PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Căn cứ vào thực tế phân phối chương trình: Số tiết bài tập trong phân phối
chương trình sinh 9 rất ít, học sinh ít được luyện tập do vậy mà kỹ năng làm bài tập
của học sinh rất hạn chế. Hơn nữa để làm được bài tập học sinh phải áp dụng các
công thức mà các công thức này không cho sẵn học sinh phải tự khái qt từ lí
thuyết nên rất khó khăn cho học sinh.
Đối với chương trình sinh 9 do kiến thức mang tính trìu tượng lượng bài
tập khá lớn việc nắm được phương pháp giải chung để áp dụng cho tất cả các bài
tập là vô cùng cần thiết cho tất cả các giáo viên dạy môn học này.
Trong những năm gần đây việc thi chọn học sinh giỏi các cấp ở mơn Sinh
học 9 thường có u cầu giải nhiều bài tốn sinh trong đề thi hơn, mặt khác đối với
mơn Sinh học 9 có rất nhiều các dạng bài tập khác nhau, nên việc nắm được các
phương pháp giải bài tập là rất cần thiết đối với các em học sinh tham gia dự thi.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã viết chuyên đề “Hướng dẫn giải bài
tập phần cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào” Môn Sinh học 9 với
sự cố gắng sưu tầm và tìm tịi học hỏi.
PHẦN II. NỘI DUNG
A. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
I. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHIỄM SẮC THỂ:
a - Tính đặc trưng và ổn định của bộ nhiễm sắc thể:
* Tính đặc trưng của nhiễm sắc thể:
- Đặc trưng về số lượng: ở những lồi sinh sản hữu tính trong tế bào sinh
dưỡng nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp đồng dạng trong đó một nhiễm sắc thể
có nguồn gốc từ bố, một nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ mẹ, ký hiệu 2n. Ví dụ : ở
người 2n = 46, gà 2n = 78, ngô 2n = 20...
Trong tế bào sinh dục (giao tử) bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa đó là bộ
nhiễm sắc thể đơn bội, ký hiệu là n. Ví dụ : ở người n = 23, gà n = 39, ngô n =
10...
- Đặc trưng về hình thái: Mỗi lồi sinh vật có hình thái, cấu trúc nhiễm sắc
thể đặc trưng cho lồi. Ví dụ : ở ruồi giấm có 4 cặp nhiễm sắc thể trong đó có 2 cặp
4
hình chữ V, 1 cặp hình hạt và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính, đồng dạng ở con cái
(XX), khơng đồng dạng con đực (XY).
- Nhiễm sắc thể cịn đặc trưng về cách sắp xếp.
* Tính ổn định:
- Bộ nhiễm sắc thể được ổn định qua thế hệ cơ thể đối với lồi sinh sản vơ
tính là nhờ cơ chế ngun phân. Cịn đối với lồi sinh sản hữu tính là sự kết hợp
của ba q trình ngun phân, giảm phân và thụ tinh.
- Cần lưu ý rằng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào không phản ánh trình
độ tiến hố của lồi, quan trọng là hình thái và cấu trúc của nhiễm sắc thể.
b) Hình thái của nhiễm sắc thể:
- Mỗi nhiễm sắc thể giữ vững cấu trúc riêng biệt của nó và được duy trì liên
tục qua các thế hệ tế bào.
- Tuy nhiên hình thái của nhiễm sắc thể lại biến đổi qua các kỳ của quá trình
phân bào nguyên phân và giảm phân.
Các thuật ngữ cần lưu ý như : Sợi nhiễm sắc, hạt nhiễm sắc, nhiễm sắc thể
đơn, nhiễm sắc thể kép, tâm động...
ở kỳ trung gian nhiễm sắc thể ở dạng sợi rất mảnh gọi là sợi nhiễm sắc. Trên
sợi nhiễm sắc có các hạt nhiễm sắc là những chỗ sợi nhiễm sắc xoắn lại. Trông
nhiễm sắc thể giống như một sợi chỉ luồn qua những hạt cườm, cũng trong kỳ này
nhiễm sắc thể tự nhân đôi tạo thành một nhiễm sắc thể kép gồm hai nhiễm sắc thể
con dính nhau ở tâm động.
Bước sang kỳ đầu các nhiễm sắc thể con tiếp tục xoắn .
Vào kỳ giữa NST đóng xoắn cực đại, lúc này mỗi nhiễm sắc thể có hình thái
và kích thước đặc trưng như hình hạt, hình que hoặc hình chữ V, chiều dài nhiễm
sắc thể đã co ngắn là 0,5 -50 Mm, đường kính 0,2 - 2Mm
Chuyển sang kỳ sau 2crômatit trong từng nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm
động thành 2 nhiễm sắc thể đơn rồi phân ly về 2 cực của tế bào.
Đến kỳ cuối các nhiễm sắc thể tháo xoắn, ở dạng sợi mảnh dài. Sau đó bắt
đầu một chu kỳ mới của tế bào.
c. Chức năng của nhiễm sắc thể:
5
Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen, trên đó mỗi gen nằm ở vị trí xác định.
Những biến đổi số lượng, cấu trúc nhiễm sắc thể sẽ gây ra biến đổi ở các tính trạng
di truyền.
Mỗi nhiễm sắc thể sau khi tự nhân đôi gồm hai nhiễm sắc thể con, sau khi
phân ly thì mỗi nhiễm sắc thể con trở thành một nhiễm sắc thể mới. trong quá trình
phân bào mỗi nhiễm sắc thể sau khi đã tự nhân đôi sẽ được phân phối đều đặn cho
hai tế bào con. Sự tự nhân đôi và phân ly của các nhiễm sắc thể là cơ chế truyền
đạt các thông tin di truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con.
ở
các lồi giao phối thì
hai cơ chế ngun phân kết hợp với giảm phân và thụ tinh đã truyền đạt các thông
tin di truyền từ bố mẹ sang các con.
d. Thành phần hoá học của nhiễm sắc thể.
Nhiễm sắc thể chứa một loại axit đêơxiribơnuclêic (ADN), ở vi khuẩn, virut
thì nhiễm sắc thể chỉ là một phân tử ADN.
ở thực vật, động vật mỗi nhiễm sắc thể
có thể chứa một hoặc một số phân tử ADN và Prôtein (loại hitôn) làm chất nền.
II. SỰ VẬN ĐỘNG CỦA NHIỄM SẮC THỂ:
Nhiễm sắc thể được giữ vững cấu trúc và duy trì ổn định qua các thế hệ tế
bào.Tuy nhiên ở các kỳ của q trình phân bào nhiễm sắc thể lại có sự vận động
khác nhau, sự vận động đó được mơ tả trong bài 9 " Nguyên phân" và bài 10
"Giảm phân".
1. NGUYÊN PHÂN:
Quá trình nguyên phân là hình thức phân chia của tế bào sinh dưỡng và tế
bào sinh dục sơ khai diễn ra gồm bốn kỳ và một giai đoạn chuẩn bị. Sự vận động
của nhiễm sắc thể ở các kỳ được trình bày như sau:
Ở giai đoạn chuẩn bị (kỳ trung gian) nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh khơng
nhìn thấy dưới kính hiển vi quang học, ở kỳ này nhiễm sắc thể tự nhân đôi tạo
thành nhiễm sắc thể kép.
