Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Kiểm toán và sự sụp đổ của worldcom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.79 KB, 14 trang )

I. GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN WORLDCOM.
Tập đoàn Worldcom từng là một trong những tập đoàn viễn thông lớn nhất nước
Mỹ đứng đầu là cựu Tổng giám đốc Bernard Ebbers, giám đốc tài chính là ông Scott
Sulliva, giám đốc phụ trách kiểm toán là ông Buford Yates Jr
Các cột mốc lịch sử hình thành tập đoàn này có thể tóm tắt như sau:
• 1983: Hai thương nhân Murray Waldron và William Rector phác thảo một kế
hoạch nhằm thành lập công ty điện thoại đường dài có tên LDDS (Long-Distance
Discount Service)
• 1985: Nhà đầu tư Bernard Ebbers trở thành Tổng giám đốc điều hành LDDS
• 1989: LDDS nổi danh nhờ vụ mua Advantage Companies Inc.
• 1992: LDDS sáp nhập trong một thỏa thuận trao đổi cổ phiếu với công ty điện
thoại đường dài giá rẻ Advanced Telecommunications Corp.
• 1993: LDDS mua các công ty điện thoại đường dài Resurgens Communications
Group Inc và Metromedia Communications Corp. Trong một thỏa thuận trao đổi
cổ phiếu cà tiền mặt giữa 3 bên tạo ra mạng điện thoại lớn thứ 4 nước Mỹ.
• 1995: LDDS mua công ty truyền dữ liệu và điện thoại Williams
Telecommunications Group Inc. (WilTel) với giá 2,5 tỷ USD bằng tiền mặt và đổi
tên thành Worldcom Inc.
• 1996: Worldcom sáp nhập với MSF Communications Company Inc. (MFS), sở
hữu các cơ sở truy cập mạng địa phương qua các mạng cáp quan kỹ thuật số ở
trong và xung quanh các thành phố lớn của nước Mỹ và Châu Âu, cũng như
UUNet Technologies Inc., một hang cung cấp dịch vụ truy cập Internet cho các
doanh nghiệp.
• 1998: Worldcom hoàn tất 3 thương vụ hợp nhất. Với MCI Communicatipns Corp.
(40 tỷ USD) – thương vụ lớn nhất vào thời điểm đó, Brooks Fiber Properties Inc.
(1,2 tỷ USD) và CompuServe Corp (1,3 tỷ USD).
• 1999: Worldcom và Sprint Corp, đồng ý sáp nhập.
• 22/07/2002: Worldcom nộp đơn xin phá sản. Đây là vụ phá sản lớn thứ 2 trong
lịch sử nước Mỹ. Trước khi phá sản, tổng tài sản của Worldcom là 104 tỷ USD,
nhưng đang gánh khoản nợ khổng lồ 30 tỷ USD. Khoảng 20.000 nhân viên bị sa
thải sau vụ phá sản này… Sau khi chính thức tuyên bố phá sản, Worldcom đã đổi


tên thành MCI.
1
Những gian lận tài chính của Worldcom được đưa ra chưa đầy 1 năm sau khi Eron
tuyên bố phá sản do những scandal tài chính hàng tỷ USD. Vụ việc của Worldcom và
Enron được đánh giá là hai vụ phá sản lớn nhất nước Mỹ.
II. QUÁ TRÌNH KHỦNG HOẢNG VÀ SỤP ĐỔ CỦA TẬP ĐOÀN
WORLDCOM
Khủng hoảng của Worldcom bắt đầu được phát hiện từ năm 2002:
Từ tháng 3-2002, công ty WorldCom bắt đầu gây chú ý khi SEC (Uỷ ban chứng
khoán và hối đoái Mỹ) thực hiện cuộc điều tra tại sao và làm thế nào mà WorldCom cho
tổng giám đốc điều hành (cũng là người sáng lập) Bernie Ebbers vay 366 triệu USD trước
khi Ebbers tuyên bố từ chức vào cuối tháng 4-2002 (và được hưởng lương hưu 1,5 triệu
USD/năm đến suốt đời).
Số tiền được ông vay để đặt cược vào các cổ phiếu của WorldCom. Khoản vay này
thực tế đã được ông Ebbers chuyển sang tài sản cá nhân, bao gồm một công ty bán
thuyền thể thao, một trang trại đậu nành và gần 27 triệu cổ phiếu của WorldCom.
Tổng giám đốc mới là John Sidgmore. Và một kiểm toán viên nội bộ đã phát hiện ra,
công ty đang có những biểu hiện "bất thường" trong việc ghi sổ các chi phí vốn. Một điều
tra sau đó của hãng kiểm toán KPMG (thay thế hãng kiểm toán đang gặp khó khǎn Arthur
Andersen) đã bới ra các khoản chi phí trị giá tới 3,85 tỷ USD. Khoản chi phí này đã bị
phân loại một cách nhầm lẫn vào chi phí vốn (trong cả nǎm 2001 và quý I nǎm 2002,
WorldCom đã tính 3,85 tỷ USD vào các khoản đầu tư vốn mặc dù số tiền này được sử
dụng vào các chi phí hàng ngày). Chính vì vậy mà trong năm 2001 luồng tiền và lợi
nhuận của WorldCom đã bị thổi phồng, thay vì lỗ 1,2 tỷ USD, họ lãi 1,6 tỷ USD và quý
I/2002 là 172 triệu USD. Các con số này nếu có tính khoản chi phí trên sẽ không đúng.
Những gì mà WorldCom đã làm là ảnh hưởng tới lượng tiền mặt tạo ra từ hoạt động
kinh doanh. Trước đây, WorldCom đã công bố, các hoạt động kinh doanh nǎm 2001 của
công ty tạo ra 7,7 tỷ USD tiền mặt. Nhưng giờ đây, công ty cho biết, số tiền mặt thực tế
tạo ra là 4,6 tỷ USD. Tổng luồng tiền của WorldCom sẽ không bị ảnh hưởng bởi những
sai sót trong sổ sách vì việc công bố lại của WorldCom cũng sẽ làm giảm lượng tiền sử

