Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm môn Tin học lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.19 KB, 18 trang )

Vận dụng gợi động cơ hoạt động trong dạy học cấu trúc rẽ nhánh
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG HÀ
TRƯỜNG THCS KỲ ĐỒNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Vận dụng gợi động cơ hoạt động trong dạy học cấu trúc rẽ nhánh
Giáo viên: Bùi Thị Tin
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Tin
Chức vụ: Tổ phó
Tổ: Khoa học tự nhiên
Trường: THCS Kỳ Đồng
Hưng Hà, tháng 10 năm 2014
Bùi Thị Tin – THCS Kỳ Đồng
Vận dụng gợi động cơ hoạt động trong dạy học cấu trúc rẽ nhánh
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN
Ngày nay, công nghệ thông tin có ảnh hưởng sâu rộng tới toàn bộ các lĩnh
vực trong cuộc sống và trên toàn thế giới. Dù muốn hay không thì tất cả chúng
ta đều phải công nhận là như vậy. Đó là một ngành ra đời muộn nhưng lại phát
triển vô cùng mạnh mẽ hơn tất cả các ngành khác và ảnh hưởng đến tất cả các
lĩnh vực còn lại. Trong đó không loại trừ ngành giáo dục. Phải nói rằng để có
một người xuất sắc trong lĩnh vực tin học người đó phải được đào tạo từ khi còn
ở trên ghế nhà trường. Và môn tin học đã được đưa vào trường học nước ta như
là một điều tất yếu.
Sự bùng nổ CNTT đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội
người. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học
và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng
CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, mở cửa và hội
nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung
Tuy nhiên, môn Tin học được đưa vào dạy học ở lớp 8 THCS với nội
dung trọng tâm là Lập trình đơn giản và khai thác phần mềm học tập. Là môn
học mới, Tin học đến nay chưa có hệ thống phương pháp dạy học mang đặc


điểm riêng của bộ môn giống như các môn học truyền thống khác. Mặt khác
phần lập trình được đưa vào vừa mới, vừa lạ, vừa khó đối với HS lớp 8. Thông
thường, mới đầu các em thấy sợ khi bắt tay vào tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình,
khả năng phân tích, tổng hợp không được phát huy. Học bài theo hình thức
thuộc lòng, kỹ năng vận dụng, sáng tạo hạn chế. Trong giờ học thường ỷ lại cho
giáo viên, ngại tham gia phát biểu ý kiến. Giờ học trở lên nặng nề và căng thẳng
với cả giáo viên và học sinh.
Là một giáo viên đang trực tiếp dạy môn Tin học 8 ở trường THCS được
chứng kiến thực trạng việc dạy và học bộ môn này nên tôi cũng rất trăn trở và đã
tìm nhiều biện pháp để lôi cuốn các em học sinh ham thích môn Tin học lập
trình. Dù đã cố gắng vận dụng nhiều phương pháp mới trong việc dạy học đã
tìm hiểu trên sách báo, trên mạng cũng như học hỏi kinh nghiệm của các đồng
nghiệp nhưng đa số học sinh vẫn tỏ ra chưa thật hứng thú. Cách đây ba năm, tôi
đã gặp được thầy PGS.TS. Lê Khắc Thành trong môn học Phương pháp giảng
dạy và được tiếp cận với cuốn sách “Phương pháp dạy học chuyên ngành Tin
học”. Từ đó tôi say sưa nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn phương pháp dạy học
phù hợp với bộ môn mình giảng dạy trong đó có các hoạt động dạy học như:
Bùi Thị Tin – THCS Kỳ Đồng
Vận dụng gợi động cơ hoạt động trong dạy học cấu trúc rẽ nhánh
Nhận dạng và thể hiện, phân bậc hoạt động, gợi động cơ vào dạy học lập
trình.Trong các hoạt động đã vận dụng thì “Gợi động cơ” là hoạt động tôi sử
dụng thường xuyên và xuyên suốt trong các bài học lập trình. Tôi thấy rằng đây
chính là một trong những phương pháp dạy học ưu việt nhằm nâng cao hiệu quả
giảng dạy bộ môn Tin học lập trình ở trường THCS. Tôi đã mạnh dạn áp dụng
vào giảng dạy và qua thời gian đã thấy hiệu quả đáng khích lệ
Từ thực tiễn đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài sau đây làm sáng kiến kinh
nghiệm để chia sẻ cùng với đồng nghiệp cùng bộ môn. Trong các nội dung lựa
chọn và áp dụng tôi thấy tâm đắc nhất là nội dung dạy học Cấu trúc rẽ nhánh
trong phần Lập trình đơn giản -Tin học 8, đây là lí do để tôi chọn đề tài: “Vận
dụng gợi động cơ hoạt động trong dạy học cấu trúc rẽ nhánh”.

