Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

BÁO cáo PHÂN TÍCH và ĐỊNH GIÁ cổ PHIẾU của CÔNG TY cổ PHẦN mía ĐƯỜNG 333 TRONG HOẠT ĐỘNG tư vấn PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA NGÂN HÀNG
&
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
BÁO CÁO PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG 333 TRONG
HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN
Giáo Viên Hướng Dẫn : Ts. Trần Thị Mộng Tuyết
Sinh Viên Thực Hiện : Nguyễn Hoàng Nam
Lớp - Khóa : Chứng Khoán 2 - K33
Niên khóa 2007 - 2011
Mục Lục
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ix
LỜI NÓI ĐẦU
1
1.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2
2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2
3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2
4.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU



2
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ
PHIẾU.
1.1.Các khái niệm về chứng khoán
3
1.2.Phương pháp phân tích cổ phiếu
4
1.2.1.Phân tích cơ bản

4
1.2.2.Phân tích kỹ thuật

6
1.3.Phương pháp định giá cổ phiếu
8
1.3.1.Phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF

8
1.3.2.Phương pháp FCFE

9
1.3.3.Phương pháp FCFF

12
1.3.4.Phương pháp P/E

13
1.4.Ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp
14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐÔNG Á.
2.1.Giới thiệu về CTCK Ngân Hàng Đông Á
17
2.1.1.Giới thiệu chung về CTCK Ngân Hàng Đông Á

17
2.1.2.Các dịch vụ của CTCK Ngân Hàng Đông Á

19
2.2.Thực trạng nghiệp vụ tư vấn phát hành chứng khoán của
CTCK Ngân Hàng Đông Á
23
2.2.1.Các hoạt động về nghiệp vụ phát hành chứng khoán của
CTCK Ngân Hàng Đông Á
23
2.2.2.Qui trình nghiệp vụ phát hành chứng khoán ra công chúng

28
2.3.Phân tích ưu điểm và nhược điểm
34
2.3.1.Ưu điểm

34
2.3.2.Nhược điểm

35
2.3.3.Nhận xét về công tác định giá tại DAS

36

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG VÀO VIỆC PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CÔNG
TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG 333.
3.1.Giới thiệu về Công ty
38
3.1.1.Ngành nghề kinh doanh

38
3.1.2.Cơ cấu vốn của Công ty

40
3.1.3.Các cổ đông nắm giữ trên 5%

40
3.1.4.Tình hình lao động ở Công ty

41
3.1.5.Định hướng phát triển của Công ty

42
3.1.6.Các chính sách ưu đãi về thuế

43
3.1.7.Công nghệ

43
3.2.Giới thiệu về cổ phiếu S33
44
3.3.Phân tích SWOT
45
3.4.Phân tích các chỉ số tài chính cơ bản

47
3.4.1.Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

47
3.4.2.Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động

48
3.4.3.Nhóm các chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính

49
3.4.4.Nhóm chỉ tiêu về doanh lợi

51
3.4.5.Phân tích DUPONT

53
3.5.Nhận xét
55
3.6.Định giá cổ phiếu Công ty cổ phần Mía Đường 333
55
3.6.1.Các giải trình về định giá

55
3.6.2.Phương pháp FCFE

62
3.6.3.Phương pháp FCFF.

64
3.6.4.Phương pháp DCF


65
3.6.5.Phương pháp P/E

66
3.6.6.Nhận xét

67
3.7.Ưu điểm, nhược điểm và giải pháp cần đưa ra khi định giá
68
KẾT LUẬN
71
PHỤ LỤC
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
85
LỜI CẢM ƠN
Sau 3 tháng thực tập, cuối cùng chuyên đề cũng được hoàn thành một
cách thuận lợi. Có thể nói để hoàn thành tốt đẹp chuyên đề này ngoài sự nổ lực
của bản thân còn có sự giúp đỡ, chỉ dạy tận tình của nhiều người:
Thứ nhất, Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trường Đại Học Kinh Tế
Thành Phố Hồ Chính Minh đã truyền đạt những kiến thức bổ ích trong suốt 4
năm học đại học. Đặc biệt em rất chân thành biết ơn Cô Trần Thị Mộng Tuyết,
người trực tiếp hướng dẫn em viết chuyên đề này.
Thứ hai, em cũng gửi lời cám ơn tới các anh chị Phòng Tư vấn Tài Chính
Doanh Nghiệp – Công ty Chứng Khoán Ngân Hàng Đông Á đặc biệt là anh
Quang – người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt 3 tháng thực tập và tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất cho em có thể hoàn thành chuyên đề này.
Thứ ba, em cũng rất cám ơn gia đình và những người bạn của em đã có
những góp ý chân thành cho bài chuyên đề này.