Kỳ đầu: Nhiễm sắc thể xoắn và co ngắn lúc này nhìn thấy dưới kính hiển
vi.
6
Kỳ giữa: Các nhiễm sắc thể kép tập hợp ở mặt phẳng xích đạo của thoi vơ
sắc, chúng dính vào các sợi tơ vô sắc ở tâm động, độ xoắn của nhiễm sắc thể cực
đại nên có hình dạng , cấu trúc đặc trưng cho loài.
Kỳ sau : Hai nhiễm sắc thể đơn trong từng nhiễm sắc thể kép tách nhau ra ở
tâm động và dàn thành hai nhóm đều nhau. Sau đó mỗi nhóm nhiễm sắc thể được
các sợi tơ vô sắc kéo về mỗi cực.
Kỳ cuối: Tại mỗi cực các nhiễm sắc thể dãn ra thành dạng sợi mảnh khó phân
biệt.
Như vậy những sự kiện: Tự nhân đơi của nhiễm sắc thể xảy ra trong giai
đoạn chuẩn bị (thực chất là nhiễm sắc thể mẹ tự tổng hợp nên một nhiễm sắc thể
mới giống hệt nó) tạo thành nhiễm sắc thể kép. Sự phân ly của nhiễm sắc thể con
trong từng nhiễm sắc thể kép về hai tế bào con đều nhau nhờ đó mà nhiễm sắc thể
trong các tế bào con được sao chép nguyên vẹn (giữ ngun bộ nhiễm sắc thể đặc
trưng cho lồi). Q trình nguyên phân bảo đảm cho cơ thể sinh trưởng, phát triển bình
thường. Bộ NST trong mỗi tế bào con giống nhau.
2.GIẢM PHÂN
* Lần phân bào thứ nhất:
Trước khi bước vào phân bào I kỳ trung gian mỗi nhiễm sắc thể tự nhân đôi
tạo thành nhiễm sắc thể kép.
Kỳ đầu I: Các nhiễm sắc thể bắt đầu xoắn và co lại, tiếp đó là q trình tiếp
hợp có thể xảy ra sự trao đổi từng đoạn tương ứng giữa các nhiễm sắc thể, sau khi
tiếp hợp các nhiễm sắc thể kép lại tách nhau ra.
Kỳ giữa I: Các nhiễm sắc thể kép tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở
mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kỳ sau I: Mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp đồng dạng được tách ra và phân
ly về một cực tế bào một cách độc lập.
Kỳ cuối I: Tại mỗi cực nhiễm sắc thể vẫn giữ nguyên hình dạng ở kỳ sau và
ở tế bào con số nhiễm sắc thể kép đã giảm đi một nửa.
* Lần phân bào thứ hai:
7
Xảy ra sau một kỳ trung gian rất ngắn, lần này các nhiễm sắc thể đang ở
trạng thái kép nên khơng tự nhân đơi nữa. Kỳ đầu II có thể xem như khơng có.
Bước sang kỳ giữa II: Các nhiễm sắc thể kép tập hợp ở mặt phẳng xích đạo,
các nhiễm sắc thể đơn bắt đầu tách nhưng vẫn dính nhau ở tâm động.
Kỳ sau II: Các nhiễm sắc thể đơn trong mỗi nhiễm sắc thể kép tách nhau ở
tâm động và phân ly về hai cực của tế bào.
Kỳ cuối II : Bốn tế bào con được hình thành, mỗi tế bào con chứa bộ nhiễm
sắc thể bằng một nửa ở tế bào mẹ.
Như vậy sự kiện quan trọng nhất trong giảm phân là:
ở kỳ đầu lần phân bào
I có sự tiếp hợp giữa nhiễm sắc thể của cặp đồng dạng ( Có thể xảy ra sự trao đổi
chéo giữa các đoạn ). Kỳ giữa lần phân bào I các cặp nhiễm sắc thể kép (đồng
dạng) tập hợp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vơ sắc và sang kỳ sau
mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp đồng dạng phân ly về một cực để tạo thành hai tế
bào con có số nhiễm sắc thể giảm đi một nửa (từ 2n thành n nhiễm sắc thể nhưng ở
trạng thái kép).
Giữa hai lần phân bào I và II khơng có kỳ trung gian và nhiễm sắc thể không
tự nhân đôi. Các nhiễm sắc thể kép tập hợp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo
rồi tách nhau ở tâm động để n nhiễm sắc thể kép tạo thành n nhiễm sắc thể đơn,
nhiễm sắc thể đơn phân ly về hai cực để chia đều cho hai tế bào con ( chứa n
nhiễm sắc đơn). Vậy từ một tế bào mẹ ban đầu có 2n NST sẽ cho 4 tế bào con có n
NST. Nhờ đó khi thụ tinh tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho lồi .
Qua trình bày ở trên ta thấy được sự biến đổi, vận động của nhiễm sắc thể.
Tuy nhiên việc hiểu q trình nhân đơi của nhiễm sắc thể ở kỳ trung gian là mỗi
nhiễm sắc thể tự tổng hợp nên một nhiễm sắc thể mới giống hệt nó. Nhiễm sắc thể
con vẫn dính với nhiễm sắc thể mẹ ở tâm động là chưa thật đầy đủ và chính xác,
bởi lẽ sự phân đơi của nhiễm sắc thể có liên quan đến sự nhân đơi của ADN. Vì
vậy từ một nhiễm sắc thể nhân đơi tạo thành hai nhiễm sắc thể thực chất hai nhiễm
sắc thể mới tạo thành đều có sự thay đổi thành phần trong đó có vật chất gốc của
mẹ và vật chất mới tổng hợp nên do vậy hai nhiễm sắc thể này ngang hàng nhau
chứ không thể coi là một nhiễm sắc thể mẹ và một nhiễm sắc thể con.
8
3. PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH
* Sự phát sinh giao tử:
a. Giao tử đực : các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều
tinh nguyên bào. Sự tạo tinh bắt đầu khi tinh nguyên bào hình thành. Tế bào này
giảm phân, lần phân bào I tạo ra 2 tinh bào bậc 2, lần phân bào II tạo ra 4 tế bào
con, từ đó phát triển thành 4 tinh trùng.
b. Giao tử cái: các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra noãn
nguyên bào. noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc 1. Tế bào này giảm
phân, lần phân bào I tạo ra 2 tế bào , 1 có kích thước nhỏ gọi là thể cực và 1 có
kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2 . Lần phân bào II cũng tạo ra một tế bào có
kích thước nhỏ gọi là thể cực và một tế bào có kích thước lớn gọi là trứng.
* Thụ tinh:
Là sự kết hợp giữa 1 giao tử đực và 1 giao tử cái (1 tinh trùng với 1 trứng )
để tạo thành 1 hợp tử.
Thực chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa 2 nhân đơn bội hay tổ hợp 2 bộ
NST của 2 giao tử đực và cái để tạo thành bộ nhân lưỡng bội .
