Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Các nguyên nhân gây sạt lở giao đường giao thông ở miền núi (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.29 KB, 7 trang )

Các nguyên nhân gây sạt lở giao đường giao thông ở miền núi:
Có 2 nguyên nhân chính làm sạt lở đường giao thông ở miền núi là do tự nhiên và con
người.
Nguyên nhân do tự nhiên tác động là: mưa,gió và kết cấu địa hình khu vực.
Tác động của mưa lớn:
• Khi mưa lớn các giọt nước mưa đập mạnh xuống mặt đất làm tan rã các hạt đất và
bắn ra xung quanh. Nơi đất dốc lượng hạt đất bị nước mưa làm bắn về phía dưới
dốc nhiều. Lâu dần sẽ gây ra hiện tượng xói mòn đất ở phía trên dốc và dẫn tới sạt
lở.
• Mưa còn thấm sâu vào lòng tràn đất và chảy trên mặt đất và tạo thành dòng chảy
từ cao xuống thấp. Trong quá trình chảy tràn nước mưa cuốn theo các hạt đất.
Ngoài ra khi sảy ra hiện tượng chảy tràn nước mưa còn cuốn theo các loại vật chất
khác có trong đất. Các vật chất này ở trong dòng chảy ma sat với đất làm cho quá
trình sạt lở sảy ra nhanh hơn.
Tác động của gió:
• Chỉ sảy ra tại nơi có điều kiện phù hợp, gió mạnh và đất có thành phần cơ giới
nhẹ và không có thực vật che phủ thì tác động của gió sẽ sảy ra mạnh mẽ. Gió
cuốn các hạt đất và bào mòn dần nền đất,thành núi lâu dần sẽ sảy ra hiện tượng
sạt lở.
Tác động của kết cấu địa hình khu vực:
• Địa hình cao và tác động của trọng lực tạo điều kiện thuận lợi cho sự trượt đất từ
cao xuống thấp và cũng là điều kiện thuận lợi tạo dòng chảy từ trên cao xuống
thấp khi mưa lớn.
• Độ dốc lớn của địa hình kèm với bề mặt đát lớn cũng là nguyên nhân gây ra hiện
tượng sạt lở của đường giao thông vùng núi. Độ dốc và bề mặt lớn giúp dòng
chảy tràn của mưa trên bề mặt đất mạnh hơn và mang theo nhiều vật chất kéo theo
sự sạt lở.
• Đất có kết cấu không vững chắc dễ bị sạt lở khi chịu tác động của tự nhiên và của
cả con người.
• Đất ở tại sườn khuất gió của núi, quanh năm khô hạn, đất có lượng nước thấp nên
kết cấu đất không vững chắc do thiếu sự liên kết giữa đất với nước, khi chịu tác


động của một số hiện tượng tự nhiên hay nhân tạo sẽ gây sạt lớ đất.
Nguyên nhân do con người bao gồm: hoạt động giao thông vận tải, hoạt động
khai thác tài nguyên thiên nhiên và không đảm bảo tiêu chuẩn trong quá trình xây dựng
đường giao thông, hoạt động nông nghiệp.
Hoạt động giao thông vận tải:
• Các xe có tải trọng lớn thường xuyên đi qua các khu vực đường núi làm cho
đường núi bị đè chặt xuống gây nguy cơ sạt lở cao sau khi bị đè quá nặng. Đặc
biệt là các con đường ven núi.
Hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên:
• Hoạt động phá rừng lấy gỗ hay lấy đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chăn
nuôi gây ra sạt lở đất. Vì khi không có thực vật đất sẽ bị rửa trôi mạnh và cùng
với độ cao, dộ dốc của vùng núi thì hiện tượng sạt lở đất sẽ có nguy cơ sảy ra.
Nền đất của đường giao thông vùng núi khi đó sẽ không đủ kết cấu vững chắc
cũng sẽ dễ bị sạt lở.
• Hoạt động khai thác các tài nguyên trong lòng núi đá, chân núi cũng gây nguy cơ
sạt lở nghiêm trọng vì làm cho nền đá bị đục khoét,bào mòn không còn vững chắc
để chịu được sức nặng ở trên núi.
• Điều tra cho thấy tai biến địa chất mạnh thường xảy ra ở những vùng có
độ che phủ thực vật thấp hơn 20%, như Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang,
Lạng Sơn
Xây dựng đường giao thông trên núi không đạt tiêu chuẩn:
• Rút bớt nguyên vật liệu trong khi xây dựng làm cho chất lượng đường giao thông
khi xây xong không đảm bảo và sự di chuyển của các xe tải trọng lớn qua đó cũng
là nguy cơ gây nên hiện tượng sạt lở.
• Xây dựng đường trên đất núi không vững chắc cũng sẽ gây nên hiện tượng sạt lở
đường giao thông.
• 2. CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG XẢY RA DO BÃO LŨ.
• 2.1. Cầu bị hư hỏng:
- Sạt lở kè ở mố cầu (hình
1): Khi xây dựng cầu, sự