Sau cùng cho em được gửi lời chúc sức khỏe và thành đạt tới các thầy cô
trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, các anh chị Phòng Tư Vấn
Tài Chính Doanh Nghiệp – Công ty Chứng Khoán Ngân Hàng Đông Á, các
thành viên trong gia đình và những người bạn của em.
Trân Trọng
LỜI MỞ ĐẦU
Đứng trước những yêu cầu mới của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, chủ trương phát hành chứng khoán là một trong những kênh huy
động vốn hiệu quả. Đồng thời, quá trình phát hành chứng khoán cũng tạo điều
kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam,
thông qua việc tạo ra môi trường, tâm lý, tập quán và hình ảnh cụ thể về chứng
khoán và thị trường chứng khoán. Quan trọng nhất, phát hành chứng khoán
chính là nguồn cung hàng hóa chủ yếu cho thị trường chứng khoán nước ta hiện
nay cũng như trong thời gian tới.
Nhận biết được thực trạng này, bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư,
tư vấn niêm yết, tư vấn phát hành , để hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình
phát hành chứng khoán, các công ty chứng khoán cũng đã triển khai rất mạnh
nghiệp vụ tư vấn phát hành chứng khoán trong thời gian qua.
Đối với công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á, sau hơn năm năm hoạt động,
công ty đã tranh thủ mọi cơ hội và bằng nỗ lực vươn lên đã đạt được những
thành quả không nhỏ. Tạo nên sự thành công đó phải kể đến đóng góp của sự
phát triển rất khả quan của hoạt động tư vấn phát hành chứng khoán. Đây cũng là
một trong những nghiệp vụ trọng tâm, chủ đạo của công ty trong thời gian sắp
tới.
Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề, sau thời gian nghiên
cứu lý luận, tìm hiểu thực tế tại Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Á, cùng
với sự giúp đỡ của cô giáo - TS. Trần Thị Mộng Tuyết và các anh chị phòng Tư
vấn tài chính doanh nghiệp - Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Á, em đã
nghiên cứu đề tài: “Báo cáo phân tích và định giá cổ phiếu của Công ty cổ
phần Mía Đường 333 trong hoạt động tư vấn phát hành chứng khoán”.

1.Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài giải quyết những vấn đề sau:
Giới thiệu về hoạt động tư vấn phát hành chứng khoán của Công ty
TNHH một thành viên chứng khoán Ngân hàng Đông Á.
Phân tích Công ty cổ phần Mía Đường 333.
Định giá cổ phiếu S33.
2.Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá.
Nguồn dữ liệu thứ cấp là các Báo Cáo Tài chính do Công ty TNHH một thành
viên chứng khoán Ngân hàng Đông Á cung cấp, tạp chí, sách…
3.Pham vị nghiên cứu
Xã hội ngày càng phát triển thì hoạt động của các Công ty chứng khoán cũng vô
cùng đa dạng phong phú. Với những kiến thức có được trong suốt quá trình học
tập em chỉ nghiên cứu về mảng tư vấn phát hành cổ phiếu của Công ty Chứng
khoán Ngân hàng Đông Á trong ba năm gần đây ( 2007, 2008, 2009 và các quý
2010).
4.Nội dung
Chương 1_Lý luận tổng quan về phân tích và định giá cổ phiếu.
Chương 2_Thực trạng nghiệp vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp của công ty
Chứng khoán Ngân hàng Đông Á.
Chương 3_Ứng dụng vào việc phân tích và định giá Công ty cổ phần Mía Đường
333.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH
VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
1.1.Các khái niệm về chứng khoán
Theo điều 6 Luật chứng khoán Việt Nam 2006, chứng khoán là bằng chứng xác
nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sỡ hữu đối với tài sản hoặc phần vốn
của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút
toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:
Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng
tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.
Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở
hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
Trái phiếu là lại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở
hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành.
Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối
với một phần vốn góp của quỹ đại chúng.
Một công ty muốn chào bán chứng khoán ra công chúng thì theo Chương 2 điều
12 của Luật Chứng Khoán 2006, điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng
bao gồm:
Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ
mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
Hoạt đông kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi,
đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;
Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán
được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Khi thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng, chúng ta cần hiểu một số
thuật ngữ sau: Theo chương 1 điều 13, điều 14 của Luật Chứng Khoán năm 2006
có ghi:
Tổ chức phát hành là tổ chức thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng.
Tổ chức bảo lãnh phát hành là công ty chứng khoán được phép hoạt động bão
lãnh phát hành chứng khoán và ngân hàng thương mại được Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước chấp thuận bảo lãnh phát hành.
1.2.Phương pháp phân tích cổ phiếu
Trên thực tế có rất nhiều phương pháp phân tích cổ phiếu nhưng chung qui lại
chủ yếu có 2 phương pháp chính mà đây cũng là 2 trường phái khác nhau về
phân tích cổ phiếu:
1.2.1.Phân tích cơ bản
Phương pháp phân tích cơ bản là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các

