Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Báo cáo tổng hợp về công ty bảo minh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.49 KB, 28 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, xu hướng hội nhập và phát triển cả về kinh tế, văn hoá, xã hội,chính
trị đã và đang trở thành nhu cầu tất yếu của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, đặc
biệt là các nước đang phát triển.
Ngày 07 tháng 11 năm 2006 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hơn
30 năm xây dựng và phát triển của nước ta, đó là việc Việt Nam chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới ( WTO ).
Sự kiện này đã đem lại cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam rất
nhiều cơ hội cũng như thách thức trong thời gian sắp tới. Để giữ vững được vị thế
của mình trên thị trường, các doanh nghiệp cần rất nhiều các yếu tố mang lại sự
chắc chắn.Không chỉ có các doanh nghiệp mà cả con người cũng vậy. Khi cuộc
sống trở nên đầy đủ, tuổi thọ con người được nâng lên thì nhu cầu đảm bảo cho
cuộc sống khi về già càng trở lên quan trọng. Hiểu được tầm quan trọng này, Công
ty bảo hiểm Bảo Minh Hà Nội đã ra đời nhằm đáp ứng các nhu cầu đó.
Trong hơn 10 năm hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, công ty bảo
hiểm Bảo Minh Hà Nội hoạt động không ngừng lớn mạnh về quy mô, chất lượng,
địa bàn hoạt động và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ
Sau đây là những khái quát chung về công ty bảo hiểm Bảo Minh Hà Nội. Bản
báo cáo này gồm 3 chương:
Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh
Chương II: Thực trạng hoạt động của công ty Bảo Minh Hà Nội
Chương III: Phương hướng và nhiệm vụ trong thời gian tới của công ty Bảo Minh
Hà Nội
Bản báo cáo thực tập này đã được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ của
PGS.TS Nguyễn Văn Định và cán bộ phòng khai thác bảo hiểm số 7 thuộc công ty
bảo hiểm Bảo Minh Hà Nội đã tạo điều kiện cho em tham khảo tài liệu của ngành
và tài liệu về hoạt động của công ty.
PHẦN I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH
I. Đặc điểm của tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh
Công ty bảo hiểm Thành phố HCM (Bảo Minh) được thành lập theo quyết


định số 1164TC/TCCB ngày 28/11/1994 và được phép hoạt động theo giấy chứng
nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 04TC/GCN
ngày 20/12/1994 của Bộ tài chính với 100% vồn nhà nước trực thuộc Bộ tài chính
Năm 2004, Công ty Bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành cổ phần hóa
và chuyển sang mô hình tổng công ty cổ phần căn cứ theo các quyết định số
1691/2004/QĐ-BTC ngày 03/6/2004 và 2803/QĐ-BTC ngày 30/8/2004 của Bộ tài
chính. Tống công ty cổ phần Bảo Minh chính thức đi vào hoạt động kinh doanh
theo mô hình tổng công ty cổ phần từ ngày 01/10/2004
1. Tóm tắt về công ty:
 Tên công ty : Tổng công ty cổ phần bảo Minh
 Tên tiếng anh : BaoMinh insurance Corporation
 Tên viết tắt : Bảo Minh (hay BaoMinh khi viết tiếng anh)
 Trụ sở : 20 Tôn Thất Đạm, Quận 1, Tp HCM
 Điện thoại : (08) 8294180
 Fax : (08) 8294185
 Email :
 Website : www.baominh.com.vn
 Giấy PTL&HĐ : Số 27 GP/KDBH do Bộ tài chính cấp ngày 08/09/2004
 Tài khoản : 001.004761.121
 Ngân hàng : Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC), CN TP. HCM
2. Ngành nghề kinh doanh:
2.1 Kinh doanh bảo hiểm
- Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người;
- Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông,
đường sắt và đường không;
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu;
- Bảo hiểm trách nhiệm chung;
- Bảo hiểm hàng không;
- Bảo hiểm xe cơ giới;

- Bảo hiểm cháy, nổ;
- Bảo hiểm nông nghiệp;
Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ khác.
2.2 Kinh doanh tái bảo hiểm: nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với tất cả các
nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
2.3 Giám định tổn thất: Giám định, điều tra, tính toán, phân bổ tổn thất, đại lý
giám định tổn thất, yêu cầu người thứ 3 bồi hoàn.
2.4 Tiến hành đầu tư trong các lĩnh vực hoạt động sau:
- Mua trái phiếu Chính phủ;
- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
- Kinh doanh bất động sản;
- Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
- Cho vay theo luật của các tổ chức tín dụng;
- Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.
2.5 Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật
3. Vốn điều lệ và cơ cấu của vốn điều lệ
Vốn điều lệ của Bỏa Minh là 1.100.000.000.000 đồng (một nghìn một trăm tỷ
đồng chẵn ); Vốn thực góp tính tới thời điểm 15/10/2006 là 434.000.000.000 đồng
(bốn trăm ba tư tỷ đồng chẵn). Tỷ lệ vốn góp của các cổ đông như sau
Cổ đông Số cổ phần
sở hữu
Giá trị theo
mệnh giá
Số lượng cổ
đông/đại diện
tỷ lệ sở
hữu
Vốn nhà nước 27.342.000 273.420.000.000 4 63,00%
Các cổ đồng sáng lập khác 10.960.200 109.602.000.000 10 25,26%
Cổ đông ngoài cổ đông

