Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất ngô tại thị trấn nà phặc huyện ngân sơn tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.59 KB, 66 trang )


i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




TRƯƠNG THỊ BÍCH


Tên chuyên đề:
"
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ TẠI THỊ TRẤN NÀ
PHẶC - HUYỆN NGÂN SƠN - TỈNH BẮC KẠN
"



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : chính quy
Chuyên nghành : Trồng trọt
Lớp : K9 Liên thông trồng trọt
Khoa : Nông học
Khóa học : 2012 – 2014


Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thúy Hà






Thái Nguyên, Năm 2014


ii
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là quá trình rèn luyện kỹ năng thực hành, giúp sinh
viên củng cố và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất
nhằm nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu đào tạo của trường và
của ngành đề ra.
Được sự nhất chí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Nông học, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên dưới sự hướng dẫn tận
tình của giáo viên hướng dẫn tôi đã thực hiện thành công đề tài “ Điều tra,
đánh giá tình hình sản xuất ngô tại thị trấn Nà Phặc - huyện Ngân Sơn -
tỉnh Bắc Kạn”.
Để hoàn thành báo cáo thực tập cuối khóa này tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ, xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
Giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thúy Hà đã tận tình chỉ bảo trong
suốt thời gian thực tập và viết báo cáo.
Ban lãnh đạo, cán bộ công tác tại Phòng Nông nghiệp & Phát triển
Nông thôn huyện Ngân Sơn, UBND thị trấn Nà Phặc đã nhiệt tình giúp đỡ
trong suốt thời gian thực tập.
Cảm ơn các hộ gia đình tại địa phương đã nhiệt tình cung cấp thông tin
trong quá trình tìm hiểu thu thập số liệu trong suốt thời gian vừa qua.
Xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy, cô giáo bộ môn khoa Nông học đã giúp
sinh viên có thêm kiết thức, tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tập cuối khóa.
Cảm ơn gia đình, bạn bè, các thành viên trong lớp K9 LTTT đã động

viên, giúp đỡ trong quá trình thực tập.
Sau thời gian thực tâp tôi đã hoàn thiện chuyên đề rất mong nhận được
mọi ý kiến đánh giá, góp ý của quý thầy, cô và các bạn để bài báo cáo thực tập
tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nà Phặc, ngày Tháng năm 2014
Sinh viên



Trương Thị Bích


iii

MỤC LỤC
Trang
Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài 3
1.2.1. Mục đích 3
1.2.2. Yêu cầu 3
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Tình hình sản xuất ngô trong nước và trên thế giới 4
2.1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 4
2.1.2. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam 8
2.2. Tình hình sản xuất ngô khu vực Trung du, miền núi phía Bắc 11
2.2.1. Tình hình sản xuất ngô ở vùng Đông Bắc 12
2.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở vùng Tây Bắc 14
2.3. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Bắc Kạn 15

Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA 18
3.1. Đối tượng và phạm vi điều tra 18
3.1.1. Đối tượng điều tra 18
3.1.2. Phạm vi điều tra 18
3.2. Địa điểm điều tra 18
3.4. Phương pháp điều tra 18
Phần 4 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 20
4.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ngân Sơn - tỉnh
Bắc Kạn 20
4.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Nà Phặc - huyện Ngân
Sơn - tỉnh Bắc Kạn 21
4.2.1. Điều kiện tự nhiên 21

iv
4.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 25
4.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp của thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn,
tỉnh Bắc Kạn 30
4.2.1. Về trồng trọt 30
4.2.2. Về chăn nuôi 32
4.2.3. Về lâm nghiệp 34
4.3. Tình hình sản xuất ngô của thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc
Kạn 35
4.3.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của thị trấn Nà Phặc những năm
gần đây 35
4.3.2. Tình hình sản xuất ngô tại các thôn trên địa bàn thị trấn Nà Phặc 37
4.3.3. Cơ cấu giống ngô và mùa vụ của thị trấn Nà Phặc 40
4.3.4. Chế độ canh tác, các biện pháp kỹ thuận trồng và chăm sóc ngô tại thị
trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn 44
4.3.5. Tình hình sâu, bênh hại trên ngô tại thị trấn Nà Phặc - huyện Ngân Sơn
- tỉnh Bắc Kạn 47

4.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất ngô, định hướng và giải pháp phát
triển sản xuất ngô của thị trấn Nà Phặc 51
4.4.1. Yếu tố khách quan 51
4.4.2. Yếu tố chủ quan 51
4.4.3. Định hướng 52
4.4.4. Giải pháp phát triển sản xuất ngô của thị trấn Nà Phặc 52
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55
5.1. Kết luận 55
5.2. Đề nghị 57