nhân tố mang tính chất nền tảng có tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của
cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị nội tại của cổ phiếu trên thị trường.
Các nhân tố cơ bản cần nghiên cứu bao gồm: phân tích thông tin cơ bản về công
ty, phân tích báo cáo tài chính công ty, phân tích ngành mà công ty đang hoạt
động, và phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng chung đến giá cổ
phiếu.
Sau khi nghiên cứu, nhà phân tích có những dự đoán cho những chỉ tiêu quan
trọng như: thu nhập kỳ vọng, giá trị hợp lý của cổ phiếu, các đánh giá quan trọng
cũng như khuyến nghị mua bán cổ phiếu trên thị trường.
Cụ thể các nhân tố cần chú trọng vê phân tích cơ bản là:
• Khả năng lợi nhuận (hiện tại và ước đoán)
• Nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty
• Sức ép cạnh tranh và chính sách giá cả
• Kết quả sản xuất kinh doanh theo thời gian
• Kết quả SXKD so sánh với công ty tương tự và với thị trường
• Vị thế trong ngành
• Chất lượng quản lý
Trong thực tế tùy vào mục tiêu và khả năng phân tích mà nhà phân tích có thể sử
dụng một trong các mực độ phân tích nêu trên. Ví dụ: trong phân tích về công ty,
ta có thể sử dụng phương pháp phân tích phi tài chính, đó là đánh giá về bộ máy
quản lý doanh nghiệp, về nguồn lực, về khả năng phát triển sản phẩm mới,
… cũng như trong phân tích công ty, nhà phân tích có thể sử dụng cách tiếp cận
thường được gọi là phương pháp SWOT, với việc xác định và tập trung vào 4
khía cạnh của công ty:
• Điểm mạnh (Strengths)
• Điểm yếu (Weaknesses)
• Cơ hội (Opportunities)
• Thách thức (Threats)
Một cách phân tích nhanh về cổ phiếu, nhà đầu tư có thể phân loại cổ phiếu
thành 06 loại cơ bản dựa trên tính chất thu nhập mà nó mang lại là: cổ phiếu

hàng đầu (blue-chips), cổ phiếu tăng trưởng (ổn định và bùng nổ), cổ phiếu
phòng vệ, cổ phiếu chu kỳ, cổ phiếu thời vụ.
Riêng trong mức độ cốt lõi nhất và cũng khó khăn nhất là phân tích cổ phiếu, bản
chất của phương pháp phân tích cơ bản ở đây là việc định giá cổ phiếu nhằm dự
đoán giá trị nội tại của cổ phiếu đó. Với mục tiêu này, thông thường có 04
phương pháp định giá cổ phiếu là:
• Phương pháp định giá dựa trên luồng cổ tức
• Phương pháp định giá dựa trên luồng tiền
• Phương pháp định giá dựa trên hệ số P/E
• Phương pháp định giá dựa trên tài sản ròng.
1.2.2.Phân tích kỹ thuật
Là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch
của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung cầu đối với cổ phiếu để chỉ ra
cách ứng xử trước mắt đối với giá cả, tức là chỉ cho nhà phân tích thời điểm nên
mua vào, bán ra hay giữ nguyên cổ phiếu trên thị trường.
Nhà phân tích kỹ thuật chủ yếu dựa vào nghiên cứu biến động giá thị trường của
cổ phiếu, và tập trung nhấn mạnh vào những biến động về giá và về khối lượng
giao dịch cũng như các xu hướng của trong tương lai của cổ phiếu đó.
Để thực hiện được phân tích kỹ thuật, cần có các giả định mấu chốt là:
• Hành vi của bất kỳ cổ phiếu nào, hoặc của cả thị trường cổ phiếu, đều có
thể liên quan đến xu hướng diễn biến theo thời gian, trong đó xu hướng là
phương hướng chính đi lên hay đi xuống của cổ phiếu (hoặc cả thị trường
cổ phiếu)
• Biến động giá không phải là ngẫu nhiên mà chúng xảy ra dưới các dạng
thức có thể được phân tích để dự đoán biến động tương lai
• Biến động thị trường được phản ánh tất cả trong giá cổ phiếu
• Lịch sử được lặp lại do bản chất của con người (nhà đầu tư) là không đổi
nên sẽ lặp lại những hành vi giống nhau trước những tình huống tương tự,
và điều đó dẫn đến các xu hướng giá cả lặp lại.
Để thực hiện phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư phải dựa vào hình ảnh các đồ thị,

