Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đánh giá tình hình sản suất ngô của xã khao mang, huyện mù cang chải, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.94 KB, 57 trang )

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM




VY THỊ DUNG




Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN SUẤT NGÔ
CỦA XÃ KHAO MANG, HUYỆN MÙ CANG CHẢI,
TỈNH YÊN BÁI

NHẬT KÝ THỰC TẬP




Hệ đào tạo : Liên thông chính quy
Chuyên ngành : Trồng trọt
Khoa : Nông học
Khóa học : 2013 - 2015




Thái Nguyên, năm 2014


ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM




VY THỊ DUNG




Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN SUẤT NGÔ
CỦA XÃ KHAO MANG, HUYỆN MÙ CANG CHẢI,
TỈNH YÊN BÁI

NHẬT KÝ THỰC TẬP




Hệ đào tạo : Liên thông chính quy
Chuyên ngành : Trồng trọt
Khoa : Nông học
Lớp : K9LT - TT
Khóa học : 2013 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Lân




Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình
học tập của hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên
nghiệp, nó chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn và khoảng
thời gian cần thiết để sinh viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã
học vào thực tế, đồng thời sinh viên có điều kiện làm quen với công việc thực
tế ở cơ sở sản xuất, học thêm được kinh nghiệm, nâng cao được trình độ
chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng
dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, tạo cho mình tác phong làm việc
đúng đắn, nghiêm túc có tính sáng tạo để phục vụ cho công tác sau này.
Xuất phát từ quan điểm trên, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa
Nông học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành đề tài:
“Đánh giá tình hình sản suất ngô của xã Khao Mang, huyện Mù Cang
Chải, tỉnh Yên Bái”
Để hoàn thành được đề tài này em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới UBND xã Khao Mang, Phòng NN&PTNT,Chi cục thống kê huyện Mù
Cang Chải, các hộ gia đình tại xã Khao Mang đã nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ
em trong quá trình thực tập. Đặc biệt em xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn, TS.
Nguyễn Thị Lân đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em vượt qua những bỡ ngỡ,
khó khăn trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Nhân đây em cũng xin cảm ơn các bạn sinh viên trong, ngoài lớp và gia đình
đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Do trình độ và kinh nghiệm có hạn nên bản khóa luận của em không thể
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày tháng năm 2014

Sinh viên

Vy Thị Dung

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngô thế giới trong giai đoạn 1961 - 2013 5
Bảng 1.2: Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2013 6
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2013 7
Bảng 1.4.Tình hình sản xuất ngô Việt Nam từ năm 1961 đến nay 2013 10
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô ở các vùng năm 2012 11
Bảng 1.6: Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Yên Bái từ năm 2009 - 2013 15
Bảng 1.7 Tình hình sản xuất ngô của huyện Mù Cang Chải 16
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Khao Mang 24
Bảng 3.2 Thành phần dân tộc Xã Khao Mang năm 2013 26
Bảng 3.3 Tình hình sản xuất một số cây trồng chính tại xã Khao Mang từ
năm 2010 đến 2013 30
Bảng 3.4: Diện tích năng suất, sản lượng ngô của xã Khao Mang năm
2011- 2013 33
Bảng 3.5 Các giống ngô chính được sử dụng tại xã Khao Mang năm 2013 35
Bảng 3.6: Tình hình sử dụng phân bón cho ngô tại các hộ gia đình 37
Bảng 3.7. Tình hình sâu bệnh hại tại xã Khao Mang năm 2013 40

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CIMMYT : Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mỳ Quốc tế
FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc
Ha : Hecta
CMC-PCGDTH : Chống mù chữ - Phổ cập giáo dụng tiểu học
PCGDTHCS : Phổ cập giáo dục trung học cơ sở