v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình sản xuât lương thực trên thế giới năm 2012 4
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất ngô trên thế giới tại một số châu lục 6
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới (2012) 7
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam từ năm 2008 - 2012 8
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất ngô của một số vùng năm 2012 10
Bảng 2.6. Tình hình sản suất ngô của một số tỉnh ở vùng Đông Bắc 13
Bảng 2.7. Tình hình sản xuất ngô tại một số tỉnh vùng Tây Bắc 15
Bảng 2.8. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Bắc Kạn từ năm 2008 - 2012 17
Bảng 4.1: Diện tích và sản lượng một số cây trồng chính trên địa bàn thị trấn
Nà Phặc năm 2013 32
Bảng 4.2 Tình hình sản xuất ngô của thị trấn Nà Phặc từ năm 2009 – 2013…….37
Bảng 4.3: Tình hình sản xuất ngô của một số thôn, bản trên địa bàn thị trấn
Nà Phặc năm 2013: 38
Bảng 4.4: Tình hình sản xuất ngô của một số hộ nông dân tại các thôn, bản
trên địa bàn thị trấn Nà Phặc 40
Bảng 4.5: Cơ cấu giống và mùa vụ trồng ngô của thị trấn Nà Phặc 41
Bảng 4.6: Tình hình sử dụng giống trong sản xuất ngô của một số hộ dân tại

các thôn của thị trấn Nà Phặc 43
Bảng 4.7: Tình hình sử dụng phân bón của các hộ dân trên địa bàn các thôn
bản của thị trấn Nà Phặc 46
Bảng 4.8: Tình hình sâu, bênh hại ngô tại một số hộ dân trên địa bàn thị trấn
Nà Phặc 49



vi
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

FAO : Tổ chức nông lương thế giới
Ha : Hecta
UBND : Uỷ ban nhân dân


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô ( Zea mays L.) được con người trồng từ hàng ngàn năm nay và
được coi là một trong ba cây lương thực quan trọng trên thế giới, cung cấp
lương thực cho con người, làm thức ăn cho gia súc, và nguyên liệu cho nhiều
sản phẩm công nghiệp.
Thành phần dinh dưỡng trong hạt ngô rất phong phú bao gồm protein
chiếm 6 - 21%, lipit 3,5 - 7%, glucid chiếm 65 - 75%, hơn thế nữa thành phần
dinh dưỡng của hạt ngô còn có mặt các axit amin quan trọng như: Lơzin,
Tryptophan, Isolơzin và còn rất nhiều các loại vitamin A, vitamin B với
nhiều loại khoáng chất khác. Không chỉ được sử dụng làm lương thực, ngô
còn được con người dùng làm thực phẩm cung cấp cho ăn tươi như ngô bao

tử, ngô nếp, ngô đường. Ngô là nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp
thực phẩm sản xuất các loại bánh, kẹo và các loại thức uống như rượu, bia,đặc
biệt ngô còn là nguồn nguyện liệu lý tưởng cho năng lượng sinh học.()
Ngô là cây trồng rất phổ biến có khả năng thích ứng rộng với các điêu
kiện tự nhiên và khả năng cho năng suất cao vì thế cây ngô đã được hầu hết
các quốc gia trồng trên các vùng lãnh thổ trên hầu khắp các châu lục với diện
tích và sản lượng ngày càng tăng đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn từ xuất khẩu
mặt hàng nông sản này.
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực có vị trí quan trí quan trọng thứ hai
chỉ sau lúa. Trước đây sản xuất ngô phát triển không mạnh nhưng thời gian
gần đây nhờ được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự xuất hiện
của các giống ngô lai được nhập nội và một số giống được chọn tạo thành
công ở trong nước đã góp phần thay đổi đáng kể trong ngành sản xuất ngô ở
nước ta thể hiện qua diện tích cũng như năng xuất ngày càng tăng.

2
Không chỉ được biết đến bởi giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao mà
ngô còn là cây trồng chính, đóng vai trò quan trọng, có khả năng khai thác tốt
trên các loại hình địa lý như vùng đồi núi, vùng khô hạn không thể chủ động
tưới tiêu. Trong thực tế ngô là cây lương thực chủ lực, sau lúa ở nước ta. Điều
kiện tự nhiên của Việt Nam hoàn toàn thích hợp cho sản xuất ngô, đặc biệt là
các vùng miền núi trong điều kiện canh tác lúa bị hạn chế. Phát triển sản xuất
ngô, với mô hình chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô là một trong những
giải pháp để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững mà ngành Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đề ra để sản xuất ngô gắn với tái cơ cấu cây trồng ở các tỉnh
miền núi phía Bắc.
Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vùng núi
cao, có địa hình phức tạp, cơ sở vật chất và kinh tế chưa phát triển. Nền kinh
tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp. Với tổng diện tích tự nhiên là

4.868,41 km
2
và dân số là 298.700 người. Đất nông nghiệp có 30.509 ha,
chiếm 6,28% diện tích tự nhiên. Với quỹ đất lớn hơn so với dân số của tỉnh,
sự hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, Bắc Kạn có thế mạnh về chuyển đổi cơ
cấu cây trồng để sớm hình thành nên các vùng nguyên liệu nhằm chuyển đổi
cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa.
Ngân Sơn là một huyện thuộc vùng núi cao của tỉnh Bắc Kạn. Người
dân đa số làm nông nghiệp. Chịu ảnh hưởng của dãy núi cánh cung Ngân Sơn
nơi đây chia thành nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau. Hoạt động nông nghiệp
mang tính thời vụ và còn manh mún, nhỏ lẻ do đặc trưng địa hình, đất đai và
khí hậu của vùng. Phần lớn diện tích ngô được trồng trồng trên các sườn núi
trong điều kiện không chủ động được nước tưới nên mùa vụ trồng ngô trên
địa bàn toàn huyện được bố trí theo phân bố lượng mưa trong năm.
Trong những năm qua phát triển nông nghiệp nông thôn của huyện