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
* Các công thức cơ bản:
- Số tế bào con được tạo ra sau k lần nguyên phân
+ Từ 1 tế bào mẹ ban đầu :
2k
+ Từ x tế bào mẹ ban đầu :
x.2k
(ĐK: Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
- Số tế bào con được tạo thêm sau k lần nguyên phân:
+ Từ 1 tế bào mẹ ban đầu :
2k - 1
+ Từ x tế bào mẹ ban đầu :
x (2k -1)
(ĐK: Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
- Tổng số nhiễm sắc thể đơn có trong các tế bào con được tạo ra:
+ Từ 1 tế bào mẹ ban đầu :
2n. 2k
+ Từ x tế bào mẹ ban đầu :
x . 2n .2k
(ĐK: Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
9
- Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo ra sau k lần nguyên phân
+ Từ 1 tế bào mẹ ban đầu :
2n. 2k
+ Từ x tế bào mẹ ban đầu :
x . 2n .2k
(ĐK: Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
- Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo thêm sau k lần nguyên phân
+ Từ 1 tế bào mẹ ban đầu :
2n. (2k-1)
+ Từ x tế bào mẹ ban đầu :
x . 2n (2k-1)
(ĐK: Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
- Tổng số NST đơn mới tương đương môi trường nội bào phải cung cấp cho:
2n .( 2k - 1)
+ 1 tế bào mẹ nguyên phân k lần :
+ x tế bào mẹ đều nguyên phân k lần : x .2n . (2k-1)
- Tổng số NST đơn mới hồn tồn mơi trường nội bào phải cung cấp cho:
+ 1 tế bào mẹ nguyên phân k lần :
2n .( 2k - 2)
+ x tế bào mẹ đều nguyên phân k lần : x .2n . (2k-2)
- Tổng số lần nhiễm sắc thể tự nhân đôi trong k lần nguyên phân.
+ Từ 1 tế bào mẹ ban đầu :
k
+ Từ x tế bào mẹ ban đầu :
x .k
(ĐK: Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
- Tổng số thoi dây tơ vô sắc xuất hiện trong k lần nguyên phân.
+ Từ 1 tế bào mẹ ban đầu :
(2k-1)
+ Từ x tế bào mẹ ban đầu :
x . (2k - 1)
(ĐK: Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
-Xét một tế bào sinh dục chứa bộ NST 2n giảm phân có:
+ Số tế bào con được tạo ra : 4
+Số giao tử chứa bộ nhiễm sắc thể n được tạo ra:
+ 1 tế bào sinh dục đực chứa bộ NST 2n giảm phân tạo ra 4 giao tử đực (n)
+ 1 tế bào sinh dục cái chứa bộ NST 2n giảm phân tạo ra 1 giao tử cái ( chứa n
NST) và 3 thể định hướng ( chứa n NST )
+Số NST đơn, kép, cromatit, tâm động:
Giảm phân 1
Kỳ
Kỳ
Kỳ
Kỳ
Giảm phân 2
Kỳ
Kỳ
Kỳ
Kỳ
10
đầu
Số NST đơn
Số NST kép
Số crômatit
Số tâm động
giữa
sau
cuối
đầu
giữa
sau
cuối
0
2n
4n
2n
0
2n
4n
2n
0
n
2n
n
0
n
2n
n
0
n
2n
n
0
n
2n
n
2n
0
0
2n
n
0
0
n
DẠNG 1: BÀI TẬP VỀ NGUYÊN PHÂN
Bài 1. Có 4 tế bào sinh dưỡng A, B, C, D của một loài đều phân bào nguyên
nhiễm, tạo ra tổng cộng 60 tế bào con. Số đợt phân bào của các tế bào lần lượt hơn
nhau 1 đợt.
a) Tính số lần phân bào của mỗi tế bào sinh dưỡng A, B, C, D.
b) Tính số tế bào con được tạo ra từ mỗi tế bào.
BÀI GIẢI
a. Số lần phân bào của mỗi tế bào sinh dưỡng A, B, C, D.
Gọi kA ,kB, kC , kD lần lượt là số đợt phân bào của các tế bào A, B, C, D.
Ta có: Số tế bào con được tạo ra từ mỗi tế bào là:
* Tế bào A : 2kA
* Tế bào B : 2kB
* Tế bào C : 2kC
* Tế bào D : 2kD
Suy ra: 2kA + 2kB : 2kC + 2kD = 60 (1)
- Mặt khác, theo giả thiết số đợt phân bào của các tế bào A, B, C, D lần
lượt hơn nhau 1 đợt nên ta có:
kB = kA + 1 ; kC = kA + 2 ; kD = kA + 3
- Thay giá trị trên vào phương trình (1) ta có:
2kA + 2kA+1 + 2kA+2 + 2kA+3 = 60
2kA + 2 . 2kA + 4. 2kA + 8 . 2kA = 60
15 .2kA = 60
2kA =
60
= 4 = 22
15
Vậy kA =2
* Số lần phân bào của mỗi tế bào A, B, C, D lần lượt là:
- Tế bào A : kA = 2
- Tế bào B : kB = 2 + 1 = 3 - Tế bào C : kC = 2 + 2 = 4
- Tế bào D : kD = 2 + 3 = 5
11
b.Số tế bào con được tạo ra từ mỗi tế bào
- Tế bào A : 2kA = 22 = 4
- Tế bào B : 2kB = 23 = 8
- Tế bào C : 2kC = 24 = 16
- Tế bào D : 2kD = 25 = 32
Bài 2. Một hợp tử của một loài đã nguyên phân liên tiếp 2 lần và đã sử dụng
của mỗi môi trường nguyên liệu tương đương với 138 NST đơn. Xác định:
a) Tên của lồi nói trên.
b) Số tế bào con được tạo ra và NST có trong các tế bào con.
BÀI GIẢI
a) Tên loài : Gọi 2n là bộ NST của loài và k là số lần nguyên phân của hợp
tử. Số NST môi trường cung cấp cho hợp tử nguyên phân là:
(2k - 1) . 2n = 138
2n = 138 : (22 -1) = 46
2n = 46 . Vậy lồi cần tìm là loài người
b) Số tế bào con và số NST có trong các tế bào con.
Số tế bào con: 2k = 22 = 4 (tế bào)
Số NST có trong các tế bào con:
2k. 2n = 4.46 = 184 (NST)
Bài 3. Có 3 hợp tử A, B, C cùng lồi ngun phân với số lần không bằng
nhau và đã tạo ra tổng số 28 tế bào con..
a) Xác định số lần nguyên phân và số tế bào con tạo ra của mỗi hợp tử. Biết
rằng theo thứ tự 3 hợp tử A, B, C có số lần nguyên phân giảm dần.
b) Trong q trình ngun phân của 3 hợp tử, mơi trường đã cung cấp tổng
số 1150 NST. Xác định:
- Tên của lồi.
- Số NST có trong tồn bộ các tế bào con được tạo ra.
BÀI GIẢI
a) Số lần nguyên phân và số tế bào con của mỗi hợp tử:
Gọi k là số nguyên phân của tế bào thì số tế bào con được áp dụng theo cơng thức
2k, có thể là:
21 = 2, 22 = 4 , 23 = 8 , 24 = 16 , 25 = 32...