dụng trong các hoạt động đầu tư. Các hoạt động này có tính đến đầu tư vốn. Như vậy, 2
2
sự thay đổi sẽ triệt tiêu nhau. Tuy nhiên, điều này lại ảnh hưởng đến một cách đo lường
luồng tiền khác đó là thu nhập.
Nǎm 2001, thu nhập (EBITDA) mà WorldCom công bố là 10,5 tỷ USD. Con số đó
theo tính toán giờ đây sẽ là 6,3 tỷ USD. Tương tự như vậy, EBITDA của WorldCom quý
I/2002 theo công bố là 2,1 tỷ USD nhưng khi phá sản, con số này được phát hiện chỉ là
1,4 tỷ USD.
WorldCom đã nợ 2,65 tỉ USD và vào thời điểm trước khi vụ việc đổ bể công ty này
còn thương lượng vay 5 tỷ USD. Trong số ngân hàng trở thành nạn nhân của WorldCom,
có Ngân hàng Hoa Kỳ (Bank of America), J. P. Morgan Chase, Citigroup, FleetBoston
Financial, Mellon Financial, Bank One, Wells Fargo…
Năm 2001, WorldCom đã trả cho công ty kiểm toán Arthur Andersen chi phí dịch vụ
lên đến khoảng 16,8 triệu đôla Mỹ trong đó chi phí cho kiểm toán là 4,4 triệu đôla, dịch
vụ tư vấn thuế là 7,6 triệu đôla, chi phí cho việc kiểm toán các bản báo cáo tài chính là
1,6 triệu đôla và các dịch vụ tư vấn khác là 3,2 triệu đôla.
Ngày 19/7/2002, WorldCom, công ty điện thoại viễn thông đường dài lớn thứ hai
nước Mỹ sau AT&T, nộp đơn phá sản sau vụ gian lận lợi nhuận kế toán trị giá 11 tỷ USD.
Vụ phá sản của WorldCom trị giá 103,9 tỷ USD. Giám đốc điều hành WorldCom, Bernie
Ebbers, bị tuyên án 25 năm tù giam với tội danh lừa đảo chứng khoán, gian lận sổ sách.
Worldcom bị phá sản đã khiến các cổ đông của hãng chịu thiệt hại khoảng 180 tỷ
USD và trên 20.000 nhân viên bị mất việc làm, kinh tế Mỹ đã thiệt hại khoảng 10 tỷ
USD. Sau khi chính thức tuyên bố phá sản, Worldcom đã đổi tên thành MCI.
Việc Worlcom sụp đổ đã kéo theo phản ứng dây chuyền khiến giá cổ phiếu của nhiều
hãng viễn thông khác cũng tụt dốc thê thảm và chính phủ Mỹ đã phải cải cách lại toàn bộ
các quy định hiện hành về kế toán.
III. GIAN LẬN KIỂM TOÁN TẠI TẬP ĐOÀN WORLDCOM
1. Công bố sai lệch về dòng tiền
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là 1 trong 3 báo cáo tài chính quan trọng. Báo cáo này thể
hiện dòng tiền chảy vào và chảy ra trong năm tài khóa của 1 doanh nghiệp. Do đó, đây là

