Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH LÊ LỢI TỈNH KON TUM.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.15 KB, 58 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Trang 1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
- Tính cấp thiết của đề tài
- Mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Kết cấu chuyên đề
- Lời cảm ơn
CHƯƠNG 1: NHTM VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY………………………
1.1. NHTM……………………………………………………………...
1.1.1 Khái niệm…………………………………………………………..
1.1.2 Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của NHTM……………………..
1.1.3 Cho vay của NHTM………………………………………………..
1.2 Hoạt động cho vay của NHTM đối với HND……………………...
1.2.1 Hộ nông dân………………………………………………………..
+ Quan niệm HND…………………………………………………..
+ Đặc điểm HND……………………………………………………
+ Vai trò HND trong nền kinh tế……………………………………
+ Sự cần thiết NHTM phải tăng cường cho vay đ/v HND……….....
1.2.2 Hoạt động cho vay của NHTM đối với HND……………………..
+ Đặc điểm…………………………………………………………..
+ Nguyên tắc…………………………………………………….......
+ Phân loại…………………………………………………………..
+ Rủi ro cho vay……………………………………………………..
+ Các chỉ tiêu phản ánh kết quả cho vay……………………………
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NHNo & PTNT
CHI NHÁNH LÊ LỢI TỈNH KON TUM ĐỐI VỚI HND……
2.1 Giới thiệu về NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum.....
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển…………………………………..


2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ ……………………………………………….
GVHD: TS. Hồ Hữu Tiến SV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 2
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý…………………………………………......
2.1.5 Kết quả hoạt động thời gian qua…………………………………….
2.2 Phân tích thực trạng cho vay của NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi Tỉnh
Kon Tum đối với HND…………………………………….......
2.2.1 Chính sách cho vay của NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum
đối với HND………………………………………….......
2.2.2 Quy trình và thủ tục cho vay…………………………………….......
2.2.3 Phân tích tình hình cho vay, thu nợ HND tại NHNo & PTNT chi nhánh
Lê Lợi Tỉnh Kon Tum………………………………………..
+ Tình hình Nguồn vốn và cho vay nói chung…………………......
+ Phân tích tình hình cho vay theo thời hạn………………………..
+ Phân tích tình hình cho vay theo đối tượng đầu tư………………..
+ Phân tích tình hình cho vay theo phương thức cho vay…………..
+ Phân tích tình hình cho vay theo hình thức đảm bảo………….......
2.3 Đánh giá chung………………………………………………….......
2.3.1 Thành công và nguyên nhân…………………………………….......
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân…………………………………………….
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI HND TẠI
CHI NHÁNH……………………………………………………...
3.1 Định hướng của NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum trong
hoạt động cho vay……………………………………………..
3.2 Giải pháp…………………………………………………………….
3.3 Một số kiến nghị…………………………………………………….
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỤC TẬP

NHẬN XÉT CỦA GV HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GV PHẢN BIỆN
GVHD: TS. Hồ Hữu Tiến SV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 3
LỜI MỞ ĐẦU
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn là một vấn đề chiến lược hàng
đầu, được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nhiều nghị quyết của Đảng,
chính sách của Nhà nước đã đề cập vấn đề này. Từ khi thực hiện đường lối đổi
mới, cùng sự phát triển chung của cả nền kinh tế, sản xuất nông nghiệp và phát
triển nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu đáng kể.Trước hết phải kể đến
năng suất và sản lượng của các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi tăng khá
nhanh, từ một nước phải nhập khẩu thú 2 trên thế giới, cơ cấu sản phẩm nông
nghiệp nói riêng và cơ cấu sản xuất sau nông nghiệp và nông thôn nói chung đã
từng bước chuyển dịch hướng tới phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa lớn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vấn đề nông nghiệp,
nông thôn và nông dân còn nhiều khó khăn mà việc khắc phục đòi hỏi phải đầu
tư không ít thời gian, công sức và tiền vốn.
Kon Tum là một miền núi vùng cao biên giới Tây Nguyên được thành lập
lại vào tháng 10 năm 1991, là một vùng địa lý có khí hậu khắc nghiệt, địa hình
núi cao và dốc, sông suối chia cắt nhiều, việc đi lại trắc trở, đất rộng, người
thưa, xuất phát điểm thấp, nền kinh tế phát triển chậm, tỷ lệ đồng bào dân tộc
thiểu số chiếm tỷ trọng cao, trình độ dân trí thấp, cơ sở vật chất còn nghèo nàn
lạc hậu, phong tục tập quán còn mang tính du canh du cư, phát đồi, chặt tỉa vẫn
còn phổ biến, thị trường kém phát triển. Nền kinh tế có phát triển nhưng không
đồng đều và chưa vững chắc, cơ cấu kinh tế chuyển biến chậm. Những vấn đề
nêu ra ở trên đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của NHNo &
PTNT Chi Nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum nói chung cũng như hoạt động tín dụng
nói riêng. Nhưng Đảng Bộ và nhân dân Tỉnh Kon Tum đã và đang khắc phục
mọi khó khăn, tìm những bước đi thích hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh nhà.
Với đối tượng phục vụ chủ yếu là nông dân và các doanh nghiệp hoạt

động có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,NHNo & PTNT NHNo
& PTNT nói chung, NHNo & PTNT Chi Nhánh Lê Lợi NHNo & PTNT nói
riêng trong những năm qua đã không ngừng vươn lên để phục vụ đắc lực, có
hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Kon Tum là một tỉnh miền núi có xuất phát điểm nền kinh tế quá thấp so với
GVHD: TS. Hồ Hữu Tiến SV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 4
bình quân chung của cả nước. Thực trạng kinh tế chuyển dần từ nông nghiệp
sang công nghiệp dịch vụ, mà trong nhiều năm tiếp theo sản xuất nông – lâm
ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, “Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi
thương bất hoạt, phi trí bất hưng” là bài học ông cha ta để lại, là kinh nghiệm
hoạch định chiến lược kinh tế lâu dài. Với Kon Tum, tuy là một tỉnh miền núi
nhưng bài học “Phi nông bất ổn” vẫn còn nguyên vẹn giá trị. Phát triển nông
nghiệp và nông thôn bền vững là chiến lược quan trọng, góp phần thúc đẩy sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên nói riêng, cả nước nói chung.
Trong đó, NHNo & PTNT đóng vai trò rất lớn, là kênh chuyển tải vốn chủ yếu
tới nông dân. Vì vậy, tôi xin chọn “phân tích tình hình cho vay đối với HND
tại NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum”
Do giới hạn về khả năng và thời gian, em chỉ nghiên cứu tình hình hoạt
động cho vay của NHNo & PTNT Chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum đối với
HND qua ba năm 2009 – 2010, khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận còn
được trình bày thành 3 chương như sau:
Chương 1: NHTM VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY
Chương 2: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI HND TẠI
NHNo & PTNT CHI NHÁNH LÊ LỢI TỈNH KON TUM.
Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI HND TẠI
NHNo & PTNT CHI NHÁNH LÊ LỢI TỈNH KON TUM.
Được sự chấp nhận và tạo điều kiện thuận lợi của trường Đại học Đà
Nẵng phân hiệu tại Kon Tum, Ban lãnh đạo NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi
tỉnh Kon Tum, em đã có thời gian thực tập tại NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi

