Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại ngân hàng công thương khu vực II hai bà trưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.95 KB, 30 trang )

I. Quá trình hình thành và phát triển của NHCT khu vực II Hai Bà Trưng:
Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng là một trong những chi
nhánh của Ngân hàng Công Thương Việt Nam đặt tại quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Chi nhánh này được xây dựng từ năm 1955 với tên gọi là “Chi điếm Ngân hàng Hai
Bà Trưng”.
Đến tháng 11 năm 1988, sau khi thực hiện Nghị định số 53 HĐBT ngày
26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam
chuyển sang cơ chế ngân hàng 2 cấp, Chi điếm này được tách thành hai bộ phận
riêng biệt: “Ngân hàng Công Thương khu vực I quận Hai Bà Trưng” - có nhiệm vụ
đáp ứng nhu cầu tín dụng của các đơn vị kinh tế tập thể, tư nhân, hộ gia đình và
“Ngân hàng Công Thương khu vực II quận Hai Bà Trưng” - làm nhiệm vụ đảm bảo
tiền tệ thanh toán cho các đơn vị kinh tế quốc doanh.
Tại quyết định số 93/NHCT/TCCB ngày 1/4/1993 của Tổng giám đốc
NHCTVN sắp xếp lại bộ máy tổ chức NHCT trên địa bàn thành phố Hà Nội theo
mô hình quản lý hai cấp của NHCTVN, bỏ cấp thành phố, hai chi nhánh NHCT khu
vực I và II Hai Bà Trưng là những chi nhánh trực thuộc NHCTVN được tổ chức
hạch toán kinh tế và hoạt động như các chi nhánh NHCT cấp tỉnh, thành phố. Kể từ
ngày 1/9/1993 theo quyết định của Tổng giám đốc NHCTVN, sát nhập chi nhánh
NHCT khu vực I và chi nhánh NHCT khu vực II Hai Bà Trưng. Như vậy kể từ ngày
1/9/1993 trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) chỉ còn duy nhất một chi nhánh
NHCT.
Do quận Hai Bà Trưng là một địa bàn đông dân cư với nhiều thành phần kinh
tế, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn như Công ty Dệt 8/3, Nhà máy khoá Minh Khai,
Nhà máy bia Halida… nên chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà
Trưng đã có một lượng khách hành thường xuyên rất lớn, tạo môi trường lý tưởng
cho Chi nhánh hoạt động.
Tuy nhiên, cũng do là một khu vực rộng lớn, đông dân cư, nhiều thành phần
kinh tế nên quận Hai Bà Trưng cũng là địa bàn phức tạp, có nhiều khó khăn, hạn
chế nên Chi nhánh Hai Bà Trưng dù đã mở rộng và đa dạng hoá hoạt động nhưng
vẫn tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ truyền thống là huy động tiền gửi và cho vay
trực tiếp.


Hiện nay, NHCT khu vực II Hai Bà Trưng đã vượt qua những khó khăn ban
đầu và khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng
vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động phát triển mạng lưới giao dịch, đa
dạng hóa các dịch vụ kinh doanh tiền tệ. Mặt khác, ngân hàng còn thường xuyên
tăng cường việc huy động vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu tự phục vụ, phát
triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Từ năm 1993 trở lại đây, NHCT khu vực II Hai Bà Trưng đã thu được nhiều
kết quả trong hoạt động kinh doanh, từng bước khẳng định mình trong môi trường
kinh doanh mới mang đầy tính cạnh tranh.
II. Mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại chi nhánh
NHCT khu vực II HBT:
1. Mô hình tổ chức:
Mô hình tổ chức chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng

Phòng giao dịchKhối hỗ trợ
Phòng tổng hợp
P. T.chức H.chính
P.T. tin điện toán
Khối tác nghiệp
Kế toán giao dịch
P. Tiền tệ kho quỹ
P. Thanh toán XNK
Khối quản lý
rủi ro
Phòng quản
lý rủi ro
KhốI KD
P. KHDN lớn
Phòng KHDN
vừa và nhỏ

P. Khách hàng
cá nhân
Quỹ tiết kiệm
Điểm giao dịch
2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại chi nhánh NHCT khu vực II
HBT:
2.1. Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn (KH số 1):
_Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp
lớn về khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến
tín dụng , quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và
hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN). Trực tiếp quảng
cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh
nghiệp lớn.
_Nhiệm vụ:
1. Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh
nghiệp lớn
2. Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về
các sản phẩm dịch vụ của NHCTVN: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại
tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử ; làm đầu mối bán
các sản phẩm dịch vụ của NHCTVN đến các khách hàng là doanh nghiệp lớn.
Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp
những sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng là doanh nghiệp lớn.
3. Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng của khách hàng có nhu
cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định
theo quy định của NHCTVN.
4. Thực hiện nhiệm vụ tín dụng và xử lý giao dịch:
+ Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng
khác.
+ Thẩm định khác hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình

thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của NHCTVN.
+ Đưa ra các đề xuất chấp thuận (từ chối) đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại
thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định.
+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng. Phải
có trách nhiệm và phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu
phí đầy đủ, kịp thời, đúng hạn, đúng hợp đồng đã kí.
+ Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi các
khoản cho vay này
5. Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảo theo quy
định của NHCTVN. Tìm mọi biện pháp thu hồi nợ nhóm 2,3,4,5. Phối hợp với
phòng Quản lý rủi ro đề xuất các biện pháp thu hồi nợ đã xử lý rủi ro thuộc phòng
mình đã cho vay trước đây.
6. Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm
lãi, Hội đồng xử lý rủi ro.
7. Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi
ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của Chi nhánh và
NHCTVN.
8. Cập nhật phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính
của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.
9. Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu
quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với Chi nhánh.
10. Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy
trình nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình giám đốc
Chi nhánh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết.
11. Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành.
12. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng.
13. Làm công tác khác khi được giám đốc giao.
2.2. Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (khách hàng số 2):
_Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp

vừa và nhỏ (DNV&N) về khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các
nghiệp vụ liên quan đến tín dụng , quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế
độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCTVN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới
thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các DNV&N.
_ Nhiệm vụ:
1. Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các
DNV&N.
2. Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về
các sản phẩm dịch vụ của NHCTVN: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại
tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử ; làm đầu mối bán
các sản phẩm dịch vụ của NHCTVN đến các khách hàng là DNV&N. Nghiên cứu
đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm
dịch vụ mới cho khách hàng là DNV&N.
3. Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng của khách hàng có nhu
cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định
theo quy định của NHCTVN.
4. Thực hiện nhiệm vụ tín dụng và xử lý giao dịch:
+ Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng
khác.
+ Thẩm định khác hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình
thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của NHCTVN.
+ Đưa ra các đề xuất chấp thuận (từ chối) đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại
thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định.
+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng. Phải
có trách nhiệm và phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu
phí đầy đủ, kịp thời, đúng hạn, đúng hợp đồng đã kí.
+ Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi các
khoản cho vay này
5. Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảo theo quy
định của NHCTVN. Tìm mọi biện pháp thu hồi nợ nhóm 2,3,4,5. Phối hợp với

phòng Quản lý rủi ro đề xuất các biện pháp thu hồi nợ đã xử lý rủi ro thuộc phòng
mình đã cho vay trước đây.
6. Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm
lãi, Hội đồng xử lý rủi ro.
7. Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi
ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của Chi nhánh và
NHCTVN.
8. Cập nhật phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính
của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.
9. Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu
quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với Chi nhánh.
10. Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy
trình nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình giám đốc
Chi nhánh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết.
11. Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành.
12. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng.
13. Làm công tác khác khi được giám đốc giao.
2.3. Phòng khách hàng cá nhân:
_ Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân về khai
thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng ,
quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn
của Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN). Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị,
giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.
_ Nhiệm vụ:
1. Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhân
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và NHCTVN.
Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng trongnghiệp vụ huy động
vốn đối với cá nhân. Kiểm soát tất cả các bút toán giao dịch thuộc thẩm quyền và
phạm vi phòng quản lý.

2. Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về
các sản phẩm dịch vụ của NHCTVN: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại
tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử ; làm đầu mối bán
các sản phẩm dịch vụ của NHCTVN đến các khách hàng cá nhân. Nghiên cứu đưa
ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch
vụ mới cho khách hàng là cá nhân.
3. Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng của khách hàng có nhu
cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định
theo quy định của NHCTVN.
4. Thực hiện nhiệm vụ tín dụng và xử lý giao dịch:
+ Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng
khác.
+ Thẩm định khác hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình
thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của NHCTVN.
+ Đưa ra các đề xuất chấp thuận (từ chối) đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại
thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định.
+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng. Phải
có trách nhiệm và phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu
phí đầy đủ, kịp thời, đúng hạn, đúng hợp đồng đã kí.
+ Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi các
khoản cho vay này
5. Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảo theo quy
định của NHCTVN. Tìm mọi biện pháp thu hồi nợ nhóm 2,3,4,5. Phối hợp với
phòng Quản lý rủi ro đề xuất các biện pháp thu hồi nợ đã xử lý rủi ro thuộc phòng
mình đã cho vay trước đây.
6. Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm
lãi, Hội đồng xử lý rủi ro.
7. Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi
ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của Chi nhánh và
NHCTVN.

8. Cập nhật phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính
của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.
9. Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu
quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với Chi nhánh.
10. Điều hành và quản lý lao động, tài sản, tiền vốn huy động tại các quỹ tiết
kiệm, điểm giao dịch; hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ các dịch vụ ngân hàng cho
các QTK, ĐGD; kiểm tra giám sát các hoạt động của các QTK, ĐGD theo quy chế
hoạt động của QTK, ĐGD.
11. Thực hiện nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác
theo hướng dẫn của NHCTVN.
12. Phản ánh kịp thời các vấn đề vướng mắc trong cơ chế nghiệp vụ và các
vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Gám đốc xem xét, giả quyết.
13. Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành.
14. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng.
15. Làm công tác khác khi được giám đốc giao.
2.4. Phòng quản lý rủi ro (bao gồm cả quản lý nợ có vấn đề):
_Chức năng:
Phòng quản lý rủi ro có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về
công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh; quản lý giám sát thực hiện danh mục cho
vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định
hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện
chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ
đạo của NHCTVN. Chịu trách nhiệm về quản lý và đề xuất xử lý các khoản nợ có
vấn đề (bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu tại các
phòng có cho vay; quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định
của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và tiền lãi vay đối với các khoản nợ
xấu theo chỉ đạo của Giám đốc Chi nhánh. Quản lý, theo dõi, đề xuất các biện pháp
và phối hợp với các phòng có liên quan thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.
_Nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu chủ trương chính sách của Nhà nước và kế hoạch phát triển