3
báo cáo thể hiện tốt nhất khả năng thanh khoản và tình hình hoạt động thực sự của công
ty đó.
WorldCom đã sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ để che giấu các chi phí bằng cách
chuyển chi phí hoạt động vào hoạt động đầu tư. Do đó, số tiền này không được ghi nhận
vào mục chi phí. Bằng kế hoạch này, WorldCom đã thổi phồng dòng tiền thêm 3,8 tỷ
USD và ghi nhận lãi thay vì lỗ. Trong cả nǎm 2001 và quý I nǎm 2002, WorldCom đã
tính 3,8 tỷ USD vào các khoản đầu tư vốn mặc dù số tiền này được sử dụng vào các chi
phí hàng ngày. Hai khoản này rõ ràng là khác biệt vì các khoản đầu tư vốn được đối xử
khác với các chi phí về mục đích kế toán. Đầu tư vốn là số tiền được sử dụng để mua các
tài sản lâu dài, chẳng hạn như với WorldCom là cáp quang hay các thiết bị chuyển mạch
dùng để định hướng các cuộc điện thoại. Vì vậy, chi phí này sẽ được rải đều ra trong vài
nǎm.
Ví dụ, nếu WorldCom chi 10 triệu USD mua thiết bị chuyển mạch và dự kiến sử dụng
các thiết bị này trong 10 nǎm, công ty sẽ ghi sổ kế toán các khoản chi phí trị giá 1 triệu
USD trong 10 nǎm. Ngược lại, nếu WorldCom bỏ 10 triệu USD đầu tư thuê chỗ vǎn
phòng, họ sẽ phải tính vào sổ kế toán toàn bộ 10 triệu này là chi phí bỏ ra trong kỳ kế
toán đó. WorldCom đã cho rằng, khoản 3,8 tỷ USD là chi phí vốn (đầu tư vốn). Các
khoản này liên quan đến "các chi phí đường truyền", khoản phí mà WorldCom phải trả
cho các công ty viễn thông khác để có thể truy nhập vào các hệ thống mạng của các công
ty này.
Ảnh hưởng tới lợi nhuận?
Việc tính các khoản chi phí thường xuyên thành các khoản đầu tư vốn sẽ làm tǎng lợi
nhuận vì các khoản chi phí lẽ ra được tính trong 1 quý sẽ bị trải ra trong nhiều nǎm.
Trước đây, WorldCom công bố lợi nhuận trước thuế là 1,4 tỷ USD nǎm 2001 và 172 triệu
USD quý I/2002. Còn bây giờ, công ty đã công bố thua lỗ trong cả khoảng thời gian đó.
WorldCom đã khiến cho các nhà đầu tư thấy mình đang hoạt động và sinh lời rất tốt
nhưng thực ra lại không phải vậy.
Ảnh hưởng tới luồng tiền?
Thuật ngữ "luồng tiền" (cash flow) được sử dụng khác nhau cho các mục đích khác

nhau. Tuy nhiên, những gì mà WorldCom đã làm là ảnh hưởng tới lượng tiền mặt tạo ra
4
từ hoạt động kinh doanh, một khoản thường được xem xét kỹ lưỡng trong các báo cáo tài
chính. Trước đây, WorldCom đã công bố, các hoạt động kinh doanh nǎm 2001 của công
ty tạo ra 7,7 tỷ USD tiền mặt. Nhưng giờ đây, công ty cho biết, số tiền mặt thực tế tạo ra
là 4,6 tỷ USD.
Tuy nhiên, tổng luồng tiền của WorldCom sẽ không bị ảnh hưởng bởi những sai sót
trong sổ sách vì việc công bố lại của WorldCom cũng sẽ làm giảm lượng tiền sử dụng
trong các hoạt động đầu tư. Các hoạt động này có tính đến đầu tư vốn. Như vậy, 2 sự thay
đổi sẽ triệt tiêu nhau. Tuy nhiên, điều này lại ảnh hưởng đến một cách đo lường luồng
tiền khác, cách mà người ta gọi là EBITDA.
2. Mua bán nội gián cổ phiếu.
Bắt đầu từ năm 1999 kéo dài tới tháng 5-2002, WorldCom đã dùng những phương
pháp kế toán mờ ám để che giấu tình trạng tài chính suy yếu, giả tạo tăng trưởng tài chính
và lợi nhuận nhằm nâng giá cổ phiếu. Tháng 6-2002, ban kiểm toán nội bộ WorldCom
phát hiện che giấu khoản chi phí 3,8 tỷ USD kể từ năm 2001, đồng thời, lợi nhuận 1,4 tỷ
USD năm 2001 và 130 triệu USD trong quý I-2002 đều là báo cáo sai.
Giá trị cổ phiếu của tập đoàn WorldCom đã có lúc tăng lên 63.5$/ cổ phiếu vào ngày
18/6/1999. Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2002, cơ quan điều tra của Mỹ đã điều tra về
những gian lận tại WorldCom và đã phát hiện những gian lận tại đây lên tới 3,8 tỷ USD
và giá trị cổ phiếu của WorldCom ngay lập tức giảm xuống mức 6.74$/ cổ phiếu và tiếp
tục giảm cho đến ngày 25/6/2002 thì Tập đoàn đã tuyên bố phá sản.
3. Các thế lực ngầm giúp đỡ Worldcom.
Điều đáng quan tâm là không chỉ có Worldcom trực tiếp tham gia vào những gian lận
trong báo cáo tài chính mà lúc đó còn có rất nhiều “thế lực ngầm” khác trợ giúp.
Như Enron, WorldCom cũng có những đường dây móc nối đến Nhà Trắng. Cách
đây hai năm, WorldCom còn trúng hợp đồng 450 triệu USD với Lầu Năm Góc. Trong
một thập niên qua, WorldCom bơm hơn 4 triệu USD cho các chiến dịch tranh cử của
Đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ. Trong mùa tranh cử Quốc hội tháng 11-2002, WorldCom đã
góp hơn 1 triệu USD cho ứng cử viên cả hai đảng. Dân biểu Charles W. Pickering Jr

