Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP đông á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.57 KB, 32 trang )

Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á
Chương 1:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐÔNG Á
1.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Đông Á
1.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
1.1.1.1. Lịch sử hình hành
Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) ra đời vào ngày 01 tháng 07 năm 1992,
Đông Á rất tự hào vì đã có một chặng đường hơn 18 năm hoạt động ổn định và phát
triển vững chắc. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, DongA Bank
đã lựa chọn cho mình những hướng đi phù hợp với những mục tiêu cụ thể trong từng
giai đoạn. Đến nay, sau hơn 18 năm, có thể thấy những thành tựu vượt bậc của Dong A
Bank qua những con số ấn tượng như sau: Vốn điều lệ tăng 22.500 %, từ 20 tỷ đồng
lên 4.500 tỷ đồng; tổng tài sản đến cuối năm 2010 là 55.873 tỷ đồng. Từ 3 phòng
nghiệp vụ chính là Tín dụng, Ngân quỹ và Kinh doanh lên 32 phòng ban thuộc hội sở
và các trung tâm cùng với 4 công ty thành viên và 218 chi nhánh, phòng giao dịch,
trung tâm giao dịch 24h trên toàn quốc, nhân sự tăng 7.596 %, từ 56 người lên 4.254
người, sở hữu 5 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. DongA Bank có 100 % là
cổ đông trong nước, trong đó tổng số vốn cổ phần của cổ đông pháp nhân là 42 % và
tổng số vốn cổ phần của cổ đông thể nhân là 58 %
1.1.1.2. Quá trình phát triển
• Trong suốt năm 1992
Ngày 01/07/1992: DongA Bank chính thứ thành lập và hoạt động tại trụ sở đầu tiên
60 -62 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.Phú Nhuận, TP.HCM (nay là đường Nguyễn Văn Trỗi)
với vốn điều lệ 20 tỷ đồng, tổng số cán bộ nhân viên 56 người và 3 phòng ban nghiệp
vụ, là ngân yhàng đầu tiên thực hiện tín dụng trả góp chợ (đối tượng là tiểu thương và
các hộ mua bán tại các chợ)
• Trong suốt năm 1993
Thành lập 3 chi nhánh đầu tiên: Quận 1, Hậu Giang (TP.HCM) và Hà Nội, chính
thức triển khai dịch vụ thanh toán quốc tế, chuyển tiền nhanh và chi lương hộ
• Trong suốt năm 1994


NHTMCP Đông Á có vốn điều lệ là 30 tỷ đồng, thành lập chi bộ Đảng, Công Đoàn
GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Trang 1
Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á
và Đoàn Thanh niên
• Trong suốt năm 1995-1997
NHTMCP Đông Á có vốn điều lệ là 49.6 tỷ đồng, là đối tác duy nhất nhận vốn ủy
thác từ Tổ chức Hợp tác quốc tế của Thụy Điển (SIDA), nhà tài trợ cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
• Trong suốt năm 1998-1999
NHTMCP Đông Á là một trong hai ngân hàng cổ phần tại Việt Nam nhận vốn tài
trợ từ Quỹ Phát triển nông thôn (RDF) của Ngân hàng thế giới
• Trong suốt năm 2000
NHTMCP Đông Á có vốn điều lệ là 97.4 tỷ đồng, trở thành thành viên chính thức
của Mạng thanh toán toàn cầu (SWIFT)
• Trong suốt năm 2001
NHTMCP Đông Á có vốn điều lệ là 120 tỷ đồng, thành lập Công ty Kiều hối Đông
Á, xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000 vào hoạt động ngân hàng
• Trong suốt năm 2002-2003
NHTMCP Đông Á có vốn điều lệ là 200 tỷ đồng, nhận chuyển giao đội bóng Công
an TP.HCM, thành lập công ty Cổ phần thể thao Đông Á (CLB Bóng đá Ngân hàng
Đông Á), thành lập trung tâm thẻ Đông Á, phát hành thể Đông Á, là một trong hai
ngân hàng cổ phần nhận vốn ủy thác từ Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC)
để tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
• Trong suốt năm 2004
NHTMCP Đông Á có vốn điều lệ là 350 tỷ đồng, chính thức triển khai hệ thống
ATM và dịch vụ thanh toán tiền điện tử tự động qua ATM
• Trong suốt năm 2005
NHTMCP Đông Á có vốn điều lệ là 500 tỷ đồng, thành lập hệ thống Vietnam
Bankcard (VNBC) kết nối hệ thống thẻ giữa các ngân hàng, kết nối thành công với tập

đoàn China Union Pay (Trung Quốc); tổng số cán bộ, nhân viên lúc này là 1.053 người
(kể cả công ty trực thuộc)
• Trong suốt năm 2006
Khánh thành tòa nhà hội sở, đạt con số 1 triệu khách hàng sử dụng thẻ đa năng chỉ
sau 3 năm phát hành thẻ, là ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu về tốc độ phát
GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Trang 2
Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á
triển dịch vụ thẻ ATM tại Việt Nam. NHTMCP Đông Á triển khai thêm 2 kênh giao
dịch: Ngân hàng Đông Á Tự động và Ngân hàng Đông Á Điện tử, mạng lưới hoạt
động: 69 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc, triển khai thành công dự án
chuyển đổi sang core – banking, giao dịch online toàn hệ thống, trở thành thành viên
tổ chức thẻ Visa. Đặc biệt công ty Kiều hối Đông Á giữ vững vị trí dẫn đầu 7 năm liền
• Trong suốt năm 2007
Ngày 07/07/2007: Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập, NHTMCP Đông Á chính thức
thay đổi logo cùng hệ thống nhận diện thương hiệu mới, khánh thành và đưa vào sử
dụng nhiều trụ sở hiện đại theo mô hình chuẩn của tòa nhà hội sở
Mạng lưới hoạt động: 107 chi nhánh, phòng giao dịch trên 40 tỉnh thành, ATM
TK21 của Đông Á được chứng nhận “Kỷ lục Việt Nam” với chức năng nhận – gửi tiền
trực tiếp và thu đổi ngoại tệ. Doanh số thanh toán quốc tế vượt 2 tỷ đo-la Mỹ, đạt con
số 2 triệu khách hàng, là top 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do chương trình
Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) bình chọn.
• Trong suốt năm 2008
Đông Á đã có mặt tại 50 tỉnh, thành trên cả nước vơis 182 điểm giao dịch và hơn
800 máy ATM.Ngày 08/08/2008, NHTMCP Đông Á chính thức phát hành thẻ tín
dụng, đánh dấu việc kết nối hệ thống thẻ Đông Á với hệ thống thẻ thế giới thong qua
Visa. Số lượng khách hàng đạt 2,5 triệu, là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam sở hữu
máy ATM nhận tiền mặt trực tiếp hiện đại nhất với tính năng nhận 100 tờ với nhiều
mệnh giá khác nhau trong một lần gửi
• Trong suốt năm 2009
NHTMCP Đông Á có vốn điều lệ là 3.400 tỷ đồng, tổng số nhân sự 3.691 người,

