Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty TNHH MTV Máy kéo và Máy nông nghiệp. Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.47 KB, 72 trang )


trờng đại học kinh tế quốc dân
KHOA ĐầU TƯ
o0o
CHUYÊN Đề
THựC TậP TốT NGHIệP
Đề tài:
HOT NG U T PHT TRIN TI CễNG TY
TNHH MTV MY KẫO V MY NễNG NGHIP.
THC TRNG V GII PHP
Sinh viên thực hiện : PHạM MINH ANH
Lớp : kinh tế ĐầU TƯ K51F
MSV : cq514029
Giáo viên hớng dẫn : ts. NGUYễN THị áI LIÊN
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Hµ Néi, 2013
SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
MỤC LỤC
Hµ Néi, 2013 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC BẢNG 4
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY TNHH MTV MÁY
KÉO VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP 2
Tên gọi: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Máy kéo và Máy nông nghiệp 2
Ngày thành lập: 22/10/1960 2
Trụ sở chính: Tại số 4 Đường Chu Văn An - Phường Yết Kiêu - Quận Hà Đông - Thành
Phố Hà Nội 2
Điện thoại: 04.8.542747 – 034 826093 – 034 824506 2


Fax: 04 8 542747 2
Email: 2
(Nguồn: Phòng tài vụ) 7
Ngân hàng giao dịch chính: Ngân hàng đầu tư và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh
Hà Đông 13
Tổng vốn công ty quản lý: 57 246 157 000 đồng 13
Trong đó: Vốn cố định: 40 785 352 000 đồng 13
Vốn lưu động: 16 487 805 000 đồng 13
SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
DANH MỤC BẢNG
Hµ Néi, 2013 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC BẢNG 4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ 5
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY TNHH MTV MÁY
KÉO VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP 2
Tên gọi: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Máy kéo và Máy nông nghiệp 2
Ngày thành lập: 22/10/1960 2
Trụ sở chính: Tại số 4 Đường Chu Văn An - Phường Yết Kiêu - Quận Hà Đông - Thành
Phố Hà Nội 2
Điện thoại: 04.8.542747 – 034 826093 – 034 824506 2
Fax: 04 8 542747 2
Email: 2
(Nguồn: Phòng tài vụ) 7
Ngân hàng giao dịch chính: Ngân hàng đầu tư và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh
Hà Đông 13
Tổng vốn công ty quản lý: 57 246 157 000 đồng 13

Trong đó: Vốn cố định: 40 785 352 000 đồng 13
Vốn lưu động: 16 487 805 000 đồng 13
Bảng 1.1: Cơ cấu lao đông của công ty TNHH MTV Máy kéo và Máy nông
nghiệp 13
(Đơn vị: Người) 13
Bảng 1.2: Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của công ty 16
Để tiết kiệm vốn đầu tư cho công ty, có thể tìm kiếm những thiết bị đã qua sử
dụng, giá những thiết bị này rẻ hơn rất nhiều thiết bị mua mới. Tuy nhiên phải
thận trọng để tránh những thiết bị quá cũ, công nghệ lạc hậu. Trước khi mua phải
tìm hiểu kỹ càng về các thông tin liên quan đến thiết bị cần mua, hãng bán và lí
do vì sao họ bán 61
Công ty phải định kì làm công tác đánh giá tình hình biến động và sử dụng máy
móc thiết bị, từ đó lập kế hoạch đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới, có kế
hoạch sửa chữa máy móc đảm bảo cho hệ thống máy móc thiết bị luôn đạt hiệu
quả cao nhất 61
Đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ giúp cho công ty có đủ khả năng đáp
ứng những yêu cầu ngày càng cao của chủ đầu tư về kỹ thuật, nâng cao chất lượng
sản phẩm, hiệu quả sản xuất, giảm chi phí. Qua đó uy tín cũng như sức cạnh tranh
của công ty sẽ được nâng cao, khẳng định vị trí của mình trên thương trường 61
SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH MTV Máy kéo và máy nông nghiệp.
Error: Reference source not found
Biểu đồ 1.1: Lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2008-2012 Error: Reference source
not found
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2009-2012 Error:
Reference source not found
Biểu đồ 1.3: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2009-2012 Error: Reference
source not found

Biểu đồ 1.4: Tình hình thực hiện vốn đầu tư vào nhà xưởng giai đoạn 2009-2012.
Error: Reference source not found
Biểu đồ 1.5: Lượng lao động trực tiếp, lao động gián tiếp trong giai đoạn 2019-2012.
Error: Reference source not found
Biểu đồ 1.6: Số lượng các khóa đào tạo của Công ty giai đoạn 2009 – 2012
Error: Reference source not found
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên.
- QLDA : Quản lý dự án.
- Công ty TNHH MTV Máy kéo và Máy nông nghiệp gọi tắt là Công ty Máy
kéo và Máy nông nghiệp.
SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
LỜI MỞ ĐẦU
Hàng năm, mỗi sinh viên chuyên ngành được nhà trường tạo điều kiện để các
cá nhân sinh viên đi thực tập cọ sát với môi trường thực tế. Đó là một cơ hội rất tốt
để mỗi sinh viên có thể áp dụng những kiến thức đã học trên sách vở, những kiến
thức được học từ các thầy cô áp dụng vào thực tế, và vận dụng những kiến thức đó
vào hoạt động kinh doanh, quá trình quản lý của cơ quan, đơn vị thực tập mà sinh
viên đã chọn. Riêng cá nhân em là một sinh viên của khoa Đầu Tư, việc được thực
tập tại công ty TNHH MTV Máy kéo và Máy nông nghiệp thì đây thực sự là một cơ
hội rất tốt để em có thể tiếp xúc với môi trường thực tế để tích lũy những kinh
nghiệm cho bản thân.
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH MTV Máy kéo và Máy nông
nghiệp, em cũng đã nghiên cứu, tìm hiểu khá nhiều thông tin về hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty nói chung và hoạt động đầu tư của công ty nói riêng, đây là
một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Nó giữ
vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì
vậy, phải có hình thức đầu tư phát triển phù hợp doanh nghiệp để kích thích quá trình
sản xuất đem lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp nói riêng và mang lại lợi

