Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phật giáo có vai trò trong việc xây dựng văn hóa kinh doanh ở nước ta.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.16 KB, 7 trang )

1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Tìm hiều về vấn đề này, ở Việt Nam cũng có một số công trình nghiên cứu
một số công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực.
Trong các nghiên cứu các nhà nghiên cứu đã sử dụng chung các phương
pháp như phương pháp như phương pháp phân tích, phương pháp so sánh . Nghiên
cứu của Hòa thượng, tiến sỹ Phật học Thích Minh Châu với đề tài “Đạo đức học
Phật giáo”, nxb Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1995. Nghiên cứu được tác
giả nêu lên những cơ sở và nhiều phạm trù đạo đức Phật giáo trong đó phân tích và
cắt nghĩa nội dung của hạnh, nghiệp, thiện, ác. Bên cạnh đó khi nghiên cứu về đạo
đức tôn giáo cũng thời điểm có cùng phương pháp nghiên cứu phải kể tới công
trình “đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Duy Qúy . Với
nghiên cứu “mấy vấn đề đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”
của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Phúc. Cuốn “một số vấn đề về
lối sống đạo đức, chuẩn giá trị xã hội” của tác giả Huỳnh Khải Vinh chủ biên. Tác
giả Đoàn Văn Khiêm với nghiên cứu “lý tưởng đạo đức và việc giáo dục lý tưởng
đạo đức cho thanh niên trong điều kiện hiện nay”.
Trên cơ sở đã dựa trên các phương pháp kết hợp với kết quả nghiên cứu đã
cho thấy các công trình trên đã khái quát được nội dung chính về tình hình, thực
trạng cũng như những biến đổi về mặt đạo đức của đông đảo thanh niên nói riêng
và đạo đức Phật giáo nói chung. Những giá trị đạo đức trong bối cảnh đất nước đổi
mới cũng như những hạn chế trong đạo đức con người trước tác động của cơ chế
thị trường thông qua đó đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện đạo
đức con người trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này thiên về lĩnh vực nghiên cứu theo tôn giáo
học, lịch sử và triết học nên sự đa dạng về phương pháp nghiên cứu không phát
huy tối ưu của phương pháp phân tích định lượng như lĩnh vực xã hội học.
Bên cạnh những hạn chế, đề tài đã thể hiện được các giá trị và hạn chế của
đạo đức Phật giáo đối với đời sống xã hội Việt Nam hiện nay. Đề tài đã đưa ra một
số giải pháp, khuyến nghị nhằm phát huy mặt tích cực, khắc phục những hạn chế
của đạo đức Phật giáo.
Luận văn thạc sỹ triết học của Nguyễn Thúy Thơm về “vai trò Phât giáo


trong đời sống tinh thần người Việt Nam (qua triều đại Trần), 2010. Nghiên cứu
này đã hạn chế nhược điểm của Hoàng Văn Thụ đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tối ưu hóa các ưu
điểm của các phương pháp chứ không mang tính chất liệt kê tuy nhiên nghiên cứu
chưa thể hiện sâu về bề rộng và chiều sâu phân tích, lý giải cũng như so sánh vấn
đề.
Trong cuốn Ballet, Doanh nghiệp và đạo đức, nhà xuất bản thế giới, 2005 đã
đề cập đến đạo đức kinh doanh của con người. Cũng giống như một số công trình
khác, cuốn sách đã đề cập đến vấn đề đạo và vô đạo trong kinh doanh. Điều thú vị
ở tác phẩm đã truyển trải được thông điệp này tới người đọc bằng cách hình ảnh
đưa ra với lý lẽ rất thuyết phục và thực tế.
Cùng sử dụng phương pháp so sánh lịch sử, phương pháp phân tích tài liệu,
có các tác giả như Trần Văn Trọng, tác giả Tạ Chí Hồng, Nguyễn Phan Quang,
Đặng Thị Lan, các tác giả đã nêu bật được ý nghĩa phật giáo trong đời sống con
người. Tiêu biểu có công trình “đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại” của tác giả
Trần Văn Trọng, nxb thành phố Hồ Chí Minh, 1993. Tác giả Đặng Thị Lan lại
nghiên cứu về khía cạnh “đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam”.
Nxb đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. Lê Hữu Tiến với nghiên cứu “ảnh hưởng của
những tư tưởng triệt học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam “.
Luận án tiến sỹ triết học của Tạ Thị Hồng với “ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo
trong đời sống xã hội của Việt Nam hiện nay”, 2008. Trong nghiên cứu khác của
Hoàng Thị Lan với nghiên cứu “ảnh hưởng của đọa đức tôn giáo với đọa đức trong
xã hội Việt Nam hiện nay”, được tiến hành năm 2012.
Về cơ bản các nghiên cứu đã hệ thống hóa được phần nào những tư tưởng cơ
bản của đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng cũng như vai trò của tôn giáo ảnh hưởng
đến đời sống con người. Các nghiên cứu cũng đã tiếp cận dưới góc độ của triết học
và tôn giáo học để chỉ ra những ảnh hưởng của phật giáo trong đời sống con người
Việt Nam.
Qua các nghiên cứu đó, ta thấy ưu điểm của phương pháp nghiên cứu triệt
học, tôn giáo học. Tuy nhiên, ở chiều cạnh khác các nghiên cứu cũng đã thể hiện