theo vùng kinh tế, ngành kinh tế tại các địa phương, các văn bản về hoạt động ngân
hàng chiến lược kinh doanh, chính sách quản lý rủi ro của NHCTVN và thực
trạng tín dụng tại chi nhánh trong từng thời kì để:
+ Đề xuất mức tăng trưởng theo nhóm khách hàng, ngành nghề, khu vực
kinh tế phù hợp với năng lực quản trị rủi ro của Chi nhánh và tình hình phát triển
kinh tế tại địa phương.
+ Đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế tín dụng hoặc ngừng quan hệ
tín dụng.
2. Thực hiện thẩm định độc lập ( theo cấp độ quy định của NHCTVN hoặc
theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh, Hội đồng tín dụng chi nhánh) hoặc tái thẩm
định:
+ Thẩm định , xác định giới hạn tín dụng, các khoản cấp tín dụng cho khách
hàng có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh và trình cấp có thẩm quyền quyết định.
+ Thẩm định các khoản vay, dự án vay vốn, các khoản bảo lãnh, cấp tín dụng
khác có độ phức tạp hoặc có giá trị lớn hơn theo quy định của NHCTVN trong từng
thời kì hoặc theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh, Hội đồng tín dụng cơ sở.
3. Tái thẩm định, đánh giá rủi ro đối với các khoản bảo lãnh, khoản cấp tín
dụng khác hoặc đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi
nhánh hoặc Hội đồng tín dụng Chi nhánh.
4. Thực hiện phân loại nợ và tính toán trích dự phòng rủi ro cho từng khách
hàng theo quy định hiện hành.
5. Chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại
chi nhánh.
6. Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng, giám sát thực hiện các khoản cấp
tín dụng và việc nhập dữ liệu đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh
(Đối với các khoản vay, dự án khách hàng cần phải có bộ phận quản lý rủi ro tham
gia quản lý theo các quy định của NHCTVN) sau khi đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt:
+ Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục tín dụng do các phòng liên quan
lập, đảm bảo tuân thủ theo đúng điều kiện của khoản tín dụng đã đượcc duyệt.

+ Theo dõi, giám sát việc hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng và giám sát kiểm tra
việc nhập dữ liệu khoản tín dụng vào hệ thống máy tính của phòng có liên quan sau
khi cấp tín dụng, đảm bảo sự chính xác, phù hợp về hồ sơ tín dụng trên máy tính và
trên giấy.
7. Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ của các nghiệp vụ về tài trợ thương mại,
chuyển tiền ngoại tệ, mua bán nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh hoặc
NHCTVN.
8. Nghiên cứu các danh mục tài sản bảo đảm tiền vay, cảnh báo rủi ro trong
việc nhận tài sản bảo đảm.
9. Triển khai thực hiện các chính sách, quy trình, quy định về quản lý rủi ro
tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán của NHCTVN nhằm
giúp các hoạt động nghiệp vụ tại Chi nhánh ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất mức độ
rủi ro.
10. Cung cấp thông tin liên quan đến nghiệpvụ phòng ngừa rủi ro cho các
phòng liên quan tại Chi nhánh và trụ sở chính NHCTVN khi có yêu cầu.
11. Làm đầu mối liên hệ với Trung tâm thông tin tín dụng NHNN trê địa bàn
trong việc cung cấp và khai thác sử dụng thông tin tín dụng theo quy định của
NHNN.
12. Đề xuất và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện về: lãi suất, phí, chi phí
khuyến mãi, tiếp thị, chi hoa hồng theo quy định.
13. Nghiên cứu chủ trương chính sách, luật pháp, các văn bản pháp quy của
Nhà nước, của các ngành và NHCTVN có liên quan đến hoạt động ngân hàng để đề
xuất các biện pháp và phối hợp với các phòng có liên quan để thực hiện xử lý, thu
hồi các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ đã được xử lý rủi ro, xử lý tài sản bảo
đảm tiền vay, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro:
+ Theo dõi đề xuất các biện pháp và phối hợp với các phòng có liên quan
thực hiện việc thu các khoản nợ nhóm 3,4,5 và nợ đã xử lý rủi ro.
+ Đề xuất các biện pháp xử lý đối với các loại tài sản đảm bảo nợ vay có vấn
đề phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế trong từng thời kì.
+ Thực hiện phân loại nợ, tính toán trích dự phòng rủi ro, phân tích thực

