Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Thực hành ăn bổ sung và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ 6 23 tháng tại 3 xã nông thôn huyện cẩm khê tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.14 KB, 25 trang )

1





















VIỆN DINH DƯỠNG
KHOA DINH DƯỠNG ỨNG DỤNG VÀ GIÁM SÁT DINH DƯỠNG
*************

BÁO CÁO ĐỀ TÀI
THỰC HÀNH ĂN BỔ SUNG VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG
Ở TRẺ 6-23 THÁNG TẠI 3 XÃ NÔNG THÔN
HUYỆN CẨM KHÊ - PHÚ THỌ


Chủ nhiệm đề tài:
TS. TỪ NG








6486
27/8/200
7

Hà nội, 2007
2

Tìm hiểu về thực hành ăn bổ sung và các yếu tố ảnh hởng
đến tình trạng suy dinh dỡng ở trẻ 6 - 23 tháng tại 3 x
nông thôn phú thọ
T Ng, Hunh Nam Phng, Hong Thu Nga Khoa DDD v GSDD
I. T VN
Dinh dng tr nh vụ cựng quan trng trong vic giỳp tr cú th phỏt trin
c ht tim nng ca c th. Nhiu nghiờn cu ó xỏc nh hai nm u i ca tr
l hai nm c hi, l "ca s quan trng" tr phỏt trin ti a v th cht v hnh vi.
õy cng l giai on cao im ca hin t
ng chm tng trng, thiu cỏc vi cht
dinh dng v cỏc bnh nhim khun. Chm tng trng v cõn nng tp trung vo
giai on 3 n 12 thỏng tui trong khi chm tng trng v chiu cao thng rừ 18
thỏng v kộo di n 40 thỏng tui (1). Theo theo dừi ca h thng giỏm sỏt ca Vin

Dinh dng t 1994 n 2004 Vit Nam cho thy sau 6 thỏng tui t l suy dinh
dng tng nhanh chúng v t cao nht vo khong 13
n 24 thỏng tui (t l nh
cõn 30.6% nm 2004 so vi t l suy dinh dng chung ca tr di 5 tui l 26.6%)
(2). T l thiu Vitamin A tin lõm sng v thiu mỏu cao (n 60%) thng do thiu
tớch ly t thi k bo thai kt hp vi ch n nghốo nn (3).
Nguyờn nhõn ca t l suy dinh dng cao nhúm tui ny cú liờn quan n c
hnh vi v ngun lc. Vic nuụi con bng sa m v n b sung ch
a hp lý, kt hp
vi t l mc bnh nhim khun cao l nhng nguyờn nhõn trc tip. úi nghốo h
gia ỡnh, iu kin v sinh v chm súc sc khe l cỏc nguyờn nhõn tim tng (1, 4).
Nhm tỡm hiu nguyờn nhõn dn n tỡnh trng suy dinh dng cao nhúm
tui n b sung (6 n 23 thỏng), nhiu nghiờn cu trong v ngoi nc ó c tin
hnh, cỏc cụng trỡnh tng quan v tng kt ó c th
c hin. Cỏc ch tiờu quan tõm
thng cú liờn quan n lng giỏ ngun lc (s sn cú v kh nng tip cn lng
thc thc phm, iu kin v sinh, úi nghốo ) v hnh vi (kin thc, thỏi v thc
hnh chm súc tr).
im li cỏc nghiờn cu trờn th gii v ch n ung tr em, hu ht tp
trung vo tỡm hiu cỏc yu t liờn quan
n thc hnh n b sung tr nh (thi im,
nng lng tiờu th, cỏc yu t nh hng n cung cp, phõn b v a khu phn
n cho tr). T l tr c bỳ sa m thay i theo khu vc, quc gia v theo thi
gian. ụng Nam , t l ny cao n 73- 94%. nụng thụn nhỡn chung cao hn
thnh th (5). Ti Indonesia, 85% tr c bỳ sa non, 75-85% tr c bỳ kộo di
n
3

18 tháng nhưng chỉ 27-42% trẻ dưới 2 tháng được bú mẹ hoàn toàn (6). Theo một tổng
kết của WHO năm 1996 thì tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu biến