hạn chế trong phương pháp nghiên cứu vì vậy các nghiên cứu chưa thể hiện chiều
sâu về ý nghĩa thực tế.
Luận văn thạc sỹ Triết học, của Hoàng Văn Thụ về “đạo đức Phật giáo và
ảnh hưởng của nó đối với một số lĩnh vực đời sống xã hội Việt Nam hiện nay”,
2011.
Nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp logic và lịch sử, phương
pháp so sánh, phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp so sánh, phương pháp
quan sát và phương pháp điều tra. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu này là chưa
thể hiện thuyết phục đối với 1 số lĩnh vực nêu ra. Tên đề tài quá rộng nhưng nội
dung chỉ tập trung làm rõ lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Nghiên cứu liệt kê phương
pháp điều tra nhưng luận văn không thể hiện rõ phương pháp vì vậy một số
phương pháp chỉ nêu ra theo hình thức liệt kê chứ không áp dụng trong nghiên
cứu. Từ cách tiếp cân hệ thống đặc điểm chung của Phật giáo và đạo đức Phật
giáo, người nghiên cứu chỉ chú trọng và việc phân tích những ảnh hưởng cơ bản
của đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.
Quan các nghiên cứu đó, ta thấy liệu phật giáo có vai trò gì trong việc xây
dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam?
Để trả lời cho câu hỏi trên, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu về lĩnh vực
triết học, tôn giáo học, dân tộc học, nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ xã hội học,
bài viết này tập trung nghiên cứu : Phật giáo có vai trò trong việc xây dựng văn hóa
kinh doanh ở nước ta.
1. Lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu:
Tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng có ảnh hưởng sâu sắc trong tất nhiều
lĩnh vực của đời sống xã hội. Vai trò to lớn của các tôn giáo đối với loài người đã được
chứng minh qua các thời kỳ lịch sử từ chức năng điều chỉnh hành vi cá nhân của mỗi chủ
thể hoạt động đến việc điều tiết các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, trong
các cộng đồng nhỏ và lớn hơn thế nữa là tạo dựng những môi trường sống hòa bình thân
ái, thiết lập nên các giá trị văn hóa của mỗi dân tộc. Ngày nay trong thời kỳ của sự phát
triển kinh tế thị trường, khoa học công nghệ, khi mà các giá trị văn hóa luân chuyển và
biến đổi không ngừng thì vai trò của tôn giáo trong việc điều tiết các quan hệ xã hội