trạng, chất lượng dư nợ của Chi nhánh theo định kì hoặc theo yêu cầu đột xuất của
NHCTVN.
14. Đề xuất phuơng án trình các cấp, các ngành có liên quan hỗ trợ Chi
nhánh trong việc xử lý thu hồi các khoản nợ có vấn đề vượt phạm vi, khả năng xử
lý của Chi nhánh. Hoàn thiện hồ sơ theo yêu câu của NHCTVN trình cấp có thẩm
quyền cho xử lý các khoản nợ tồn đọng (nếu có) theo yêu cầu của NHCTVN.
15. Đầu mối kiểm tra, tổng hợp hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro, miễn giảm lãi của
Chi nhánh theo qui định của NHCTVN.
16. Tham gia Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý rủi ro, Hội đồng miễn giảm
lãi theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh hoặc Chủ tịch hội đồng.
17. Tổng hợp, thống kê, lưu trữ tài liệu, số liệu liên quan đến các khoản nợ
có vấn đề và tài sản bảo đảm tồn đọng. Làm các báo cáo định kì hoặc đột xuất theo
yêu cầu của giám đốc Chi nhánh và NHCTVN.
18. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng.
19.Làm công tác khác khi được giám đốc giao.
2.5. Phòng kế toán giao dịch:
_ Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các
nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ
tại Chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán,
xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao
dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của
Nhà nước và NHCTVN. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sư dụng các
sản phẩm ngân hàng.
_Nhiệm vụ:
1. Phối hợp với phòng thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên
máy: thực hiện mở, đóng giao dịch Chi nhánh hàng ngày.
2. Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng:
a. Mở, đóng các tài khoản (ngoại tệ và VND).
b. Thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền từ tài khoản.

c. Bán séc, ấn chỉ thường cho khách hàng theo quy định.
d. Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, tiền mặt, thanh toán và chuyển
VND, ngoại tệ, chuyển tiền ngoại tệ.
e. Thực hiện các dịch vụ về tiền mặt, các giao dịch về thẻ, séc du lịch, séc
bảo chi, séc chuyển khoản, nhờ thu phí thương mại
g. Thực hiện các giao dịch giải ngân, thu nợ, thu lãi, xoá nợ
h. Thực hiện nghiệp vụ thấu chi (theo hạn mức được cấp), chiết khấu chứng
từ có giá theo quy định.
i. Kiểm tra, tính và thu phí của khách hàng khi thực hiên các dịch vụ ngân
hàng, kiểm tra tính lãi (lãi cho vay, lãi huy động).
k. Cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác ( bảo quản giấy tờ có giá, cho thuê
tủ két )
l. Hạch toán các khoản mua, bán ngoại tệ bằng chuyển khoản trên cơ sở các
chứng từ hợp lệ, hợp pháp theo quy định của NHNN, NHCTVN, do phòng thanh
toán XNK chuyển sang.
m. Tăng cường công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng để khai thác nguồn
vốn nội và ngoại tệ từ các khách hàng có quan hệ tiền gửi. Có trách nhiệm phối hộp
với các phòng khách hàng giữ vững tăng trưởng nguồn vốn đối với khách hàng
doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh.
3. Thực hiện kiểm soát sau:
+ Kiểm soát tất cả các bút toán tạo mới và các bút toán điều chỉnh (bao gồm
các bút toán tự động trong các module nghiệp vụ thuộc phân hệ BDS và tạo tay trực
tiếp trong BDS của GL).
+ Thực hiện việc đối chiếu tài khoản điều chuyển vốn (ngoại tệ và VND) với
trụ sở chính. Tra soát với ngân hàng trong và ngoài hệ thống điện chuyển tiền giao
dịch của doanh nghiệp và cá nhân.
+Kiểm tra đối chiếu tất cả các báo cáo kế toán trong phân hệ BDS, GL.
+ Thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo
thẩm quyền,kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp, liệt kê giao dịch trong ngày, đối
chiếu, lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên thuộc phần

hành phụ trách theo quy định.
+ Kiểm soát tất cả các bút toán giao dịch, điều chỉnh của phòng giao dịch,
quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch theo quy định.
4. Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử,
thanh toán liên ngân hàng.
5. Quản lý thông tin:
+ Duy trì, quản lý hồ sơ thông tin khách hàng.
+ Quản lý , mẫu dấu, chữ kí của khách hàng là doanh nghiệp và các nhân
thuộc phần hành quản lý.
6. Quản lý séc và giấy tờ có giá, các ấn chỉ quan trọng, các chứng từ gốc
của các giao dịch viên và toàn chi nhánh.
7. Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày (quỹ tiền mặt của các giao dịch viên).
Thực hiện kiểm soát, đối chiếu tiền mặt hàng ngày với phòng tiền tệ kho quỹ theo
quy định của NHNN và NHCTVN.
8. Lưu trữ chứng từ của các bộ phận nghiệp vụ (không gồm của các phòng
giao dịch), số liệu theo quy định hiện hành của NHNN, NHCTVN.
9. Thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ, hạch toán chi trả lương và các
khoản thu nhập khác cho cán bộ nhân viên hàng tháng.
10. Phối hợp với các phòng có liên quan phân tích, đánh giá kết quả hoạt
động kinh doanh của chi nhánh để trình Ban lãnh đạo Chi nhánh quyết đinhj mức
trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo các hướng dẫn của NHCTVN.
11. Tổ chức quản lý và theo dõi hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ
lao động, kho ấn chỉ, chi tiêu nội bộ của Chi nhánh. Phối kết hợp với phòng tổ chức
hành chính lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng tài sản cố định; xây dựng nội quy quản
lý, sử dụng trang thiết bị tại Chi nhánh.
12. Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo qui định hiện hành.
13. Lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kế hoạch chi tiêu
nội bộ bảo đảm hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trình Giám đốc Chi nhánh
quyết định.
14. Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch

và thực hiện quỹ tiền lương quý, năm, chi các quỹ theo quy định của Nhà nước và
NHCTVN phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của Chi nhánh.
15. Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản nộp
ngân sách theo quy định. Là đầu mối trong quan hệ với cơ quan thuế, tài chính. Kê
khai nộp thuế KDNT.
16. Làm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của NHNN và
NHCTVN.
17. Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng.
18. Làm công tác khác do giám đốc giao.
2.6. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu:
_ Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập
khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh theo quy định của NHCTVN.
_ Nhiệm vụ:
1. Thực hiện nghiệp vụ về thanh toán XNK theo hạn mức được cấp:
+ Thực hiện các nghiệp vụ phát hành, sửa đổi, thanh toán L/C nhập khẩu;
thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu.
+ Thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu liên quan đến XNK (nhờ thu kèm bộ
chứng từ, nhờ thu không kém bộ chứng từ, nhờ thu séc thương mại)
+ Phối hợp với các phòng KH số 1, KH số 2 để thực hiện nghiệp vụ chiết
khấu bộ chứng từ, nghiệp vụ biên lai tin thác, bao thanh toán, bao thanh toán tuyệt
đối.
+ Phát hành, thông báo (bao gồm cả sửa đổi bảo lãnh) bảo lãnh trong nước
và nước ngoài trong phạm vi được uỷ quyền. Thẩm định khách hàng ký quỹ 100%
nghiệp vụ bảo lãnh.
+ Phối hợp với các phòng khách hàng theo dõi các khoản cho vay bắt buộc.
+ Thực hiện các nghiệp vị khác theo hướng dẫn và uỷ quyền của NHCTVN
trong từng thời kì.
2. Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ:
+ Xây dựng giá mua, bán hàng ngày trình lãnh đạo duyệt theo thẩm quyền để

thực hiện trong toàn chi nhánh.
+ Thực hiện nghiệp vụ liên quan để kí kết hợp đồng mua bán ngoại tệ
(chuyển khoản) với các tổ chức kinh tế, cá nhân, chuyển phòng kế toán để hạch toán
theo quy định của NHCTVN.
+ Hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ với các đại lý thu hồi ngoại tệ thuộc Chi
nhánh quản lý.
3. Hỗ trợ phòng kế toán thực hiện chuyển tiền nước ngoài:
Kiểm tra hợp đồng ngoại thương hoặc thủ tục của các khoản chuyển tiền
khác theo quy định của NHCTVN.
4. Phối hợp với bộ phận kiểm soát sau thuộc phòng kế toán kiểm soát, đối
chiếu các bút toán phát sinh trên tài khoản liên quan đến nghiệp vụ của phòng và xử
lý các sai sót, chênh lệch theo quy trình nghiệp vụ và chế độ kế toán hiện hành.
5. Phối hợp với các phòng khách hàng thực hiện công tác tiếp thị để khai
thác nguồn ngoại tệ cho chi nhánh; tiếp thị khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ
ngân hàng.
6. Tư vấn khách hàng sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, thanh toán
XNK,
7. Tham gia Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi
ro (khi có yêu cầu).
8. Tổng hợp báo cáo, lưu giữ chứng từ, tài liệu theo quy định.
9. Đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quy định.
10. Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ.
11. Làm công tác khác do Giám đốc giao.
2.7. Phòng tiền tệ kho quỹ:
_ Chức năng:
Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý
quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCTVN. Ứng và thu tiền mặt cho các
quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các
doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
_ Nhiêm vụ:

1. Quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt VND và ngoại tệ, thẻ trắng,
thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp) theo đúng quy định của NHNN
và NHCTVN.
2. Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch
trong và ngoài quầy ATM theo uỷ quyền kịp thời chính xác, đúng chế độ quy định.
3. Thu, chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn, thu chi lưu động tại các doanh
nghiệp, khách hàng.
4. Phối hợp với phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính thực hiện điều
chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh với NHNN, các NHCT VN trên địa
bàn, các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch, phòng giao dịch, máy ATM an toàn, đúng
chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tại chi nhánh.
5. Thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các hiện tượng hoặc sự cố
ảnh hưởng đến an toàn kho quỹ, báo cáo Ban giám đốc kịp thời xử lý. Lập kế hoạch
sửa chữa, cải tạo, tu bổ, nâng cấp kho tiền đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
6. Thực hiên ghi chép theo sổ sách, thu chi xuất nhập kho quỹ đầy đủ, kịp
thời. Làm các báo cáo theo quy định của NHNN và NHCTVN.
7. Thực hiện đóng gói, lập bảng kê chuyển séc du lịch, hoá đơn thanh toán
thẻ VISA, MASTER về trụ sở chính NHCTVN hoặc các đầu mối để gửi đi nước
ngoài nhờ thu.
8. Tổ chức học tập nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên đáp ứng yêu cầu
công tác của phòng.
9. Thực hiện mốt số công việc khác do giám đốc giao.
2.8. Phòng Tổ chức – Hành chính:
_ Chức năng:
Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiên công tác tổ chức cán
bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy
định của NHCTVN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động
kinh doanh tại Chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn Chi nhánh.
_ Nhiệm vụ:
1. Thực hiện quy định của Nhà nước và NHCTVN có liên quan đến chính

sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
2. Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán
bộ phù hợp với năng lực,trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền
của chi nhánh.
3. Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh.
4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho
cán bộ, nhân viên chi nhánh.
5. Phối hợp cùng phòng kế toán lập kế haọch mua sắm tài sản và công cụ lao
động, trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động
kinh doanh tại chi nhánh. Thực hiện theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, công cụ
lao động theo uỷ quyền.
6. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa nhà làm việc,
quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh và quy chế
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và NHCTVN.
7. Quản lý và sử dụng xe ô tô, sử dụng điện, điện thoại và các trang thiết bị
của chi nhánh. Định kỳ bảo dưỡng và khám xe ô tô theo quy định, đảm bảo lái xe an
toàn. Là đầu mối xây dựng nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh.
8.Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định
của Nhà nước và NHCTVN. Đánh máy, in ấn tài liệu của cơ quan khi đã được Ban
giám đốc duyệt. Cung cấp tai liệu lưu trữ cho Ban giám đốc và các phòng khi cần
thiết theo quy định về bảo mật, quản lý an toàn hồ sơ cán bộ.
9. Tổ chức thực hiện công tác y tế tại chi nhánh.
10. Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết
và Ban giám đốc tiếp khách.
11. Thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ các khoản chi tiêu nội bộ cơ quan.
12. Tổ chức công tác bảo vệ an toàn cơ quan; phối hợp với các phòng kế toán
giao dịch, tiền tệ kho quỹ bảo vệ an toàn công tác vận chuyển hàng đặc biệt; phòng
cháy nổ, chống lụt bão theo đúng quy định của ngành và các cơ quan chức năng.
13. Lập báo cáo thuộc phạm vi trách nhiệm của phòng.
14. Thực hiện một số công việc khác do giám đốc giao.

2.9. Phòng thông tin điện toán:
_ Chức năng:
Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi
nhánh. Bảo trì bảo dưỡng máy tính đẩm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống
mạng máy tính của chi nhánh.
_ Nhiệm vụ:
1. Thực hiện quản lý về mặt công nghệ và kỹ thuật đối với toàn bộ hệ thống
công nghệ thông tin của chi nhánh theo thẩm quyền được giao.
2. Quản lý hệ thống giao dịch trên máy: thực hiện mở, đóng giao dịch chi
nhánh hàng ngày; nhận chuyển giao ứng dụng, các dữ liệu, tham số mới nhất từ
NHCTVN; thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao
dịch, phối hợp với các phòng liên quan để đảm bảo thông suốt các giao dịch của Chi
nhánh.
3. Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống, thiết bị ngoại vi, mạng máy tính đảm bảo
thông suốt hoạt động của hệ thống tại chi nhánh.
4. Thực hiện triển khai các hệ thống, chương trình phần mềm mới, các phiên
bản cập nhật mới nhất từ phía NHCTVN triển khai cho chi nhánh.
5. Lập, gửi báo cáo bằng file theo quy định hiện hành của NHCTVN,
NHNN.
6. Làm đầu mối về mặt công nghệ giữa chi nhánh với NHCTVN. Thao tác
vận hành các chương trình phần mềm trong hệ thống thông tin điện toán của chi
nhánh, xử lý các sự cố đối với hệ thống thông tin tại chi nhánh. Thực hiện lưu trữ,
phục hồi thông tin toàn chi nhánh.
7. Phối hợp các phòng nghiệp vụ để dề xuất các sản phẩm mới và công nghẹ
mới, đưa ra các yêu cầu về nâng cấp, sửa đổi hệ thống, triển khai công tác đào tạo
về công nghệ thông tin tại chi nhánh.
8. Thiết kế và xây dựng các tiện ích phục vụ yêu cầu chỉ đạo điều hành cho
Ban lãnh đạo chi nhánh trên nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến phần mềm của
NHCTVN. Hỗ trợ cho các phòng, ban kết xuất số liệu ra máy in để các phòng ban
khai thác sử dụng.