3
Ngân Sơn đã có những bước tiến rõ rệt. Để tìm hiểu về thực trạng sản xuất
ngô của địa phương chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Điều tra, đánh giá
tình hình sản xuất ngô tại thị trấn Nà Phặc - huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc
Kạn” để nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan từ đó có các giải pháp
hữu hiệu phát huy những thế mạnh và giải quyết những vất đề còn tồn tại
trong sản xuất để sản xuất ngô mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Tìm hiểu thực trạng sản xuất ngô của các nông hộ trên địa bàn thị trấn
Nà Phặc - huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn.
Qua điều tra hiện trạng sản xuất ngô của thị trấn Nà Phặc - huyện Ngân
Sơn - tỉnh Bắc Kạn nhằm xác định những khó khăn và thuận lợi trong sản
xuất ngô từ đó đề ra các giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình phát triển

và nâng cao hiệu quả sản xuất ngô tại địa phương.
1.2.2. Yêu cầu
Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị trấn Nà Phặc - huyện
Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn ảnh hưởng đến tình hình sản xuất ngô.
Điều tra tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung và thực trạng sản
xuất ngô trên địa bàn thị trấn Nà Phặc - huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn.
Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất ngô của địa
phương.
Đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất ngô ở địa phương có
hiệu quả hơn.

4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sản xuất ngô trong nước và trên thế giới
2.1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô có tên khoa học là Zea mvays L. là cây lương thực quan trọng
trong nền kinh tế toàn cầu. Cây ngô là một trong năm loại cây lương thực
chính của thế giới: Ngô (Zea Mays L.), lúa nước (Oryza sativa L.), lúa mì
(Triticum sp. tên khác: tiểu mạch), sắn (Manihot esculenta Crantz, tên khác
khoai mì) và khoai tây (Solanum tuberosum L.). Trong đó, ba loại cây gồm
ngô, lúa gạo và lúa mì chiếm khoảng 87% sản lượng lương thực toàn cầu và
khoảng 43% calori từ tất cả mọi lương thực, thực phẩm. Trong ba loại cây này,
ngô là cây trồng có sự tăng trưởng mạnh cả về diện tích, năng suất, sản lượng
và từ vị chí thứ ba vươn lên là cây có năng suất và sản lượng cao nhất. Năm
2012 diện tích sản xuất ngô là 177.4 triệu hecta năng suất đạt 49.2 tạ/ha và
sản lượng đạt 872.1 triệu tấn. Với lúa nước có diện tích là 163.2 triệu ha, năng
suất 44.1 tạ/ha và sản lượng là 719.7 triệu tấn. Còn lúa mì có diện tích cao
nhất là 215.5 triệu ha, năng suất là 31.1 tạ/ha và sản lượng chỉ đạt 670.9 triệu
tấn (bảng 2.1) (FAO, 2014) [].

Bảng 2.1: Tình hình sản xuât lương thực trên thế giới năm 2012
Cây
trồng
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Ngô 177.4 49.2 872.1
Lúa, gạo 163.2 44.1 719.7
Lúa mì 215.5 31.1 670.9
(Nguồn: Số liệu thống kê FAO, 2014)
Toàn thế giới sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương thực cho người.
Nhiều nước sử dụng ngô là lương thực chính. Khẩu phần ăn ở các nước châu

5
Mỹ La Tinh là bánh ngô, đậu đỗ và ớt.
Ngô được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và lan tỏa ra khắp châu Mỹ.
Cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI ngô lan rộng ra khắp thế giới. Ngô được đưa
vào châu Âu đầu tiên ở Tây Ban Nha và nhanh chóng được trồng phổ biến
rộng rãi tại châu lục này. Vào những năm đầu của thế kỷ XVI, bằng đường
thủy các tàu của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia đã đưa cây ngô ra hầu hết
các lục địa của thế giới cũ. Năm 1517, ngô xuất hiện ở Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ,
Pháp, Đức sau đó là nam châu Âu và Bắc Phi. Năm 1521, ngô đến Đông Ấn
Độ và quần đảo Indonesia. Vào khoảng năm 1575 ngô đến Trung Quốc. Ngô
bắt đầu phổ biến rộng và nhanh, ngô là lương thực chính của phần lớn các nền
văn hóa tiền Columbus tại Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ và khu vực Caribe.
Hiện nay ngô đã được phát triển mạnh trên hầu khắp các châu lục trên thế giới.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, ngoài những thành tựu mới trong chọn

tạo giống lai bằng phương pháp truyền thống, việc ứng dụng công nghệ sinh
học tạo ra các giống ngô chuyển gen có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh
đã góp phần đưa diện tích gieo trồng cũng như sản lượng ngô thế giới vượt
lên trên lúa mì và lúa.
Theo số liệu thống kê của tổ chức nông luơng thế giới (FAO, 2014)
diện tích ngô được gieo trồng năm 2012 của cả thế giới là 177.4 triệu ha thì
Châu Mỹ đã có tới 67.7 triệu ha cao nhất so với các khu vực còn lại với sản
lượng đạt 418.2 triệu tấn chiếm gần một nửa sản lượng chung của toàn thế
giới. Châu Mỹ cũng là nơi suất khẩu ngô lớn nhất thế giới với sản lượng suất
khẩu lên tới 73.8 triệu tấn. Châu Á là nơi nhập khẩu ngô lớn nhất thế giới với
47.7 triệu tấn ngô được nhập khẩu trong khi sản lượng ngô đạt 288.9 triệu tấn.
Châu Âu có diện tích gieo trồng thấp nhất chỉ với 18.3 triệu ha nhưng sản
lượng đạt 94.7 triệu tấn cao hơn Châu Phi, với diện tích gieo trồng là 33.7
triệu ha sản lượng ngô của khu vực này chỉ đạt 69.6 triệu tấn, năng suất là