trong đó trục tung biểu thị giá cổ phiếu và trục hoành biểu thị đường thời gian,
với nhiều dạng như đồ thị đường thẳng (line chart), đồ thị dạng vạch (bar chart),
hoặc đồ thị hình nến (candlestick chart). Thông qua đó, nhà phân tích kỹ thuật sử
dụng các chỉ báo phân tích kỹ thuật thông dụng như đường xu thế, kênh xu thế,
mức hỗ trợ, mức kháng cự, điểm đột phá, đường trung bình động, chỉ số sức
mạnh tương đối, dải Bollinger
Các phương pháp và công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển và trở nên thịnh
hành chỉ từ đầu thế kỷ trước với sự nổi bật của lý thuyết Dow (của ông Charles
Dow) với các ý tưởng phân tích được đăng tải lần đầu tiên trên tạp chí Wall
Street Journal. Lý thuyết Dow đến nay vẫn được coi là nền tảng cho phương
pháp phân tích kỹ thuật với các chỉ báo quan trọng nhất.
Nhà phân tích kỹ thuật thậm chí có thể phân tích đồ thị mà không cần biết đó là
cổ phiếu gì, với điều kiện các thông tin giao dịch là đúng và bao quát một thời
gian đủ để họ có thể nghiên cứu các hành vi trên thị trường. Họ có thể mua bán
một loại chứng khoán mà không cần biết về công ty, về ngành nghề, về sản phẩm
của công ty cung cấp ra thị trường. Tuy vậy, chỉ những chuyên gia phân tích có
kinh nghiệm mới đủ khả năng thực hành các loại giao dịch chứng khoán này.
So sánh hai phương pháp
Phân tích cơ bản như nêu trên hoàn toàn dựa vào các yếu tố đầu vào và khả năng
phân tích mang tính chủ quan. Vì vậy, cùng một cổ phiếu có thể có nhiều kết quả
nhận định và phân tích khác nhau, và phân tích cơ bản thường được coi là bỏ qua
yếu tố tâm lý đầu tư. Tuy nhiên, phân tích cơ bản là phương pháp hàng đầu và
không thể thiếu được trong phân tích đầu tư cổ phiếu và làm cơ sở tương đối
vững chắc cho việc ra các quyết định đầu tư.
Về phía phân tích kỹ thuật, do phương pháp này dựa vào diễn biến hành vi của
cổ phiếu, nên đó là những công cụ ngắn hạn và không nên được dùng cho phân
tích dài hạn. Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật cũng thu hút được một số lượng đáng
kể nhà đầu tư tin dùng. Ở nhiều nước, các nhà phân tích theo trường phái phân
tích kỹ thuật thường hội tụ trong Hiệp hội các nhà phân tích kỹ thuật thị trường
(Market Technicians Association) và cũng tổ chức các kỳ thi chuẩn hóa phân