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Mục tiêu của đề tài 3
3. Yêu cầu của đề tài 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 4
1.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 8
1.3. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Yên Bái. 13
1.4 Tình hình sản xuất ngô của huyện Mù Cang Chải 16
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA 18
2.1. Địa điểm điều tra và thời gian điều tra 18
2.1.1. Địa điểm điều tra 18
2.1.2. Thời gian điều tra: 18
2.2 Nội dung điều tra 18
2.2.1. Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Khao Mang,
huyện Mù Cang Chải 18
2.2.2. Tình hình sản xuất ngô của xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải
18
2.2.3. Điều kiện sản xuất ngô tại nông hộ . 18
2.3. Phương pháp điều tra 19
Chương 3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THẢO LUẬN 20
3.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Khao Mang 20
3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 20
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 26
3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp của Xã Khao Mang 29
LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình

học tập của hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên
nghiệp, nó chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn và khoảng
thời gian cần thiết để sinh viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã
học vào thực tế, đồng thời sinh viên có điều kiện làm quen với công việc thực
tế ở cơ sở sản xuất, học thêm được kinh nghiệm, nâng cao được trình độ
chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng
dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, tạo cho mình tác phong làm việc
đúng đắn, nghiêm túc có tính sáng tạo để phục vụ cho công tác sau này.
Xuất phát từ quan điểm trên, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa
Nông học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành đề tài:
“Đánh giá tình hình sản suất ngô của xã Khao Mang, huyện Mù Cang
Chải, tỉnh Yên Bái”
Để hoàn thành được đề tài này em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới UBND xã Khao Mang, Phòng NN&PTNT,Chi cục thống kê huyện Mù
Cang Chải, các hộ gia đình tại xã Khao Mang đã nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ
em trong quá trình thực tập. Đặc biệt em xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn, TS.
Nguyễn Thị Lân đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em vượt qua những bỡ ngỡ,
khó khăn trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Nhân đây em cũng xin cảm ơn các bạn sinh viên trong, ngoài lớp và gia đình
đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Do trình độ và kinh nghiệm có hạn nên bản khóa luận của em không thể
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên

Vy Thị Dung

1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Cây ngô (Zeamays l.) là cây ngũ cốc chính cổ nhất, là một trong ba cây
ngũ cốc quan trọng nhất cung cấp lương thực cho con người, thức ăn cho gia
súc, là cây thực phẩm với ngô bao tử làm rau sạch giàu chất dinh dưỡng và là
cây cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ và là mặt hàng xuất
khẩu có giá trị. Chính vì vậy trong lịch sử tiến hóa của khoảng 1000 loài cây
trồng phổ biến trên trái đất hiện nay chưa có cây nào phát triển nhanh chóng
và đa công dụng như cây ngô. Ở Việt Nam ta, cây ngô là cây lương thực quan
trọng đứng thứ 2 sau cây lúa và là cây mầu số một. Cây ngô có vai trò quan
trọng đối với đời sống con người.
Cây ngô là cây có năng suất cao và chứa hàm lượng dinh dưỡng lớn,
trong đó protein từ 6-12%, lipit từ 3,5-7%, hàm lượng gluxit 65-76% tập
trung chủ yếu ở nội nhũ, ngoài ra còn có các loại vitamin A, B và các loại
chất khác. Vì vậy cây ngô được coi là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt.
Ngô vốn là nguồn gải quyết lương thực cho nhiều dân tộc trên thế giới với
17% dân số sử dụng làm lương thực. Một số nước dùng ngô làm lương thực
chính như: Mexico, Ấn Độ, Philipin và một số nước Châu Phi. Có tới 90% sản
lượng ngô ở Ấn Độ, 66% ở Philipin được dùng làm lương thực cho người.
Do tinh bột chiếm tỉ lệ lớn trong khối lượng hạt nên đây là nguyên liệu
quan trọng cho ngành công nghiệp gia công bột. Tinh bột được sử dụng trong
công nghiệp chế biến bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát. Trong y học người
ta dùng ngô để bào chế glucoza, Penixilin, ngô non còn chứa nhiều vitamin….
Hầu như mỗi bộ phận của ngô đều có công dụng nhất định, do vậy mà hiện
nay từ cây ngô mà con người đã tạo ra tới 670 mặt hàng khác nhau của các
ngành công nghiệp, dược phẩm, y dược…
2
Cây ngô được coi là cây chủ lực và đặc biệt quan trọng đối với người
dân miền núi phía Bắc với những sản phẩm như mèn mén, ngô bung, ngô
luộc, bỏng ngô….thức ăn chăn nuôi gia súc và là nguồn nguyên liệu cho