ích cho đất nước nói chung. Chính vì điều đó, em đã lựa chọn tên đề tài chuyên đề tốt
nghiệp là: “Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty TNHH MTV Máy kéo và Máy
nông nghiệp. Thực trạng và giải pháp”.
Bài chuyên đề tốt nghiệp gồm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của công ty TNHH MTV
máy kéo và máy nông nghiệp trong giai đoạn 2009-2012.
Chương 2: Một số định hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát
triển của công ty.
Trong quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập này, em đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Ái Liên và sự giúp đỡ của các anh
(chị), cô (chú) tại cơ sở thực tập. Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở
CÔNG TY TNHH MTV MÁY KÉO VÀ MÁY NÔNG
NGHIỆP
1.1. Tổng quan về công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1.1. Tên gọi, trụ sở của Công ty
Tên gọi: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Máy kéo và Máy nông nghiệp.
Ngày thành lập: 22/10/1960.
Trụ sở chính: Tại số 4 Đường Chu Văn An - Phường Yết Kiêu - Quận Hà
Đông - Thành Phố Hà Nội.
Các chi nhánh:
+ Đường Nguyễn Trãi, phường Lê Lợi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Ki-ốt
của Nhà máy cơ khí xây dựng). Tel: 038-843573 .
+ Phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn, Bình Định (Ki-ốt của Nhà
máy cơ khí Quang Trung). Tel: 056-841260.

Điện thoại: 04.8.542747 – 034 826093 – 034 824506.
Fax: 04 8 542747.
Email:
1.1.1.2. Quá trình hình thành của Công ty
Nhằm đáp ứng nhu cầu trang bị cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp của đất
nước, ngày 19/10/1959, Ông Lê Thanh Nghị- Cựu Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng
đã ký quyết định xây dựng một xí nghiệp cơ khí chế tạo dụng cụ phục vụ sản xuất
nông nghiệp trên cơ sở tiếp quản 2000m
2
nhà xưởng do nhà máy Thuốc lá Thăng
long bàn giao lại tại khu phố Yết Kiêu (nay là phường Yết kiêu)-Quận Hà Đông-
TP Hà Nội. Lúc đó gọi là nhà máy Cơ khí Nông cụ.
Sau hơn 11 tháng khởi công xây dựng, ngày 22/10/1960 “Nhà máy Cơ khí
SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Nông cụ” nay là “Công ty Máy kéo và máy nông nghiệp” thuộc Tổng cụng ty Máy
động lực và Máy nông nghiệp - Bộ Công nghiệp khánh thành và bàn giao đi vào sản
xuất, đánh dấu sự ra đời của nhà máy cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp đầu tiên của đất nước ta thời bấy giờ.
1.1.1.3. Các giai đoạn phát triển
*)Thời kỳ từ 1960-1965:
Khi mới thành lập, trên cơ sở sát nhập năm tập đoàn sản xuất nhỏ của cán bộ
miền Nam tập kết chuyên sản xuất các loại nông cụ cải tiến, cày bừa, cuốc bàn, đồ
mộc và cơ khí nhỏ, lúc đó chỉ có 130 công nhân viên chủ yếu là công nhân quân
giới và 37 thiết bị cũ của Pháp bỏ lại. Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là đáp ứng
nhu cầu về nông cụ cho sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn xây dựng và phát
triển Hợp tác xã nông nghiệp với các sản phẩm chính là: cày chìa vôi, cày 51, bừa
xạ, bừa đinh, bàn trang, các loại cuốc bàn, máy bơm chống hạn 6K18. Ngoài ra,
Công ty còn sản xuất các loại cày treo 3 lưỡi, 5 lưỡi, bừa đĩa, trục lăn đất lắp vào

máy kéo MTZ50 phục vụ cho chương trình khai hoang của đất nước.
*)Thời kỳ từ 1966- 1975:
Đây là thời gian cả nước đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 2, cũng là
thời kỳ giặc Mỹ bắn phá ác liệt nhất trên miền Bắc. Công ty có nhiệm vụ là “vừa
sản xuất, vừa chiến đấu”, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất nông cụ phục vụ sản xuất
nông nghiệp. Ngày 16/7/1966, đổi tên “Nhà máy Cơ khí Nông cụ” thành “Nhà máy
Cơ khí Nông nghiệp”. Trong thời kỳ này, Công ty có sự phát triển mạnh mẽ về mọi
mặt. Ngoài việc duy trì các sản phẩm đã có đồng thời còn hợp tác sản xuất máy kéo
Tháng tám 50 CV, máy kéo mang nhãn hiệu Bình giã, động cơ DIESEL8,5 CV.
Ngoài ra Công ty còn tham gia chế tạo một số sản phẩm khác như: bừa đĩa, trục lăn,
phay đất bùn 1,6m lắp cho máy kéo 50CV phục vụ sản xuất nông nghiệp, xới sâu,
gom rễ, lưỡi ủi DT100, Đ492 đáp ứng cho nhu cầu của các hợp tác xã và nông
trường quốc doanh tham gia chương trình khai hoang. Công ty cũng chế tạo xích tải
chai phục vụ cho các nhà máy thực phẩm, xích tàu cá cho các tàu đánh cá.
Trong thời kỳ đánh Mỹ, Công ty đã sản xuất hàng vạn bộ gá phóng lựu gửi
vào chiến trường để hỗ trợ các chiến sĩ bộ đội đánh giặc.
Năm 1973, sau khi đoàn cán bộ sang Trung quốc nghiên cứu máy kéo nhỏ về,
đã thiết kế và chế tạo thành công máy kéo nhỏ 2 bánh 12 mã lực mang tên máy kéo
Bông sen. Đó được xác định là sản phẩm chính, được đầu tư sản xuất lâu dài của
SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
công ty.
Trong thời kỳ này, Công ty cũng tham gia chế tạo các sản phẩm hàng rào bằng
đồng đặc biệt, có chất lượng cao để trang trí cho lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ về quy mô sản xuất, Công ty đã được Đảng, Nhà
nước đầu tư lớn về thiết bị công nghệ và mở rộng mặt bằng sản xuất.
*)Thời kỳ từ 1976- 1994:
Với sự đầu tư của Nhà nước, Công ty đã tập trung thiết kế, chế tạo các máy
móc, thiết bị chuyên dùng, khuôn mẫu, gá lắp, trang bị công nghệ để tổ chức sản