II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu
Tạo động cơ cho học sinh ý thức về ý nghĩa của các hoạt động khi sử
dụng Cấu trúc rẽ nhánh trong công việc lập trình. Từ đó, học sinh có thể liên
hệ , vận dụng sáng tạo vào giải quyết các bài toán lập trình và các tình huống
thực tế.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu các vấn đề về Cấu trúc rẽ nhánh của ngôn ngữ lập
trình Pascal - Tin học 8, các tài liệu về phương pháp giảng dạy. Từ đó, đưa ra
các biện pháp có thể gợi động cơ hoạt động cho học sinh thông qua các ví dụ cụ
thể về Cấu trúc rẽ nhánh
3. Đối tượng nghiên cứu
Do xuất phát từ thực tế dạy và học môn Tin học 8 của trường tôi nên đề tài
này tôi chỉ nghiên cứu giới hạn ở học sinh khối lớp8 trường THCS Kỳ Đồng.
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
Bùi Thị Tin – THCS Kỳ Đồng
Vận dụng gợi động cơ hoạt động trong dạy học cấu trúc rẽ nhánh
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Việc học tập, tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo đòi hỏi học sinh phải
có ý thức về những mục tiêu đặt ra và tạo được động lực bên trong thúc đẩy bản
thân họ hoạt động để đạt mục tiêu đó. Điều này được thực hiện trong dạy học
không chỉ đơn giản bằng việc nêu mục tiêu mà quan trong hơn còn do gợi động
cơ.
Gợi động cơ là làm cho học sinh có ý thức về ý nghĩa của những hoạt
động và của đối tượng hoạt động. Gợi động cơ nhằm làm cho những mục tiêu sư
phạm biến thành những mục tiêu của cá nhân học sinh, chứ không phải là sự vào

bài, đặt vấn đề một cách hình thức.
Ở những lớp dưới, các thầy (cô) giáo thường dùng một số cách như cho
điểm, khen chê, thông báo kết quả học tập của học sinh cho gia đình, để gợi
động cơ. Càng lên cao, cùng với sự trưởng thành của học sinh, với trình độ nhận
thức và giác ngộ chính trị ngày càng được nâng cao, những cách gợi động cơ
xuất phát từ nội dung hướng vào những nhu cầu nhận thức, nhu cầu của đời
sống, trách nhiệm đối với xã hội ngày càng trở lên quan trọng.
Gợi động cơ không phải chỉ là việc làm ngắn ngủi lúc bắt đầu dạy một tri
thức nào đó (thường là một bài học), mà phải xuyên suốt quá trình dạy học. Vì
vậy, có thể phân biệt gợi động cơ mở đầu, gợi động cơ trung gian và gợi động
cơ kết thúc. Sau đây là những cách gợi động cơ xuất phát từ nội dung môn Tin
học theo từng giai đoạn như sau:
.1.GỢI ĐỘNG CƠ MỞ ĐẦU
Có thể gợi động cơ mở đầu xuất phát từ thực tế hoặc nội bộ môn Tin học.
+ Khi gợi động cơ mở đầu xuất phát từ thực tế, có thể nêu lên:
- Thực tế gần gũi xung quanh học sinh,
- Thực tế xã hội rộng lớn (kinh tế, kĩ thuật, quốc phòng, )
- Thực tế những môn học và khoa học khác.
Trong việc gợi động cơ xuất phát từ thực tế, ta cần chú ý đến những điều
kiện sau:
- Vấn đề đặt ra cần đảm bảo tính chân thực
- Việc nêu vấn đề không đòi hỏi quá nhiều tri thức bổ sung;
- Con đường từ lúc nêu vấn đề đến lúc giải quyết vấn đề càng ngắn càng
tốt.
Việc xuất phát từ thực tế không những có tác dụng gợi động cơ mà còn
góp phần hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. Nhờ đó, học sinh nhận
thức rõ và cải tạo thế giới quan duy vật biện chứng. Nhờ đó, học sinh nhận thức
rõ việc nhận thức và cải tạo thế giới đã đòi hỏi phải suy nghĩ và giải quyết vấn
Bùi Thị Tin – THCS Kỳ Đồng
Vận dụng gợi động cơ hoạt động trong dạy học cấu trúc rẽ nhánh

đề Tin học như thế nào, tức là nhận thức rõ Tin học bắt nguồn từ những nhu cầu
của đời sống thực tế. Vì vậy, cần khai thác triệt để gợi động cơ xuất phát từ thực
tế, đương nhiên phải chú ý những các điều kiện đã nêu ở trên.
Tuy nhiên,Tin học phản ánh thực tế một cách toàn bộ và nhiều tầng, do đó
không phải bất cứ nội dung nào, hoạt động nào cũng có thể được gợi động cơ
xuất phát từ nội bộ Tin học.
+ Gợi động cơ từ nội bộ môn Tin học là nêu một vấn đề Tin học xuất phát
từ nhu cầu Tin học, từ việc xây dựng khoa học Tin học, từ những phương thức
tư duy và hoạt động Tin học. Gợi động cơ theo cách này là cần thiết vì hai lẽ
Thứ nhất, như đã nêu ở trên,việc gợi động cơ từ thực tế không phải bao
giờ cũng thực hiện được.
Thứ hai, nhờ gợi động cơ nội bộ Tin học, học sinh hình dung được đúng
sự hình thành và phát triển của Tin học cùng với đặc điểm của nó và có thể dần
dần tiến tới hoạt động Tin học một cách độc lập.
Thông thường khi bắt đầu một nội dung lớn, một phân môn hay một
chương, ta nên cố gắng gợi động cơ xuất phát từ thực tế. Còn đối với những bài
hay từng phần của bài thì cần tính tới những khả năng gợi động cơ từ nội bộ Tin
học mà những cách thông thường là:
- Đáp ứng nhu cầu loại bỏ một sự hạn chế
- Hướng tới sự tiện lợi, hợp lí hóa công việc
- Chính xác hóa một khái niệm
- Hướng tới sự hoàn chỉnh của hệ thống
- Lật ngược vấn đề
- Xét tương tự
- Khái quát hóa
- Tìm sự liên hệ phụ thuộc
a. Đáp ứng nhu cầu xóa bỏ một hạn chế.
Ví dụ, chẳng hạn do việc phải duyệt đi duyệt lại các giá trị của các biến
cùng kiểu để lưu trữ nhiều biến cùng kiểu và xử lý chúng theo một vòng lặp nào
đó ta đưa vào dạng dữ liệu có cấu trúc mảng.