dường như đang bị nghi ngờ? Liệu những quan điểm về đạo đức, nhân sinh quan, các
chuẩn mực tốt đẹp trong các giáo lý tôn giáo đã tồn tại hàng ngàn năm có trở thành một
công cụ hữu hiệu bên cạnh các thiết chế luật pháp, giáo dục để tiếp tục duy trì tạo và
dựng các mối quan hệ xã hội, quan hệ kinh tế tốt đẹp trong thời buổi kinh tế thị trường
với những cạnh tránh khốc liệt. các giá trị “chân, thiện, mỹ” của một xã hội truyền thống
lấy tư tưởng tôn giáo (Phật giáo ở phương đông, Thiên Chúa giáo Phương tây, Hồi giáo
giáo ở khu vực Trung Đông…) làm nòng cốt dường như bị thay thế bằng những giá trị
vật chất, và sự thèm khát lợi nhuận của một nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa trong tình
trạng cạnh tranh khốc liệt đến hỗn loạn và có những lúc luật pháp cũng trở nên lúng túng.
Ở Việt Nam tuy đang ở trong thời kỳ quá độ từ một đất nước nông nghiệp sang
công nghiệp, và nền kinh tế thị trường chỉ mới bắt đầu xuất phát cách đây khoảng hơn hai
thập niên nhưng sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các doanh nghiệp với đủ loại hình
kinh doanh trên nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau đã tạo nên một cuộc chạy đua khốc liệt
về lợi nhuận, thị phần giữa các công ty trong khi các thiết chế xã hội khác như pháp luật,
giáo dục chưa kịp hoàn thiện để điều tiết mối quan hệ kinh tế phức nạp này thì các Tôn
giáo mà cụ thể ở đây là Phật giáo với lịch sử hơn 2 nghìn năm của mình đang đóng một
vai trò lớn lao. Nếu như ở Phương tây, nền đạo đức Tin Lành với những quan niệm của
thuyết khổ hạnh đã tạo nên chủ nghĩa Tư bản giàu có và phồn thịnh (Theo Cuốn Đạo
Đức Tin Lành và Tinh Thần Chủ Nghĩa Tư Bản – Marx Weber), Thì theo tôi ở các nước
phương đông – nơi mà Phật Giáo đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh thì
cũng sẽ có tác động lớn lao đến lĩnh vực hoạt động kinh tế và văn hóa kinh doanh. Đề tài
nêu lên quan điểm đạo đức của Phật giáo và sử dụng lý thuyết xã hội học về hành động
xã hội để phân tích ảnh hưởng của nó đến văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam. Chính vì lý
do đó đề tài vận dụng lý thuyết hành động xã hội của Marx Weber để chứng minh quan
điểm đạo đức Phật giáo đối với van hóa doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh ở Việt
Nam.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu:
Đối với xã hội học thế giới thì năm 1920 tác phẩm “Đạo đức Tin Lành và tinh thần
chỉ nghĩa tư bản” của nhà xã hội học Đức Marx Weber được xuất bản, “Weber đã xác
định vấn đề nghiên cứu là mối liên hệ bên trong giữa lao động và tôn giáo, bởi vì một khi

lao động trở thành sứ mệnh, thiên hướng nghề nghiệp thì chắc hẳn trên thực tế đã có sự
biến đổi to lớn trong thế giới tâm linh của con người hay ít nhất là trong cách thức tạo ra
niềm tin ở con người. Câu hỏi đặt ra ở đây là một khi lao động trở thành thiên hướng
nghề nghiệp thì ai trao cho sứ mệnh đó? Câu trả lời hoàn toàn mang tính giáo lý là lao
động được coi là “Nhiệm vụ do Chúa Trời định”. Sứ mệnh được hiểu là sự hoàn thành
các nhiệm vụ được đặt ra đối với mỗi cá nhân bởi vị trí của họ trên đời”
Có thể nói rằng Đạo đức tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản của Weber là tác
phẩm lớn đầu tiên nghiên cứu một cách công phu về vai trò của tôn giáo trong đời sống
kinh tế, chính điều đó đã tạo nên sức sống mãnh liệt và sự hấp dẫn của công trình này đối
với các nhà khoa học xã hội trong suốt thời gian qua.
Cho tới nay ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về tôn giáo học thì rất nhiều
nhưng nghiên cứu ảnh hưởng của tôn giáo cụ thể với văn hóa kinh doanh của doanh
nghiệp thì thực sự hiếm thấy, mới đây Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối
hợp với cơ quan Misereor (Cộng hoà Liên bang Đức) tổ chức Hội thảo Quốc tế với chủ
đề: “Thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam tại Đồ
Sơn, TP.Hải Phòng, từ ngày 11-12/11/2013. Viện Triết Học Việt Nam cũng đã mời Lm.
Nguyễn Ngọc Sơn tham dự Hội thảo này và viết bài tham luận, bài tham luận đã nêu lên
nhiều điểm đáng chú ý về vai trò của tôn giáo đối với hoạt động kinh doanh và văn hóa
kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay như: Thực trạng hoạt động của
doanh nghiệp Việt Nam; Tình trạng khủng hoảng của doanh nghiệp Việt Nam trong trách
nhiệm xã hội; Nguyên nhân suy thoái: do tình trạng suy thoái về văn hoá và đạo đức của
con người Việt Nam trong xã hội; Sự suy thoái đạo đức bắt nguồn từ suy thoái văn hoá,
trong đó có yếu tố tôn giáo…và cũng đưa ra một số ví dụ điển hình của các doanh nghiệp
Hàn Quốc dưới sự ảnh hưởng của tôn giáo. Tuy nhiên, bài tham luận chỉ đề cập đến tôn
giáo nói chung chứ không đi sâu vào nghiên cứu một tôn giáo cụ thể nào.

×