xuất đạt số lượng hàng ngàn máy kéo mỗi năm.
Năm 1976 Công ty được tiếp nhận dây truyền sản xuất Bình bơm thuốc trừ
sâu của Trung quốc có sản lượng 120.000 chiếc mỗi năm.
Nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nhỏ nông thôn, năm 1981 Công ty đã thiết kế,
chế tạo thành công xe vận chuyển nông thôn VC1000 trên cơ sở máy kéo 12CV. Xe
vận chuyển nông thôn này phù hợp với khả năng vận chuyển của nông thôn và được
bà con nông dân rất ưa chuộng.
Đồng thời, Công ty còn hợp tác sản xuất máy kéo bốn bánh MTZ 50 mã lực
theo mẫu của Liên xô. Trong chương trình hàng xuất khẩu, Công ty đã chế tạo, xuất
khẩu hàng vạn chiếc Êtô E60 sang các thị trường châu Âu và Đông Á.
Ngày 27/4/1994, theo quyết định số 175QĐ/TCCBĐT của Bộ Công nghiệp,
“Nhà máy Cơ khí nông nghiệp” đổi tên thành “Công ty Máy kéo và máy nông
nghiệp”.
Ngay trong thời gian đầu khi nền kinh tế cả nước có những bước chuyển biến
đầu tiên sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, Công ty Máy kéo
và Máy nông nghiệp đã chủ trương đầu tư thêm thiết bị và đa dạng hoá sản phẩm
nhằm phục vụ cho nền sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn cả nước.
Thời kỳ này, Công ty kiên trì với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm để
chiếm lĩnh thị trường trong nước, đa dạng hoá sản phẩm. Công ty đã tăng cường
them nguồn lực, tiếp thu công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, nâng cao thiết bị hiện
đại và tổ chức sắp xếp mô hình sản xuất kinh doanh.
Ngày 24/6/ 2004 Bộ Công nghiệp ra quyết định số 55/2001/QĐ-BCN đổi tên
SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
từ “Công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp” thành “Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên Máy kéo và Máy nông nghiệp”.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức
1.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ riêng của từng công ty, Công ty TNHH

MTV Máy kéo và Máy nông nghiệp có hình thức quản lý theo cách riêng của mình.
Tại công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp tổ chức quản lý theo phương pháp trực
tiếp chức năng. Ban Giám đốc trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo đến các phòng ban, phân
xưởng nhằm quản lý chặt chẽ về kinh tế, kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
Giám đốc có nhiệm vụ phụ trách chung toàn công ty, là chủ tài khoản và
chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi mặt hoạt động của công ty, phụ trách
các phòng ban.
Phó giám đốc kỹ thuật hỗ trợ cho giám đốc các công việc về mặt kỹ thuật, chỉ
đạo kỹ thuật.
Phó giám đốc sản xuất hỗ trợ cho giám đốc về mặt sản xuất, điều chỉnh công
tác đồng bộ, lập kế hoạch cung ứng vật tư, chỉ đạo sản xuất.
Phó giám đốc hành chính có nhiệm vụ phụ trách xây dựng cơ bản và điều
hành công tác hành chính của Công ty.
SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH MTV Máy kéo và máy nông nghiệp.
SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029
6
Giám đốc
Phó giám đốc sản
xuất
Phòng thiết kế Phòng kinh
doanh
Phòng kỹ thuật Phòng Nhân sựPhòng
Tài vụ
Phân xưởng
sản xuất
Phòng Kế
hoạch đầu tư

PX lắp ráp
PX nhiệt mạ
PX rèn dậpPX đúc
Phó giám đốc kỹ
thuật
Phó giám đốc Hành
chính
PX cơ khí 1 PX cơ khí 3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
(Nguồn: Phòng tài vụ)
SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty TNHH một thành viên máy kéo và
máy nông nghiệp tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng.
Ban Giám đốc Công ty gồm có một Giám đốc, hai phó Giám đốc trong đó một
phó Giám đốc kinh doanh, một phó Giám đốc sản xuất – kĩ thuật. Giám đốc được
sự tham mưu của các phòng ban chức năng trong quá trình quản lý. Các phòng ban
chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh doanh và chịu
sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Người giữ trọng trách cao nhất trong các phòng
ban là trưởng phòng.
*)Ban giám đốc:
Đứng đầu Công ty là giám đốc chịu trách nhiệm điều hành hoạt động
chung.Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty, ngoài công
tác phụ trách chung các mặt hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, Giám đốc công
ty còn trực tiếp điều hành, giám sát các mặt công tác của một số đơn vị gồm: văn
phòng Giám đốc, phòng tổ chức lao động tiền lương, ban đầu tư và phòng tài vụ.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động của công ty.
Phó giám đốc sản xuất – kĩ thuật: Có chức năng điều hành sản xuất, thực hiện