12
Ba hợp tử có tổng tế bào con bằng 28, ta có:
28 = 16 + 8 + 4 += 24 + 23 + 22
Ba hợp tử có số lần nguyên phân lần lượt bằng 4, 3, 2. Do đó theo thứ tự 3 hợp
tử
A, B , C số lần nguyên phân giảm dần.
Vậy : - Hợp tử A nguyên phân 4 lần, tạo ra 24 = 16 tế bào con.
-
Hợp tử B nguyên phân 3 lần, tạo ra 23 = 8 tế bào con
-
Hợp tử B nguyên phân 2 lần, tạo ra 22 = 4 tế bào con.
b) *Tên loài :Số NST môi trường cung cấp cho các hợp tử nguyên phân:
(24 -1 ). 2n + (23 - 1). 2n + (22 - 1) . 2n = 1150
⇔ 25 . 2n = 1150
Suy ra 2n =
1150
= 46
25
2n = 46 là bộ NST của lồi người
* Số NST có trong tồn bộ các tế bào con:
28 . 2n = 28 . 46 = 1288 (NST)
Bài 4. Bốn hợp tử của một lồi đều thực hiện q trình ngun phân. Hợp tử
A nguyên phân một số lần cần môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương
đương là 56 NST đơn. Hợp tử B nguyên phân một số lần cho ra số tế bào con có
số NST gấp 4 lần số NST của bộ 2n. Hợp tử C và D cùng nguyên phân cần môi
trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 16 NST đơn. Tổng số NST trong
tất cả tế bào con là 128.
a) Tính 2n.
b) Tính số lần nguyên phân của mỗi hợp tử.
c) Nếu các tế bào con sinh ra sau nguyên phân đang ở kỳ giữa của lần
ngun phân tiếp theo có tất cả bao nhiêu crơmatít ? tâm động?
BÀI GIẢI
a) Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài (2n chẵn)
Trong tế bào con tạo từ hợp tử A có tổng số NST là: 2n + 56
Số NST trong các tế bào con tạo từ hợp tử B là : 4.2n
Số NST trong các tế bào con tạo từ hợp tử C và D là : 2n +2n +16
13
Tổng số NST trong các tế bào con tạo từ hợp tử A, B, C và D là 128 . Ta có
2n + 56 + 4.2n + 2n + 2n + 16 = 128(NST)
14n = 56 ⇒ 2n = 8
Vậy bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 8 : Loài là ruồi giấm.
b ) *Xét hợp tử A: Gọi k1, k2, k3, k4 lần lượt là số lần nguyên phân của mỗi hợp
tử
Số NST môi trường nội bào cung cấp cho hợp tử A nguyên phân là:
2n (2k1 -1) = 56 ⇔ (2k1 - 1) = 7 ⇒ 2k1 = 8 = 23 ⇔ k = 3
* Xét hợp tử B : 2k2 . 2n = 4. 2n ⇔ 2k2 = 22 ⇔ k2 =2
* Xét hợp tử C và D
2n .2k3+ 2n.2k4 = 2n + 2n + 16 ⇔ 8.2k3 + 8.2k3 =32 ( vì k3 = k4) .Vậy k3 = 1 = k4
c )Tổng số NST trong các tế bào con là 128 NST. Vì các tế bào con
đang ở kỳ giữa của lần nguyên phân nên NST ở NST kép tức là 128 NST kép.
Số tâm động = số NST kép = 128 tâm động
Mỗi NST kép gồm 2 crơmatít ⇒ số crơmatít là : 128 .2 = 256 (NST)
Bài 5. Một lồi có 2n = 40 và chu kỳ nguyên phân diễn ra trong 11 giờ. Thời
gian ở kỳ trung gian nhiều hơn thời gian kỳ phân bào là 9 giờ, trong nguyên phân ,
thời gian diễn ra ở kỳ đầu : giữa : Sau : cuối tương ứng và tỷ lệ 3 : 2 : 2: 3 . Xác
định số tế bào mới được tạo ra , số NST ở trạng thái của chúng từ 1 hợp tử của loài
phân bào tại các thời điểm.
a) 32 giờ.
b) 43 giờ 15’
c) 54 giờ 25’
d) 65 giờ 45’
e) 76 giờ 45’
Biết rằng chu kỳ nguyên phân được tính từ khi hợp tử mới được tạo thành
mang NST ở trạng thái chưa nhân đôi.
BÀI GIẢI
Gọi x là thời gian của kỳ trung gian và y là thời gian phân bào nguyên nhiễm
(x,y> 0; nguyên dương)
14
x + y = 11
x − y = 9
Ta có:
Giải hệ PT ta có : x= 10; y = 1
Vậy thời gian của kỳ trung gian là 10 giờ và thời gian phân bào nguyên
nhiễm là 1 giờ
1 giờ = 60 phút
Gọi thời gian của kỳ đầu là 3a (a> 0). Nên kỳ cuối = 3a
⇒ kỳ giữa = kỳ sau = 2a ta có
3a + 2a + 2a + 3a = 60 ⇒ 10a = 60 ⇒ a = 10 ( phút).
Nên 3a = 18 ( phút) và 2a = 12( Phút)
Vậy thời gian kỳ đầu = thời gian kỳ cuối = 18 phút
Thời gian kỳ giữa = thời gian kỳ sau = 12 phút
a) Phân tích tỷ lệ đầu bài ta có:
32 giờ = 11 giờ + 11 giờ + 10 giờ
Như vậy tế bào này đã xong hai lần phân bào hoàn chỉnh và bước sang lần phân
bào thứ 3, đã hoàn tất kỳ trung gian. Lúc này số tế bào được tạo ra là:
22 = 4 (tế bào)
Do tế bào đã
hoàn tất kỳ trung gian nên số NST trong tế bào là
4 .40 = 160 (NST ở trạng thái kép)
b) 43 giờ 15’ = 11 giờ + 11 giờ + 11 giờ + 10 giờ + 15 phút
Như vậy tế bào này đã xong 3 lần phân bào và đang ở kỳ đầu của lần phân
bào thứ 4. Số tế bào con được tạo ra là: 23 = 8 (tế bào).
Số NST có trong các tế bào lúc này là:
8 . 40 = 320 (NST kép)
c) 54 giờ 25 phút = 11 giờ + 11 giờ + 11 giờ + 11 giờ + 10 giờ + 18 phút + 7
phút
Như vậy tế bào này đã xong 4 lần phân bào và đang ở phút thứ 7 của kỳ giữa lần
phân bào thứ 5 . Vậy số tế bào con được tạo ra là: 24 = 16(tế bào).
Số NST có trong các tế bào con là:
16 .40 = 640 (NST kép)
15
d) 65giờ 40 phút = 11 giờ + 11 giờ + 11 giờ + 11 giờ + 11 giờ + 10 giờ + 18
phút + 12 phút + 10 phút
Như vậy tế bào đã xong 5 lần phân bào và đang ở kỳ sau của lần phân bào thứ 6.
