

Anh (2 hãng): Glaxo Wellcome, Smith kline Beecham.
Thụy Sĩ (2 hãng): Roche, Novartis
Đức (1 hãng): Bayer
Pháp (1 hãng): Sanofi Synthelabo [17]
Ngoài ra: Aventis là liên doanh giữa Đức và Pháp, Pharmacia Upjohn
giữa Mỹ và Thụy Điển;
Astra - zeneca giữa Thụy Điển và Anh [17]. Số liệu thống kê tổng kết
cũng cho thấy, mười nước dùng thuốc nhiều nhất là: Mỹ, Nhật, Pháp, Đức,
8
Anh, Italia, Tây Ban Nha, Canada, Hà Lan và Bỉ với số lượng thuốc dùng
chiếm gần 60% tổng lượng thuốc dùng của toàn thế giới.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì thị trường dược phẩm thế giới
vẫn tiếp tục tăng trong những năm tới [18].
Ngành công nghiệp dược phẩm trên thế giới ngày càng phát triển,
thuốc sản xuất ra ngày càng nhiều, song vấn đề cung ứng, đáp ứng nhu cầu
về thuốc, phục vụ công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân vẫn còn bất
cập, có sự chênh lệch. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho đến năm 1995
còn "50% dân số thế giới vẫn không được chăm sóc sức khỏe khi mắc những
bệnh thông thường nhất và không có thuốc thiết yếu khi cần" (Diễn văn của
tổng giám đốc WHO tại Hội đồng WHO, họp lần thứ 48 ở Geneve ngày
02/5/1995) và cũng theo WHO "Chỉ cần 1 USD thuốc thiết yếu là đã có thể
đảm bảo chữa khỏi 80% các chứng bệnh thông thường của người dân tại
cộng đồng để thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu". [16], [17].
1.4. TÌNH HÌNH CƯNG ÚNG THUỐC Ở VIỆT NAM.
Việt Nam là một nước kinh tế đang phát triển. Mức tăng trưởng tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) trước đây khá cao, từ 7 - 9%/năm, nhưng gần đây
do chịu ảnh hưởng của kinh tế khu vực nên tỷ lệ phát triển chỉ còn 4 -
5%/năm. Xét về GDP, Việt Nam đứng hàng thứ 133/174 nước, Việt Nam
nằm trong diện 1,5 tỷ người nghèo của thế giới (thu nhập dưới lUSD/ngày).
Các năm trước 1991 do tốc độ phát triển kinh tế tăng chậm trong khi tỷ lệ

dân số tăng nhanh nên hầu như không có tích lũy. Nhưng từ năm 1991 đã có
tích lũy (14,3%) và đến năm 1998 đạt 28,7%. [14]
Về y tế, Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc đổi
mới nhưng cũng gặp không ít khó khăn, nhất là về kinh phí hoạt động.
9
Trong các năm (1997 - 1999) Ngân sách Nhà nước đầu tư cho y tế đều
dưới 1% GDP, tính bình quân đầu người chỉ đạt 3,5 USD/năm về chi phí y tế
trong khi giá thuốc, giá hóa chất, giá trang thiết bị gia tăng [14]. Tỷ lệ này
thấp so với một số nước (Malaysia là 4,5% GDP, CuBa là 7% GDP).
Tiền thuốc theo các số liệu trong niên giám thống kê từ 1990 - 2001 ta
có số tiền thuốc bình quân đầu người và tổng sản phẩm quốc dân như sau:
Bảng 1.3: Tiền thuốc bình quân/ngưòi/năm [19]
Đơn vị tính: USD
Năm
Tiền thuốc bình quân
đầu người
Năm
Tiền thuốc bình
quân đầu ngưòi
1990
0,3 1997
5,2
1991
0,5
1998
5,5
1992
1,5
1999 5,0
1993

