Đề cương nghiên cứu Ngưyễn Hữu Tịnh - Lớp ME01
____________________________________________________________________
Trang 1
PHẦN 1: LÝ DO NGHIÊN CỨU
Nghèo đói là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu trong thời đại hiện nay.
Trong quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hầu hết các
nước đều quan tâm thực hiện xoá đói giảm nghèo và giải quyết bất bình đẳng xã hội.
Việt nam luôn được Liên Hiệp quốc đánh giá là nước thực hiện chiến lược xóa đói
giảm nghèo rất thành công. Đặc biệt, trong năm 2009, Việt Nam được Liên Hiệp
Quốc công nhận là nước thóat nghèo và nằm trong những nước có thu nhập trung
bình(MIC – Middle Income Countries). Vấn đề xoá đói giảm nghèo luôn được Đảng
và Nhà nước quan tâm. Tuy nhiên, tại một số địa phương, tỷ lệ hộ đói nghèo vẫn
giảm rất chậm sau rất nhiều nỗ lực từ những chương trình, dự án giảm nghèo của
Nhà nước và các tổ chức quốc tế trong thời gian qua.
Bù Đăng là huyện miền núi của tỉnh Bình Phước thuộc vùng trọng điểm kinh
tế phía Nam. Trong những năm qua, huyện đã đựơc Chính phủ quan tâm đầu tư
nhiều chương trình, dự án với mục tiêu từng bước xóa đói giảm nghèo và phát triển
kinh tế xã hội. Qua các chương trình này, đời sống của nhân dân ngày được cải thiện,
công tác xóa đói giảm nghèo đã thu được một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên,
tại một số vùng và một số bộ phận dân cư trong huyện đời sống của người dân vẫn
còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao so với tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh nói
riêng và của cả nước nói chung.
Song song với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, huyện Bù Đăng luôn
chú trọng đến việc kết hợp với tăng trưởng kinh tế với mục tiêu công bằng và tiến bộ
xã hội, phát triển con người và bảo vệ môi trường, đặc biệt là công tác xoá đói giảm
nghèo. Tuy nhiên, tình trạng nghèo đói của huyện vẫn đang diễn biến phức tạp. Việc
xoá đói giảm nghèo chưa thật sự bền vững, tỷ lệ hộ tái nghèo còn cao, đời sống của
một bộ phận dân cư vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc và đồng bào
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Đề cương nghiên cứu Ngưyễn Hữu Tịnh - Lớp ME01
____________________________________________________________________
Trang 2
Theo Sở LĐ-TB& XH (2008), Tính đến tháng 12/2008, số hộ nghèo của toàn
tỉnh Bình phước là 10.479 hộ/tổng số hộ là 171.457hộ ; tỷ lệ hộ nghèo là 6,11%. Tuy
nhiên, tại huyện Bù Đăng, số hộ nghèo của huyện là 1.981hộ/tổng số hộ là
23.968hộ ; tỷ lệ hộ nghèo là 8,26% và là huyện có tỷ lệ hộ nghèo xếp thứ 7/8 huyện
thị trong tỉnh.
Mặc dù địa phương đã thực hiện rất nhiều chương trình xoá đói giảm nghèo
nhưng tình trạng nghèo đói vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Phải chăng là do
các chính sách và các giải pháp đã được thực hiện chưa đồng bộ, chưa đúng đối
tượng hay chưa phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của địa phương?
Là người sống và làm việc lâu năm trong vùng nghiên cứu, bản thân tôi luôn
trăn trở về thực trạng về nghèo đói và vấn đề xói đói giảm nghèo của địa phương.
Tôi mong muốn tìm được câu trả lởi cho câu hỏi: Tại sao một huyện có nhiều tiềm
năng như đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng,… để phát triển kinh tế nhưng huyện lại có tỷ
lệ hộ nghèo cao hơn các địa phương khác trong tỉnh nói riêng và trong vùng Đông
Nam bộ nói chung?
Vì những lý do trên và với nhận thức về tầm quan trọng của công tác xóa đói
giảm nghèo, Đề tài này được mang tên: “Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng
nghèo tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước”
PHẦN 2: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Để trả lời những câu hỏi trên, Đề tài này đã tập trung phân tích những nhân tố
ảnh hưởng đến nghèo đói của huyện. Có thể nêu ra một số nguyên nhân ảnh hưởng
đến nghèo đói như: Diện tích đất sản xuất, thành phần dân tộc, trình độ học vấn, tỷ lệ
người phụ thuộc, quy mô hộ gia đình, nghề nghiệp, khả năng tiếp cận các nguồn
lực,… Đồng thời, đề tài cũng tập trung nghiên cứu nhằm tìm ra những khác biệt về
tình trạng nghèo đói tại huyện so với những địa phương khác trong tỉnh nói riêng và
toàn vùng Đông Nam bộ nói chung. Các giải pháp và chính sách mà huyện đang thực
thi có đủ mạnh hoặc phù hợp hay chưa? Cần phải điều chỉnh hoặc thay đổi những
chính sách và giải pháp nào? Qua đó, Đề tài đưa ra một số gợi ý về chính sách xóa
Đề cương nghiên cứu Ngưyễn Hữu Tịnh - Lớp ME01
____________________________________________________________________
Trang 3
đói giảm nghèo cho chính quyền địa phương nhằm giúp cho chính quyền địa phương
thực thi các chính sách này ngày càng hiệu quả hơn trong tương lai.
Để thực hiện nội dung nghiên cứu này, đề tài chọn 3 xã trong 16 xã, thị trấn
của huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao và có điều kiện tự nhiên và xã hội mang tính đặc
thù. Tại các xã này, đề tài điều tra chọn mẫu khỏang 300 hộ gia đình tại một số thôn
ấp. Đồng thời, đề tài cũng chú ý đến các nhóm hộ có kinh nghiệm thóat nghèo để
vươn lên làm giàu. Từ số liệu điều tra thu thập được từ phiếu điều tra, phỏng vấn
theo mẫu, đề tài sử dụng phần mềm MS-Excel và phần mềm SPSS 17.0 để tổng hợp
và phân tích bằng các mô hình kinh tế lượng để tìm ra những nguyên nhân ảnh
hưởng đến tình trạng nghèo và đưa ra những gợi ý chính sách nhằm giúp cho các cấp
uỷ Đảng và chính quyền địa phương điều chỉnh, bổ sung các chính sách xói đói giảm
nghèo, phát triển kinh tế xã hội địa phương trên địa bàn huyện để hướng tới mục tiêu
phát triển bền vững.