đúng tiến độ kế hoạch theo mục tiêu đã đinh , chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành
các hoạt động sản xuất và phục vụ sản xuất cho các đơn vị.
Phó giám đốc kinh doanh: là người chịu trách nhiệm các hoạt động tiêu thụ
sản phẩm, tìm hiểu thị trường, đưa ra các giải pháp tăng doanh số, chịu trách nhiệm
điều hành hoạt động thương mại…
*)Các phòng ban nghiệp vụ:
Phòng tài vụ: Lập kế hoạch về tài chính, kế toán, về nguyên vật liệu, quản lý
tài sản, thống kê tổng hợp. Quản lý các quỹ, tham mưu cho Giám đốc về sử dụng
nguồn vốn, khai thác khả năng vốn của nhà máy đạt hiệu quả cao. Quản lý tài sản,
phụ trách văn thư, y tế, vệ sinh công nghiệp. Tổ chức quản lý, lưu trữ, chuyển các
loại thông tin và văn bản quản lý.
Phòng thiết kế: Điều tra, nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào hoạt động thiết kế công nghệ và quản lý khoa học kỹ thuật của công ty. Xây
dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của sản xuất và của các sản phẩm, các
SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
định mức lao động, tính toán mức độ tiêu hao vật tư. Ban hành các tài liệu hướng
dẫn sử dụng bảo quản máy móc, quản lý các hồ sơ thiết kế.
Phòng kỹ thuật: quản lý chất lượng sản phẩm theo quy định thiết kế, kiểm tra
sản phẩm ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất. Đồng thời giám sát các phân
xưởng việc thực hiện các thủ tục theo hệ thống quản lý chất lượng đúng theo tiêu
chuẩn quốc tế 9001:2000.
Phòng kinh doanh: Quản lý xác định giá thành, nghiên cứu thị trường và tiêu
thụ sản phẩm.
Phòng nhân sự: Quản lý và điều hành công tác tổ chức nhân sự, đào tạo, bồi
dưỡng và phát triển nguồn nhân lực trong Công ty, quản lý việc thanh toán lương
cho cán bộ công nhân viên và chế độ chính sách đối với người lao động; công tác an
toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động của Công ty. Lập kế hoạch về công tác cán
bộ, quản lý lao động, định mức lao động, xác định kế hoách tiền lương và quản lý

tiền lương của công ty.
Phòng Kế hoạch đầu tư: Có chức năng quản lý công tác đầu tư và triển khai kế
hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Nhiệm vụ của phòng kế hoạch đầu tư là đôn
đốc các phòng, ban, chi nhánh thực hiện các đúng nhiệm vụ đã đề ra. Xây dựng
chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, trung hạn và hàng năm
cho Công ty. Triển khai kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công tác, kế hoạch của
Công ty. Xây dựng và tổ chức việc triển khai thực hiện phương án phối hợp kinh
doanh của toàn Công ty.
Các phòng ban này không được phép chỉ đạo trực tiếp từng phân xưởng sản
xuất nhưng có nhiệm vụ theo dõi hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh, tiến độ sản xuất, các quy trình công nghệ, các tiêu
chuẩn định mức kĩ thuật. Điều đó giúp cho giám đốc và phó giam đốc nắm rõ hơn
về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó còn có các
phòng ban khác, mỗi phòng ban có một nhiệm vụ cụ thể và có mối quan hệ mật
thiết với nhau.
*)Các phân xưởng sản xuất.
Công ty TNHH MTV Máy kéo và Máy nông nghiệp có 8 phân xưởng sản xuất
chính hoạt động theo dây chuyền liên tục từ khâu đưa nguyên liệu vào cho tới khâu
SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
hoàn thành sản phẩm. Ở mỗi phân xưởng đều có một quản đốc để chỉ đạo việc triển
khai thực hiện kế hoạch sản xuất đảm bảo đúng theo tiến độ, số lượng và chất lượng
theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã đề ra.
Các phân xưởng được tổ chức dưới dạng nhiều tổ sản xuất tuỳ theo mỗi bước
chế tạo sản phẩm, phụ trách tổ sản xuất là tổ trưởng tổ sản xuất. Các phân xưởng
gồm có:
-Phân xưởng đúc: chuyên sản xuất các chi tiết máy, linh kiện qua công nghệ
đúc gang, thép.
-Phân xưởng rèn, dập: tạo phôi từ thép qua việc rèn, dập, gò, hàn.