sáng lập
5.097.800 50.978.000.000 446 11,74%
Tổng cộng 43.400.000 434.000.000.000 460 100,00%
4. Cơ cấu tổ chức của Bảo Minh
Tổng công ty cổ phần Bảo minh kế thừa các hoạt động của công ty bảo hiểm
Tp.Hồ Chí Minh sau khi đã được cổ phần hóa. Để mở rộng hoạt động kinh doanh,
Tổng công ty chủ trương xóa bỏ việc giao định mức biên chế tuyển dụng lao động,
quyết định bổ nhiệm các thành viên Ban điều hành, bổ nhiệm giám đốc, phó giám
đốc và phụ trách kế toán tại các công ty thành viên. Đồng thời tổng công ty đã cơ
bản xóa bỏ tình trạng lãnh đạo Tổng công ty kiêm nhiệm chức danh giám đốc các
công ty thành viên. Thêm vào đó, Tổng công ty cũng đã ban hành quy chế làm việc
của ban điều hành và quy định việc phân cấp và quản lý nhân sự cho các công ty
thành viên. Các công ty thành viên hoạt động theo mô hình tổ chức mới với đầy đủ
số lượng phòng, ban, số cán bộ nhân viên tương ứng theo phân hạng của tổng công
ty.
Với tổng số nhân viên hiện tại khoảng 1.580 người, hơn 7.000 đại lý và 58
công ty thành viên, cơ cấu tổ chức của Bảo Minh được tổ chức theo hướng tinh gọn,
cụ thể như sau:
4.1 Đại hội đồng cổ đông
Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và là cơ quan có thẩm quyền cao
nhất của Bảo Minh.
4.2 Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản lý của Bảo Minh, có toàn quyền nhân danh Bảo Minh để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Bảo Minh, trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền.
4.3 Ban kiểm soát
Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.
Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát một cách độc lập, khách quan và trung thực
mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Bảo Minh. Ban kiểm soát hoạt
động độc lập với Hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của tổng công ty.

4.4 Tổng giám đốc
Là người đại diện theo pháp luật, điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng
ngày của Bảo Minh và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện
các quyền và nghĩa vụ được giao.
5. Danh sách cổ đông sáng lập và tỷ lệ cổ phần nắm giữ
STT Tên cổ đông Số cổ phần Tỷ lệ
1 Vốn nhà nước - Tổng công ty Đầu tư và Kinh
doanh vốn Nhà nước
27.342.000 63,00%
2 Tổng công ty Hàng không Việt Nam 3.038.000 7,00%
3 Tổng công ty Xây dựng Sông Đà 1.736.000 4,00%
4 Tổng công ty Lương thực Miền Nam 1.413.200 3,26%
5 Tổng cồng ty Hàng hải Việt Nam 868.000 2,00%
6 Tổng công ty Hóa chất Việt Nam 868.000 2,00%
7 Tổng công ty XNK Xây dựng Việt Nam 868.000 2,00%
8 Tổng công ty thuốc lá Việt Nam 868.000 2,00%
9 Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam 434.000 1,00%
10 Tổng công ty Thành An 434.000 1,00%
11 Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp 434.000 1,00%
TỔNG CỘNG 38.303.200 88,26%
Như vậy cho đến thời điểm 08/09/2007 (Ba năm kể từ ngày Bảo Minh được
cấp giấy phép thành lập và hoạt động – ngày 08/09/2004), Tổng công ty cổ phần
Bảo Minh cam kết giữ tỷ lệ nắm giữ cổ phần phổ thông được quyền chào bán của
các cổ đông sáng lập theo danh sách nêu trên.
II. Quá trình hình thành và phát triển
1. Công ty mẹ
Phần vốn Nhà nước tại Tổng công ty cổ phần Bảo Minh là 63% do Tổng công
ty Đầu và Kinh doanh vốn Nhà nước đại diện quản lý.
2. Danh sách các công ty thành viên
Bảo Minh nắm giữu 100% quyền chi phối và kiểm soát hoạt động của các

công ty thành viên. Các công ty thành viên của Bảo Minh (thời điểm 30/09/2006)
gồm có 57 công ty thành viên và một trung tâm đào tạo. Các công ty thành viên ở
các tỉnh thành: An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bạc Liêu, Bến
Thành, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần
Thơ, Chợ Lớn, Đà Nẵng, Đăk Nông, Dak Lak, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà
Nam, Hà Nội, Hà Tây, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, Hưng Yên,
Khánh Hòa, Kiên Giang, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Long An, Nam Định, Nghệ An,
Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Quảng Ninh, Quảng Trị, Sài Gòn, Sóc Trăng, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên,
Thăng Long, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Vĩnh
Phúc, Yên Bái và một trung tâm đào tạo tại Tp. Hồ Chí Minh.
3. Các công ty liên doanh có vốn góp của Bảo Minh
3.1 Công ty Bảo hiểm Liên Hiệp (UIC)
- Được thành lập năm 1997, với số vốn điều lệ là 5.000.000 USD
- Tỷ lệ vốn góp của cá bên trong liên doanh hiện nay như sau: Bảo Minh:
48,45% (USD 2.422.500), Mitsui: 23,27%, Sampo: 23,275%, LG: 5%.
- Năm 2005, doanh thu phí bảo hiểm của UIC đạt 106% so với kế hoạch
và tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận tăng 37% so với cùng kỳ. Liên
doanh UIC hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận trước thuế đều tăng hàng năm. Quy mô
hoạt động của UIC ngày càng mở rộng, nâng cao uy tín Bảo Minh trên thị trường.
3.2 Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Bảo Minh CMG
- Được thành lập năm 1999, với số vốn điều lệ là 25.000.000 USD, hiện cả
hai bên trong Liên doanh đã góp được 12,2 triệu USD.
- Tỷ lệ vốn góp của các bên trong Liên doanh: Bảo Minh 50%,
Commonwealth Bank of Australia (CBA) 50%.
- Từ khi thành lập đến nay, Bảo Minh – CMG đã chiếm được một thị phần
nhất định trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam và là công ty bảo hiểm nhân
thọ duy nhất duy trì được tốc dộ tăng trưởng dương trong điều kiện thị trường đang
có xu hướng chững lại và đi xuống.
- Năm 2004 công ty đã được Phòng thương mại Úc tại Việt Nam trao tặng

giải thưởng “Doanh nghiệp kinh doanh xuất sắc năm 2004”.
- Đặc biệt, trong năm 2005 Bảo Minh – CMG đạt mức tăng 22% trong chỉ
tiêu doanh số hợp đồng khai thác mới trong một thị trường có sự sụt giảm chỉ tiêu
này ở mức gần bằng 18% so với cùng kỳ năm trước. Thị phần doanh số hợp đồng
khai thác mới trong năm 2005 tăng đáng kể so với năm 2004.
4. Hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh chính của Bảo Minh là các nghiệp vụ bảo hiểm phi
nhân thọ. Cho đến thời điểm hiện tại, Bảo Minh đang thực hiện cung cấp các dịch
vụ bảo hiểm như sau ra thị trường:
Nghiệp vụ bảo hiểm
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Triệu
VND
Thị
phần
%
Triệu
VND
Thị
phần
%
Triệu VND
Thị
phần
%
Bảo hiểm con người
Tài sản và thiệt hại
Hàng hóa vận chuyến
Thân tàu và TNDS chủ tàu
Trách nhiệm chung