b. Hướng tới sự tiện lợi, hợp lý hóa công việc.
Ví dụ:
Viết chương trình cho máy tính nhận vào một dãy có N phần tử là những
nguyên không âm. Hãy viết ra màn hình tất cả các phần tử của dãy lớn hơn tất cả
các phần tử trước nó.
Để làm bài này học sinh khai báo mảng M có N phần tử là số nguyên
không âm. Sau khi nhận vào các phần tử của mảng M, các em dùng 2 vòng lặp
Bùi Thị Tin – THCS Kỳ Đồng
Vận dụng gợi động cơ hoạt động trong dạy học cấu trúc rẽ nhánh
For lồng nhau và dùng kỹ thuật đánh dấu để viết ra màn hình tất cả các phần tử
của dãy lớn hơn tất cả các phần tử đứng trước nó
c.Chính xác hóa một khái niệm:
Có những khái niệm mà học sinh đã biết ở từng bài riêng lẻ chưa thể đưa
ra ngày những nhận xét, những kết luận chính xác liên quan đến khái niệm đó,
tới một thời điểm nào đó có đủ điều kiện thì giáo viên gợi lại vấn đề và giúp học
sinh chính xác hóa khái niệm đó.
d. Hướng tới sự hoàn chỉnh về hệ thống
Trước khi dạy một chương trình hoặc một phần mà có nhiều kiến thức liên
quan với nhau, giáo viên có thể trình bày sơ đồ liên hệ giữa các kiến thức sẽ học
để học sinh có cái nhìn tổng quan hệ thống những kiến thức mà họ sắp được
học. Ví dụ khi dạy học sinh về in ấn trang giấy thì giáo viên phải cho học sinh
xem văn bản sẽ được in ra sau khi đã hoàn chỉnh việc trình bày (văn bản đã
được giáo viên chuẩn bị trước ở nhà).
e. Lật ngược vấn đề
Sau khi đã giải quyết được một vấn đề, một câu hỏi tự nhiên thường được
đặt ra là vấn đề ngược lại sẽ giải quyết như thế nào? Chính những câu hỏi này
được thầy giáo và học sinh cùng suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết thì kiến thức
sẽ được học sinh khắc sâu hơn.
f. Xét tương tự
Khi dạy đến vấn đề xét tương tự trong việc gợi động cơ giảng dạy mảng

một chiều trước tiên ta phải làm rõ được vấn đề cần làm sáng tỏ với học sinh, có
nghĩa là đưa ra một bài toán cho học sinh làm, khi làm xong thì giáo viên cần có
những liên hệ móc nối với bài toán khác để tạo cho học sinh suy nghĩ có tính tư
duy lô gíc.
g. Khái quát hóa
Ví dụ: Sau khi học sinh biết tính chu vi tam giác khi cho máy tính nhận
vào tọa độ của ba đỉnh trong mặt phẳng, ta phải khái quát lên tính độ dài cuả
đường gấp khúc lần lượt nối từ điểm thứ nhất đến điểm N khi cho máy tính nhận
vào tọa độ của N điểm trong mặt phẳng.Vấn đề ở bài toán này là học sinh phải
tổ chức dữ liệu để lưu N điểm.
h. Tìm sự liên hệ phụ thuộc
Khi gợi động cơ trong việc giảng dạy mảng một chiều, cụ thể là khi dạy
học sinh về một kiến thức hay một bài tập nào đó giáo viên tìm được sự liên hệ
và phụ thuộc móc xích thì học sinh sẽ tích cực tìm tòi suy nghĩ liên hệ với phần
kiến thức đã học, khi đó học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức mới.
Bùi Thị Tin – THCS Kỳ Đồng
Vận dụng gợi động cơ hoạt động trong dạy học cấu trúc rẽ nhánh
2. GỢI ĐỘNG CƠ TRUNG GIAN
Gợi động cơ trung gian là gợi động cơ cho những bước trung gian hoặc
cho những hoạt động tiến hành trong những bước đó để đạt được mục tiêu. Gợi
động cơ trung gian có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển năng lực độc lập giải
quyết vấn đề. Sau đây là những cách thường dùng để gợi động cơ trung gian:
- Hướng đích cho học sinh:
- Quy lạ về quen
- Xét tương tự.
- Khái quát hóa.
- Xét sự biến thiên và phụ thuộc.
a. Hướng đích cho học sinh:
Hướng đích cho học sinh là hướng vào những mục tiêu đặt ra, vào hiệu
quả dự kiến của những hoạt động của họ nhằm đạt những mục tiêu đó.