ngành tiểu thủ công nghiệp :sản xuất rượu, bia, cồn….Trong sản xuất, cây
ngô vốn là cây phù hợp với điều kiện canh tác của người dân nghèo miền núi.
Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, trình độ canh tác….cho nên
năng suất thấp, đôi khi không cho thu hoạch, đặc biệt là các huyện vùng cao
như Mù Cang Chải.
Xã Khao Mang nằm về phía Bắc trung tâm huyện lỵ dọc theo Quốc lộ
32, là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Mù Cang Chải. Toàn
xã có 735 hộ, 4.143 khẩu gồm 3 dân tộc chung sống, địa bàn phân bố dân cư
rộng chủ yếu tập chung trên núi cao. Là xã nông nghiệp thuần nông với hai
cây trồng chủ lực là lúa và ngô, sản phẩm của hai cây này quyết định đến đời
sống và thu nhập của người dân trên địa bàn. Nhưng khó khăn nhất hiện nay
trong việc trồng ngô là do đồng bào các dân tộc ở đây chủ yếu trồng các loại
ngô địa phương, chưa áp dụng khoa học, kĩ thuật vào sản xuất. Do đó diện
tích trồng ngô chưa được mở rộng, năng suất, chất lượng vẫn còn thấp
Trên thực tế đã có nhiều cuộc điều tra tại nhiều địa phương khác nhau để
đánh giá thực trạng sản xuất ngô. Tuy nhiên chưa có cuộc điều tra cụ thể nào
đánh giá thực trạng sản xuất ngô tại xã Khao Mang – huyện Mù Cang Chải –
tỉnh Yên Bái. Xuất phát từ tình hình thực tế để nắm bắt tình hình sản xuất và
đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế là việc
làm cần thiết góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp địa phương phát triển. Trên
cơ sở đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:“ Đánh giá tình hình sản suất
ngô của xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái”


3
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định thuận lợi và khó khăn trong sản xuất ngô ở xã Khao Mang để
từ đó tìm ra biện pháp kĩ thuật khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao năng
suất, sản lượng, tăng hiệu quả sản xuất ngô tại địa phương.
3. Yêu cầu của đề tài

- Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Khao Mang.
- Điều tra tình hình sản xuất cây ngô của xã Khao Mang trong 3 năm gần đây.
- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của xã trong việc sản xuất
cây ngô.
- Đề xuất những giải pháp khắc phục bằng những biện pháp khoa học, kỹ thuật
- Đề ra những mục tiêu, kế hoạch thực hiện trong giai đoạn 2015-2020.














4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây ngũ cốc lâu đời và phổ biến trên thế giới, không cây nào sánh
kịp với cây ngô về tiềm năng năng suất hạt, về quy mô, hiệu quả ưu thế lai. Ngô
còn là cây điển hình được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học về các lĩnh vực
di truyền học, chọn giống, công nghệ sinh học, cơ giới hoá, điện khí hoá và
tin học vào công tác nghiên cứu và sản xuất.

Ngành sản xuất ngô thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay trên
cả 3 phương diện: diện tích, năng suất và sản lượng. Đặc biệt về năng suất,
trong hơn 40 năm gần đây, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng
suất cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Vào năm 1961, năng suất ngô
trung bình của thế giới lúc này chưa đến 20 tạ/ha, con số này đã tăng lên 55,1
tạ/ha năm 2013. Những năm gần đây, năng suất ngô biến động nhưng nhìn
chung có xu hướng tăng lên do các nhà khoa học đã ứng dụng các thành tựu
khoa học kỹ thuật - thuyết ưu thế lai vào công tác chọn tạo giống. Đặc biệt
với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ sinh học, với kỹ thuật chuyển
gen trong hơn 10 năm trở lại đây, đã tạo lên một bước ngoặc lớn trong việc
tạo ra các giống ngô mới có tiềm năng năng suất cao (theo GMO diện tích
trồng ngô chuyển gen năm 2012 của toàn thế giới 57.4 triệu ha) [19]
Ngô được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: làm lương thực, thực
phẩm, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế
biến Hiện nay ngô là nguồn nguyên liệu quan trọng trong sản xuất năng
lượng sinh học (ethanol), đây được coi là giải pháp cho sự thiếu hụt năng
lượng trong tương lai. Ở Mỹ, trên 90% ethanol được sản xuất từ ngô với hơn
2680 nhà máy. Trung Quốc cũng đang tập trung đầu tư xây dựng nhiều cở sở
5
nghiên cứu về nguồn năng lượng sinh học này với mục tiêu ethanol nhiên liệu
sẽ tăng lên 2 tỷ lít vào năm 2010 và 10 tỷ lít vào năm 2020 (Ngô Sơn,
2007)[15]. Để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất ethanol, các nhà khoa học
thuộc Đại học bang Michigan (Mỹ) đã tạo ra một số giống ngô mới chuyên
sản xuất ethanol. Giống ngô mới này cho phép tạo ra sản phẩm ethanol hiệu
quả hơn và mang lại nhiều lợi nhuận hơn bởi hiện phần lớn nhiên liệu ethanol
của Mỹ được sản xuất từ bắp ngô.
Nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu và sản xuất mà diện tích, năng suất
và sản lượng ngô trên thế giới tăng lên liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Kết
quả được thể hiện qua bảng 1.1.
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngô thế giới trong giai đoạn 1961 - 2013

Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
1961 105,55 19,2 205,03
2006 146,9 48,0 706,8
2007 158,5 49,8 789,8
2008 162,8 50,9 830,3
2009 158,8 51,6 820,0
2010 164,3 51,8 851,1
2011 172,0 51,6 880,0
2012 177,3 49,1 872,0
2013 184,2 55,1 1.016,4
(Nguồn: FAOSTAT 2014 )
Qua bảng 1.1 cho thấy, sản xuất ngô trên thế giới tăng lên không ngừng
cả về diện tích và năng suất. Năm 1961 năng suất ngô trung bình thế giới mới
chỉ đạt 19,2 tấn/ha, diện tích 105,55 triệu ha. Nhưng đến năm 2013 năng suất
6
ngô đạt 55,1tấn/ha, gấp 2,86 lần và sản lượng đạt 1.016,4 triệu tấn, gấp 4,9
lần so với năm 1961, trong khi diện tích ngô tăng không nhiều (1,7 lần).
Trong đó tập trung và phân bố không đều ở các khu vực: Châu Mỹ đứng đầu
với 70,8 triệu ha chiếm 38,43% diện tích Thế Giới, Châu Á chiếm 32,19%, Châu
Phi là 18,94% và Châu Âu 10,26%.
Bảng 1.2: Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2013
Khu vực
Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Châu Á 59,3 51,2 304,3
Châu Mỹ 70,8 73,8 522,8
Châu Âu 18,9 61,9 117,4
Châu Phi 34,9 20,3 71,0
(Nguồn: FAOSTAT, 2014)
Là cái “nôi” của cây ngô - Trung tâm phát sinh cây ngô, ngành sản xuất
ngô đã sớm được hình thành và phát triển mạnh mẽ ở Châu Mỹ. Ở Châu Mỹ,
nổi lên hàng loạt các nước có nền sản xuất ngô chiếm tỷ trọng cao của thế giới
cả về diện tích cũng như sản lượng, điển hình là Mỹ. Nước Mỹ luôn được coi
là cường quốc số một về ngô. Năm 2008, với diện tích 31,8 triệu ha, năng suất
bình quân đạt 96,6 tạ/ha và tổng sản lượng đạt 307,4 triệu tấn chiếm 37,4% sản
lượng ngô toàn thế giới. Kết quả đó có được một phần là nhờ ứng dụng công
nghệ chuyển gen để tạo ra các giống ngô mới có tiềm năng suất cao. Năm
2007, diện tích trồng ngô chuyển gen ở Mỹ đạt 27,4 triệu ha chiếm 73% trong
tổng số hơn 37,5 triệu ha diện tích ngô của nước này (GMO. COMPASS)[19].
Trong công tác cải tạo giống cây trồng trên cơ sở ưu thế lai, ngô lai là
một thành công kỳ diệu của nhân loại. Nhờ sử dụng giống ngô lai và kỹ thuật
trồng trọt tiên tiến mà năng suất ngô trên thế giới đã tăng 4 lần trong vòng 50
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngô thế giới trong giai đoạn 1961 - 2013 5
Bảng 1.2: Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2013 6
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2013 7
Bảng 1.4.Tình hình sản xuất ngô Việt Nam từ năm 1961 đến nay 2013 10
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô ở các vùng năm 2012 11
Bảng 1.6: Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Yên Bái từ năm 2009 - 2013 15

