Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Thu th ập và lưu giữ một số giống đậu xanh tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.98 KB, 64 trang )

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM




PHẠM THANH XUÂN




Tên đề tài:

“THU THẬP VÀ LƯU GIỮ MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU XANH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Hệ đào tạo : Liên thông chính quy
Chuyên ngành : Trồng trọt
Khoa : Nông học
Khóa học : 2013 - 2015







THÁI NGUYÊN - 2014
ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM




PHẠM THANH XUÂN




Tên đề tài:

“THU THẬP VÀ LƯU GIỮ MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU XANH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Liên thông chính quy
Chuyên ngành : Trồng trọt
Khoa : Nông học
Lớp : K9LT - TT
Khóa học : 2013 - 2015
Giảng viên hướng dẫn: Th.S. Lê Thị Kiều Oanh






THÁI NGUYÊN - 2014
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập của mỗi sinh viên ở các trường Đại học,
thực tập tốt nghiệp là thời gian không thể thiếu được. Đây chính là thời gian
để mỗi sinh viên có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học được trên lý
thuyết vận dụng vào trong thực tiễn sản xuất. Đồng thời đây cũng là thời gian
sinh viên củng cố lại những kiến thức đã học để khi ra trường thành một kỹ sư
có chuyên môn, có đầy đủ năng lực góp phần vào sự nghiệp phát triển nông
thôn nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và sự đồng ý của nhà trường,
ban chủ nhiệm khoa Nông học, tôi đã tiến hành thực tập tại trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên với tên đề tài:
“Thu thập và lưu giữ một số giống đậu xanh tại trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên”.
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các thầy cô giáo trong khoa Nông
học. Đặc biệt sự hướng dẫn tận tình của cô giáo: Th.S.Lê Thị Kiều Oanh.
Cảm ơn phòng Thực hành sinh lý, sinh hóa khoa Nông học và các bạn
lớp K9-LT Trồng trọt đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Do thời gian hạn hẹp đề tài tốt nghiệp này chắc chắn sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong sự đóng góp ý của các thầy cô giáo
trong khoa và các bạn để bản báo cáo của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên



Phạm Thanh Xuân

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng tới năng suất đậu xanh 11
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu xanh hàng năm của thế giới giai
đoạn 2000-2011 19
Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của Thế giới về diện tích, năng
suất và sản lượng đậu xanh giai đoạn 2000-2011 20
Bảng 2.4. Diện tích gieo trồng đậu xanh của một số nước trên Thế giới năm 2013 20
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất đậu xanh của tỉnh Thái Nguyên trong những
năm gần đây 25
Bảng 3.1: Nguồn gốc các giống đậu xanh thí nghiệm vụ Xuân năm 2014 26
Bảng 4.1. Diễn biến thời tiết khí hậu Thái Nguyên vụ Xuân năm 2014 32
Bảng 4.2: Một số giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống đậu xanh thí
nghiệm vụ Xuân Hè năm 2014 34
Bảng 4.3. Một số đặc điểm sinh trưởng chính của các giống đậu xanh 36
Bảng 4.4: Một số đặc điểm hình thái của các giống đậu xanh thí nghiệm 37
Bảng 4.5: Một số đặc điểm thực vật học của các giống đậu xanh 38
Bảng 4.6. Chỉ số diện tích lá của các số giống đậu xanh thí nghiệm 40
Bảng 4.7. Khả năng tích lũy chất khô của thân, lá qua một số giai đoạn sinh trưởng
của các giống đậu xanh 41
Bảng 4.8. Số lượng và khối lượng nốt sần ở thời kỳ hoa rộ và chắc xanh 42
Bảng 4.9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống
đậu xanh 44
Bảng 4.10. Khả năng chống chịu đối với điều kiện thời tiết của 47
các giống đậu xanh tham gia thí nghiệm 47
Bảng 4.11. Diễn biến tỷ lệ hại của sâu cuốn lá của các giống đậu xanh tham
gia thí nghiệm 48
Bảng 4.12. Diễn biến tỷ lệ hại của sâu đục quả của các giống đậu xanh tham

gia thí nghiệm 50
DANH MỤC HÌNH
Trang
Biểu đồ 4.1. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống đậu xanh
tham gia thí nghiệm 46
Biểu đồ 4.2. Diễn biến tỷ lệ hại của sâu cuốn lá của các giống đậu xanh tham
gia thí nghiệm 49
Biểu đồ 4.3. Diễn biến tỷ lệ hại của sâu đục quả của các giống đậu xanh tham
gia thí nghiệm 51

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CSDTL : Chỉ số diện tích lá
CV : Hệ số biến động
FAO : Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc
KNTLVCK: Khả năng tích lũy vật chất khô
LSD : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
M
1000
hạt : Khối lượng 1000 hạt
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
TB : Trung bình
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập của mỗi sinh viên ở các trường Đại học,
thực tập tốt nghiệp là thời gian không thể thiếu được. Đây chính là thời gian
để mỗi sinh viên có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học được trên lý
thuyết vận dụng vào trong thực tiễn sản xuất. Đồng thời đây cũng là thời gian
sinh viên củng cố lại những kiến thức đã học để khi ra trường thành một kỹ sư

có chuyên môn, có đầy đủ năng lực góp phần vào sự nghiệp phát triển nông
thôn nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và sự đồng ý của nhà trường,
ban chủ nhiệm khoa Nông học, tôi đã tiến hành thực tập tại trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên với tên đề tài:
“Thu thập và lưu giữ một số giống đậu xanh tại trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên”.
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các thầy cô giáo trong khoa Nông
học. Đặc biệt sự hướng dẫn tận tình của cô giáo: Th.S.Lê Thị Kiều Oanh.
Cảm ơn phòng Thực hành sinh lý, sinh hóa khoa Nông học và các bạn
lớp K9-LT Trồng trọt đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Do thời gian hạn hẹp đề tài tốt nghiệp này chắc chắn sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong sự đóng góp ý của các thầy cô giáo
trong khoa và các bạn để bản báo cáo của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên


Phạm Thanh Xuân

Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
4.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên vụ Xuân năm 2014 32
4.2. Kết quả nghiên cứu một số giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu xanh thí
nghiệm 34
4.2.1. Thời gian từ gieo đến mọc của các giống đậu xanh thí nghiệm. 34
4.2.2. Thời gian từ gieo đến ra hoa của các giống đậu xanh thí nghiệm 35
4.2.3. Đặc điểm ra hoa của các giống đậu xanh 35
4.2.4. Thời gian từ gieo đến khi quả chín của các giống đậu xanh thí nghiệm vụ
Xuân năm 2014 35

4.3. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của các giống đậu xanh thí
nghiệm 36
4.3.1. Một số đặc điểm sinh trưởng chính của các giống đậu xanh 36
4.3.2. Sinh trưởng chiều cao cây của các giống đậu xanh 37
4.3.3. Một số đặc điểm thực vật học của các giống đậu xanh 38
4.4. Các chỉ tiêu sinh lý của các giống đậu xanh tham gia thí nghiệm 39
4.4.1. Chỉ số diện tích lá của một số giống đậu xanh 39
4.4.2. Khả năng tích lũy chất khô qua một số giai đoạn sinh trưởng của
đậu xanh 41
4.4.3. Số lượng và khối lượng nốt sần của các giống đậu xanh thí nghiệm 42
4.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các giống đậu xanh 43
4.6. Khả năng chống chịu của các giống đậu xanh tham gia thí nghiệm 46
4.6.1. Đánh giá khả năng chống chịu đối với điều kiện thời tiết của các giống
đậu xanh tham gia thí nghiệm 46
4.6.2. Diễn biến tình hình sâu cuốn lá của các giống đậu xanh tham gia
thí nghiệm 48
4.6.3. Diễn biến tình hình sâu đục quả của các giống đậu xanh tham gia
thí nghiệm 49
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52
5.1.KẾT LUẬN 52
5.2.ĐỀ NGHỊ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

1
Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đậu xanh (Vigna radiata Wilczek) là một trong ba cây đậu đỗ chính
trong nhóm cây đậu ăn hạt. Đậu xanh cũng chính là cây trồng đóng vai trò quan

trọng trong nền nông nghiệp của nhiều nước trong đó có Việt Nam [4][8].
Đậu xanh thuộc nhóm cây đậu đỗ, thực phẩm giàu hyđratcacbon với hàm
lượng trung bình 40-47% so với trọng lượng khô của hạt. Đặc biệt khi bột đậu
xanh được tinh chế thì thành phần dinh dưỡng của nó được tăng lên đáng kể
60% protein, 1,8% lipit, 27,64% hyđratcacbon. Các khoáng chất (Na, K, Mg)
cũng được tăng lên đáng kể so với ban đầu. Chính vì lẽ đó sản phẩm từ đậu
xanh càng phong phú (bánh, kẹo, bột đậu xanh, miến đậu xanh…). Tùy theo
công nghệ sản xuất và thị hiếu người tiêu dùng mà có các mặt hàng có sức
hấp dẫn khác nhau [6].
Đậu xanh cũng là một cây làm thuốc có tác dụng giải nhiệt, giải bách
độc, hạt đậu xanh chữa được bệnh đái tháo đường, dùng làm bột dinh dưỡng
cho trẻ nhỏ, người già yếu, đau ốm. Do vậy đậu xanh có biệt danh là “Nam
thuốc thần hiệu”[6].
Bên cạnh giá trị dinh dưỡng cho con người, đậu xanh còn là nguồn thức
ăn phong phú phục vụ cho chăn nuôi gia súc. Thân, lá, rễ chứa hàm lượng
dinh dưỡng khá cao. Đây cũng là yếu tố giúp ngành chăn nuôi phát triển.
Trồng đậu xanh không những cung cấp nguồn thực phẩm giàu đạm đáp
ứng nhu cầu về dinh dưỡng của con người và vật nuôi, mà còn có tác dụng cải
tạo, bồi dưỡng đất do rễ của cây đậu xanh có các nốt sần chứa một số loài sinh
vật cố định đạm sống cộng sinh. Đất sau khi trồng đậu xanh xong sẽ tơi xốp, tốt
lên nhờ có thêm một lượng đạm vi sinh vật cố định đạm trên nốt sần của bộ rễ đã
lấy từ khí trời được tích lũy cung cấp cho cây và để lại trong đất. Tuy nốt sần của

