Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học chính của chế phẩm bổ huyết ích não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 52 trang )

p
m
B ộ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
* * **** * *
NGUYỄN THỊ HỔNG KHUYÊN
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CHÍNH
CỦA CHẾ PHẨM BỔ HUYẾT ÍCH NÃO
(KH O Á LU ẬN TỐ T N G HIỆP Dược sĩ Đ Ạ I H Ọ C 2001-2006)
Người hướng dẫn
Nơi thực hiện
Thời gian thực hiện
GS.TS. PHẠM XUÂN SINH
DS. VŨ THỊ THU HẰNG
Bộ MÔN DƯỢC HỌC c ổ TRUYỂN
03-05/2006
HÀ NỘI, THÁNG 5 NÃM 2006
m
LỜI CẢM ƠN
Wố\ ỡự kính trọng và lòng biết ơn sâu 0ắc, ổtn xin chân thành cảm ơn:
G5.T5. Phạm Xuân Sinh - Trưởng bộ môn Dược học cổ truyền, Trường
đại học Dược Hà Nội, D5. Vũ Thị Thu Hằng ảầ tân tình chỉ blo, hướn^ ¿iẫn
em trong ỡuốt ố^uá trình nghiên cứu và thực hiện khoá luận này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tói các thầy cô giáo, kĩ thuật viên bộ môn
Pược học cổ tmyển đã nhiệt tình giúp ¿íỡ, tạo điểu kiện cho em hoàn thành
khỡá luận tố t nghiệp.
Nhln ổỈịp này em cũng xin chân thành cảm ơri:
Ban Giám hiệu, Đảng uỷ nhà trường, Phòng giấo tài, Thư viện cùng toàn
thể các thây cổ ^iáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dìu dắt, ^iúp áỡ em
trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trưòng.
Hà Nội, tháng 05 năm 2006


5inh viên
N^uyấn Thị Hồn^ Khuyên
MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề 1
PHẦN 1: TỔNG QUA N 2
1.1. Phương pháp kiểm định chê phẩm thuốc cổ truyền 2
1.1.1. Phưcmg pháp cảm quan
2
1.1.2. Phương pháp vi học 3
1.1.3. Phương pháp hoá học và hoá lý 3
1.2. Ý nghĩa của các chế phẩm có tác dụng cải thiện tuần hoàn não . 4
1.2.1. Vai trò của não 4
1.2.2. Vai trò của huyết 4
1.2.3. Mối liên hệ giữa huyết và não 5
1.2.4. Các loại thuốc liên quan đến phần huyết 5
1.2.5. Một số chế phẩm có tác dụng cải thiện tuần hoàn não

6
1.3. Các vị thuốc trong hai chê phẩm cao lỏng B I
6
1.3.1. Đương quy 6
1.3.2. Cao khô lá Bạch quả 9
1.3.3. Trần b ì 10
1.3.4. Cam thảo
11
PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ 13
2.1. Nguyên liệu, phương tiện, phương pháp nghiên cứu

13

2.1.1. Nguyên liệu 13
2.1.2.Dung môi, hoá chất, thuốc thử 14
2.1.3. Dụng cụ, phương tiện nghiên cứu
14
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu
14
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét 16
2.2.1. Định tính bằng phản ứng hoá học 16
2.2.2. Định tính Aavonoid, tinh dầu, coumarin, trong các vị thuốc và
trong hai chế phẩm BI bằng SKLM 21
2.2.3. Định lượng Aavonoid trong cao khô lá Bạch Quả, BIi, BI2 và
tinh dầu trong Đương quy, Trần bì, Blị, BI2 30
2.3. Bàn luận 41
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT
42
3.1. Kết luận 42
3.2. Đề xuất 43
TÀI LIÊU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
l.BI
; Bổ huyết ích não
2. BI,
: Bổ huyết ích não 1
3. BI2
: Bổ huyết ích não 2
4. YHCT
: Y học cổ truyền
5. YHHĐ
: Y học hiện đại
6. CPDP

: Cổ phần dược phẩm
7. DĐVN
: Dược điển Việt Nam
8. TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
9. SKLM
: Sắc kí lớp mỏng
10. DLTW
: Dược liệu Trung ương
11
. uv
: Tử ngoại
12. VIS
: Ánh sáng thường
13. SKĐ
: Sắc kí đồ
14. DD
: Dung dịch
; Thuốc thử
16. STT
: Số thứ tự
17. NXB
: Nhà xuất bản
18. Vđ
; Vừa đủ
19. Pư
: Phản ứng
20./
: trong
21. Tr

: Trang
ĐẶT VẤN ĐỂ
Ngày nay nhu cầu sử dụng thuốc cổ truyền của nhân dân ta đang ngày một
tăng. Việc nghiên cứu thành phần hoá học của các bài thuốc cổ truyền, các chế
phẩm có nguồn gốc từ thảo dược nhằm góp phần xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình
kiểm định thuốc cổ truyền là việc làm cần thiết và cần được phát huy.
Viên nén Bổ huyết ích não của công ty cổ phần dược phẩm Nam Định là một
sản phẩm đã được cấp phép lưu hành trên toàn quốc với thành phần là cao lá Bạch
quả và Đưcíng quy. Việc bào chế và kiểm định chế phẩm Bổ huyết ích não dưới dạng
cao lỏng, là dạng thuốc dễ sử dụng, phù họfp với nhiều lứa tuổi bệnh nhân là việc
làm cần thiết.
Để góp phần vào việc kiểm định về mặt hoá học hai chế phẩm cao lỏng BI;
một chế phẩm có công thức từ dạng viên nén đã có trên thị trường và một chế phẩm
do khoá luận này xây dựng bổ sung, chúng tôi tiến hành khoá luận: “Nghiên cứu
thành phần hoá học chính của chế phẩm cao lỏng Bổ huyết ích não” với mục tiêu
kiểm định được các vị thuốc trong hai chế phẩm BI này.
Để thực hiện được mục tiêu trên chúng tôi tiến hành một số nội dung sau:
- Định tính một số thành phần hoá học của các vị thuốc và hai chế phẩm cao
lỏng BI bằng phản ứng hoá học.
- Định tính các thành phần hoá học chính tinh dầu, Aavonoid, coumarin trong
các vị thuốc và trong hai chế phẩm cao lỏng BI bằng SKLM.
- Định lượng một số thành phần có hàm lượng lớn (Havonoid, tinh dầu) trong
một số vị thuốc và trong hai chế phẩm cao lỏng BI.
PHẦN I: TỔNG QUAN
1.1. Phương pháp kiểm định chế phẩm thuốc cổ truyền.
Các phương pháp kiểm định dược liệu và các vị thuốc trong các chế phẩm thuốc
cổ truyền từ phưctìg pháp cổ điển thường là bằng cảm quan đến những phương pháp
hiện đại hơn đều có một ý nghĩa quan trọng, góp phần vào việc đảm bảo chất lượng
thuốc cổ truyền, tránh sử đụng nhầm lẫn, hoặc làm giả
1.1.1. Phương pháp cảm quan