-Phân xưởng cơ khí 1: đảm nhận gia công các chi tiết máy theo kế hoạch sản
xuất như trục, bộ số, bánh răng, bích bạc…
-Phân xưởng nhiệt mạ: nhiệt mạ nâng cao độ bền cho chi tiết và làm mạ bảo
vệ bề mặt.
-Phân xưởng lắp ráp: hoàn thiện, lắp ráp sản phẩm như lắp máy theo kế hoạch,
sơn máy, bảo vệ thiết bị.
-Phân xưởng cơ khí 3: Chuyên sản xuất các loại bình bơm thuốc trừ sâu.
-Phân xưởng dụng cụ: Sản xuất trang bị công nghệ, phục hồi sản phẩm theo kế hoạch.
-Phân xưởng sửa chữa, cơ điện: sửa chữa các máy làm việc bị hỏng đột xuất,
sửa chữa thiết bị theo kế hoạch, trùng tu hoặc đại tu, gia công các chi tiết phục vụ
sửa chữa thiết bị. Có nhiệm vụ trực để đảm khi cần hoạt động ngay
Với việc tổ chức cấu trúc chức năng như trên, công ty có được lợi thế cơ bản
là linh hoạt và có hiệu quả cao trong sử dung nhân sự trên cơ sở tạo điều kiện cho
các cá nhân phát huy đầy đủ năng lực sáng tạo, sở trường của họ. Cấu trúc này cung
cấp một nền đào tạo tốt cho các nhà quản trị chuyển dịch được những cái họ học
được vào hoạt động của doanh nghiệp.
Mỗi cá nhân được phân công làm việc tại những vị trí phù hợp với năng lực
và trình độ chuyên môn của họ. Tại công ty, phòng sản xuất phụ trách phần lớn các
phân xưởng đảm bảo sử dung có hiệu quả các nguồn lực vật chất kỹ thuật như trang
thiết bị, máy móc, tiết kiệm chi phí trong mua sắm, thuê mướn và sử dụng chúng.
Với cấu trúc hoạt động này, công việc trong doanh nghiệp dễ giải thích, phần
SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
lớn các nhân viên , thậm chí đối với các sinh viên thực tập, cũng có thể hiểu được
vai trò của từng đơn vị hay bộ phận, mặc dù nhiều người có thể không biết các cá
nhân trong mỗi bộ phận đó làm gì.
Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm đó, cấu trúc chức năng của công ty cũng bộc
lộ một số nhược điểm như sau:
Thứ nhất, vì cấu trúc là hướng nội, tức là xuất phát từ yêu cầu bên trong chứ

không phải theo yêu cầu của thị trường hay khách hàng, mặt khác mỗi bộ phận
chuyên môn có sư vận động và mục tiêu riêng nên có ảnh hưởng không tốt đến sự
vận động vào mục tiêu chung của công ty.
Thứ hai, cấu trúc của công ty phần có ảnh hưởng đến tính chặt chẽ trong sự
hợp tác giữa các bộ phận, làm cho tính hệ thống của công ty bị suy giảm. Sự bao
quát, phối hợp giữa các bộ phận, kể cả trong bộ phận lãnh đạo như ban giám đốc, bị
hạn chế.
Thứ ba, thứ bậc trong phân cấp chuyên môn sâu gây cản trở trong giao tiếp
giữa khách hàng và công ty.
1.1.2.3. Danh sách cán bộ công nhân viên
Công ty TNHH MTV Máy kéo và Máy nông nghiệp là một doanh nghiệp sản
xuất nên công ty tiến hành phân loại lao động theo vai trò và theo tác động của lao
động đến quá trình sản xuất, kinh doanh.
Theo số liệu thống kê năm 2012, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty
là 420 người. Trong đó:
-Lao động hành chính: 129 người.
-Công nhân trực tiếp sản xuất: 291 người.
Ngay cả trong cơ cấu của lực lượng lao động cũng có sự phân loại lao động
theo trình độ chuyên môn.
Cụ thể : + Thợ có tay nghề bậc 3 - bậc 4 : 20%
+ Thợ có tay nghề bậc 5 - bậc 6 : 65%
+ Thợ có tay nghề bậc 7 : 15%
SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh và thị trường của công ty
1.1.3.1. Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh: Công nghiệp sản xuất máy móc, trang thiết bị phục
vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên toàn quốc. Ngoài ra, Công ty cũng sản xuất
thiết bị cơ khí, phụ tùng máy nông nghiệp.

Với sự sáng tạo cùng với các giải pháp kỹ thuật mang tính công nghệ, các sản
phẩm của Công ty rất bền, đẹp, an toàn, đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Từ đó
mang lại niềm tin cho người tiêu dùng
Các sản phẩm chính:
-Máy kéo nhỏ 2 bánh BS8, BS10, BS12 lắp phay đất 0.4 -0.6m, máy cày, bánh
lồng, rơ móc.
-Máy kéo 4 bánh BS20 lắp phay đất 1.3m, máy cày, bánh lồng, rơ móc.
-Máy kéo chuyên dung để vận chuyển, lái bằng vô lăng, sức chở 1500kg.
-Bơm thuốc trừ sâu loại 12 lít và 16 lít
-Phụ tùng phục vụ cho việc sửa chữa máy nông nghiệp
-Các sản phẩm phục vụ nông nghiệp khác như máy tuốt lúa, máybơm nước,
máy tẽ ngô, máy tách hạt lúa, hộp số khuấy nước nuôi tôm, hộp số lắp trên ghe
thuyền nhỏ
1.1.3.2. Thị trường
Việt Nam là có tỉ trọng nông nghiệp trong GDP vẫn còn khá cao. Hơn 40%
dân số Việt Nam sống nhờ nghề nông. Do vậy thị trường hiện tại của công ty rất là
tiềm năng, trải dài từ Bắc tới Nam. Với 2 thị trường lớn nhất là Đồng bằng sông
Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, khách hàng của công ty là các Hợp tác xã, các
UBND huyện, tỉnh trên toàn bộ cả nước. Do đặc tính của sản phẩm mang tính chất
chuyên biệt nên thị trường của sản phẩm cũng mang tính chất chuyên biệt cao, chủ
yếu là các Hợp tác xã nông nghiệp. Vì vậy mà công ty vẫn chưa dám mở rộng sản
xuất ở thị trường nước ngoài. Đây cũng là một hạn chế của công ty. Tuy nhiên thì
đây lại là một trong những mặt hàng được khuyến khích sản xuất, để phục vụ cho
hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nước ta, không có tiêu chuẩn chất lượng gây ảnh
hưởng xấu đến người sử dụng. Công ty đã hoạt động trong thị trường này được hơn
SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
50 năm, chất lượng cũng đã được khẳng định, và định hướng trong các năm tiếp
theo sẽ là một bước tiến cho các sản phẩm của công ty.