Hướng đích là làm sao cho đối với tất cả những gì học sinh nói và làm, các
em đều biết rằng những cái đó nhằm mục tiêu gì trong quá trình tìm hiểu và mô
tả con đường đi tới đích, luôn biết hướng tới những quyết định và hoạt động của
mình vào mục đích đã đặt ra.
b. Quy lạ về quen.
Gợi động cơ trung gian với các quy lạ về quen là một yếu tố quan trọng vì
khi đưa vấn đề mới nào đó dựa trên cơ sở của kiến thức đã học để học sinh có
suy nghĩ lô gic và cuối cùng là đưa được vấn đề mới này về dạng quen thuộc để
học sinh nhận dạng. Khi đó kiến thức mới này sẽ được học sinh tiếp thu một
cách dễ dàng
c. Xét tương tự
Giáo viên cần cho học sinh hiểu được : Kiến thức bài trước là cơ sở cho
bài sau, kiến thức chương trước là cơ sở, bàn đạp đẻ học sinh tìm tòi kiến thức
chương sau.
d. Khái quát hóa
Ví dụ
Cho mảng A gồm N nguyên số (n<=100), mỗi số theo trị tuyệt đối không
vượt quá 300. Tính tổng các phần tử của mảng là một nguyên k cho trước.
Ta cần kiểm tra từng phần tử của mảng để quyết định có cộng tích lũy hay
không. Do đó ta dùng vòng For to to
Để giải bài toán gán cho S:=0 khi đó:
For i:= 1 to n do If A[i] mod k=0 then S:=S+A[i] câu lệnh S: =S + A [i]
thực hiện bao nhiêu lần tùy theo mảng A có bao nhiêu phần tử thỏa mãn điều
kiện là bội của số cho trước, số này được lưu trữ bởi biến k.
Bùi Thị Tin – THCS Kỳ Đồng
Vận dụng gợi động cơ hoạt động trong dạy học cấu trúc rẽ nhánh
4. Xét sự biến thiên và phụ thuộc.
Ví dụ:
Viết chương trình tìm phần tử có giá trị lớn nhất của mảng và đưa ra màn
hình chỉ số và giá trị của phần tử tìm được. Nếu có nhiều phần tử có cùnh giá trị

lớn nhất thì đưa ra phần tử với chỉ số nhỏ nhất.
Để giải bài toán trước tiên ta khai báo 1 mảng 1 chiều gồm N phần tử là
các số nguyên. sau khi khai báo biến ta dùng vòng lặp For to do để duyệt
từng phần tử của mảng, dùng câu lệnh if then để kiểm tra phần tử thứ i của
mảng, và lưu chữ chỉ số i của phần tử này trong biến j.
Tại bước lặp thứ i trong câu lệnh for to do, phần tửA[i] được so sánh
với A[i] nghĩa là so sánh vói phần tử lớn nhất tìm được trong phạm vi các phần
tử đã được duyệt qua ở trước bước này (từ phần tử lớn nhất đến phần tử thứ i-1).
So sánh đó được thực hiện để tìm phần tử lớn nhất trong phạm vi có thêm A[i].
Như vậy, ở bước lặp thứ i, biến j luôn lưu trữ chỉ số của phần tử lớn nhất đã tìm
được trong phạm vi A[1] đến A[i]. Bởi vậy khi thực hiện song câu lệnh for
to do, giá trị của biến chính là số phần tử lớn nhất tìm được.
3 GỢI ĐỘNG CƠ KẾT THÚC
Cách này thường được áp dụng khi ngay từ đầu GV chưa thể làm rõ được
tại sao lại học nội dung này, tại sao lại thực hiện hoạt động kia. Những câu hỏi
này về sau mới được giải đáp hoặc giải đáp trọn vẹn. Cách gợi động cơ trong
tình huống như thế là gợi động cơ kết thúc. Trong nhiều trường hợp, gợi động
cơ kết thúc ở trường hợp này lại là gợi động cơ mở đầu cho những trường hợp
tương tự sau này.
4. PHỐI HỢP NHIỀU CÁCH GỢI ĐỘNG CƠ TẬP TRUNG VÀO NHỮNG TRỌNG
ĐIỂM
Để phát huy tác dụng kích thích, thúc đẩy hoạt động học tập, cần phối hợp
những cách gọi động cơ khác nhau có chú ý tới xu hướng phát triển của cá nhân
học sinh tạo ra một sự hợp đồng tác dụng của nhiều cách gợi động cơ, cách nọ
bổ sung cách kia. Chẳng hạn, có thể gợi động cơ cho một nội dung dạy học hoặc
một hoạt động nào đó bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của nội dung của
hoạt động này đối với một nghề nào đó trong xã hội. Tuy nhiên, cách gợi động
cơ hướng nghiệp này có nhược điểm là nó không hấp dẫn đối với những học
không có dự định làm nghề sau này. Vì vậy có thể bổ sung bằng cách nhấn
mạnh rằng nắm được nội dung đó, thực hiện được hoạt động đó là một yếu tố