+ thị giác: Phương pháp này được dùng chủ yếu để nhận biết các vị thuốc dựa
trên các đặc điểm về hình dạng, màu sắc, kích thước, của chúng. Đây là phương
pháp quan trọng giúp nhận biết các vị thuốc sống hoặc đã chế biến trong các phương
thuốc thang.
Ví dụ: Hạnh nhân có hình trái tim được phân biệt với đào nhân có đầu nhọn. Chỉ
thực là phiến hình tròn hoặc bán nguyệt khác với chỉ xác có hình sợi.
+ Bằng vị giác: Các vị thuốc khác nhau thường có vị khác nhau (do có các hợp chất
tự nhiên khác nhau hoặc do chế biến khác nhau) gồm có các vị chua, cay, mặn, ngọt,
đắng, chát. Phương pháp này có thể áp dụng để nhận biết sơ bộ các vị thuốc trong
các phương thuốc thang, thuốc tán, cao thuốc.
Ví dụ: Cam thảo có vị ngọt; Long đỏfm thảo có vị đắng; Can khương có vị cay;
Son tra ngũ vị; Mẫu lệ tôi dấm có mùi đặc trưng của giấm khác với Mẫu lệ nung; Bột
tam hoàng thang (Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm) có vị đắng.
+ Bằng khứu giác: Một số vị thuốc, thường là có tinh dầu có thể được nhận biết
trong các chế phẩm thuốc tán hoặc cao thuốc hoặc phân biệt với nhau bằng mùi đặc
trưng của chúng (dịu, hắc, hăng, thơm, hôi, ).
Ví dụ: Mùi thơm đặc trưng của các vị Quế nhục, Đại hồi, Xương bồ, Đương
quy, Bạc hà,
Để nhận biết được các vị thuốc trong các chế phẩm thuốc cổ truyền cần sự
kết hợp của tất cả phương pháp trên. Phương pháp cảm quan thường chỉ có giá trị để
nhận biết các vị thuốc trong các dạng thuốc thang. Tuy vậy, ngay cả với dạng thuốc
này phương pháp cảm quan có thể cũng không chính xác. Để khẳng định một cách
chắc chắn hơn các vị thuốc trong các chế phẩm cổ truyền phải sử dụng đến các phư
ơng pháp hiện đại hcfn như: phương pháp vi học, phương pháp hóa học và hoá lí.
1.1.2. Phương pháp vi học
Dựa trên đặc điểm vi học của vi phẫu để nhận biết vị thuốc sống hoặc đã sơ
chế, hoặc của bột dược liệu để nhận biết vị thuốc trong các dạng thuốc tán.
+ Dựa trên đặc điểm vi phẫu: làm vi phẫu rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt của vị thuốc
để đối chiếu so sánh với tiêu bản vi phẫu gốc hoặc tài liệu mô tả đặc điểm vi
phẫu có sẵn.

+ Phương pháp soi bột: rất hữu ích trong việc xác định các vị thuốc trong các ph-
ưofng thuốc tán dựa trên các đặc điểm đặc trưng của bột dược liệu (lá, thân thảo, hoa,
quả, hạt). Các yếu tố đặc trưng cho từng loài là biểu bì, đặc điểm lớp cutin, lỗ khí,
lông che chở, lông tiết, tuyến tiết, túi tiết, ống nhựa mủ, tinh thể, hạt phấn, sợi, mảnh
mạch, hạt tinh bột, mảnh biểu bì cánh hoa .[4], [21]
+ Phương pháp phân tích vi hoá dược liệu: dựa vào những phản ứng hoá học, quá
trình vật lí quan sát kết quả dưới kính hiển vi. Phương pháp này cho phép phát hiện
trực tiếp các chất trên mô tế bào. Phản ứng vi hoá có thể đựơc tiến hành trên lát cắt
dược liệu tươi hoặc vị thuốc đã qua chế biến. Tuy nhiên với những dược liệu đã qua
chế biến (sao, tẩm ) thì cần phải chú ý đến ảnh hưởng của những quá trình này. Ví
dụ: phản ứng vi thăng hoa của dược liệu chứa coumarin, anthranoid [4], [21],
1.1.3. Các phương pháp hoá học và hoá lý
Các phương pháp hoá học và hoá lí giúp nhận biết từng nhóm chất cụ thể
trong các vị thuốc và bài thuốc. Hơn thế một số phương pháp còn có thể xác định
từng chất cụ thể cùng với cấu trúc và hàm lượng của chúng.
+ Định tính bằng các phản ứng hoá học.
Các phản ứng hoá học trong ống nghiệm giúp xác định từng nhóm chất hoá
học trong các vị thuốc cũng như trong bài thuốc. Với những phản ứng đặc hiệu có
thể nhận biết sự có mặt của một chất hoặc nhóm chất cụ thể.
Ví dụ: Phản ứng Cyanidin (Shinoda) xác định sự có mặt của nhóm chất
flavonoid. Phản ứng mở đóng vòng lacton xác định nhóm chất coumarin. Phản ứng
với dung dịch FeCl^ 5% giúp nhận biết sự có mặt của nhóm chức phenol trong các vị
thuốc. Phản ứng Van Urk để xác định khung Indol của các alcaloid. Phản ứng Otto
là phản ứng màu đặc hiệu của Strychnin.
+ Các phương pháp sắc kí.
Cắc phương pháp sắc kí được dùng rất phổ biến để kiểm địn h các chế phẩm
thuốc, gồm có; SKLM, SKLM hiệu năng cao, sắc kí giấy, sắc kí lỏng cao áp (HPLC),
sắc kí khí, sắc kí khí khối phổ. Trong đó, phương pháp được sử dụng phổ biến và
đắc lực nhất là phương pháp SKLM nhờ tính đơn giản và dễ áp dụng. Ngoài định
tính các chất, SKLM còn có thể giúp xác định chất phân lập được nếu có chất chuẩn