PHẦN 3: CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến tình trạng nghèo tại địa phương?
- Các biểu hiện của tình trạng nghèo tại Bù Đăng có gì khác biệt so với các
huyện khác của tỉnh hay của vùng Đông Nam bộ?
- Các giải pháp, chính sách và thực hiện các chính sách giảm nghèo của tỉnh
Bình phước và huyện Bù đăng đã phù hợp hay chưa hoặc gặp những khó khăn, rào
cản, trở ngại hoặc bất cập gì ?
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này nhằm vào các mục tiêu sau đây:
- Tìm hiểu các nguyên nhân tác động đến tình trạng nghèo tại địa phương
thông qua công tác thu thập, điều tra và phỏng vấn các hộ gia đình và kết quả xử lý
số liệu từ các mô hình kinh tế lượng.
Đề cương nghiên cứu Ngưyễn Hữu Tịnh - Lớp ME01
____________________________________________________________________
Trang 4
- Đưa ra một số gợi ý về chính sách cho huyện và cho tỉnh trong việc ban hành
và thực thi các chính sách và thực hiện chính sách giảm nghèo để áp dụng trong thời
gian tới.
PHẦN 4: CƠ SỞ LÝ THUYẾT - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4.1 Khái niệm về nghèo đói
Nghèo đói là một hiện tượng xã hội rất nóng bỏng hiện nay đối với nhiều quốc
gia trên thế giới. Có rất nhiều định nghĩa về nghèo đói. Các tổ chức khác nhau
thường đưa ra những định nghĩa, khái niệm và tiêu chi về nghèo đói khác nhau tùy
theo lĩnh vực quan tâm và tùy theo mục tiêu nghiên cứu khác nhau của họ.
Hội nghị chống nghèo đói khu vực Châu Á – Thái Bình dương tổ chức tại
Băng cốc(Thái lan)(tháng 9/1993) đã đưa ra định nghĩa nghò như sau: Nghèo là tình
trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của
con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát
triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
Nghèo được nhận diện theo 02 khí cạnh: Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng những
nhu cầu cho cuộc sống hàng ngày như ăn, mặc, nhà ở, nước uống, vệ sinh, y tế, giáo
dục và sự tham gia vào các quyết định của cộng đồng.
Nghèo tương đối là hộ có thu nhập bình quân tính theo đầu người thấp hơn thu
nhập bình quân trong cộng đồng hay không có khả năng đạt tới mức sống tối thiểu
tại một thời điểm nào đó.
Tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005, Thủ tướng Chính phủ
quy định chuẩn nghèo áp dụng cho Việt nam giai đọan 2006-2010. Theo đó, chuẩn
nghèo tại khu vực nông thôn là những hộ có mức thu nhập bình quân từ
200.000đồng/người/tháng trở xuống (tương đương vói 2.400.000đ/năm) là hộ nghèo
; chuẩn nghèo tại khu vực thành thị là những hộ có mức thu nhập bình quân từ
260.000đồng/người/tháng trở xuống (tương đương 3.120.000đ/năm) là hộ nghèo ;
Đề cương nghiên cứu Ngưyễn Hữu Tịnh - Lớp ME01
____________________________________________________________________
Trang 5
Về quy trình bình xét hộ nghèo: Theo Bộ Lao động Thương binh và xã hội
(2007), UBND các tỉnh và huyện thị ban hành hướng dẫn và các mẫu biểu rà sóat hộ
nghèo hàng năm, đồng thời tổ chức tập huấn cho cán bộ xã, lập ban chỉ đạo cấp
huyện và cấp xã. Ban chỉ đạo các xã phối hợp với thôn ấp lập danh sách các hộ có
thu nhập dưới chuẩn nghèo và các hộ thóat nghèo thông qua các tiêu chí được quy
định thống nhất như nhân khẩu, lao động, việc làm, đất đai, thu nhập,…Khi đã có
danh sách rà sóat, Ban chỉ đạo cấp xã phối hợp với thôn ấp tổ chức họp dân tòan
thôn ấp để bình xét và đưa vào danh sách chính thức. Việc bình xét được thực hiện
công khai, dân chủ, khách quan thông qua việc lấy ý kiến biểu quyết với hình thức
giơ tay hay bỏ phiếu kín. Theo quy định, việc bình xét được xem là hợp lệ là cuộc
họp phải có trên 50% đại diện các hộ tham dự và số biểu quyết trên 50% số người
tham dự cuộc họp đồng ý. Khi có kết quả chính thức, UBND các xã gởi danh sách
bình xét đến Phòng Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của
Ban chỉ đạo cấp huyện thẩm định trình UBND huyện phê duyệt danh sách hộ nghèo
và hộ thóat nghèo đồng thời báo cáo Ban chỉ đạo cấp tỉnh thông quan Sở Lao động
Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh).
Vào Tháng 7/2009, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố dự thảo
chuẩn nghèo mới áp dụng trong giai đọan 2011-2015. Theo đó, dự kiến chuẩn nghèo
mới được áp dụng như sau: Chuẩn nghèo ở nông thôn là 350.000đ/tháng tương
đương với thu nhập 4.200.000đ/người/năm và ở thành thị là 450.000đ/tháng tương
đương với thu nhập 5.400.000đ/người/năm. Một nội dung mới của dự thảo lần này
so với trước đây là khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng trên 10% thì Chính phủ sẽ
xem xét, điều chỉnh chuẩn nghèo cho phù hợp.
Theo Nguyễn Trọng Hòai (2007), khái niệm về nghèo được đưa ra tại hội nghị
thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen(Đan mạch): “
Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đô la(USD) một ngày tính
cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”
Đề cương nghiên cứu Ngưyễn Hữu Tịnh - Lớp ME01
____________________________________________________________________
Trang 6
Về những nguyên nhân tác động đến tình trạng nghèo tại Việt Nam, theo
Nguyễn Trọng Hòai (2007), có một số nguyên nhân sau đây: Do điều kiện tự nhiên
khắc nghiệt. Một số vùng có điều kiện địa lý xa xôi cách trở, ít tài nguyên như đất,
nước mưa. Tại những vùng này thường bị thiếu thốn hoặc tình trạng rất tồi tệ như
điện, nước, trường học, bệnh xá, điện thọai. Những đặc điểm này phần nào đóng góp
và tình trạng nghèo của hộ gia đình; Khả năng quản lý của chính quyền địa phương:
Đây cũng là yếu tố quan trọng tác động đến tình trạng nghèo. Biểu hiện của yếu tố
này là việc ban hành và thực thi chính sách của Chính phủ và các cấp chính quyền
địa phương liên quan đến một số lĩnh vực như tăng trưởng kinh tế, thị trường, ổn
định chính trị và hội nhập quốc tế,…. Ngòai ra cũng còn một số nguyên nhân khác
như định chế và mối quan hệ xã hội, sự cách biệt với xã hội do yếu tố địa lý, sự bất
bình đẵng giữa các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng đặc
biệt khó khăn. Một số yếu tố quan trọng tác động đến tình trạng nghèo liên quan đến
hộ gia đình như cấu trúc, quy mô hộ gia đình, tỷ lệ người phụ thuộc trong hộ (số
người không tham gia lao động), giới tính của chủ hộ, tình trạng việc làm, nghề
nghiệp và trình độ học vấn của các thành viên trong hộ, đặc biệt là chủ hộ.