2,5 2000 5,4
1994
3,4 2001 6,0
1995 4,2
2002 6,7
1996 4,6
Tiền thuốc bình quân đầu người cũng tăng lên nhanh chóng. Năm
1990 bình quân chỉ có 0,3 USD/người. Đến năm 2002 đã là 6,7 USD/người
và theo ước tính của Bộ y tế Việt Nam, con số này sẽ là 8 USD đầu người
năm 2005. Tuy vậy, tiền thuốc bình quân đầu người còn thấp so với thế giới
và khu vực, do đó tiềm năng phát triển còn rất lớn.
Tiền thuốc bình quân có sự tăng trưởng lên tục từ 1990 đến 2002, năm
2002 tăng cao nhất (gấp 23,5 lần năm 1990). Tuy nhiên, do phần lớn tiền
thuốc là người dân tự chi trả nên có sự chênh lệch khá lớn trong chi tiêu về
thuốc giữa các vùng, do phụ thuộc vào thu nhập của từng địa phương. Năm
1995 bình quân tiền thuốc của người Việt Nam là 4,5 USD, trong khi đó TP
Hồ Chí Minh là 17 USD và ở miền núi, vùng sâu, vùng xa là 1 USD. Sở đĩ có
10
mức tiêu thụ chênh lệch khác nhau giữa các vùng là do sự tăng trưởng kinh tế
và nhận thức về trình độ văn hóa - xã hội có sự chênh lệch xa nhau. Mặt khác
do mô hình bệnh tật và thu nhập kinh tế của mỗi vùng khác nhau.
Bảng 1.4: Tiền thuốc bình quân một người trong năm của một sô
khu vực ở nước ta
Khu vực Tiền thuốc bình quân
(USD/ngưòi/năm)
Đồng bằng 2 -4
Đô thị 5-12
Hà Nội
8-10
TP Hồ Chí Minh

17-18
Miền núi
0,5 - 1,5
(Nguồn: Tổng công tác Dược - Điều tra khảo sất về sản xuất và phân phối
thuốc tại Việt Nam - 1997)
Sự chênh lệch bộc lộ sự phân phối và cung ứng thuốc không đồng đều
trong xã hội. Vì vậy, cần phải có những chính sách hỗ trợ để người dân đều
được hưởng thụ thuốc như nhau giữa các vùng.
1.5. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN mạng lư ới bán
THUỐC TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM:
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, chính sách kinh tế của Đảng và
Nhà nước có thay đổi. Nhà nước đã xác định nền kinh tế là nền kinh tế
XHCN theo cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia. Cơ chế
quan liêu bao cấp trước đây không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Kinh
tế mở đã tạo cho ngành Dược nói riêng và các ngành khác trong xã hội nói
11
chung có một sắc thái mới. Mạng lưới cung ứng thuốc được mở rộng khắp
toàn quốc về chủng loại và số lượng với nhiều loại hình hành nghề Dược, đặc
biệt là tư nhân như nhà thuốc tư nhân, đại lý bán thuốc, Để quản lý chặt
chẽ mặt hàng này Bộ y tế đã ban hành những văn bản như quản lý hành nghề
Dược tư nhân, công văn số 81/LHD ngày 06/01/1988 hướng dẫn những đặc
điểm cơ bản cho phép tư nhân bán thuốc, quyết định số 94/BYT ngày
8/3/989 về mở nhà thuốc, quyết định số 500/BYT ngày 10/4/1992 về "Quy
chế hành nghề Dược tại nhà thuốc"
Về đại lý, BYT có ban hành quyết định 533/BYT ngày 13/9/1989 và
ngày 4/9/1992 có quyết định số 939/BYT "Quy định lại mở đại lý bán
thuốc".
Các văn bản pháp quy của Bộ Y tế ban hành đã tạo điều kiện phát triển
mạng lưới bán thuốc tư nhân, tuy nhiên do việc quản lý còn lỏng lẻo cho nên
việc phát triển còn tràn lan, nhân viên bán hàng còn có nhiều người chưa có