iii

MỤC LỤC
Trang
Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài 3
1.2.1. Mục đích 3
1.2.2. Yêu cầu 3
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Tình hình sản xuất ngô trong nước và trên thế giới 4
2.1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 4
2.1.2. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam 8
2.2. Tình hình sản xuất ngô khu vực Trung du, miền núi phía Bắc 11
2.2.1. Tình hình sản xuất ngô ở vùng Đông Bắc 12

2.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở vùng Tây Bắc 14
2.3. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Bắc Kạn 15
Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA 18
3.1. Đối tượng và phạm vi điều tra 18
3.1.1. Đối tượng điều tra 18
3.1.2. Phạm vi điều tra 18
3.2. Địa điểm điều tra 18
3.4. Phương pháp điều tra 18
Phần 4 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 20
4.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ngân Sơn - tỉnh
Bắc Kạn 20
4.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Nà Phặc - huyện Ngân
Sơn - tỉnh Bắc Kạn 21
4.2.1. Điều kiện tự nhiên 21

7
thế giới với diện tích 35 triệu ha sản lượng ngô của Trung Quốc đạt 208.2
triệu tấn năm 2012 chiếm 23,9% tổng sản lượng ngô trên thế giới. Ngoài ra
còn một số nước sản ngô lớn trên thế giới như Brazil, Mexico, Ấn độ (số
liệu thống kê FAO, 2014).(bảng 2.3)
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới (2012)
STT Tên nước Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
1 Hoa Kỳ 35.4 77.4 274.0
2 Trung Quốc 35.0 59.5 208.2
3 Brazil 14.2 50.1 710.7

4 Mexico 6.9 32.0 220.7
5 Ấn Độ 8.4 25.1 210.6
(Nguồn: Số liệu thống kê FAO, 2014)
Trên thế giới, ngô được sử dụng làm lương thực, đặc biệt tại một số
nước Mỹ Latin và châu Phi ngô được sử dụng làm lương thực chính. Cháo
ngô được sử dụng phổ biến ở Italia, Brasil, Rumani, Hoa Kỳ. Tại vùng đông
nam Hoa Kỳ thường hay dùng bánh đúc ngô là loại thức ăn truyền thống xuất
phát từ cách chế biến của thổ dân Mỹ Hạt ngô có thể chế biến thành rất
nhiều loại thức ăn khác tùy theo phong tục, tập quán của từng dân tộc như các
món sadza, nshima, ugali và mealie pap tại châu Phi, tortilla, atole tại Mexico,
hay chicha, một loại đồ uống lên men ở Trung và Nam Mỹ. Ngô bao tử được sử
dụng làm rau, bắp ngô non được luộc ăn khá phổ biến, hạt ngô già cho nổ thành
bỏng ngô ăn vặt cũng rất phổ biến như popcorn của người Mỹ, người Nga
Hạt ngô có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, như tạo chất dẻo làm vải
sợi, một số đồ gia dụng, thậm chí còn chế tạo cả điện thoại, máy vi tính, làm
nguyên liệu sản xuất xi rô ngô, rượu wisky, dầu ngô và đặc biệt là sản xuất
ethanol làm nhiên liệu sinh học.

8
2.1.2. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực đứng hàng thứ 2 sau lúa gạo. Hạt
ngô có thể xay nhỏ nấu với gạo thành cơm hoặc chế biến thành các món ăn
như xôi ngô, ngô bung, nhiều vùng miền núi thường bung ngô nếp với đậu
đen ăn thay cơm, xay hạt ngô thành bột nấu bánh đúc ngô…Ngô sử dụng làm
thực phẩm như ngô bao tử xào thịt, súp ngô, chè ngô, cháo ngô, ngô luộc, ngô
hấp ngô rang, ngô nướng, kẹo ngô, bột dinh dưỡng. Vì ngô có tầm quan trọng
như vậy nên diện tích gieo trồng và năng suất, sản lượng của ngô cũng tăng
mạnh, từ hơn 200 nghìn ha với năng suất 1 tấn/ha (năm 1960), đến năm 2012 đã
vượt ngưỡng 1 triệu ha với năng suất 43 tạ/ha và sản lượng đạt tới 4.8 triệu tấn.
Từ năm 2008, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam đã có những