Ngoài ra, một số nhân tố tác động đến tình trạng nghèo như sau:
- Khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng thiết yếu bao gồm đường
giao thông, điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc co vai trò quan trọng đối với giảm
nghèo. Khi hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển thông qua các chính sách đầu tư các dự
án của nhà nước và nhân dân sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm cho người nghèo vùng
nông thôn như thuận tiện trong việc giao thông đi lại, vận chuyển trao đổi hàng
hàng,
- Hạn chế tiếp cận nguồn tín dụng: Theo Waheed (2006), trích trong Đinh Phi
Hổ (2008), tình trạng thiếu vốn đầu tư dẫn đền năng suất thấp và thu nhập hộ gia
đình thấp và tiết kiệm hộ gia đình thấp. Tiết kiệm thấp làm thiếu hụt vốn đầu tư dẫn
đến thu nhập thấp. Thiếu vốn làm cho người nghèo không thể mua nguyên liệu phục
vụ sản xuất như giống cây trồng, phân bón, vật nuôi, máy móc thiết bị và áp dụng
Đề cương nghiên cứu Ngưyễn Hữu Tịnh - Lớp ME01
____________________________________________________________________
Trang 7
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Vỉ vậy, để đảm bảo vốn cho sản xuất, người
nông dân cần phải vay thêm vốn từ các định chế chính thức của Nhà nước hay không
chính thức trong dân và doanh nghiệp. Thực tế cho thấy có rất nhiều hộ gia đình
thoát nghèo nhờ được vay vốn sản xuất. Nếu các hộ nông thôn không thể tiếp cận
được nguồn vốn vay để đầu tư cho sản xuất thì năng suất thấp, sản lượng giảm dẫn
đến thu nhập thấp và khả năng nghèo của hộ gia đình là rất cao. Ngược lại, nếu các
hộ gia đình tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn vay từ các định chế chính thức của
Nhà nước với lãi suất thấp và ưu đãi như Ngân hàng No&PTNT, Ngân hàng CSXH,
các tổ chức mặt trận, đoàn thể của địa phương thì hộ gia đình có thể chủ động đầu tư
cho sản xuất làm cho năng suất tăng, sản lượng tăng làm tăng thu nhập và hộ gia
đình có thể cải thiện cuộc sống gia đình từ ổn định trở nên khá và giàu.
Theo Báo cáo phát triển Việt Nam (2004) tại Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ
năm 2003 tại Hà Nội, chuẩn nghèo theo thông lệ quốc tế là dựa vào so sánh giữa chi
tiêu thực tế với giỏ tiêu dùng nhằm đảm bảo 2.100-2.300 Kcal/người một ngày. Một
cách đo lường khác về chuẩn nghèo là tính bằng một ngưỡng chi tiêu được đo lường
bằng đô la với cùng sức mua tại Mỹ (Còn gọi là đô la theo sức mua tương đương -
PPP). Ngưỡng thường được dùng là 01 hay 02 đô la PPP một ngày. Báo cáo này
cũng nhận định Việt Nam là một trong những nước thành công nhất trong công cuộc
phát triển kinh tế xã hội và có những thành tựu giảm nghèo rất ấn tượng. Vào năm
1994, Việt nam có 58% dân số sống dưới ngưỡng nghèo. Đến năm 1999, tỷ lệ này
giảm xuống còn 37% và giảm xuống còn 27% vào năm 2002. Tuy nhiên, báo cáo
này cũng nhận định Việt nam không nên sớm lạc quan về những thành công này và
sẽ ngày càng khó khăn hơn vì phải thực thi những chính sách mạnh mẽ hơn để trợ
giúp những nhóm dân cư bị thiệt thòi trong quá trình phát triển kinh tế và phải đối
phó với tình trạng bất bình đẵng và chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng. Nhìn
về tương lai, chiến lược cải cách của Việt nam sẽ đạt đến kết quả giảm nghèo hơn
nữa, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm. Hiện nay, Chính phủ đang áp dụng Chiến lược
tòan diện về tăng trưởng kinh tế và xói đói giảm nghèo. Trong trung hạn, kinh tế
Đề cương nghiên cứu Ngưyễn Hữu Tịnh - Lớp ME01
____________________________________________________________________
Trang 8
Việt nam chắc chắn sẽ thóat khỏi suy giảm và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh
và bền vững đi đôi với tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm.
Theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, đến
cuối năm 2006, Việt Nam có 61 huyện (gồm 797 xã và thị trấn) thuộc 20 tỉnh thành
có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Tại những vùng này, đời sống của nhân dân, nhất là
nhân dân tại vùng sâu vùng xa, vùng đầu bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó
khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 3,5 lần trong cả nước. Chính phủ nhận định có rất nhiều
nguyên nhân tác động đến tình trạng nghèo tại các huyện nói trên nhưng nguyên
nhân chủ yếu là do địa hình chia cắt, diện tích tự nhiên rộng nhưng diện tích đất canh
tác ít; điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi, thường xãy ra thiên tai, tỷ lệ đồng
bào dân tộc thiểu số cao (trên 90%); thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp nhưng trình độ
lạc hậu; cơ sở hạ tầng vừa yếu và thiếu. Bên cạnh đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền
và một bộ phân nhân dân còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của
Nhà nước. Chính phủ xác định quan điểm xói đói giảm nghèo là một chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước và là sự nghiệp của tòan dân nên phải huy động tòan bộ
nguồn lực của Nhà nước, của xã hội và của người dân để khai thác hiệu quả tiềm
năng và lợi thế để xói đói giảm nghèo. Mục tiêu của Chính phủ là tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ về đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo. Phấn đấu đến năm
2020, đời sống của nhân dân tại các huyện này phải đạt mức bình quân của cả nước
thông qua chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế , xây
dựng nông thôn ổn đinh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao trình độ dân trí, môi
trường sinh thái được bảo vệ, bảo đảm quốc phòng an ninh. Mục tiêu cụ thể là đến
năm 2010, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 40% theo chuẩn nghèo quy định tại
Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Tại tỉnh Bình Phước, Hội đồng Nhân dân tỉnh đã ban hành Đề án điều chỉnh
Chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh giai đọan 2006-2010 để áp dụng trong
năm 2010. Theo đề án này, Chuẩn nghèo áp dụng trong năm 2010 là:
Đề cương nghiên cứu Ngưyễn Hữu Tịnh - Lớp ME01
____________________________________________________________________
Trang 9
- Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình khu vực nông thôn từ
300.000đ/người/tháng trở xuống, tức 3.600.000đ/người/năm được công nhận là hộ
nghèo.
- Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình khu vực thành thị từ
390.000đ/người/tháng trở xuống, tức 4.680.000đ/người/năm được công nhận là hộ
nghèo.
Việc chủ động nâng cao chuẩn nghèo so với chuẩn nghèo quốc gia của HĐND
tỉnh Bình phước cho thấy quyết tâm chính trị của các cấp ủy Đảng, chính quyền của
tỉnh trong việc xói đói giảm nghèo.
4.2 Mô hình nghèo đói của Gillis – Perkins – Roemer – Snodgrass
M. Gillis, D.H. Perkins, M. Roemer và D. R. Snodgrass (1983) đã đưa ra mối
quan hệ giữa giảm nghèo đói và tăng trưởng kinh tế theo hướng khi GNP/người tăng
thì thu nhập của người nghèo tăng.
Y = f(Y
p
)
Trong đó :
Y : Thu nhập trung bình trong năm của 40% hộ nghèo nhất của xã hội
Y
p
: GNP/người
Theo Đinh Phi Hổ (2008), Các nhà kinh tế học đã tính toán với số liệu thu
thập tại 63 quốc gia trên thế giới giai đoạn 1965-1988 cho kết quả như sau : 93% sự
thay đổi thu nhập trung bình trong năm của 40% hộ nghèo nhất của xã hội được giải
thích bởi sự thay đổi của GNP/người/năm. Ngoài ra, các nhà kinh tế học còn chứng
minh rằng có mối tương quan dương giữa tình trạng nghéo đói và vùng địa lý có
GNP/người thấp. Điều này có nghĩa rằng số người nghèo đói tập trung phần lớn
trong các vùng địa lý có GNP/người thấp.
4.3 Đo lường nghèo đói
Đề cương nghiên cứu Ngưyễn Hữu Tịnh - Lớp ME01
____________________________________________________________________
Trang 10
Theo Foster, Greer và Thorbecke (1984) trích trong Nguyễn Trọng Hoài
(2007), để đo lường nghèo đói, các nhà kinh tế học tính toán một số chỉ tiêu thống kê
mô tả quy mô, mức độ và tính nghiêm trọng của tình trạng nghèo. Theo đó, 03 thước
đo được tính theo công thức sau đây:
P
α
=
N
1
M
i 1
z
yiz
Trong đó :
- y
i
là đại lượng xác định phúc lợi (chi tiêu, thu nhập hay tài sản cho người thứ
i.
- z là ngưỡng nghèo
- N là số người trong mẫu dân cư
- M là số người nghèo
- α là đại lượng đo mức độ quan tâm đến sự bất bình đẳng giữa những người
nghèo.
Khi α = 0, đẳng thức trên tương đương M/N: Bằng số người nghèo chia cho
tổng số người trong mẫu. Thước đo này được gọi là tỷ số đếm đầu người (Headcount
ratio). Đây là chỉ số phổ biến nhất và dễ tính toán nhưng không phản ánh mức độ
nghiêm trọng từ chi tiêu hay thu nhập của người nghèo so với ngưỡng nghèo.
Khi α = 1, ta có chỉ số khỏang cách nghèo đói. Chỉ tiêu này cho biết sự thiếu
hụt trung bình trong chi tiêu của các hộ so với ngưỡng nghèo và nó biểu hiện như
mức trung bình của tất cả các hộ trong tổng thể. Có thể xem đây là chi phí tối thiểu
để xóa bỏ nghèo đói trong giả định mọi khỏan chi chuyển nhượng đều đến đúng đối
tượng. Nhưng trong thực tế, việc chuyển giao thường có thất thóat và tốn chi phí
hành chính nên chi phí thực tế để xóa đói giảm nghèo thường là bội số của khỏang
cách nghèo đói trung bình.
Đề cương nghiên cứu Ngưyễn Hữu Tịnh - Lớp ME01
____________________________________________________________________
Trang 11
Khi α = 2, ta có chỉ số khảong cách nghèo bình phương (squared poverty gap
index) hay chỉ số nhạy cảm nghèo (sentitive gap ratio of poverty). Chỉ số này cho
thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng nghèo đói và làm tăng thêm trọng số cho
nhóm người nghèo nhất trong số những người nghèo.
4.4 Nghèo đói và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
Theo Đinh Phi Hổ (2006), tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
đã trở thành những vấn đề lớn trong quá trình phát triển kinh tế và được nhiều quốc
gia trên thế giới quan tâm. Thước đo bất bình đẳng về phân phối thu nhập đã được
các nhà kinh tế và các tổ chức quốc tế sử dụng phổ biến trong phân tích và nghiên
cứu kinh tế là đường cong Lorenz, hệ số Gini, tiêu chuẩn WB, hệ số chênh lệch thu
nhập và chỉ số phát triển giới.
4.5 Mô hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến nghèo đói
Theo Waheed (1996), Dominique V.D.W và Dileni G. (2000), Bales S.
(2001), Wan D.W và Cratty (2007), WB (2007), Đinh Phi Hổ và Nguyễn Trọng Hòai
(2008) thì có 8 yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói là: Nghề nghiệp, tình trạng việc
làm ; Trình độ học vấn ; Giới tính của chủ hộ ; Quy mô hộ ; Số người sống phụ
thuộc ; Khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng ; Quy mô diện tích đất ; Quy mô vốn vay từ
các định chế chính thức.