số lượng khách hàng đạt 4 triệu và chính thức kết nối 3 hệ thống lien minh the VNBC,
Smartlink và Banknetvn, nhận kỷ lục Guiness Việt Nam cho sản phẩm ATM lưu động,
đồng thời triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ nổi bật như Vay 24 phút, Phủ song 1km,
Chi lương điện tử, đẩy mạnh dịch vụ thanh toán hóa đơn,…
• Trong suốt năm 2010
NHTMCP Đông Á có vốn điều lệ là 4.500 tỷ đồng, tổng số nhân sự 4.254 người,
đồng thời ứng dụng công nghệ truyền dẫn ADSL cho các kết nối từ CN/PGD, ATM
của Ngân hàng về trung tâm dữ liệu, triển khai công nghệ sao lưu trực tuyến RMAN
GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Trang 3
Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á
của hang Oracle và công nghệ Snapshot/mirror view của hang eMC cho hầu hết các cơ
sở dữ liệu chính của ngân hàng.
Có phiên bản mới của Mobile Banking-chức năng kết nối GPRS/WIFI và khả năng
cài đặt cho nhiều điện thoại di động cùng sản phẩm GOLD ATM có chức năng bán
vàng
Với những thành tích vượt bậc trong năm 2010, Đông Á đoạt hàng loạt giải thưởng
như: Giải Công nghệ thong tin và Truyền thong Việt Nam, Giải Website và Dịch vụ
thương mại điện tử được người tiêu dung ư thích nhất, Giải Top Ten Web Hacking
Technique of 2010 và đề cử cho giải Most Innovative Research of 2010. Thương hiệu
DongA Bank xếp vị trí thứ hai về mức độ nhận biết đầu tiên trên thị trường Ngân
hàng nói chung và vị trí thứ nhất tại khu vực TP.HCM.
1.1.2.Cơ cấu tổ chức, chức năng và vai trò của Ngân hàng Đông Á
1.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
• Hôị đồng quản trị
Ông Phạm Văn Bự-chủ tịch Hội đồng quản trị, bà Vũ Thị Vang-Phó Chủ tịch
thường trực HĐQT, ông Trần Phương Bình-Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc, ông
Trần Văn Đình-Ủy viên HĐQT, ông Trang Thành Sương-Ủy viên HĐQT, ông Nguyễn
Đình Trường-Ủy viên HĐQT, ông Đặng Phước Dừa-Ủy viên HĐQT
• Ban kiểm soát
Bà Nguyễn Thị Cúc-Trưởng Ban kiểm soát, ông Nguyễn Vinh Sơn-thành viên Ban

kiểm soát, bà Phan Tố Loan-thành viên Ban kiểm soát.
• Ban Tổng Giám Đốc
Ông Trần Phương Bình-Tổng giám đốc, bà Nguyễn Thị Ngọc Ngân-Phó Tổng
giám đốc thường trực, bà Nguyễn Thị Kim Xuyến-Phó Tổng giám đốc, ông Trần Đạo
Vũ- Phó Tổng giám đốc, ông Nguyễn Hữu Chính- Phó Tổng giám đốc, ông Lê Chí
Thông- Phó Tổng giám đốc, ông Nguyễn An- Phó Tổng giám đốc
GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Trang 4
Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á
HÌNH 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM Đ
GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Trang 5
Khối KH cá nhân
Ban PT Kinh doanh
Ban hỗ trợ và vận hành
Đại hội đồng cổ đông
UB về vấn đề QLRR
UB xây dựng và thực
hiện chiến lược
UB về vấn đề nhân sự
Văn phòng HĐQT
HĐQT
Ban TGĐ
Khối KH Doanh nghiệp Khối kinh doanh Khối hỗ trợ vận hành
P. Quan hệ đối tác
Phát triển KD
P.Quản lý bán hàng
Trung tâm thẻ
TTDV khách hàng
P.Qlý tín dụng

P.Qtrị tổng hợp
P.QL RR và tuân thủ
P.Csách khách hàng
P.Thanh toán QT
P.SP Dịch vụ
P.Tổng hợp
P.Nvốn ngân quỹ
P.KD ngoại hối
P.KD vàng
Trung tâm điện toán
P.Kế toán
P.Nsự-đào tạo
P.Hành chánh
B.Kiểm soát
Trang sau
Ban kiểm soát
P.Kiểm toán nội bộ
Ban TGĐ
Hội đồng tín dụng
Hội đồng đầu tư
HĐ QL TSản Nợ- Tsản Có
HĐ thi đua khen thưởng
Hội đồng xử lý rủi ro
Hội đồng xử lý kỷ luật
Khối hỗ trợ phát triển Khối giám sátKhối văn phòng
P.Nghiên cứu phát triển
P.Marketing
VP Đảng đoàn thể
Văn phòng Ban TGĐ
P. QL rủi ro

P.Kiểm soát nội bộ
P. Pháp chế
P. QL chất lượng
Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á
1.1.2.2 Chức năng, vai trò Ngân hàng
 Chức năng:
- Chức năng trung gian tín dụng: Chức năng trung gian tín dụng được xem là
chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung
gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu
về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay,
vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi
suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia:
người gửi tiền và người đi vay.
- Chức năng trung gian thanh toán: Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho
các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng
như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc
nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác
theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán
tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín
dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán
phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền
để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một
phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ
tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng
này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc
độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
- Chức năng tạo tiền: Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản
chất của ngân NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính
cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính
đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức

năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín
dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng
sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử
dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh
toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng
để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm
GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Trang 6
Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á
tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi
trả của xã hội.
 Vai trò
- Tập trung vốn nền kinh tế: Trong nền kinh tế có những chủ thể có dư tiền và
khoản tiền đó chưa được sử dụng một cách triệt để (ví dụ như vẫn còn cất giấu trong
nhà chưa được mang ra lưu thông) nhưng họ cũng muốn tiền này sinh lời cho mình và
họ nghĩ là cho vay và có những chủ thể cần tiền để hoạt động kinh doanh. Nhưng
những chủ thể này không quen biết nhau và cũng có thể không tin tưởng nhau nên
“tiền” vẫn chưa được lưu thông. Ngân hàng thương mại với vai trò trung gian của
mình, nhận tiền từ người muốn cho vay, trả lãi cho họ và đem số tiền ấy cho người
muốn vay vay.
- Trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán.
- Tạo ra tiền ngân hàng trong hệ thống ngân hàng hai cấp.
1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của các
ngân hàng thương mại, đây là vấn đề hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng.
Nó cho thấy được hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó đã đạt được mục tiêu của
mình hay không và việc đạt được mục tiêu đó ảnh hưởng tốt hay xấu để từ đó tìm ra
biện pháp khắc những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh trong kinh doanh góp phần
làm cho ngân hàng ngày càng phát triển. Trong kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng
thương mại một mặt phải thỏa mãn những yêu cầu về lợi nhuận do ngân hàng đặt ra,
một mặt họ phải đối phó với những quy định chính sách của Ngân hàng Nhà Nước về