thu hẹp dòng chảy do
đường dẫn đầu cầu choán
chỗ vào lòng dẫn chính [5].
Vì dòng chảy liên tục nên
khi giảm nhỏ tiết diện dòng
chảy, sẽ làm tăng lưu tốc
trung bình và ứng suất tiếp
tại đoạn thu hẹp. Vào mùa
lũ, mực nước dâng cao
nên giá trị lưu tốc trung
bình dòng chảy càng lớn
thì phần kè ở mố cầu càng
dễ bị xói, sạt lở.
- Lũ cuốn trôi cầu (hình 2):
thực tế cho thấy, có nhiều
cầu khẩu độ không đảm
bảo thoát nước vào mùa
lũ.
Hình 1. Hư hỏng kè ở mố cầu (cầu Gia Thiều –
Quảng Ngãi)
Cầu bị nhấn chìm ngập
hoàn toàn nhất là các đợt
lũ quét. Mặt cầu chịu áp
thủy động xô ngang của
dòng nước, kết hợp với áp
lực đẩy nổi, nên cầu có thể
bị cuốn trôi một phần hay
cuốn trôi toàn bộ.
- Hư hỏng đường đầu cầu:
cũng do nguyên nhân khẩu

diện cầu không đảm bảo
thoát nước vào mùa lũ,
nước tràn lên cầu cũng
như hai bên đầu cầu. Phần
đất đắp đầu cầu bị bão hòa
nước, cường độ chống cắt
của đất bị giảm; mặt khác
khối đất này lại bị chịu áp
lực thấm và áp lực đẩy nổi
phần nối tiếp ở đầu cầu bị
xói lở hoặc bị cuốn trôi
hoàn toàn.
Hình 2. Mặt cầu (Hà Tĩnh) đã bị trôi nên phải bắc
cầu tạm để đi lại
- Xói cục bộ trụ cầu: xói
cục bộ là xói lở có dạng hố
sâu sinh ra ở sát chân trụ
cầu do cơ cấu dòng chảy
quanh trụ cầu bị thay đổi
đột ngột. Nguyên nhân chủ
yếu là do nước chảy từ
thượng lưu về gặp trụ cầu
bị dâng lên và uốn quanh
theo hình dáng trụ làm cho
tốc độ và lưu lượng
nguyên tố hai bên tường
trụ đã tăng lên đáng kể so
với lúc tự nhiên [6] hình
thành dòng chảy xoáy
quanh trụ cầu. Hiện tượng