Bảng 1.7 Tình hình sản xuất ngô của huyện Mù Cang Chải 16
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Khao Mang 24
Bảng 3.2 Thành phần dân tộc Xã Khao Mang năm 2013 26
Bảng 3.3 Tình hình sản xuất một số cây trồng chính tại xã Khao Mang từ
năm 2010 đến 2013 30
Bảng 3.4: Diện tích năng suất, sản lượng ngô của xã Khao Mang năm
2011- 2013 33
Bảng 3.5 Các giống ngô chính được sử dụng tại xã Khao Mang năm 2013 35
Bảng 3.6: Tình hình sử dụng phân bón cho ngô tại các hộ gia đình 37
Bảng 3.7. Tình hình sâu bệnh hại tại xã Khao Mang năm 2013 40

8
Trong thời gian gần đây, nếu như phần lớn các nước phát triển năng suất
ngô tăng không đáng kể, thì năng suất ngô ở Mỹ lại có sự tăng đột biến. Kết
quả đó có được là nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất. Theo
Ming Tang Chang và cộng sự (Minh-Tang Chang và cs., 2005)[22] cho biết:
Ở Mỹ chỉ còn 48% giống ngô được sử dụng được chọn tạo theo công nghệ
truyền thống, 52% là bằng công nghệ sinh học. Năng suất ngô ở Mỹ đã tăng
từ 1,5 tấn/ha vào năm 1930 đến 7 tấn/ha vào những năm 1990 (SK.Vasal và
cs., 1990)[24]. Năm 2013 tổng sản lượng ngô của Mỹ là 367,8 triệu tấn/ha,
trên diện tích là 36,9 triệu ha.
Trung Quốc là nước đứng thứ 2 trên thế giới về diện tích trồng ngô, sản
lượng ngô năm 2013 của Trung Quốc đạt 217,8 triệu tấn, tuy nhiên diện tích
ngô tăng không nhiều. Do có trình độ khoa học kỹ thuật và thâm canh cao nên
Israel là nước đứng đầu về năng suất là Israel với 22,5 tấn/ha, năng suất ngô
thấp nhất là Ấn Độ (2,45 tấn/ha).
Trong sản xuất hiện nay có sự khác biệt rõ ràng về năng suất giữa các
nước phát triển và các nước đang phát triển. Năng suất ngô trung bình của các
nước phát triển là 7,8 tấn/ha, các nước đang phát triển là 2,7 tấn/ha. Hai
nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch này là:

- Tỷ lệ sử dụng giống ngô lai khác nhau trong sản xuất. Ở các nước phát
triển 90-100% diện tích ngô được trồng bằng các giống lai có ưu thế lai cao,
trong khi đó các nước đang phát triển diện tích trồng giống ngô lai rất thấp
(37% diện tích) chủ yếu là trồng các giống thụ phấn tự do (63% diện tích)
(CIMMYT, 1991-1992)[18]
- Khả năng đầu tư và trình độ thâm canh của người sản xuất.
1.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Ngô là cây lương thực quan trọng thứ 2 sau cây lúa ở nước ta. Ngô được
đưa vào Việt Nam cách đây khoảng 300 năm (Ngô Hữu Tình, 2009) [17]. Do
9
có vai trò quan trọng đối với kinh tế xã hội cộng với điều kiện khí hậu nhiệt
đới gió mùa nên ngô đã nhanh chóng được mở rộng, trồng khắp các vùng
miền cả nước.
Cùng với sự tiến bộ của toàn thế giới, việc phát triển sản xuất ngô ở Việt
Nam trong vài thập kỷ cuối thế kỷ 20 cũng đã thu được những kết quả quan
trọng. Đạt được thành tựu lớn trong sản xuất ngô ở nước ta trong những năm
gần đây là nhờ có những chính sách khuyến khích của Đảng và Nhà nước
trong việc áp dụng thành công những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ
thuật canh tác vào sản xuất nên cây ngô đã có những bước tiến mạnh về diện
tích, năng suất và sản lượng.
Năng suất ngô Việt Nam đến cuối những năm 1975 chỉ đạt 10,50 tạ/ha
do trồng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa
những năm 1980, nhờ hợp tác với CIMMYT, nhiều giống ngô cải tiến đã
được trồng ở nước ta, góp phần đưa năng suất lên gần 15,50 tạ/ha vào đầu
những năm 1990. Tuy nhiên, ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những
bước tiến nhảy vọt là từ đầu những năm 1990 đến nay, gắn liền với việc mở
rộng giống lai và cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác. Năm 1991, diện
tích trồng giống lai chưa đến 1% trên hơn 400 nghìn ha trồng ngô, năm 2009
giống lai đã chiếm khoảng 95% trong số 1,2 triệu ha. Năm 1994, sản lượng
ngô Việt Nam vượt ngưỡng 1 triệu tấn, năm 2000 vượt ngưỡng 2 triệu tấn.

