Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đặc trưng của thỏa ước lao động tập thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.1 KB, 8 trang )

1. Khái niệm về thỏa ước lao động tập thể:
Tùy theo từng thời kỳ, từng nơi khác nhau mà thỏa ước lao động tập thể có
những tên gọi khác nhau như: hợp đồng tập thể, thỏa ước tập thể, thỏa ước lao
động tập thể Tùy nhiên thì cách hiểu thuật ngữ “Thỏa ước lao động tập thể” theo
pháp luật quốc tế cũng như quốc gia được đánh giá là thống nhất.
Theo khuyến nghị số 91 ngày 29/06/1951 của Tổ chức lao động quốc tế thì:
Thỏa ước tập thể được hiểu là “tất cả các thỏa thuận bằng văn bản có liên quan
tới việc làm và điều kiện lao động, được ký kết giữa một bên là người sử dụng lao
động, một nhóm người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều nhóm hiệp hội giới
chủ, với bên kia là một hoặc nhiều tổ chức đại diện của người lao động được bầu
ra và trao quyền một cách hợp thức theo quy định của pháp luật quốc gia thì cũng
sẽ có quyền năng để thực hiện và ký kết thỏa ước tập thể.”
Trước đây, trong pháp luật lao động Việt Nam gọi thỏa ước lao động tập thể là
“hợp đồng tập thể” với nội dung và phạm vi áp dụng chủ yếu trong doanh nghiệp
nhà nước. Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Điều 44 Bộ luật lao động thì
“Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người
sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và
nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động.”
Xét về thực chất thỏa ước lao động tập thể là những quy định nội bộ của doanh
nghiệp, trong đó bao gồm những thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử
dụng lao động về những vấn đề có liên quan đến quan hệ lao động.
So với hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể có những điểm khác biệt
dễ nhận biết là về chủ thể của quan hệ. Xuất phát từ lợi ích của mỗi bên, trong quá
trình lao động đòi hỏi các bên phải cộng tác với nhau, nhân nhượng lẫn nhau và vì
lợi ích của cả hai bên, đồng thời cũng vì mục đích phát triển doanh nghiệp, làm lợi
cho đất nước. Do đó, trong hợp đồng lao động là sự thỏa thuận của là cá nhân
người lao động và một bên là người sử dụng lao động; thì trong thỏa ước lao động
tập thể, một bên là tập thể những người lao động và bên kia là người sử dụng lao
động hoặc đại diện của tập thể những người sử dụng lao động (nếu là thỏa ước
ngành). Ngoài ra, hình thức thỏa thuận trong hợp đồng lao động có thể là văn bản
hoặc giao kết bằng miệng, còn thỏa ước lao động tập thể nhất thiết phải bằng văn


bản.
2. Bản chất của thỏa ước lao động tập thể
Về bản chất pháp lý, thỏa ước lao động tập thể vừa có tính chất là một hợp
đồng, vừa có tính chất là một văn bản có tính quy phạm.
Tính chất hợp đồng của thỏa ước lao động tập thể thể hiện rất rõ qua việc xây
dựng thỏa ước đó là được giao kết dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên người sử
dụng lao động và tập thể người lao động dưới hình thức một văn bản viết. Đối với
việc xây dựng thỏa ước, một trong các bên đều có quyền đề xuất ký kết với bên
còn lại để cùng nhau thương lượng. Trong quá trình thương lượng, mỗi bên đều có
quyền đưa ra ý kiến của mình về các vấn đề trong thỏa ước vầ các ý kiến này có
giá trị ngang nhau. Yếu tố hợp đồng này còn được thể hiện rất rõ trong việc tạo lập
thỏa ước, đó do các bên tự nguyên tham gia thỏa ước, không thể có thỏa ước nếu
không có sự tự nguyện tham gia của các bên. Ngoài ra, nội dung mà các bên thỏa
thuận trong thỏa ước là những vấn đề về việc làm và bảo đảm việc làm; thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương; định mức lao
động; an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao
động… mà những vấn đề này mới chỉ được pháp luật quy định ở dạng khung pháp
lý hoặc chưa có quy định, nên có thể nói sự tự thỏa thuận của các bên là điều được
pháp luật khuyến khích trong việc xây dựng thỏa ước lao động tập thể.
Tính chất quy phạm của thỏa ước lao động tập thể được thể hiện trong nội dung
thỏa ước, trình tự ký kết và hiệu lực của thỏa ước. Trước hết, nội dung của thỏa
ước lao động tập thể là sự cụ thể hóa các quy định của pháp luật về các điều kiện
lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ
lao động cho phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Vì vậy, nội dung của thỏa
ước thường được xây dựng dưới dạng các quy phạm, theo kết cấu điều khoản thể
hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động như việc làm, tiền
lương, thời gian làm việc
Để có hiệu lực, quá trình ký kết thỏa ước phải tuân theo một trình tự nhất định,
đó là BCH công đoàn phải lấy ý kiến của tập thể lao động về nội dung của thỏa
ước, và chỉ khi có trên 50% người lao động trong doanh nghiệp đồng ý thì thỏa