1.1.4. Năng lực của công ty
1.1.4.1. Năng lực tài chính
Ngân hàng giao dịch chính: Ngân hàng đầu tư và phát triển nông thôn Việt
Nam chi nhánh Hà Đông.
-Tổng vốn công ty quản lý: 57 246 157 000 đồng
Trong đó: Vốn cố định: 40 785 352 000 đồng
Vốn lưu động: 16 487 805 000 đồng
1.1.4.2. Năng lực về nhân sự
Công TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp là một đơn vị
quốc doanh. Từ khi Nhà nước xoá bỏ bao cấp, Công ty cũng như các doanh nghiệp
hoạt động trong cả nước đều hạch toán độc lập, hoạt động theo cơ chế thị trường có
sự điều tiết của Nhà nước. Theo báo cáo hàng năm thì đến ngày 31/12/2012 số lao
động của công ty là 456 người. Sự biến động về cơ cấu lao động của công ty trong
những năm gần đây được thể hiện qua bảng 1.1.
Bảng 1.1: Cơ cấu lao đông của công ty TNHH MTV Máy kéo và Máy nông
nghiệp.
(Đơn vị: Người)
Stt Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2012
1 Chỉ tiêu chung
381 410 432 456
Nam
298 297 314 312
Nữ
83 113 118 144
Từ 21-25 tuổi
32 35 47 36
Từ 26 đến 30 tuổi
38 40 42 40
Từ 31 – 40 tuổi

98 102 96 110
Từ 41 đến 50 tuổi
152 169 180 194
Từ 51 đến 55 tuổi
57 60 61 70
Trên 55 tuổi
4 4 6 6
2 Cơ cấu lao động theo khu vực sản xuất
381 410 432 456
Gián tiếp
98 102 110 110
SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Stt Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2012
Trực tiếp
283 308 322 346
3 Theo cơ cấu quản lý hành chính
381 410 432 456
3.1 Cán bộ quản lý
34 34 34 34
Giám đốc Công ty
1 1 1 1
Phó Giám đốc Công ty
2 2 2 2
Trợ lý Giám đốc
2 2 2 2
Trưởng-phó các phòng ban
13 13 13 13

GĐ-PGĐ trung tâm
3 3 3 3
GĐ-PGĐ xưởng, phân xưởng, xí nghiệp
13 13 13 13
3.2 Nhân viên gián tiếp
94 96 96 98
Phòng ban trung tâm
83 84 84 85
Xưởng, phân xưởng, xí nghiệp
12 12 12 13
3.3 Công nhân sản xuất
253 280 302 324
Sản xuất
230 255 277 285
Phục vụ
23 25 25 39
4 Trình độ
381 410 432 456
Trên đại học
2 2 2 2
Đại học
27 29 35 35
Cao đẳng
9 11 10 10
Trung học chuyên nghiệp
26 28 36 35
Sơ cấp
8 10 22 20
Công nhân kỹ thuật bậc 3 trở xuống
37 38 40 40

Công nhân kỹ thuật bậc 4
35 35 35 35
Công nhân kỹ thuật bậc 5
53 54 58 57
Công nhân kỹ thuật bậc 6 trở lên
119 126 128 118
Lao động phổ thông
65 77 66 104
(Nguồn: Phòng nhân sự)
Nhận xét: Ta có thể thấy lao động trong Công ty chủ yếu là nam giới, có
đặc điểm này là do Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, kĩ
thuật. Yêu cầu sức khỏe và sức chịu đựng tốt, yếu tố công việc phù hợp với
nam giới hơn.
Về cơ cấu lao động theo độ tuổi có sự khác biệt rõ rệt khi số lượng lao
SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
công nhân trong độ tuổi từ 30-50 chiếm số lượng lớn nhất điều này cũng tương
ứng với tỷ lệ công nhân và thợ lành nghề trong công ty chiếm tỷ lệ cao trong cơ
cấu lao động, công nhân bậc 5, bậc 6 trong công ty luôn chiếm tỷ lệ hơn 30%.
Số lượng công nhân bậc cao trong doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ
cấu lao động. Vì vậy, có thể nói Công ty rất coi trọng vấn đề về con người.
Lao động trong công ty qua các năm có xu hướng tăng. Đó là do Công ty
không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy nhu cầu việc làm ở
Công ty ngày càng tăng. Đi cùng với việc tăng lao động, trình độ tay nghề của
lao động trong công ty cũng có xu hướng ngày càng được nâng cao, số lao động
phổ thông có xu hướng giảm còn số lao đông có tay nghề thì ngày càng tăng.
1.1.4.3. Năng lực về máy móc thiết bị.
Cơ sở vật chất, kỹ thuật là một yếu tố không thể thiếu được ở bất kỳ một
doanh nghiệp, đơn vị nào muốn tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ sở vật

chất cũng là yếu tố quan trọng quyết định khả năng sản xuất kinh doanh của Công
ty. Cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc
nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty. Một doanh nghiệp có hệ thống cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện đại và cơ sở hạ tầng tốt thì luôn có khả năng cạnh tranh mạnh hơn
các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Hiện nay, Công ty đã được trang bị trên 300 máy móc các loại nhưng xét tổng
thể thì hầu hết các máy móc thiết bị của Công ty đều đã cũ, nên qua từng năm hoạt
động Công ty đều chú trọng công tác đầu tư mua mới và sửa chữa bảo dưỡng nhằm
hạn chế tới mức thấp nhất mức độ hao mòn của máy móc.
Tình hình máy móc thiết bị của công ty được thể hiện qua bảng 1.2.
SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Bảng 1.2: Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của công ty
STT Tên Số lượng (chiếc) Mức hao mòn(%)
1 Máy tiện các loại 57 40
2 Máy phay các loại 42 55
3 Máy bào các loại 18 60
4 Máy cưa 11 60
5 Máy chuốt ép 6 55
6 Búa máy 3 70
7 Máy cắt 8 60
8 Máy hàn điện 18 70
9 Máy nén khí 6 55
10 Cần trục 8 50
11 Lò luyện thép 38 60
12 Lò luyện gang 2 65
13 Máy khoan 2 65
14 Máy hàn hơi 30 50
15 Máy mài 45 45