bước tiến nhảy vọt cao nhất từ trước đến nay. Tốc độ tăng trưởng diện tích,
năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam cao hơn nhiều lần của thế giới, lợi
nhuận trồng ngô lai cao hơn hẳn các loại cây trồng khác. Năm 2008, diện tích
trồng ngô của cả nước (trong đó 90% diện tích là ngô lai) đạt 1126.0 nghìn ha,
tổng sản lượng trên 4531.2 nghìn tấn. Năm 2010 diện tích đạt 1125.7 nghìn ha
sản lượng đạt ngưỡng 4625.7 nghìn tấn và tới năm 2012 diện tích gieo trồng
là 1118.3 nghìn ha sản lượng đạt 4803.6 nghìn tấn (bảng 2.4) () [].
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam từ năm 2008 - 2012
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Diện tích (nghìn ha)
1140.2 1089.2 1125.7 1121.3 1118.3
Năng suất (tạ/ha)
40.1 40.1 41.1 45.1 43.0
Sản lượng (nghìn tấn)
4531.2 4371,7 4625.7 4835.6 4803.6
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014)
So với các nước thì năng suất ngô ở ta vẫn thuộc loại khá thấp. Đặc biệt
tại một số địa phương miền núi vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Lai Châu, Sơn
La, Thanh Hóa, Quảng Nam, Lâm Đồng… một số đồng bào dân tộc ít người

9
sử dụng ngô là nguồn lương thực, thực phẩm chính, sử dụng các giống ngô
địa phương và tập quán canh tác lạc hậu nên năng suất ngô ở đây chỉ đạt trên
dưới 1 tấn/ha. Sản lượng ngô trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu mà
hàng năm chúng ta còn phải nhập khẩu khá nhiều ngô hạt (trị giá trên 500
triệu USD) để sản xuất thức ăn gia súc. Hiện nay và trong những năm tới, ngô
vẫn là cây ngũ cốc có vai trò quan trọng ở nước ta. Ngô được trồng khắp nơi,
từ đồng bằng đến trung du và khá nhiều ở miền núi. Có nhiều loại ngô,
thường được xếp vào các loại khác nhau về cả tính chất và công dụng như
ngô nếp (hạt màu trắng, dẻo hạt), chủ yếu để ăn, ngô tẻ (hạt màu trắng hoặc

vàng), cứng nhưng sản lượng cao nên dùng làm thức ăn cho gia súc. hai loại
là ngô đường (hạt màu vàng không đều), vị ngọt và ngô rau (bắp nhỏ, ít tinh
bột) dùng để ăn.
Những năm trở lại đây sản xuất ngô đang được chú ý do ngô không
những là lương thực mà còn sử dụng làm thức ăn gia súc trong khi cơ cấu
nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt và
tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi nên nhu cầu về ngô là khá lớn. Mục tiêu của
ngành nông nghiệp trong những năm tới sẽ phấn đấu xây dựng vùng trồng
ngô hàng hoá ở các khu vực: Vùng Trung Du Miền Núi phía Bắc, vùng đồng
bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Phát triển ngô đông trên đất lúa ở
những nơi có điều kiện phù hợp, có đủ nước tưới. Đây là hướng đi tích cực trong
chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng thâm canh tăng vụ, góp phần tăng sản
lượng lương thực vững chắc đặc biệt ở khu vực dân cư miền núi.
Hiện nay diện tích trồng ngô cả nước là gần 1,2 triệu ha, năng suất trung
bình 43 tạ/ ha, sản lượng giao động trong khoảng 4,5 - 5 triệu tấn/năm, trong
khi nhu cầu về ngô của nước ta hiện nay là trên 5 triệu tấn/ năm kể cả cho chế
biến lương thực và chăn nuôi, hơn nữa tổng sản lượng ngô sản xuất vẫn chưa
đủ cho nhu cầu trong nước, hàng năm vẫn phải nhập trên nửa triệu tấn.

10

Bảng 2.5. Tình hình sản xuất ngô của một số vùng năm 2012
Vùng Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
Đồng bằng sông Hồng 86.6 46.7 404.3
Trung du miền núi phía Bắc 466.8 36.3 1696.2

Bắc trung Bộ duyên hải miền Trung

202.3 40.8 826.0
Tây Nguyên 243.9 49.8 1214.3
Đông Nam Bộ 79.3 56.2 445.3
Đồng bằng sông Cửu Long 39.4 55.2 217.5
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014)
Qua bảng 2.5 cho thấy vùng Trung du Miền núi phía Bắc có diện tích
gieo trồng lớn nhất so với các vùng còn lại tuy nhiên năng suất thấp nhất so
với các vùng còn lại một phần do điều kiện canh tác trên đất dốc khó cơ giới
hóa, không thể chủ động tưới tiêu, đất bạc màu do hiện tượng rửa trôi. Tuy
vậy đây vẫn là vùng có sản lượng ngô cao nhất đạt 1696.2 nghìn tấn so với
các vùng trong cả nước. Khu vực Tây Nguyên cũng có diện tích trồng ngô
khá lớn với 243.9 nghìn ha sản lượng ngô của vùng đạt 1214.3 nghìn tấn. Tuy
chỉ có 79.3 nghìn ha gieo trồng nhưng vùng Đông Nam Bộ có sản lượng ngô
khá cao năng suất ngô lên tới 56.2 tạ/ha.
Trước đây, sản xuất ngô ở Việt Nam còn nhỏ lẻ và phân tán, chủ yếu là
tự cung tự cấp theo nhu cầu của hộ nông dân. Tại một số vùng miền núi do
khó khăn về sản xuất lúa nước nên nông dân phải trồng ngô làm lương thực
thay gạo. Các giống ngô được trồng đều là các giống truyền thống của địa
phương, giống cũ nên năng suất rất thấp. Vào thập kỷ 60 của thế kỷ trước,
diện tích ngô Việt Nam chưa đến 300 nghìn ha, năng suất chỉ đạt trên 1 tấn/ha,
đến đầu những năm 1980 cũng không cao hơn nhiều, chỉ ở mức 1,1 tấn/ha,

iv
4.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 25
4.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp của thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn,
tỉnh Bắc Kạn 30
4.2.1. Về trồng trọt 30
4.2.2. Về chăn nuôi 32