9. Thực hiện nghiệp vụ đầu mối về thẻ: lắp đặt, vận hành, xử lý lỗi thẻ ATM,
giải quyết các vướng mắc của khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ, triển khai sản
phẩm thẻ theo hướng dẫn của NHCTVN.
10. Kết hợp các phòng nghiệp vụ khác thực hiện quản lý, duy trì về kĩ thuật
các hoạt động giao dịch ngoài quầy trên các kênh giao dịch của NHCTVN ( như
ATM, EBANK. TELEPHONE BANKING và các sản phẩm thương mại).
11. Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ công tác của phòng.
12. Làm một số công việc khác do Giám đốc giao.
2.10. Phòng tổng hợp:
_ Chức năng:
Phòng tổng hợp là phòng nghiẹp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự
kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh
doanh, thực hiện báo cá hoạt động hành năm của chi nhánh.
_ Nhiệm vụ:
1. Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính, phân tích đánh giá tổng
hợp báo cáo tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh.
2. Làm đầu mối các báo cáo theo quy định của NHNN và NHCTVN.
3. Làm công tác thi đua của chi nhánh.
4. Là đầu mối nghiên cứu các đề án mở rộng màng lưới kinh doanh tại chi
nhánh trình NHCRVN quyết định. Là đầu mối nghiên cứu triển khai các đề tài khoa
học của chi nhánh.
5. Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng.
6.Làm các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
III. Kết quả kinh doanh tại chi nhánh NHCT khu vực II Hai Bà Trưng trong
các năm qua:
1. Hoạt động huy động vốn:
Bảng 1: Số liệu về tình hình huy động vốn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 2006

Tổng nguồn vốn huy động
+ Tiền gửi của các tổ chức kinh
tế
+ Tiền gửi từ dân cư
2237190
851404

1385786
2417483
932165

1485318
2700815
968598

1732217
Về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2005 và 2006
so với năm trước đạt thấp đặc biệt so với các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội nói
chung và các chi nhánh NHCT nói riêng. Một số nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng
trưởng nguồn vốn còn thấp là:
_ Công tác huy động vốn tiền gửi dân cư gặp nhiều khó khăn. Phần lớn nhu
cầu vốn của nền kinh tế là do hệ thống ngân hàng đáp ứng nên áp lực vay vốn ngân
hàng là rất lớn, tác động trực tiếp đến công tác huy động vốn, theo đó để đáp ứng
nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, các NHTM phải phát triển mạnh huy động
vốn, đây là tác động tích cực. Bên cạnh đó tạo nên sự cạnh tranh hết sức sôi động và
quyết liệt thậm chí có những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh giữa các
NHTM trong quá trình huy động vốn như: các NHTM đã áp dụng các biện pháp
tiếp thị khuyến mại hấp dẫn bằng nhiều hình thức, tăng lãi suất huy động, đưa ra
nhiều loại sản phẩm huy động nhằm thu hút nguồn vốn.
_ Đã xuất hiện nhiều kênh huy động vốn khác như: các công ty bảo hiểm, tiết

kiệm bưu điện, thị trường chứng khoán, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu xây dựng
thủ đô Việc đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp cũng phần nào chi phối tốc độ
tăng trưởng nguồn vốn.
_ Các dịch vụ ngân hàng tuy đã được quan tâm chú ý phát triển nhưng tiện
ích còn ít chưa đáp ứng được yêu cầu của đời sống, chưa tạo được thói quen thanh
toán qua ngân hàng trong quảng đại quần chúng nên việc thu hút nguồn vốn trong
thanh toán còn rất hạn chế.
_ Chi nhánh chưa có những giải pháp tích cực và chủ động đặc biệt là các
giải pháp thuộc nhóm cơ chế động lực nên tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ,
giao dịch viên tuy đã được học tập để nâng cao văn hoá giao tiếp nhưng vẫn còn
nhiều bất cập. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới công tác huy động vốn yếu kém so
với các ngân hàng trên địa bàn.
_ Hệ thống quỹ tiết kiệm của Chi nhánh còn nhiều địa điểm chật hẹp không
thuận lợi và khang trang, chưa phù hợp với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Việc
mở rộng mạng lưới quỹ tiết kiệm tới các trung tâm dân cư trong năm qua chưa phát
triển được.
2. Hoạt động tín dụng:
Bảng 2: Số liệu tình hình hoạt động tín dụng
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Tổng dư nợ cho vay
+ Ngắn hạn
+ Trung bình
+ Dài hạn
943788
599167
108336
18608
740111
512635