tích kỹ thuật theo các chương trình được gọi tên là CMT (Chartered Market
Technician).
Dưới góc độ đầu tư, việc kết hợp cả hai phương pháp phân tích cơ bản và phân
tích kỹ thuật dường như có thể đem lại những kết quả phối hợp tốt nhất. Điều đó
đòi hỏi sự thời gian, sự am hiểu, trình độ phân tích đáng kể của nhà đầu tư và đó
là một công việc không thực sự dễ dàng.
1.3.Phương pháp định giá cổ phiếu
Định giá là việc xác định giá trị nội tại hay giá trị hợp lý của doanh nghiệp để
phục vụ cho công việc sau:
Đưa ra các quyết định đầu tư mua – bán – nắm giữ cổ phiếu;
Chia tách, sáp nhập doanh nghiệp;
Cổ phần hóa;
Phát hành chứng khoán.;
Trên thực tế có rất nhiều phương pháp định gía cổ phiếu và mỗi chuyên viên tài
chính sử dụng các phương pháp khác nhau thì luôn cho những kết quả khác nhau
kể cả sử dụng cùng một phương pháp định giá, do đó dưới góc độ nghiên cứu
của chuyên đề này tôi xin trình bày các phương pháp định giá như sau:
1.3.1.Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF).
Lý thuyết chiết khấu dòng tiền phát biểu rằng giá trị của tất cả dòng tiền tạo ra tài
sản bao gồm từ những thu nhập cố định cho đến các khoản đầu tư đối với toàn bộ
doanh nghiệp thực ra chính là giá trị hiện tại của dòng tiền mong đợi trong tương
lai được chiết khấu về hiện tại với một chiết khấu hợp lý. Đối với định giá doanh
nghiệp thì người ta hay dùng khái niệm dòng tiền tự do. Mức chiết khấu hợp lý
đối với doanh nghiệp chính là chi phí sử dụng vốn trung bình (WACC) của chính
doanh nghiệp đó.
Công thức thường dùng là:
P
0
+ +……+ +
Trong đó:

P
0
: Giá cổ phiếu hiện tại.
D: Dòng tiền tự do, tức là cổ tức vào năm thứ i
P
n
: Giá cổ phiếu vào năm thứ n.
r: Lãi suất chiết khấu.
Nói cách khác, giá cổ phiếu hiện tại là giá trị quy về hiện tại của toàn bộ cổ tức
trong tương lai. Như vậy, P
o
được tính theo công thức tổng quát nhu sau:
Trong đó:
D
t
: Dòng tiền năm thứ i
r: Lãi suất chiết khấu.
Tiến hành thực hiện phương pháp trong thực tế, hoặc ngay cả khi từng định giá
1 vài doanh nghiệp niêm yết thì điều quan trọng nhất khi áp dụng DCF là xác
định được tỷ lệ tăng trưởng g (liệu DN sẽ có mức độ tăng trưởng là bao nhiêu, và
qua các năm thì sẽ lại khác nhau, số liệu này đa phần là do chủ quan người phân
tích, để tính ra được g là bao nhiêu là do cách tính riêng có của mỗi người và
không có công thức chuẩn cho nó.
Với suất chiết khấu, tôi thường lấy bằng lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5
năm tương ứng. (Nguồn: Website của NH nhà nước).
Theo DCF thì để xác định được giá trị của doanh nghiệp cần phải xác định
khoảng thời gian dự báo (thường là 5-10 năm đối với các doanh nghiệp đã tương
đối vững mạnh) rồi ước lượng các dòng tiền tự do, xác định mức chiết khấu hợp
lý, ước đóan mức tăng trưởng của doanh nghiệp và xác định giá trị còn lại vào
cuối kỳ dự báo.

Lấy giá trị hiện tại PV chia cho số cổ phần đang lưu hành của doanh nghiệp ta sẽ
được giá trị hợp lý của mỗi cổ phần.
1.3.2.Phương pháp chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu (FCFE).
Mô hình này cũng không khác biệt nhiều so với mô hình DCF truyền thống. Trên
thực tế, có một cách để ta mô tả mô hình FCFE: đó là một mô hình trong đó
chúng ta chiết khấu cổ tức tiềm năng thay vì cổ tức thực tế.
Khi thay thế cổ tức bằng FCFE để định giá, ta không chỉ đơn thuần thay thế ngân
lưu bằng một ngân lưu khác. Chúng ta cần ngầm giả định rằng FCFE sẽ được chi
trả cho cổ đông.
Thật ra, mô hình FCFE, khi được sử dụng trong một công ty cổ phần đại chúng,
ngầm giả định rằng công ty có một hệ thống quản trị nội bộ mạnh.
Kết quả định giá sẽ bằng giá trị hiện tại của dòng tiền thuần trong tương lai.
Như vậy, ta có công thức tổng quát như sau:
P
0
: Giá cổ phiếu.
k: Lãi suất chiết khấu.
FCFE = EAT + khấu hao- Thay đổi TSCĐ và ĐTDH- Thay đổi VLĐ + Thay
đổi nợ vay.
Trong đó:
EAT: Lợi nhuận sau thuế.
Thay đổi TSCĐ và ĐTDH: Thay đổi trong Tài sản cố định và đầu tư dài
hạn.
Thay đổi VLĐ: Thay đổi Vốn lưu động.
Mô hình FCFE phân rõ ràng giữ VCSH (Vốn Chủ Sở Hữu) và Nợ.
P
cp
= P
0
/ SLCPLH