16 Máy doa 12 45
17 Máy cắt tôn 2 60
(Nguồn: Phòng Kĩ thuật)
Cùng với bề dày lịch sử ra đời và phát triển, Công ty cũng không ngừng mở
rộng nhà xưởng sản xuất. Trong những năm đầu thành lập, diện tích sản xuất của
Công ty mới chỉ có hơn 2000m
2
. Trong đó đa phần là các nhà xưởng cũ, trang thiết
bị rất thô sơ. Đến nay tổng diện tích của công ty đã là 7ha trong đó có 4.5ha là khu
SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
nhà xưởng sản xuất với 8 phân xưởng, 1 khu văn phòng làm việc với hơn 20 phòng
ban, và 4 khu điều hành sản xuất của các phân xưởng. Với những trang thiết bị máy
móc và nhà xưởng như trên. Hiện tại công ty có thể sản xuất từ 3000-3500 đầu máy
mỗi năm.
Hiện nay, công ty đang tích cực đầu tư đổi mới máy móc, và trang bị thêm 1
số công nghệ mới để nâng công suất lên 4500 - 5500 đầu máy mỗi năm.
1.1.4.4. Năng lực sản xuất, kinh doanh.
Từ chỗ ra đời chỉ với mục đích sản xuất phục vụ nhu cầu cơ khí hoá nông
nghiệp và phát triển nông thôn, sản phẩm ban đầu của công ty chủ yếu là các loại
máy cày treo 3 lưỡi, 5 lưỡi, máy kéo MZ5. Các sản phẩm này đều là đầu máy công
suất nhỏ, công nghệ thấp cùng một số sản phẩm cơ khí lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Trải qua quá trình sản xuất và phát triển, bằng việc tích luỹ kinh nghiệm, nghiên
cứu, công ty đã cho ra đời nhiều sản phẩm mới, hiện đại.
Ưu điểm của các sản phẩm của Công ty là có chất lượng tốt, sử dụng đa chức
năng như: Phay đất, vun luống, cày một lưỡi, cày hai lưỡi. Ngoài ra, còn sử dụng
làm nguồn động lực tĩnh để bơm nước, tuốt lúa, xay xát, nghiền bột và vận chuyển
nông sản, khá phù hợp với điều kiện giao thông nông thôn hiện nay. Máy kéo Bông
Sen có giá thành rẻ hơn so với các loại máy khác trên thị trường (8,1 triệu đồng/máy

loại BS8 và 14,9 triệu đông/ máy BS12 đã bao gồm các thiết bị đa chức năng). Nhìn
chung, máy kéo Bông Sen có kết cấu gọn nhẹ, độ bền cao, có ghế ngồi, dễ sử dụng,
thích hợp với ruộng khô, ruộng nước, mẫu mã đẹp nên được đông đảo khách hàng
tin dùng
1.1.4.5. Uy tín, kinh nghiệm của công ty.
Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, năm 1999, Việt Nam có khoảng
300.000 máy nông nghiệp, trong đó chủ yếu là máy nhập từ Trung Quốc hoặc máy
cũ từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc. Các doanh nghiệp sản xuất máy nông nghiệp
trong nước mới chỉ chiếm được 50% thị phần trong nước. Những năm 1990, do hạn
chế về công suất và khả năng tiếp cận thị trường nên sản phẩm của công ty mới chỉ
chiếm chưa đến 5% thị trường máy nông nghiệp của nước ta trong khi đây lại thị
trường tiềm năng có thể khai thác. Tuy nhiên tới năm 2011, cả nước có khoảng
500.000 đầu máy nông nghiệp trong đó máy nông nghiệp của công ty sản xuất
chiếm gần 75.000 đầu máy, chiếm gần 15% thị phần máy cơ khí nông nghiệp của cả
nước. Điều này cho thấy Công ty đã xây dựng được uy tín ở thị trường trong nước
và được nhiều người tin dùng. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh nước
SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
ta đang trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa, sự cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong nước cho thấy sự yếu thế so với doanh nghiệp nước ngoài.
Công ty đã hoạt động trong thị trường này được hơn 50 năm, do vậy chất
lượng cũng đã được khẳng định, và trong các năm tiếp theo sẽ là một bước tiến lớn
cho các sản phẩm của công ty.
1.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn
2009-2012
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong những năm gần đây
( đơn vị: triệu đồng)
STT Chỉ tiêu