4.6 Tổng quan các nghiên cứu trước về nghèo đói tại Việt nam :
Theo Bùi Quang Minh (2007), các nhân tố quan trọng nhất tác động đến tình
trạng nghèo đói tại tỉnh Bình phước là diện tích đất bình quân của hộ và quy mô hộ
gia đình. Nghiên cứu này chỉ ra 16,9% tác động đến nghèo đói được giải thích bởi
sự thay đổi của 02 biến là diện tích đất bình quân của hộ và quy mô hộ. Như vậy,
83,1% còn lại được giải thích bởi các biến chưa được đưa vào mô hình nghiên cứu.
Theo Nguyễn Trí Dũng (2009), có 04 yếu tố tác động đến tình trạng nghèo đói
tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng là thành phần dân tộc, quy mô hộ gia đình,
khỏang các từ hộ đến đường ô tô gần nhất và diện tích đất của hộ. Trong các yếu tố
Đề cương nghiên cứu Ngưyễn Hữu Tịnh - Lớp ME01
____________________________________________________________________
Trang 12
này, yếu tố thành phần dân tộc tác động mạnh nhất đến xác suất nghèo của hộ gia
đình. Nếu các yếu tố khác không đổi thì xác suất trở thành hộ nghèo của người dân
tộc Khmer là 20% trong khi hộ người Kinh – Hoa là 7,54%. Yếu tố khỏang cách từ
nhà đến đường ô tô gần nhất tác động mạnh thứ 2 đến xác suất trở thành hộ nghèo.
Nếu các yếu tố khác không đổi, khỏang cách từ nhà đến đường ô tô tăng thêm 1 km
thì xác suất hộ nghèo tăng từ 20% lên 29,91%(tăng 9,91%). Yếu tố tác động thứ 3 là
quy mô hộ gia đình. Xác suất trở thành hộ nghèo tăng từ 20% lên 29,45% nếu hộ
tăng thêm một thành viên khi các yếu khác không đổi. Diện tích đất của hộ là yếu tố
tác động cuối cùng. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ gia đình có thêm 1.000m
2
đất sản xuất thì xác suất trở thành hộ nghèo giảm từ 20% xuống còn 18,27%.
Theo Trần Quốc Cường (2008), có 04 yếu tố tác động đến tình trạng nghèo
của hộ gia đình. Thứ nhất, quy mô hộ gia đình: Giả sử xác suất nghèo của hộ người
Kinh là 20% thì xác suất này đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 88,4%. Thứ hai,
số thành viên của hộ gia đình: Nếu tăng thêm một thành viên trong hộ gia đình thì
xác suất nghèo tăng lên 25,5% so với sác xuất ban đầu là 20%. Thứ ba là trình độ
học vấn của chủ hộ: Giả sử xác suất nghèo ban đầu của hộ gia đình là 20%, xác suất
nghèo của hộ sẽ giảm xuống còn 15,3% nếu chủ hộ có thêm 01 năm đi học. Thứ tư là
giờ làm việc trung bình của hộ: Nếu tăng thêm một giờ làm việc làm cho xác suất
nghèo đói của chủ hộ giảm từ 20% ban đầu xuống còn 18,4%. Mức giảm này thực ra
không lớn nhưgn có ảnh hưởng đến khả năng thoát nghèo của chủ hộ.
PHẦN 5 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Dựa vào mức chi tiêu bình quân đầu người của hộ làm tiêu chí xác
định hộ nghèo
Trong các nghiên cứu về nghèo đói, các nhà nghiên cứu trước thường sử dụng
tiêu chí chi tiêu bình quân hoặc thu nhập bình quân đầu người trong hộ để làm tiêu
chí xác định hộ nghèo theo chuẩn nghèo đã quy định, ít đánh giá nghèo đói thông
qua tài sản vì người điều tra hoặc chủ hộ khó thống kê đầy đủ tài sản có trong hộ.
Đề cương nghiên cứu Ngưyễn Hữu Tịnh - Lớp ME01
____________________________________________________________________
Trang 13
Tuy nhiên, khi thu thập số liệu về chi tiêu hoặc thu nhập của hộ gia đình cũng có thể
gặp một số vấn đề sau:
- Chủ hộ có tâm lý khai thấp thu nhập của mình vì e ngại một số vấn đề như
thu thuế, các khỏan vận động, đóng góp,… của địa phương.
- Nhà nghiên cứu rất khó tính được chính các thu nhập trong ngắn hạn vì một
số cây lâu năm (điều, cà phê, cao su) hoặc gia súc (bò, trâu) thường sau 2-3 năm mới
cho thu nhập hoặc lao động của hộ làm nhiều nghề trong năm nên khó nhớ thu nhập.
- Thu nhập có thể có biến động bất thường hơn chi tiêu do trong làm ăn có
những khỏan thu nhập tăng cao bất thường. Người đi phỏng vấn phải lọai bỏ khác
khỏan thu nhập bất thường để xác định hộ nghèo.
Việc xác định đúng thu nhập của hộ gia đình là rất khó khăn nhưng rất quan
trọng trong công tác điều tra để thu thập số liệu nghiên cứu. Vì vậy, điều tra viên
phải thực hiện điều tra thận trọng, khách quan khi phỏng vấn hộ gia đình, khai thác
đầy đủ, không bỏ sót các nguồn thu nhập của hộ gia đình.
5.2 Phân chia các nhóm thu nhập
Việc phân chia các nhóm thu nhập để xác định chuẩn nghèo theo Nghị quyết
số 07/2009/NQ-HĐND ngày 31/7/2009 của HĐND tỉnh Bình phước. Cụ thể có 02
nhóm thu nhập như sau:
Nhóm 1: Hộ có thu nhập bình quân đầu người/năm từ 300.000đ trở xuống, tức
là 3.600.000đ/người/năm.
Nhóm 2: Hộ có thu nhập bình quân đầu người/năm trên 3.600.000đ.
Các hộ có mức thu nhập thuộc nhóm 1 thuộc hóm hộ nghèo.
5.3 Mô hình kinh tế lượng phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến tình
trạng nghèo
Tình trạng nghèo của hộ gia đình chịu ảnh hưởng nhiều nguyên nhân kinh tế
xã hội khác nhau. Các nguyên nhân này có tính chủ quan và tính khách quan. Điều
Đề cương nghiên cứu Ngưyễn Hữu Tịnh - Lớp ME01
____________________________________________________________________
Trang 14
này có nghĩa là mức thu nhập bình quân của hộ gia đình là một hàm phụ thuộc vào
những yếu tố kinh tế xã hội đó. Vì vậy, để định lượng sự ảnh hưởng của tùnh yếu tố
đến khả năng rơi vào hộ nghèo, đề tài sử dụng hàm xác suất để phân tích.