Trong đó:
SLCPLH: Số lượng cổ phiếu lưu hành.
Ngoài ra ta có các biến thể của FCFE như sau:
Giả định thứ nhất

=
+
=
N
t
t
e
t
k
FCFE
P
1
)1(
Mô hình FCFE tăng trưởng không đổi được xây dựng để định giá khi mà doanh
nghiệp đang trong quá trình tăng trưởng với một tốc độ ổn định và ta có thể nói
doanh nghiệp rơi vào trạng thái dừng. Nhưng trên thực tế thì điều này khó có thể
xảy ra bởi vì do những yếu tố vĩ mô, các điều kiện kinh tế xã hội, chính trị, tốc
độ tăng trưởng nền kinh tế… tác động rất lớn vào doanh nghiệp và vì vậy làm
cho doanh nghiệp không thể tăng trưởng bất biến.
Dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu tăng dần hàng năm với tốc độ là g% ( với g < r )
Và t  ∞
Vậy, ta có công thức tổng quát để tính toán như sau:
V
0
Trong đó:

V
0
: Giá trị doanh nghiệp đối với vốn chủ sở hữu.
Giả định thứ hai
Mô hình tăng trưởng hai giai đoạn được xây dựng để định giá một công ty mà
giai đoạn đầu dự kiến tăng trưởng nhanh hơn so với một công ty đã trưởng
thành , rồi sau đó tốc độ tăng trưởng ổn định. Trong mô hình này, giá trị cổ phiếu
là giá trị hiện tại của FCFE trên một năm trong giai đoạn tăng trưởng bất thường
cộng với giá trị hiện tại của giá trị kết thúc vào cuối thời giai đoạn.
Dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu hàng năm tăng không đều nhau đến năm thứ n,
từ năm n+1 trở đi tăng với tốc độ ổn định là g%, t∞ và g < r.
Vậy, ta có công thức cho giai đoạn này như sau:
V
0
V
n
Trong đó:
V
n
: Giá trị doanh nghiệp đối với chủ sở hữu năm n.
1.3.3.Phương pháp chiết khấu dòng tiền doanh nghiệp (FCFF).
Trong phương pháp này, chúng ta bắt đầu định giá bằng cách loại bỏ giá trị thị
trường của những quyền lợi không thuộc vốn chủ sở hữu trong ước tính này, ta
thu được giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Ngân lưu được chiết khấu là
ngân lưu đi vào doanh nghiệp, được tính như thể doanh nghiệp không có nợ và
không được hưởng lợi ích thuế từ chi phí lãi vay.
Ngoài ra, để định giá thì ta phải chiết khấu ngân lưu tự do FCFF theo chi phí vốn
bình quân WACC. Ẩn trong giá trị này là lợi ích thuế nhờ có nợ vay và rủi do dự
kiến tăng thêm kèm theo nợ dưới dạng chi phí vốn chủ sở hữu và nợ cao hơn, với
tỷ lệ nợ lớn hơn. Cũng như mô hình chiết khấu cổ tức và FCFE, cách áp dụng cụ

thể của mô hình này sẽ phụ thuộc vào những giả định vào tăng trưởng trong
tương lai.
P
0
: Giá trị công ty.
k: Lãi suất chiết khấu.
FCFF = EAT + khấu hao- Thay đổi TSCĐ và ĐTDH- Thay đổi VLĐ + chi phí
lãi vay.
Trong đó:
EAT: Lợi nhuận sau thuế.
Thay đổi TSCĐ và ĐTDH: Thay đổi trong tài sản cố định và đầu tư dài
hạn.