4.2.3. Về lâm nghiệp 34
4.3. Tình hình sản xuất ngô của thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc
Kạn 35
4.3.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của thị trấn Nà Phặc những năm
gần đây 35
4.3.2. Tình hình sản xuất ngô tại các thôn trên địa bàn thị trấn Nà Phặc 37
4.3.3. Cơ cấu giống ngô và mùa vụ của thị trấn Nà Phặc 40
4.3.4. Chế độ canh tác, các biện pháp kỹ thuận trồng và chăm sóc ngô tại thị
trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn 44
4.3.5. Tình hình sâu, bênh hại trên ngô tại thị trấn Nà Phặc - huyện Ngân Sơn
- tỉnh Bắc Kạn 47
4.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất ngô, định hướng và giải pháp phát
triển sản xuất ngô của thị trấn Nà Phặc 51
4.4.1. Yếu tố khách quan 51
4.4.2. Yếu tố chủ quan 51
4.4.3. Định hướng 52
4.4.4. Giải pháp phát triển sản xuất ngô của thị trấn Nà Phặc 52
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55
5.1. Kết luận 55
5.2. Đề nghị 57


12
Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc
Giang, Phú Thọ, Ðiện Biên, Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình có địa hình cao
dốc, chia cắt, khí hậu thời tiết đa dạng lại diễn biến phức tạp, đặc biệt là hiện
tượng rét đậm và sương muối đang là những trở ngại lớn. Diện tích đất sản
xuất nông nghiệp bình quân đầu người là 0,13 ha, đất lâm nghiệp là 0,49 ha,
trong khi khả năng mở rộng hạn chế đã cản trở sản xuất hàng hóa với quy mô
lớn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhất là thực hiện công nghiệp

hóa trong nông nghiệp. Dân cư trong vùng tập trung nhiều đồng bào dân tộc
thiểu số sinh sống, trình độ văn hóa chưa cao, nhận thức hạn chế, năng lực
kinh doanh, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành sản phẩm cao. Cơ cấu kinh
tế nông nghiệp nông thôn của các địa phương trong vùng còn chậm chuyển
đổi để thích ứng với yêu cầu của thị trường, sản xuất còn mang tính tự cung
tự cấp. Xuất phát từ phong tục tập quán địa phương, tỉnh nào cũng trồng ngô,
lương thực chính của một số dân tộc vùng cao như H'mông, Dao, Nùng, Sản
xuất ngô ở vùng này có thể chia làm hai vùng chính: vùng ngô Ðông Bắc và
vùng ngô Tây Bắc. Ðặc biệt những năm qua sản xuất ngô hàng hóa phát triển
mạnh ở Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La và Hòa Bình.
2.2.1. Tình hình sản xuất ngô ở vùng Đông Bắc
Vùng ngô Đông Bắc Bắc bộ có địa hình chia cắt phức tạp, được chi làm
hai tiểu vùng:
- Vùng ngô Đông Bắc: Gồm các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang,
Bắc Kạn và Thái Nguyên.
- Vùng ngô Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn: Gồm các tỉnh Lào Cai, Yên
Bái, Hà Giang, Tuyên Quang và Phú Thọ.
Đất trồng ngô ở vùng này có địa hình chia cắt rất phức tạp, có thể phân
biệt ra hai á vùng: Vùng núi cao trung bình biên giới đất chủ yếu là Feranit
hình thành trên các loại đá có tầng đất từ trung bình đến dầy hàm lượng mùn

13
cao và giàu chất dinh dưỡng như Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang năng suất
của các vùng này trung bình đạt trên dưới 40 ta/ha. Vùng trung du với mạng
lưới sông suối chằng chịt hình thành các bãi phù sa và phù sa cổ có độ phì
nhiêu khá cao năng suất đạt trên 40 tạ/ha như Thái Nguyên, Phú Thọ.
Bảng 2.6. Tình hình sản suất ngô của một số tỉnh ở vùng Đông Bắc
Tỉnh Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất

(tạ/ha)
Sản lượng
(nghì tấn)
Cao Bằng 39.3 32.5 127.7
Lạng Sơn 21.8 47.8 104.3
Thai Nguyên 17.9 42.2 75.5
Tuyên Quang 14.0 43.1 60.4
Hà Giang 52.5 31.8 167.2
Phú Thọ 17.4 45.5 79.1
Bắc Giang 8.6 39.1 33.6
Bắc Kạn 16.5 37.2 61.4
Lào Cai 33.7 34.0 114.6
Yên Bái 24.7 30.6 75.5
(Nguồn: Tổng cục thống kê , 2014)
Nhìn trung các tỉnh miền núi có diện tích trồng ngô khá lớn tuy nhiên
năng suất chưa cao so với các tỉnh vùng trung du.
Ở Vùng ngô Việt Bắc và Đông Bắc Bắc bộ 3 vụ ngô chính là vụ xuân,
xuân - hè và vụ hè. tuy nhiên các vụ này được bố trí theo các vùng với độ
cao khác nhau.
+ Vụ xuân: gieo vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 thu hoạch thang 7, tháng
8 với các giống: LVN10, LNV61, LVN8960, LVN45, LVN4, LVN885,
LVN14, LVN99, C919, NK54, NK4300, VN2, MX4, LVN 25. Các vùng có