Dựa vào các lý thuyết và các công trình nghiên cứu trước tại vùng Đông Nam
bộ và tại tỉnh Bình Phước, Đề tài đã lựa chọn một số biến độc lập để đưa vào mô
hình phân tích.
Phương pháp nghiên cứu chính của Đề tài là sử dụng mô hình kinh tế lượng
thông qua mô hình hồi quy Binary Logistic để phân tích mối quan hệ giữa các biến
độc lập và biến phụ thuộc.
Khái niệm Mô hình Binary Logistic:
Mô hình hồi quy Binary Logistic là mô hình phi tuyến tính sử dụng biến phụ
thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin
của biến độc lập mà ta có được. Biến phụ thuộc trong mô hình này là biến giả (biến
dummy) chỉ nhận 02 giá trị 1và 0. Ví dụ: Biến nghèo và không nghèo trong nghiên
cứu đói nghèo, biến nợ tốt và nợ xấu trong nghiên cứu tín dụng, biến có việc làm hay
thất nghiệp trong nghiên cứu lao động,…
Tại Đề tài này, các biến phụ thuộc và độc lập được sử dụng theo mô hình sau:
Y = f(QUYMO_HO, LE_THUOC, DAN_TOC, HOC_VAN, DT_DATSX,
N_NGHIEP, VIEC_LAM, TIN_DUNG, G_THONG)
Biến phụ thuộc:
Y: Là biến dummy, chỉ tình trạng nghèo của hộ gia đình, nhận giá trị 1 nếu là
hộ nghèo và nhận giá trị 0 nếu không là hộ nghèo (Theo chuẩn nghèo quy định tại
Nghị quyết số 07/2009/NQ-HĐND ngày 31/7/2009 của HĐND tỉnh Bình phước. Cụ
thể như sau:
- Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình khu vực nông thôn từ
300.000đ/người/tháng trở xuống, tức 3.600.000đ/người/năm được công nhận là hộ
nghèo.
Đề cương nghiên cứu Ngưyễn Hữu Tịnh - Lớp ME01
____________________________________________________________________
Trang 15
- Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình khu vực thành thị từ
390.000đ/người/tháng trở xuống, tức 4.680.000đ/người/năm được công nhận là hộ
nghèo
Biến Y được xác định theo điều tra hộ gia đình(hộ gia đình có sổ hộ nghèo thì
biến Y nhận giá trị 1; hộ không nghèo thì Y nhận giá trị 0 và đối chiếu với danh sách
hộ nghèo do UBND các xã cung cấp.
Biến độc lập:
Theo các mô hình lý thuyết đã nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng
nghèo, theo kết quả các nghiên cứu trước về nghèo đói tại Việt nam và điều kiện
kinh tế xã hội của huyện Bù đăng, tỉnh Bình phước, đề tài đã đưa vào mô hình các
biến độc lập có khả năng tác động đến tình trạng nghèo như sau :
+ Các yếu tố liên quan đến cá nhân hộ gia đình:
QUYMO_HO: Là số nhân khẩu của hộ, không bao gồm người làm thuê,
người ở tạm thời và người ở nhờ. Kỳ vọng của nghiên cứu là biến này quan hệ
nghịch biến với xác suất rơi vào hộ nghèo, tương quan (-)
LE_THUOC: là số người lệ thuộc trong hộ, biến này chỉ số người không
lao động để tạo ra thu nhập cho hộ. Kỳ vọng của nghiên cứu là biến này quan hệ
nghịch biến với xác suất rơi vào hộ nghèo, tương quan (-)
DAN_TOC: Biến dummy, chỉ thành phần dân tộc của chủ hộ. Dân tộc Kinh
nhận giá trị 1 và dân tộc thiểu số nhận giá trị 0. Kỳ vọng của nghiên cứu là biến này
quan hệ nghịch biến với xác suất rơi vào hộ nghèo, tương quan (-)
HOC_VAN: Là trình độ học vấn của chủ hộ, chỉ cấp học của chủ hộ, chi tiết
như sau : Chưa từng đi học hay học tiểu học, nhận giá trị 1, học THCS, nhận giá trị
2, học THPT nhận giá trị 3, học THCN, nhận giá trị 4 và học từ đại học trở lên nhận
giá trị 5. Kỳ vọng của nghiên cứu là biến này quan hệ nghịch biến với xác suất rơi
vào hộ nghèo, tương quan (-)
Đề cương nghiên cứu Ngưyễn Hữu Tịnh - Lớp ME01
____________________________________________________________________
Trang 16
DT_DATSX: Là diện tích đất bình quân trên đầu người của hộ. Kỳ vọng
của nghiên cứu là biến này quan hệ nghịch biến với xác suất rơi vào hộ nghèo,
tương quan (-)
VIEC_LAM: Biến dummy, chi tình trạng việc làm của chủ hộ, biến nhận
giá trị 1 nếu chủ hộ đang có việc làm ổn định và nhận giá trị 0 nếu thất nghiệp và
tình trạng việc làm không ổn định. Kỳ vọng của nghiên cứu là biến này quan hệ
nghịch biến với xác suất rơi vào hộ nghèo, tương quan (-)
N_NGHIEP: Là biến dummy, chỉ nghề nghiệp của chủ hộ, nếu làm nông
nghiệp nhận giá trị 1 và phi nông nghiệp nhận giá trị 0, Kỳ vọng của nghiên cứu là
biến này quan hệ đồng biến với xác suất rơi vào hộ nghèo, tương quan (+)
+ Yếu tố liên quan đến chính sách:
TIN_DUNG: Số tiền vay ngân hàng/năm chỉ khả năng tiếp cận các
nguồn tín dụng chính thức của Nhà nước như Ngân hàng NN và PTNT, Ngân hàng
Chính sách xã hội. Kỳ vọng của nghiên cứu là biến này quan hệ nghịch biến với xác
suất rơi vào hộ nghèo, tương quan (-)
+ Yếu tố liên quan đến điều kiện địa lý:
G_THONG: Cho biết tình trạng đường giao thông của hộ, tức là khoảng cách
từ hộ gia đình đến đường ô tô gần nhất(km). Kỳ vọng của nghiên cứu là biến này
quan hệ đồng biến với xác suất rơi vào hộ nghèo, tương quan(+)
Đề cương nghiên cứu Ngưyễn Hữu Tịnh - Lớp ME01
____________________________________________________________________
Trang 17
Mô hình Binary Logistic xác định các yếu tố như đã nêu trên tác động đến xác
suất rơi vào ngưỡng nghèo của hộ gia đình.