=
+
=
N
t
t
e
t
k
FCFF
P
1
0
)1(
Thay đổi VLĐ: Thay đổi Vốn lưu động.
Mô hình FCFF xem nguồn vốn đồng nhất, không phân biệt giữa VCSH và Nợ
P

cp
= (P
0
-Nợ)/ SLCPLH
Trong đó:
SLCPLH: Số lượng cổ phiếu lưu hành.
1.3.4.Phương pháp P/E
Phương pháp này dựa trên giá trị của doanh nghiệp tương đương hoặc có thể so
sánh để tìm ra giá trị của doanh nghiệp cần định giá. Nó chỉ được áp dụng khi có
thị trường chứng khoán phát triển, có nhiều doanh nghiệp tương đương đang
được niêm yết và giao dịch trên thị trường.
P/E
Giá mỗi cổ phiếu = P/E x Thu nhập trên mỗi cổ phiếu đó (EPS).
Hệ số này cho nhà đầu tư biết họ phải trả giá bao nhiêu cho mỗi đồng thu nhập
của một cổ phiếu. Và bằng cách nghịch đảo của tỷ số P/E (lấy 1 chia cho P/E),
nhà đầu tư có thể xác định được tỷ suất lợi nhuận tương đối trên khoản đầu tư
của họ.
Và chỉ số P/E cũng chỉ thực sự có ý nghĩa trong việc xác định giá cổ phiếu khi
thị trường chứng khoán đã phát triển tương đối với nhiều công ty cùng ngành
nghề, cùng quy mô được niêm yết. Khi đó, chỉ cần nhân hệ số P/E với lợi nhuận
mỗi cổ phiếu là có thể xác định một cách tương đối giá trị của cổ phiếu (P
0
= P/E
x EPS). Đây là cách xác định giá cổ phiếu thường nhanh nhất và đơn giản nhất.
Theo phương pháp định giá này, về mặt lý thuyết chúng ta có thể áp dụng một
trong hai cách sau:
Lấy P/E bình quân toàn ngành mà công ty đó tham gia hoặc P/E của một công ty
có cổ phiếu được giao dịch rộng rãi có cùng tỷ lệ lợi nhuận, độ rủi ro và mức
tăng trưởng tương tự nhân với EPS của công ty cần định giá.
Đối với công ty có tốc độ tăng trưởng đều đặn, P/E được tính theo công thức sau:

P/E=[(1-b)*(1+g)]/(r-g)
Trong đó,
b là tỷ lệ thu nhập giữ lại, bằng [1-(Cổ tức/EPS)].
g là tốc độ tăng trưởng cổ tức, g = b. ROE
ROE ( tỉ suất sinh lợi trên vốn cổ phần)= EPS/ giá trị sổ sách mỗi cổ phần.
r = (cổ tức năm sau/P
0
) + g
P/E của các loại công ty trong các ngành nghề khác nhau thì khác nhau. Các nhà
đầu tư thường quan tâm đến những công ty có chỉ số P/E cao vì họ nghĩ rằng
công ty có tiềm năng phát triển trong tương lai. . Tuy nhiên, cũng có trường hợp
P/E cao không phải do giá thị trường của cổ phần hiện tại cao mà do EPS đang ở
mức thấp (thường gặp ở các công ty mới tăng trưởng).
Phương pháp này chỉ ra mức giá cổ phiếu hiện tại theo quan điểm lợi nhuận của
cổ phiếu
Tỷ số P/E của công ty lớn tại nhiều quốc gia phát triển được công bố hàng ngày
trên các tờ báo chuyên ngành và trên internet.
1.4.Ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp.
Ưu điểm Nhược điểm
1.Phương pháp chiết
khấu dòng tiền DCF
Đây là mô hình đầu
tiên tiếp cận trực tiếp các
khoản thu nhập dưới hình
thức lợi tức cổ phần.
Phương pháp này đặc
biệt phù hợp với quan
Việc dự báo cổ tức
không hề dễ dàng.
Phụ thuộc vào chính

sách chia cổ tức của công
ty trong tương lai.
điểm nhìn nhận và đánh
giá giá trị doanh nghiệp
của các nhà đầu tư thiểu
số.
2.Phương pháp dựa vào
dòng tiền tự do ( FCFE
& FCFF).
Doanh nghiệp được coi
như một dự án đầu tư
đang triển khai, mỗi nhà
đầu tư nhìn nhận tương
lai của dự án này khác
nhau.
Nó chỉ ra những cơ sở
để mỗi nhà đầu tư có thể
tùy ý mà phát triển
những ý tưởng của mình
nếu họ sở hữu doanh
nghiệp.
Giải thích rõ vì sao
doanh nghiệp này lại có
giá trị cao hơn doanh
nghiệp kia.
Khó khăn trong dự báo
các tham số trong mô
hình.
Đối với các doanh
nghiệp không có chiến