Hàng không
Xe cơ giới
Cháy, nổ
Thiệt hại kinh doanh
Tín dụng và rủi ro tài chính
Các nghiệp vụ khác
87.069
133.565
78.665
69.737
13.613
243.686
285.230
77.056
29.716
-
1
14,41
(*)
21,94
18,21
19,09
78,75
26,72
17,71
25,40
-
-
122.858
127.528

69.578
60.975
17.983
246.128
250.592
146.361
43
19
-
17,20
13,31
17,10
13,41
41,33
74,56
18,56
30,63
0,26
4,31
-
155.348
128.809
85.976
64.330
29.966
209.165
345.470
138.776
-
-

-
18,75
11,86
19,66
12,51
26,67
69,12
21,70
30,35
-
-
-
Tổng cộng 1.108.328 23,52 1.042.065 22,04 1.157.830 21,48
Ghi chú:
Nguồn: Báo cáo hoạt độngkinh doanh Bảo Minh & số liệu thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam 2003-
2005
(*): Không có số liệu do cách phân loại nghiệp vụ BH của Bảo Minh và Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam không
đồng nhất
Trong những năm qua tỷ trọng thu phí bảo hiểm gốc của các nghiệp vụ bảo
hiểm hàng không và bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng cao nhất trong các dịch vụ
bảo hiểm phi nhân thọ mà Bảo Minh đang cung cấp. Thị phần của Bảo Minh việc
cung cấp nghiệp vụ bảo hiểm hàng khôngluôn chiếm khoảng 70% của toàn thị
trường. Mặt khác, một số nghiệp vụ bảo hiểm có chiều hướng giảm như các nghiệp
vụ liên quan đến bảo hiểm thân tàu.
Trong các mảmg dịch vụ nêu trên thị các loại hình như bảo hiểm hàng không,
bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tàu thủy, bảo hiểm xe cơ giới, bảo
hiểm xây lắp, bảo hiểm con người có thể được coi là những mảng dịch vụ truyền
thống đóng vai trò quan trọng đến hoạt động của Bảo Minh. Tuy nhiên tính cạnh
tranh giữa các công ty bảo hiểm đối với các loại dịch vụ này ngày càng cao trên thị
trường.

Trong năm qua, Bảo Minh chủ trương thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, thiết
kế sản phẩm mới và bổ sung sửa đổi các sản phẩm hiện có phù hợp với nhu cầu của
khách hàng, có chính sách giá cả, mức phí bảo hiểm phải thực sự linh hoạt để đáp
ứng được với nhu cầu cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường. Thêm vào đó,
Bảo Minh còn đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu và sản phẩm của
Bảo Minh. Phát triển mạnh tất cả các nghiệp vụ sẵn có, đồng thời chú trọng vào
việc khai thác các nghiệp vụ mang tính đại chúng như xe cơ giới, con người để tạo
thế ổn định.
Bảo Minh đã nghiên cứu phát triển một số loại sản phẩm mới nhằm đáp ứng
nhu cầu của thị trường như bảo hiểm tai nạn người sử dụng điện, bảo hiểm hỏa hoạn
nhà tư nhân, bảo hiểm trách nhiệm trong giao nhận hàng hóa,…Chỉ tính riêng về
sản phẩm bảo hiểm con người, Bảo Minh hiện đang triển khai trên 20 loại hình dịch
vụ như: bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm y tế và sức khỏe, bảo hiểm
trách nhiệm với người lao động, bảo hiểm du lịch,… Nhu cầu bảo hiểm con người
còn rất lớn, đa dạng và còn nhiều tiềm năng (Việt Nam với dân số trên 80 triệu
người). Vì vậy, Bảo Minh đã xác định hiện nay cũng như về sau, bảo hiểm con
người là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm phổ thông và chiến lược cần được
quan tâm phát triển mạnh.

PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
BẢO MINH HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA
I. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004, 2005 và năm
2006.
1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004
Tính từ ngày chính thức đi vào hoạt động (01/10/2004) đến 31/12/2004,
thực tế năm 2004, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh chỉ hoạt động 3 tháng dưới danh
nghĩa là Tổng công ty cổ phần. Như vậy, năm 2005 có thể được coi là năm đầu tiên
hoạt động dưới hình thức Tổng công ty cổ phần. Trong năm này, Bảo Minh tiếp tục
duy trì mục tiêu “ hiệu quả, tăng trưởng và đổi mới”, đã tăng cường các biện pháp
quản lý, phấn đấu tăng doanh thu, nâng cao chất lượng công tác bồi thường, tiết

kiệm chi phí vốn, đẩy mạnh đầu tư vốn. Có thể nói năm 2005, Bảo Minh đã hoàn
thành các mục tiêu đề ra. Chuyển sang hoạt động dưới hình thức Tổng công ty cổ
phần, Bảo Minh chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi Luật doanh nghiệp và cũng là năm
khởi đầu thực hiện các mục tiêu chiến lược hoạt động kinh doanh của Tổng công ty
đến 2010 với phương châm “ Bảo Minh - tận tình phục vụ”. Nhờ vậy, Bảo Minh đã
thực hiện nhiều quyết sách quan trọng nhằm cụ thể hóa việc thực hiện các mục tiêu
chiến lược, tạo sự thông thoáng hợp lý trong kinh doanh, tạo sự chủ động và phát
huy tính năng động của đơn vị; đổi mới trong quản lý điều hành của Tổng công ty,
bắt đầu thời kỳ hoạt động ổn định và phát triển bền vững.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005:
Bảo Minh đã tập trung phát triển các nghiệp vụ mang tính đại chúng là bảo
hiểm xe cơ giới và con người, chú trọng kênh khai thác qua đại lý, mở rộng mạng
lưới kinh doanh, phủ kín địa bàn nhất là tại các địa bàn trọng điểm, năm 2005 thành
lập thêm 12 công ty thành viên, năm 2006 thành lập thêm 7 công ty thành viên,
nâng tổng số đơn vị thành viên lên 58, sắp xếp lại, hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong
toàn Tổng công ty. Các công ty thành viên hoạt động theo mô hình tổ chức mới với
đầy đủ số lượng phòng, ban, số CBNV tương ứng theo phân hạng của Tổng công ty.
Trong năm 2005, số lượng CBNV toàn Tổng công ty đã tăng lên đáng kể, hiện toàn
Bảo Minh đã có hơn 1580 người.
Tổng công ty đã rà soát, hoàn chỉnh các điều khoản về sản phẩm bảo hiểm;
các quy định tài chính kế toán, thống kê, xây dựng cơ bản… các cơ chế, chính sách
nhằm đảm bảo cho sự phát triển vững chắc; tăng cường công tác quảng bá, nâng cao
hình ảnh và thương hiệu của Bảo Minh, đầu tư cơ sở vật chất, tạo môi trường làm
việc khang trang, hiện đại thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết quả kinh doanh năm 2005 thể hiện bước đầu tính đúng đắn, hiệu quả của
một loạt các quyết sách quan trọng đã được triển khai: doanh thu phí bảo hiểm đạt
1230 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm thị phần 21,48% thị
trường bảo hiểm Việt Nam. Ngoại trừ doanh thu của nhóm nghiệp vụ Bảo hiểm
Hàng không giảm sút, còn lại doanh thu 4 nhóm nghiệp vụ khác tăng trưởng 20% so
với năm 2004. Cụ thể là bảo hiểm xe cơ giới tăng 37,2%, bảo hiểm con người tăng

