Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Các hình thức kiểm tra miệng của giáo viên để học sinh luôn chuẩn bị bài cũ tốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.6 KB, 5 trang )

CÁC HÌNH THỨC KIỂM TRA MIỆNG CỦA GIÁO VIÊN
ĐỂ HỌC SINH LUÔN LUÔN CHUẨN BỊ BÀI CŨ TỐT
Đề tài.
CÁC HÌNH THỨC KIỂM TRA MIỆNG CỦA GIÁO VIÊN
ĐỂ HỌC SINH LUÔN LUÔN CHUẨN BỊ BÀI CŨ TỐT"
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Người giáo viên luôn mang một trọng trách là truyền thụ cho học
sinh một số vốn kiến thức ở tất cả các bộ môn. Trong lúc đó, học sinh là
người được nhận lấy thu thập cái mà thầy giáo đã cung cấp cho mình trong
suốt quá trình trên bục giảng hàng ngày.
Với chương trình đổi mới, thay sách hiện nay ở các khối lớp, kiến
thức được cung cấp ngày càng nhiều, càng nâng lên và khó dần. Kiến thức
này liên quan đến kiến thức khác, vấn đề này liên hệ đến vấn đề kia, cứ như
thế từ dễ đến khó dần mà học sinh cần phải nắm chắc.
Vì vậy, các kiến thức của từng môn học, từng bài học luôn có móc
xích như một chuỗi nối tiếp nhau. Nắm được kiến thức ban đầu, sẽ hiểu
được các vấn đề kế tiếp sau này của bài sau Chính vì lẽ đó, mà học sinh
muốn hiểu rõ những vấn đề của bài mới thì phải nắm chắc bài cũ có liên
quan để dễ dàng tiếp nhận thông tin này.
Nói một cách khác, người học sinh lúc đến lớp phải chuẩn bị tốt kiến
thức bài cũ và giáo viên là người phải kiểm tra việc học sinh có chuẩn bị
bài cù tốt hay chưa! Đây cũng là việc làm thưởng xuyên của mỗi giáo viên
trong mỗi tiết dạy trước khi vào bài mới mà ta thường gọi là kiểm tra
miệng. Đó cũng là vấn đề tôi muốn đưa ra dưới đây: "Các hình thức kiểm
tra miệng của giáo viên để học sinh luôn chuẩn bị bài cũ tốt"
II. CÁC HÌNH THỨC TIẾN HÀNH:
1) Như ta đã biết: Hình thức kiểm tra miệng thông thường là đầu
tiết dạy; giáo viên đặt câu hỏi cho bài cũ, gọi học sinh lên trả lời, nhận xét
ghi điểm, thông thường dùng cho tất cả các khối lớp của các loại bài dạy.
Như vậy, trong một tiết dạy sẽ kiểm tra tối đa không quá 3 em (nếu là học
sinh học thuộc bài), còn nếu ngược lại, chỉ có thể là 1 - 2 em là đã quá thời


gian kiểm tra bài cũ của thời gian phân chia trong giáo án.
Một lớp học trung bình có 40 học sinh, một học kỳ kiểm tra miệng ít
nhất là một cột. Đối với môn học 3 - 4 tiết trong tuần, thì giáo viên có nhiều
thời gian để kiểm tra bảo đảm. Tuy nhiên, đối với các môn học 1 - 2 tiết
trong tuần thì giáo viên cần phải suy nghĩ phân chia thế nào đó, tìm phương
pháp để thục hiện cho đúng như chỉ tiêu trên. Đây là điều mà bản thân tôi
luôn suy nghĩ để tìm biện pháp áp dụng cho túng đối tượng học sinh, cho
từng lớp học. Hơn nữa, đa số học sinh còn có ý nghĩ là khi mình đã có điểm
(tức là cô thầy đã gọi rồi) thì những lần sau các em không học bài nữa, vì
cô sẽ gọi các bạn khác chưa đọc bài.
Nên khi giáo viên gọi lại đúng phải 1 em nào đó đã có điểm (ngay cả
học sinh giỏi) thì em đó có vẻ ngơ ngác và trả lời: "Thưa cô em đã dọc bài
rồi".
Qua thời gian tìm hiểu, suy nghĩ, tôi đã nghĩ ra nhiều hình thức
chuyển đổi cách kiểm tra miệng, thực hiện cho lớp 9 và nhất là các -khối
thay sách 6 – 7 - 8. Hình thức thưởng xuyên là gọi học sinh trả lời câu hỏi
bài cũ trước khi dạy bài mới.
2) Hình thức 2: Kiểm tra miệng trên giấy: Cho học sinh làm
nhanh trên giấy 1 câu trả lời không quá 10' kể cả thời gian ghi câu hỏi.
Tất cả các em đều phải làm, giáo viên thâu lại, chấm điểm ở nhà,
nhưng chỉ ghi điểm cho 5 - 7 em theo thứ tự danh sách trong sổ, tôi sẽ
không báo là em nào được ghi điểm nhằm mục đích để các em không biết
là mình đã dược ghi điểm chưa, lần sau đều phải học bài.
Cứ như vậy, mỗi tiết học tùy theo số lượng học sinh đã đủ cột điểm
kiểm tra miệng nhiều hay ít, tôi sẽ tiếp tục kiểm tra như vậy, rồi lại ghi
điểm tiếp theo cho 5 - 7 em khác nữa.
3) Hình thứ 3: Kiểm tra miệng : (Kiến thức cũ) lồng ngay trong lúc
giảng bài mới, áp dụng cho các bài học nhiều kiến thức, mà có liên quan
đến bài học trước nhiều. Thường gặp ở các khối thay sách, nhất là khối 7,
liên quan - mà các em phải nhớ học, bài sau. Như vậy, trong lúc giảng bài

