Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN TRÊN lâm SÀNG của bài THUỐC “TIỀN LIỆT LINH PHƯƠNG GIẢI” TRONG điều TRỊ PHÌ đại LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.51 KB, 2 trang )


Y H
ỌC THỰC H
ÀNH (874)
-

S
Ố 6/2013






150
Kết luận:
Qua nghiên cứu 89 phim sọ mặt nghiêng từ xa
của các sinh viên có khớp cắn loại I tuổi 18-25 chúng
tôi có một số kết luận sau: Nhóm nghiên cứu có môi
trên nhô hơn (6,1 mm) và dày hơn (12,9 mm), độ nhô
môi dưới (5,3 mm) cũng lớn hơn người Châu Âu.
Góc mũi-môi và góc hai môi (90,1°; 134,5°) nhỏ hơn
giá trị chuẩn của người da trắng. Mũi của nam giới
cao hơn nữ giới (Gl’-N’-Mn: 137,6° < 143,4°), môi
trên dày hơn (A’SS: 15,7 > 13,8 mm) và căng hơn
(RCT-Ls: 13,66 > 12,3 mm).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Thị Thuỳ Trang, Hoàng Tử Hùng. “Những đặc
trưng của khuôn mặt hài hoà qua ảnh chụp và phim sọ
nghiêng”. Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y dược thành
phố Hồ Chí Minh, 1999.


2. Nguyễn Thị Minh Hạnh, Đồng Khắc Thẩm. “Kích
thước môi người trưởng thành có hạng xương I và II trên
phim sọ nghiêng”. Tiểu luận tốt nghiệp Bác sỹ Răng hàm
mặt, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, 2004.
3. Võ Thị Kim Liên, Mai Đình Hưng. “Nhận xét khuôn
mặt trên lâm sàng và phim cephalometric trên nhóm sinh
viên 18 tuổi”. Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Răng hàm
mặt, 2006.
4. Amjad Al Taki, Fatma Oguz, Eyas Abuhijleh.
“Facial soft tissue values in Persian adults with normal
occlusion and well-balance faces”. Angle Orthod 2009;
79(3):491-4.
5. Anusha V. “Comparison of different soft tissue
analyses in the evaluation of Beauty in South Idian
Adults”. Degree of Master of dental surgery, February
2005.
6. Bascifci FA, Uysal T, Buyukerkmen A.
“Determination of Holdawy soft tissue norms in Anatolian
Turkish adults”. Am J Orthod Dentofacial Orthop 2003;
123:395-400.
7. Ernest L.Jjohnson D.D.S, F.A.C.D. “The Frankfort-
mandibular plane angle and the facial pattern”. Am J
Orthod 1950; 36(7):516-33.
8. Haralabakis B, Spirou V, Kalokithias G.
“Dentofacial cephalometric analysis in adults Greek with
normal occlusion”. Eur J Orthod 1983; 5(3):241-3.
9. Jagan Nath Sharma. “Steiner’s cephalometric
norms for the Nepalese population”. J.Orthod 2001;
38:21-31.
10. Mana Y Abdul-Quadir BDS, MSc. “Evaluation of

Holdaway soft tissue analysis for Iraqi adults with Class I
normal occlusion”. Al-Rafidain Dent J 2008; 8(2):231-7.
Miyajima K, McNamara J, Kimura T, Murata S, Izuka T.
“Craniofacial structure of Japanese and European-American
aldults with normal occlusions and well-balance faces”. Am J
Orthod 1996; 110(4):431-8.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN TRÊN LÂM SÀNG CỦA BÀI THUỐC “TIỀN LIỆT
LINH PHƯƠNG GIẢI” TRONG ĐIỀU TRỊ PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT
TẠ VĂN BÌNH - Đại học Y Hà Nội
NGUYỄN THỊ LIỆU - Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương
TÓM TẮT
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mở,
có đối chứng trên bệnh nhân nam, >50 tuổi, chẩn đoán
bị phì đại lành tính tuyến tiền liệt mức độ trung bình
đến nặng nhằm đánh giá tác dụng không mong muốn
của bài thuốc “tiền liệt linh phương giải”cho thấy: sau
1 tháng điều trị bằng bài thuốc “tiền liệt linh phương
giải" không có bệnh nhân nào phải ngừng điều trị vì
tác dụng không mong muốn, tần số mạch và chỉ số
huyết áp ổn định, không bệnh nhân nào có các biểu
hiện rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, chóng mặt, mất ngủ,
mẩn ngứa; 9,68% bệnh nhân có cảm giác đầy bụng,
ợ mùi thuốc.
SUMMARY
A random clinical trial – control open research on
patient, who are male, age from over 50 and has been
diagnosed innocent hypertrophy of prostate gland with
the level from medium to serious to assess the side
effect of treatment of “tiền liệt linh phương giải” drug.
The results showed that: after 1 month of treatment