Để định lượng ảnh hưởng của các biến số nêu trên đối với việc hộ được đánh
giá nghèo hay không nghèo, Đề tài thiết lập một mô hình hồi quy Binary logistic mà
biến phụ thuộc nhận giá trị bằng 1 nếu hộ gia đình nghèo và nhận giá trị bằng 0 nếu
là hộ không nghèo.
Phương trình hồi quy có dạng sau (trong trường hợp hai biến):
Số người lê thuộc
Dân tộc
Học vấn
Quy mô hộ
Diện tích đất SX
Việc làm
Nghề nghiệp
Tín dụng
Giao thông
Xác
suất
rơi vào
hộ
nghèo
Nhóm
nhân tố
thuộc hộ
gia đình
Nhân tố thuộc chính sách
Nhân tố thuộc vùng địa lý
Đề cương nghiên cứu Ngưyễn Hữu Tịnh - Lớp ME01
____________________________________________________________________
Trang 18
Pi = E(Y=1|Xi) = 1/(1+e
-(a + bXi)
)
trong đó Pi là kỳ vọng xác suất Y=1 (ví dụ: hộ là nghèo) với điều kiện Xi đã xãy
ra. Xi là biến độc lập.
Hay viết cách khác: Li = ln(Pi/(1-Pi)) = a + bXi
Trong đó Li là tỷ số giữa xác suất Y=1 và xác suất Y=0
Áp dụng trong đề tài này như sau :
eTHONGGDUNGTINNGHIEPNLAMVIEC
DATSXDTVANHOCTOCDANTHUOCLEHOQUYMO
e
e
P
eTHONGGDUNGTINNGHIEPNLAMVIEC
DATSXDTVANHOCTOCDANTHUOCLEHOQUYMO
_
9
_
8
_
7
_
6
_
5
_
4
_
3
_
2
_
10
9876
543210
1
____
_____
Để đánh giá tác động của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc, Mô hình
Binary Logistic giải thích như sau :
kk
kk
XX
XX
i
e
e
P
110
110
1
Áp dụng phương pháp tuyến tính hóa, mô hình được viết thành :
kk
i
i
XXX
P
P
1
ln
221110
Gọi hệ số Odd
)(
)(
1
0
0
0
ngheokhongP
ngheoP
P
P
O
là hệ số chênh lệch nghèo ban đầu,
trong đó P
0
là xác suất nghèo ban đầu.
Từ phương trình suy ra:
kk
XX
e
P
P
O
0
0
0
110
1
Đề cương nghiên cứu Ngưyễn Hữu Tịnh - Lớp ME01
____________________________________________________________________
Trang 19
Giả định rằng các yếu tố khác không thay đổi, khi tăng X
k
lên 1 đơn vị, hệ số
chênh lệch nghèo mới (O
1
) sẽ là:
kkk
kkkkk
ee
ee
P
P
O
XX
XXXX
)1(
1
1
1
110
110110
1
Suy ra:
k
e
P
P
P
P
O
0
0
1
1
1
11
Công thức trên có thể được viết lại như sau:
k
eO
P
P
0
1
1
1
Suy ra:
k
k
eO
eO
P
0
0
1
1
Thế hệ số Odd vào, ta được:
)1(1
0
0
1
k
k
eP
eP
P
Công thức trên có ý nghĩa rằng với các yếu tố khác cố định, khi yếu tố X
k
tăng
lên một đơn vị thì xác suất nghèo của một hộ gia đình sẽ chuyển dịch từ P
0
sang P
1.
PHẦN 6: PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Luận văn tập trung phân tích, định lượng các yếu tố tác động đến tình trạng
nghèo tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Đây là huyện có những điều kiện kinh tế
xã hội khá đặc thù của tỉnh Bình Phước và có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn tỷ lệ hộ nghèo
Đề cương nghiên cứu Ngưyễn Hữu Tịnh - Lớp ME01
____________________________________________________________________
Trang 20
của tỉnh. Huyện có tỷ lệ hộ là đồng bào dân tộc thiểu số khá cao, vị trí địa lý xa và
có điều kiện cơ sở hạ tầng cón nhiều thiếu thốn như điện, đường trường trạm.
- Nghiên cứu hiện trạng, thu thập và phân tích số liệu có liên quan đến tình
trạng nghèo của huyện Bù Đăng.
- Đối tượng nghiên cứu là các hộ dân tại 03 xã có điều kiện kinh tế xã hội
tương đối tiêu biểu và đại diện cho huyện là xã Phú Sơn, xã Phước Sơn và xã Đức
Liễu thuộc huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
PHẦN 7: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Đề tài này sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:
7.1 Phỏng vấn, tọa đàm với các chuyên gia am hiểu trong lĩnh vực xói đói
giảm nghèo, các cơ quan có liên quan của huyện và xã. Cụ thể là Phòng Lao động
Thương binh và xã hội, Văn phòng HĐND&UBND huyện, Phòng Thống kê huyện
và UBND các xã. Sử dụng phương pháp chuyên gia như thông qua trao đổi trực tiếp,
hội thảo.
7.2 Xử lý số liệu thứ cấp:
- Thu thập, xử lý các báo cáo kinh tế xã hội, báo cáo về nghèo đói của tỉnh,
huyện và xã, tổng hợp số liệu thống kê , báo cáo đánh giá tình hình giảm nghèo và
các chính sách giảm nghèo của địa phương.
- Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2009 của Phòng Thống kê
- Kết quả điều tra thu nhập hộ gia đình năm 2009 của Phòng Lao động Thương
binh và xã hội huyện
7.3 Khảo sát thực địa: Chọn 03 xã có điều kiện kinh tế xã hội và tình trạng
nghèo mang tính đại diện của huyện để điều tra. Trong mỗi xã chọn từ 01 đến 02
thôn mang tính đại diện để điều tra khỏang 100 hộ gia đình bằng cách phỏng vấn
trực tiếp chủ hộ hoặc đại diện chủ hộ thông qua bảng câu hỏi.
Đề cương nghiên cứu Ngưyễn Hữu Tịnh - Lớp ME01
____________________________________________________________________
Trang 21
7.4 Sử dụng phần mềm MS Excel để nhập dữ liệu và phần mềm chuyên dụng
SPSS 17.0 để phân tích dữ liệu.