(Cộng hòa) – người đại diện khu vực Clinton, nơi có đại bản doanh WorldCom – là chính
khách nhận nhiều nhất.
5
Ngoài ra còn có các ngân hàng, và các chuyên gia như các chuyên gia phân tích thị
trường chứng khoán,
IV. NGUYÊN NHÂN SỤP ĐỔ CỦA TẬP ĐOÀN WORLDCOM
Có 5 nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất: các vụ scandal về tài chính, trong đó có việc gian lận và làm trái các thủ
tục kế toán.
Trong khi những gian lận tại Eron liên quan tới các thủ thuật kế toán tinh vi thì tại
Worlcom các gian lận diễn ra rất đơn giản. Worldcom khi đó đã tăng giả mạo các chỉ số
kế toán hiện hành và bỏ đi các số liệu về vốn theo thời gian mà nhẽ ra phải công bố công
khai. Về bản chất, Worldcom đã chuyển dịch một loạt các con số từ cột này sang cột khác
trong báo cáo tài chính. Đó là một việc làm hết sức sai lầm của ban lãnh đạo tập đoàn
Worldcom. Trong cả nǎm 2001 và quý I nǎm 2002, WorldCom đã tính 3,8 tỷ USD vào
các khoản đầu tư vốn mặc dù số tiền này được sử dụng vào các chi phí hàng ngày. Hai
khoản này rõ ràng là khác biệt vì các khoản đầu tư vốn được đối xử khác với các chi phí
về mục đích kế toán. Đầu tư vốn là số tiền được sử dụng để mua các tài sản lâu dài,
chẳng hạn như với WorldCom là cáp quang hay các thiết bị chuyển mạch dùng để định
hướng các cuộc điện thoại. Vì vậy, chi phí này sẽ được rải đều ra trong vài nǎm.
Thứ hai, nhiều vụ buôn bán nội gián cổ phiếu được phanh phui.
Tập đoàn gặp rắc rối khi chủ tịch Bernard Ebbers-một sáng lập viên của Worldcom
vay hàng trăm triệu đôla tiền công để mua cổ phiếu của hãng lúc đó tăng giá. Cổ phiếu
của Worldcom tăng mạnh, mang lại cho Ebbers càng nhiều tiền hơn để liên tiếp mua các
công ty khác nhằm thống trị toàn cầu vì ông ta cho rằng: “Quy mô càng lớn thì càng tốt”.
Việc sáp nhập như vậy đã tạo cho công ty cơ hội thuận lợi để giả mạo lợi nhuận. Ebbers
liên tục tìm kiếm hợp đồng mới vì nó làm cho bảng quyết toán tài chính rối rắm để che
giấu các chi phí thực. Chi phí và số tiền đầu tư vào khoảng 1,06 tỷ USD năm 2001 và 797
triệu USD trong năm 2002 làm cho nguồn tiền của công ty có vẻ dồi dào, nhưng trên thực
tế họ gặp nhiều khó khăn. Đây là một bước đi sai lầm bởi nhiều công ty mới gia nhập thị