2008 2009 2010 2011 2012
1 Doanh thu bán hàng
58,842 80,350 109,757 123,400 148,901
2 Chi phí sản xuất kinh doanh
43,158 63,631 96,031 101,438 120,903
3
Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh trước thuế
15,684 16,719 13,726 21,962 27,998
4 Thuế TNDN
3,921 4,180 3,432 5,490 6,999
5 Lợi nhuận sau thuế 11,763 12,539 10,294 16,472 20.999
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Bảng 1.4: Tốc độ tăng trưởng liên hoàn của doanh thu và lợi nhuận sau
thuế từ năm 2009-2012
(đơn vị: %)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Tốc độ tăng trưởng liên
hoàn doanh thu 36.55% 36.60% 12.43% 20.66%
Tốc độ tăng trưởng liên
hoàn lợi nhuận sau thuế 6.60% -17.90% 60.01% 27.49%
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Qua bảng 1.3 và bảng 1.4, có thể thấy những năm gần đây công ty không
ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng, biểu hiện là doanh thu của công ty
tăng dần qua các năm. Với việc quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
càng ngày càng mở rộng, doanh thu tăng đều qua hàng năm. Việc Việt Nam là
thành viên chính thức thứ 150 của WTO giúp cho việc hội nhập với nền kinh tế thế
SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên

giới ngày càng mở rộng, hoạt động giao thương, xuất nhập khẩu thuận lợi, tạo cơ
hội đầu tư có hiệu quả cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh
trong đó có Công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp. Đây chính là cơ hội thuận lợi để
Công ty đề ra những kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh mới cho các năm tiếp
theo. Năm 2008, doanh thu của công ty đạt 58.8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 11.7
tỷ. Năm 2009, doanh thu của Công ty đạt 80.3 tỷ đồng, tăng 36.55% so với 2008,
lợi nhuận đạt 12.53 tỷ đồng tăng 6.6%. Tuy rằng trong năm 2009, doanh thu tăng
trưởng mạnh nhưng giá nguyên vật liệu đầu vào cũng tăng cao do vậy lợi nhuận sau
thuế của công ty chỉ tăng trưởng ở mức thấp. Sang tới năm 2010, cuộc khủng hoảng
kinh tế tiền tệ thế giới đã tác động tới nền kinh tế Việt Nam và gây nhiều ảnh hưởng
khiến cho doanh thu của công ty không tăng trưởng nhiều. Hơn nữa, giá nhiều
nguyên liệu đầu vào như arafin, lõi đồng, thép lá, nhập từ nước ngoài cũng tăng.
Công ty vẫn duy trì việc sản xuất nhưng một số hoạt động đầu tư đã bị cắt giảm.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên trong năm 2010 kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty không hoàn thành kế hoạch như đã được đặt ra.
Doanh thu tăng 36.6%, lợi nhuận sau thuế khoảng 10.29 tỷ đồng, như vậy so với
năm 2009 lợi nhuận sau thuế giảm 17.9%. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào tình
hình kinh tế trong nước, khi hầu như trong năm 2010 các doanh nghiệp đều thua lỗ,
nhiều doanh nghiệp đã bị phá sản thì kết quả tài chính của Công ty như trên cũng
được coi là tương đối khả quan. Có được kết quả như vậy là do công ty đã có những
hướng đi và chiến lược đúng đắn để hạn chế nhất khả năng bị tác động của cuộc
khủng hoảng tới tình hình sản xuất kinh doanh. Năm 2011, với sự phục hồi của nền
kinh tế thế giới, nền kinh tế trong nước dần dần thoát khỏi khủng hoảng, các chính
sách kinh tế vĩ mô của Nhà Nước đã phát huy được những tác dụng nhất định. Cùng
với những kế hoạch đầu tư mới được đưa vào thực hiện, và quyết tâm thúc đẩy sản
xuất kinh doanh phát triển hơn nữa nên năm 2011 tổng doanh thu của Công ty tăng
12.43%, lợi nhuận sau thuế tăng 60.01%. Đây là con số thực sự rất ấn tượng. Năm
2012 là năm công ty rất thành công khi Công ty đưa vào sản xuất và kinh doanh
Máy kéo BS 20 lắp cày chảo 3 lưỡi. Sau 1 năm có mặt trên thị trường, Máy kéo BS
20 đã nhanh chóng chiếm được thị trường với ưu thế vượt trội hơn các đối thủ cạnh

tranh về chất lượng và kiểu dáng. Năm 2012 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về thị
trường, tỷ giá ngoại tệ, lãi suất, nguồn nhân lực, giá cả nguyên vật liệu đầu vào. Tuy
nhiên, Công ty đã vượt qua khó khăn, giữ vững ổn định kinh doanh, tăng trưởng cao
so với năm 2011. Tổng kết năm tổng doanh thu của Công ty tăng trưởng 20.66% so
SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Ái Liên
với năm 2011 với doanh thu đạt 148.9 tỉ đồng. Có được kết quả khả quan như vậy là
do Công ty rất chú trọng trong việc khai thác, tìm các nguồn hàng ổn định, với giá
cả cạnh tranh. Nguồn nguyên liệu đồng, nhôm luôn có sự biến động về giá, vì vậy
ban giám đốc Công ty luôn chủ động nghiên cứu, xây dựng được chiến lược kinh
doanh hiệu quả và dự tính mức tồn kho hợp lý.
Biểu đồ 1.1: Lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2008-2012
(Đơn vị: Nghìn đồng)
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
1.2. Hoạt động đầu tư phát triển của công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp
trong giai đoạn 2009-2012
1.2.1. Vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển
1.2.1.1. Quy mô vốn đầu tư.
Cũng giống như nhiều doanh nghiệp khác, trong cơ cấu vốn đầu tư của công
ty thì nguồn vốn tự có và vốn vay thường chiếm chủ yếu. Trong đó, nguồn vốn tự
có của công ty được hình thành từ lợi nhuận giữ lại từ các năm trước. Ngoài ra,
trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường sử dụng nguồn vốn vay từ các
ngân hàng thương mại để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh, đặc biệt là đảm bảo về vốn cho các dự án đầu tư mở rộng hoặc đầu tư chiều
sâu của doanh nghiệp. Hơn nữa, ưu điểm của vốn vay lại góp phần tiết kiệm một
SV: Phạm Minh Anh MSV: CQ514029
20

×