14
độ cao trên 500 m thường có nhiệt độ thấp, mùa đông đến sớm từ tháng 11 và
kéo dài đến giữa tháng 4. Nhiều khi nhiệt độ xuống thấp tới 5 - 7oC. Vì vậy
thời vụ chính của vùng này là vụ xuân - hè.
+ Vụ xuân - hè: Gieo vào hạ tuần tháng 4 đến đầu tháng 5, thu hoạch
cuối tháng 8 đầu tháng 9. Với các giống 885, VN 885, C919, LVN 25.
VN8960; LVN61 và LCH9. Ngoài ra, có thể trồng ngô hè - thu trên đất cao dễ

thoát nước (Cao Bằng, Lạng Sơn) và ngô thu - đông.
+ Vụ hè - thu: Gieo vào tháng 6, tháng 7 với các giống: LVN10,
LNV61, LVN8960, LVN45, LVN4, LVN99, C919, NK54, NK4300, VN2,
Bioseed 9680….
+ Vụ thu - đông: Gieo vào cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 trên đất bãi
sông, trên đất ngô ngắn ngày và trên đất bỏ hoang hoá vụ xuân
2.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở vùng Tây Bắc
Vùng ngô Tây Bắc Bắc bộ gồm các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La
và Hòa Bình. Tài nguyên đất trồng ngô của vùng này đa dạng và phức tạp:
chủ yếu là đất phù sa thềm các hệ thống sông suối, (sông Đà, sông Mã, sông
Nậm rốm, sông Nhuệ, sông Đáy), nhóm đất đen nhiệt đới, đất thung lũng đá
vôi vv có địa hình bằng phẳng, giàu chất hữu cơ, tầng đất mặt dày, ẩm, ít chua.
Ngoài ra còn có các loại đất phiềng bãi dốc tụ và cả ở trên sườn núi, đất dốc
hẻm đá vôi, v.v đất tuy nghèo dinh dưỡng hơn nhưng cũng phù hợp với sản
suất ngô.
Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, năm 2012 Sơn La là
tỉnh có diện tích cũng như sản lượng ngô cao nhất với diện tích 133.7 nghìn
ha tỉnh Sơn La đạt sản lượng lên tới 524.2 nghìn tấn

15
Bảng 2.7. Tình hình sản xuất ngô tại một số tỉnh vùng Tây Bắc
Tỉnh Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
Lai Châu 21.3 26.9 57.3
Điện Biên 133.7 39.2 524.2
Sơn La 29.2 24.5 71.6

Hòa Bình 36.2 39.7 143.8
(Nguồn: Tổng cục thông kê, 2014)
Thời vụ trồng ngô có ba vụ chính là vụ xuân - hè, hè - thu và thu - đông
+ Vụ xuân - hè: Những nơi đất đủ ẩm có thể tranh thủ gieo sớm và
trồng giữa tháng 3 đầu tháng 4, thu hoạch vào cuối thang 7 đầu tháng 8, với
các giống ngô lai LVN 184 và LVN 14, C919, LVN 25, CP 333 .
+ Vụ hè - thu: Gieo vào giữa tháng 4 đầu tháng 5 và thu hoạch tháng 8,
nếu gieo sớm hơn khi đất còn khô thì ngô không mọc được, nếu gieo muộn
hơn vào tháng 6 thì đất ướt dính (vì mùa mưa vùng này bắt đầu từ cuối tháng
4 đến đầu tháng 5) với các giống: LVN10, LNV61, LVN8960, LVN45,
LVN14, LVN99, NK54, LVN 25, CP333.
+ Vụ thu - đông: Một số ít vùng thấp khí hậu ấm áp hơn có áp dụng
thêm vụ thu - đông, gieo vào cuối tháng 8 đến đầu tháng 9; với các giống:
LVN10, LNV61, LVN8960, LVN45, NK54, NK4300, LVN 184 và LVN 14.
Phương thức trồng xen cây họ đậu vào ngô khá phổ biến ở trong vùng, vừa
thu được sản phẩm vừa có tác dụng che phủ chống xói mòn và cỏ dại, giữ ẩm
và tăng cường chất hữu cơ cho tầng canh tác.
2.3. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc.
Phía Đông giáp Lạng Sơn. Phía Tây giáp Tuyên Quang. Phía Nam giáp Thái
Nguyên, phía Bắc giáp Cao Bằng. Nằm trên quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao

v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình sản xuât lương thực trên thế giới năm 2012 4
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất ngô trên thế giới tại một số châu lục 6
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới (2012) 7
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam từ năm 2008 - 2012 8
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất ngô của một số vùng năm 2012 10
Bảng 2.6. Tình hình sản suất ngô của một số tỉnh ở vùng Đông Bắc 13