so sánh.
Ngoài các phương pháp sắc kí, các phương pháp quang phổ cũng đóng vai trò
quan trọng không kém trong định tính cũng như định lượng các chất, thường sử
dụng nhất là phương pháp quang phổ tử ngoại.
+ Phương pháp quang phổ tử ngoại: phương pháp này có thể dùng để định tính các
chất dựa trên các cực đại hấp thụ hoặc tỉ số giữa các cực đại hấp thụ của chúng. Phổ
tử ngoại còn là một công cụ đắc lực trong định lượng các chất dựa trên mối quan hệ
giữa nồng độ và độ hấp thụ của chúng theo định luật Lamber-Beer.
1.2. Ý nghĩa của các chế phẩm có tác dụng cải thiện tuần
hoàn não.
1.2.1. Vai trò của não.
+ Theo YHCT; não là một phủ kì hằng, là một cơ quan trọng yếu của cơ thể. Não
liên quan mật thiết đến xương tuỷ của toàn thân. Nếu não tuỷ tốt thì sinh lực dổi dào,
não tuỷ không tốt làm cho đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi vô lực [1].
+ Theo YHHĐ: não là một bộ phận của hệ thần kinh trung ương, đóng vai trò điều
hoà phối hợp hoạt động tất cả các cơ quan bên trong cơ thể [5], [7].
1.2.2. Vai trò của huyết.
+ Theo YHCT: huyết là vật chất dinh dưỡng cho các bộ phận cơ thể, là cơ sở vật
chất cho tinh, khí, thần. Sự hoạt động của ngũ quan, cửu khiếu, lục phủ ngũ tạng đều
do huyết. Huyết là phần âm của cơ thể, là cơ sở của hoạt động tính dục nữ (kinh
nguyệt, thai nghén) [4], [9].
+ Theo YHHĐ: huyết (hay còn gọi là máu) là nguồn gốc tạo ra các dịch lỏng khác
trong cơ thể như dịch bạch huyết, dịch kẽ tế bào, dịch não tuỷ, dịch màng bụng,
màng phổi, màng khớp, Máu và tất cả các dịch đó hợp thành nội môi, là môi tr
ường bao quanh tất cả các tế bào trong cơ thể. Máu đảm nhiệm nhiều chức năng
quan trọng của cơ thể: vận chuyển O2 và CO2 giữa phổi và mô, vận chuyển các chất
dinh dưỡng từ ống tiêu hoá đến các tế bào, vận chuyển các chất cặn bã để đào thải ra
ngoài, bảo vệ cơ thể nhờ quá trình thực bào và miễn dịch của bạch cầu, máu còn làm
nhiệm vụ điều nhiệt cho cơ thể [5], [7].
1.2.3. Môi liên hệ giữa huyết và não

+ Theo YHCT: Theo học thuyết tạng tượng, não nằm trong hộp sọ, lưu thông với tuỷ,
“não vi tuỷ chi hải”, não là biển của tuỷ, tuỷ chỉ là một phần nhỏ của não. Tuỷ tàng
ở trong xương, là chất dinh dưỡng xương. Não và tuỷ đều ở trong khoang xương
song có liên quan đến toàn thân. Huyết mang những chất dinh dưỡng đến nuôi não
tuỷ. Khi huyết dồi dào, lưu thông trong mạch tốt thì não tuỷ được nuôi dưỡng tốt
làm cho cơ thể khoẻ mạnh, da hồng hào, thần sắc tinh nhanh. Ngược lại, trong trư
ờng hợp huyết hư, huyết ứ, não tuỷ không được nuôi dưỡng tốt làm cho cơ thể mệt
mỏi, đau đầu, hoa mắt ù tai, da xanh xao, [l]. Như vậy giữa huyết và não có mối
quan hệ mật thiết, gắn bó. Do đó việc bổ huyết cũng đồng thời là dưỡng não.
1.2.4. Các loại thuốc liên quan đến phần huyết
+ Thuốc hoạt huyết; Là những thuốc có tác dụng lưu thông huyết mạch, thường
dùng cho các trường hợp huyết ứ, huyết lưu thông khó khăn. Tuỳ theo mức độ hoạt
huyết ỏ mức độ mạnh yếu chia ra làm hai loại hành huyết và phá huyết. Ví dụ: Đan
Sâm, Ngưu Tất, Nga truật [1]. Trong khoá luận này Bạch quả và Đương quy có tác
dụng này.
+ Thuốc bổ huyết: Là những vị thuốc có tác dụng tạo huyết, dưỡng huyết. Thường
có vị ngọt, tính ấm quy kinh tâm, can, tỳ và được dùng cho các trường hợp huyết hư,
huyết thiếu. Ví dụ: Thục địa, Hà thủ ô đỏ [l]. Trong đề tài này Đương quy có tác
dụng bổ huyết.
Huyết và khí là hai thành phần liên quan mật thiết đến nhau “Khí hành, huyết
hành”. Trên thực tế thường dùng kèm thêm một vị thuốc hành khí để giúp tăng tác
dụng hoạt huyết.
1.2.5. Một số chế phẩm có tác dụng cải thiện tuần hoàn não.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có một số chế phẩm có tác dụng cải thiện
tuần hoàn não đó là:
+ Viên nén Bổ huyết ích não (công ty CPDP Nam Định).
Thành phần: cao lá Bạch quả 40 mg (tương đương 9,6 mg ginkgo Flavonoid);
Đương quy 1,3 g.
+ Viên nén Hoạt huyết dưỡng não (công ty CPDP Nam Định).
Thành phần: cao lá Bạch quả; Đinh lăng.