tỉnh Kon Tum. Đây là thời gian giúp em củng cố nâng cao kiến thức đã được
trang bị trong thời gian học tập, rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp, đề xuất
và giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức lý luận để giải quyết các vấn đề thực tế.
Tuy đã có rất nhiều cố gắng, những chắc chắn trong đề tài này còn nhiều
thiếu sót. Rất mong được sự góp ý chỉnh sửa của lãnh đạo cơ quan và của các
thầy giáo, cô giáo để đề tài của em có thể được hoàn chỉnh hơn.
Em xin trân trọng biết ơn sự đào tạo giúp đỡ của nhà trường, của giáo
viên hướng dẫn TS. Hồ Hữu Tiến và Ban lãnh đạo NHNo & PTNT chi nhánh Lê
Lợi tỉnh Kon Tum đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
GVHD: TS. Hồ Hữu Tiến SV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 5
CHƯƠNG I
NHTM VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY
1.1. Ngân hàng thương mại.
1.1.1. Khái niệm.
Ngân hàng là một trong các tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất của nền
kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào phát triển của nền kinh tế nói
chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó Ngân hàng Thương mại thường chiếm tỷ
trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng.
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm
mục tiêu lợi nhuận.
Nghề ngân hàng bắt đầu với nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiền của các thợ vàng.
Việc lưu hành các đồng tiền riêng của mỗi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ kết hợp với
thương mại và giao lưu quốc tế tạo ra yêu cầu đúc và đổi tiền tại các cửa khẩu và trung
tâm thương mại. Người làm nghề đúc, đổi tiền, thực hiện kinh doanh tiền tệ bằng cách
đổi ngoại tệ lấy bản tệ và ngược lại. Lợi nhuận thu được là từ chênh lệch giá mua bán.
Nghề ngân hàng cũng được bắt đầu từ người cho vay nặng lãi. Một số người cho
vay nặng lãi đã thực hiện cả nghiệp vụ đổi tiền, giữ hộ và thanh toán hộ.
1.1.2. Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của NHTM.

Luật các tổ chức tín dụng của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi:
“Nghiệp vụ ngân hàng là nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội
dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng
các dịch vụ thanh toán”.
1.1.2.1 . Huy động vốn.
Ngân hàng tập trung huy động những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền
kinh tế thông qua việc nhận tiền gửi của khách hàng. Vốn huy động dưới hình thức tiền
gửi (thanh toán và tiết kiệm).
- Tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn.
Đây là loại tiền gửi của các cá nhân, tổ chức trong quá trình luân chuyển vật tư,
hàng hóa; Từ quá trình chênh lệch về thời gian và quy mô của quá trình thu chi.
Tiền gửi thanh toán là một nguồn rẻ, chi phí thấp, tạo ra một số khoản thu khác
như thu phí thanh toán, đổi tiền, chuyển tiền cho ngân hàng. Tuy nhiên, đây lại là nguồn
GVHD: TS. Hồ Hữu Tiến SV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 6
tạo nên nhu cầu thanh khoản cao, kém ổn định vì ngân hàng phải chi trả thường xuyên
và bất kỳ lúc nào theo yêu cầu của khách hàng.
-Tiền gửi có kỳ hạn.
Đây là loại tiền gửi mà khách hàng được rút ra sau một thời hạn nhất định (3
tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm, 3 năm, 5 năm,…).
Mục đích của người gửi tiền là lấy lãi và ngân hàng có thể chủ động sử dụng
nguồn vốn này để cho vay, vì vậy ngân hàng phải trả lãi cho loại tiền gửi có kỳ hạn và
lãi suất cao hay thấp thường phụ thuộc vào thời hạn gửi tiền và các yếu tố khác trên thị
trường.
Theo nguyên tắc khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn đã thảo thuận,
nhưng trên thực tế nhiều khách hàng có nhu cầu rút vốn ra trước hạn vì nhiều lí do, còn
ngân hàng để thu hút được nhiều khách hàng, tăng lượng tiền gửi, đã cho phép khách
hàng rút tiền ra trước hạn. Trong những trường hợp này, khách hàng chỉ được hưởng lãi
suất thấp hơn lãi suất đã quy định.
Tiền gửi có kỳ hạn là một nguồn vốn có tính chất ổn định, vì vậy ngân hàng

thường trả lãi cao cho hình thức này và chú trọng các biện pháp nhằm gia tăng loại tiền
gửi này. Theo nguyên tắc, thời hạn khách hàng gửi tiền càng dài thì lãi suất được hưởng
càng cao.
Để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, ngân hàng phát
hành các kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng và các giấy tờ có giá khác.
-Tiền gửi tiết kiệm.
Đây là tiền để dành của dân cư được gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng
lãi.
Tiền gửi tiết kiệm có các loại: tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết
kiệm khác.
1.1.2.2. Cho vay.
Ngân hàng Thương mại cho vay đối với nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn của
các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các cá nhân hộ gia đình.
Hoạt động cho vay được xem là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng
Thương mại. Nó thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản mục thuộc tài sản có,
tạo ra thu nhập cho ngân hàng.
Cho vay là nghiệp vụ sử dụng vốn, theo đó NHTM thỏa thuận với khách hàng sử
dụng một số tiền nhất định với cam kết phải hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian
nhất định.
1.1.2.3. Các nghiệp vụ khác.
- Mua bán ngoại tệ :
GVHD: TS. Hồ Hữu Tiến SV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 7
Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi (mua –
bán) ngoại tệ - một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác
và hưởng phí dịch vụ.
-Bảo quản vật có giá
- Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán
- Quản lý ngân quỹ
- Tài trợ các hoạt động của chính phủ

- Bảo lãnh : Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hóa
và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác,…
- Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn
- Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán
- Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm
- Cung cấp các dịch vụ đại lý.
- vv…
1.1.3 Cho vay của NHTM.
*Căn cứ vào thời hạn cho vay có các loại: cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và
cho vay dài hạn.
- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống. Đây là
loại cho vay bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu
chi tiêu cá nhân.
- Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm. Cho
vay trung han chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm máy móc tài sản cố định, cải
tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Đây là loại cho vay để
đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây nhà ở, mua sắm thiết bị, phương tiện vận tải,…Có
quy mô lớn hoặc để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp mới.
*Căn cứ vào mục đích vay vốn có các loại:
- Cho vay sản xuất lưu thông hàng hóa: loại cho vay này được cấp cho các chủ
thể kinh doanh nhằm hỗ trợ vốn để mở rộng hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Cho vay tiêu dùng: là loại hình cho vay đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của các
cá nhân.
*Căn cứ vào bảo đảm tiền vay có các loại:
- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: là loại cho vay được thực hiện khi người đi
vay có một khối lượng hàng hóa, tài sản tương đương, được dùng trực tiếp để đảm bảo
cho món nợ vay.
GVHD: TS. Hồ Hữu Tiến SV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 8

- Cho vay không có bảo đảm về tài sản: là khoản cho vay được cấp không có giá
trị vật tư, hàng hóa hoặc tài sản làm đảm bảo trực tiếp mà chỉ dựa trên uy tín, sự tín
nhiệm của cá nhận, tổ chức tín dụng đối với bên nhận tín dụng.
*Căn cứ vào tính chất của khoản vay có các loại:
- Cho vay từng lần: là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn khách hàng và
ngân hàng đều phải làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng là loại cho vay có mức dư nợ vay tối đa được
duy trì trong một khoản thời gian nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận
trong hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: là việc ngân hàng cam kết đảm bảo
sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định, trong một
thời gian nhất định.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: là phương thức cho vay mà ngân hàng thỏa
thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số dư có trên tài khoản vãng
lai, tới một hạn mức nhất định trong một thời hạn quy định.
- Cho vay theo dự án đầu tư:
- Cho vay đồng tài trợ (cho vay hợp vốn): là phương thức cho vay trong đó có hai
hay nhiều tổ chức tín dụng tham gia cho vay đối với một dự án đầu tư hoặc phương án
sản xuất kinh doanh của một khách hàng vay vốn.
1.2 Hoạt động cho vay của NHTM đối với HND.
1.2.1 HND.
* Quan niệm HND. Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản
xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng.
* Đặc điểm HND.
Tại Việt Nam hiện nay, gần 80% dân số là sinh sống ở nông thôn và đại bộ phận
còn sản xuất mang tính tự cấp, tự túc. Trong điều kiện đó, hộ là đơn vị kinh tế cơ sở mà
ở đó diễn ra quá trình phân công tổ chức lao động, chi phí cho sản xuất, tiêu thụ, thu
nhập, phân phối và tiêu dùng.
Với tư cách là đơn vị kinh tế, hộ được phân tích nhiều góc độ khác nhau như:
- Là chủ sở hữu và sử dụng các nguồn lực kinh tế như đất đai, lao động, vốn.