Bảng 2.7. Tình hình sản xuất ngô tại một số tỉnh vùng Tây Bắc 15
Bảng 2.8. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Bắc Kạn từ năm 2008 - 2012 17
Bảng 4.1: Diện tích và sản lượng một số cây trồng chính trên địa bàn thị trấn
Nà Phặc năm 2013 32
Bảng 4.2 Tình hình sản xuất ngô của thị trấn Nà Phặc từ năm 2009 – 2013…….37
Bảng 4.3: Tình hình sản xuất ngô của một số thôn, bản trên địa bàn thị trấn
Nà Phặc năm 2013: 38
Bảng 4.4: Tình hình sản xuất ngô của một số hộ nông dân tại các thôn, bản
trên địa bàn thị trấn Nà Phặc 40
Bảng 4.5: Cơ cấu giống và mùa vụ trồng ngô của thị trấn Nà Phặc 41
Bảng 4.6: Tình hình sử dụng giống trong sản xuất ngô của một số hộ dân tại
các thôn của thị trấn Nà Phặc 43
Bảng 4.7: Tình hình sử dụng phân bón của các hộ dân trên địa bàn các thôn
bản của thị trấn Nà Phặc 46
Bảng 4.8: Tình hình sâu, bênh hại ngô tại một số hộ dân trên địa bàn thị trấn
Nà Phặc 49



17
Bảng 2.8. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Bắc Kạn từ năm 2008 - 2012
Năm
2008 2009 2010 2011 2012
Diện tích (nghìn ha)
16.7 16.0 15.9 16.9 16.5
Năng suất (tạ/ha)
35.0 34.8 36.0 38.3 37.2
Sản lượng (nghìn tấn)
58.4 55.7 57.3 64.7 61.4
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014)

Mùa đông khắc nghiệt, khô hạn sương muối, giá rét. Khó khăn lớn nhất
hạn chế sản xuất và tăng vụ ngô là nhiệt độ thấp, mùa đông đến sớm từ đầu
tháng 11 và kéo dài đến giữa tháng 4 nên cơ cấu mùa vụ của tỉnh chủ yếu là
vụ xuân, xuân - hè và hè - thu. Do ngô được canh tác trên đất dốc, không chủ
động được nước tưới nên năng suất ngô chưa cao. Tuy nhiên so với những
năm trước đó thì từ năm 2011 năng suất ngô đã có phần được cải thiện do
người dân đã đưa các giống lai mới vào sản xuất (bảng 2.8). Các giống ngô
được bà con sử dụng NK54, NK4300, LVN45, LVN4, LVN885, LVN14,
LVN99, C919.










18
Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
3.1. Đối tượng và phạm vi điều tra
3.1.1. Đối tượng điều tra
Các nông hộ sản xuất ngô ở thị trấn Nà Phặc - huyện Ngân Sơn - tỉnh
Bắc Kạn.
3.1.2. Phạm vi điều tra
Khảo sát, điều tra, đánh giá tình hình sản xuất ngô trên địa bàn thị trấn
Nà Phặc - huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn từ năm 2009 đến năm 2013.
Tập trung tìm hiểu về tình hình sản xất ngô của các hộ dân tại thị trấn

Nà Phặc - huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Địa điểm điều tra
Đề tài được tiến hành tại thị trấn Nà Phặc - huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn.
3.3. Nội dung điều tra
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Nà Phặc -
huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn.
- Tìm hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp của thị trấn Nà Phặc - huyện
Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn.
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng sản xuất ngô của thị trấn Nà Phặc -
huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn.
- Điều tra tình hình sâu bệnh hại trên cây ngô và các phương pháp
phòng ngừa mà địa phương áp dụng.
- Đánh giá những khó khăn, thuận lợi của địa phương trong quá trình
sản xuất ngô, đề ra các biện pháp kỹ thuật phù hợp để cải thiện tình hình sản
suất ngô của thị trấn Nà Phặc - huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn.
3.4. Phương pháp điều tra
- Thu thập số liệu thứ cấp gồm: Các báo cáo của các phòng ban tại các

19
cơ quan chức năng ở địa phương.
Thu thập các tài liệu liên quan từ các báo cáo, luận vặn, tài liệu tham
khảo, sách, báo, tạp chí, các kết quả nghiên cứu trước đây trên thư viện và
trên intenet.
- Thu thập số liệu sơ cấp: Được thu trong quá trình điều tra thực tế các
hộ gia đình tài địa bàn nghiên cứu thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp
nông hộ theo phương pháp PRA, RRA.
- Phương pháp điều tra chọn mẫu: Quá trình điều tra, thu thập số liệu
được tiến hành tại ba thôn Nà Nọi và Bản Mạch, Cốc Sả thuộc thị trấn Nà
Phặc - huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn.
- Phương pháp chọn hộ điều tra: Theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên,

chọn đại diện 5 hộ trên tổng số hộ trong thôn. Lựa chọn hộ điều tra bằng cách
đi điều tra từng hộ trong thôn hộ nào có người ở nhà thì tiến hành điều tra hộ
đó, các hộ trong thôn có xác xuất chọn mẫu như nhau.
- Phương pháp sử lý số liệu bằng phương pháp thống kê mô tả.
Từ số liệu thu thập được nhận xét, đánh giá tình hình sản xuất ngô tại
địa phương.










×