2
cây đậu xanh ít và bé hơn cây lạc và đậu tương nhưng hàng năm cây đậu xanh để
lại cho đất một lượng đạm từ 30-70kgN/ha, tương đương với 152kg đạm Ure
(Subrac, 1975). Sau khi thu hoạch cây đậu xanh còn để lại cho đất 5-10 tấn phân
xanh/ha/vụ. Vì vậy cây đậu xanh được coi là cây cải tạo đất [4].
Tình hình sản xuất, tiêu thụ và chế biến đậu xanh ở nước ta đang có
chiều hướng gia tăng nhờ khai thác được một số ưu điểm quan trọng của đậu

xanh. Đó là khả năng cung cấp dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa, khả năng cải tạo
đất nhờ nấm cộng sinh của vi khuẩn nốt sần với hệ rễ. Cây đậu xanh là cây
trồng ngắn ngày dễ luân canh, xen canh.
Tỉnh Thái Nguyên là một điển hình của Trung du miền núi phía Bắc.
Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy dần theo hướng Bắc - Nam và thấp
dần xuống phía Nam. Diện tích đất tự nhiên chủ yếu được hình thành do sự
phong hóa trên đá macma, đá biến chất và trầm tích. Do vậy tỉnh Thái
Nguyên có nhiều tiềm năng mở rộng diện tích trồng cây đậu xanh trên những
chân đất một vụ, đất chiêm xuân bỏ hóa, đất bãi, đất trồng cây lâu năm ở giai
đoạn kiến thiết cơ bản như, cây ăn quả.
Tuy nhiên năng suất đậu xanh của nước ta còn thấp chỉ đạt 4,5-6,8 tạ/ha
do bộ giống đậu xanh còn nghèo nàn, đồng thời các biện pháp kỹ thuật chưa
được người nông dân áp dụng và đầu tư. Xuất phát từ yêu cầu sản xuất nông
nghiệp bền vững, hiểu được vai trò của lớp thực vật trong cải tạo và bồi
dưỡng đất chống xói mòn, làm cho đất màu mỡ hơn, kiểm soát cỏ dại, tăng
năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho người dân. Vì vậy, chúng tôi thực
hiện đề tài “Thu thập và lưu giữ một số giống đậu xanh tại trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Thu thập và đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống
đậu xanh tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3
- Lựa chọn giống đậu xanh có triển vọng, phục vụ cho sản xuất tại địa
phương.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của các giống đậu xanh.
- Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống
đậu xanh.
- Đánh giá khả năng chống chịu của các giống đậu xanh.

1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập
Giúp cho sinh viên áp dụng những kiến thức khoa học đã được tích lũy
trong quá trình học tập vào thực tiễn sản xuất. Bên cạnh đó, giúp cho sinh
viên làm quen với nghiên cứu khoa học.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Từ kết quả theo dõi, thực hiện đề tài giúp chọn được giống đậu xanh
phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết và đất đai của Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên và các vùng lân cận.








DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng tới năng suất đậu xanh 11
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu xanh hàng năm của thế giới giai
đoạn 2000-2011 19
Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của Thế giới về diện tích, năng
suất và sản lượng đậu xanh giai đoạn 2000-2011 20
Bảng 2.4. Diện tích gieo trồng đậu xanh của một số nước trên Thế giới năm 2013 20
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất đậu xanh của tỉnh Thái Nguyên trong những
năm gần đây 25
Bảng 3.1: Nguồn gốc các giống đậu xanh thí nghiệm vụ Xuân năm 2014 26
Bảng 4.1. Diễn biến thời tiết khí hậu Thái Nguyên vụ Xuân năm 2014 32
Bảng 4.2: Một số giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống đậu xanh thí

nghiệm vụ Xuân Hè năm 2014 34
Bảng 4.3. Một số đặc điểm sinh trưởng chính của các giống đậu xanh 36
Bảng 4.4: Một số đặc điểm hình thái của các giống đậu xanh thí nghiệm 37
Bảng 4.5: Một số đặc điểm thực vật học của các giống đậu xanh 38
Bảng 4.6. Chỉ số diện tích lá của các số giống đậu xanh thí nghiệm 40
Bảng 4.7. Khả năng tích lũy chất khô của thân, lá qua một số giai đoạn sinh trưởng
của các giống đậu xanh 41
Bảng 4.8. Số lượng và khối lượng nốt sần ở thời kỳ hoa rộ và chắc xanh 42
Bảng 4.9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống
đậu xanh 44
Bảng 4.10. Khả năng chống chịu đối với điều kiện thời tiết của 47
các giống đậu xanh tham gia thí nghiệm 47
Bảng 4.11. Diễn biến tỷ lệ hại của sâu cuốn lá của các giống đậu xanh tham
gia thí nghiệm 48
Bảng 4.12. Diễn biến tỷ lệ hại của sâu đục quả của các giống đậu xanh tham
gia thí nghiệm 50

5
Vì vậy, vấn đề cần đặt ra là cần tìm hiểu mối quan hệ giữa đặc điểm sinh
lý, hóa sinh và sinh học phân tử liên quan đến tính trạng chống chịu của cây
đậu xanh. Trên cơ sở đó có định hướng cho công tác chọn tạo giống cải tạo
giống phù hợp nhằm tạo được các giống đậu xanh có khả năng chống chịu tốt
và cho năng suất ổn định [6].
Các tính trạng như chống chịu sâu bệnh, chịu hạn, thích nghi với các
vùng thời tiết và khí hậu khác nhau để có được sản phẩm có chất lượng tốt,
sản lượng cao ở cây đậu xanh cần phải qua nghiên cứu và so sánh giữa các
giống, để tìm được những giống thích hợp với từng vùng khí hậu và môi
trường đất canh tác riêng biệt của các vùng.
2.2. Nguồn gốc và phân loại của cây đậu xanh
2.2.1.Nguồn gốc cây đậu xanh