trường khiến giá giảm, quá nhiều nhà mạng nhưng lại ít người sử dụng dịch vụ đẩy giá
dịch vụ xuống dưới mức cần thiết để trang trải chi phí. Cổ phiếu của Worldcom sụt giảm
6
mạnh còn khoản nợ của công ty lên tới khoảng 30 tỷ USD. Con đường phát triển bằng
cách sáp nhập của họ bị chặn lại.
Thứ ba: Do tình trạng kiểm toán lỏng lẻo, và rất nhiều ban kiểm soát không hề thực
hiện những báo cáo về tình hình công ty với trách nhiệm cao nhất.
Thứ tư: Công ty chỉ quan tâm tới nhà đầu tư bằng cách lý tưởng hóa bảng báo cáo tài
chính của mình chứ không quan tâm đến các cổ đông, các đối tác….
Nguyên nhân cuối cùng là mâu thuẫn về quyền lợi giữa Worldcom và những thành
viên bên ngoài có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến công ty.
Điều đáng quan tâm là không chỉ có Worldcom trực tiếp tham gia vào những gian lận
trong báo cáo tài chính mà lúc đó còn có rất nhiều “thế lực ngầm” khác trợ giúp.
Như Enron, WorldCom cũng có những đường dây móc nối đến Nhà Trắng. Cách
đây hai năm, WorldCom còn trúng hợp đồng 450 triệu USD với Lầu Năm Góc. Trong
một thập niên qua, WorldCom bơm hơn 4 triệu USD cho các chiến dịch tranh cử của
Đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ. Trong mùa tranh cử Quốc hội tháng 11-2002, WorldCom đã
góp hơn 1 triệu USD cho ứng cử viên cả hai đảng. Dân biểu Charles W. Pickering Jr
(Cộng hòa) – người đại diện khu vực Clinton, nơi có đại bản doanh WorldCom – là chính
khách nhận nhiều nhất.
Ngoài ra còn có các ngân hàng, và các chuyên gia như các chuyên gia phân tích thị
trường chứng khoán,
V. KIỂM TOÁN GÓP PHẦN VÀO GIAN LẬN VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA
WORLDCOM NHƯ THẾ NÀO?
1. Công ty kiểm toán: Arthur Andersen
Arthur Andersen thành lập 1913, từng là một trong Năm công ty kiểm toán lớn nhất
thế giới cùng với PricewaterhouseCoopers, Deloitte Touche Tohmatsu, Ernst & Young và
KPMG, cung cấp dịch vụ kiểm toán, dịch vụ thuế, và dịch vụ tư vấn cho các công ty và
tập đoàn lớn. Nhiều năm liền công ty nổi tiếng biểu trưng về tính trung thực và trách
nhiệm trong kiểm toán cho đến năm 2001-2002 khi họ vướng nào bê bối kiểm toán với

công ty Enron và Worldcom.
7
Andersen coi Worldcom như một khách hàng hàng đầu và muốn trở thành
một thành viên cam kết của đội ngũ của mình . Mặc dù phần mềm quản lý rủi ro của
Andersen đánh giá Worldcom như một "nguy cơ cao " của khách hàng , đội ngũ kiểm
toán tại Worldcom tiếp tục xếp hạng nó như một khách hàng “nguy cơ trung bình”. Kiểm
toán viên của Andersen đã được đưa ra giới hạn truy cập đến các thông tin kế toán
Worldcom giữ lại các thông tin , tài liệu bị thay đổi, bỏ qua thông tin từ các tài liệu được
yêu cầu và chuyển hàng triệu đô la trong số dư tài khoản để đánh lừa Andersen .
Sau khi gian lận của Worldcom bị phanh phui, Công ty Arthur Andersen kiểm toán
cho WorldCom (và cả Enron) cho biết khi Andersen phát hiện các chi phí đã được báo
cáo láo thành vốn đầu tư, Andersen đã báo động cho ban kiểm toán nội bộ của WorldCom
rằng báo cáo tài chính 2001 không đáng tin cậy. Trong 1 bản tuyên bố, Andersen nhấn
mạnh: “Vấn đề là ở chỗ lãnh đạo của WorldCom đã giấu các nhân viên. Họ thậm chí
không cho chúng tôi biết giá chuyển nhượng các đường truyền và nhiều lần không nhờ
Andersen tư vấn”. Và “Andersen có đủ sổ sách chứng tỏ mình minh bạch trong vụ bê bối
này”.
Tuy vậy, các phân tích, đánh giá cho rằng công ty Arthur Andersen đã mắc phải
các sai lầm sau:
 Sai sót về mô hình kiểm toán
Các mô hình kiểm toán hiện đại bao gồm mô hình kiểm toán trên cơ sở hệ thống
và mô hình kiểm toán trên cơ sở các rủi ro. Kiểm toán dựa trên cơ sở hệ thống chủ yếu
thiên về hệ thống quản lý nội bộ: Dựa trên phân tích và đánh giá hệ thống quản lý nội bộ
để đạt được mục tiêu kiểm toán.
Từ những năm 1990, mô hình kiểm toán của Mỹ đã nhanh chóng thay đổi từ mô
hình dựa trên hệ thống thành mô hình dựa trên rủi ro. Trên thực tế, việc thay đổi mô hình
kiểm toán là một bước tiến quan trọng trong lịch sử ngành kiểm toán. Đó là việc người ta
thay đổi cách thức kiểm toán chứ không phải là thay đổi khái niệm kiểm toán truyền
thống, thường dẫn đến tình trạng lộn xộn về các kiến thức kiểm toán. Có khả năng kiểm
toán sẽ trở thành một nghề nghiệp sinh lời lớn mà mọi đối tượng đổ xô đi tìm kiếm (bản