+ Cao lỏng hoạt huyết thông mạch PH (công ty TNHH Dược phẩm Phúc Hưng).
Thành phần; Thục địa, Xuyên khung, Bạch thược, Đương quy
+ Viên nén Hanba (Công ty Hanbul Pharma. Co. Ltd., Hàn Quốc).
Thành phần; cao lá Bạch quả 40 mg
+ Viên nén Tanakan (Công ty Beaufour Ipsen, Pháp).
Thành phần: cao lá Bạch quả 40 mg.
1.3. Các vị thuốc trong hai chế phẩm cao lỏng BI.
1.3.1. Đương quy: Radix Angelica sinensis Umbeliferae.
Là rễ phơi hay sấy khô của cây Đương quy {Angelica sinensis (Oliv.) Diels
Apiaceae).
Rễ Đương quy được chia ra làm 3 phần quy đầu là rễ chính và một bộ phận
cổ rễ; quy thân là phần dưới của rễ chính hay rễ phụ lóíi; quy vĩ là rễ phụ nhỏ. Toàn
rễ cái và rễ phụ được gọi là toàn quy [19].
* Thành phần hóa học.
+ Tinh dầu: Tỉ lệ 0,2- 0,4%, tỉ trọng 0,955 ở 15°c, là chất lỏng màu vàng sẫm, trong,
mùi thom đặc trưng [12], [15], [19].
Thành phần tinh dầu gồm:
- Các dẫn chất phtalid: n-butylidenphtalit C,2H|402(7,35%), ligustilid (50,2%), n-
butylphtalid (1,81%), senkyunolid, A^'^- đihydrophtalic [19], [22],
- Các terpen: myrcen, p - ocimen, allo - ocimen, p -phelandren, p. cymen, a
(3 - pinen,trans - (3 - farnesen, [3 - bisabolen, bicycloelemen, -elemen [19], [22].
- Các hợp chất phenolic: acetophenon, acid anisic, o - cresol, p. cresol,
ethylresorcinol, acid valerophenon - 0 -cacboxylic C12H24O2, 2,4 - dihydroxyacetophenon,
phenol, m.ethylphenol, isoeugenol, vanilin [19], [22].
- Thành phần khác: acid myristic, 2 - methyldecan - 5 - on, acid nonandioic,
acid camphoric, acordinen, isoacoradinen [19], [22].
+ Coumarin: umbeliferon, scopoletin, xanthotoxin, isopimpinelin, bergapten,
acutilobin, decursin [19], [22] .
+ Acid hữu cơ: acid vanilic, acid palmitic, acid linnoleic, acid nicotinic, acid
sucinic [19],[22].

+ Polysacharid: khi thuỷ phân cho L- arabinose, D - galactose, D - glucose, L -
ramnose [19], [22].
+ Acid amin: alanin, valin, isoleucin, serin, theonin, acid y - aminobutyric, leucin,
glycin, aspartat, acid glutamic, lysin, arginin, phenylalanin, tyrosin, prolin,
tryptophan, hystidin, methionin, cystidin, uracil, cholin [19], [22].
+ Vitamin: vitamin Bi, vitamin B12, vitamin E [19], [22].
+ Polyacetylen: falcarinol, falcarindiol, falcarinolon [19].
+ Sterol: p - sitosterol, stigmasterol, p - stigmasteryl - (3 - D - glucosid [19].
+ Nguyên tố vi lượng: Mg (48.10 ppm), Ca (60.50 ppm), A1 (12,50 ppm), Cr
(0.214 ppm), Cu (0.371 ppm), Zn (1.701 ppm), As (0.832 ppm) [19], [22].
* Tác dụng dược lí:
+ Làm tăng số lượng hồng cầu và tỷ lệ huyết sắc tố, chống thiếu máu ác tính (do
có vitamin B12 và acid folic) [18], [19], [22].
+ Bảo vệ hệ thống miễn dịch, làm tăng số lượng tế bào lympho T đồng thời làm
phục hồi khả năng tạo hoa hổng của tế bào lympho T [22].
+ Chống co thắt cơ trofn ruột cô lập gây bỏi acetylcholine và histamin. Ligustilid trong
rễ Đưoỉng quy có tác dụng chống hen và chống co thắt rõ rệt [22],
+ Rễ của Đương quy Trung Quốc có 2 thành phần: tinh dầu có tác dụng ức chế
tử cung. Thành phần không phải tinh dầu tan trong nước hoặc trong cồn gây kích
thích tử cung. Đương quy có tác dụng gây tăng sinh tử cung [1], [22], [24].
+ Nước sắc hoặc cao cồn Đương quy có tác dụng hạ huyết áp. Cao cồn
Đương quy có hoạt tính chống loạn nhịp tim. Nước sắc và dạng chiết ether của
Đương quy có tác dụng gây trấn tĩnh [22].
+ Bảo vệ gan, phòng ngừa hạ thấp glycogen ở gan [24].
+ Kháng khuẩn: ức chế Shigella [17], [24].
+ Chông viêm cấp và mạn kiểu phi sterroid [22].
+ Tăng sức đề kháng với chất độc [22].
+ Tác dụng kiểu eostrogen [22].
* Tính vị, quy kinh:
Vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, mùi thơm. Quy kinh tâm, can, tỳ [1], [15].

* Công năng, chủ trị:
+ Cồng năng: bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, thông kinh, dưỡng gân, tiêu
sưng, nhuận tràng [1], [10], [22]. Từng bộ phận của rễ Đương quy có công năng
khác nhau: quy đầu - chỉ huyết; quy thân - bổ huyết; quy vĩ - hành huyết [1].
+ Chủ trị: Đương quy là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đổng thời được
chỉ định trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh như thuốc chữa thiếu máu xanh xao,
đau đầu, cơ thể gầy yếu, suy tim, mệt mỏi, đau ngực, viêm khớp, chân tay đau nhức
lạnh, tê bại, tê liệt, táo bón, mụn nhọt, lở ngứa, tổn thương ứ huyết, kinh nguyệt
không đều, đau kinh, bế kinh [1], [19], [15].
Ngoài ra được dùng trong các trường hợp phong thấp, mụn nhọt, táo bón, hói
đầu, lao phổi, tăng huyết áp, ung thư, làm thuốc giảm đau, chống co giật, làm ra mồ
hôi, kích thích ăn ngon, phụ nữ uống nước sắc Đương quy vài ngày trước cho tới khi
đẻ sẽ dễ đẻ, làm giảm đau khi đẻ [15].
* Kiêng kỵ:
Những người tỳ, vị thấp nhiệt, đại tiện lỏng không nên dùng [1].
1.3.2. Cao lá Bạch quả: Folium extract Ginkginis bilobae
Là sản phẩm đạt tiêu chuẩn cơ sở được bào chế bằng cách chiết bằng Ethanol
và làm khô từ lá Bạch quả (còn gọi là ngân hạnh, áp cước tử, công tôn thụ) (Ginkgo
bỉloba h.) họ Bạch quả (Ginkgoaceae).
* Thành phần hóa học
Lá Bạch quả chứa hai loại hoạt chất chính là các hợp chất flavonoid và các
hợp chất tecpenoid [19], [22], [23].
+ Các flavonoid (ginkgo-flavon glucosid) có: phần aglycon gồm các flavonol,
flavon, biflavon; phần đường là glucose và rhamnose.
- Các flavonol gồm: quercetin, quercetin - rutosid (rutin) quercetin - 3 - glucosid
isoquercitrin, quercetin 3-0-Ị3-(6- p.coumaroyl glucopyranosyl) (l->4) - a -
rhamnopyranosid, kaempferol, kaempferol -3 - o - a - (6 ” - p.coumaroyl
glucopyranosyl) - p - 1,4 - rhamnosid và isorhamnetin
- Các flavon là luteolin, tricetin (dalphidenon).
- Các biílavon là amentflavon, bilobetin, ginkgetin, isoginkgetin, ciadopitysin.