7.5 Tổng hợp dữ liệu, viết báo cáo để đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh
hưởng đến nghèo đói, đưa ra các gợi ý chính sách cho địa phương về giảm nghèo
PHẦN 8: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (KẾT CẤU LUẬN VĂN)
Ngòai phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, các bảng biểu, nội
dung đề tài bao gồm 06 chương phần như sau:
Chương 1. Phần mở đầu: Trình bày tóm lược vấn đề nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu,
những điểm nổi bật của luận văn và kết cấu luận văn.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết về nghèo: Trình bày tổng quan các lý thuyết về
nghèo của Việt Nam và các tổ chức quốc tế; Các phương pháp xác định nghèo,
nguyên nhân của tình trạng nghèo; Các mô hình phân tích các nhân tố tác động đến
tình trạng nghèo; Chuẩn nghèo của Việt Nam qua các thời kỳ và so sánh với chuẩn
nghèo của thế giới.
Chương 3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: Trình
bày tổng quát vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bình Phước và huyện Bù
Đăng; Tổng quan về tình trạng nghèo tại tỉnh Bình Phước và huyện Bù Đăng.
Chương 4. Phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và nguồn dữ liệu
xây dựng mô hình nghiên cứu.
Chương 5. Kết quả nghiên cứu: Mô tả phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu,
kết quả phân tích của mô hình kinh tế lượng; Xác định các nhân tố tác động đến xác
suất rơi vào hộ nghèo của hộ gia đình và kiểm định mô hình.
Chương 6. Gợi ý chính sách, những hạn chế của nghiên cứu, kết luận và kiến
nghị
Đề cương nghiên cứu Ngưyễn Hữu Tịnh - Lớp ME01
____________________________________________________________________
Trang 22
PHẦN 9: Ý NGHĨA THỰC TIỂN CỦA LUẬN VĂN
- Vận dụng các kiến thức về kinh tế học như kinh tế nông nghiệp, kinh tế phát
triển và các mô hình kinh tế lượng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói
tại địa phương nghiên cứu. Trên cơ sở đó tìm ra được nhân tố nào có ảnh hưởng
mạnh và nhân tố nào ảnh hưởng ít đến biến phụ thuộc.
- Phân tích việc thực thi các chính sách xói đói giảm nghèo đang áp dụng tại
địa phương để tìm ra các chính sách phù hợp và chưa phù hợp.
- Tìm ra những nguyên nhân mang tính đặc thù ảnh hưởng đến nghèo đói tại
địa phương.
- Đưa ra những gợi ý chính sách thực hiện xói đói giảm nghèo cho các cấp ủy
Đảng và chính quyền các cấp nhằm thực thi các chính sách này hiệu quả hơn.
PHẦN 10: THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Tháng 10/2009: Đăng ký đề tài, đăng ký giáo viên hướng dẫn, gặp giáo viên
hướng dẫn
- Từ tháng 11/2009 đến tháng 12/2009: Học viên thực hiện xong đề cương
nghiên cứu để giáo viên hướng dẫn góp ý, chỉnh sửa (Mỗi tháng đăng ký gặp
Thầy để báo cáo tiến độ thực hiện và để Thầy góp ý, chỉnh sửa)
Tháng 01/2010 (ngày 31/01) : Nộp đề cương cho Khoa Sau đại học
Tháng 3/2010: Bảo vệ đề cương
Từ tháng 4 đến tháng 5/2010: Điều tra, thu thập và tổng hợp số liệu
Từ tháng 6 đến tháng 7/2010: Viết luận văn. Mỗi tháng đăng ký gặp Thầy để
báo cáo tiến độ thực hiện và để Thầy góp ý, chỉnh sửa.
Tháng 8/2010: Bảo vệ luận văn.
PHẦN 10: TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đề cương nghiên cứu Ngưyễn Hữu Tịnh - Lớp ME01
____________________________________________________________________
Trang 23
1. Bùi Quang Minh (2007), Những yếu tố tác động đến nghèo ở tỉnh Bình
phước và một số giải pháp, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
TPHCM, TP Hồ CHí Minh.
2. Bộ Lao động Thương binh và xã hội (2007), Thông tư số 04/2007/TT-
BLĐTBXH ngày 28/02/2009 về việc hướng dẫn quy trình rà sóat hộ nghèo
hàng năm ;
3. Chính phủ (2005), Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 ban
hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đọan 2006-2010.
4. Chính phủ (2008) : Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
5. Cục Thống kê Bình phước (2007), Báo cáo kết quả khảo sát mức sống hộ
gia đình qua 3 thời kỳ khảo sát(2002-2006)
6. Dự án VIE/02/001, Hỗ trợ,cải thiện và thực hiện các chương trình mục tiêu
quốc gia về giảm nghèo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội – Chương trình
Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP).
7. Đinh Phi Hổ (2006), Kinh tế Phát triển: Lý thuyết và thực tiễn, Nhà xuất
bản Thống kê
8. Đinh Phi Hổ (2008), Kinh tế học nông nghiệp bền vững, Nhà xuất bản
Thống kê
9. Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình phước (2009) : Nghị quyết số 07/2009/NQ-
HĐND ngày 31/7/2009 về việc thông qua Đề án điều chỉnh Chương trình xói
đói giảm nghèo tỉnh Bình phước giai đọan 2006-2010 để áp dụng trong năm
2010.
10. Ngân hàng Thế giới (2004): Báo cáo Phát triển Việt nam 2004: Nghèo, Hà
nội
11. Ngô Văn Lệ, Micheal Leaf, Nguyễn Minh Hòa, Nghèo đô thị, Nhà xuất
bản Quốc gia TP Hồ Chí Minh, năm 2003.
Đề cương nghiên cứu Ngưyễn Hữu Tịnh - Lớp ME01
____________________________________________________________________
Trang 24
12. Nguyễn Trọng Hòai, Kinh tế phát triển, NHà xuất bản Lao động, năm
2007.
13. Nguyễn Trí Dũng (2009), Các yếu tố tác động đến nghèo ở huyện Mỹ
xuyên, tỉnh Sóc trăng, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
TPHCM, TP Hồ CHí Minh.
14. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày
08/7/2005 về ban hành chuẩn hộ nghèo trong giai đọan 2005-2010.
15. Trần Quốc Cường (2008), Các nhân tố tác động đến nghèo đói ở tỉnh Phú
yên, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, TP Hồ CHí
Minh.