văn hóa của tất cả mọi người trong xã hội.
Trong một tiết học, việc gợi động cơ cần tập trung vào một số nội dung
hoạt động nhất định mà việc quyết định cần căn cứ vào những yếu tố sau đây :
- Tầm quan trọng của nội dung hoạt động được xem xét.
- Khả năng gợi động cơ ở nội dung đó hoặc hoạt động đó.
- Kiến thức có sẵn và thời gian cần thiết.
Bùi Thị Tin – THCS Kỳ Đồng
Vận dụng gợi động cơ hoạt động trong dạy học cấu trúc rẽ nhánh
II. THỰC TRẠNG
1. Thực trạng sử dụng BĐTD ở trường THCS huyện Hưng Hà
Qua nắm bắt tình hình và trao đổi với đồng nghiệp về việc giảng dạy lịch
sử có liên quan đến bản đồ tư duy tôi nhận thấy.
II. “Vận dụng gợi động cơ hoạt động trong việc dạy học cấu trúc rẽ
nhánh”.
Để gợi động cơ hoạt động trong dạy học cấu trúc rẽ nhánh, sau đây sẽ là gợi
động cơ (gợi động cơ mở đầu, gợi động cơ trung gian và gợi động cơ kết thúc)
vào từng phần kiến thức của bài học.
1. Câú trúc rẽ nhánh if…then
Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh, Pascal dùng hai dạng câu lệnh if …then:
Pascal dùng câu lệnh if – then để mô tả việc rẽ nhánh.
- Dạng thiếu: if <điều kiện> then <câu lệnh>;
- Dạng đủ: if <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;
Nhưng trước khi đưa đến cấu trúc hai câu lệnh thì ta có thể gợi động cơ mở
đầu bằng cả hai cách: Xuất phát từ thực tế và từ nội bộ Tin học.
Với cách xuất phát từ thực tế, từ ví dụ trong phần 1. Hoạt động phụ thuộc vào
điều kiện.: Một lần Nam nói: “Nếu trời không mưa vào ngày chủ nhật thì Nam
đi đá bóng” Câu nói của Nam cho biết nếu điều kiện cụ thể được thỏa mãn hay
nói cách khác điều kiện đúng (trời không mưa vào ngày chủ nhật) thì có một
việc làm cụ thể được thực hiện. Nhưng không hề đề cập đến nếu điều kiện
không thỏa mãn hay điều kiện sai (trời mưa vào ngày chủ nhật) thì sẽ được thực

hiện việc gì? Cách diễn đạt như vậy thược dạng thiếu Nếu …thì…; Và cấu trúc
dùng để mô tả mệnh đề trên được gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu. Pascal
dùng câu lệnh if…then dạng thiếu để mô tả, câu lệnh như sau:
if <điều kiện> then <câu lệnh>;
Ngoài ra, ta có thể gợi động cơ xuất phát từ nội bộ Tin học, với bài này ta sẽ
dùng một trong tám cách đó là Tìm sự liên hệ và phụ thuộc. Chẳng hạn, ta nêu
tình huống như sau:
Tình huống 1: Cho máy nhận vào giá trị của biến a là số nguyên. Thông báo
ra màn hình số a là số chẵn, ta giải thích cho học sinh một số là số chẵn nếu nó
Bùi Thị Tin – THCS Kỳ Đồng
Vận dụng gợi động cơ hoạt động trong dạy học cấu trúc rẽ nhánh
chia hết cho 2 tức là nếu a thỏa mãn điều kiện a mod 2 = 0 thì a là số chẵn.
Pascal có câu lệnh cho máy tính thực hiện được điều này. Sau đó, giáo viên mới
trình bày cú pháp và hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu.
Hoặc có thể nêu ra tình huống khác.
Tình huống 2: Bài toán: Tính chu vi, diện tích hình vuông theo độ dài
cạnh a của nó được nhập vào từ bàn phím.
Thuật toán và chương trình như sau:
- Xây dựng thuật toán:
Bước 1: Nhập cạnh a
Bước 2: + Thông báo chu vi (CV) là 4*a;
Bước 3: Kết thúc.
- Viết chương trình
Program Hinhvuong;
Uses crt;
Var a: integer;
BEGIN
Clrscr;
Write(‘nhap vao canh a’); readln(a);
Writeln(‘chu vi la:’, 4*a);

Writeln(‘dien tich la:’, a*a);
Readln
END.
Ta đã biết số âm không phải là độ dài hình học nên ta thử xem khi nhập
vào một số âm thì máy tính có nhận biết được dữ liệu nhập vào có hợp lệ
Bùi Thị Tin – THCS Kỳ Đồng
Vận dụng gợi động cơ hoạt động trong dạy học cấu trúc rẽ nhánh
hay không? Có tính chu vi, diện tích hình vuông hay không? Ta thấy rằng
máy tính vẫn tính kết quả, tức là chương trình vẫn chưa hợp lệ. Như vậy,
để gợi động cơ trung gian theo hướng xét sự biến thiên và phụ thuộc thì
giáo viên sẽ cho nhập cạnh hình vuông tương ứng với hai trường hợp
(một số âm, một số dương) để thấy rằng kết quả của bài toán phụ thuộc
vào việc ta nhập dữ liệu. Vậy ta giải quyết vấn đề này hay chính là việc
gợi động cơ kết thúc bằng cách nhập vào cạnh a của hình vuông là một số
dương thì mới là dữ liệu hợp lệ và mới cho kết quả đúng. Vậy cần đưa
vào chương trình câu lệnh sao cho khi nhập dữ liệu: Nếu a>0 thì tính kết
quả.
Từ một trong các tình huống trên, giáo viên đưa ra cấu trúc rẽ nhánh dạng
khuyết (thiếu):
if<điều kiện> then <câu lệnh>;
Giáo viên giải thích ý nghĩa các thành phần trong câu lệnh:
- Điều kiện: là biểu thức quan hệ hay biểu thức logic.
- Câu lệnh: là một câu lệnh của Pascal.
Giáo viên giải thích hoạt động của cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu bằng sơ đồ:
Vẽ hình
Trước tiên, điều kiện sẽ được kiểm tra. Nếu <điều kiện> đúng (có giá trị
True) thì <câu lệnh> sau từ khóa then được thực hiện, ngược lại câu lệnh sẽ bị
bỏ qua
Sau khi đã biết cấu trúc và hiểu hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh dạng
thiếu thì giáo viên cho học sinh thể hiện ví dụ ở tình huống 1 (khi ta dùng để gợi