- Là đơn vị tham gia vào các dạng hoạt động kinh tế
- Trình độ phát triển hộ : Tự cấp tự túc các hàng hóa.
- Hiệu quả hoạt động kinh tế hộ.
Ở Việt Nam, hộ nông dân có những đặc điểm cơ bản sau:
GVHD: TS. Hồ Hữu Tiến SV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 9
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự
cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân
và thị trường.
- Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) còn
tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau.
- Khả năng của hộ nông dân chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu sản xuất giản đơn nhờ
sự kiểm soát tư liệu sản xuất, nhất là ruộng đất và lao động.
- Sản xuất chịu nhiều rủi ro,nhất là rủi ro khách quan (thiên tai, dịch bệnh,…),
trong khi đó khả năng khắc phục lại hạn chế.
- Hộ nghèo và hộ trung bình chiếm tỷ trọng cao, khó khăn lớn nhất của hộ nông
dân là thiếu vốn.
Từ những nội dung nêu trên cho thấy kinh tế hộ rất phong phú, đa dạng; Đối
tượng cho vay mang tính tổng hợp gồm nhiều lĩnh vực; Mức độ và hiệu quả sử dụng
vốn của từng loại hộ cũng rất khác nhau.
Kinh tế hộ nông dân là đơn vị kinh tế có sự kết hợp hài hòa giữa sản xuất, quy
mô sản xuất, điều kiện sản xuất với lực lượng lao động cụ thể của gia đình. Vì lực lượng
lao động luôn biến động theo thời gian, khoa học kỹ thuật nông nghiệp luôn luôn phát
triển; yêu cầu thị trường thay đổi, lợi ích của từng gia đình cũng thay đổi.Do đó, quy mô
và phương hướng sản xuất của các kinh tế hộ nông dân thường luôn luôn vận động và
biến đổi. Vì vậy, kinh tế hộ nông dân, nhìn chung và theo xác suất thì khá ổn định
nhưng nhìn riêng từng đơn vị kinh tế hộ cụ thể thì khá sôi động.
Quy mô của từng đơn vị kinh tế hộ nông dân được xét theo 3 yếu tố cơ bản :
- Quy mô diện tích đất đai sử dụng
- Quy mô sử dụng vốn và lao động

- Quy mô giá trị nông sản hàng hóa được sản xuất ra
Hiệu quả của đơn vị kinh tế hộ nông dân được xét theo các mặt: hiệu quả kinh tế,
hiệu quả xã hội, hài hòa môi trường sinh thái và xã hội trên địa bàn. So với những năm
90, ngày nay cơ cấu sản xuất và thu nhập của kinh tế hộ nông dân có những chuyển dịch
quan trọng. Tỷ trọng thu nhập về chăn nuôi không ngừng tăng lên, nhiều hộ đã tổ chức
thành trang trại chăn nuôi hàng hóa với hàng trăm con lợn, có hộ nuôi hàng chục con bò
sữa, có hộ nuôi hàng ngàn con gà,…Nghề nuôi ong, nuôi trồng cây, con làm thuốc như
hươu, gấu, nghề trồng cây ăn quả, trồng rau, hoa, cây cảnh phục vụ nhu cầu đời sống
cũng được hộ nông dân đi vào nghiên cứu phát triển.
Kinh tế hộ nông dân đã đi đầu trong phát triển chế biến nhỏ ở nông thôn như xay
xát, làm bánh đa, bánh phở, làm đường thủ công,… phục vụ nhu cầu đa dạng của xã hội.
GVHD: TS. Hồ Hữu Tiến SV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 10
Qua sơ kết, tổng kết phong trào hộ nông dân các cấp thấy rằng: những hộ sản
xuất hàng hóa lớn có hiệu quả ổn định đòi hỏi phải có một lượng vốn nhất định đầu tư
từng bước vào sản xuất. Nhìn chung, các đơn vị kinh tế hộ nông dân sản xuất nhiều giá
trị hàng hóa rất cần có sự hộ trợ của ngân hàng về cho vay vốn để phát triển đi lên mạnh
mẽ.
* Vai trò của HND trong nền kinh tế.
Nước ta là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống ở địa bàn nông
nghiệp, nông thôn với khoản 70% lao động xã hội sản xuất nông nghiệp. Tổng giá trị
sản lượng nông nghiệp chiếm 30% tổng thu nhập kinh tế quốc dân (GDP). Sự phát triển
của nông nghiệp và kinh tế nông thôn có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về chính trị, kinh
tế, văn hóa xã hội của quốc gia. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm sâu sắc tới
vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, coi đây là vấn đề trọng tâm, là khâu then
chốt nhất cần tập trung sức chỉ đạo và đầu tư tạo cho được bước chuyển biến mới trong
nông nghiệp và phát triển nông thôn, vừa đáp ứng những đòi hỏi bức xúc của bản thân
khu vực này, vừa tạo tiền đề cho các ngàng kinh tế khác phát triển.
Sau hơn 10 năm đổi mới gắn liền với thực thi một loại chủ trương, chính sách cơ
chế quản lý mới đúng đắn trong nông nghiệp của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là từ khi

có nghị quyết 10 của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, bộ mặt nông
nghiệp và nông thôn Việt Nam đã và đang có những thay đổi đáng mừng. Sản lượng
lương thực quy ra thóc không ngừng tăng, lương thực không những đủ ăn mà nước ta đã
vươn lên đứng thứ 2, thứ 3 các nước xuất khẩu gạo trên thế giới, sản xuất nông nghiệp
liên tục tăng trưởng trong nhiều năm.
Với nghị quyết 10, hộ nông dân đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, là thành phần
kinh tế cơ bản ở nông thôn, có quyền bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trước
pháp luật. Việc giao ruộng đất cho các hộ sử dụng ổn định lâu dài với 5 quyền năng :
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và thừa kế. Kết hợp với chính sách hỗ
trợ nông dân phát triển kinh tế như mở rộng hoạt động tín dụng trong nông thôn, tăng
cường khuyến nông, lâm, ngư,… đã khuyến khích nông thôn phát triển khả năng sẵn có
về đất đai, sức lao động, tiền vốn,… đẩy mạnh sản xuất, tạo ra những thành quả hết sức
to lớn và đã góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.
* Sự cần thiết NHTM phải tăng cường cho vay đối với HND.
- Nhu cầu về vốn của HND.
Vốn là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia có trình độ phát triển khác nhau, có
chế độ chính trị - xã hội khác nhau, cũng như đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh
khác. Để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, vấn đề đặt ra đầu tiên là phải có sự nhận
thức đầy đủ về vốn.
GVHD: TS. Hồ Hữu Tiến SV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 11
Theo mục đích sử dụng, không chỉ có vốn sản xuất trực tiếp phục vụ cho việc
sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ hàng hóa, mà còn bao gồm khối lượng đáng kể và
phong phú các hệ thống kết cấu hạ tầng, các công trình công cộng khác nhau, phục vụ
cho nhu cầu kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo hình thức tồn tại cụ thể của vốn, không chỉ có các loại vốn tồn tại dưới
dạng vật thể (máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, công trình kiến trúc,…) mà còn bao
gồm cả các loại vốn phi vật thể; đó là kết quả của các hoạt động đầu tư cần thiết cho
hoạt động của nền kinh tế nhưng sản phẩm của nó không tồn tại dưới dạng vật thể, mà
tồn tại dưới dạng các phát minh, sang chế, các giải pháp hữu ích hay đơn thuần chỉ là