Năm 2013 năng suất cũng như sản lượng đạt mức cao nhất từ trước đến nay
với năng suất 44,2 tạ/ha, sản lượng vượt ngưỡng 5 triệu tấn – 5,1 triệu tấn
(FAO, 2014)




10
Bảng 1.4.Tình hình sản xuất ngô Việt Nam từ năm 1961 đến nay 2013
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
1961 229,2 11,40 260,1
1975

267,0

10,50

280,6

1990

432,0

15,50


671,0

1995 556,8 21,30 1.184,2
2000 730,2 25,10 2.005,1
2005 1.052,6 36,00 3.787,1
2006 1.033,1 37,30 3.854,5
2007 1.067,9 38,50 4.107,5
2008 1.125,9 39,70 4.530,0
2009 1.130,0 40,00 4.800,0
2010 1.200,0 41,72 5.006,8
2011

1.117,2

42,9

4.799,3

2012
1.118,2

42,9

4.803,1

2013
1.117,6 44,2 5.193,5
(Nguồn:FAO, 2014)[19]
Năm 1961, năng suất ngô nước ta bằng 60% trung bình thế giới (11,4/ 19

tạ/ha). Suốt gần 20 năm sau đó, trong khi năng suất ngô thế giới tăng liên tục
thì năng suất của ta lại giảm, và vào năm 1979 chỉ còn bằng 29% so với trung
bình thế giới (9,9/33,9 tạ/ha). Mặc dầu là cây lương thực thứ hai sau lúa nước,
song do truyền thống lúa nước, cây ngô không được chú trọng nên chưa phát
huy hết tiềm năng ở Việt Nam.
Từ năm 1980 đến nay, năng suất ngô nước ta tăng nhanh liên tục với tốc
độ cao hơn trung bình của thế giới. Năm 1980, bằng 34% so với trung bình
thế giới (11/32 tạ/ha); năm 1990 bằng 42% (15,5/37 tạ/ha); năm 2000 bằng
11
65,5% (27,5/42 tạ/ha); năm 2005 bằng 75% (36/48 tạ/ha) và năm 2013 đã đạt
80,2% (44,2/55,1 tạ/ha).
Cây ngô có khả năng thích ứng rộng, có thể được trồng nhiều vụ trong
năm và trồng ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Tiềm năng phát triển
cây ngô ở nước ta là rất lớn cả về diện tích và thâm canh tăng năng suất.
Các giống ngô lai có tiềm năng năng suất cao đã và đang được phát triển
ở những vùng ngô trọng điểm, vùng thâm canh, có thuỷ lợi, những vùng đất
tốt như: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ,
Tây Nguyên để đạt năng suất cao. Tuy nhiên, ở các tỉnh miền núi, những
vùng khó khăn, canh tác chủ yếu nhờ nước trời, đất xấu, đầu tư thấp thì giống
ngô thụ phấn tự do chiến ưu thế và chiếm một diện tích khá lớn.
Như vậy ta có thể nhận thấy sự tăng trưởng mạnh của ngành sản xuất
ngô trong nước trong những năm gần đây. Tuy nhiên, sự tăng trưởng đó lại
thể hiện không đồng đều ở các vùng trong cả nước:
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô ở các vùng năm 2012
Vùng
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng

(nghìn tấn)
Cả nước 1118,3 43,0 4803,6
Đ
ồng bằng sông Hồng

86,6

46,7

404,3

Trung du và mi
ền núi phía Bắc

466,8

36,3

1696,2

Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền trung
202,3 40,8 826,6
Tây Nguyên 243,9 49,8 1214,3
Đông Nam Bộ 79,3 56,2 445,3
Đồng bằng sông Cửu Long 39,4 55,2 217,5
(Nguồn: Tổng cục thống kê năm tháng 8, 2014)
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CIMMYT : Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mỳ Quốc tế

FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc
Ha : Hecta
CMC-PCGDTH : Chống mù chữ - Phổ cập giáo dụng tiểu học
PCGDTHCS : Phổ cập giáo dục trung học cơ sở
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CIMMYT : Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mỳ Quốc tế
FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc
Ha : Hecta
CMC-PCGDTH : Chống mù chữ - Phổ cập giáo dụng tiểu học
PCGDTHCS : Phổ cập giáo dục trung học cơ sở
14
Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn – Pú Luông nằm kẹp giữa sông Hồng
và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông
Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô. Địa
hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng
thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích
toàn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản,
khoáng sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp
có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa,
chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên toàn tỉnhĐất Yên Bái chủ yếu là đất xám
(chiếm 82,37%), còn lại là đất mùn alít, đất phù sa, đất glây, đất đỏ…
Theo kết quả tổng hợp sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009,
tổng dân số toàn tỉnh là 752.868 người. Mật độ dân số bình là 109 người/km2,
tập trung ở một số khu đô thị như thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các
thị trấn huyện lỵ. Theo số liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có tới 30 dân
tộc sinh sống, trong đó có 7 dân tộc có dân số trên 10.000 người. 2 dân tộc có
từ 2.000 - 5.000 người, 3 dân tộc có từ 500-2.000 người. Trong đó người
Kinh chiếm 49,6%, người Tày chiếm 18,58%, người Dao chiếm 10,31%,
người HMông chiếm 8,9% người Thái chiếm 6,7%, người Cao Lan chiếm

1%, còn lại là các dân tộc khác.
Sự phân bố các cộng đồng dân tộc trên địa bàn tỉnh có những đặc trưng sau:
+ Vùng thung lũng sông Hồng chiếm 41% dân số toàn tỉnh, trong đó:
người Kinh 43%, người Tày chiếm 33%, người Dao chiếm 10%, người
H'mông chiếm 1,3% so với dân số toàn vùng.
+ Vùng thung lũng sông Chảy chiếm 28% dân số toàn tỉnh. Trong đó
người Kinh chiếm 43%, người Tày chiếm 11%, người Dao chiếm 13%, người
Nùng chiếm 7% so với dân số toàn vùng.
+ Vùng ba huyện phía Tây (Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn) chiếm
31% dân số toàn tỉnh. Trong đó: người Kinh là 33%; người Thái 19,2%, Tày
15
11,8%, H'mông 24,1%; người Mường 5,2% và người Dao 5,1% so với dân số
toàn vùng.
Cộng đồng và các dân tộc trong tỉnh với những truyền thống và bản sắc
riêng đã hình thành nên một nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, có nhiều
nét độc đáo, sâu sắc nhân văn và những truyền thống tập quán trong lao động
sản xuất có nhiều bản sắc dân tộc.
Bảng 1.6: Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Yên Bái từ năm 2009 - 2013
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
2009 17.416 25.97 45.229
2010 18.494 26.7 49.378
2011 24.049 31.61 74.448
2012 24.491 30.4 74.487
2013 24.556 32.02 78.636