này mạnh lên khi mực
nước sông dâng cao do
dòng chảy lũ, phạm vi xói
chân cầu được phát triển;
kết hợp với tải trọng động
do nước, do các vật nổi
làm phá hủy mố, trụ và
thân cầu có thể bị sập
(hình 3)
Hình 3. Cầu Xóm Đền (Quảng Ngãi) bị sập do trụ
bị phá hoại
• 2.2. Đường bị hư hỏng.
- Xói lở rãnh và mặt đường: cường độ mưa và
lượng mưa lớn sẽ hình thành dòng chảy mặt
trên đường. Lớp đất sát trên mặt đường sẽ bị
bão hòa nước, cường độ của đất sẽ bị giảm.
Nước ở trên sườn đồi đổ xuống mặt đường
(nếu đường nằm trên sườn đồi), nước lũ đến
từ các vùng lân cận sẽ hình thành một dòng
chảy tập trung với lưu tốc lớn hơn lưu tốc cho
phép của vật liệu làm rãnh và vật liệu làm mặt
đường; bên cạnh đó cường độ đất của nền
đường yếu do bão hòa nước nên nền đường
và lòng rãnh sẽ bị xói lở, làm mất ổn định của
nền đường (hình 4)
Hình 4. Xói lở đương Bình Tiên (Quảng Nam)
• - Bong tróc mặt đường ngập nước: khi có lũ, nhiều tuyến đường bị ngập nước, mặt
đường và nền đường đã bị bão hòa nước, lớp phía trên cùng mặt đường có kết cấu ít
thoát nước như bê tông, bê tông asphalt chịu tác dụng áp lực đẩy nổi. Ngoài ra nó còn
chịu tác dụng của các tải trọng động thẳng đứng và các lực tác dụng ngang phát sinh khi

xe chạy hoặc hãm phanh của ô tô, xe máy…sẽ làm liên kết mặt đường bị phá vỡ mối liên
kết giữa các hạt gây nên hiện tượng bong tróc mặt đường khi bị ngập nước.
• - Sạt lở sườn dốc của đồi và mái dốc của đường: hiện tượng này thường xảy ra khi có
các đợt mưa lớn và kéo dài ở các tuyến đường ven sườn đồi, đường phải tôn cao so với
độ dốc tự nhiên…khi lượng mưa đủ lớn làm đất bão hòa nước, trọng lượng khối đất
tăng, khả năng chống cắt giảm đồng thời xuất hiện các dòng chảy ngầm tạo dòng thấm
trong khối đất nên gây nên hiện tượng trượt đất từ sườn đồi xuống đường và trượt mái
taluy của đường
Hoạt động nông nghiệp của người dân:
• Hoạt động chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy của người dân phục vụ cho nông
nghiệp gây mất rừng, khi mưa xuống, không có thực vật che chắn sẽ làm lực nước
từ đầu nguồn chảy xuống, dựa vào trọng lực khiến càng mạnh lên, gây lũ quét, xói
mòn rửa trôi những hạt đất có kết cấu không vững chắc dẫn đến sạt lở đất.
• Ngoài ra hoạt động chăn thả quá mức khiến súc vật ăn mất lượng lớn thảm thực
vật, canh tác không hợp lý trên đất dốc cũng là một trong những nguyên nhân
quan trọng dẫn đến việc sạt lở đất.
• Hậu quả của hoạt động nông nghiệp của người dân vùng núi
1. Mất các chất dinh dưỡng làm giảm sự vững chắc của cấu trúc
đất gây sạt lở đất
(a) Chất hữu cơ khoảng: 5.6 tấn/ha/năm
(b)Đạm tổng số: 199.2 kg/ha/năm
(c) Lân tổng số: 163.2 kg/ha/năm
(d)Ca-Mg: 33.0 kg/ha/năm
( Trích trong trang 108, sách sinh thái và môi trường đất,
nhà xuất bản đại học quốc gia hà nội, tác giả Lê Văn Khoa,
năm 2004)
2. Gây bùn lắng, làm giảm tuổi thọ các hồ chứa, bồi lấp các dòng
chảy và cửa biển, gây trở ngại cho giao thông đường thủy
Một số hậu quả thực tế tại vùng núi ở việt nam
• Khi bị sạt lở đất sẽ khiến giao thông bị tê liệt, vậy nên việc cứu trợ

cho người dân sẽ trở nên vô cùng khó khăn
• Việc giải quyết hậu quả sau sạt lở tốn rất nhiều tiền của
Lũ lụt làm sạt lở đất, cầu cống và ách tác giao thông nghiêm trọng
Mất rừng, lũ quét và hậu quả vô cùng thương tâm
Hoạt động thông lại đường đi sau khi chịu hậu quả sạt lở tốn nhiều
tiền của

×