ước mới được ký kết. Những quy định trong nội bộ đơn vị, những thỏa thuận trong
hợp đồng trái với thỏa ước (theo hướng bất lợi cho người lao động) phải được sửa
đổi lại cho phù hợp.
Sau khi ký kết thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực trong phạm vi toàn đơn
vị, nó không chỉ bắt buộc thực hiện đối với các thành viên ký kết, mà còn đối với
cả những bên không cùng tham gia ký kết hoặc thậm chí không thuộc tổ chức của
các bên (như công nhân không phải là đoàn viên công đoàn hoặc công đoàn viên
nhưng không tham gia thảo luận ký kết) vẫn phải thực hiện theo quy định của thỏa
ước.
Với tính chất nói trên, thỏa ước lao động tập thể được coi là “luật” của các đơn
vị sử dụng lao động (chịu sử điều chỉnh của bộ luật lao động).
3. Đặc trưng của thỏa ước lao động tập thể.
a. Tính tập thể của thỏa ước lao động tập thể.
Về chủ thể, một bên của thỏa ước lao động tập thể bao giờ cũng là đại diện của
tập thể lao động. Đại diện tập thể người lao động tham gia thương lượng thỏa ước
không phải vì lợi ích cá nhân hay một số người lao động mà vì lợi ích của tất cả
mọi người lao động trong đơn vị. Tuy nhiên, tùy theo cơ cấu tổ chức, quy mô của
từng đơn vị mà tập thể lao động ở đây có thể được xác định trong phạm vi một
doanh nghiệp hay một ngành… hoặc cũng có thể chỉ trong một bộ phận cơ cấu
của doanh nghiệp. Cũng tùy theo quy định hay tập quán của mỗi nước mà đại diện
cho tập thể lao động nói trên là tổ chức công đoàn (nghiệp đoàn) hoặc các đại diện
do các thành viên bầu ra. Pháp luật nước ta cũng như pháp luật của hầu hết các
nước khác đều thừa nhận tổ chức công đoàn là đại diện chính thức cho tập thể lao
động tham gja thương lượng và ký kết thỏa ước với người sử dụng lao động.
Về nội dung, các thỏa thuận trong thỏa ước bao giờ cũng liên quan đến quyền,
nghĩa vụ và lợi ích của tập thể người lao động trong đơn vị. Nó không chỉ có hiệu
lực đối với các bên ký kết, các thành viên hiện tại của đơn vị mà còn có hiệu lực
đối với các thành viên tương lai của đơn vị kể cả những người không phải là thành
viên của tổ chức công đoàn.
Vì thế, tranh chấp về thỏa ước bao giờ cũng được xác định là tranh chấp lao

động tập thể. Điều này thể hiện ở việc tranh chấp luôn có sự tham gia của đông đảo
người lao động trong doanh nghiệp. Nội dung của tranh chấp luôn liên quan đến
quyền và lợi ích chung của tập thể lao động. Do đó, tranh chấp về thỏa ước lao
động tập thể bao giờ cũng thỏa mãn các dấu hiệu của tranh chấp lao động tập thể.
b. Những thỏa thuận có lợi cho người lao động trong thỏa ước lao động tập
thể luôn được Nhà nước khuyến khích.
Đây là một điểm rất đặc thù của thỏa ước lao động tập thể. Đặc thù này xuất
phát từ bản chất của quan hệ lao động là quan hệ mà trong đó người sử dụng lao
động do nắm vị trí cao hơn về mặt kinh về, về điều hành sản xuất nên thường có ưu
thế hơn so với người lao động trong quá trình thương lượng, lý kết thỏa ước, việc
phía người lao động có những thỏa thuận có lợi hownn so với quy định của pháp
luật do vậy là rất khó, bên cạnh sự đấu tranh của người lao động cũng cần được
Nhà nước khuyến khích và bảo hộ cả hai bên hướng tới mục tiêu này. Đồng thời,
đây cũng là yếu tố có ý nghĩa quyết định của bên bản thỏa ước lao động tập thể mà
nếu không đạt được thì bản thỏa ước lao động tập thể sẽ chỉ là sự sao chép lại các
quy định của pháp luật một cách hình thức và không đem lại lợi ích thiết thực nào
đối với người lao động. Sự tồn tại chả những bảo thỏa ước lao động tập thể trong
cơ chế cũ ở nước ta đã chứng minh thực tế cho điều này.
c. Thỏa ước lao động tập thể phải được thể hiện bằng hình thức văn bản.
Do thỏa ước có tính chất quy phạm nên thỏa ước phải được thể hiện bằng văn
bản để các bên có thể theo dõi việc thực hiện thỏa ước dễ dàng cũng như phân xử
giữa các bên khi có tranh chấp xảy ra. Điều này không chỉ co sý nghĩa đối với việc
thực thi những quyền và nghĩa vụ mang tính chất phổ biến trong phạm vi áp dụng
thỏa ước (như thỏa ước lao động của doanh nghiệp được áp dụng chung cho cả
doanh nghiệp) mà còn có ý nghĩa rất thiết thực đối với từng cá nhân người lao
động khi căn cứ vào bản thỏa ước này để giao kết hợp đồng với người sử dụng lao
động. Cũng vì lẽ đó, ở một số nước, đối với những doanh nghiệp đã có ký kết thỏa
ước lao động tập thể thì thông thường người lao động không nhất thiết phải giao
kết hợp đồng cá nhân mà đương nhiên được hưởng mọi quyền và nghĩa vụ đã được
thỏa ước lao động tập thể quy định.