những khoản đầu tư để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Ngoài ra, vốn còn tồn tại dưới dạng các tài sản chính (tiền, các loại cổ phiếu, trái
phiếu, các loại công nợ khác…). Tiền là các tài sản chính cần thiết đảm bảo cho các
hoạt động kinh tế diễn ra một cách bình thường, liên tục. Còn các loại cổ phiếu, trái
phiếu, các loại công nợ khác là phương thức để chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư.
Vốn luôn luôn là vấn đề nổi cộm của những nước muốn thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Với điểm xuất phát thấp như nước ta thì nhu cầu vốn, đặc biệt là vốn
cho nông nghiệp và phát triển nông thôn là rất lớn so với tổng mức vốn đầu tư toàn xã
hội.
Vốn là yêu cầu và điều kiện đặc biệt quan trọng để phát triển nông nghiệp, nông
thôn nước ta. Nhu cầu vốn của nông dân để phát triển sản xuất là rất lớn. Trên thực tế,
các hộ có nhu cầu bức xúc về vốn bao gồm:
- Các hộ đói và nghèo đang phải vay nặng lãi.
- Các hộ làm kinh tế vườn đồi trồng cây ăn quả, cây nông nghiệp chủ yếu là các
hộ cải tạo vườn trang trại miền Tây Nam Bộ, miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, miền
núi thấp các tỉnh phía Bắc và trung du, các tỉnh duyên hải miền Trung, đồng bằng Bắc
Bộ và các hộ khai khẩn đất trồng mới.
- Các hộ làm kinh tế trang trại với diện tích lớn, sản xuất – kinh doanh tổng hợp,
vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn.
- Các hộ trồng trọt đã có vườn đồi cây công nghiệp, cây ăn quả cần vốn thâm
canh, một phần cơ giới hóa nhất là khâu tưới tiêu. Tình hình nắng, nóng, hạn hán như
thời gian vừa qua làm cho nhu cầu tăng nhanh như vùng cà phê Đăklăk, Gia lai, Kon
Tum.
- Thực trạng về nhu cầu vốn của HND.
Hộ nông dân phần lớn đang thiếu vốn, nhu cầu vay vốn nhiều. Tuy nhiên, nguồn
vốn đầu tư trong nông nghiệp luôn eo hẹp lại là một thực tế khách quan. Điều này bắt
nguồn từ tích lũy nội bộ nông nghiệp nước ta còn thấp. Thu nhập của nông dân thấp,
GVHD: TS. Hồ Hữu Tiến SV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 12
gắn kiền với trạng thái bão hòa nhu cầu nông sản phẩm nội địa và ứ tắc hàng xuất khẩu

có nguồn gốc từ nông nghiệp đưa đến sức mua của khu vực nông nghiệp, nông thôn
tăng chậm, hạn chế một bộ phận “cầu” rất lớn của nền kinh tế, bất lợi cho khuyến khích
đầu tư vào khu vực này. Hơn nữa đầu tư cho nông nghiệp đòi hỏi vốn khá lớn với mức
dộ rủi ro cao (thất thoát vốn do các nguyên nhân bất khả kháng), tỷ lệ sinh lời thấp, vốn
quay vòng chậm. Những nơi hấp dẫn nhất trong đầu tư nông nghiệp là nơi có chân
ruộng tốt, vùng đất màu mỡ, thuận lợi về giao thông, cung cấp dịch vụ... lại thường có
hạn hán. Trái lại những nơi không thuận lợi thì nhiều, để đầu tư đòi hỏi lượng vốn lớn,
khó đáp ứng ngay.
Để đáp ứng nhu cầu vốn của hộ nông dân, thực tế, hệ thống cung ứng vốn tín
dụng trong nông nghiệp, nông thôn đang hình thành ngày một đa dạng với sự tham gia
của nhiều tổ chức tín dụng với các nguồn vốn khác nhau như :
- Hệ thống tín dụng thuộc sở hữu Nhà nước : tham gia hệ thống này có các
NHTM quốc doanh mà chủ lực là NHNo & PTNT Việt Nam, NHCSXH
- Hệ thống tín dụng ngoài Nhà nước : nhờ có chính sách mở cửa nền kinh tế,
trong những năm qua nhiều tổ chức nước ngoài đã chuyển vốn tín dụng vào nông thôn
Việt Nam dưới hình thức:
+ Hệ thống tín dụng thông qua các ngân hàng cổ phần, hợp tác xã.
+ Quỹ tín dụng nhân dân.
+ Cho vay trong nội bộ nông dân.
+ Tổ chức tài chính vi mô.
Như vậy chính sách tín dụng mới đang tạo ra những cơ sở của thị trường vốn ở
nông thôn, đã đáp ứng nhu cầu về vốn của nông dân.
1.2.2 Hoạt động cho vay của NHTM đ/v HND.
* Đặc điểm.
- Số lượng khách hàng lớn
- Số tiền vay lớn
- Quy mô vốn vay nhỏ
- Địa bàn trải rộng
- Khách hàng vay vốn với nhiều mục đích khác nhau
- Xác suất rủi ro cao

- vv…
* Nguyên tắc.
- Nguyên tắc hoàn trả nợ gốc và lãi vay đầy đủ, đúng thời hạn đã thỏa thuận
trong hợp đồng tín dụng.
GVHD: TS. Hồ Hữu Tiến SV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 13
- Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng.
- Nguyên tắc đảm bảo: Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn, quyết định việc cho
vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay không có bảo đảm theo quy định của Nghị định
này và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp tổ chức tín dụng nhà nước
cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ, thì tổn thất do
nguyên nhân khách quan của các khoản cho vay này được Chính phủ xử lý.
Khách hàng vay được tổ chức tín dụng lựa chọn cho vay không có bảo đảm
bằng tài sản, nếu trong quá trình sử dụng vốn vay, tổ chức tín dụng phát hiện khách
hàng vay vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng, thì tổ chức tín dụng có quyền áp
dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản hoặc thu hồi nợ trước hạn.
Tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của Nghị
định này và quy định của pháp luật có liên quan để thu hồi nợ khi khách hàng vay hoặc
bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.
Sau khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, nếu khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh
vẫn chưa thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ, thì khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh có trách
nhiệm tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.
* Phân loại.
- Cho vay ngắn hạn đối với HND: vốn đầu tư ngắn hạn của các HND nhằm
hình thành nên tài sản lưu động để các HND đi vào hoạt động. Loại này chỉ tham gia
vào 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh và hoàn thành một vòng tuàn hoàn khi chu kỳ sản xuất
kinh doanh kết thúc. Biểu hiện dưới hình thái hiện vật là các chi phí sản xuất kinh doanh
bao gồm chi phí cho con, cây giống, phân bón, thức ăn, thuốc trừ sâu, chi phí chăm sóc.
Vốn đầu tư này có đặc điểm là nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư phụ thuộc khá lớn vào đối