Vậy tế bào con được tạo ra là: 25 = 32 (tế bào)
Số NST có trong các tế bào con là
2 .40 .32 = 2560 (NST đơn)
e)76 giờ 45 phút = 11 giờ + 11 giờ + 11 giờ + 11 giờ + 11 giờ + 11 giờ + 10
giờ + 18 phút + 12 phút + 12 phút + 3 phút
Như vậy tế bào đã xong 6 lần nguyên phân và đang ở kỳ cuối của lần phân bào
thứ 7.
TH1: Nếu tế bào chưa tách thì số NST trong tế bào là:
26 . 40 = 2560 (NST đơn)
TH2 : Nếu tế bào tách thì số NST trong tế bào là:
26.2 .40 = 5120 (NST đơn)
Bài 6. Có 35 tế bào trong cơ thể của chuột(2n = 40) cùng đồng loạt tiến
hành nguyên phân 1 lần.
a) Hãy giải thích diễn biến NST và xác định số NST cùng trạng thái của nó
trong các tế bào của mỗi kỳ : Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối
(khi tế bào chất đã phân chia)
b)Trong lần nguyên phân nói trên, biết giai đoạn chuẩn bị kéo dài 6 phút, tỷ
lệ thời gian giữa các kỳ trung gian: Đầu : Giữa : Sau : Cuối lần lượt bằng 37,5% :
25% : 18,75% : 12,5% : 6,25. Xác định thời gian của mỗi kỳ
BÀI GIẢI
a) Giải thích và xác định số NST cùng trạng thái ở mỗi kỳ
* Kỳ trung gian : Các NST tiến hành bị phân đôi, mỗi NST hình thành một NST
kép gồm 2 Crơmatít giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động. Mỗi tế bào có 2n NST
kép. Số NST kép trong tế bào ở kỳ này là:
2n (NST kép) . 35 = 40 . 35 = 1400 (NST kép)
* Kỳ giữa : Các NST kép trong tế bào bắt đầu co xoắn lại . Mỗi tế bào có 2n
NST kép. Số NST kép trong các tế bào ở kỳ này là:
2n( NST kép) . 35 = 40.35 = 1400 (NST kép)
16
* Kỳ sau: Mỗi NST kép trong tế bào tách tâm động tạo 2n NST đơn phân ly về
2 cực tế bào. Số NST trong mỗi tế bào lúc này là 4n NST đơn. Số NST cùng trạng
thái trong 35 tế bào là:
4n . 35 = 40 .2.35 = 2800 (NST đơn)
*Kỳ cuối: Khi tế bào chất đã phân chia, mỗi tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con, mỗi
tế bào có 2n NST đơn tháo xoắn tối đa. Số NST cùng trạng thái trong các tế bào
lúc này là:
2n . 35 .2 = 40.35.2 = 2800 (NST đơn)
b)Thời gian của mỗi kỳ. Theo đầu bài ra ta có:
Trung gian : Đầu : Giữa : Sau: Cuối = 37,5% : 25% : 18,75% : 12,5% : 6,25%
=
6
: 4
:
3
:
2
: 1
Theo đề bài, giai đoạn chuẩn bị kéo dài 6 phút.Vậy thời gian cho mỗi kỳ là:
- Kỳ trung gian : 6 phút
- Kỳ sau
: 2 phút
- Kỳ đầu
-
: 1 phút
: 4 phút
Kỳ cuối
- Kỳ giữa
: 3 phút
Bài 7. Có 10 tế bào sinh dưỡng thuộc cùng một loài nguyên phân.
a/ Nếu mỗi tế bào đều nguyên phân ba lần liên tiếp thì tổng số tế bào con
được tạo ra từ 10 tế bào trên là bao nhiêu.
b/ Nếu tổng số tế bào con được tạo ra là 1280 tế bào thì các tế bào trên đã
nguyên phân bao nhiêu lần. Giả sử các tế bào nguyên phân với số lượt bằng nhau.
BÀI GIẢI:
a/ Số tế bào con được tạo ra:
- Từ 1 tế bào sinh dưỡng ban đầu:
2 3 = 8 Tế bào con.
- Từ 10 tế bào sinh dưỡng ban đầu:
10. 2 3 = 80 tế bào con.
b/ Số lần phân bào:
- Số tế bào con được tạo ra từ 1 tế bào sinh dưỡng ban đầu là:
1280 : 10 = 128 tế bào con
Gọi k là số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dưỡng ban đầu (k ∈ N*). Ta
sẽ có:
2 k = 128 =
27
17
⇒k=7
Bài 8. Một tế bào sinh dục sơ khai khi phân bào ngun nhiễm địi hỏi mơi
trường nội bào cung cấp tương đương 98 NST đơn. Biết rằng bộ NST lưỡng bội
của lồi là 2n = 14.
a/ Tính số tế bào con được tạo ra.
b/ Tính số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai ban đầu.
BÀI GIẢI:
Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai ban đầu (k ∈ N*).
Theo giả thiết tổng số môi trường cung cấp tương đương 98 NST đơn, nên ta có
phương trình:
2n.( 2 k - 1) = 98
⇒ 2k = 8
⇒ k=3
Vậy số tế bào con là 8 và số lần nguyên phân của tế bào là :3
Các bài tập đề nghị:
1. Gà có bộ NST 2n = 78
a. Tế bào này nguyên phân 5 đợt liên tiếp. Tính số tế bào con được hình
thành?
b. Tổng số NST trong các tế bào con là bao nhiêu?
c. Tổng số NST môi trường nội bào cung cấp cho các tế bào con là bao
nhiêu?
2. Khi quan sát một tế bào sinh dưỡng của vịt nhà ở kì giữa nguyên phân,
người ta đếm được 160 cromatit.
a. Tế bào này nguyên phân 4 đợt liên tiếp. Tính số tế bào con được hình
thành?
b. Mơi trường nội bào phải cung cấp bao nhiêu NST trong q trình phân
bào nói trên?
3. Dưa chuột có bộ NST 2n = 24
a. Tế bào này nguyên phân 3 đợt liên tiếp . Tính số tế bào con hình
thành?
b. Số lượng NST mới hồn tồn do mơi trường cung cấp để thực hiện quá
trình nguyên phân?
18
Bài 4: Hợp tử của một loài nguyên phân ba đợt liên tiếp, môi trường nội
bào cung cấp nguyên liệu tương đương 182 NST.
a. Xác định 2n là bao nhiêu.
b. Một tế bào sinh dưỡng khác cũng của loài trên nguyên phân một lần.
Xác định số NST cùng trạng thái và số crômatit trong tế bào ở mỗi kỳ sau đây:
- Kỳ đầu
- Kỳ giữa
- Kỳ sau
- Kỳ cuối khi hoàn thành đợt phân bào.
DẠNG 2. DẠNG BÀI TẬP PHẦN GIẢM PHÂN
Bài 1. Một tế bào sinh dục chín của 1 lồi sinh vật giảm phân bình thường .
Xét 2 cặp nhiễm sắc thể đồng dạng ký hiệu AaBb.