Cây đậu xanh (Vigna radiata (L) Wilczek) thuộc cây họ đậu có nguồn
gốc từ trung Á, nơi đa dạng cho các loài đậu xanh và đậu đen (Vavilop và ctv,
1926) [31].
Đậu xanh đã được trồng khá rộng rãi ở khắp các vùng tiểu lục địa Ấn
Độ và các vùng phụ cận suốt hàng nghìn năm, sau đó mới lan truyền sang các
vùng khác của Châu Á và Bắc Phi (Burkill và ctv, 1935) [15].
Những năm gần đây nhờ giao lưu kinh tế và khoa học kỹ thuật giữa các
nước trong khu vực cũng như trên thế giới, đậu xanh đã vươn tới các vùng
nhiệt đới của Châu Phi, tây Ấn Độ, bắc Mỹ và hàng nghìn hòn đảo của Châu
Úc (Lawn và ctv, 1988) [19].
Bằng chứng sớm nhất về đậu xanh đã được ghi lại bởi Monsieur Dela
Loubere, một công sứ đặc mệnh của vua nước Pháp khi được phái sang thăm
vương quốc Thái Lan vào năm 1867 – 1868. Trong thời gian ở thăm Thái
Lan, ông đã tận mắt trông thấy những cây đậu (pess) mà nước ông chưa hề
xuất hiện. Ở đây từ “pess” được hiểu như cây đậu xanh mà chính đậu xanh và
vừng ở Thái Lan dùng để biểu tượng cho sự thành đạt và thịnh vượng trong

6
các nghi lễ trọng đại của vương quốc Thái suốt hàng nghìn năm qua (Peerasak
Srinives, 1990) [25]. Có lẽ điều này đã khiến Srinives và Yang (1988) [27]
đưa ra giả thuyết rằng: Đậu xanh rất có thể được trồng ở Thái Lan giữa những
năm của thế kỷ thứ nhất và thứ ba trước công nguyên. Sự kiện này cũng trùng
hợp với các tài liệu kinh sử đạo Phật hay đạo Hindu của Ấn Độ giáo. Tuy vậy
bằng chứng mới nhất về khảo cổ tại khu vực Tham pee và Ghost cave thuộc
tỉnh Maehong Son ( Thái Lan) đã cho thấy cây đậu xanh được trồng ở đây từ
800 – 1000 năm nay (Lekwanich, 1984) [21]. Như vậy đậu xanh đã có lịch sử
trồng trọt khá lâu đời ở các nước Châu Á nhưng mãi đến năm 1970 lịch sử
nghiên cứu về loài cây này mới được bắt đầu (Lawn J.R, 1970) [20].
Năm 1972 khi cây đậu xanh được xác định là cây trồng chính của Trung
tâm nghiên cứu rau đậu Châu Á (AVRDC) thì đồng thời nhiều chương trình

nghiên cứu cấp nhà nước về cây này đã được thành lập ở các quốc gia khác nhau
như: Ấn Độ, Philippin, Thái Lan, Mỹ và Australia (AVRDC, 1974 – 83) [13].
Ngày nay cây đậu xanh chính là cây đậu đỗ quan trọng số một của Thái
Lan và Philipin, thứ 2 của Srilanka, thứ 3 của Ấn Độ, Myanma, Bangladesh
và Indonesia (Morton và ctv, 1982) [23]. Đậu xanh cũng là cây trồng phụ của
Australia, Trung Quốc, Iran, Kenya, Triều Tiên, Malaysia, Peru, Đài Loan và
Mỹ ( Lawn R.J và ctv, 1970) [20].
Lịch sử trồng đậu xanh ở Việt Nam đến nay vẫn chưa đủ nguồn để xác
định, song theo sách Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn, đậu xanh ở nước ta
được trồng từ lâu đời, ngoài mục đích kinh tế, nó còn có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc cải tạo đất và dùng làm phân xanh có giá trị rất cao.
2.2.2. Phân loại cây đậu xanh
Cây đậu xanh thuộc họ đậu, gồm 490 chi và 12.000 loài ( Võ Văn Chi
và ctv, 1973) [3]. Đậu xanh thuộc chi Vigna, loài phụ Ceratotropis.
Loài phụ Ceratotropis mang đặc tính đồng nhất cao ở Châu Á, đồng
thời những đặc điểm điển hình cho Vigna đã được Ceratotropis thể hiện với

7
mức độ cao nhất. Đó là sự tồn tại của lá kèm, hoa xếp trên một trục co rút và
có cấu tạo không đối xứng, cánh cờ và vòi nhụy cong có hình mỏ chim kéo
dài quá đầu nhụy, bao phấn có 3 ngăn, có cấu trúc dạng mắt lưới. Hoa đều có
màu vàng, số lượng nhiễm sắc thể 2n = 22 ( Marechal, 1970) [22].
Ceratotropis phân bố khắp các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của Châu
Á, Australia và các nước khác thuộc Châu Á thái bình dương. Dạng hoang
dại của Vigna radiata được tìm thấy tại Madagasca và bờ biển Ấn Độ Dương
của Đông châu Phi.
Năm 1970, Vercourt đã công bố loài phụ Ceratotropis có 16 nhóm
khác nhau, trong đó 5 nhóm đã được thuần hóa là (1) Đậu xanh Vigna
radiata (L) Wilczek), (2) đậu mèo (Vigna umbellata, (Thumb) obiwi và
ohashi, (3) đậu Adzukia (Vigna anguilaris (Willd) ohmi và ohashi), đậu ván