tiền tệ ngân hàng… Các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề làm thế nào đạt được lợi nhuận
cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất mà vẫn đảm bảo chấp hành đúng những quy
định của Ngân hàng Nhà nước và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng
mình.
Trong 3 năm 2008 - 2010, trước những thử thách và cơ hội trong điều kiện môi
trường kinh doanh diễn biến phức tạp, phải cạnh tranh với các ngân hàng thương mại,
ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á với sự nổ lực của mình đã đạt được những kết
quả khả quan. Điều đó thể hiện qua bảng số liệu sau:
GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Trang 7
Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á
BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á QUA 3 NĂM TỪ 2007 - 2009
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Chênh lệch
2008 so với
2007
Chênh lệch
2009 so với
2008
Số tiền
Tốc độ
tăng
(%)
Số tiền
Tốc độ
tăng
(%)
Thu nhập 853 1.479 1.664 626 73,40 185 12,51
Chi phí 349 566 729 217 62,18 163 28,80

Lợi nhuận trước thuế 454 703 788 249 54,85 85 12,09
Thuế 122 164 200 42 34,43 36 21,95
Lợi nhuận sau thuế 332 539 588 207 62,35 49 9,10
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTM cổ phần Đông Á trong 2007 đến 2009)
Nhìn lại 3 năm qua, nền kinh tế gặp một số khó khăn do khủng hoảng kinh tế
một số doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng gặp khó khăn về vốn sản
xuất, sản xuất nông nghiệp công nghệ lạc hậu, chịu sự cạnh tranh hàng ngoại nhập…
Mặc dù vậy, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á đã có những chính sách tín dụng
sát thực, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cá nhân tạo điều kiện cho các đối
tượng này mở rộng và phát triển sản xuất. Kết quả hoạt động 3 năm qua, lợi nhuận của
chi nhánh năm sau đều tăng trưởng hơn năm trước thể hiện qua hình sau:
HÌNH 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Trang 8
Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á
CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á QUA 3 NĂM TỪ 2007 – 2009
− Về thu nhập
Nguồn thu nhập gồm các nguồn thu từ hoạt động tín dụng, thu dịch vụ thanh
toán và thu từ hoạt động khác. Trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng là chủ yếu.
Nhìn chung, tình hình thu nhập qua 3 năm không ngừng tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng
thu nhập của năm 2010 so với năm 2009 cao hơn tốc độ tăng của năm 2009 so với
năm 2008. Cụ thể, tổng thu nhập năm 2009 đạt 1.664 tỷ đồng, sang năm 2010 đạt
1.930 tỷ đồng tương đương tăng 266 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 16% so với năm
2009. Tuy nhiên, năm 2008, tổng thu nhập của Đông Á là 1.479 tỷ đồng mà tổng thu
nhập năm 2009 chỉ đạt 1.664 tỷ đồng, tăng 185 tỷ đồng, tương đương 12% so với năm
2008. Tổng thu nhập của ngân hàng tăng liên tục qua các năm thể hiện sự phát triển
của ngân hàng trong việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao hoạt động tín dụng
của ngân hàng, bên cạnh đó cũng phải kể đến sự nổ lực nhiệt tình của các cán bộ nhân
viên trong ngân hàng,… đảm bảo tình hình hoạt động của ngân hàng đạt kết quả tốt và
đạt kế hoạch đề ra.
− Về chi phí

Đi đôi với thu nhập tăng thì chi phí của ngân hàng cũng tăng lên. Cụ thể, năm
2008 tổng chi phí là 566 tỷ đồng, tăng hơn 28,8% vào năm 2009 là 729 tỷ đồng, và
tăng hơn 27,85 % vào năm 2010 là 932 tỷ đồng. Trong đó chi phí lãi và huy động vốn
của ngân hàng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng chi phí, nguyên nhân là do
tăng lãi suất huy động tăng để cạnh tranh với các ngân hàng khác. Trong khoản mục
chi phí ngoài lãi thì chi phí điều hành và chi phí lương tăng qua các năm là do công tác
quản lý của ngân hàng khá phức tạp, chỉ số giá cả tăng nên chi phí quản lý và chi phí
GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Trang 9
Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á
lương tăng để góp phần tăng chất lượng công tác quản lý của ngân hàng nói riêng và
hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung.
− Về lợi nhuận sau thuế
Qua bảng số liệu trên ta thấy ngân hàng kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận của
ngân hàng biến động qua các năm với tốc độ tăng trưởng không ổn định. Năm 2009 lợi
nhuận sau thuế của ngân hàng đạt được 588 tỷ đồng, tăng khoảng 9.1% so với năm
2008 là 539 tỷ đồng. Bước sang năm 2010 về số tuyệt đối lợi nhuận tăng tương đối cao
hơn so với năm 2009, cụ thể tăng 71 tỷ đồng tương đương tăng khoảng 12,07%.
1.3. Thuận lợi, khó khăn của ngân hàng TMCP Đông Á
1.3.1. Thuận lợi
- Công nghệ: Từ năm 2003, DongA Bank đã khởi động dự án hiện đại hoá công
nghệ và chính thức đưa vào áp dụng phần mềm quản lý mới (Core-banking) trên toàn
hệ thống từ tháng 6/2006. Đặc biệt, DongA Bank có khả năng mở rộng phục vụ trực
tuyến trên toàn hệ thống chi nhánh, qua ngân hàng tự động và ngân hàng điện tử mọi
lúc, mọi nơi.
- Nhân sự: Toàn bộ nhân sự của DongA Bank, từ ban lãnh đạo đến nhân viên đều
được đào tạo về kỹ năng và trình độ theo yêu cầu của công việc.
- Dịch vụ: Ngân hàng Đong Á nỗ lực không ngừng trong việc đa dạng hóa dịch vụ,
áp dụng cải tiến công nghệ để sáng tạo ra càng nhiều tiện ích vượt trội trong ngành tài
chính ngân hàng; đáp ứng những nhu cầu thiết thực của cuộc sống văn minh hiện đại.
- Thương hiệu: DongA Bank tiếp tục duy trì vị trí vững mạnh của mình trong lĩnh