Hãy xác định kí hiệu của 2 cặp nhiễm sắc thể trên tại các thời điểm: Kỳ đầu
I, kỳ giữa I, kỳ sau I, kỳ cuối I, kỳ đầu II, kỳ giữa II, kỳ sau II, kỳ cuối II.
BÀI GIẢI
Ký hiệu của 2 cặp nhiễm sắc thể đồng dạng AaBb tại từng thời điểm:
- Kỳ đầu I: Nhiễm sắc thể đơn tự nhân đôi tạo thành nhiễm sắc thể kép.
Ký hiệu : AAaaBBbb
- Kỳ giữa I: Nhiễm sắc thể vẫn có ở trạng thái kép. Ký hiệu : AAaaBBbb
- Kỳ sau 1: Nhiễm sắc thể kép phân ly độc lập về 2 cực tế bào theo mọi cách
có thể có. Ký hiệu : Có 2 khả năng xảy ra:
+ AABB .aabb và AABB. aabb
+ AAbb . aaBB và AAbb. aaBB
- Kỳ cuối I : Nhiễm sắc thể vẫn ở trạng thái kép. Ký hiệu: AABB và
aabb , hoặc AAbb và aaBB
- Kỳ đầu II : Nhiễm sắc thể vẫn ở trạng thái kép. Ký hiệu : AABB và
aabb, hoặc AAbb và aaBB
- Kỳ giữa II : Nhiễm sắc thể vẫn ở trạng thái kép và xếp 1 hàng trên mặt
phẳng xích đạo . Ký hiệu: AABB và aabb , hoặc AAbb và aaBB
- Kỳ sau II : Mỗi nhiễm sắc thể kép tách ra thành 2 nhiễm sắc thể đơn.
Ký hiệu : AB. AB và ab .ab , Hoặc Ab .Ab và aB. aB
19
- Kỳ cuối II: Các nhiễm sắc thể đơn tổ hợp lại thành bộ nhiễm sắc thể n
(đơn) trong mỗi tế bào con. Ký hiệu: AB và ab, hoặcAb và aB
Bài 2. Một tế bào sinh dục chín của ruồi giấm đực có ký hiệu bộ nhiễm sắc
thể là Aa Bb Dd XY. Hãy xác định các ký hiệu có thể có của bộ nhiễm sắc thể ở kỳ
giữa I theo các cách sắp xếp khác nhau?
BÀI GIẢI
ở kỳ giữa I: Mỗi NST đơn tự nhân đôi thành NST kép và xếp thành hai hàng
trên
mặt
phẳng xích đạo. Ký hiệu bộ NST của
ruồi giấm đực là
AAaa BBbb DDdd XXYY. Số cặp NST là : 4
suy ra số cách sắp xếp có thể là: 24 -.1= 23 = 8
Cách 1 : AABB DDXX
aa bb dd xy
Cách 2 : AABB DD YY
aa bb dd xx
Cách 3 : AA BB dd XX
aa bb DD yy
Cách 4 : AA BB dd YY
aa bb DD XX
Cách 5 : AA bb DD XX
aa BB dd yy
Cách 6 : AA bb DDYY
aa BB dd XX
Cách 7 : AA bb dd XX
aa BB DDYY
Cách 8 : AA bb dd YY
aa BB DD XX
Bài 3. Tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân một số đợt liên tiếp đã hình
thành 64 tế bào con với tổng số 512 NST
a. xác định bộ NST 2n
b. xác định số NST trong tinh trùng, trứng?
20
BÀI GIẢI
a. Bộ NST 2n
2n =
512
=8
64
b. Bộ NST trong tinh trùng, trứng
- Tinh trùng: n = 8:2 = 4
- Trứng:
n = 8:2 =4
Các bài tập đề nghị:
1. Tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 3 đợt liên tiếp được môi
trường cung cấp 168 NST
a. Xác định bộ NST 2n
b. Xác định số NST trong tinh trùng và trứng?
2. Tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân một số đợt liên tiếp đã hình
thành 128 tế bào con
a. Xác định số đợt nguyên phân
b. Xác định số NST trong tinh trùng, trứng (Cho 2n=80).
DẠNG 3: BÀI TẬP KẾT HỢP 3 QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN, GIẢM
PHÂN VÀ THỤ TINH
Bài 1. Tế bào sinh tinh có ký hiệu là AaBbDd. Trong đó A,B,D là ký hiệu
NST có nguồn gốc từ bố, a,b,d tương ứng là ký hiệu NST có nguồn gốc từ mẹ.
1) Một tế bào sinh tinh nói trên giảm phân không đột biến, không trao đổi
chéo thực tế cho mấy loại tinh trùng? Số lượng mỗi loại tinh trùng? ký hiệu NST
trong mỗi loại tinh trùng đó?
2) Nếu 1000 tế bào sinh tinh nói trên giảm phân tạo ra các tinh trùng bình
thường, các tinh trùng tạo ra đều tham gia thụ tinh có hiệu suất là 10%.
a. Hãy xác định tổng số NST đơn môi trường cung cấp cho q trình giảm
phân nói trên?
b. Xác định tế bào sinh trứng giảm phân tạo đủ số trứng tham gia thụ tinh?
Biết rằng hiệu suất là 50%.
c. Xác định số cá thể được sinh ra nếu khả năng sống sót của hợp tử là 50%.
21
d.Xác định tổng số NST bị tiêu biến trong các quá trình trên?
BÀI GIẢI
1. Thực tế cho 2 loại tinh trùng.Số lượng mỗi loại tinh trùng bằng 2. Ký hiệu
mỗi loại tinh trùng
ABD và abd ; Hoặc ABd và abD ; Hoặc AbD và aBd; Hoặc Abd và aBD
2. a) Môi trường cung cấp : 6 . 1000 = 6000 (NST)
b) Số tế bào sinh trứng :
- Số tinh trùng tạo thành :
1000 . 4 = 4000
- Số tinh trùng được thụ tinh : 4000 . 10% = 400
- Số trứng được thụ tinh :
400
- Số trứng tham gia thụ tinh : 400 . (100 : 50) = 800
- Số tế bào sinh trứng:
800
c) Số cá thể con: -Số hợp tử được tạo thành : 400
-Số cá thể được sinh ra: 400 . 50% = 200
d)Số NST tiêu biến:
- Trong tinh trùng : (4000 - 400). 3 = 10800
- Trong trứng : (800 - 400) 3 = 1200
- Trong thể định hướng : 800 . 3 . 3 = 7200
- Trong hợp tử : (400 - 200). 6 = 1200
* Tổng số NST tiêu biến là:10800 + 1200 +7200+ 1200 = 20.400
Bài 2. Một tế bào lưỡng bội ruồi dấm nguyên phân liên tiếp 1 số đợt tạo ra
số tế bào mới ở thế hệ tế bào cuối cùng với 256 NST ở trạng thái chưa nhân đôi.
1. Xác định số đợt phân bào của tế bào ban đầu.
2. Cho rằng các tế bào mới được tạo thành nói trên lại diễn ra 1 đợt nguyên
phân tiếp theo . Hãy xác định.
a) Số cromatit ở kỳ giữa của các tế bào.
b) Số tâm động ở kỳ giữa và kỳ sau của tế bào.
c) Số NST ở kỳ sau của tế bào.