(Vigna aconitifolia (jacq) và (5) Vigna trilobata (L) Verdc.
Nhóm đậu xanh Vigna radiata (L) (Wilczek) thuộc giống trồng với quy
mô lớn nhất. Các dạng hoang dại của Vigna radiata (L) Wilczek phân bố khá
rộng ở vùng nhiệt đới phía Nam, Đông nam và Đông Á hay Bắc Australia.
Điển hình cho dạng này có Sublobata (Roxb) rerdc. Loài này trước đây thuộc
Phaseolus Sublobata (Roxb), đồng thời nó cũng được coi là tổ tiên của Vigna
radiata và Vigna mungo (Vercourt, 1970) [32].
2.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây đậu xanh
2.3.1. Điều kiện đất đai, địa hình
Đậu xanh không kén đất, có thể trồng đậu xanh trên nhiều loại đất khác
nhau. Sở dĩ như vậy vì cây đậu xanh có khả năng chịu hạn, chịu kiềm, chịu
muối. Tuy vậy nếu được trồng trên các chân đất tốt và tưới tiêu chủ động ,
đậu xanh mới cho năng suất cao.
Đậu xanh có vùng phân bố rộng từ 40
0
vĩ tuyến Bắc đến 40
0
vĩ tuyến
Nam trên các loại đất phù sa, cát pha, đất bồi, đất lúa. Các nhà khoa học đã
tính ra là để thu được nột tấn hạt đậu xanh, cây đậu đã lấy đi từ đất 42kg N, 3-

8
5kg P
2
O
5
, 1,5kg S, 12-14kg K
2
O, 1,5kg Mg, 1,0-1,5kg Ca và một số vi
lượng khác.

Cây đậu xanh cần có lân, việc cung cấp bổ sung phân lân rất có ý nghĩa.
Bón 20-40kg P
2
O
5
/ha làm cho năng suất đậu xanh tăng rõ rệt. Trên đất đá
ong, bón phân lân làm tăng năng suất càng lớn hơn. Thậm chí bón 100 kg
P
2
O
5
mới cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
pH đối với đậu xanh cũng rất quan trọng. Đối với đậu xanh pH 6-7,5 là thích
hợp nhất. Nếu pH dưới 5 việc hình thành các nốt sần hữu hiệu giảm nhiều.
Cung cấp Ca cho đất để điều chỉnh độ pH có ý nghĩa quan trọng trong việc
hình thành năng suất cây đậu xanh [6].
2.3.2. Quá trình cố định N
Bộ rễ cây đậu xanh là nơi sống cộng sinh của một số chủng vi khuẩn cố
định N. Ở hầu hết các loại đất trồng đậu đỗ đều có sẵn vi khuẩn này.
Trước khi xâm nhập vào bộ rễ cây bộ Đậu, các loài vi khuẩn này sống
nhờ vào sự phân hủy các tàn dư thực vật có trong đất. Với cách sống này vi
khuẩn không có khả năng cố định N [6].
Vào các thời kỳ sinh trưởng (ST) ST1, ST2 rễ cây đậu xanh tiết ra chất
đường và một số chất axit hữu cơ. Các chất này hấp dẫn vi khuẩn cố định N,
đến tụ tập ở các lông hút của rễ và xâm nhập vào bên trong rễ. Sau khi vào
nội bì vi khuẩn cố định N cư trú ở đó và tiết ra chất kích thích làm cho rễ
phân chia không bình thường, tạo thành các nốt sần có hình dáng và kích
thước khác nhau.
Nốt sần ở trên rễ đậu xanh hình thành khá sớm. Nếu gặp điều kiện thuận
lợi, chúng có thể hình thành trông thời gian một tuần sau khi trồng. Lúc đầu

cố định N xảy ra yếu vi khuẩn không những không cung cấp được N cho cây
mà còn lấy đi N và chất đường (gluxit) của cây để phát triển. càng về sau vi
khuẩn càng cung cấp nhiều N cho cây. Số lượng N do vi khẩn cung cấp cho
cây đậu xanh đạt đến đỉnh cao vào các thời kỳ ST1-ST6. Cuối giai đoạn sinh
DANH MỤC HÌNH
Trang
Biểu đồ 4.1. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống đậu xanh
tham gia thí nghiệm 46
Biểu đồ 4.2. Diễn biến tỷ lệ hại của sâu cuốn lá của các giống đậu xanh tham
gia thí nghiệm 49
Biểu đồ 4.3. Diễn biến tỷ lệ hại của sâu đục quả của các giống đậu xanh tham
gia thí nghiệm 51


10
Tuy nhiên bón P cho đất trồng đậu xanh đã trở thành biện pháp kỹ thuật
được áp dụng nhiều nước trên thế giới. Tùy theo mức độ thiếu P mà cây đậu
xanh có những phản ứng khác nhau. Trong trường hợp thiếu P nặng, trên cây
đậu xanh xuất hiện các ức chế (stress), biểu hiện là lá màu hơi tím, đỏ, cuống
lá ngắn, các lá chét bị thu nhỏ.
Khi gặp rét hoặc ngập úng, rễ cây đậu xanh không hút được P, nhưng
khi thời tiết thuận lợi trở lại, cây đậu xanh có thể nhanh chóng hồi phục. Tuy
nhiên, nếu các ức chế kéo dài, cây có thể chuyển sang màu vàng, rễ không
phát triển được, cây dần bị khô héo [6].
* Bón Kali cho đậu xanh
Ở các bộ phận non của cây, nơi các hoạt động sinh lý diễn ra mạnh mẽ
thường chứa nhiều K. Kali có thể được vận chuyển dễ dàng từ các bộ phận
già sang các bộ phận non của cây.
K có mặt trong thành phần nhiều loại men quan trọng trong cây đậu
xanh. Kali đóng vai trò như một chất điều chỉnh và xúc tác. Khi thiếu vắng K