tượng nuôi trồng, vào kỹ thuật nuôi trồng, vào chu kỳ sinh trưởng và phát triển của đối
tượng nuôi trồng,...
Cho vay để bổ sung nhu cầu vốn thiếu hụt để đầu tư vào chi phí sản xuất kinh
doanh của người nông dân.
Đối với HND sản xuất nhỏ, các đối tượng cho vay bao gồm như: chi chí mua
con, cây giống; chi phí mua phân bón, thức ăn; chi phí mua thuốc trừ sâu; các chi phí
mua ngoài khác. Ngân hàng sẽ không cho vay các đối tượng như chi phí tiền công chăm
sóc, thu hoạch, bảo quản...
Đối với HND sản xuất lớn (theo quy mô trang trại) thì ngân hàng không cần phải
xác định đối tượng không cho vay và đối tượng không cho vay mà chỉ cần quy định 1 tỷ
lệ mức vốn tự có tham gia (thường từ 20% đến 30% tổng chi phí sản xuất).
GVHD: TS. Hồ Hữu Tiến SV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 14
- Cho vay trung, dài hạn đối với HND: đầu tư dài hạn của HND nhằm hình
thành nên tài sản cố định, đây là loại tài sản có thời gian sử dụng dài, giá trị lớn, tham
gia vòa nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, biểu hiện dưới hình thái hiện vật là đất đai,
công trình xây dựng như nhà xưởng, chuồng trại, kho bãi, sân chơi, chi phí cải tạo đất,
chi phí hình thành đàn gia súc, xây dựng ao đầm, vườn cây lâu năm,... và các loại máy
móc thiết bị chuyên dùng như súc vật cày kéo, máy động lực cơ điện, công cụ máy móc
nông nghiệp,...
Đối với cho vay trung dài hạn của ngân hàng đối với HND là các đối tượng kể
trên. Nhưng riêng đối với yếu tố ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, giá trị rất lớn, là
yếu tố bắt buộc phải có để cho vay, vì vây ngân hàng không tính vào đối tượng cho vay.
Tuy nhiên đối với các HND sản xuất quy mô lớn (trang trại), phải đi thuê đất cũng là
thuộc đối tượng để ngân hàng xem xét cho vay nếu phương án kinh doanh có hiệu quả.
* Rủi ro cho vay.
Trong quá trình sản xuất người nông dân gặp phải những khó khăn về chi phí đầu vào
như giá của giống, phân bón, thuốc trừ sâu,… tăng lên nhưng đến khi thu hoạch thì giá
cả thị trường lại giảm sút, làm cho sản phẩm làm ra không thể bán được hoặc bán với
giá rẻ. Từ đó, người nông dân bị thiệt hại do sự chênh lệch giá giữa đầu vào và đầu ra

của sản phẩm, dẫn tới thất thu, khó có khả năng trả nợ và dẫn đến nợ quá hạn.
Sản xuất nông nghiệp mang tính đặc thù, chịu sự chi phối rất lớn của khí hậu
thời tiết, thiên tai, dịch bệnh,…trong khi đó, khả năng khắc phục lại hạn chế.
Trong thời gian qua, thời tiết, khí hậu ở Kon Tum rất khắc nghiệt, hạn hán kéo
dài dẫn đến phát sinh nhiều bệnh ở vật nuôi (lỡ mồm, long móng, H5N1,…), cây trồng,
đặc biệt các đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ dân bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 9
làm khách hàng vay vốn ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi vốn để trả nợ
vay.
Nhiều hộ nông dân không phòng chống và khắc phục kịp thời nên đã không có
khả năng trả nợ cho ngân hàng khi nợ đến hạn.
Đối với cho vay ngắn hạn do những biến vật nuôi (như heo, gà), cây trồng (như
lúa, ngô) là những giống cây trồng, vật nuôi có sức chịu ảnh hưởng của thời tiết, dịch
bệnh…yếu hơn so với những giống cây (như cà phê, cao su,…), vật nuôi (như trâu, bò,
…). Tỷ lệ rủi ro ở cho vay ngắn hạn cao hơn rủi ro cho vay trung, dài hạn.
Bên cạnh, việc nợ quá hạn phát sinh do những nguyên nhân khách quan, nợ quá
hạn còn tăng lên một phần do những nguyên nhân chủ quan như khách hàng sử dụng
vốn sai mục đích. Khi vay vốn khách hàng đã viết đơn và ký hợp đồng tín dụng về mục
đích sử dụng vốn vay của mình. Nhưng trong quá trình sản xuất, khách hàng không sử
dụng triệt để nguồn vốn vay của mình vào sản xuất để phát huy hiệu quả của đồng vốn
GVHD: TS. Hồ Hữu Tiến SV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 15
mà đã sử dụng vốn vào mục đích khác do ý muốn chủ quan của khách hàng, từ đó rất dễ
gặp phải rủi ro ngoài ý muốn. Tuy nhiên, ở đây còn có một phần lớn do cán bộ tín dụng
chưa đi sâu vào công tác kiểm tra, đối chiếu trực tiếp sau khi cho vay để phát hiện kiệp
thời và ngăn ngừa sử dụng vốn sai mục đích của khách hàng.
* Các chỉ tiêu phản ánh kết quả cho vay.
- Doanh số cho vay
- Doanh số thu nợ
- Dư nợ bình quân
- Nợ xấu bình quân

- Tỷ lệ nợ xấu bình quân
GVHD: TS. Hồ Hữu Tiến SV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 16
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA CHI NHÁNH ĐỐI VỚI HND
2.1. Giới thiệu về NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum.
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi
Tỉnh Kon Tum.
* Quá trình thành lập NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum.
Phòng giao dịch Lê Lợi tiền thân là Phòng giao dịch ChưHreng, hoạt động kinh
doanh chủ yếu tại xã ChưHreng, nay là phòng giao dịch Lê Lợi là đơn vụ trực thuộc
NHNo & PTNT Kon Tum.
+ Ngày 25/10/1998 thành lập “Chi nhánh Lê Lợi” theo quyết định thành lập số
251/NHNo trực thuộc NHNo & PTNT Kon Tum.
+ Nay là Phòng giao dịch Lê Lợi trực thuộc NHNo & PTNT Kon Tum theo
quyết định thành lập số 471 ngày 10/6/2008.
* Quá trình phát triển của NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum.
Kon Tum là một tỉnh miền núi, kinh tế phát triển chậm, các doanh nghiệp Nhà nước
phần lớn làm ăn thua lỗ, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh lớn ít. Không nằm
ngoài tình hình chung của tỉnh, hoạt động kinh doanh ngân hàng còn lung túng. NHNo
& PTNT chi nhánh Lê Lợi tỉnh Kon Tum phải thường xuyên nhận vốn điều hòa từ ngân
hàng cấp trên do nguồn vốn huy động tại địa phương không đáp ứng đủ nhu cầu cho
vay.
Tháng 6 năm 1993, Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành trung ương Đảng đã họp
bàn về việc tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Ngoài những vấn đề
cơ bản của chiến lược phát triển nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam, hội
nghị cũng tập trung vào việc thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn trên cơ sở phát triển
nông nghiệp và dịch vụ nông thôn, khẳng định sự tồn tại của các thành phần kinh tế ở
nông thôn, trong đó vai trò tự chủ của kinh tế hộ được bảo đảm. Đối với NHNo &
PTNT Việt Nam nói chung và NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum nói