3. Các tế bào mới được tạo thành sau đợt phân bào tiếp theo nói trên đều trở
thành các tế bào sinh trứng.
22
a) Khi các tế bào sinh trứng giảm phân thì lấy từ môi trường nội bào
nguyên liệu tương đương với bao nhiêu NST đơn.
b) Khi quá trình giảm phân của các tế bào sinh trứng kết thúc thì có bao
nhiêu trứng được tạo thành và tổng số NST trong các tế bào trứng là bao nhiêu.
4. 50% số lượng trứng được tạo thành đều được thụ tinh tạo thành hợp tử.
Cho biết mỗi trứng được thụ tinh cần 1 000 000 tinh trùng tham gia.Hãy xác định.
a) Số tinh trùng tham gia thụ tinh cho 50% số trứng nói trên.
b) Số NST trong tổng số hợp tử được tạo thành.
BÀI GIẢI
ở ruồi giấm 2n = 8
1. Số tế bào con trong thế hệ tế bào cuối cùng với 256 NST ở trạng thái chưa
nhân đôi tức 256 NST đơn.
Nên số tế bào được tạo thành là : 256 : 8 = 32 (tế bào)
Mà số tế bào =2k=32 = 25 nên k = 5
Vậy tế bào mẹ đã nguyên phân liên tiếp 5 lần.
2. Có 32 tế bào tham gia đợt nguyên phân tiếp theo.
a) Số crômatit ở kỳ giữa của tế bào là:
32 . 8 = 512 (crômatit)
b) ở kỳ giữa của mỗi tế bào có 8 NST kép, mỗi NST kép có 1 tâm động.
Vậy 32 tế bào có số tâm động là:
8 . 32 = 256 (tâm động)
ở kỳ sau: NST kép chẻ dọc tâm động thành 2 NST đơn, mỗi NST đơn có 1
tâm động.Vậy số tâm động ở kỳ sau của tế bào là:
2 . 8 = 512 (tâm động)
c)
ở kỳ sau, mỗi NST kép chẻ dọc tâm động thành 2 NST đơn nên số
NST kỳ sau của tế baò là :
2 . 8 = 512 (NST đơn)
3. Số tế bào mới được tạo thành sau đợt nguyên phân tiếp theo đó là:
32 . 2 = 64 (tế bào)
a) Mỗi tế bào sinh trưởng chứa 8 NST trước khi xảy ra quá trình giảm
phân đều nhân đơi NST ở kỳ trung gian.Vì vậy mơi trường nội bào cung cấp
23
nguyên liệu để tạo số NST đơn tương đương với 8 NST đơn. Vậy các tế bào sinh
trứng này lấy từ môi trường nội bào nguyên liệu là :
8 . 64 = 512 (NST đơn)
b) Khi quá trình giảm phân của 64 tế bào sinh trứng kết thúc thì có 64
trứng tạo thành và số NST trong trứng giảm đi một nửa còn n = 4 NST. Vậy tổng
số NST trong 64 trứng là:
64 . 4 = 256 (NST đơn.)
4. a ) 50% số trứng được thụ tinh tức là : 64 . 50% = 32 (trứng) được thụ tinh
Mỗi trứng thụ tinh cần 1 triệu tinh trùng tham gia. Vậy số tinh trùng tham
gia thụ tinh với 32 trứng là:
32 . 1 000 000 = 32 000 000 (tinh trùng)
b) Có 32 trứng được thụ tinh tạo thành 32 hợp tử
Vậy số NST trong các hợp tử là : 8 . 32 = 256 (NST)
Bài 3. Có 5 tế bào sinh dục sơ khai trong cơ quan sinh sản của 1 cơ thể của
1 loài đã nguyên phân liên tiếp một số lần cần môi trường nội bào cung cấp nguyên
liệu tương đương 280 NST đơn, các tế bào con sinh ra đều thực hiện giảm phân và
cần môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 320 NST đơn. Hiệu
suất thụ tinh của giao tử sinh ra là 10% đã có 4 hợp tử được hình thành.
a.Xác định bộ NST 2n của lồi.
b.Xác định giới tính cơ thể sinh giao tử.
c.Nếu hiệu suất thụ tinh ở giới ngược lại trong lồi là 1% thì có bao nhiêu tế
bào đã sinh ra các giao tử ở các giới đó.
d. Hãy xác định tổng số NST trong giao tử đã bị tiêu biến khơng tham gia
vào q trình thụ tinh.
BÀI GIẢI
a) Xác định bộ NST của loài:
5 TB (2n)
Nguyên phân k lần 5.2k (TB con) Giảmphân HS = 10%
MT nội bào c2 = 280
4 h.tử
MT nội bào c2 = 320
NST môi trường nội bào C2 nguyên phân = Số NST trong TB con - NST trong
TB mẹ
NST môi trường nội bào C2 giảm phân = Số NST trong TB mẹ
Ta có: 2n . 5 + 280 = 320 nên 2n.5 = 40
24
Vậy 2n = 8 ( NST)
b)Tổng số hợp tử (H = 100%) =
4.100
10
= 40 ( hợp tử)
Mặt khác ta có: Một tế bào sinh giao tử có 8 NST.Vậy số giao tử có
trong320 NST là :
320
= 40 (TB sinh giao tử)
8
Do số TB sinh giao tử = số giao tử. Vậy nên giới tính của lồi là giới cái
c) Hiệu suất thụ tinh giới đực là 1%. Nên tổng số giao tử đực thụ tinh là
4.100
= 400 (giao tử)
1
1 tế bào sinh tinh giảm phân → 4 tinh trùng.Vậy 400 được tạo ra từ số tế bào
sinh giao tử là:
400
= 100 (TB sinh giao tử)
4
d) Số giao tử không được thụ tinh gồm tinh trùng,và trứng không được thụ
tinh . Tổng số giao tử không tham gia vào thụ tinh là:
400 - 4 + 40 - 4 = 432 (giao tử)
Một giao tử có n NST nên tổng số NST bị tiêu biến là:
8
2
432. = 1728 NST
Bài 4. Ở một lồi động vật có bộ NST 2n = 50. Quan sát nhóm tế bào của
lồi bước vào giảm phân.
a) Một nhóm tế bào sinh dục mang 400 NST kép tập trung ở mặt phẳng xích
đạo. Nhóm tế bào này đang ở kỳ nào? Số lượng tế bào bằng bao nhiêu? Cho biết
mọi diễn biến trong nhóm tế bào như nhau.
b) Nhóm tế bào sinh dục thứ hai mang 800 NST đơn đang phân li về hai cực
của tế bào. Xác định số lượng tế bào của nhóm. Khi nhóm tế bào kết thúc giảm
phân II thì tạo ra được bao nhiêu tế bào con?
c) Cho rằng các tế bào con được tạo ra ở trên hình thành các tinh trùng và đều
tham gia vào q trình thụ tinh, trong đó số tinh trùng trực tiếp thụ tinh chiếm
3,125% số tinh trùng được tạo thành nói trên. Xác định số hợp tử được tạo thành.