chất công việc chủ yếu là cân nhắc giữa rủi ro và lợi nhuận đem lại) so với các nghề
nghiệp cao quý khác (có bản chất công việc được đúc kết từ những đánh giá chuyên
nghiệp và trách nhiệm với cộng đồng). Theo mô hình dựa trên rủi ro thì các công ty kế
8
toán thường tập trung hết sức lực để phân tích các thương vụ và quản lý rủi ro cho khách
hàng, nhưng lại không chú trọng đến việc tiến hành kiểm tra thực sự để trực tiếp hỗ trợ
kết luận kiểm toán. Với hệ thống bồi thường không hòan hảo và ẩn chứa nguy cơ bồi
thường sai thực tế, kiểm toán dựa trên cơ sở rủi ro có thể khiến các Kiểm toán viên không
tuân thủ theo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp nhắm tiết kiệm chi phí kiểm toán. Trên
thực tế, trong các trường hợp biển thủ tài chính tại các công ty Enron Corp hay
WolrdCom ta đều thấy rằng cách thức biển thủ không quá thông minh. Nếu Kiểm toán
viên tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn kinh doanh khi tác nghiệp, hoàn tất chi tiết các cuộc
kiểm tra trên thực tế thì sẽ dễ dàng phát hiện ra những vụ tham ô tài chính này và kịp thời
ngăn chặn chúng.
 Kiểm toán viên làm việc thiếu độc lập, tự chủ trong công việc.
Tính độc lập tự chủ là nhân tố quan trọng bảo đảm chất lượng kiểm toán, khiến
cho xã hội tin tưởng vào các công ty kiểm toán. Tuy nhiên, tính độc lập của ngành kiểm
toán của nước Mỹ lại đang bị “lợi nhuận” đe dọa nghiêm trọng. Một trong các yếu tố gây
ảnh hưởng đến tính độc lập khi tác nghiệp của các Kiểm toán viên có thể là: Thu nhập từ
các ngành không liên quan đến kiểm toán cao hơn rất nhiều so với thu nhập của nhân
viên làm trong ngành kiểm toán. Các ngành không liên quan đến kiểm toán có thể là
ngành dịch vụ đại lý, tư vấn về thuế và tư vấn quản lý. Theo các dữ liệu thống kê của hơn
50 công ty được niêm yết ở Mỹ từ năm 2001 đến năm 2002, tỷ lệ giữa thu nhập của các
ngành không liên quan đến kiểm toán so với tổng thu nhập chung là 69% và 62% thậm
chí có lúc còn lên đến 92%. Theo Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ (ASEC), thu
nhập của ngành không liên quan đến kiểm toán ảnh hưởng đến tính độc lập về mặt tài
chính ở 2 mặt.
Thứ nhất, do lượng tiền thu nhập từ các ngành không liên quan đến chứng khoán
lớn có thể dẫn đến việc các công ty kiểm toán phụ thuộc vào khách hàng về lĩnh vực tài
chính, do đó có thể khiến cho các kiểm toán viên từ bỏ nguyên tắc nghề nghiệp khi phát

sinh mâu thuẫn giữa phía kiểm toán viên và khách hàng.
Thứ hai, là nhà tư vấn quản lý làm việc trong lĩnh vực giao dịch không liên quan
gì đến kiểm toán bị buộc phải làm việc trong lĩnh vực quản lý công ty, điều này khiến cho
kiểm toán viên làm việc trong phạm vi quản lý công ty cảm thấy thật khó khăn để đánh
9
giá cũng như đưa ra các phán xét liên quan đến các giao dịch và công việc kinh doanh
một cách khách quan.
Năm 2001, WorldCom Inc. đã trả cho công ty kiểm toán Arthur Andersen chi phí
dịch vụ lên đến khoảng 16,8 triệu đôla Mỹ trong đó chi phí cho kiểm toán là 4,4 triệu
đôla, dịch vụ tư vấn thuế là 7,6 triệu đôla, chi phí cho việc kiểm toán các bản báo cáo tài
chính là 1,6 triệu đôla và các dịch vụ tư vấn khác là 3,2 triệu đôla. Chủ tịch tiền nhiệm
của SEC (Ủy ban Chứng khoán Mỹ) Arthur Levitt đã lên tiếng phê bình công ty Arthur
Andersen thiếu tính độc lập, tự chủ khi làm việc. Ông cho rằng một trong những nguyên
nhân chính là các công ty kiểm toán lại cung cấp cả dịch vụ tư vấn quản lý.
 Thiếu tính thận trọng.
Khi tiến hành các thủ tục kiểm toán, Kiểm toán viên thường bộc lộ nhược điểm
của họ là thiếu tính thận trọng và tính hoài nghi nghiệp vụ cần thiết, và do đó thường tin
vào lời giải thích của các vị lãnh đạo quản lý công ty. Trong báo cáo kiểm toán từ năm
1991 đến 2001 do công ty kiểm toán Arthur Andersen cung cấp, ASEC và tòa án đã chỉ ra
rằng công ty Arthur Andersen đã coi WorldCom Inc. là khách hàng có mức rủi ro cao
nhất. Mặc dù Arthur Andersen cũng đa nhận ra rằng có nguy cơ rủi ro rất cao trong báo
cáo tài chính kế toán tại WorldCom Inc.
Bảng 1: Đánh giá mức độ rủi ro của WorldCom Inc.
Nội dung đánh giá rủi ro Mức độ rủi ro
Rủi ro trong báo cáo tài chính kế toán Cao
Thẩm quyền phân bổ nhiệm vụ giữa ban giám đốc và nhân viên
làm thuê
Trung bình
Thái độ về việc che giấu thông tin khi kiểm toán Trung bình
Sự liên hệ giữa thông tin với nhân sự Trung bình