26,1%, bảo hiểm hàng hải tăng 20,43%, bảo hiểm tài sản và kỹ thuật tăng 7,2%.
Trong 41 đơn vị được giao kế hoạch, có 26 đơn vị hoàn thành vượt mức kế hoạch
doanh thu. Về nhóm nghiệp vụ, có 4/5 nhóm nghiệp vụ có tăng trưởng cao. Kết quả
này cho thấy Bảo Minh đang đi đúng lộ trình thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề
ra, tạo tiền đề thuận lợi để tiệp tục phát triển trong những năm tiếp theo.
Tổng số tiền chi bồi thường trong năm 2005 là 514 tỷ đồng, chiếm 42% doanh
thu, tăng so với năm 2004. Năm 2005, Bảo Minh đã tập trung giải quyết dứt điểm
một số tổn thất lớn của các năm trước, tạo điều kiện thuận lợi về tài chính giúp
khách hàng nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững lòng tin
của khách hàng đối với Bảo Minh. 4/5 nhóm nghiệp vụ chính có tỷ lệ bồi thường
trên doanh thu tăng so với năm trước, trong đó có hai nhóm nghiệp vụ có mức tăng
cao là nhóm bảo hiểm hàng hải và nhóm bảo hiểm tài sản. Chỉ có duy nhất nhóm
bảo hiểm xe cơ giới có tỷ lệ bồi thường trên doanh thu giảm so với năm 2004.
Tổng chi quản lý năm 2005 là 263 tỷ đồng, chiếm 21,7% doanh thu. Các
khoản mục trong chi quản lý chiếm tỷ trọng lớn và có mức tăng cao là: chi quảng
cáo, khuyến mại, tiếp thị tăng 88,7%; chi công cụ, dụng cụ tăng 56,6%.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006:
- Bảo Minh Thăng Long được thành lập trên cơ sở chia tách Bảo Minh Hà
Nội nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh và phát triển địa bàn của Bảo Minh. Một
số phòng và nguồn nhân lực được thành lập và bổ sung thêm.
- Doanh thu phí phát sinh luỹ kế 66,565 triệu đồng, đạt 106,5% kế hoạch
năm, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước: bảo hiểm hàng nhập đạt 348%, bảo hiểm
TNDS người thứ 3 đạt 116%, bảo hiểm vật chất xe 158%, bảo hiểm xe máy 309%,
bảo hiểm con người 300%
- Nhiều phòng doanh thu đạt mức tăng trưởng cao và vượt tiến độ kế
hoạch như: phòng KT2 đạt 159% kế hoạch, phòng KT4 đạt 128% kế hoạch và tăng
trưởng 52%, phòng KT7 đạt 110% kế hoạch tăng trưởng 36%, phòng quản lý đại lý
đạt 161% kế hoạch, phòng KT12 đạt 116% kế hoạch
- Một số phòng tuy không đạt kế hoạch kinh doanh nhưng có mức tăng
trưởng cao so với cùng kỳ năm trước là phòng 8 đạt 85% kế hoạch tăng trưởng

70%.
- Một số phòng mới thành lập sau khi chia tách, tuy hoạt động trong vòng
6 tháng nhưng đã ổn định tổ chức và đạt được kết quả tốt như phòng KT12.
Tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu - mục tiêu tăng trưởng năm 2006
ST
T
Nghiệp vụ Kế hoạch
06
Thực hiện
05
Thực hiện
06
Tỷ lệ %
kế
hoạch
% tăng
trưởng
1 BHHH xuất nhập khẩu 750.000 1.505.883 5.247.411 699,7 348,5
2 BH hàng vc nội địa 200.000 374.133 1.071.031 535,5 286,3
3 BH thân tàu biển 1.429.368
4BH TNDS tàu biển và P&I 119.475
5 BH tàu sông ven biển 106.779
6 BH cháy nổ 10.000.000 7.761.485 7.159.786 71,6 92,2
7 Bh xây dựng lắp đặt 23.283.000 16.571.312 19.217.148 82,5 116,0
8 BH kỹ thuật 600.000 530.101 328.029 54,7 61,9
9 BH tài sản và RRDB 8.000 461.040 25.823 5,6
10 Tr.nhiệm chủ với NLĐ 80.000 8.073 1.792.257 22200,6
11 BH trách nhiệm 3.650.000 2.821.780
12 Thân và TB máy bay 17.000
13 Tr.nhiệm hàng không