thiên từ 19% ở châu Phi đến 49% ở Đông Nam Á .Thời gian cai sữa của trẻ cũng biến
thiên từ 9 tháng ở châu Mỹ La tinh đến trung bình 25 tháng ở Đông Nam Á (7). Về
khẩu phần ăn bổ sung, nghiên cứu ở nông thôn Bangladesh cho thấy năng lượng tiêu
thụ của tr
ẻ 6-8 tháng và 9-12 tháng chỉ chiếm 88% và 86% nhu cầu năng lượng
khuyến nghị (kJ/ngày), nhưng nếu tính nhu cầu theo cân nặng cơ thể thì đạt được 106
và 105%. Sữa mẹ đóng góp 78% và 75% năng lượng được tiêu thụ ở trẻ 6-8 tháng và
9-12 tháng (8). Cũng theo nghiên cứu tại Bangladesh, số lượng bữa ăn và đậm độ năng
lượng tuân theo các khuyến nghị của WHO cho các độ tuổi nhưng lượng thực phẩm
cho mỗi bữa thường ít và ch
ỉ có 72% được trẻ ăn hết. Tổng năng lượng tiêu thụ liên
quan đồng biến đến tần suất ăn, chất lượng từng bữa ăn và năng lượng tiêu thụ từ sữa
mẹ. Bên cạnh việc có khả năng cung cấp những thực phẩm ăn bổ sung đáp ứng đủ nhu
cầu của trẻ, hành vi của người chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong việc trẻ có nh
ận
được đầy đủ thực phẩm ấy hay không. Ngoài những yếu tố về kinh tế xã hội chung có
khả năng ảnh hưởng đến hành vi người chăm sóc (ví dụ: nghèo đói), thì một số yếu tố
trực tiếp đã được nghiên cứu và tổng kết là trình độ văn hóa, kiến thức, niềm tin,
những cản trở về thời gian và công việc, tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng, tâm lý,
khả
năng kiểm soát/ quyền lực và sự phân chia nguồn lực trong gia đình, sự ủng hộ và
hỗ trợ từ cộng đồng và gia đình của người chăm sóc (5).
Theo tổng kết của Lutter (1), có 3 nhóm yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến kết
quả của thực hành ăn bổ sung ở trẻ nhỏ độc lập và có tác động lẫn nhau: đó là đặc
điểm của khẩ
u phần, hành vi của người chăm sóc và khẩu vị của trẻ - trong đó 2 nhóm
đầu đã có nhiều nghiên cứu còn khẩu vị của trẻ thì do đặc tính của yếu tố này nên chưa
thấy có nghiên cứu nào đề cập đến. Khẩu vị này phụ thuộc vào tình trạng sinh lý, sức
khỏe và dinh dưỡng của từng cá thể.
Tổng quan các nghiên cứu trong nước thì thấy thực hành về nuôi con bằng sữa

mẹ là khá tốt, ít nh
ất là trong giai đoạn trẻ mới chào đời. Cụ thế có 75.2% bà mẹ cho
trẻ bú sớm, 82% bà mẹ cho trẻ bú sữa non, chỉ có 7% cai sữa khi trẻ dưới 12 tháng
tuổi. Tuy nhiên việc duy trì nguồn sữa mẹ cần lưu ý khi tỷ lệ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn
đến hết tháng thứ 4 và thứ 6 tương ứng chỉ có 18.9% và 12.4%. Thực tế đó đồng nghĩa
với việc bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung sớm, nhi
ều nhất là từ tháng thứ 4 (33.6%), từ 4 đến
6 tháng tuổi chiếm 74.3%. Chất lượng bữa ăn bổ sung còn kém với bột gạo là thức ăn
chính (69.4%). Các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng chỉ được coi là cho thêm vào bột
4

(như thức ăn động vật và rau) với tỷ lệ 22.3% bà mẹ có thực hành như vậy. Tần suất
ăn của trẻ tương đối thấp (trung bình 3 bữa/ngày) (2).
Số liệu thống kê trên được thu thập từ hệ thống giám sát của toàn quốc. Trên
các địa bàn cụ thể, các chỉ tiêu tuy có biến thiên nhưng vẫn mô tả một khuynh hướng
chung của việc thực hành ăn bổ sung còn chưa hợp lý về
cả thời điểm, số lượng và
chất lượng mặc dù đã có cải thiện so với trước như tỷ lệ bú mẹ cao hơn, thực hành bú
sớm và bú sữa non tốt, thời điểm ăn bổ sung cũng muộn hơn (3, 9, 10, 11, 12, 13, 14) .
Những cải thiện đó là do kết quả của công tác phòng chống suy dinh dưỡng được triển
khai trên toàn quốc, cụ thể tác động vào nâng cao kiến thứ
c của người dân trong chăm
sóc trẻ. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện thì nâng cao kiến thức không đồng nghĩa là
thay đổi được hành vi. Những hành vi thay đổi được là do sự tập trung đầu tư của các
can thiệp và đơn giản là những hành vi dễ thực hiện trên cộng đồng thì dễ có thể cải
thiện hơn.
Tổng kết lại các nghiên cứu có liên quan đến chế độ ăn của trẻ nhỏ, hầu hết là
nghiên c
ứu rộng hơn về tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan (nguy cơ) trong
đó có chế độ ăn (bú mẹ, ăn bổ sung) mà ít có nghiên cứu tập trung phân tích thực hành