động cơ) bằng câu lệnh dạng thiếu trong Pascal: Nếu a mod 2 =0 thì a là một số
chẵn.
Học sinh sẽ viết được: if a mod 2 =0 then write (‘a la so chan’);
Hoặc nếu dùng tình huống 2 thì giáo viên cho học sinh thể hiện ví dụ ở
tình huống 2 (khi ta dùng để gợi động cơ) bằng cách sửa thuật toán, chương
trình (bổ sung câu lệnh) Pascal:
Gợi ý thuật toán ở bước 2:
Bùi Thị Tin – THCS Kỳ Đồng
Vận dụng gợi động cơ hoạt động trong dạy học cấu trúc rẽ nhánh
+Nếu a>0 thì thông báo chu vi (CV) là 4*a;

Program Hinhvuong;
Uses crt;
Var a: integer;
BEGIN
Clrscr;
Write(‘nhap vao canh a’); readln(a);
If (a>0) then writeln(‘chu vi la’,4*a);
Writeln(‘chu vi la:’, 4*a);
Readln
END.
Hoặc đưa thêm ví dụ khác nữa: Nếu a>b thì in giá trị của a ra màn hình.
Được thể hiện bằng câu lệnh dạng thiếu trong Pascal: if a>b then write(a);
Tiếp theo, ta có thể gợi tình huống để đi đến cấu trúc rẽ nhánh dạng
đủ bằng hai cách tương tự như trên.
Trở lại ví dụ ở phần 1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện: Một lần Nam
nói: “Nếu trời không mưa vào ngày chủ nhật thì Nam đi đá bóng, nếu trời mưa
thì sẽ ở nhà làm bài tập” Câu nói của Nam khẳng định một trong hai việc cụ thể
(đi đá bóng hay làm bài tập) chắc chắn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, việc nào trong hai
việc sẽ được thực hiện thì cò tùy thuộc vào điều kiện cụ thể (trời không mưa)

thỏa mãn hay không? Cách diễn đạt như vậy thuộc dạng đủ Nếu …thì…nếu
không thì ; Và cấu trúc dùng để mô tả mệnh đề trên được gọi là cấu trúc rẽ
nhánh dạng đủ. Pascal dùng câu lệnh if…then dạng đủ để mô tả, câu lệnh như
sau:
if <điều kiện> then <câu lệnh1> else <câu lệnh 2> ;
Bùi Thị Tin – THCS Kỳ Đồng
Vận dụng gợi động cơ hoạt động trong dạy học cấu trúc rẽ nhánh
Ngoài ra, ta có thể gợi động cơ xuất phát từ nội bộ Tin học và cụ thể là sử
dụng cách Tìm sự liên hệ và phụ thuộc. Chẳng hạn, ta nêu tình huống công việc
như sau:
Vẫn dùng tình huống 1: Cho máy nhận vào giá trị của biến a là số nguyên.
Thông báo ra màn hình số a là số chẵn hoặc số lẻ, ta giải thích cho học sinh một
số là số chẵn nếu nó chia hết cho 2 tức là nếu a thỏa mãn điều kiện a mod 2 = 0
thì a là số chẵn. Như vậy, sau khi máy nhận vào số nguyên a thì phải kiểm tra
xem nếu a thỏa mãn điều kiện a mod 2 = 0 thì thông báo a là số chẵn cò ngược
lại (nếu a mod 2 <>0) thì thông báo a là số lẻ.Pascal có câu lệnh cho máy tính
thực hiện được điều này. Sau đó, giáo viên mới trình bày cú pháp và hoạt động
của câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ.
Hoặc có thể vẫn nêu ra tình huống 2
Tình huống 2: Bài toán: Tính chu vi, diện tích hình vuông theo độ dài
cạnh a của nó được nhập vào từ bàn phím.
Như ta thấy rằng khi ta nhập vào số âm thì máy tính vẫn tính kết quả,
vì thế cần bổ sung vào thuật toán và chương trình câu lệnh để sao cho khi
nhập số âm thì máy tính thông báo “Du lieu da nhap khong hop le”. Pas cal
có câu lệnh cho máy tính thực hiện điều đó. Như vậy, để gợi cơ trung gian
theo hướng xét sự biến thiên và phụ thuộc thì giáo viên sẽ nhập một cạnh
tương ứng với hai trường hợp số âm và số dương để thấy rằng kết qủa của
bài toán phụ thuộc vào việc nhật dữ liệu, nếu nhập a<0 thì máy thông báo:
“Du lieu da nhap khong hop le”. Vậy ta giải quyết vấn đề hay chính là gợi
động cơ kết thúc bằng cách cần phải đưa vào chương trình thỏa mãn điều