riêng đây là điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng và đa dạng hóa môi trường kinh
doanh.
GVHD: TS. Hồ Hữu Tiến SV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 17
Vào thời điểm này, một hoạt động của NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi Tỉnh
Kon Tum đã mang lại hiệu quả thiết thực, đó là “tín dụng bò” – Ngân hàng cho nông
dân vay vốn bằng hiện vật, điều này đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải tìm tòi, nghiên cứu,
am hiểu các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, đi sâu nghiên cứu phong tục tập quán trong
chăn nuôi cũng như trong mọi hoạt động kinh tế của người dân địa phương. Chi nhánh
chủ động trong việc tuyển chọn bò giống ở trong tỉnh lân cận để giao đến tận tay nông
dân. Hộ nông dân vay vốn được trực tiếp lựa chọn bò và nhận bò vừa ý. Nhờ có tinh
thần trách nhiệm cao, trong năm 1993 chi nhánh đã đầu tư được gần 3000 con bò cho hộ
nông dân. Đây là việc làm được ủng hộ, khuyến khích và đánh giá cao của chính quyền
địa phương và quần chúng nhân dân. Trong quá trình hình thành và phát triển, NHNo &
PTNT chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum luôn bám sát các chủ trương đường lối chính
sách của Đảng và Nhà nước; Thực hiện đúng sự chỉ đạo, điều hành của Ngân hàng cấp
trên, tạo mối quan hệ tốt với các sở, ban, ngành, lien quan trên địa bàn tỉnh.
Qua thời gian hoạt động, với sự cố gắng nổ lực của Ban giám đốc và đội ngũ cán
bộ công nhân viên ngân hàng, sự hổ trợ từ ngân hàng cấp trên và sự phối hợp giúp đỡ
của các cấp chính quyền địa phương, NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi tỉnh Kon Tum
đã khẳng định được mình trong cơ chế thị trường đầy biến động, góp phần tăng trưởng
kinh tế của tỉnh nhà và thực thi có hiệu quả các chính sách tiền tệ - tín dụng của Nhà
nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Năm 2009, tổng nguồn vốn
huy động là 35.569 triệu đồng, đạt 81% kế hoạch năm, tăng so với đầu năm là 144 triệu
đồng. Tổng dư nợ là 95.698 triệu đồng tăng so với đầu năm là 8.828 triệu đồng, đạt
95,7% kế hoạch năm; Nợ quá hạn 3.975 triệu đồng chiếm tỷ lệ 4,15%/tổng dư nợ. Năm
2010 đến ngày 31/12/2010 có tổng nguồn vốn huy động là 50.196 triệu đồng, tăng so
với đầu năm là 13.783 triệu đồng, đạt 107% kế hoạch của năm. Tổng dư nợ là 115.389,
tăng 19.700 triệu đồng so với đầu năm, tương ứng với tỷ lệ tăng 20%. Uy tín của NHNo
& PTNT chi nhánh Lê Lợi tỉnh Kon Tum từng bước được củng cố và thực sự trở thành

người bạn đồng hành của nông thôn.
Khái quát sự phát triển NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi tỉnh Kon Tum bằng đồ
thị như sau :
GVHD: TS. Hồ Hữu Tiến SV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 18
Đồ thị 1 : Sự phát triển của NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum
năm 2009 – 2010.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
- Giám đốc : Điều hành chung, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, kế toán và
ngân quỹ, hoạt động tín dụng, kiểm soát.
- Phó giám đốc : Trực tiếp phụ trách công tác kinh doanh, tín dụng, điều hành
công tác kế toán – ngân quỹ và ký duyệt cho vay đối với những dự án mức phán quyết
theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.
- Phòng tín dụng :
Trưởng phòng phụ trách chung và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và Phó
Giám đốc, theo dõi trực tiếp cho vay các doanh nghiệp, hộ nông dân.
Một phó trưởng phòng thực hiện nhiệm vụ của trưởng phòng khi trưởng phòng đi
vắng, theo dõi trực tiếp công tác cho vay hộ nông dân và hộ nghèo.
- Phòng kế toán : Một trưởng phòng kế toán và ngân quỹ của ngân hàng nông
nghiệp kiêm trưởng phòng kế toán, 01 phó trưởng phòng,03 nhân viên kế toán (gồm 01
thủ quỹ, 01 kiểm ngân, 01 kế toán viên), 05 CBTD.
- Ngoài ra, còn có 01 kiểm soát viên : có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động của
NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi tỉnh Kon Tum, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phòng
kiểm tra nội bộ NHNo & PTNT tỉnh Kon Tum.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức.
GVHD: TS. Hồ Hữu Tiến SV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 19
Sơ đồ 1 : Mô hình cơ cấu tổ chức nhân sự.
2.1.5. Kết quả hoạt động trong thời gian qua.
- Nguồn vốn :

* Tổng nguồn vốn huy động nội tệ đến 31/12/2010 đạt 49.251 triệu đồng tăng so
với đầu năm 13.783 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 38%, tăng 3.251 triệu đồng so với kế
hoạch với tỷ lệ tăng 107%. Nguồn vốn huy động của phòng giao dịch Lê Lợi chủ yếu là
tiền gởi của dân cư chiếm tỷ trọng 97,17%.
Nguồn vốn huy động ngoại tệ quy đổi VNĐ đến 31/12/2010 đạt 1.171 triệu đồng
chiếm tỷ trọng 2,32%/tổng nguồn vốn huy động.
Qua các đợt huy động tiết kiệm dự thưởng đã kích thích được quần chúng nhân
dân tham gia gửi tiết kiệm dự thưởng do người gửi tiết kiệm được nhận quà khuyến mãi
và được dự thưởng, nhưng tăng trưởng không cao, do địa bàn chủ yếu ở khu vực nông
thôn, tích lũy không cao và nguồn gửi tiết kiệm có tính thời vụ.
* Cơ cấu nguồn vốn huy động như sau:
- Phân theo thời hạn huy động
+ Tiền gửi không kỳ hạn : 4.907 triệu đồng
+ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 31.852 triệu đồng
+ Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 13.663 triệu đồng
- Phân theo tính chất nguồn vốn huy động
+ Tiền gửi của dân cư 48.995 triệu đồng
+ Tiền gửi của các tổ chức kinh tế, xã hội 1.427 triệu đồng
- Dư nợ:
GVHD: TS. Hồ Hữu Tiến SV: Nguyễn Thị Phương Thảo
BAN GIÁM
ĐỐC
TPTD
PPTD
TPKT
PPKT
CBTD
KSV
KN
TQ