147222
18768
686481
474569
233739
19023
Cho vay đối với DNNN 685695 561975 300972
Tình hình nợ quá hạn 73490 49176 14928
* Năm 2005 và 2006, dư nợ cho vay nền kinh tế chỉ đạt 78,4% và 72,7% so
với năm 2004. Nguyên nhân giảm:
_ Xử lý các khoản nợ phân nhóm 5 theo QĐ234/QĐ-NHCT37.
_ Quán triệt chỉ đạo của NHCTVN trong công tác tín dụng về đẩy mạnh các
biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng gắn liền với tăng trưởng tín dụng hợp lý đi
đôi với năng lực quản lý và kiểm soát chặt chẽ vốn vay. Trên cơ sở chọn lọc khách
hàng, Chi nhánh đã giảm dần dư nợ và ngừng quan hệ cho vay đối với những doanh
nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu thấp hơn so quy định, không
có khả năng trả nợ ngân hàng.
_ Chưa phát triển cho vay các dự án mới và các đơn vị vay vốn mới.
*Đặc biệt năm 2005 là năm bộc lộ chất lượng tín dụng yếu kém của các năm
trước để lại, cũng là năm đầu tiên thực hiện phân loại nợ theo quyết định 234/QĐ-
NHCT37, đòi hỏi các Chi nhánh hạch toán phân loại nợ theo đúng quy định gần
chuẩn mực quốc tế làm minh bạch hoá các khoản nợ, do đó việc trích dự phòng rủi
ro cho các khoản nợ xấu rất lớn lên tới 124,4 tỉ đồng (gấp 6,9 lần so với năm 2004)
nên ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Trong năm 2005 đã thực
hiện xử lý nợ nhóm 5 là 82.442 triệu đồng tuy nhiên nợ quá hạn và nợ gia hạn của
chi nhánh vẫn phát sinh làm cho dư nợ xấu còn rẩt lớn trong tổng dư nợ.
Dư nợ quá hạn 49.176 triệu đồng, giảm so với đầu năm 21,1 tỉ chiếm 6,6%
tổng dư nợ. Trong năm doanh số nợ quá hạn phát sinh 192,8 tỉ. Doanh số thu nợ quá
hạn 217 tỉ, thu nợ sau xử lý rủi ro 881 triệu.
Nợ gia hạn 56.803 triệu đồng chiếm 7,6% tổng dư nợ. Doanh số phát sinh nợ

gia hạn 187,3 tỉ. Doanh số thu nợ gia hạn 235,3 tỉ.
Tuy nhiên nợ xấu thuộc nhóm 3,4 và nhóm 5 vẫn còn rất lớn: 161.046 triệu,
chiếm 21,7% trong tổng dư nợ.
Việc nợ quá hạn và nợ gia hạn của chi nhánh phát sinh lớn một phần nguyên
nhân là do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ, tài chính khó khăn, công
nợ dây dưa, bên cạnh đó cũng một phần do năng lực, ý thức trách nhiệm của cán bộ
tín dụng còn hạn chế, chưa theo sát và đánh giá được hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp nhất là DNNN dẫn tới đơn vị lỗ lớn nhưng không biết vẫn tiếp tục
đầu tư , thậm chí ngay từ khâu thẩm định và quyết định cho vay cũng thể hiện nhiều
tồn tại yếu kém, việc cương quyết chủ động và tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ xấu
còn hạn chế và chưa đủ mạnh nên kết quả còn rất thấp. Tuy nhiên thực hiện chỉ đạo
của Tổng Giám đốc trong việc thu hồi nợ xấu trong quí IV Chi nhánh đã đề ra
những giải pháp tích cực nhằm đẩy mạnh thu nợ xấu như giao chỉ tiêu thu nợ xấu
cho từng phòng, trên cơ sở đó giao cho từng cán bộ tín dụng gắn với thi đua khen
thưởng nên đã thu được trên 15 tỷ nợ được đánh giá là khó thu.
* Về tỉ lệ cho vay DNNN là 79% vượt 9% so với kế hoạch NHCTVN giao
và giảm 14,6% so với năm 2004. Thực chất, tỉ lệ giảm là do một số doanh ngiệp
Nhà nước thực hiện cổ phần hoá còn dư nợ đối với khu vực dân doanh tăng trưởng
không đáng kể.
3. Kết quả tài chính:
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Tổng thu nhập 163706 184398 243955
Tổng chi phí 145784 279997 241823
Lợi nhuận 17922 -95599 2132
Năm 2005 và 2006 lợi nhuận rất thấp thậm chí năm 2005 còn lỗ rất lớn là do
chi phí tăng do phải trích dự phòng rủi ro theo quyết định 234QĐ/NHCT37 đã ảnh
hưởng lớn đến kết quả tài chính của chi nhánh.
4. Các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động và khắc phục những khó

khăn:
Để giải quýêt những khó khăn còn tồn tại và thực hiện được những mục tiêu
đề ra trong những năm tới, cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
* Công tác huy động vốn:
Quan tâm và chủ động hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh khai thác tăng trưởng
nguồn vốn huy động, đặc biệt là nguồn vốn có lãi suất đầu vào thấp. Hoạt động huy
động vốn sẽ ngày một khó khăn, cạnh tranh giữa các NHTM sẽ ngày một gay gắt
hơn, vì vậy cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh qua việc thực hiện tốt các nội
dung sau:
_ Mở rộng mạng lưới huy động một cách hợp lý, nhanh chóng hoàn thành
các điểm giao dịch mẫu, triển khai thực hiện tốt đa dạng hoá các hình thức huy
động vốn có tính cạnh tranh cao.
_ Xử lý linh hoạt việc áp dụng lãi suất.
_ Làm tốt công tác tiếp thị chăm sóc khách hàng nhất là các khách hàng có
nguồn tiền gửi lớn.
_ Nâng cấp cơ sở vật chất, năng lực trình độ và tác phong làm việc của cán
bộ giao dịch tại các điểm huy động vốn.

×