14 Trách nhiệm chủ SB 3.400.000 3.396.222 4.194.221 123,4 123,5
15 TNHK và tổ bay
16 BH xe hai bánh 460.000 261.310 807.175 308,9
17 BH thân xe ôtô 10.000.000 10.083.429 15.883.522 157,5
18 BH TN xe ôtô 3.620.000 2.466.758 4.188.713 115,7 169,8
19 BH học sinh 1.000.000 593.501 491.790 49,2 82,9
20 Bh TN con người 4.970.000 1.417.029 4.297.378 86,5 303,3
21 BH TNCN và y tế 479.000 139.342 205.214 42,8 147,3
62.500.000 48.408.398 66.565.120 106,5 137,5
 Năm 2006, công ty tiếp tục tăng cường biện pháp quản lý, kiểm soát tình
hình hoạt động kinh doanh, phấn đấu tăng doanh thu, nâng cao chất lượng khâu
giám định, bồi thường, tiết kiệm chi phí, đảm bảo đạt chỉ tiêu hiệu quả năm 2006 là
10 tỷ đồng.
- Tổng chi bồi thường năm 2006 là 16,315 trđ, chiếm 24,5% doanh thu ( tỷ
lệ cùng kỳ là 37%)
- Tình hình bồi thường một số nhóm nghiệp vụ bảo hiểm: bảo hiểm cháy
nổ chiếm 61% doanh thu nghiệp vụ do phát sinh bồi thường một số đơn vị như:
Trung tâm quản lý bay, Kho bạc.
- Chi bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tăng cao do nhiều nguyên nhân trong
đó có nguyên nhân khách quan là hệ thống giao thông hạ tầng chưa được tốt nên
các xe cơ giới bị va chạm, sướt sát nhiều. Hơn nữa số đông chủ xe tham gia bảo
hiểm x cơ giới hiện nay đều là lái xe mới dễ xảy ra tai nạn, xe tham gia bảo hiểm
thay thế tại hãng nên giá cả phụ tùng cao, bồi thường lớn.
- Các nhóm còn lại tỷ lệ bồi thường trên doanh thu tương đương với tỷ lệ
cùng kỳ năm trước, điều đó cho thấy sự ổn định trong bồi thường của các nhóm
nghiệp vụ này.
 Tình hình chi quản lý:
- Tổng chi quản lý (không lương) năm 2006 là : 6.752.321.000đ, chiếm
10,5% doanh thu (tỷ lệ cùng kỳ năm trước là 11%)
- Các khoản chi quản lý chiếm tỷ trọng cao là: thuê nhà do việc chia tách

Bảo Minh Hà Nội thành 2 đơn vị; các khoản chi như tiếp khách, quảng cáo, hội
nghị, đề phòng hạn chế tổn thất v v đều không vượt định mức khoán của Tổng
công ty.
Nhìn chung chi quản lý toàn công ty không có biến động, các khoản chi được
thực hiện theo nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng kịp thời cho việc phát triển
hoạt động kinh doanh của công ty.
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
1. Thuận lợi:
- Các chính sách chăm sóc và bảo dưỡng xe đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe
cơ giới, chính sách tài chính hỗ trợ đại lý đã được triển khai và đạt kết quả tốt.
- Sự phối hợp giữa Bảo Minh Hà Nội với các đơn vị Bảo Minh và các
công ty môi giới chuyên nghiệp trong việc khai thác các dịch vụ lớn đã từng bước
hoàn thiện, chặt chẽ hơn và đã thực hiện được một số dịch vụ như Hồ Cửa Đạt, Cục
đường sắt, Thuỷ điện An Khê, Đồng Nai 3 v v
- Công tác tuyên truyền, quảng cáo được tăng cường đạt hiệu quả cao
trong việc quảng bá, nâng cao hình ảnh, thương hiệu của Bảo Minh đặc biệt là
chương trình “hái lộc xuân” được tổ chức ngay từ đầu năm.
- Chính sách mở rộng phủ kín địa bàn, tuyển dụng phát triển nguồn nhân
lực, chính sách khen thưởng, khoán lương và phân cấp tạo quyền chủ động cho các
phòng kinh doanh thúc đẩy doanh thu.
- Nền kinh tế ngày càng tăng trưởng cao, khung pháp lý ngày càng được
hoàn thiện và đi vào thực tế.
- Nhận thức của người dân về bảo hiểm ngày càng được nâng cao.
2. Khó khăn:
- Tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh chưa hợp lý và chưa mạnh dạn
phân cấp, phân quyền
- Dịch vụ phục vụ chưa đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng và chưa
theo kịp một số doanh nghệp bảo hiểm trên địa bàn
- Nguồn nhân lực thiếu về số lượng và hạn chế về số lượng cũng như kinh
nghiệm

- Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phục vụ kinh doanh còn
hạn chế
3. Thực tế tại Bảo Minh
Những nhân tố chính tác động đến tình hình kinh doanh của Bảo Minh được
thể hiện cụ thể ở từng nhóm nghiệp vụ chủ yếu và cách thức trích lập các quỹ
nghiệp vụ như sau:
3.1 Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới
- Doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới năm 2005 đạt 345 tỷ đồng,
tăng 37% so với năm 2004, đạt 102% kế hoạch, chiếm 28,9% doanh thu toàn tổng
công ty. Trong đó bảo hiểm xe ôtô tăng 47%, bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ôtô
tăng 22%, bảo hiểm vật chất xe ôtô tăng 41%.
- Năm 2006, doanh thu nghiệp vụ xe cơ giới đạt 20,879 triệu đồng, tăng
63% so với cùng kỳ, hoàn thành kế hoạch năm, chiếm tỷ trọng 32% tổng doanh thu.
Trong đó, bảo hiểm xe môtô tăng 309% so với cùng kỳ, đạt 175% kế hoạch. Bảo
hiểm TNDS tăng 70% so với cùng kỳ, đạt 116% kế hoạch. Bảo hiểm vật chất xe ôtô
tăng 58% so với cùng kỳ, đạt 159% kế hoạch.
- Tỷ lệ bồi thường 47,7% giảm so với năm 2005 là 49%.
3.2 Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm con người
- Doanh thu bảo hiểm con người của Bảo Minh năm 2005 là 155 tỷ đồng,
tăng 26% so với năm 2004 và chiếm 13% tỷ trọng doanh thu của Bảo Minh.
- Năm 2006, doanh thu đạt tăng trưởng cao so với cùng kỳ là 232%, nhóm
nghịêp vụ bảo hiểm tai nạn chiếm tỷ trọng lớn
- Tỷ lệ bồi thường bình quân trên doanh thu là 26%
3.3 Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải
- Bảo Minh đã hệ thống và ban hành lại các quy trình hướng dẫn nghiệp
vụ đối với hầu hết các nghiệp vụ thuộc nhóm bảo hiểm hàng hài theo hướng tập
trung nhưng linh hoạt để đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh ngày càng cao của thị
trường.
- Doanh thu nghiệp vụ hàng hải năm 2005 là 171 tỷ đồng, đạt 120% so với
năm 2004 và đạt 14% doanh thu toàn tổng công ty, chiếm 14% thị phần bảo hiểm