- Ngoài ra còn có các catechin và các proanthocyanidin.
+ Các tecpenoid gồm ginkgolid (là những ditecpen) và bilobalid (một sesquitecpen)
có vị đắng [19], [22].
+ Ngoài ra lá Bạch quả còn chứa một số axit hữu cơ như hydroxykinurenic, kinurenic,
parahydroxybenzoic, vanillic; tinh bột; tinh dầu; brôm; sáp [19], [22].
Nguyên liệu lá đưa vào sản xuất không được chứa dưới 0,5% flavonoid nếu
tính theo flavonol glycosid, bằng 0,2 - 0,4% nếu tính theo aglycon của những chất
đó [13].
* Tác dụng dược lý:
+ Cải thiện lưu lượng tuần hoàn não, tăng mức glucose và ATP, giảm sử dụng
glucose bởi não [13]. Có hiệu quả trong điều trị invivo phù não do thương tổn bởi
các chất độc hại thần kinh hoặc chấn thương [22].
+ Cải thiện sự chịu đựng giảm oxy huyết (đặc biệt là ở mô não) [22].
+ Tăng trí nhớ và sự hiểu biết trong thí nghiệm phản xạ có điều kiện [22].
+ Giãn mạch và chống co thắt [19], [22].
+ Làm sạch các gốc tự do. Hạ Cholesterol máu [19], [22].
+ Giảm thương tổn ốc tai và có tác dụng cải thiện chức năng về tiền đình và thính
giác [13].
+ Chống lại sự giảm tiểu cầu và co thắt phế quản. Chống viêm tại chỗ [22], [23].
+ Kháng các vi khuẩn Mycobacterium smegmatis, Bacillus subtilis, Staphylococcus
aureus và các nấm Trichophyton mentagrophytes, Saccharomyces cerevisiae.
+ Chống co giật [22].
+ Giảm phù võng mạc và tổn thương tế bào võng mạc.
* Công dụng:
+ Cao lá Bạch quả được dùng để điều trị thiểu năng tuần hoàn não với những triệu
chứng suy giảm sự tập trung và trí nhớ, lú lẫn, mất nghị lực, mệt mỏi, giảm vận
động thể lực, tâm trạng trầm cảm, lo âu, chóng mặt, ù tai và nhức đầu [22].
+ Điều trị bệnh tập tễnh cách hồi do tắc động mạch ngoại biên, làm tăng khoảng
cách đi được và giảm đau; bệnh Raynaud, xanh tím đầu chi; hội chứng sau viêm tĩnh
mạch và điều trị bệnh ở tai trong như ù tai và chóng mặt do mạch máu hoặc thoái

hoá [
22].
+ Điều trị bệnh động mạch vành tim, đau quặn tim, đau lồng ngực [22] .
1.3.3. Trần bì: Pericarpium citri deliciosae.
Vị thuốc là vỏ quả chín, phơi hay sấy khô và để lâu của cây Quýt {Citrus sp.)
họ Cam (Rutaceae) [1], [4].
* Phân bố:
Cây quýt được trồng rộng rãi ở Việt Nam, nhiều nhất tại các tỉnh Bắc Giang,
Hà Nam, Huế, Nghệ An
* Thành phần hoá học:
+ Tinh dầu: chiếm khoảng 3,8% khi còn tươi [19]. Tinh dầu Trần bì là chất lỏng màu
vàng nhạt, sánh, tỉ trọng 0.854 - 0.858, huỳnh quang xanh nhẹ, có thành phần chính là
limonene (>90%), methylanthranilat (1 %) [3], [ 19], [22].
+ Flavonoid: chủ yếu là hesperidin C50ĨỈ60O27, chiếm trên 3.5% tính theo dược liệu
khô tuyệt đối [19], [22].
+ Ngoài ra, trong Trần bì còn có Vitamin A, Vitamin B, Vitamin c, pectin, caroten
[19].
* Tính vị, quy kinh:
Vị đắng, cay, tính ấm. Quy kinh tỳ, phế [1], [10],
* Tác dụng dược lý:
+ Tinh dầu trong Trần bì có tác dụng kích thích vị tràng tăng tiết dịch tiêu hóa, bài trừ
khí tích trong ruột. Ngoài ra còn có tác dụng hoá thấp trừ đàm [1].
+ Hesperidin có tác dụng trừ đàm và kéo dài tác dụng của chất corticoid, giảm tính
dòn của mạch máu [1].
+ Trần bì có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, d-limonen làm giảm các hoạt
động tự phát, giảm nhiệt độ của cơ thể và kéo dài tác dụng của thuốc gây mê trung -
ương, ức chế sự phát triển của Staphylococus aureus.
+ Nước sắc Trần bì ức chế co bóp đối với ruột cô lập của thỏ [22].
* Công năng chủ trị:
+ Hành khí, hoà vị dùng trong bệnh đau bụng do lạnh [1], [10].