lược phát triển không rõ
ràng thì khó áp dụng
phương pháp này.
3.Phương pháp P/E Cho kết quả nhanh
chóng để ra quyết định
kịp thời.
Phương pháp này dựa
trên cơ sở giá thị trường.
Mang nặng tính kinh
nghiệm.
Phương pháp này cũng
không đưa ra được những
cơ sở để các nhà phân
tích, đánh giá về khả
năng tăng trưởng và rủi
ro tác động tới giá trị
doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG
ĐÔNG Á.
2.1.Giới thiệu về CTCK Ngân Hàng Đông Á
2.1.1.Giới thiệu chung về CTCK Ngân Hàng Đông Á.
Tên giao dịch : Công ty Chứng khoán Ngân Hàng Đông Á
Tên tiếng Anh : DongA Securities Co., Ltd.
Logo :
Email :
Website : www.das.vn
Địa chỉ : 56-58 Nguyễn Công Trứ, Quận1, TP.HCM
Điện thoại : (+848) 3821 8666
Fax : (+848) 3821 8713

Ngày thành lập : 20 tháng 05 năm 2003
Vốn điều lệ : 500
t
ỷ đồng
Các sự kiện đáng nhớ:
Ngày 20 tháng 05 năm 2003, Uỷ ban chứng khoán
Nh
à Nước cấp
giấy phép kinh doanh số 12/GPHĐKD cho công ty TNHH Một thành viên
Chứng khoán Ngân
h
àng Đông Á.
Ngày 25/08/2004 Công ty
Ch
ứng khoán Ngân
h
àng Đông Á trở thành
thành viên của Sở Giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh.
Ngày 13/09/2006
Ch
ủ tịch UBCKNN
đ
ã ký Quyết định số
574/QĐ
-UBCK về việc chấp thuận cho Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á
thành
l
ập chỉ nhánh tại
H
à Nội.

Ngày 21/11/2007
Ch
ủ tịch UBCKNN ban hành Quyết định số
640/QĐ
-UBCK về việc chấp thuận cho Công ty Chứng khoán Ngân
h
àng Đông Á
thành
l
ập chi nhánh Đông
S
ài Gòn.
Ngày 28/04/2009, Công ty TNHH
M
ột thành viên Chứng khoán
Ngân
h
àng Đông Á công bố thông tin về việc đổi
t
ên và địa chỉ Chi nhánh Đông
S
ài Gòn của Công ty (căn cứ
v
ào Quyết định số
250/QĐ
-UBCK ngày
23/4/2009
c
ủa Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán
Nh

à nước), cụ thể như sau:
Tên Chi nhánh cũ: Chi nhánh Đông
S
ài Gòn - Công ty TNHH Một
thành viên Chứng khoán Ngân
h
àng Đông Á.
Tên Chi nhánh
m
ới: Chi nhánh Chợ Lớn - Công ty TNHH
M
ột
thành viên Chứng khoán Ngân
h
àng Đông Á.
Đông Á hiện là công ty chứng khoán có qui mô vốn và tiềm lực tài chính thuộc
một trong những công ty chứng khoán mạnh nhất Việt Nam. Không chỉ luôn
thuộc nhóm dẫn đầu về kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm, Đông Á luôn
duy trì và khẳng định sự ưu việt trên thị trường bởi sự ưu thế của toàn định chế
Đông Á cũng như chất lượng dịch vụ, cùng với hạ tầng công nghệ thông tin hiện
đại nhất.
Với thế mạnh của một định chế tài chính uy tín tại Việt Nam bao gồm Ngân
Hàng -Chứng Khoán - Quản lý quỹ, Đông Á cung cấp các dịch vụ tài chính
doanh nghiệp, dịch vụ chứng khoán chuyên biệt và các dịch vụ quản lý quỹ phù
hợp nhất, hoàn hảo nhất đáp ứng yêu cầu cho tất cả khách hàng, từ doanh nghiệp
quốc doanh tới doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, từ các nhà đầu tư cá
nhân cho đến các nhà đầu tư tổ chức.
Ngoài ra, năng lực và kinh nghiệm của Đông Á còn được chứng minh qua các
hợp đồng tư vấn tài chính lớn với các tổ chức tài chính, Tổng Công ty có tên
tuổi. Các hợp đồng tư vấn bão lãnh phát hành của Đông Á đã thực hiện gây tiếng

vang trên thị trường cả về quy mô hợp đồng cũng như quy trình thực hiện
chuyên nghiệp, điển hình là thực hiện cổ phần hóa trọn gói Tổng Công ty Cổ
phần Bảo Minh -Tổng Công ty thuộc khối định chế tài chính lớn nhất nước về
lĩnh vực Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ.

×