các quá trình tổng hợp đường đơn, tinh bột, sự vận chuyển gluxit khử nitrat,
tổng hợp protein, phân chia tế bào trong cây diễn ra không bình thường.
Trong cây, K được huy động vào thời kỳ bắt đầu ra hoa kết quả. Thiếu K ở
thời kỳ này tỷ lệ rụng hoa, quả tăng lên, số quả trên cây và khối lượng 1000
hạt giảm [6].
* Bón phân vi lượng cho đậu xanh
- Vai trò của Ca (Canxi): Canxi rất cần cho sự phát triển ban đầu của rễ.
Khi thiếu Ca, rễ chuyển sang màu nâu rồi dần suy yếu, khả năng hút các chất
dinh dưỡng giảm sút. Trong cây đậu xanh hàm lượng Ca khá cao. Thường
trong đất trồng đậu xanh hàm lượng Ca lớn hơn gấp 10 lần so với K, nhưng
khả năng hút Ca có nhiều hạn chế, do Ca chỉ được hút ở các rễ cây non. Chỉ
có rễ mới sinh, rễ non mới có khả năng hấp thụ Ca. Cây đậu xanh thường có

11
khả năng hấp thụ Ca phần lớn dưới dạng Ca
2+
. Trong khi phần lớn Ca ở dạng
khoáng dung dịch [6].
Bón vôi đã trở thành biện pháp thường được áp dụng với cây đậu xanh.
Trong điều kiện đất chua (pH=5) có thể dùng CaO để bón vào đất để khử
chua. Ở điều kiện đất trung bình hoặc kiềm nhưng đất thiếu Ca và Mg, bón
CaSO
4
và MgSO
4
, là biện pháp hữu hiệu, vừa nâng cao được hàm lượng Ca
và Mg trong đất trồng đậu xanh, vừ không làm ảnh hưởng đến độ pH của đất. Một
số nghiên cứu cho thấy thiếu Ca có thể làm giảm năng suất đậu xanh 5% [6].
- Vai trò của Magiê (Mg): Trong đất Mg tồn tai ở dạng cation hay dạng
khoáng Mg. Ngoài ra một phần Mg còn ở dạng kết hợp trong các kết cấu của đất.

Mg là thành phần quan trọng của diệp lục, nhưng hạt đậu xanh hàm
lượng Mg không lớn. Mặc dù vậy, Mg có vai trò rất quan trọng trong việc
nâng cao năng suất đậu xanh. Thiếu Mg năng suất đậu xanh giảm 14% [6]
Bảng 2.1. Ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng tới năng suất đậu xanh
TT

Công thức bón phân
Năng
suất hạt
(kg/ha)
Tỷ lệ
giảm năng
suất (%)
1 Bón đầy đủ N, P, K, Ca, S, Mg, B, Zn, Cu, Mo 1420 0
2 Bón đầy đủ, trừ Ca 1350 5
3 Bón đầy đủ, trừ S 1375 3
4 Bón đầy đủ, trừ Mg 1225 14
5 Bón đầy đủ, trừ B 1206 15
6 Bón đầy đủ, trừ Mo 1350 5
7 Bón đầy đủ, trừ Zn 1212 15
8 Bón đầy đủ, trừ Cu 1412 1
9 Bón đầy đủ, trừ vôi 1306 8
Nguồn: Trạm nghiên cứu đất Thái Lan, 1986 theo Đường Hồng Dật [6]

12
-Vai trò của Lưu huỳnh (S): Trong đất S có thể tồn tại dưới 2 dạng: vô
cơ và hữu cơ. Dạng vô cơ thường là SO
2
hoặc khoáng. Ở các chân đất trồng
trọt S tồn tại chủ yếu trong các chất hữu cơ và trong xác động vật và thực vật.

Lưu huỳnh cung cấp cho cây chủ yếu lấy từ các nguồn khác nhau trong
đất. Ngoài ra cây có thể lấy S từ trong không khí, thông qua sự lắng đọng và
mưa mang theo xuống mặt đất. thiếu S làm cho năng suất đậu xanh giảm
3.0% [6].
-Vai trò của Sắt (Fe). Trong đất Fe tồn tại dưới dạng oxit, hydroxit.
Ngoài ra còn có trong các chất hữu cơ và trong dung dịch đất. Cây đậu xanh
sử dụng chủ yếu là Fe
3+
trong dung dịch [6].
- Vai trò của Mangan (Mn) Trong đất Mn tồn tại dưới dạng khoáng
phức chất, Mn trao đổi và dung dịch Mangan. Cây đậu xanh hút Mn, trước hết
là dạng Mn
2+
, Mn cây hút được, có 1/3 tổng lượng được đưa vào hạt [6].
- Vai trò của Kẽm (Zn). Trong đất Zn tồn tại ở các dạng khó tan. Cây
chỉ hút được Zn ở dạng Zn
2+
trong dung dịch Zn và trao đổi. Trong thời kỳ hạt
vào chắc (SD7) có 70% lượng Zn trong thân lá được chuyển về hạt. Thiếu Zn
có thể làm cho năng suất đậu xanh giảm 15% [6].
- Vai trò của Đồng (Cu). Trong đất Cu tồn tại trong các chất hữu cơ,
các cation trao đổi và trong dung dịch đất. Trong dung dịch đất, Cu có thể ở
dưới dạng ion hoặc hợp chất. Cây thường hút một lượng Cu rất nhỏ. Ở thời kỳ
hạt vào chắc (SD7) ½ lượng Cu trong lá được chuyển vào hạt [6].
Một số công trình nghiên cứu có nói đến vai trò của Cu trong việc làm
tăng tính chống chịu của cây đậu xanh đối với các tác động gây ức chế.
-Vai trò của Bo (Bo). Trong đất Bo tồn tại ở dạng khoáng và Bo trao
đổi. trong dung dịch trung tính Bo tồn tại ở dạng B
3-
. Cây đậu xanh hút Bo ở

dạng aixit Boric hoạc muối B.