Mối quan tâm của cơ quan chức năng với việc biển thủ và cuộc
điều tra
Trung bình
Khả năng thực hiện báo cáo tài chính Trung bình
Doanh thu trên thực tế và mục tiêu lợi nhuận Cao
10
Thực hành nghiệp vụ kế toán và vạch trần việc che giấu thông tin Trung bình
Xây dựng hệ thống quản lý nội bộ thỏa mãn các yêu cầu đặt ra Trung bình
Mức độ phản ứng lại các đề xuất báo cáo và kế toán Trung bình
Tuy nhiên, Arthur Andersen vẫn không có đủ sự thận trọng tối ưu và thái độ hoài
nghi cần thiết.
 Trình độ kiểm toán không cao.
Kiểm toán là một quá trình đòi hỏi sự đánh giá chuyên nghiệp. Sự đánh giá chuyên
nghiệp phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc phong phú. Nếu kiểm toán được coi là một
dây chuyền sản xuất, thì sẽ được chia ra rất nhiều công đoạn. Những kiểm toán viên mới
được đào tạo hạn chế và thiếu kinh nghiệm làm việc sẽ kiểm toán những báo cáo tài
chính của công ty đã được niêm yết. Nếu việc kiểm soát chất lượng kiểm toán không hiệu
quả thì kết quả kiểm toán chất lượng sẽ không cao. Nhưng tại sao lỗi lại xảy ra với các
kiểm toán viên ở công ty Arthur Andersen? Lời giải thích là Arthur Andersen có thể đã cử
các kiểm toán viên không có kinh nghiệm kiểm toán hoặc cả tin vào kết quả báo cáo và
kiểm toán của các công ty, trong khi những kiểm toán viên giỏi không trực tiếp dính vào
quá trình kiểm toán. Sau vụ tập đoàn Enron sụp đổ, tổng biên tập của tạp chí tài chính
Bowman Accounting report đã nghiên cứu quá trình kiện cáo liên quan đến Kiểm toán
viên và chỉ ra rằng tổng doanh thu của công ty kiểm toán Arthur Andersen có được từ
dịch vụ tư vấn.
Các kiểm toán viên giàu kinh nghiệm và thu nhập cao mải mê mở rộng dịch vụ tư vấn
trong khi những người trẻ ít kinh nghiệm và thu nhập thấp thì chủ yếu làm kiểm toán.
Điều này giải thích một hiện tượng: một công ty lớn luân chuyển hàng từ nhà kho này
sang nhà kho khác, các Kiểm toán viên trẻ thường kiểm kê cùng một loại hàng hóa nhưng
lại ở hai địa điểm khác nhau mà không hề biết. Ví dụ này cho thấy những thất bại trong

kiểm toán thường bắt nguồn từ các kiểm toán viên thiếu kinh nghiệm.
 Mục tiêu của hệ thống khuyến khích.
Hệ thống khuyến khích của các công ty kế toán sẽ thưởng cho các kiểm toán viên
thu được nhiều phí trả cho việc kiểm toán, khiến các kiểm toán viên chủ yếu tập trung
vào chi phí kiểm toán mà không chú ý đến chất lượng kiểm toán.
11
 Những sai lầm của Andersen đã tạo điều kiện để cho Worldcom gian lận sổ
sách kế toán lên đến hàng tỷ đô la. Vụ việc này như một vết nhơ lên tên tuổi của
Andersen vốn đã lung lay từ vụ Enron. Cũng trong năm 2012, dù Tòa án Tối cao Mỹ đã
hoàn trả Giấy phép hành nghề Kiểm toán, Arthur Andersen đã không thể hoạt động trở
lại.
2. Công ty kiểm toán KPMG
Tổng giám đốc mới của Worldcom là John Sidgmore và một kiểm toán viên nội bộ
đã phát hiện ra, công ty đang có những biểu hiện "bất thường" trong việc ghi sổ các chi
phí vốn. Một điều tra sau đó của hãng kiểm toán KPMG (thay thế hãng kiểm toán đang
gặp khó khǎn Arthur Andersen) đã bới ra các khoản chi phí trị giá tới 3,85 tỷ USD.
Khoản chi phí này đã bị phân loại một cách nhầm lẫn vào chi phí vốn (trong cả nǎm 2001
và quý I nǎm 2002, Worldcom đã tính 3,85 tỷ USD vào các khoản đầu tư vốn mặc dù số
tiền này được sử dụng vào các chi phí hàng ngày). Chính vì vậy mà trong năm 2001
luồng tiền và lợi nhuận của Worldcom đã bị thổi phồng, thay vì lỗ 1,2 tỷ USD, họ lãi 1,6
tỷ USD và quý I/2002 là 172 triệu USD. Các con số này nếu có tính khoản chi phí trên sẽ
không đúng. Cũng từ đây gian lận bị phanh phui và dẫn đến sự sụp đổ của Worldcom.
VI. HẬU QUẢ CỦA GIAN LẬN KẾ TOÁN TẠI TẬP ĐOÀN WORLDCOM.
Theo ước tình thì Worldcom bị phá sản đã khiến các cổ đông của hãng chịu thiệt hại
khoảng 180 tỷ USD và trên 20.000 nhân viên bị mất việc làm.
Sự phá sản của tập đoàn Worldcom và ảnh hưởng của nó tới chỉ số chứng khoán trên
Thị trường chứng khoán NewYork vào ngày 19 tháng 7 năm 2002
• Chỉ số Dow Jones trên thị trường chứng khoán New York giảm 390,23 điểm và đạt
mức 8019,26 điểm đã kéo theo sự sụt giảm của 30 cổ phiếu xuống 1360 điểm
trong suốt 2 tuần và đưa chỉ số chứng khoán của thị trường New York suống mức