+ Chỉ nôn, chỉ tả: dùng khi ngực bụng đầy trướng, ợ hơi buồn nôn [1], [10].
+ Hoá đàm, ráo thấp, chỉ ho dùng chữa các chứng ho có đàm [1], [10],
1.3.4. Cam thảo; Radix Glycyưhiza.
Vị thuốc là rễ phơi hay sấy khô của 3 loài Cam thảo (Glycyirhiza uralensis
Fish; Glycyrrhiza inflata Bat; Glycyrrhiza glabra L.) họ Đậu (Fabacceae) [1], [3],
[10], [11], [12], [19], [22],
* Thành phần hoá học :
+ Cam thảo có chứa Glycyrrhizin là một saponin thuộc nhóm olean hàm lượng từ
10-14%, có vị ngọt gấp 60 lần đường saccharose [3], [19], [22],
+ Các flavonoid chiếm hàm lượng 3-4% trong đó có 27 chất đã được biết, quan
trọng nhất là liquiritin (nhóm flavonon) và isoliquiritin (nhóm chalcon). Ngoài ra
còn có glabridin (isoflavan), glabron (isoflavon), glabren (isoflaven) [3], [19], [22].
+ Một số coumarin; umbeliferon, hecnimarin, liqcumarin [3], [19], [22].
+ Những hợp chất estrogen steroid vói hàm lượng thấp [3], [19], [22].
* Tác dụng dược lí:
+ Có tác dụng chống loét dạ dày, chống co thắt (chủ yếu do các thành phần
ílavonoid [3], [19], [22].
+ Tác dụng long đờm nhờ các saponin [3].
+ Tác dụng giải độc nhờ có thành phần Glycyrrhizin [3], [19], [22].
+ Tác dụng kiểu oestrogen [3], [19], [22].
* Tính vị quy kinh:
Vị ngọt, tính bình. Quy kinh can, tỳ, thông hành 12 kinh [1], [10], [19],
* Công năng chủ trị:
+ Bổ tì ích khí, thanh nhiệt giải độc, khử đàm ngừng ho, hoãn cấp chỉ thống, điều
hoà các vị thuốc [1], [10].
+ Dùng trong các trường hợp khí huyết hư nhược thiếu máu, đau hầu họng, viêm
họng cấp mãn tính, viêm Amiđan, nhiều đờm, chữa ho [4], [6], [8].
* Kiêng kỵ:
Không dùng chung với các vị Đại kích, Nguyên hoa, Cam toại, Hải tảo [1],
[10], [19].

PHẦN II: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. Nguyên liệu, phương tiện, phương pháp nghiên cứu.
2.1.1. Nguyên liệu.
+ Đương quy; được mua tại công ty DLTW1.
Đương quy được chia ra làm các phần quy đầu (phần cổ rễ, khoảng 2cm chiếm
1/8 chiều dài củ, đưòỉng kính 2-2,5cm); quy thân (phần giữa của rễ, chiếm 5/8 chiều dài
rễ, đường kính l-2cm); quy vĩ (phần đuôi của rễ, chiếm khoảng 1/4 chiều dài rễ, đường
kính 0.2-Icm), làm nhỏ đến kích thước 0.5-1 cm.
+ Cao khô lá Bạch quả: được công ty CPDP Nam Định cung cấp, đạt tiêu chuẩn cơ
sở số 0350 - B - 0006 - 04 của công ty CPDP Nam Định.
+ Vị thuốc Cam thảo mua tại công ty DLTW1.
+ Vị thuốc Trần bì mua tại công ty DLTW 1.
+ Cao lỏng Blf. Đương quy 60g được làm nhỏ, ngâm ngấm kiệt bằng ethanol so'^, cô
dịch chiết dưới áp suất giảm đến tỉ lệ 1:1, phối hợp với Ig cao khô lá Bạch quả, thêm
nước cất vừa đủ lOOml.
+ Cao lỏng BI2: Đưoỉng quy 60g, Cam thảo 4g, Trần bì 6g, được làm nhỏ, ngâm
ngấm kiệt bằng ethanol 80”, cô dịch chiết dưới áp suất giảm đến tỉ lệ 1:1, phối hợp
với Ig cao khô lá Bạch quả, thêm nước cất vừa đủ lOOml.
Hình 2.1: Vị thuốc Đương quy
Hình 2.2: Các vị thuốc trong chế phẩm
2.1.2. Dung môi, hoá chất, thuốc thử.
+ Dung môi, hoá chất, thuốc thử đạt tiêu chuẩn phân tích do phòng giáo tài trường
đại học Dược Hà Nội cung cấp.
2.1.3. Phương tiện nghiên cứu.
+ Bản mỏng silicagel 6OF254 của Merck.
+ Bộ dụng cụ Shoxhlet.
+ Bộ dụng cụ xác định độ ẩm bằng phương pháp dung môi.
+ Bộ dụng cụ cất tinh dầu.
+ Máy đo độ ẩm Sartorius, bộ môn Dược Liệu, Trường đại học Dược Hà Nội.
+ Cân kĩ thuật và cân phân tích Presica HA60 (Thụy Sĩ).

+ Máy đo quang phổ tử ngoại Spectrophotometer u - 1800 của hãng Hitachi (Nhật),
bộ môn Hoá dược, Trường Đại học Dược Hà Nội.
+ Đèn tử ngoại.
+ Máy cất quay Buchi Rovapor R-200, Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường Đại học
Dược Hà Nội
+ Tủ sấy Memmert, Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội
2.1.4. Phưong pháp nghiên cứu.
+ Định tính một số thành phần hoá học của các vị thuốc và của hai chế phẩm cao
lỏng BI„ BI2 bằng các phản ứng hoá học theo [2], [3], [4], [10], [14].
+ Định tính flavonoid, tinh dầu, coumarin trong một số vị thuốc và hai chế phẩm cao
lỏng BIi, BI2 bằng SKLM theo [2], [3], [4], [10], [14].
Chất hấp phụ: bản mỏng Silicagel 6OF254 của hãng Merck.
- Flavonoid
Hệ dung môi khai triển:
Hệ I: Toluen - Ethylacetat - Acid formic - Nước (6:5:1:1).
Hệ II: Ethylacetat - Cloroform - Acid formic (3:3:1).
Thuốc thử hiện màu: Soi ư v, hơi Amoniac.
- Tinh dầu
Hệ dung môi khai triển:
Hệ I: Toluen - Ethylacetat (91:7).
Hệ IV; Ether dầu hoả - Ethylacetat (80:5).
Thuốc thử hiện màu: Soi ư v hoặc dung dịch vanilin - H2SO4 mới pha (0,5g
vanilin + 2 ml H2SO4 + 8ml Ethanol tuyệt đối), hơ nóng bản mỏng ở 100°c trong
khoảng 10 phút.
- Coumarin
Hệ dung môi khai triển:
Hệ I: Cloroíorm - Methanol (9:1).
Hệ II: Cloroíorm - Ethylacetat (1:1).
Thuốc thử hiện màu; Soi uv.
+ Định lượng tinh dầu trong Đương quy (toàn quy, quy đầu, quy thân, quy vĩ), Trần

