Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

nghiên cứu các doanh nghiệp May

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.22 KB, 4 trang )

- 27 -
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương 2 đã trình bày các vấn đề lý thuyết, các nghiên cứu trước đây
trong và ngoài nước có liên quan; phân tích các đặc điểm và hiện trạng năng
suất trong ngành may. Chương 3 gồm các nội dung chính: các thông tin cần thu
thập, nguồn cung cấp thông tin, thiết kế bảng câu hỏi, thiết kế mẫu, cách thức
thu thập dữ liệu, phương pháp và kế hoạch phân tích dữ liệu.
3.1. XÁC ĐỊNH NHU CẦU THÔNG TIN.
Thông tin cần thiết cho nghiên cứu nầy bao gồm:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của các DN vừa & nhỏ trong ngành
may.
- Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến năng suất.
- Thành phần kinh tế, hình thức hoạt động, số lao động trung bình của DN.
- Các tiêu chí để xác đònh quy mô DN vừa & nhỏ.
3.2. NGUỒN CUNG CẤP THÔNG TIN.
3.2.1. Dữ liệu thứ cấp.
- Các bài báo, các nghiên cứu trước đó trong và ngoài nước có liên quan.
- Nghiên cứu về ngành may mặc Việt Nam của MPDF.
- Tài liệu Hiệp hội Dệt May Việt Nam.
- Danh sách các DN may tại TP. HCM.
- Các nghiên cứu, sách về DN vừa & nhỏ.
3.2.2. Dữ liệu sơ cấp.
- Ý kiến của các nhà quản lý trong các DN may vừa & nhỏ tại TP. HCM.
- Ý kiến của các chuyên gia trong ngành may.
3.3. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ THU THẬP DỮ LIỆU.
Đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu đònh lượng với dữ liệu thu
thập qua cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi.
- Các loại thang đo được sử dụng:
 Thang đo khoảng cách (interval scale): đo mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố đến năng suất.


CHƯƠNG 3

- 28 -
 Thang đo chỉ danh (norminal scale): thành phần kinh tế, hình thức hoạt
động của DN.
 Thang đo thứ tự (ordinal scale): số lao động trung bình của DN.
- Bảng câu hỏi:
 Danh sách các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất dựa vào nghiên cứu trước
đó của Joyce M. Hoffman & Satish Mehra (1999) [9], thu thập thêm cho
ngành may.
 Cách thiết kế bảng câu hỏi, thang đo, phương pháp phân tích dữ liệu học
hỏi từ nghiên cứu của Ross Chapman & Khleef Al- Khawaldeh (2002)
[20] và Damodar Y. Golhar & Satish P. Deshpande (1999) [5].
 Bảng câu hỏi thô được thử nghiệm sơ bộ với số lượng nhỏ: trao đổi với
các nhà quản lý DN may, điều chỉnh các câu hỏi cho phù hợp với mục
tiêu nghiên cứu và với ngôn ngữ sử dụng trong ngành may.
 Sau khi có bảng câu hỏi hoàn chỉnh tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp.
Bảng câu hỏi hoàn chỉnh gồm 22 câu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất.
Để trả lời các câu hỏi này, đối tượng có thể chọn một trong năm điểm từ "rất ít"
đến "rất nhiều". Ngoài ra, trong bảng câu hỏi còn có 3 câu hỏi những thông tin
về DN: loại hình, quy mô và hình thức sản xuất.
Bảng câu hỏi được trình bày ở phụ lục A1 - phần phụ lục.
- Các dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách:
 Phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý DN may thông qua bảng câu hỏi.
Trong nghiên cứu này, phương pháp phỏng vấn trực tiếp được chọn vì các ưu
điểm sau: 1) Việc gặp gỡ trực tiếp đối tượng để phỏng vấn có tỷ lệ hồi đáp
cao hơn các dạng phỏng vấn qua điện thoại hoặc qua thư tín. 2) Người phỏng
vấn có thể giải thích để người trả lời hiểu rõ ý muốn hỏi nhằm hạn chế tối đa
các sai sót.
 Hội ý - Phỏng vấn sâu các chuyên gia trong ngành may.