vực khách hàng cá nhân và công nghệ ngân hàng, dành được sự ủng hộ của gần 5 triệu
khách hàng cho các sản sản phẩm và dịch vụ vượt trội như Phone Banking, phiên bản
mới Mobile Banking, Máy bán vàng Gold ATM, Thẻ Đa năng Đông Á Đây là những
dấu ấn nổi bật giúp DongA Bank khẳng định uy tín và giữ vững thành tích hoạt động
của mình. Và đây cũng chính là cú đúp giúp DongA Bank tiếp tục giữ vững danh hiệu
‘Thương hiệu mạnh Việt Nam” nhiều năm liền.Ngoài giải thưởng Thương hiệu Mạnh
Việt Nam lần này, trong năm 2010 DongA Bank cũng đạt được hàng loạt các giải
thưởng khác như: Sao Vàng Đất Việt 2010, Thương hiệu Việt được yêu thích nhất năm
2010, Top 500 Thương hiệu Việt năm 2010, Thương hiệu nổi tiếng quốc gia và Doanh
nhân xuất sắc Đất Việt 2010…
- Nền kinh tế của cả nước trong những năm qua phát triển ổn định và tiếp tục tăng
trưởng trên cơ sở mối quan hệ kinh tế quốc tế được củng cố và phát triển.
GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Trang 10
Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á
1.3.2. Khó khăn
- Trong xu thế hội nhập ngày nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở lên
gay gắt (nội bộ các ngân hàng trong nước và hệ thống ngân hàng trong nước với tập
đoàn tài chính nước ngoài). nếu so sánh với các tập đoàn tài chính nước ngoài thì còn
phải cố gáng nhiều hơn nữa.
- Trong năm 2010, Đông Á phải tập trung huy động vốn với lãi suất khá cao do có sự
cạnh tranh gây gắt về lãi suất huy động trên thị trường, làm tăng chi phí giá vốn của
ngân hàng so với năm 2009.
- NHNN áp dụng trần lãi suất huy động và cho vay để kiểm soát hệ thống ngân hàng
trong năm làm cho biên độ lãi suất bị thu hẹp, từ đó thu nhập từ lãi ròng cũng bị ảnh
hưởng. Mặc dù thu nhập từ dịch vụ của Đông Á tăng trưởng đáng kể nhưng lợi nhuận
từ kinh doanh ngoại hối và vàng giảm mạnh so với năm trước do NHNN cấm hoạt
động kinh doanh vàng tài khoản, hạn chế huy động và cho vay vàng. Bên cạnh đó, thị
trường chứng khoán không thuận lợi đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty
Chứng khoán Đông Á. Trong khi đó việc mở rộng mạng lưới, đầu tư máy ATM và
nhân sự lại làm gia tăng chi phí hoạt động của ngân hàng.

1.4. Định hướng:
Những vấn đề kinh tế vĩ mô của năm 2010 sẽ còn ảnh hưởng đến năm 2011.
Tuy nhiên năm 2011 sẽ là năm có nhiều thuận lợi hơn do tình hình kinh tế thế giới
và Việt Nam sẽ có chuyển biến tích cực hơn. Đây là năm mà Ngân hàng Đông Á
có thể dựa vào nội lực đã tích lũy trong 18 năm qua để tăng trưởng nhanh. Năm
2011, Ngân hàng Đông Á phấn đấu đạt lợi nhuận trước thuế 1.300 tỷ đồng và chi trả
cổ tức cho cổ đông đảm bảo đạt tối thiểu 15%/ năm.
GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Trang 11
Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á
BẢNG 2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG NĂM 2011
Ngân hàng Đông Á định hướng hoạt động cho năm 2011 là “ Phát triển bền
vững”, và đưa ra một số giải pháp như sau:
* Giải pháp phát triển kinh doanh:
1.Tăng trưởng nhanh hoạt động huy động vốn và cho vay, cân bằng giữa tăng
trưởng và kiểm soát
rủi

ro
2.Nâng cao hiệu quả của các hoạt động đầu tư, kinh doanh và các công ty trực
GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Trang 12
Năm
2010
T
ăng
/giảm
so
2009
Kế
hoạ
c

h
2011
KH so
2010
Tổng tài sản
T

đồng
55,873
13,353
70,000
14,127
25.28%
Tổng vốn huy động
T

đồng
47,756
11,042
60,000
12,244
25.64%
Vốn điều lệ
T

đồng
4,500
1,100
6,000
1,500

33.33%
Tín dụng
Số dư cuối kỳ
T

đồng
38,436
3,749
47,000
8,564
22.28%
Tỷ lệ nợ xấu
%
1.59 0.28 < 1.50
Thanh toán quốc
triệu
USD
2,512
-21
2,600
88
3.50%
Thẻ
Phát hành tr
ong
năm
t
h
ẻ 676,393 -686,811 700,000 23,607 3.49%
Lợi nhuận trước

thuế của
Ngân
hàng
T

đồng
806.37 59.01 1,175 369 45.71%
Kiều hối
Doanh số chi trả triệu
USD 1,218 227 1,300
82
6.73%
LNTT T

đồng
20.35
3.95
25
4.65
22.85%
Công ty chứng khoán và quản lý Quỹ Đông Á
Lợi nhuận trước
thuế
T

đồng
30.79 6.79 100 69.21 224.78%
Lợi nhuận hợp
nhất 857.51 69.75 1,300 442.49 51.60%
Ngân hàng

T

đồng
806.37 59.01 1,175 368.63 45.71%
Cty Chứng khoán &
Quản lý Quỹ
T

đồng
30.79 6.79 100 69.21 224.78%
Công ty Kiều hối
T

đồng
20.35 3.95
25
4.65 22.85%
Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á
thuộc, đặc biệt quan tâm hiệu quả sử dụng vốn hàng ngày
3.Khai thác tối đa các sản phẩm dịch vụ hiện có và phát triển thêm các sản phẩm
mới trên cơ sở
ứng

dụng
nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại, kết hợp với sự phối
hợp giữa tất cả các đơn vị trong DAB.
4. Kiểm soát chi phí hoạt động hiệu quả nhất.
5.Lấy chỉ tiêu lợi nhuận làm chỉ tiêu pháp lệnh, dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận từng
đơn vị kinh doanh để xây dựng chính sách cho từng đơn vị.
* Giải pháp quản trị điều

hành :
1.Hoàn thiện công tác quản trị điều hành, nâng cao chất lượng hoạt động của toàn
hệ thống, đặc biệt


các
khối phòng ban Hội sở trên cơ sở có xây dựng nhiệm vụ
trọng tâm cụ thể.
2.Hoàn thiện từng bước công tác đào tạo, tái đào tạo, mạnh dạn lựa chọn, sàng
lọc, bố trí cán bộ nhân viên trẻ vào các vị trí quan trọng để thử thách và phân công
người có kinh nghiệm cụ thể giám sát, hướng dẫn.
3.Tập trung nguồn nhân lực tốt nhất đáp ứng yêu cầu cụ thể cho các đơn vị trọng
điểm.
4.Tăng cường sự hỗ trợ và quản lý tập trung của Hội sở đối với các đơn vị kinh
doanh.
5.Giao nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể cho từng đơn vị: chi nhánh, phòng giao
dịch,công ty trực thuộc trên cơ sở hạ tầng hiện có.
6.Từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo động lực cho mọi đơn vị, mọị
nhân viên nhằm mục tiêu hoàn thành kế hoạch 2011.
* Giải pháp liên quan trực tiếp đến từng cá nhân làm việc tại Ngân hàng
Đông Á:
1. Đạo đức DAB.
2. Xác định trách nhiệm cá nhân
3. Chủ động suy nghĩ phát triển.
4. Lựa chọn biện pháp triển khai.
5. Chất lượng phục vụ DAB
6. Phát huy sức trẻ DAB.
7. Bố trí con người phù hợp
8. Tuyệt đối tuân thủ kỷ luật
9. Nghiêm khắc xử lý vi phạm.

GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Trang 13
Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á

10.
Thù lao tương xứng với hiệu quả
Chương 2:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP
ĐÔNG Á
2.1. Một số NDCB về quy chế cho vay đối với KH tại NHTMCP Đông Á
2.1.1. Đối tượng vay vốn
Là các cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, các
tổ chức khác…, hội đủ điều kiện vay theo quy định của pháp luật và quy định của
ngân hàng Đông Á.
Đối tượng cho vay của NHĐA cụ thể được phân thành 2 loại là: khách hàng cá
nhân (có thể là dân cư, tiểu thương, các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng…), và khách
hàng doanh nghiệp, trong đó Đông Á chủ yếu chú trọng đến đối tượng là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
2.1.2. Điều kiện cho vay
NHĐA xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện:
- Có năng lực pháp lực dân sự đầy đủ.
- Pháp nhân phải được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đầy đủ trong thời hạn cam kết.
- Mục đích sử dụng vốn phải phù hợp với mục tiêu đầu tư và hợp pháp.
- Có dự án đầu tư hoặc phương án SXKD khả thi, tính toán được hiệu quả trực
tiếp.
- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có chứng chỉ hành nghề.
- Chấp nhận, thực hiện đúng các quy định về đảm bảo tiền vay như thế chấp,
cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba, hoặc được tín chấp theo quy định của pháp luật.
- Cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng
tín dụng.

- Chứng từ trong hợp đồng phải được phát hành và lưu hành hợp pháp, phải đầy
đủ, rõ ràng, không cạo sửa, tẩy xóa và phải còn trong thời hạn hiệu lực.
2.1.3. Mục đích cho vay
Ngân hàng cho khách hàng vay để sử dụng vào các mục đích sau:
GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Trang 14
Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á
- Mua vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị bao gồm cả thuế VAT thuộc tổng giá trị lô
hàng, và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện cho dự án hoặc phương án SXKD,
hoạt động kinh doanh, dịch vụ, đời sống, và đầu tư phát triển.
- Thanh toán tiền thuế xuất, nhập khẩu mà khách hàng phải nộp để làm thủ tục
xuất, nhập khẩu cho lô hàng mà giá trị lô hàng đó có NHĐA tham gia cho vay.
- Thanh toán tiền lãi vay cho NHĐA trong thời hạn thi công, chưa bàn giao đưa
TSCĐ vào sử dụng (nếu tài sản này hình thành từ vốn vay trung – dài hạn của ngân
hàng) mà khoản lãi được tính trong giá trị TSCĐ đó.
- Thanh toán các khoản vay KH vay của nước ngoài mà các khoản vay đã được
NHĐA bảo lãnh nếu có đủ điều kiện theo quy định của ngân hàng.
- Sử dụng cho các nhu cầu tài chính khác phục vụ cho quá trình SXKD, dịch vụ
và phục vụ đời sống theo quy định của NHNN.
2.1.4. Thời hạn cho vay
Căn cứ theo nhu cầu của người vay được xác định phù hợp với thời gian thu
hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng, ngân hàng Đông Á quy
định:
- Cho vay trung hạn: từ trên 12 tháng đến 60 tháng nhưng không quá thời hạn
hoạt động còn lại theo Quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp
nhân.
- Cho vay dài hạn: từ trên 5 năm đến 15 năm nhưng không quá thời hạn hoạt
động còn lại theo Quyết định thành lập hoặc Giấy phép thành lập đối với pháp nhân và
không quá 15 năm đối với cho vay các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
2.1.5. Lãi suất cho vay
- Theo quy định về lãi suất cho vay ngắn hạn, trung – dài hạn do Tổng Giám

Đốc Đông Á ban hành từng thời điểm được căn cứ vào quy định về lãi suất cho vay
cùng thời hạn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Tiền lãi được tính trên dư nợ nhân số ngày phát sinh nợ thực tế nhân với lãi
suất ngày.
- Số ngày tính lãi là số ngày phát sinh thực tế kề từ ngày nhận nợ vay, không
tính ngày khách hàng đã thanh lý hồ sơ vay.
- Nếu tiền lãi cho vay tính theo tháng thì 1 tháng có 30 ngày, và nếu tiền lãi cho
vay tính theo năm thì 1 năm có 360 ngày.

GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Trang 15
Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á
2.1.6. Phương thức cho vay
Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận một trong các phương thức cho vay sau:
- Cho vay từng lần
- Cho vay theo hạn mức tín dụng
- Cho vay trả góp
- Cho vay theo hạn mức TD dự phòng
2.1.7. Hạn mức cho vay tối đa
- Ngân hàng Đông Á chỉ cho khách hàng vay vốn với dư nợ tối đa bằng 15%
vốn tự có của ngân hàng tại thời điểm phê duyệt hồ sơ vay.
- Tổng dư nợ vay và bảo lãnh của một khách hàng tối đa bằng 25% vốn tự có
của ngân hàng Đông Á tại thời điểm phê duyệt hồ sơ vay.
2.2. Phân tích tình hình cho vay tại NHTMCP Đông Á
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, ngoài hoạt động huy động vốn nhằm
chủ động được nguồn vốn thì hoạt động sử dụng vốn được xem là hoạt động chủ yếu
mà ngân hàng cần phải quan tâm nhằm đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng. Trong
thời gian qua, để hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả hơn cũng như để có
thể cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác, ngân hàng đã đa dạng hoá các hình
thức cho vay của mình nên đã có những diễn biến tích cực. Điều này được thể hiện
qua bảng sau:

GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Trang 16
Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á
BẢNG 3: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á
ĐVT: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTM cổ phần Đông Á trong 2007 đến 2009)
HÌNH 3: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, chúng ta có thể nhận thấy tình hình kinh
doanh khá hiệu quả và ổn định qua các năm. Một ngân hàng thương mại hoạt động
hiệu quả là một ngân hàng huy động được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của
mình. Trong tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trường có nhiều kênh thu hút vốn
(cổ phiếu, trái phiếu, ) như hiện nay thì việc huy động vốn gặp không ít khó khăn,
nhưng qua bảng số liệu trên cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng Đông Á
vẫn giữ tốc độ tăng dần qua các năm: cuối năm 2008 đạt 27.543 tỷ đồng, tăng
139,23% so với năm 2007, đến năm 2009 mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong
nước gặp nhiều khó khăn song lượng vốn ngân hàng huy động đạt 33.392 tỷ đồng,
GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Trang 17
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Chênh lệch
2008 so với 2007
Chênh lệch 2009
so với 2008
Số tiền
Tốc độ
tăng
(%)
Số tiền
Tốc độ
tăng
(%)
Tổng tài sản 27.376 34.713 42.520 7.337 26,80 7.807 22,49

Số dư huy động vốn
bình quân
11.513 27.543 33.392 16.030 139,23 5.849 21,24
Dư nợ cho vay bình
quân
14.007 23.463 29.464 9.456 67,51 6.001 25,58
Lợi nhuận sau thuế 332 539 588 207 62,35 49 9,10
Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á
tăng 21,24% so với năm 2008 và đang được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong những năm
tiếp theo. Nguồn vốn huy động tăng do tiền gửi thanh toán và tiết kiệm tăng chủ yếu từ
khu vực dân cư và do ngân hàng đã duy trì nhiều hình thức huy động đa dạng, áp dụng
chính sách lãi suất linh hoạt cho từng địa bàn và tăng cường công tác quảng bá hình
ảnh. Điều này đã chứng tỏ sự tin tưởng của khách hàng vào Đông Á ngày càng cao.
Sau khi đã huy động được nguồn vốn cần thiết, đòi hỏi các ngân hàng thương
mại phải tìm được khách hàng để cấp tín dụng nhằm giải phóng nguồn vốn và tìm
kiếm lợi nhuận. Trong năm2008 đạt 23.463 tỷ đồng, tăng 67,51% so với năm 2007 và
đến năm 2009 đạt 29.464 tỷ đồng, tăng 25,58% so với năm 2008 và được kỳ vọng tăng
nhanh trong giai đoạn còn lại. Trong đó, cho vay đối với các tổ chức kinh tế tăng lên
cụ thể đạt 9.671 tỷ 2009 tăng 24,34% so với 2008, nguyên nhân là do khoản cho vay
đối với các tổ chức kinh tế tăng lên 1 phấn do thời gian này các doanh nghiệp đang
đẩy mạnh hoạt động đi vay để đầu tư phát triển sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế.
Đây là thành quả của sự năng động tìm kiếm khách hàng, chuyên nghiệp trong phong
cách phục vụ và liên tục đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng.
Tổng tài sản của ngân hàng tăng lên qua các năm, cụ thể năm 2008 đạt 34.713
tỷ tăng 26,80 % so với 2007 và đến cuối 2009 đạt 42.520 tỷ tăng 22,49% so với năm
2008. Quy mô tổng tài sản hiện nay tăng lên sẽ mang lại lợi thế về vốn hoạt động của
Ngân hàng Đông Á so với các ngân hàng thương mại khác.
2.2.1. Dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về. Đây
cũng là một chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô của hoạt động tín dụng trong từng

thời kỳ. Hầu hết các ngân hàng có dư nợ cao thường là những ngân hàng có quy mô
hoạt động, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Sau đây là tình hình hoạt động tín dụng của
ngân hàng qua 3 năm:

2.2.1.1.Tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay của ngân hàng Đông Á
GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Trang 18
Hình. Tình hình cho vay 2009
66%
27%
7%
N? ng?n h?n
N? trung h?n
N? dài h?n
Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á
BẢNG 4: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG ĐÔNG Á TỪ NĂM 2007 - 2009
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Chênh lệch 2008
so với 2007
Chênh lệch 2009
so với 2008
Số tiền Tốc độ
tăng
(%)
Số tiền Tốc độ
tăng (%)
Nợ ngắn hạn 13.566 16.148 22.866 2.582 19.03 6.718 41,60
Nợ trung hạn 3.578 7.975 9.162 4.397 122,89 1.187 14,88
Nợ dài hạn 714 1.448 2.328 734 102,80 880 60,77

Tổng cộng 17.858 25.571 34.356 7.713 43,19 8.785 34,36
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTM cổ phần Đông Á trong 2007 đến 2009)
Qua kết quả phân tích trên cho ta thấy dư nợ cho vay của Ngân hàng Đông Á
tăng đều qua các năm, cụ thể là vào năm 2007 dư nợ cho vay của Ngân hàng là 17.858
tỷ đồng đến năm 2008 đã tăng lên 25.571 tỷ đồng về mặt giá trị đã tăng lên 7.713 tỷ
đồng tức43,19% so với năm 2007. Qua đến năm 2009 con số này là 34.356 tỷ đồng
tăng về giá trị 8.785 tức là tăng 34,36%so với năm 2008.
HÌNH 4: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CHO VAY TỪ 2007-2009
Nhìn chung thì các khoản nợ ngắn hạn luôn chiếm trên
60%, nhưng từ 2007 tỷ trọng này là gần 76% thì đến năm 2008 tỷ trọng này đã giảm
GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Trang 19
Hình. Tình hình cho vay 2008
63%
31%
6%
0%
Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á
xuống đáng kể 63% nguyên nhân là do trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 tỷ lệ lạm
phát cao kéo theo lãi suất cho vay cao vì thế nên các khoản vay ngắn hạn ít đem lại lợi
ích cho đi vay, mặt khác các doanh nghiệp trong giai đoạn này cần có 1 nguồn vốn cố
định trong dài hạn nhằm đầu tư và khắc phục hậu quả qua đợt khủng hoảng vì vậy tỷ
trọng các khoảngvay trong trung và dài hạn tăng lên đặc biệt là trung hạn (tăng từ 20%
lên 31%). Trên cơ sở đó, đến năm 2009 khi nền kinh tế đã ổn định hơn, thì các khoản
vay trong ngắn hạn đã tăng lên về mặt tỷ trọng tuy vẫn chưa đáng kể nhưng đó cũng là
một dấu hiệu đáng mừng vì các khoản vay trong ngắn hạn thường có thu nhập lãi cao
hơn trong cùng thời gian đối với các khoản vay trung và dài hạn mà rủi ro lại thấp hơn.
Điều này chứng tỏ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung và dài hạn
vì những món vay có thời hạn càng dài thì càng có nhiều rủi ro. Ngân hàng luôn có xu
hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn để mau thu hồi, quay vòng vốn
nhanh đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biến động và