hàng hải cả nước.
- Tổng số chi bồi thường là 111,7 tỷ đồng, bằng 65% doanh thu.
3.4 Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản & kỹ thuật
- Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản:
Năm 2005, nghiệp vụ bảo hiểm tài sản có số lượng hợp đồng bảo hiểm cấp ra
tăng cao nhưng tổng doanh thu phí bảo hiểm giảm 15% so với năm 2004. Doanh
thu đạt 151 tỷ đồng. Tổn thất chủ yếu là hỏa hoạn đối với những ngành có rủi ro cao
như: nhựa, gỗ,…
Năm 2006, doanh thu nhóm nghịêp vụ bảo hiểm tài sản và kỹ thuật toàn tổng
công ty đạt 28,521 tỷ dồng, chiếm tỷ trọng 43% trong tổng doanh thu toàn tổng
công ty, đạt 84% so với kế hoạch
- Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm:
Các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm công cộng, sản phẩm, nghề nghiệp vẫn
tiếp tục tăng cao với tổng phí 40 tỷ đồng, tăng trưởng gần 111% so với năm 2004 và
dù bắt đầu có nhiều khiếu nại phát sinh, tổn thất thuộc mảng nghiệp vụ bảo hiểm
trách nhiệm vẫn được kiểm soát tốt. Tỷ lệ tổn thất khoảng 17,9%.
3.5 Nghiệp vụ bảo hiểm hàng không:
Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm hàng không của Bảo Minh trong năm 2005 đạt
209 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 18% tổng doanh thu và bằng 85% so với năm 2004 do
dịch vụ của Hàng không Việt Nam giảm từ 70% xuống còn 65% và dịch vụ của
Pacific Airlines giảm từ 100% xuống còn 75%. Trong năm phát sinh 40 vụ khiếu
nại và sự cố máy bay, hầu hết các vụ là nhỏ. Số tiền bồi thường đã chi là 41,9 tỷ
đồng (trong đó có 36 tỷ đồng của các hồ sơ bồi thường năm trước).
3.6 Nhượng tái bảo hiểm.
Năm 2005 là năm đầu tiên Bảo Minh hoạt động theo mô hình tổng công ty cổ
phần, với lượng vốn tăng thêm sau cổ phần hóa lớn. Vì thế chương trình tái bảo
hiểm năm 2005 đã được thiết kế nhằm tăng mức giữ lại của Bảo Minh và với điều
kiện linh động hơn. Phí bảo hiểm trong năm chiếm tỷ lệ 40,41% trên phí gốc, giảm
7% so với năm 2004, mức giữ lại tăng đáng kể so với năm trước.
3.7 Nhận tái bảo hiểm:

Bảo Minh tiếp tục hoàn thành nhận tái bảo hiểm trước thời hạn, so với năm
2004, doanh thu nhận tái bảo hiểm của Bảo Minh tăng trưởng 58%. Tỷ lệ tổn thất
năm 2005 là 28% doanh thu.
3.8 Tình hình đầu tư vốn:
- Trong năm 2005, Bảo Minh đã ban hành bổ sung một số quy định , quy
chế quan trọng phục vụ cho công tác đầu tư như: Quy chế đầu tư vốn, Quy chế quản
lý cán bộ đại điện vốn góp của Bảo Minh tại các doanh nghiệp khác, Quy định
khuyến khích các đơn vị chuyển tiền về tổng công ty để đầu tư. Năm 2005 lãi đầu
tư tài chính đạt 83 tỷ, bằng 150% kế hoạch, tăng 170% so với năm 2004.
- Ngoài ra, Bảo Minh đã dành khoảng 30 danh mục để kinh doanh chứng
khoán. Lãi tiền gửi ngân hàng chiếm trên 60% trong tổng lãi thu được. Tổng số phí
bảo hiểm thu được thông qua ngân hàng là 50 tỷ đồng. Đây là một kênh khai thác
có hiệu quả và có chiều hướng phát triển trong tương lai.
3.9 Cách thức trích lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ:
Việc trích lập các quỹ dự phòng nghiệpvụ của Bảo Minh tuân thủ chặt chẽ quy
định của Bộ tài chính về vấn đề này tại từng giai đoạn khác nhau. Hàng năm, Bảo
Minh đều đăng ký phương pháp trích lập và được Bộ tài chính phê duyệt, cụ thể
như sau:
- Trích lập dự phòng phí chưa được hưởng
- Trích dự phòng tổn thất
- Trích dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất
4. Vị thế của Bảo Minh so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hiện có gần 20 công ty thuộc các
thành phần kinh tế khác nhau dang hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.
Dẫn đầu thị trường và nắm giữ khoảng 60% thị phần chủ yếu vẫn là Bảo Việt, Bảo
Minh. Tỷ trọng thị phần còn lại do các doanh nghiệp cổ phần khác và các công ty
có vốn đầu tư nước ngoài nắm giữ. Doanh thu phí bảo hiểm gốc và thị phần năm
2005 của một số công ty dẫn đầu thị trường được tóm tắt ở bảng dưới đây:
STT Doanh nghiệp Phí bảo hiểm gốc
(triệu VND)