thấp nhất kể từ tháng 10 năm 1998.
• Chỉ số chứng khoáng Nasdag giảm 37,8 điểm và đạt mức 1319.15 với mức giảm
tương đương là 4,5% kéo dài trong 1 tuần. Như vậy trong 1 năm chỉ số Nasdaq đã
giảm 35% giá trị.
• Chỉ số Standard&Poor’s 500 giảm 33,81 điểm và đạt mức 847,75 điểm và tương
đương với việc giảm 27% giá trị trong năm 2002.
12
IV. Bài học từ Worldcom:
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đi vào hoạt động không lâu nhưng đã có
những bước phát triển nhảy vọt. Chỉ số VN Index liên tục tăng trong những năm qua.
Trong khi TTCK thế giới biến động mạnh, TTCK Việt Nam đã vượt lên ở vị trí dẫn đầu
về tốc độ tăng trưởng. Sự thu hút của TTCK ngày càng tăng một cách đột biến. Tuy
nhiên, trên TTCK Việt Nam còn tiềm ẩn những rủi ro mà các nhà đầu tư có thể không
lường hết được. Theo quỹ tiền tệ IMF, tỷ lệ p/e (price – earning ratio) (lợi nhuận đầu tư)
của 20 công ty đứng đầu TTCK là 73,3 – một con số thể hiện mức độ “bong bóng” của
TTCK Việt Nam.
Những nhà đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn này không phải là các nhà đầu tư
thực thụ nhằm kiếm được lợi nhuận từ công ty đầu tư mà là các nhà đầu cơ – những
người chỉ quen kiếm lời bằng cách mua đi bán lại cổ phiếu. Do đó khi có một biến động
của một loại cổ phiếu có giá trị lớn trên thị trường thì các nhà đầu tư sẽ bán tống bán tháo
cổ phiếu, từ đó sẽ gây sự cố trên TTCK.
TTCK Việt Nam còn non trẻ nên việc giao dịch trên TTCK đều là các giao dịch theo
“tin đồn”. Chính cơ chế “tin đồn” đã đẩy giá cổ phiếu cao.
Bài học nhận được từ Tập đoàn worldcom
Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp, mục tiêu trước mắt của doanh nghiệp là không
nên tập trung vào quyền lợi của nhà đầu tư, mà nên tính đến lợi ích của nhân viên, khách
hàng và đối tác kinh doanh. Phương châm “giá trị cổ đông” dựa trên cơ sở giá cổ phiếu
đã không còn thích hợp, thay vào đó các công ty nên dành nhiều công sức cho việc xây
dựng phương pháp quản trị, trong đó nên nâng cao tính toàn vẹn của hệ thống kinh doanh
và tính chính xác của các số liệu hoạt động. Điều quan trọng là phải tạo điều kiện cho các

nhà đầu tư, các nhân viên, cổ đông hiểu rõ thực tế hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ hai, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) phải có nhiệm vụ là quản lý
niêm yết chứng khoán của các công ty. Hịên nay UBCKNN không có chức năng quản lý
niêm yết chứng khoán của các công ty, như vậy sẽ là kẽ hở để các doanh nghiệp “bưng
bít” thông tin thật sự của doanh nghiệp.
Cuối cùng, về thông tin: Các doanh nghiệp cung cấp hàng đống thông tin, tài liệu cho
các nhà đầu tư nhưng khả năng sử dụng được các thông tin đã cấp chỉ đạt 1%. Giải pháp
13
bây giờ là TTCK nên lựa chọn một số tiêu chí về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đặc trưng
cho từng ngành nghề để nhà đầu tư có thể so sánh dễ dàng, xây dựng hệ thống “ngôn từ
đánh giá” thống nhất trong báo cáo tài chính của công ty.
14

×