cạnh tranh như hiện nay.
2.2.1.2.Tình hình dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
Nhận thức được sự phát triển kinh tế xã hội sẽ gắn liền nhu cầu về vốn, do đó
Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á đã và đang cố gắng mở rộng nguồn vốn để
đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế. Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về vốn càng cao,
ngân hàng phải đáp ứng nhanh và hiệu quả vốn cho nền kinh tế. Vì vậy từ việc chỉ cho
vay đối với một số đối tượng cụ thể, ngân hàng đã mở rộng cho vay đối với nhiều
thành phần kinh tế và nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau, đáp ứng một cách đầy đủ
nhu cầu vốn của nền kinh tế. Phân tích tình hình cho vay theo các thành phần kinh tế
của Ngân hàng Đông Á cho thấy những tác động của việc mở rộng cho vay đến các
thành phần kinh tế, các ngành nghề kinh tế khác nhau cũng như những rủi ro mà chúng
sẽ mang lại cho hoạt động của ngân hàng.
BẢNG 5: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA
NGÂN HÀNG ĐÔNG Á TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2007-2009
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch Chênh lệch
GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Trang 20
Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á
2008 so với
2007
2009 so với
2008
Số
tiền
Tốc độ
tăng
(%)
Số
tiền
Tốc độ

tăng
(%)
Doanh nghiệp Nhà
nước
682 731 848 49 7,18 117 16
Công ty TNHH Nhà
nước
138 156 139 18 13,04 -17 -10,90
Công ty TNHH tư
nhân
4.731 7.642 10.355 2.911 61,53 2.713 35,50
Công ty cổ phần 4080 8409 11.759 4329 106,10 3350 39,84
Doanh nghiệp tư
nhân
668 724 1.415 56 8,38 691 95,44
Doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài
22 24 56 2 9,10 32 133,33
Kinh tế tập thể 82 107 113 25 30,49 6 5,61
Cho vay cá nhân 7.455 7.778 9.671 323 4,33 1.893 24,34
Tổng cộng
17.85
8
25.571 34.356 7.713 43,19 8.785 34,36
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTM cổ phần Đông Á trong 2007 đến 2009)
Qua bảng trên ta thấy tổng dư nợ cho vay năm 2007 của khách hàng cá nhân là
7.455 tỷ đồng và tập thể là 10.403 tỷ đồng nhưng qua các năm thì 2008 và 2009 hai
chỉ số này đã chênh lệch nhau khá nhiều, cụ thể là năm 2008 cho vay khách hàng cá
nhân là 7.778 tỷ đồng tăng 323 tỷ đồng (tăng 4,33%) so với năm 2007 và cho
vaykhách hàng tập thể là 17.793 tỷ đồng tăng 7.390 tỷ đồng (tăng 71,04%) so với

năm2007. Trong năm 2007, DongA Bank đã đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng nhằm
đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách hàng khác nhau.
- Đối với khách hàng cá nhân: DongA Bank đã đáp ứng các nhu cầu của khách
hàngvới các sản phẩm: cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và cho vay tiền ứng
trước trong việc bán chứng khoán thông qua việc DongA Bank liên kết với các công ty
chứng khoán, cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay mua hàng trả góp tại siêu thị
điện máy Nguyễn Kim, cho vay mua xe máy tại công ty PNJ, mua xe máy tại công ty
Phát Tiến, công ty Tín Phong, cho vay tiêu dùng đối với khách hàng là cán bộ công
nhân viên, …
- Đối với khách hàng doanh nghiệp: DongA Bank đặc biệt chú trọng khách
hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. DongA Bank đã và đang tiếp tục hợp tác với các Tổ
GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Trang 21
Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á
chức tài chính nổi tiếng quốc tế để tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt
Nam. Đến năm 2009, cho vay đối với khách hàng cá nhân 9.671 tỷ đồng tăng 1.893 tỷ
đồng (tăng 24,34%) và đối với khách hàng tập thể năm 2009 là 24.685 tỷ đồng tăng
6.892 tỷ đồng (tăng 38,73%) so với năm 2008. Ta có thể suy luận rằng do quy mô nền
kinh tế nước ta đang lớn dần việc sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ không mang lại hiệu
quảvì nó thiếu chặt chẽ không có phương hướng rõ ràng, bên cạnh đó trong quá trình
hội nhập các doanh nghiệp có cơ hội phát triển nhiều hơn, các cá nhân nhỏ lẻ dần tập
trung thành những doanh nghiệp với phương hướng phát triển cụ thể, bằng việc tạo ra
các lợi thế cạnh tranh thì các doanh nghiệp cần có nhiều vốn để đầu tư mua sắm trang
thiết bịhiện đại vì thế các khoản vay của nhóm đối tượng này tăng lên tỷ trọng lẫn giá
trị.
Đi vào cụ thể các thành phần cho vay tập thể ta thấy rằng do chính sách của
Nhà nước đang tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nên các khoản vay
của các công ty nhà nước nói chung giảm hoặc tăng ít. Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài có các khoản tăng đều qua từng năm cho ta thấy rằng Việt Nam đang thu
hút các nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài. Ngoài ra chiếm tỷ trọng cao nhất trong các
khoản vay các công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân, đây cũng là một trong các thành

phần kinh tếlớn chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế nước ta hiện nay.

2.2.1.3.Tình hình dư nợ theo nhóm nợ của ngân hàng
BẢNG 6: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO NHÓM NỢ CỦA
NGÂN HÀNG ĐÔNG Á TỪ 2007 - 2009
ĐVT: tỷ đồng
GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Trang 22
Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Nợ đủ tiêu chuẩn 17.744 99,36 24.523 95,90 33.663 97,98
Nợ cần chú ý 34 0,19 397 1,55 235 0,68
Nợ dưới tiêu chuẩn 5 0,03 354 1,38 60 0,17
Nợ nghi ngờ 14 0,08 111 0,43 126 0,37
Nợ có khả năng
mất vốn
61 0,34 186 0,73 272 0,79
Tồng cộng 17.858 100 25.571 100 34.356 100
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTM cổ phần Đông Á trong 2007 đến 2009)
Nhìn vào bảng ta thấy rằng trong năm 2007 nợ đủ tiêu chuẩn là 17.744 tỷ đồng
đến năm 2008 con số này là 24.523 tỷ đồng tuy đã tăng 38,2% nhưng so với số tăng