13
Ở thời kỳ chín của quả đậu xanh (ST7) có khoảng 1/3 lượng Bo trong
thân lá được chuyển vào hạt. Thiếu B năng suất đậu xanh có thể giảm
15% [6].
-Vai trò của Molipden (Mo). Trong đất Mo tốn tại dưới dạng khoáng và
dạng hữu cơ. Khi pH đất trên 4,2 trong dung dịch thường có dạng MoO
4
2+

một lượng nhỏ Mo thâm gia các phức chất của dung dịch. Thiếu Mo năng suất
hạt đậu xanh có thể giảm 5% [6].
2.4. Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài
2.4.1. Một số nghiên cứu về cây đậu xanh trên thế giới
* Kết quả nghiên cứu về giống đậu xanh
Ngân hàng gen cây đậu xanh hiện nay ước tính có trên 20.000 giống.
Hầu hết các mẫu giống này đều tập trung tại Viện tài nguyên cây trồng quốc
gia Australia (Imrie và ctv, 1984) [16], Ấn Độ (Swaminathan và ctv, 1975)
[28], Inđonesia (Singh và ctv, 1980) [26], Irắc, Triều Tiên (Apao, 1982) và
Mỹ (Ayad, 1980) [14]. Đáng chú ý là chương trình thu thập quỹ gen đang
được tăng cường tại Australai (Imrie và ctv, 1984) [16], Ấn Độ (Swaminathan
và ctv 1975) [ 28] và Mỹ (Ayad , 1980) [14]. Mục tiêu hàng đầu của các
chưng trình thu thập và đánh giá nguồn gen tại các nước này là phụ thuộc vào
tuyển chọn giống cải tiến theo hướng năng suất và chất lượng cao, có khả
năng chống chịu tốt với môi trường khó khăn, giảm tính nhạy cảm với quang
chu kỳ và nhiệt độ (Lawn R.J và ctv, 1970) [20].
Kết quả nghiên cứu và đánh giá nguồn gen cây đậu xanh đáng chú ý
nhất trong thời gian gần đây đã được thực hiện bởi sự hợp tác giữa trung tâm
nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới (Nhật Bản), Trung tâm nghiên cứu cây

trồng Thái Lan, Viện tài nguyên cây trồng quốc gia Nhật Bản và Trung tâm
nghiên cứu và phát triển rau màu châu Á (AVRDC) trong chương trình
nghiên cứu này, 497 mẫu đã được sử dụng cho việc xác định kiểu sinh trưởng,
651 mẫu cho việc đánh giá đặc điểm hạt và 590 mẫu cho việc đánh giá sự đa
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CSDTL : Chỉ số diện tích lá
CV : Hệ số biến động
FAO : Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc
KNTLVCK: Khả năng tích lũy vật chất khô
LSD : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
M
1000
hạt : Khối lượng 1000 hạt
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
TB : Trung bình

15
* Đánh giá và phân nhóm theo trọng lượng nghìn hạt
Ấn Độ, Pakistan, Afganistan, Iran, Irắc và Thổ Nhĩ Kỳ là lãnh thổ của
các giống đậu xanh hạt bé (trọng lượng 1000 hạt ≤ 30,0gram). Các giống có
cỡ hạt trung bình cũng phân bố tại những lãnh thổ này. Các giống có cỡ hạt
lớn phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á ( Philipin, Inđonesia, Thái Lan, Việt
Nam) với sự dao động từ 50 – 61g/ 1000 hạt. Các giống có cỡ hạt rất lớn (>61
g/1000 hạt) cũng phân bố tại các nước này. Khu vực Đông Á (trừ Triều Tiên,
Trung Quốc, Đài Loan) là nơi phân bố của các giống có trọng lượng hạt 4,8 –
5,4 g/1000 hạt.
* Đánh giá và phân nhóm theo chiều dài, rộng và dạng hình hạt
Nhìn chung sự phân bố của các đặc điểm này tương tự như trọng lượng

hạt. Trong đó các giống hạt bé phân bố khá rộng tại Ấn Độ và Tây Á với
chiều dài hạt 4 – 4,2mm, rộng hạt 3,1 – 3,3mm. Các giống có kích cỡ hạt lớn
phân bố ở Đông Nam Á vơi chiều dài 4,7 – 5,0mm, rộng 3,6 – 3,9mm. Các
giống có trọng lượng hạt trung bình chiếm ưu thế ở Tây Á với chiều dài
4,6mm, rộng 3,5 – 3,7mm.
Trong chương trình cải tiến giống quốc tế, đối với cây đậu xanh Trung
tâm nghiên cứu và phát triển rau màu Châu Á (AVRDC) đã đưa ra những
mục tiêu rất cụ thể như sau:
+ Tuyển chọn những mẫu giống có tính thích ứng rộng .
+ Đánh giá các kiểu gen cho năng suất cao, chín sớm, chín tập trung,
kháng được các loại sâu bệnh quan trọng.
+ Nâng cao chất lượng protein. Việc tuyển chọn giống đậu xanh của
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu Châu Á (AVRDC) được vận
dụng như “gene pool” (nguồn gen) để tạo các giống đậu xanh mới.
2.4.2. Một số nghiên cứu về cây đậu xanh ở Việt Nam
Đậu xanh là cây trồng ngắn ngày thích hợp cho việc luân canh và cải
tạo đất, có khả năng chịu hạn khá, tuy nhiên trong sản xuất hiện nay chưa có