KTV
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 20
* Tổng dư nợ đến 31/12/2010 đạt 115.389 triệu đồng, tăng 19.700 so với đầu
năm, tương ứng với tỷ lệ tăng 20% (tỷ lệ tăng cao so với kế hoạch là nguồn vốn tái cấp
vốn) và đạt 107% so với kế hoạch.
- Phân tích dư nợ theo thời gian:
+ Dư nợ ngắn hạn 64.720 triệu đồng
+ Dư nợ trung dài hạn 50.669 triệu đồng
- Phân tích dư nợ phân theo thành phần kinh tế:
+ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Dư nợ là 1.800 triệu đồng, chiếm
1,56%/tổng dư nợ.
+ Hộ gia đình, cá thể: Dư nợ là 113.589 triệu đồng
* Nợ xấu
Tính đến 31/12/2010 nợ xấu là 1.917 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,66%/tổng dư nợ,
so với kế hoạch NHNo tỉnh giao giảm 0,36%.
Thu hồi nợ xấu đến 31/12/2010 là 1.067 triệu đồng, vượt so với kế hoạch cấp
trên giao là 67 triệu đồng, tỷ lệ tăng 0,67%.
- Kết quả tài chính
Tổng thu tăng năm 2010 là 17.285 triệu đồng trong đó chủ yếu là thu lãi từ hoạt
động tín dụng: 15.455 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 89,41%. Thu dịch vụ không đáng kể:
53 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,31% /tổng thu nhập ròng. Tỷ lệ đạt thấp so với chỉ tiêu của
NHNo & PTNT tỉnh Kon Tum giao. Thu nợ xử lý rủi ro là 1.067 triệu đồng, chiếm tỷ lệ
6,17%, thu khác là 710 triệu đồng chiếm 4,1%.
Tổng chi năm 2010 là 15.288 triệu đồng. Trong đó chi trả lãi tiền gửi là 3.969
triệu đồng chiếm 25,96%, chi trả lãi tiền vay trụ sở chính và trả lãi tiền thuê tài chính là
7.425 triệu đồng chiếm tỷ lệ 48,57%, chi hoạt động dịch vụ là 35 triệu đồng chiếm tỷ lệ
0,23%, chi phí cho nhân viên 1.452 triệu đồng chiếm tỷ lệ 9,5%, chi cho hoạt động công
cụ, tài sản và bảo hiểm tiền gửi là 986 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 6,45%, chi dự phòng rủi
ro tín dụng là 1.268 triệu đồng chiếm tỷ lệ 8,3%.
Chênh lệch thu nhập – chi phí chưa lương là 3.059 triệu đồng đạt 88% so với kế

hoạch giao
Chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào: 0,25%
Hệ số lương đạt được 1,41
Có lương năng suất
2.2. Phân tích thực trạng cho vay của NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon
Tum đối với HND……
2.2.1. Chính sách cho vay của NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon
Tum đối với HND….
GVHD: TS. Hồ Hữu Tiến SV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 21
Vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với hộ gia đình sản
xuất, kinh doanh quy định tại Quyết định này bao gồm các xã, phường, thị trấn (sau đây
gọi chung là xã) quy định trong Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số
30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn. Đối tượng được vay vốn là các
hộ gia đình theo quy định của Bộ luật Dân sự (bao gồm cả hộ gia đình làm kinh tế trang
trại) không thuộc diện hộ nghèo (sau đây gọi chung là người vay vốn) thực hiện các
hoạt động sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn trong những lĩnh vực mà pháp luật
không cấm (Chủ hộ gia đình là người đại diện cho hộ gia đình chịu trách nhiệm giao
dịch với ngân hàng trong quan hệ vay vốn, trả nợ, trả lãi).
Điều kiện để được vay vốn là người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản
xuất, kinh doanh được Ủy ban nhân dân xã nơi thực hiện dự án hoặc phương án sản
xuất, kinh doanh xác nhận; phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và cư trú hợp pháp
tại nơi thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.
Người vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay của dự án hoặc
phương án sản xuất, kinh doanh, phải trả nợ, trả lãi đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã
cam kết. Người vay vốn có thể vay đầu tư một hoặc nhiều dự án, hoặc phương án sản
xuất, kinh doanh nhưng tổng dư nợ cho một hộ gia đình vay vốn tại một thời điểm
không vượt quá mức quy định tại Quyết định này. Cụ thể :
1. Mức vốn cho vay đối với một hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tối đa là 30

triệu đồng và không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.
2. Trong một số trường hợp cụ thể, mức vốn vay của một hộ có thể trên 30 triệu
đồng, ngân hàng căn cứ vào khả năng nguồn vốn, nhu cầu đầu tư và khả năng trả nợ của
hộ sản xuất, kinh doanh, để quyết định mức cho vay cụ thể, nhưng tối đa không quá 100
triệu đồng, đồng thời phải thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn
vay theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Cụ thể :
Đối với những hộ gia đình sản xuất, kinh doanh có nhu cầu vay vốn trên 30
triệu đồng, ngoài điều kiện như : có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được
UBND xã nơi thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh xác nhận, có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ, cư trú hợp pháp tại nơi thực hiện dự án hoặc phương án sản
xuất, kinh doanh, còn phải có vốn tự có (bao gồm: giá trị vật tư, quyền sử dụng đất, lao
động, tiền vốn) tham gia tối thiểu bằng 20% tổng nhu cầu vốn của dự án hoặc phương
án sản xuất, kinh doanh và cam kết sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay để làm tài sản
bảo đảm tiền vay.
Vốn vay được sử dụng vào các mục đích:
GVHD: TS. Hồ Hữu Tiến SV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 22
1. Mua sắm vật tư, thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất; cây trồng, vật nuôi;
sửa chữa, xây dựng mới nhà xưởng sản xuất, kinh doanh; xây dựng và cải tạo đồng
ruộng, trang trại chăn nuôi; các nhu cầu về vệ sinh môi trường; thanh toán tiền thuê
nhân công và các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh.
2. Góp vốn thực hiện các dự án hoặc phương án hợp tác sản xuất, kinh doanh.
3. Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng và đào tạo tay
nghề có liên quan mật thiết đến dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.
Về lãi suất :
- Lãi suất cho vay bằng 1.15%/tháng.
- Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay.
- Việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo
đề nghị của Bộ Tài chính.
Thời hạn cho vay được xác định theo các loại cho vay: ngắn hạn, trung hạn và

dài hạn.
- Thời hạn cho vay của từng dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh do chi
nhánh quyết định, phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của người
vay vốn và chu kỳ sản xuất, kinh doanh của từng dự án hoặc phương án vay vốn.
- Thời hạn gia hạn nợ đối với các khoản vay vốn ngắn hạn bằng một chu kỳ sản
xuất, kinh doanh liền kề. Thời hạn gia hạn nợ đối với các khoản cho vay trung hạn và
dài hạn, tối đa bằng 1/2 thời hạn cho vay ghi trong hợp đồng tín dụng.
Về phương thức cho vay: ngân hàng thực hiện phương thức uỷ thác cho vay
từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội hoặc trực tiếp cho vay tuỳ theo mức vốn
cho vay đối với một dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh và khả năng quản lý
của ngân hàng. Đối với phương thức uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, việc
quản lý vốn bằng tiền, ghi chép kế toán và tổ chức giải ngân đến người vay do ngân
hàng thực hiện.
Việc xử lý rủi ro được thực hiện theo Quyết định số 69/2005/QĐ-TTg ngày 04
tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan về Quy chế xử lý
nợ bị rủi ro của ngân hàng.
Ngân hàng quy định quy trình và nội dung lập và thẩm định dự án hoặc phương
án sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, thủ tục cho vay bảo đảm đơn giản,
rõ ràng, dễ thực hiện. Đồng thời, xây dựng quy trình và thực hiện việc kiểm tra, giám sát
quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ của người vay vốn phù hợp với đặc điểm hoạt
động của ngân hàng, tính chất của khoản vay nhằm bảo đảm hiệu quả và khả năng thu
hồi vốn vay.
N gười vay vốn có trách nhiệm:
GVHD: TS. Hồ Hữu Tiến SV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 23
- Lập hồ sơ vay vốn theo hướng dẫn của ngân hàng và chịu trách nhiệm về tính
chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi ngân hàng.
- Thực hiện đầy đủ nguyên tắc vay vốn theo quy định tại Điều 5 Quyết định
này.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và các cam kết khác trong hợp đồng tín dụng.

- Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng và
các tổ chức làm dịch vụ uỷ thác về việc sử dụng vốn, trả nợ, trả lãi ngân hàng.
2.2.2. Quy trình và thủ tục cho vay.
Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn có trách
nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện
vay vốn theo quy định.
*Lập hồ sơ vay vốn :
+ Hồ sơ do khách hàng lập, cung cấp :
Khách hàng vay vốn không phải thực hiện bảo đảm bằng tài sản nộp :
- Giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc xác nhận của ủy ban nhân dân cấp
có thẩm quyền về việc đất đang sử dụng, không có tranh chấp.
Khách hàng vay vốn có bảo đảm bằng tài sản nộp :
- Giấy đề nghị vay vốn.
- Dự án, phương án sản xuất kinh doanh.
- Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định.
Khách hàng vay vốn qua tổ vay vốn, ngoài những hồ sơ quy định trên, phải có
thêm :
- Biên bản thành lập tổ vay.
- Hợp đồng làm dịch vụ.
+ Hồ sơ do ngân hàng lập.
- Báo cáo thẩm định, tái thẩm định.
- Biên bản họp hội đồng tín dụng (Trường hợp phải qua hội đồng tín dụng).
- Thông qua từ chối cho vay (Trường hợp không cho vay)
+ Hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập.
- Hợp đồng tín dụng.
- Sổ vay vốn.
- Giấy nhận nợ.
- Hợp đồng bảo đảm tiền vay.
*Thẩm định :

+ Về phương diện tài chính :
GVHD: TS. Hồ Hữu Tiến SV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 24
- Hộ nông dân phải cư trú (thường trú, tạm trú) tại địa bàn quận, huyện, thị xã,
thành phố (trực thuộc tỉnh) nơi chi nhánh ngân hàng cho vay đóng trụ sở.
- Đại diện hộ nông dân để giao dịch với ngân hàng là chủ hộ hoặc người đại
diện của hộ. Chủ hộ hoặc người đại diện phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực
hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích vay vốn phải hợp pháp, phù hợp với quy định của Nhà nước về phát
triển kinh tế tại địa phương, cũng như các quy định về môi trường, an toàn sinh thái.
- Trong thẩm định ngân hàng cũng quan tâm đến những yếu tố xã hội. Trong thực
tế, những yếu tố này có khi ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của người đi vay,
như thói quen trong sinh hoạt, quan hệ giữa các thành viên trong hộ, uy tín của chủ hộ,
quan hệ chòm xóm, cách thức tổ chức cuộc sống gia đình, cũng như khả năng sản xuất
của chủ hộ.
+ Về phương diện tài chính : Chủ yếu thẩm định theo 2 hướng :
Thẩm định nhu cầu vay vốn hợp lý và khả năng trả nợ.
Khi thẩm định nhu cầu vay, ngân hàng chủ yếu dựa vào phương pháp định mức
cho vay,tức là số tiền vay được xác định trên đơn vị diện tích canh tác hoặc đầu gia súc.
Việc làm nay có các ý nghĩa như :
- Làm căn cư để tính toán số tiền cho vay cụ thể, phù hợp với từng ngành nghề và
tính đặc thù của mỗi vùng.
- Chuẩn hóa số tiền vay cũng như thời gian vay vốn, tạo tiền đề tốt cho công tác
thẩm định cũng như giám sát khoản vay sau này khi có một lượng lớn các giao dịch phải
thực hiện cùng lúc trong một thời gian ngắn.
- Định hướng cho công tác nguồn vốn tại địa bàn về chi phí cũng như thời hạn.
- Hướng cho hộ nông dân làm ăn có tính toán, tiết kiệm chi phí và thực hiện các
kỹ thuật mới trong sản xuất để thực hiện được thời hạn vay vốn.
Bên cạnh đó, ngân hàng nơi cho vay quyết định cho vay còn căn cứ vào giá trị
tài sản làm bảo đảm tiền vay (nếu khoản vay áp dụng bảo đảm bằng tài sản).

Hộ vay vốn phải có đủ năng lực tài chính để đảm bảo trả nợ đúng thời hạn đã
cam kết. Đối với hộ nông dân, khi cho vay ngân hàng yêu cầu bản than hộ phải tham gia
vốn của mình vào phương án sản xuất.Vốn của hộ tham gia vào có thể dưới dạng những
hình thái : tiền; các yếu tố sản xuất như giống, phân bón, sức kéo (của gia súc hoặc máy
kéo của hộ), đất thuộc quyền sử dụng của hộ; ngày công lao động .
Tùy loại hình thức sản xuất cũng như quy mô sản xuất mà ngân hàng yêu cầu tỷ
lệ tham gia vốn tự có nhiều hay ít.
GVHD: TS. Hồ Hữu Tiến SV: Nguyễn Thị Phương Thảo
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 25
Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất trong kỳ hoặc từng lần cho
một dự án, phương án sản xuất. Theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam, mức vốn
tự có tham gia của khách hàng vào dự án, phương án sản xuất cụ thể như sau :
- Đối với cho vay ngắn hạn : khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong
tổng nhu cầu vốn.
- Đối với cho vay trung, dài hạn : khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20%
trong tổng nhu cầu vốn.
- Trường hợp hộ nông dân vay vốn không phải đảm bảo bằng tài sản, nếu vốn tự
có thấp hơn quy định trên thì Giám đốc ngân hàng nơi cho vay được quyền quyết định.
Phân tích tính chất các nguồn tài chính dung để trả nợ của hộ nông dân là rất
quan trọng, nguồn trả nợ chính là thu nhập bằng tiền từ kết quả thực hiện phương án sản
xuất được ngân hàng cho vay. Ngoài ra, còn có các nguồn khác kể cả thu nhập riêng của
các thành viên trong hộ góp vào để sử dụng chung. Trong trường hợp hộ nông dân tiến
hành nhiều nghề như vừa trồng trọt,vừa chăn nuôi,… thì những nguồn này đều có thể là
nguồn trả nợ. Phụ thuộc vào tính chất nguồn thu để ngân hàng định kỳ hạn nợ; ngoài ra,
khi định kỳ hạn nợ, hạn trả nợ cũng phải tính đến chi phí đi lại của hộ nông dân trong
giao dịch với ngân hàng như khoảng cách từ nơi cư trú đến ngân hàng, phương tiện vận
chuyển,… vì vậy đối với những món vay nhỏ, để giảm chi phí cho người đi vay, ngân
hàng chỉ định kỳ hạn trả nợ một lần để thu hồi vốn và lãi. Đối với cây, con nuôi trồng
lâu năm thì theo thỏa thuận mà có thể trả lãi và gốc định kỳ như : các kỳ hạn trả nợ gốc;
các kỳ hạn trả lãi cùng với kỳ hạn trả nợ gốc hoặc theo kỳ hạn riêng : tháng, quý hoặc

vụ.
Thời hạn cho vay được xác định phụ thuộc vào loại hình sản xuất và trên cơ sở
chu kỳ sản xuất, tiêu thụ thực tế nhưng không vượt quá thời hạn định mức được quy
định trong chính sách tín dụng.
Sau khi đã kiểm tra – thẩm định các điều kiện vay, hồ sơ vay, hồ sơ tài sản đảm
bảo tiền vay, nếu không cho vay cán bộ tín dụng phải thông báo cho khách hàng biết.
Nếu xác định hồ sơ vay vốn có đầy đủ cơ sở để quyết định cho vay, cán bộ tín dụng
phải chủ động đề xuất : mức tiền cho vay, lãi suất cho vay, phương thức cho vay.
- Xác định mức tiền cho vay : được căn cứ vào các yếu tố.
+ Vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh.
+ Giá trị tài sản đmả bảo tiền vay hoặc bảo lãnh.
+ Tổng nhu cầu xin vay.
+ Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng.
+ Nguồn vốn hiện có của NHNo.
GVHD: TS. Hồ Hữu Tiến SV: Nguyễn Thị Phương Thảo

×