mới, nếu có kiến thức nào cần cho các em khắc sâu để tìm ra kết luận của
kiến thức mới, tôi sẽ hỏi các em: Lúc này có thể là câu hỏi cho cá nhân trả
lời, hay có thể là hoạt động nhóm, mà thường là cá nhân vì để cho kịp thời
gian.
Ví dụ: Bài thức ăn
Các em biết được mỗi loại thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng
của từng loại vật nuôi.
Qua bài Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi.
Để gợi lại kiến thức cũ mà so sánh với kiến thức mới, giáo viên chỉ
cần đặt câu hỏi: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi đực giống? Nhu cầu dinh
dưỡng vật nuôi cái sinh sản? Thì lúc đó học sinh sẽ nhớ lại bài cũ.
Tùy từng câu hỏi, nếu có những kiến thức khó mà đa số học sinh
không nhớ ra, em nào trả lời được, giáo viên sẽ cho điểm, như vậy các em
se phấn khởi và cùng nhau suy nghĩ tiếp, vì trong quá trình của bài mới sẽ
có rất nhiều kiến thức liên quan như thế.
4) Hình thức 4: Giáo viên có thể kết hợp bằng các câu hỏi kiểm tra
theo dạy trắc nghiệm Đúng, sai. Học sinh trả lời nhanh khi giáo viên gọi và
cho điểm ngay vào đầu tiết dạy.
Sau khi kết hợp nhiều hình thức như vậy, tôi nhận thấy trước hết cột
điểm kiểm tra miệng của các khối lớp sẽ đầy đủ khi các lần kiểm tra hồ sơ -
sổ điểm cá nhân của lãnh đạo
III. KẾT QUẢ:
Như vậy tôi đã thực hiện hình thức này qua 1 - 2 năm, nhất là cho
các khối thay sách và cho cả lớp 9 (đa số học sinh ít học bài cũ hơn các học
sinh nhỏ). Tôi thấy các em chuyển biến rõ - là luôn luôn chuẩn bị tư thế để
giáo viên kiểm tra kiến thức cũ, tức là các em đều phải học bài cũ khi đến
lớp để đạt điểm cao nhất trong hình thức kiểm tra miệng lồng ghép vào bài
mới. Khi đạt chuẩn 8 - 10 học sinh thấy vui mừng và càng tranh đua để trả
lời.
Dù với hình thức nào, mục đích của người giáo viên lúc nào cũng

muốn học sinh nắm vững trọng tâm của bài học mới, tức là phải nhớ là kiến
thức cũ và mới lúc nào cùng có liên quan với nhau: "Có mới, phải nhớ cái
củ”
Hơn nữa, mỗi khi lãnh đạo trường kiểm tra sổ điểm cá nhân tôi, tôi
không còn phải lo lắng cho cột điểm kiểm tra miệng nữa.
Trên đây là một sáng kiến nhỏ trong các phương pháp giảng dạy của
một người giáo viên mà tôi đã nêu trên, mà mục đích chủ yếu là lúc nào
cũng muốn cho học sinh nắm chắc các kiến thức của mình đã truyền đạt.
Mong các anh chị đồng nghiệp góp ý để có những biện pháp tốt hơn nữa
trong việc giáo dục học sinh.
… Ngày ……… tháng … năm …
Người viết

×