Thị phần
(%)
1 Bảo Minh 1.178.266 21,48
2 Bảo Việt 2.119.005 36,63
3 PJICO 710.595 12,95
4 PVI 710.589 12,95
5 Các công ty khác 767.491 13,99
Tổng 5.485.946 100,00
Năm 2005, Bảo Minh nắm giữ 21,48% thịphần bảo hiểm phi nhân thọ Việt
Nam. Doanh nghiệp nhà nước Công ty bảo hiểm Tp.HCM chính thức chuyển thành
Tổng công ty cổ phần Bảo Minh vào ngày 08/09/2004. Từ khi Bảo Minh hoạt động
dưới hình thức tổng công ty cổ phần (01/10/2004 đến nay0 và đặc biệt trong 9 tháng
đầu năm 2006, không có bất kỳ sự kiện trọng yếu nào xảy ra đối với Tổng công ty
cổ phần Bảo Minh đòi hỏi phải được công bố.
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ
TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA CÔNG TY BẢO MINH
HÀ NỘI
I. Kế hoạch phát triển kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh
1. Tầm nhìn chiến lược
“Trở thành tổng công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu ở Việt Nam hoạt
động đa nghành trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tài chính”
2.Tôn chỉ hành động
“Sự an toàn, hạnh phúc, thành đạt của khách hàng và xã hội là mục tiêu hoạt
động của chúng tôi”
3. Mục tiêu chiến lược
- Phát triển Bảo Minh thành một doanh nghiệp bảo hiểm có thương hiệu,
có uy tín và có thị phần lớn trên thị trường
- Phương châm hoạt dộng của Bảo Minh là hướng mọi hoạt động của
mình tới khách hàng: “Bảo Minh - Tận tình phục vụ”

- Phát triển bền vững trên nguyên tắc: “Hiệu quả, tăng trưởng và đổi mới”
- Mô hình tổ chức hoạt dộng kinh doanh theo hướng : “ Quản lý tập trung,
hành động thống nhất và dịch vụ theo địa bàn”; đồng thưòi chú trọng đến việc đầu
tư và phát triển kinh doanh tại các địa bàn trọng tâm, trọng điểm.
- Đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin, coi công nghệ thồn tin là đòn
bẩy tròn việc tổ chức quản lý và điều hành doanh nghiệp cũng như đối với việc
phục vụ và chăm sóc khách hàng. Xây dựng văn hóa riêng của Bảo Minh theo
hướng: Nội bộ đoàn kết, trình độ chuyên nghiệp cao, tác phong làm việc hiện đại
chính quy và phục vụ khách hàng chu đáo tận tình theo đúng các quy định thống
nhất của Bảo Minh.
II. Phương hướng nhiệm vụ năm 2007 của công ty Bảo Minh Hà Nội
1.Mục tiêu
Mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh năm 2007 là phải hoàn thành các chỉ tiêu cụ
thể:
- Phấn đấu thực hiện kế hoạch kinh doanh 70,088 tỷ.
- Hiệu quả kinh doanh quy ước 15 tỷ.
- Mở rộng phủ kín địa bàn Quận , Huyện và phát triển nguồn nhân lực.
- Tập trung phát triển nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hoả hoạn và
các nghiệp vụ bảo hiểm tái tục hàng năm.
- Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng “Bảo Minh tận tình phục vụ”.
- Phát triển hệ thống đại lý đa dạng và rộng khắp.
- Tổ chức tốt công tác quản lý tài chính, thống kê lưu trữ, quản lý ấn chỉ, số
hợp đồng bảo hiểm tại các phòng khai thác Quận, Huyện.
- Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý và phục vụ kinh doanh.
2.Biện pháp thực hiện
- Xây dựng chính sách hỗ trợ tuyển dụng cán bộ, bồi dưỡng và quy hoạch
cán bộ cho các phòng khai thác mới mở. xây dựng cơ chế tiền lương khuyến khích
tăng trưởng doanh thu hoàn thành vượt mức kế hoạch và chế tài đối với các đơn vị
không hoàn thành kế hoạch.
- Củng cố và phát triển kênh phân phối sản phẩm qua hệ thống đại lý. Nghiên

cứu ban hành các chính sách tài chính hỗ trợ đại lý khai thác.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ khai thác viên và
đại lý, công tác tiếp thị quảng bá thương hiệu và sản phẩm của Bảo Minh.
- Tăng cường công tác đánh giá quản lý rủi ro, chăm sóc khách hàng.
- Tiếp tục triển khai chương trình “Bảo dưỡng, kiểm tra và chăm sóc xe”
nhằm đẩy mạnh khai thác bảo hiểm xe cơ giới.
- Nâng cao một bước công tác giám định, bồi thường, công tác phục vụ
khách hàng.
- Phân cấp tạo sự chủ động trong hoạt động kinh doanh cho các phòng.
3.Mục tiêu và biện pháp đối với từng nhóm nghiệp vụ.
3.1. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
 Mục tiêu: Doanh thu trong năm 2007 đạt 26,180 tỷ đồng, tăng trưởng 125%
so với năm 2006.
 Biện pháp:
- Tiến hành đánh giá thực trạng công tác giám định bồi thường để từ đó xây
dựng các biện pháp tăng cường, củng cố, chuẩn hoá và nâng coa công tác giám định
và bồi thường, hỗ trợ phục vụ khai thác.
- Nghiên cứu mở các kênh phân phối khai thác bảo hiểm xe máy, xe tư nhân,
công ty TNHH v v
- Triển khai nhiều biện pháp đồng bộ như tuyên truyền, khuyến mại, bảo
dưỡng chăm sóc xe, đường dây nóng, giải quyết các vụ tai nạn ngày nghỉ, ngày lễ,
ngoài giờ và cứu hộ.
- Củng cố và phát triển các phòng khai thác, lực lượng khai thác nhằm mở
rộng địa bàn khai thác.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ, khả năng tìm kiếm thị trường, khả năng cạnh
tranh cho cán bộ và đại lý.
- Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng như bán bảo hiểm tại chỗ, trả tiền
bồi thường tại chỗ v v…
3.2. Đối với nghịêp vụ bảo hiểm con người
 Mục tiêu: Đạt 6,806 tỷ đồng, tăng trưởng 136% so với năm 2006