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2014)[5]
Qua bảng 1.6 cho thấy diện tích trồng ngô của tỉnh tăng dần qua các
năm. Năm 2013 toàn tỉnh trồng được 24.556 ha tăng 7.14 ha so với năm 2009,
đó là do trong những năm gần đây UBND tỉnh có áp dụng cơ cấu mùa vụ và
tận dụng diện tích đất tỉnh có sẵn vào sản xuất nông nghiệp để tăng diện tích
trồng ngô hàng năm lên. Trong đó cây ngô đông trồng trên đất 2 lúa đã trở
thành vụ sản xuất chính của tỉnh. Song do địa hình và khí hậu tỉnh Yên Bái
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hiện tượng gió lốc, mưa đá thường
xuyên xẩy ra vào mùa hè, mùa thu còn về mùa đông thì sương muối làm ảnh
hưởng không nhỏ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất ngô. Ngoài ra do
địa hình phức tạp có tới 79% diện tích là đồi núi và núi đá, vì vậy việc áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngô còn hạn chế và khó khăn.
Tuy vậy, tỉnh đã có chủ trương khuyến cáo bà con nông dân sử dụng những
giống ngô lai có năng suất cao, chất lượng, khả năng chống chịu tốt với điều
kiện ngoại cảnh bất lợi vào sản xuất trong những năm gần đây. Vì vậy những
16
năm gần đây năng suất và sản lượng ngô cao hơn so với những năm ở thập kỷ
90, năm 2009 đạt 25.97 tạ/ha đến năm 2013 đạt 32.02 tạ/ha thấp hơn mức
năng suất trung bình của toàn quốc.
1.4 Tình hình sản xuất ngô của huyện Mù Cang Chải
Không còn lạ lẫm với người dân Mù Cang Chải, hiện cây ngô đã được
trồng ở tất các địa phương trong huyện. Từ chỗ mạnh ai nấy làm, kể từ khi có
nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi diện tích lúa nương kém năng suất sang
trồng ngô đã thực sự mở ra cơ hội thoát nghèo và làm giàu cho người dân.
Chủ trương của Ban Thường vụ Huyện ủy Mù Cang Chải về việc chuyển
đổi diện tích cây trồng, vật nuôi nhằm tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ trong
phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa được cụ thể hóa bằng
chương trình chuyển đổi diện tích lúa nương năng suất thấp sang trồng ngô,
góp phần đảm bảo an ninh lương thực, giúp người dân xóa đói giảm nghèo.
Từ đó cũng làm tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, thúc đẩy

phong trào phát triển chăn nuôi đồng thời thực hiện có hiệu quả mục tiêu
giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện bình quân 5% mỗi năm. Căn cứ vào tình hình
thực tiễn, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch về việc chuyển đổi diện tích
lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô. Do vậy diện tích năng suất, sản
lượng ngô của huyện tăng liên tục trong những năm gần đây.
Bảng 1.7 Tình hình sản xuất ngô của huyện Mù Cang Chải
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
2009 2.350 21.7 50.995
2010 2.657 25.5 67.754
2011 2.599 27.7 71.992
2012 2.982 30.7 91.547
2013 3.447 32.0 110.304
( Nguồn: Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải 2014)
17
Mặc dù diện tích đất nông nghiệp tương đối nhiều song do địa hình dốc,
việc canh tác rất khó khăn, chủ yếu là sản xuất một vụ, bởi vậy bài toán an
ninh lương thực luôn là nỗi trăn trở của huyện trong nhiều năm qua. Nhưng
qua bảng số liệu 1.9 ta nhận thấy rõ diện tích, năng suất, sản lượng tăng dần
đều qua các năm nhưng với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn
vị diện tích canh tác, đẩy mạnh phong trào sản xuất hai vụ, huyện đã chỉ đạo
các phòng, ban chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức các buổi tập huấn kỹ
thuật, cung ứng giống, phân bón cho bà con, bước đầu thực hiện trên những
diện tích chân ruộng thấp, vùng đồi thấp và một phần diện tích trên đồi cao.
Bên cạnh đó là hỗ trợ 100% giống ngô NK54 cho diện tích chuyển đổi từ lúa

nương sang; hỗ trợ giống ngô nếp, ngô tẻ như AG59, CP3Q, NK54 cho bà
con canh tác trên diện tích nương đồi vườn. Góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ
đói đứt bữa lúc giáp hạt.














MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Mục tiêu của đề tài 3
3. Yêu cầu của đề tài 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 4
1.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 8
1.3. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Yên Bái. 13
1.4 Tình hình sản xuất ngô của huyện Mù Cang Chải 16
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA 18
2.1. Địa điểm điều tra và thời gian điều tra 18

2.1.1. Địa điểm điều tra 18
2.1.2. Thời gian điều tra: 18
2.2 Nội dung điều tra 18
2.2.1. Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Khao Mang,
huyện Mù Cang Chải 18
2.2.2. Tình hình sản xuất ngô của xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải
18
2.2.3. Điều kiện sản xuất ngô tại nông hộ . 18
2.3. Phương pháp điều tra 19
Chương 3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THẢO LUẬN 20
3.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Khao Mang 20
3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 20
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 26
3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp của Xã Khao Mang 29

×