Ngoài ra, thỏa ước lao động tập thể nhất thiết phải được thể hiện bằng hình thức
văn bản bởi lẽ để có hiệu lực thì nó còn phải được đăng ký với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Sẽ không thể đăng ký được một bản
thỏa ước lao động tập thể nếu nó không được thể hiện bằng hình thức văn bản.
d. Thỏa ước lao động tập thể phải được đăng lý với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Không giống như hợp đồng lao động, hầu hết các nước trên thế giới đều quy
định thỏa ước lao động tập thể phải được đăng lý để cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền kiểm tra và công nhận tính hợp pháp của bản thỏa ước. Ngoài ra, việc đăng
ký thỏa ước lao động tập thể còn giúp cho các cơ quan quản lý nắm bắt, theo dõi
tình hình quan hệ lao động tại doanh nghiệp để phục vụ cho quản lý nhà nước về
lao động.
Thỏa ước lao động tập thể là một sự tiến bộ xã hội, thừa nhận quyền của mọi
người làm công ăn lương, được thông qua người đại diện của mình là công đoàn để
xác định một cách tập thể những điều kiện lao động, đặc biệt là những điều kiện có
lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật lao động, đó la một trong
những tiêu chí cơ bản của vấn đền nhân quyền. Thông qua thỏa ước lao động tập
thể sẽ thống nhất hóa được chế độ lao động đối với những người lao động cùng
một ngành nghề, công việc, trong cùng một doanh nghiệp, một vùng, một ngành
(nếu là thỏa ước vùng, ngành). Như vậy sẽ loại trừ được sự cạnh tranh không chính
đáng, nhờ sự đồng hóa các đảm bảo phụ xã hội trong các bộ phận doanh nghiệp,
trong các doanh nghiệp cùng loại ngành nghề, công việc (nếu là thỏa ước ngành).
Trước đây, trong pháp luật lao động Việt Nam gọi thỏa ước lao động tập thể là
“hợp đồng tập thể” với nội dung và phạm vi áp dụng chủ yếu trong doanh nghiệp
nhà nước. Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Điều 44 Bộ luật lao động thì
“Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người
sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và
nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động.”
Xét về thực chất thỏa ước lao động tập thể là những quy định nội bộ của doanh
nghiệp, trong đó bao gồm những thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử

dụng lao động về những vấn đề có liên quan đến quan hệ lao động.

Thỏa ước lao động tập thể là một sự tiến bộ xã hội, thừa nhận quyền của mọi
người làm công ăn lương, được thông qua người đại diện của mình là công đoàn để
xác định một cách tập thể những điều kiện lao động, đặc biệt là những điều kiện có
lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật lao động, đó la một trong
những tiêu chí cơ bản của vấn đền nhân quyền. Thông qua thỏa ước lao động tập
thể sẽ thống nhất hóa được chế độ lao động đối với những người lao động cùng
một ngành nghề, công việc, trong cùng một doanh nghiệp, một vùng, một ngành
(nếu là thỏa ước vùng, ngành). Như vậy sẽ loại trừ được sự cạnh tranh không chính
đáng, nhờ sự đồng hóa các đảm bảo phụ xã hội trong các bộ phận doanh nghiệp,
trong các doanh nghiệp cùng loại ngành nghề, công việc (nếu là thỏa ước ngành).
Mục Lục
1. Khái niệm về thỏa ước lao động tập thể: 1
2. Bản chất của thỏa ước lao động tập thể 2
Mục Lục 7

×