chuyên môn về Dược hoặc đào tạo còn chưa chú trọng, thiếu chuyên môn
cần thiết. Mặt khác công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà
nước còn hạn chế, thiếu phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý nên các
hiện tượng phức tạp như người bán thuốc là người không có chuyên môn về
Dược, thuốc hết hạn, thuốc kém chất lượng, trên thị trường thuốc ngày
càng tăng.
Để phần nào hạn chế những yếu kém của hệ thống hành nghề Y, Dược
tư nhân và chính thức hóa về mặt pháp lý, Nhà nước ta đã ban hành: “Pháp
lệnh hành nghề Y, Dược tư nhân" ngày 13/10/1993, và Nghị định số 06/CP
ngày 29/1/1994, cụ thể hóa một số điều trong pháp lệnh đó và Bộ y tế có
thông tư 09/BYT ngày 4/5/1994, hướng dẫn chi tiết thực hiện pháp lệnh.
12
1.6. ĐIỂM LẠI TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu VỂ VẤN ĐỂ NÀY CỦA CÁC
TÁC GIẢ TRONG NƯỚC:
Đã có nhiều tác giả trong nước đã nghiên cứu về mạng lưới bán thuốc
ở địa bàn các tỉnh khác nhau.
Công trình của DSCKI Bùi Tất Thắng khảo sát mạng lưới bán lẻ thuốc
ở Ninh Bình cho thấy điểm bán thuốc của quốc doanh trước và sau khi có
pháp lệnh hành nghề Y Dược tư nhân thay đổi không đáng kể còn mạng lưói
Dược tư nhân tăng lên rõ rệt. Song sự phân bố lại không đồng đều chỉ tập
trung ở vùng ven đô thị, cụm dân cư, chợ nông thôn. Đề cập về góc độ hướng
dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý, DS Ngô Thị Thủy khảo sát mạng lưới cung
ứng thuốc ở một số xã tỉnh Thanh Hóa chỉ ra phần lớn các điểm bán thuốc,
thậm chí các y bác sĩ vừa khám bệnh vừa bán thuốc, đôi khi chỉ nghĩ đến lợi
nhuận, do đó thường chỉ định các thuốc biệt dược đắt tiền trong khi lại không
có những hướng dẫn cụ thể dân tới tình trạng lạm dụng thuốc, nhất là các
thuốc kháng sinh.
Tại Nam Hà, DSCK1 Nguyễn Văn Hải qua khảo sát cho thấy còn có
khá nhiều người không có giấy phép hành nghề vẫn bán thuốc, gây khó khăn
cho công tác quản lý thị trường về thuốc. Tình trạng cạnh tranh không lành

mạnh thể hiện rõ ở một số nhà thuốc tư nhân, sổ sách ghi chép, hóa đơn
chứng từ xuất nhập không thể hiện được doanh số bán ra. Đây là kẽ hở cho
các nhà thuốc trốn thuế. Do vậỵ các nhà thuốc tư nhân bán thuốc với giá rẻ
hơn các hiệu thuốc của DNNN:
13
1.7. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI - Y TÊ HUYỆN TIÊN DU - BẮC
NINH: [10]
1.7.1. VỊ trí địa lý:
Tiên Du là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh
5km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Bắc. Tọa độ địa lý của
huyện:
- Phía Bắc: Giáp thị xã Bắc Ninh, huyện Yên Phong
- Phía Nam: Giáp huyện Thuận Thành
- Phía Đông: Giáp huyện Quế Võ
- Phía Tây: Giáp huyện Từ Sơn
* Đặc điểm kinh tế- xã hội
Tiên Du là 1 huyện đất hẹp, người đông, có tổng diện tích tự nhiên
108,16 km2, nhỏ thứ 4 so với các huyện thị trong tỉnh, sau Thuận Thành,
Quế Võ, Yên Phong. Huyện Tiên Du - Bắc Ninh có 16 đơn vị hành chính
gồm 1 thị trấn và 15 xã. Diện tích tự nhiên toàn huyện chiếm 13,87% diện
tích tự nhiên của tỉnh, dân số năm 2001 là 127.873 người chiếm 13,26% dân
số toàn tỉnh, có đường quốc lộ 1 A, 1B và đường sắt (mỗi đường đi qua huyện
dài gần 9km) nối liền với thị xã Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội, thuận tiện cho
việc giao lưu, trao đổi hàng hóa. Đặc điểm của huyện chủ yếu là nông thôn
có 117.743 người chiếm 92,08% dân số toàn huyện. Dân số thành thị là
10.129 người chiếm 7,92% dân số cả huyện. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm
2001 là 1,13%.
Tiên Du còn là huyện có các làng nghề truyền thống như: nghề xây
dựng ở Nội Duệ, nghề làm bún ở Khắc Niệm, nghề dệt lụa ở thị trấn Lim,
nghề làm giấy ở Phú Lâm.