bì và hai bài thuốc phối ngũ bằng phưong pháp cất kéo hơi nước theo [3], [4], [10],
[14]. Song song tiến hành đo độ ẩm của dược liệu bằng phương pháp dung môi [10].
Hàm lượng tinh dầu được tính theo công thức: T(%) = —
a - p
Với T(%): hàm lượng của tinh dầu trong dược liệu hoặc phương thuốc.
V(ml): thể tích tinh dầu.
a(g): khối lượng dược liệu đem định lượng.
p(g): Lượng nước có trong a (g) dược liệu.
Kết quả được đánh giá theo phương pháp thống kê để tính hàm lượng
trung bình ( T ), độ lệch chuẩn ( s ), khoảng tin cậy ( p,), với độ tin cậy a =95%
+ Định lượng Aavonoid trong cao lá Bạch quả bằng phương pháp cân.
Hàm lượng Aavonoid toàn phần trong cao khô lá Bạch quả được tính theo công
thức sau:
mx 10000
X(%) = ‘ '
b(ioo-p)
Với X(%): Hàm lượng Aavonoid toàn phần trong cao Bạch quả.
m(g): Khối lượng cắn thu được.
b(g): Khối lượng cao lá Bạch quả đem định lượng.
p(%): Hàm ẩm của cao khô lá Bạch quả.
+ Định lượng Aavonoid toàn phần trong hai chế phẩm cao lỏng BIi, BI2 bằng phương
pháp cân và phương pháp đo quang theo [1], [4], [10], [14].
Theo phương pháp cân: X(%) = — - —
c X K
Theo phương pháp đo quang; X(%) = ———
Vói X(%) : Hàm lượng Aavonoid toàn phần trong cao lỏng BI (g/ml).
m(g) : Khối lượng cắn Aavonoid toàn phần thu được.
V(ml) : Thể tích cao lấy làm định lượng.
K(lần): Hệ số pha loãng.
C: Nồng độ mg% của Aavonoid toàn phần đọc được trên đường chuẩn.

Kết quả được đánh giá theo phương pháp thống kê để tính hàm lượng trung
bình ( X ), độ lệch chuẩn ( s ), khoảng tin cậy ( ịi ), với độ tin cậy a =95%.
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét.
2.2.1. Định tính bằng phản ứng hoá học.
Mẫu thử: Lần lượt lấy các vị thuốc Đương quy, Trần bì, Cam thảo đã được làm nhỏ,
mỗi mẫu 30g cho vào các bình cầu 250ml, thêm vào lOOml cồn 80*’, lắp sinh hàn
ngược, đun sôi cách thuỷ trong 20 phút, lọc nóng, thu được dịch chiết cồn của
Đương quy, Trần bì, Cam thảo. Các dịch này được làm bay hơi còn khoảng 30ml
dung dịch đem làm các phản ứng.
Lấy lOg cao khô lá Bạch quả hoà tan trong 20ml ethanol. Dịch chiết cồn này
được đem làm các phản ứng.
Lần lượt lấy 20ml cao lỏng BIi và BI2 pha loãng với 20ml cồn 80'* để làm
phản ứng.
+ Phản ứng định tính nhóm chất Aavonoid
- Phản ứng Cyanidin:
Cho vào ống nghiệm Iml dịch chiết cồn của các dược liệu và chế phẩm nói
trên. Thêm một ít bột Mg kim loại và 5 giọt HCl đặc, lắc đều, đun nóng cách thuỷ,
để yên 5 phút. Xuất hiện màu đỏ trong ống nghiệm. Phản ứng dương tính với Bạnh
quả, Trần bì, Cam thảo, BI|, BIj.
- Phản ứng với Amoniac đặc:
Nhỏ một giọt dịch chiết cồn của từng mẫu thử nói trên lên các miếng giấy lọc,
hơ nóng cho khô, thấy có màu vàng nhạt, sau đó hơ qua hơi Amoniac đặc thấy xuất
hiện màu vàng đậm rõ rệt. Phản ứng dương tính với tất cả các mẫu.
- Phản ứng với dung dịch NaOH 10%:
Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết cồn của các dược liệu và 2 chế phẩm,
thêm vào 0,5 ml NaOH 10%, thấy màu vàng đậm lên. Phản ứng dương tính với tất
cả các mẫu.
- Phẩn ứng với dung dịch chì acetat 10%:
Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết cồn các mẫu thử nói trên, thêm vào 0,5
ml dung dịch chì acetat 10% thấy có xuất hiện tủa màu vàng. Phản ứng dưoỉng tính

với tất cả các mẫu.
- Phản ứng vôi dung dịch FeCl¡5%:
Lấy vào ống nghiệm Iml dịch chiết cồn và 1 giọt dung dịch FeCl3 5% thấy
xuất hiện tủa màu xanh đen. Phản ứng dương tính với tất cả các mẫu thử.
Kết quả định tính flavonoid được trình bày ở bảng 2.1.
+ Định tính saponin.
- Hiện tượng tạo bọt:
Lấy Iml dịch chiết mỗi mẫu thử vào các ống nghiệm, thêm vào 5ml nước, lắc
mạnh. Cột bọt bền sau 15 phút đối với Cam thảo và BI2. Kết luận có saponin trong
Cam thảo và cao lỏng BI2.
Sơ bộ phân biệt hai nhóm saponin triterpenic và steroid trong Cam thảo và
trong cao lỏng BI2.
Dùng hai ống nghiệm giống nhau:
Ống nghiệm 1: Lấy Iml dịch chiết, thêm vào 5ml nước và 5ml NaOH O.IN.
Ống nghiệm 2: Lấy Iml dịch chiết, thêm vào 5ml nước và 5ml HCl O.IN.
Lắc mạnh và quan sát hiện tượng tạo bọt ở cả hai ống. Cột bọt ở ống nghiệm 2 cao
hơn ở ống nghiệm 1 đối với cả hai dịch chiết. Sơ bộ kết luận saponin trong Cam
thảo và trong cao lỏng BI2 là saponin triterpenic.
Kết quả định tính saponin được trình bày ở bảng 2.1.
+ Phản ứng định tính acid amin.
- Phản ứng với thuốc thử Ninhydrin 2%:
Lần lượt lấy vào các ống nghiệm khoảng 2ml dịch chiết cồn của từng mẫu thử,
thêm 5 giọt thuốc thử Ninhydrin 2%, đun cách thuỷ sôi trong 5 phút. Xuất hiện màu
xanh tím với Đương quy, BI), BI2.
Kết luận: phản ứng dương tính với Đương quy, BIi, BI2.
Kết quả định tính acid amin được trình bày ở bảng 2.1.
+ Phản ứng định tính saccharid.
- Phản ứng với thuốc thử Lugol:
- Lần lượt lấy vào các ống nghiệm 5ml dịch chiết cồn các mẫu thử, thêm vào 3
giọt dung dịch Lugol, xuất hiện màu xanh đậm với tất cả các mẫu thử ngoại