3.4. THIẾT KẾ MẪU
- Phương pháp lấy mẫu: trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ áp dụng
phương pháp lấy mẫu thuận tiện, phi xác suất.
- Kích thước mẫu: xét về thời gian, nguồn lực, tính khả thi, tham khảo kết
quả của các nghiên cứu trên thế giới về kích thước mẫu thích hợp (bảng
3.1). Chọn kích thước mẫu cho nghiên cứu này là n = 50.
CHƯƠNG 3

- 29 -
BẢNG 3.1: CÁC KÍCH THƯỚC MẪU ĐẶC TRƯNG TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU
TỔNG THỂ CÁC CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH HAY TỔNG THỂ CÁC TỔ CHỨC, DN.
Số tập con cần phân
tích (Number of
subgroup analyses)
Cá nhân,hộ gia đình (People,
Households)
Tổ chức, doanh nghiệp
(Institutions, Companies)
Cả nước
(National)
Khu vực
(Regional)
Cả nước
(National)
Khu vực
(Regional)
Không có hay có ít
tập con (None or
Few).
1.000 -1.500 200 - 500 200 - 500

50 - 200 -
20050
Có một số tập con
(Average).
1.500 - 2.500 500 - 1.000 500 - 1.000 200 - 500
Có rất nhiều tập con
(Many).
2.500 + 1.000 + 500 +
Nguồn: [David A. Aaker, V. Kumar and George S. Day, 2001].
3.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU.
3.5.1. Mã hóa bảng câu hỏi.
BẢNG 3.2: MÃ HÓA BẢNG CÂU HỎI.
Câu Nội dung Giá trò Loại thang đo
Câu 1 - 22
Các yếu tố ảnh
hưởng đến năng
suất
'1': ảnh hưởng rất ít
'2': ảnh hưởng ít
'3': ảnh hưởng trung bình
'4': ảnh hưởng nhiều
'5': ảnh hưởng rất nhiều
Interval
Câu 23 Loại hình DN
'1': DN Quốc doanh
'2': Công ty cổ phần
'3': Công ty trách nhiệm hữu hạn
'4': DN tư nhân
'5': Khác
Norminal

Câu 24
Số lao động
trung bình
(người)
'1': ≤ 100
'2': 101 - 300
'3': 301 - 500
'4': 501 - 1000
'5': > 1000
Ordinal
Câu 25
Hình thức hoạt
động của DN
'1': Gia công xuất khẩu (CMT).
'2': Xuất khẩu trực tiếp (FOB).
'3': Sản xuất bán trong nước.
Norminal
CHƯƠNG 3

- 30 -
3.5.2. Kế hoạch phân tích dữ liệu.
Dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu được xử lý với sự trợ giúp của
phần mềm SPSS. Các phương pháp phân tích sẽ được sử dụng là thống kê mô
tả, T - test và phân tích nhân tố (factor analysis).
Kế hoạch phân tích dữ liệu được trình bày trong bảng 3.3.
BẢNG 3.3: KẾ HOẠCH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
STT Thông tin phân tích Phương pháp phân tích
1
Mô tả phân phối mẫu
Descriptive Statistics - Frequencies

Chỉ số Kwewness - Kurtosis
Câu 1 - 25
2
Kiểm đònh thang đo
Scale - Reliability Analysis
Item-total reliability
Cronbach Alpha
Data Reduction - Factor
Câu 1 - 22
3
Mô tả mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đến năng suất.
Xếp hạng các yếu tố theo mức độ
ảnh hưởng .
Descriptive Statistics - Descriptives
Mean - Std. Devivation
Câu 1 - 22
4
So sánh mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố giữa hai nhóm DN: quốc
doanh và ngoài quốc doanh (so
sánh Mean giữa hai nhóm DN).
Compare Mean - Independent-
Samples T Test
Câu 1 đến câu 22 và câu 23.
5
Phân tích mối liên hệ giữa các yếu
tố ảnh hưởng đến năng suất.
- Mô tả mức độ tương quan giữa
các yếu tố ảnh hưởng đến năng

suất.
- Rút gọn dữ liệu và biến bằng
cách nhóm chúng lại với các
nhân tố đại diện: nhận ra các
yếu tố có hệ số tương quan lớn
với cùng một nhân tố.
Correlate - Bivariable
Pearson Correlation
Câu 1 - 22
Data Reduction - Factor
Câu 1 - 22
Bartlett ' s test of sphericity
Kaiser - Meyer - Olkin (KMO)
measure of sampling adequacy
Tóm lại, trong chương 3 chúng ta đã xác đònh cách lấy mẫu, kích thước mẫu,
thiết kế bảng câu hỏi và cách thu thập, xử lý dữ liệu. Công việc tiếp theo là thu
thập các dữ liệu sơ cấp. Phần phân tích dữ liệu sẽ được trình bày ở chương 4.
CHƯƠNG 3

×