 Biện pháp:
- Xây dựng chương trình tuyên truyền quảng cáo, triển khai trọn gói bảo
hiểm hộ gia đình.
- Nghiên cứu ban hành chế độ hỗ trợ đại lý khuyến khích khai thác bảo hiểm
con người.
- Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng như bán bảo hiểm tại chỗ, bồi
thường và trả tiền bồi thường tại chỗ…
- Phát triển nhiều và tổng hợp các kênh phân phối sản phẩm.
- Nghiên cứu và triển khai các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với các đối tượng
khách hàng và có sự khác biệt đối với các doanh nghiệp bảo hiểm khác.
- Mở rộng khai thác bảo hiểm du lịch cho các đối tượng thuộc các Bộ, Ban
ngành đi công tác nước ngoài và đẩy mạnh khai thác bảo hiểm du lịch quốc tế.
- Tập trung đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm con người cho cán bộ và đại lý.
3.3. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm Hàng hải
 Mục tiêu: Hoàn thành kế hoạch 10,060 tỷ tăng trưởng 126% cùng kỳ năm
2006.
 Biện pháp:
- Tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định, nghiệp vụ của Tổng
công ty.
- Tiếp tục tăng cường công tác đào tạo theo hướng chuyêm môn hoá cao.
- Phối hợp với các công ty bảo hiểm trong nước về công tác đề phòng hạn
chế tổn thất hàng xá.
- Mở rộng việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm giao nhận.
- Tăng cường khai thác các khách hàng vừa và nhỏ thông qua hệ thống ngân
hàng, các phòng khai thác và các tổ chức cho thuê tài chính.
- Tập trung khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm
vận chuyển nội địa.
- Củng cố tổ chức và hoạt động của phòng Hàng Hải, tăng cường nguồn nhân
lực cho phòng.
3.4. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm tài sản & kỹ thuật.

 Mục tiêu: Hoàn thành kế hoạch 27,042 tỷ.
 Biện pháp:
- Mở rộng mạng lưới khai thác, tập trung vào các Bộ, Ban ngành… cũng như
cá cổ đông chiến lược. Đề ra các chính sách phù hợp, nhất quán trong việc tổ chức
quản lý khai thác các dịch vụ lớn, chống cạnh tranh nội bộ.
- Tăng cường công tác quản lý rủi ro. Về lâu dài, cần tuyển các cán bộ
chuyên ngành phù hợp với từng lĩnh vực bảo hiểm để có thể thưch hiện tốt công tác
này.
- Tăng cường công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo cho cán bộ Marketing, cán
bộ quản lý, các chuyên gia trong từng loại hình nghiệp vụ bảo hiểm.
- Có chính sách chăm sóc khách hàng thường xuyên, đều đặn để duy trì tốt
mối quan hệ với họ.
- Tranh thủ sự giúp đỡ, chỉ đạo của tổng công ty trong các dịch vụ đấu thầu,
chào thầu cạnh tranh và hợp tác với các doanh nghiệp bảo hiểm lớn trong các dịch
vụ BH lớn.
- Tập trung khai thác các công trình điện và các công trình thuỷ lợi thuộc bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai trong năm 2007.
- Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp môi giới chuyên nghiệp.
- Tập trung vào các dịch vụ xây dựng do Hà Nội quản lý, các dự án thuộc các
Bộ, sở ban ngành.
- Đẩy mạnh triển khai các bảo hiểm tài sản qua các phòng khai thác quận
huyện, qua hệ thống ngân hàng, các công ty thuê tài chính.
- Mở rộng quan hệ với các công ty tư vấn xây dựng thuộc Bộ GTVT và Xây
dựng để triển khai sâu rộng nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn
kiến trúc sư.
- Mở rộng khai thác các dịch vụ bảo hiểm trong cổ đông chiến lược.
4.Đối với các hoạt động quản lý và phục vụ kinh doanh.
4.1. Công tác tổ chức, nhân sự, lao động tiền lương và đào tạo.
- Tập trung phát triển và ổn định tổ chức các văn phòng khai thác, nghiên
cứu thị trường để chuẩn bị phát triển năm 2007.

- Chuẩn bị, đào tạo và bổ nhiệm kịp thời cán bộ có năng lực cho các phòng.
Xây dựng kế hoạch về cán bộ nguồn từ nội bộ và bên ngoài để chuẩn bị sẵn sàng
cho việc phát triển tổ chức, tổ chức của những năm tiếp theo.
- Ban hành Tiêu chuẩn và Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng, Phó
phòng.
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định của tổng công ty ề các
mặt.
4.2. Phát triển hệ thống phân phối.
- Tổ chức các buổi giới thiệu nghề đại lý bảo hiểm nhằm mở rộng đối tượng
tuyển dụng làm đại lý Bảo Minh và hỗ trợ công tác tuyển dụng đạt hiệu quả.
- Xây dựng và phát triển hệ thống đại lý bán hàng chủ động, tập trung vào
các địa bàn trọng tâm, trọng điểm.
- Tổ chức đào tạo ngay cho những đại lý đã ký hợp đồng mà chưa có chứng
chỉ đào tạo. Kiên quyết chỉ ký hợp đồng với những ứng viên đã được đào tạo cấp
chững chỉ đại lý, tạm dừng hợp đồng với những đại lý chưa có chứng chỉ.
- Khai thác tối đa tính năng, tiện ích của hệ thống SAMS để hỗ trợ trong
công tác điều hành và quản lý hoạt động đại lý.
4.3. Đối với công tác tài chính kế toán
- Có những quy chế, hướng dẫn cụ thể rõ ràng đối với các khoản thu chi,
thannh toán.
- Cải thiện quan hệ giữa bộ phận quản lý và bộ phận khai thác tạo các đòn
bẩy tích cực cho bộ phận khai thác trực tiếp.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, Công ty bảo hiểm Bảo Minh Hà Nội đã thực hiện tốt
nhiệm vụ của mình, góp một phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã
hội của đất nước ta. Đặc biệt xu hướng hội nhập kinh tế giữa các quốc gia trên thế
giới đang ngày càng lan rộng thì vai trò của ngành bảo hiểm ngày càng trở lên quan
trọng. Nắm bắt được nhu cầu này, Công ty Bảo Minh Hà Nội đã và đang không
ngừng phát triển các sản phẩm dịch vụ của mình, nâng cao chất lượng phục vụ,
trình độ của cán bộ bảo hiểm.

Trên đây là một số nét tiêu biểu và tình hình hoạt động của Công ty Bảo Minh
Hà Nội trong một số năm gần đây.
Để có thể hoàn thành được bản báo cáo này, em đã nhận được sự giúp đỡ,
hướng dẫn hết sức nhiệt tình của PGS. TS Nguyễn Văn Định cùng các cán bộ bảo
hiểm thuộc phòng khai thác bảo hiểm số 7 – Công ty Bảo Minh Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 03 tháng 02 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Phương A

×