25
Cho biết mọi diễn biến trong quá trình giảm phân của nhóm tế bào trên là như
nhau.
BÀI GIẢI
a) - Nhóm tế bào sinh dục mang 400 NST kép tập trung ở mặt phẳng xích đạo là
dấu hiệu cho biết nhóm tế bào này đang ở kì giữa I hoặc kì giữa II.
-Số lượng tế bào là: 8 tế bào ở kì giữa I hoặc 16 tế bào ở kì giữa II.
b) - Các NST đang phân li về 2 cực tế bào là dấu hiệu cho biết nhóm tế bào thứ hai
đang ở kì sau II.
- Số lượng tế bào của nhóm: 800 : 50 = 16 tế bào
- Khi nhóm tế bào trên kết thúc giảm phân II thì số tế bào con được tạo thành là:
16 x 2 = 32 tế bào.
c) - Số tinh trùng trực tiếp thụ tinh là: 32 x 3, 125% = 1 tinh trùng
- Mỗi tinh trùng trực tiếp thụ tinh với 1 trứng tạo thành 1 hợp tử.
Vậy số hợp tử tạo thành = số tinh trùng thụ tinh = 1 hợp tử.
Bài 5 (Đề thi HSG tỉnh Nghệ An 2008-2009)
Một tế bào trứng của một cá thể động vật được thụ tinh với sự tham gia của
1048576 tinh trùng. Số tinh nguyên bào sinh ra số tinh trùng này có 3145728 NST
đơn ở trạng thái chưa nhân đôi. Các tinh nguyên bào này đều có nguồn gốc từ một
tế bào mầm.
1) Hãy xác định bộ NST lưỡng bội của lồi.
2) Mơi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra bao nhiêu NST đơn
cho quá trình nguyên phân của tế bào mầm?
3) Hợp tử được tạo thành từ kết quả thụ tinh của tế bào trứng nói trên
nguyên phân liên tiếp 3 đợt đã lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào để tạo
ra 91 NST đơn.
a) Giải thích cơ chế hình thành hợp tử.
b) Xác định số lượng NST ở trạng thái chưa nhân đôi của thế hệ tế bào cuối
cùng.
BÀI GIẢI
1. - Số tinh nguyên bào: 1048576 : 4 = 262144 (TB)
- Số NST trong bộ 2n của loài: 2n = 3145728 : 262144 = 12 (NST)
26
2. - Số đợt nguyên phân của tế bào mầm: 2k = 262144 = 218⇒ k = 18 (đợt)
- Môi trường cung cấp số NST: 12 (218-1) = 3145716 (NST)
3. - Số NST trong hợp tử là: 91: (23-1) = 13(NST) = 12 +1
- Hợp tử có dạng đột biến dị bội thể 2n + 1
a. Cơ chế hình thành hợp tử: do 1 tinh trùng (trứng) có n = 6 NST kết hợp với 1
tinh trùng (trứng) có n = 7 NST (n + 1) tạo thành hợp tử có 2n + 1 = 13
b. Số NST ở thế hệ TB cuối cùng là: 13 x 23 = 104 (NST)
Bài 6. Trong 1 lò ấp trứng người ta thu được 4000 con gà con.
a. Xác định số tế bào sinh tinh và sinh trứng đủ để tạo ra đàn gà con nói trên.
Biết rằng hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50%, của trứng là 100%.
b. Tính số tế bào trứng mang NST giới tính X và số tế bào trứng mang NST
giới tính Y được thụ tinh. Biết trong đàn gà con nói trên, gà mái chiếm tỷ lệ 60%.
BÀI GIẢI:
a. Số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng.
- Số tinh trùng được thụ tinh : 4000
- số trứng được thụ tinh: 4000
- Số tinh trùng tham gia thụ tinh:
Vậy số tế bào sinh tinh là:
4000.100
= 8000
50
8000
= 2000
4
Số tế bào sinh trứng là: 4000.
b. Số tế bào trứng được thụ tinh loại X và loại Y.
- Số lượng gà mái trong đàn gà con là: 60%. 4000 = 2400.
Vì gà mái có cặp NST giới tính là XY nên ⇒ số tế bào trứng loại Y là 2400.
- Số lượng gà trống trong đàn gà con là:
4000 – 2400 = 1600.
⇒ 1600 con được hình thành từ 1600 tế bào trứng loại X.
Các bài tập đề nghị:
1. Ở gà, 2n =78. Một gà mái đẻ được 32 trứng, trong đó có 25 trứng được
thụ tinh nhưng khi ấp chỉ nở được 23 gà con. Hỏi các trứng khơng nở có số lượng
và bộ NST là bao nhiêu?
27
2. (Đề thi HSG huyện Thanh Chương năm học 2008-2009)
Ở một loài sinh vật, trong quỏ trỡnh phỏt sinh giao tử cú khả năng tạo ra
1048576 số loại giao tử ( khi không xảy ra trao đổi chéo và không xảy ra đột biến
ở các cặp NST)
Nếu cỏc tinh bào bậc 1 và nn bào bậc 1 của lồi sinh vật này cú số lượng bằng
nhau cùng tiến hành giảm phân đó tạo ra cỏc tinh trựng và cỏc trứng chứa tất cả
1600 NST. Các tinh trùng và trứng tham gia thụ tinh đó tạo ra 12 hợp tử. Hóy xỏc
định:
1) Bộ NST 2n của loài
2) Hiệu suất thụ tinh của trứng và tinh trựng
3)
Số NST mà môi trường cung cấp cho mỗi tế bào mầm sinh dục đực và
mầm sinh dục cái để tạo ra số tinh trùng và số trứng trên?
3. (Đề thi HSG huyện Gia Lộc năm học 2007-2008)
Một hợp tử của một loμi nguyên phân liên tiếp 2 đợt đã địi hỏi mơi trường
nội bμo cung cấp nguyên liệu để tạo ra 24 nhiễm sắc thể đơn mới.
1- Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loμi sinh vật đó.
2- Cá thể đực vμ cá thể cái của loμi đó giao phối với nhau sinh ra 180 trứng
vμ nở ra 180 con. Biết rằng khả năng thụ tinh của trứng lμ 50% vμ của tinh trùng
lμ 2%
a- Tính số tế bμo sinh tinh trùng vμ số tế bμo sinh trứng đã tạo ra các giao tử
đảm bảo cho q trình thụ tinh nói trên.
b- Tính số nhiễm sắc thể đã tiêu biến cùng với các thể định hướng trong quá
trình giảm phân của các tế bμo sinh trứng nói trên.
C. MỘT SỐ NHẬN XÉT
- Chuyên đề này chỉ phân theo 3 dạng khái quát nên phạm vi khá rộng.
- Trong mỗi dạng bài tập chưa phân được theo các dạng cụ thể hơn (lí do bài
tập liên quan đến cấp độ tế bào rất rộng, ít tuân theo dạng nhất định cho nên tôi
chưa thể phân chia tỉ mỉ thành các dạng nhỏ hơn)
- Trên cơ sở các cơng thức tính tốn đã được xây dựng thì cần phải được bổ
sung hồn chỉnh hơn các công thức này.
28