đó:a>0 thì tính kết quả, ngược lại thì thông báo: “Du lieu da nhap khong
hop le”.
Sau đó, giáo viên mới trình bày cú pháp và hoạt động của câu lệnh rẽ
nhánh dạng đủ.
Ta đã biết số âm không phải là độ dài hình học nên ta thử xem khi nhập
vào một số âm thì máy tính có nhận biết được dữ liệu nhập vào có hợp lệ hay
không? Có tính chu vi, diện tích hình vuông hay không? Ta thấy rằng máy tính
vẫn tính kết quả, tức là chương trình vẫn chưa hợp lệ. Như vậy, để gợi động cơ
trung gian theo hướng xét sự biến thiên và phụ thuộc thì giáo viên sẽ cho nhập
Bùi Thị Tin – THCS Kỳ Đồng
Vận dụng gợi động cơ hoạt động trong dạy học cấu trúc rẽ nhánh
cạnh hình vuông tương ứng với hai trường hợp (một số âm, một số dương) để
thấy rằng kết quả của bài toán phụ thuộc vào việc ta nhập dữ liệu. Vậy ta giải
quyết vấn đề này hay chính là việc gợi động cơ kết thúc bằng cách nhập vào
cạnh a của hình vuông là một số dương thì mới là dữ liệu hợp lệ và mới cho kết
quả đúng. Vậy cần đưa vào chương trình câu lệnh sao cho khi nhập dữ liệu: Nếu
a>0 thì tính kết quả.
Từ một trong các tình huống trên, giáo viên đưa ra cấu trúc rẽ nhánh dạng
khuyết (thiếu):
Thuật toán và chương trình như sau:
- Xây dựng thuật toán:
Bước 1: Nhập cạnh a
Bước 2: + Thông báo chu vi (CV) là 4*a;
Bước 3: Kết thúc.
- Viết chương trình
Program Hinhvuong;
Uses crt;
Var a: integer;
BEGIN
Clrscr;

Write(‘nhap vao canh a’); readln(a);
Writeln(‘chu vi la:’, 4*a);
Writeln(‘dien tich la:’, a*a);
Readln
END.
Bùi Thị Tin – THCS Kỳ Đồng
Vận dụng gợi động cơ hoạt động trong dạy học cấu trúc rẽ nhánh
- Ở đây thông báo tính chu vi, diện tích chỉ xuất hiện với điều kiện
a>0. Vì vậy ngôn ngữ lập trình đã cung cấp cho chúng ta một công cụ để
viết cho trường hợp trên đó là: Câu lệnh điều kiên
- Giáo viên giới thiệu cú pháp câu lệnh:
+ Dạng thiếu: If <điều kiện> then <câu lệnh>;
+ Ở đây điều kiện là (a>0); sau then có 2 câu lệnh in thông báo ra
màn hình vì vậy ta có lệnh ghép gồm 2 câu lệnh và phải đặt trong từ khóa
begin và end.
- Khi đã biết cú pháp câu lệnh, yêu cầu học sinh sửa chương trình
như sau:
Program Hinhvuong;
Uses crt;
Var a: integer;
BEGIN
Clrscr;
Write(‘nhap vao canh a’); readln(a);
If (a>0) then begin writeln(‘chu vi la’,4*a);
writeln(‘dien tich la’,a*a);
Bùi Thị Tin – THCS Kỳ Đồng
Vận dụng gợi động cơ hoạt động trong dạy học cấu trúc rẽ nhánh
end;
Writeln(‘chu vi la:’, 4*a);
Writeln(‘dien tich la:’, a*a);

Readln
END.
=> Như vậy ta đã dạy được câu lệnh điều kiện dạng thiếu và
lệnh ghép
Trong đó:
- Điều kiện là biểu thức quan hệ hoặc biểu thức logic
- Câu lệnh là 1 lệnh của pascal
VD: if a mod 2=0 then writeln(‘a là so chẵn’);
KẾT LUẬN
Dạy học là nghệ thuật, áp dụng nhiều phương pháp dạy học cho có hiệu
quả là một công việc khoa học. Nhiệm vụ của người thầy giáo hiện nay là dạy
cho học sinh không những biết tri thức, thành thạo kĩ năng, kĩ xảo mà còn dạy
cho học sinh biết tư duy, sáng tạo để phát triển trí tuệ trong thời đại khoa học
phát triển như vũ bảo.
Vì vậy lối học nhồi nhét khiến học sinh tiếp thu thụ động không phù hợp
nữa. Quá trình dạy học phải đảm bảo cho học sinh tính độc lập, chủ động, sáng
tạo.
Việc áp dụng phân bậc hoạt động trong dạy học nhằm đem lại hiệu quả
học tập cao. Học sinh từng bước hiểu vấn đề từ dễ đến khó giúp cho các em dễ
dàng tiếp thu tri thức theo một trình tự logic.
* Kết quả thu được
Bùi Thị Tin – THCS Kỳ Đồng
Vận dụng gợi động cơ hoạt động trong dạy học cấu trúc rẽ nhánh
Khi ứng dụng phương pháp này vào giảng dạy tôi nhận thấy học sinh có
nhiều cơ hội để khẳng định mình, tự mình phát hiện, tự xây dựng và sửa chương
trình. Hình thành và kích thích cho các em tính chủ động tích cực trong việc
khám phám những tri thức mới của bản thân. Điều đó cũng dễ hiểu cách xây
dựng các tình huống như trên: Từ một bài toán đơn giản các em đã biết, có thể
viết chương trình khá thành thạo cho nên các em tự viết được bài toán gốc như
đã trình bày ở trên. Từ chương trình đó nhờ sự trợ giúp của giáo viên gợi động