của tổng dư nợ là 43,19% thì về mặt tỷ trọng nó lại giảm xuống, sang năm 2009 tình
hình đã tốt hơn với số dư nợ là 33.663 tỷ đồng thì đã tăng 27,15% cao hơn so với tốc
độ tăng của tổng dư nợ. Mặt khác trong năm 2008 tình hình các nhóm nợ từ nhóm 2
đến nhóm 5 đã tăng lên rất nhiều điều này cho ta thấy được sức ảnh hưởng mạnh mẽ
của cuộc khủng hoảng lên hệ thống các Ngân hàng như thế nào, mà ở đây cụ thể là
Ngân hàng Đông Á, cá biệt đối với nhóm nợ nhóm 3 đã tăng 6980% từ 5 tỷ đồng
ở năm 2007 đến năm 2008 là 354 tỷ đồng. Các nhóm nợ khác cũng tăng đáng kể tất cả
đều tăng trên 200%. Nhờ có các biện pháp khắc phục hữu hiệu đến năm 2009 nợ nhóm
2 và nhóm 3 đã giảm đi rõ rệt đặc biệt nhất vẫn là nhóm nợ nhóm 3 đã giảm xuống còn
60 tỷ tức là giảm 490%, nhưng do hậu quả của năm 2008 mà các nhóm nợ 4, 5 đã tăng
lên tuy không đáng kể so với năm 2008 nhưng Ngân hàng Đông Á cần có nhiều biện
pháp khắc phục tình trạng tăng của nhóm nợ xấu đang diễn ra tại ngân hàng.
2.2.1.4. Tình hình dư nợ theo cơ cấu ngành kinh tế
Ngoài việc phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế, Ngân hàng thương mại
cổ phần Đông Á còn phân loại theo ngành nghề kinh tế. Đây cũng là cơ sở để làm
căncứ cho vay đối với ngân hàng bởi vì dựa vào việc phân tích này ngân hàng có thể
xác định được ngành nào đang phát triển, thông qua đó sẽ có thái độ đúng đắn trong
việc cho vay. Ngày nay, nền kinh tế đất nước đã hội nhập nên tốc độ phát triển cao, các
ngành nghề kinh tế cũng theo đó mà phát triển, cho nên mỗi ngành nghề đều có thế
GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Trang 23
Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á
mạnh riêng của mình. Phân tích tín dụng theo ngành nghề kinh tế sẽ cho ta hiểu thêm
về hoạt động tín dụng tại ngân hàng cũng như những rủi ro mà nó mang lại.
BẢNG 7: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
CỦA NGÂN HÀNG TRONG 3 NĂM 2007 - 2009
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Nông-lâm nghiệp và thủy sản 793 1.328 1.430
Thương mại-dịch vụ 5.694 6.712 9.170
Công nghiệp và xây dựng 11.177 17.305 23.542

Ngành khác 194 226 214
Tổng cộng 17.858 25.571 34.356
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTM cổ phần Đông Á trong 2007 đến 2009)
Năm 2008 - 2009 do có nhiều biến động trên thị trường xuất khẩu lương thực
thực phẩm ví dụ như việc cá tra bị đưa vào sách đỏ, và một số đạo luật về chống bán
phá giá làm cho các khoản vay cho Nông-Lâm -Ngư nghiệp tuy có tăng nhưng không
đáng kể chỉ 7,68% so với sức tăng của năm 2008 là 67,47%. Do nước ta đang trong
thời kì phát triển nên nhu cầu về ăn uống, đi lại, liên lạc ngày càng tăng vì thế khối
lượng vay của các ngành thương mại dịch vụ cũng tăng dều qua các năm, năm 2007 là
5.694 tỷ đồng đến năm 2008 là 6.712 tăng 1.018 tỷ đồng (tăng 17,88%) đến năm 2009
là 9.170 tỷ đồng tăng 2.458 ( tăng 36,62%) gấp đôi mức tăng lên của năm 2008. Bên
cạnh đó với mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
thì công nghiệp và xây dựng luôn là ngành chiếm tỷ trọng vốn vay lớn nhấttuy tốc độ
tăng năm 2009 (36,04) có thấp hơn so với năm 2008 nhưng khối lượng tăng là tương
đương giữa hai năm 2008 và 2009 (6.128 và 6.237).
2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTMCP
Đông Á
Trên cơ sở đi vay để cho vay, hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính
của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á. Trong phần trên như đã phân tích thì cho
thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng có những diễn biến tốt. Tuy nhiên, để đánh giá
GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Trang 24
Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á
chính xác hiệu quả của hoạt động tín dụng thì chúng ta phải dựa vào các chỉ tiêu tài
chính như: hiệu suất sử dụng vốn, mức độ rủi ro tín dụng,… Trước khi đi vào phần
đánh giá chúng ta quan sát bảng số liệu sau:
2.2.2.1. Nợ xấu /tổng dư nợ
Chỉ tiêu này đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng và phản ánh rõ nét kết quả
hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, nó còn đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng
củangân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín
dụngcủa ngân hàng này cao.Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiên này tăng giảm không đều

qua các năm. Tình hình như sau: năm 2007 chỉ tiêu này là 0,45%, năm 2008 chỉ tiêu
này là 2,50%, tăng lên 2,05 điểm phần trăm (tăng 4,56%) so với năm 2007. Tỷ lệ nợ
xấu trong năm 2008 tương đối cao là do tình hình tài chính, lạm phát, kinh tế của nước
ta gặp khó khăn nên các doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng không thể trả được nợ
đúng hạn. Hoạt động tín dụng của ngân hàng Đông Á trong năm 2008 chịu nhiều tác
động bất lợi của tình hình kinh tế trong và ngoài nước, khủng hoảng kinh tế đã ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các
doanh nghiệp, khiến nhiềudoanh nghiệp gặp khó khăn trong thực hiện các cam kết trả
nợ với ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng lên là một thực tế khó tránh khỏi.
Nhưng đến năm 2009 tình hình đã bắt đầu ổn định lại do chính sách thắt chặt tiền tệ
của Ngân hàng Nhà nước làm giảm lạm phát và chính sách kích cầu của chính phủ
giúp các doanh nghiệp vayvốn nên tỷ lệ nợ xấu trong năm 2009 của ngân hàng chỉ còn
1,33% đã giảm đến 1,17 điểm phần trăm (giảm 46,8%) so với năm 2008.
Nhìn chung chỉ tiêu này thấp dưới 5%, có được điều này là do ngân hàng có
sựnỗ lực trong công việc từ ban giám đốc cho đến các nhân viên. Từ kết quả này có
GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Trang 25
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Tổng vốn huy động( tỷ đồng) 21.455 29.593 36.423
Tổng dư nợ( tỷ đồng) 17.858 25.571 34.356
Nợ xấu( tỷ đồng) 80 651 458
Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập 64 267 345
Tổng thu nhập( tỷ đồng)
853 1.479 1.664
Lãi từ hoạt động tín dụng ( tỷ đồng) 461
747 1.086
Nợ xấu/Tổng dư nợ (%)
0,45 2,50 1,33
Hiệu suất sử dụng vốn lần
0,83 0,86 0,94
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (%)

0,36 1,04 1,004
Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng (%)
80 41,01 75,33
Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng (%)
54,04 50,51 65,2

×