trừ Trần bì.
Kết luận: phản ứng dương tính với tất cả các mẫu trừ mẫu Trần bì
Kết quả định tính saccharid được trình bày ở bảng 2.1.
+ Phản ứng định tính sterol.
- Phản ứng Lierbermann - Burchard:
Lấy khoảng 20g các dược liệu Đương quy, Cam thảo, Trần bì và cao khô lá
Bạch quả, tiến hành shoxhlet với ether dầu hoả trong 2h. Lấy dịch chiết ether dầu cô
đến cắn.
Lấy 20ml mỗi chế phẩm BI|, BI2 đem lọc, lắc với ether dầu hoả, thu lấy dịch
chiết ether dầu, cô cách thuỷ đến cắn.
Cắn được hoà tan vào trong lOml NaOH 10%, lắc dung dịch này với
Cloroform, lấy phần dịch cloroform cô cách thuỷ còn khoảng Iml, thêm vào đó Iml
an hyd rid ace tic và 1 giọ t H2SO4 đậm đặc. D ung d ịc h có màu xanh với cắn của tất cả
các mẫu thử.
Kết luận: phản ứng dương tính với tất cả các mẫu thử.
Kết quả định tính sterol được trình bày trong bảng 2.1.
+ Phản ứng định tính coumarin.
- Phản ứng mở đóng vòng lacton.
Lấy vào mỗi cặp ống nghiệm giống nhau Iml dịch chiết cồn của các vị thuốc
Đưcmg quy, Bạch quả, Cam thảo, Trần bì.
Ống nghiệm 1: thêm 0,5ml NaOH 10%.
Ống nghiệm 2; để nguyên.
Đun sôi cả hai ống nghiệm trong khoảng 2 phút, để nguội.
Ong nghiệm 1: màu vàng đậm lên.
ống nghiệm 2: giữ nguyên.
Thêm vào mỗi ống nghiệm 5ml nước.
Ống nghiệm 1: trong suốt với tất cả các mẫu.
Ống nghiệm 2: xuất hiện tủa đục với Đương quy, Cam thảo.
Thêm 0.5ml HCl vào ống nghiệm 1, ống nghiệm 1 đục như ống nghiêm 2
với Đương quy, Cam thảo. Phản ứng dương tính với Đương quy, Cam thảo.

Lấy cắn thu được trong sơ đổ 2.1 để định tính coumarin trong hai chế
phẩm cao lỏng Blị và BI2. cắn này hoà tan trong cồn được dịch chiết cồn, tiếp tục
làm tương tự như đối với các vị thuốc.
Kết luận: phản ứng dương tính với cả hai dịch chiết BIi và BI2.
- Phản ứng với thuốc thửDiazo:
Lần lượt lấy vào các ống nghiệm Iml dịch chiết cồn của các mẫu thử, thêm
vào đó 2ml dung dịch NaOH 10%. Đun cách thủy sôi, để nguội. Nhỏ vào ống
nghiệm vài giọt thuốc thử Diazo, xuất hiện màu đỏ gạch với Đương quy, Cam thảo,
BI„ BI2.
Kết luận: phản ứng dương tính với Đương quy, Cam thảo, BIi, BI2.
- Phản ứng thay đổi huỳnh quang trong môi trưòng kiềm.
Nhỏ lên giấy thấm vài giọt dịch chiết cồn của từng mẫu thử. Nhỏ tiếp vài giọt
NaOH 5%. Sấy nhẹ. Che một phần diện tích dịch chiết trên giấy lọc bằng một miếng
kim loại. Chiếu tia tử ngoại trong vài phút. Bỏ miếng kim loại ra, quan sát tiếp dưới
đèn tử ngoại, phần không che có huỳnh quang sáng hofn phần bị che. Tiếp tục chiếu
tia tử ngoại phần bị che sẽ sáng dần lên bằng phần không bị che đối với mẫu Đương
quy, Cam thảo, BIi, BI
2.
Kết luận: phản ứng dương tính với Đương quy, Cam thảo, BI), BI2.
Kết quả định tính coumarin trong các vị thuốc và hai chế phẩm được trình
bày trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Kết quả định tính một số thành phần hoá học của các
vị thuốc và chế phẩm cao lỏng BI
Nhóm chất Thuốc thử
Mẫu thử
Flavonoid
Đương
quy
Bạch
quả

Cam thảo
Trần

BI,
BI,
Cyanidin
-
+++ +++ +++
+++
+++
NaOH + +++ +++
+++ +++
+++
NH, + +++
+++
+++
+++
Dd FeCl3
+++ +++
+++ +++
+++ +++
Dd Chì acetat 10% +++ +++ +++ +++
+++ +++
Đánh giá
K
c c c
c c
Saponin
Hiện tượng tạo bọt
- -

+++
Saponin
Triterpenic
-
-
++
Saponin
Triterpenic
Đánh giá
K K
c K K c
Acid amin
r r Ninhydrin 2 %
+++
- - -
+++ +++
Đánh giá
c K K
K
c c
Saccharid Dd Lugol ++ + +
-
++
++
Đánh giá
c c c
K c c
Sterol
Lierbermann-Burchard
+++ +++ ++ +

+++ +++
Đánh giá
c
c c c c c
Cauưnarin
p/ư mở đóng vòng
lacton
+++
-
++
-
+++ +++
TI' Diazo +++ - ++
-
+++
+++
Tăng huỳnh quang
trong môi trường kiềm
+++
- ++ -
+++
+++
Đánh giá
c K
c
K
c c
Chú thích : (-) âm tính (+): phản ứng dương tính.
(++): phản ứng rõ. (+++): phản ứng rất rõ
C: có chứa nhóm chất thử định tính.

K; không có nhóm chất thử định tính

×