16
bộ giống cho năng suất cao, khả năng thích nghi và ổn định qua các mùa vụ
trong năm còn nhiều hạn chế. Do vậy công tác đánh giá và khảo sát các tập
đoàn đậu xanh là nhiệm vụ thường xuyên và rất quan trọng (Tạ Kam Bính và
ctv, 2011) [2].
Theo phương châm đó Trung tâm giống cây trồng Việt Xô đã tiến hành
khảo sát tập đoàn 510 mẫu giống trong điều kiện vụ xuân và vụ hè. Kết quả
cho thấy để đạt được năng suất cao, chiều cao cây phải đạt một giá trị nhất
định, trong đó độ cao 50 – 60cm là tiêu chuẩn để đánh giá tiềm năng năng
suất cao. Với tiêu chuẩn ấy, các tác giả của Trung tâm giống cây trồng Việt
Xô đã tuyển chọn được một số mẫu giống có triển vọng như VC1973A,
VC4152B Chunam 2, đây là những mấu giống ưu tú có thể tạo vật liệu cho

công tác so sánh và đánh giá các dòng giống triển vọng trong vụ Hè và vụ Xuân.
Trước năm 1985, sản xuất đậu xanh ở nước ta hầu hết vẫn sử dụng
giống địa phương với nhiều nhược điểm. Năng suất và khả năng chống chịu
kém, hiệu quả không cao. Từ năm 2000, chương trình nghiên cứu đậu đỗ như
Trung tâm nghiên cứu Đậu đỗ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt
Nam, các trường đại học … đã tiến hành các chương trình nghiên cứu khác
nhau đối với cây đậu xanh. Tuy những kết quả ban đầu còn nhiều hạn chế,
song một số giống đậu xanh mới (ĐX 044, giống đậu xanh số 9, VN93 – 1,
VX87E2, V123, HL – 89E3, V91 – 15, V94 – 208, HL – 115, T135) và các
kỹ thuật trồng trọt mới đã được đông đảo nông dân chấp nhận.
Từ năm 1991, Viện khoa học Nông nghiệp miền Nam đã tiến hành thu
thập và khảo sát tập đoàn 88 mẫu giống qua các vụ Hè, Thu, Thu Đông, Đông
Xuân ( từ 1992 – 1994) tại trung tâm nghiên cứu Hưng Lộc và trung tâm trâu
sữa và đồng cỏ sông Bé, với phương châm là tuyển chọn và giới thiệu những
mẫu giống triển vọng nhất về khả năng chống chịu MYMV (bệnh khảm vàng
virus), CLS (bệnh đốm lá do nấm) và thích ứng với điều kiện ở Đông Nam Bộ
(Bùi Việt Nữ, 1995) [9]. Kết quả khảo sát đã cho thấy : (1) Giống đậu mỡ

17
Long Khánh và Đậu Mốc là những giống hiện đang trồng phổ biến ở Đông
Nam bộ đã bị thoái hóa nên năng suất thấp, bị nhiễm nặng MYMV và CLS,
(2) Đa số các mẫu giống chống chịu bệnh MYMV và CLS đều có nguồn gốc
Tây Á và Ấn Độ, trong khi nguồn cho năng suất cao, cỡ hạt lớn lại phân bố
rộng ở Đông và Đông Nam châu Á, (3) Số quả/cây là đại lượng cần được
quan tâm nhiều trong công tác chọn lọc lai tạo giống đậu xanh (Bùi Việt Nữ,
1995) [9].
Do đặc điểm đa dạng của hệ thống cây trồng ở nước ta hiện nay nên
công tác chọn tạo giống đậu xanh cũng có nhiều định hướng khác nhau:
- Chọn giống đậu xanh có thời gian sinh trưởng ngắn (60 – 70 ngày),
chín tập trung, sinh trưởng mạnh, có tiềm năng năng suất khá, ít nhảy cảm với

quang chu kỳ và nhiệt độ nhằm mở rộng và phát triển chúng theo hướng tăng
vụ. Như vậy những giống này phải có khả năng phát triển tốt, có hiệu quả cao
trong vụ hè giữa hai vụ lúa hoặc trong vụ thu đông sau lúa hè thu hoặc lúa
mùa sớm ở vùng đồng bằng Trung du Bắc Bộ.
- Chọn giống đậu xanh có thời gian sinh trưởng trung bình hoặc muộn
(80–90 ngày), chín tập trung có khả năng chống chịu hạn khá, có tiềm năng
năng suất cao, ổn định (> 2,0 tấn/ha) nhằm phục vụ tốt cho sự phát triển đậu
xanh vùng Trung du miền núi phía Bắc.
- Có khả năng chịu bóng râm, phát triển thân lá tốt trong điều kiện che
khuất của cây ăn quả và cây khác, nhằm bố trí chúng vào mô hình trồng xen,
trồng gối đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Có khả năng chịu thâm canh cao, chống chịu hạn và sâu bệnh tốt. Đây
là những điều kiện cần thiết cho việc phát triển nhanh về diện tích và sản
lượng đối với các vùng trồng đậu xanh chính ở đồng bằng và Trung du.
- Phát triển những giống đậu xanh mới được chọn tạo bởi trung tâm
nghiên cứu đậu đỗ, Trường đại học, các Viện và các cơ sở khác, nhằm nhanh
chóng đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thay dần những giống cũ, đảm bảo

×