14
Tuy nhiên, nhìn chung nền kinh tế toàn huyện chưa phát triển, đa phần
người dân làm nghề nông, còn nhiều hộ đói nghèo. Mật độ dân số là 1.181
người/km2.
1.7.2. Quản lý cung ứng thuốc của huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh
Mạng lưới cung ứng thuốc huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Binh hoạt động
dưới sự quản lý của sở y tế Bắc Ninh. Sở y tế chỉ đạo công ty Dược Bắc Ninh
làm tốt nhiệm vụ phân phối thuốc trên thị trường toàn tỉnh.
Công ty Dược Bắc Ninh với chức năng chủ yếu là kinh doanh có các
chi nhánh tại các huyện, các hiệu thuốc, các đại lý mở rộng tới tuyến xã.
Mạng lưới cung ứng thuốc của huyện Tiên Du được phân bố theo đơn
vị hành chính. Mỗi huyện có một hiệu thuốc chịu sự quản lý của công ty
Dược.
Hiệu thuốc tuyến huyện có các điểm bán ở các cụm dân cư, bên cạnh
phòng khám đa khoa, bệnh viện. Hệ thống tư nhân kinh doanh thuốc gồm
các y bác sỹ, khám chữa bệnh và bán thuốc, tư nhân tham gia bán thuốc có
phép hoặc không phép.
Trung tâm y tế huyện với ngoài nhiệm vụ khám chữa bệnh cho người
dân còn tham gia vào mạng lưới cung ứng thuốc trong huyện nhằm phục vụ
tốt nhu cầu sử dụng thuốc của người dân.
Công tác thanh tra kiểm tra của Sở y tế thực hiện định kỳ trực tiếp
hoặc gián tiếp. Đối với thị trấn Lim, kiểm tra được tiến hành trực tiếp, với
tuyến xã có thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc bất thường.
Công ty Dược cũng định kỳ kiểm tra công tác Dược một cách độc lập
hoặc cử cán bộ cùng với các cán bộ Sở Y tế thực hiện công tác này. Thông
qua các chủ nhiệm hiệu thuốc ở các huyện tiến hành các công tác Dược ở
15
cụm mình quản lý. Giao trách nhiệm quản lý chất lượng mạng lưới cung ứng
thuốc ở các huyện cho các chủ nhiệm hiệu thuốc.
Quản lý của địa phương là rất quan trọng đối với việc phát triển mạng

lưới cung ứng thuốc. Mỗi cơ sở làm tốt công tác quản lý của mình sẽ là yếu
tố tích cực hòa chung vào việc hoàn thiện mạng lưới cung ứng thuốc cho
huyện nói riêng và cho ngành Dược nói chung phục vụ tốt công việc chăm
sóc sức khỏe cộng đồng.
16
PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Bắc Ninh).
+ Trung tâm kiểm nghiệm.
+ Phòng thống kê thuộc UBND huyện Tiên Du.
- Xử lý các số liệu bằng phương pháp:
+ Tỷ trọng.
+ Lập biểu đồ so sánh.
- Tiêu chuẩn đánh giá: Tiêu chuẩn của Tổ chức y tế Thế giới ( WHO).
2.3.ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU:
Huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh.
Dựa vào đặc điểm địa lý ở các xã, lấy Thị trấn Lim làm trung tâm, đưa ra 3
đặc điểm về địa lý: gần (từ 1 km- 2 km), vừa (từ 3km-5km) và xa (từ 6km-
8km). Bốc thăm ngẫu nhiên mỗi loại đặc điểm chọn ra một xã, từ đó ta chọn
được các xã tiến hành khảo sát, đó là:
- Các điểm bán lẻ thuốc.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Thu thập số liệu thứ cấp từ:
+ Sở y tế Bắc Ninh.
+ Chi nhánh Dược Tiên Du (trực thuộc công ty cổ phần Dược
- Thị trấn Lim
- xã Nội Duệ
- xã Việt Đoàn
- xã Hạp Lĩnh

Vì số điểm bán thuốc trong 4 xã ít nên đã tiến hành khảo sát tất cả các điểm
bán thuốc trong cả 4 xã
2.4. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
- Từ 15/02/2003 đến 20/05/2003.
18
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu
3.1. MẠNG LƯỚI CUNG ỨNG CỦA HUYỆN TIÊN DU - TỈNH BẮC NINH:
Mạng lưới cung ứng của huyện Tiên Du được trình bầy theo sơ đồ 1
Hình 3.1: Mạng lưới cung ứng thuốc của huyện Tiên Du - Bắc Ninh
19

×