with all drugs " tiền liệt linh phương giải" no patient had
to stop treatment because of adverse effects, the
frequency of the pulse and blood pressure just fine
specified, none of the patients with manifest
gastrointestinal disorders, nausea, dizziness, insomnia,
rashes, 9.68% of patients with abdominal discomfort,
belching odor.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Phì đại lành tính tuyến tiền liệt (PĐLT-TTL) hay gặp
ở nam giới trung niên và tăng dần theo tuổi [1]. Ở Việt
Nam, 63,8% nam giới trên 50 tuổi mắc bệnh này [3].
Theo y học hiện đại (YHHĐ), bệnh được điều trị bằng
nhiều phương pháp khác nhau. Điều trị nội khoa có
thể giải quyết được tình trạng rối loạn tiểu tiện (RLTT)
và những biến chứng nhẹ nhưng bệnh nhân có thể
gặp phải các tác dụng phụ như: choáng váng, nhức
đầu, hạ huyết áp tư thế, giảm ham muốn tình dục, rối
loạn cương dương, rối loạn phóng tinh Điều trị ngoại
khoa đặc biệt là phẫu thuật nội soi đem lại nhiều kết
quả khả quan khi bệnh nhân có những biến chứng
nặng. Tuy nhiên, những biến chứng như: chảy máu,
hẹp cổ bàng quang, hẹp niệu đạo, rỉ nước tiểu vẫn
có thể gặp và gây ảnh hưởng đến chức năng đường
niệu dưới, thậm chí phải phẫu thuật nhiều lần, ảnh
hưởng không ít tới tâm lý của bệnh nhân [2],[4].
Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập
đến việc sử dụng thuốc YHCT điều trị bệnh nhằm hạn
chế những tác dụng phụ mà vẫn đạt được hiệu quả

mong muốn. Với mong muốn có các bằng chứng
khách quan về bài thuốc “Tiền liệt linh phương giải”,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu đánh
giá tác dụng không mong muốn trên lâm sàng của bài
thuốc “tiền liệt linh phương giải” trong điều trị phì đại
lành tính tuyến tiền liệt.

Y H
ỌC THỰC H
ÀNH (874)
-

S
Ố 6/2013





151

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Ngoại - Bệnh
viện Y học cổ truyền Hà Nội, từ 01/2009 - 7/2010.
2. Thuốc nghiên cứu.
Bài thuốc “tiền liệt linh phương giải" với 12 vị thuốc
đều đạt tiêu chuẩn bào chế theo Dược điển Việt Nam
III, do công ty cổ phần dược liệu TW II cung cấp. Bào
chế dưới dạng thuốc sắc tại Khoa Dược - Bệnh viện

Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội.
3. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân nam, > 50 tuổi, được chẩn đoán xác
định phì đại lành tính tuyến tiệt liệt có chỉ định điều trị
nội khoa, điều trị nội trú, tự nguyện tham gia nghiên
cứu, chức năng gan, thận bình thường, không mắc
bệnh cấp tính, không nghi ngờ ung thư tiền liệt tuyến,
không bí đái.
4. Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mở, có đối
chứng.
Nhóm nghiên cứu: Bệnh nhân được điều trị bằng
nước sắc TLLPG, mỗi ngày một thang chia 2 lần
uống vào 9 giờ và 15 giờ, mỗi lần uống 125ml khi
thuốc còn ấm.
Nhóm đối chứng: Bệnh nhân được điều trị bằng
Tadenan 50mg, mỗi ngày uống 2 lần vào 9 giờ và 15
giờ, mỗi lần uống 1 viên.
Thời gian uống thuốc của 2 nhóm là 30 ngày.
5. Chỉ tiêu nghiên cứu
Tần số mạch, huyết áp, rối loan tiêu hóa, buồn
nôn, chóng mặt, mất ngủ, mẩn ngứa, đầy bụng, ợ
mùi thuốc.
6. Xử lý số liệu và tính kết quả
Số liệu thu thập được nhập vào máy tính trên phần
mềm Epi-info 6.04, sau đó kiểm tra để phát hiện và xử
lý các lỗi do vào số liệu sai. So sánh 2 tỷ lệ bằng test 
2
.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Bảng 1. Tần số mạch và chỉ số huyết áp
Nhóm 1 Ch
ỉ số

Nghiên c
ứu

Đ
ối chứng

p

M
ạch (lần/phút)
(X±SD)
75±6,02 72,36±5,64 >0,05
HATTh (mmHg)
(X+SD)
128,34±12,35 132±13,47 >0,05
HATTr (mmHg)
(X±SD)
81,25 ±6,58 77,24±5,96 >0,05
Tần số mạch và chỉ số huyết áp của tất cả bệnh
nhân ổn định trong suốt quá trình điều trị. Sự khác biệt
giữa nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng không
đáng kể với p > 0,05.
Bảng 2. Một số dấu hiệu lâm sàng không mong
muốn
Nhóm


Kết quả
Nghiên c
ứu
(n=30)
Đ
ối chứng
(n=30)
n

%

n

%

R
ối loạn ti
êu hoá,
buồn nôn
0 0 2 6,7
Chóng m
ặt

0

0

0

0


M
ất ngủ

0

0

0

0

M
ẩn ngứa

0

0

0

0

Đ
ầy bụng, ợ m
ùi
thuốc
3 9,68 0 0
T
ổng


3

9,68

2

6,7

Trong nhóm nghiên cứu, không bệnh nhân nào có
các biểu hiện rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, chóng mặt,
mất ngủ, mẩn ngứa; tuy nhiên 9,68% bệnh nhân có
cảm giác đầy bụng, ợ mùi thuốc. Ở nhóm đối chứng,
6,7% bệnh nhân có biểu hiện buồn nôn, rối loạn tiêu
hoá; Không có bệnh nhân nào phải ngừng điều trị.
KẾT LUẬN
Sau 1 tháng điều trị bằng bài thuốc “tiền liệt linh
phương giải" không có bệnh nhân nào phải ngừng
điều trị vì tác dụng không mong muốn, tần số mạch và
chỉ số huyết áp ổn định, không bệnh nhân nào có các
biểu hiện rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, chóng mặt, mất
ngủ, mẩn ngứa; 9,68% bệnh nhân có cảm giác đầy
bụng, ợ mùi thuốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đức Hoè, Đỗ Xuân Bang (1995), Điều tra dịch
tễ học u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới từ 45 tuổi trở lên, Đề
tài cấp Bộ, 5-38.
2. Trịnh Hồng Sơn, Trần Chí Thanh, Phạm Thế Anh,
Nguyễn Tiến Quyết (2008), “Nhân trường hợp hẹp cổ
niệu đạo - bàng quang sau mổ cắt TTL nội soi qua đường

niệu đạo, nhìn lại biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật
nội soi cắt u phì đại TTL”, Tạp chí y học thực hành (1), 63
- 65.
3. Trần Đức Thọ, Đỗ Thị Khánh Hỷ (2003), Bệnh u
lành tuyến tiền liệt, Nhà xuất bản Y học.
4. Nguyễn Bửu Triều (2006), “U phì đại lành tính tuyến
tiền liệt”, Bệnh học ngoại khoa (II), Nhà xuất bản Y học,
185-191.

×