cơ khiến các em phải suy nghĩ tìm tòi, nhưng hết sức tự nhiên đơn giản, học
sinh tự tìm ra tình huống, tự giải quyết vấn đề, tự sửa chữa. Như vậy từ bước
đầu tiên đến bước cuối cùng học sinh đều có thể tham gia, giúp cho các em hoạt
động và làm việc nhiều hơn trong giờ học, với phương pháp đó, cách thiết kế đó
tôi thấy có hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu dạy học hiện nay.
Nếu như ta đưa ngay bài toán viết chương trình có sử dụng câu lệnh điều
kiện dạng đủ có lệnh ghép kết hợp thì học sinh sẽ thấy khó thực hiện gây tâm
hoang mang chán nản như ta phân bậc như vậy làm cho HS sẽ dễ dàng tiếp thu
kiến thức từ dễ đến khó. Mặt khác ta nhận thấy sự phân bậc như vậy ta có thể
tập trung thu hút mọi đối tượng HS có lực học khác nhau cùng tham gia hoạt
động.
* Ưu điểm của việc khai thác một bài toán để dạy học
Việc khai thác một bài toán ở những khía cạnh khác nhau để dạy học có
những ưu điểm nhất định như sau:
- Giáo chỉ dành thời gian cho việc tạo tiền đề xuất phát cho cả lớp ở tiết
đầu tiên. Ví dụ ở bài toán trên là nhắc lại công thức tính chu vi, diện tích hình
vuông. Việc xây dựng thuật giải cho bài toán cũng chỉ mất một lần ở tiết đầu
tiên. Đó là những việc giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian ở trên lớp.
- Sau thành công của chương trình đầu tiên, học sinh đã quen thuộc với dữ
liệu của bài toán. Việc đưa dữ liệu vào để kiểm thử không còn quan trọng ở
những chương trình tiếp theo. Học sinh không cần phải tính bằng tay xem kết
quả mà máy tính đưa ra có tin cậy không. Điều đó tạo cho các em tâm lí yên tâm
với tính đúng đắn của chương trình mới, tập trung vào việc giải quyết các vấn đề
chưa hợp lý của chương trình hiện tại.
- Dữ liệu của bài toán cùng với giải thuật của bài toán là đã có là phương
tiện để cho thầy và trò thể hiện các thao tác ở những góc nhìn khác nhau, với
những yêu cầu hoàn thiện hơn công việc lập trình. Học sinh thao tác trên những
dữ liệu quen thuộc, các em không mất thời gian làm quen với dữ liệu mới.
- Những tồn tại của chương trình vừa chỉnh sửa, những cách tiếp cận mới
để lập trình đặt học sinh vào tình huống có vấn đề một cách tự nhiên, lôi cuốn

các em tự giác tham gia giải quyết vấn đề.
Bùi Thị Tin – THCS Kỳ Đồng
Vận dụng gợi động cơ hoạt động trong dạy học cấu trúc rẽ nhánh
- Chương trình sau được cấu trúc lại từ các lệnh đã có ở chương trình
trước. Được bổ sung câu lệnh mới, chương trình con mới làm cho tính hợp lí,
tính khoa học của lập trình được nâng cao.
- Học sinh có dịp nhìn lại chương trình cũ, ôn lại kiến thức cũ, so sánh
chương trình mới với chương trình cũ để thấy cái hay của chương trình mới, cái
hạn chế của chương trình cũ, kiến thức cũ làm cơ sở để hiểu kiến thức mới, kiến
thức mới soi sáng kiến thức cũ. Kiến thức cũ đóng vai trò đối chứng cho kiến
thức mới tồn tại, tôn vinh kiến thức mới.
* Bài học kinh nghiệm
- Trong quá trình giảng dạy cần khuyến khích học sinh tích cực tham gia
thảo luận, phát biểu ý kiến, tránh áp đặt cho học sinh.
- Có thể dùng bài tập trên hoặc cách thiết kế tương tự cho giờ thực hành,
đưa vào đặt vấn đề cho giảng bài mới, các tiết bài tập
- Khi áp dụng có thể cho học sinh làm nhóm, các em tự trình bày bài toán
gốc lên bảng, giáo viên dẫn dắt đến vấn đề mới, gợi ý để các nhóm lên sửa lại
hoàn thiện bài làm của mình theo tình huống mới đặt ra.
- Muốn dạy thành công và có hiệu quả thì trong những bài đầu tiên yêu
cầu học sinh phải nắm vững các kiến thức cơ bản, lập trình giải bài toán gốc (bài
toán cơ sở) một cách thành thạo.
- Để học sinh đạt được kết quả tốt hơn nữa thì đòi hỏi học sinh phải nắm
vững các kiến thức về cách giải các bài toán trong toán học để phân tích các bài
toán thành thuật toán để viết chương trình.
Bùi Thị Tin – THCS Kỳ Đồng

×