về chế độ ăn này có sự khác biệt giữa nhóm trẻ suy dinh dưỡng và trẻ bình thường,
cũng như chưa tìm hiểu sâu về những cản trở khiến cho người chăm sóc trẻ chưa thực
hành được đúng những kiến thức mà h
ọ đã có (chưa thay đổi được hành vi mặc dù
nhận thức đã được cải thiện). Đồng thời, chủ yếu các nghiên cứu sử dụng phương pháp
định lượng dựa trên bộ câu hỏi, trong khi một số yếu tố liên quan đến hành vi chăm
sóc và những cản trở có tính xã hội cần được tìm hiểu sâu và đó là ưu thế của phương
pháp định tính thì dường như ít được sử dụng.
Nhằm bổ sung vào những thiếu sót như đã nêu trên, đồng thời góp phần mang
lại những bằng chứng thuyết phục về thực hành ăn bổ sung để trên cơ sở đó xây dựng
những chính sách và can thiệp phù hợp, đáp ứng yêu cầu của Kế hoạch hành động về
nuôi dưỡng trẻ nhỏ giai đoạn 2006-2010 của Việt Nam vừa được Bộ Y tế phê duyệt
(hưởng
ứng Chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ - Global Strategy for Infant
and Young Child Feeding (15) của Tổ chức Y tế thế giới), một nghiên cứu định lượng
kết hợp với định tính đã được tiến hành để tìm hiểu thực hành ăn bổ sung ở trẻ nhỏ và
các yếu tố liên quan, tập trung vào những cản trở sâu sắc mang tính hành vi và xã hội
ảnh hưởng đến thực hành đó.

5

II. MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung:
Nghiên cứu về tình hình ăn bổ sung ở trẻ em để đưa ra các khuyến nghị phù hợp.
Mục tiêu cụ thể:

Đánh giá thực trạng về khẩu phần ăn của trẻ em 6 đến 23 tháng tuổi
• Tìm hiểu thực hành dinh dưỡng ở trẻ em 6 đến 23 tháng tuổi.
• Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành ăn bổ sung

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu: điều tra cắt ngang mô tả kết hợp với hồi cứu trên quần thể
trẻ em 6-23 tháng
• Địa điểm: 3 xã thuộc huyện Cẩm Khê - tỉnh Phú Thọ
• Chọn mẫu:

Cỡ mẫu:
Dựa vào công thức chọn mẫu mô tả để ước lượng trung bình khẩu phần
của trẻ 6 – 23 tháng (độ chính xác 95%, x là giá trị trung bình của khẩu
phần = 800 Kcal và độ lệch chuẩn s = 250 Kcal từ các nghiên cứu
trước)
Z
2

1-α/2
. s
2
(1,96)
2
x 250
2

N =
(0,05. x )
2

=
(0,05 x 800)
2


Từ đó tính ra cỡ mẫu cần thiết là 150 trẻ.
Trên thực tế, lấy toàn bộ số trẻ từ 6 – 23 tháng tuổi ở 3 xã để cân đo
nhân trắc (170 trẻ) và hỏi ghi 150 bà mẹ.

Phương pháp thu thập số liệu:
• Đối tượng: trẻ 6 đến 23 tháng tuổi
• Người cung cấp thông tin: mẹ hoặc người chăm sóc trực tiếp.
6

• Định lượng: Phỏng vấn dựa trên bộ câu hỏi 150 mẫu (phỏng vấn trực
tiếp một một với mẹ hoặc người chăm sóc; người thực hiện là cán bộ
nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng đã được tập huấn về phương pháp
điều tra), kết hợp với cân đo tình trạng dinh dưỡng của trẻ (dụng cụ và
kỹ thuật của Viện Dinh d
ưỡng)
• Định tính: các đối tượng sẽ được chia nhóm để thảo luận có định hướng
theo chủ đề có sẵn (mở rộng hợp lý), tổng cộng có 2 nhóm – Một nhóm
bà mẹ có con bị suy dinh dưỡng và một nhóm bà mẹ có con không bị
suy dinh dưỡng. Mục đích nhằm tìm hiểu sâu và giải thích một số vấn
đề sau khi phân tích sơ bộ kết quả điều tra bộ câu hỏi, so sánh giữa hai
nhóm.
• Phân tích số liệu:
• Định lượng: kết quả nhân trắc và bộ câu hỏi (sau khi được làm sạch)
được nhập máy tính theo chương trình EPI-INFO và sử lý trên EPI-
INFO và SPSS. Các test thống kê sẽ được thực hiện để tìm sự liên quan
giữa các biến và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của
trẻ.

Định tính: Nội dung của thảo luận nhóm có trọng tâm được ghi băng và

gỡ băng thành văn bản. Phân tích tay, mã hóa theo chủ đề đã xây dựng.
Minh họa và làm rõ những kết quả định lượng.

III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Bảng 1. Mẫu nghiên cứu

Lớp tuổi Nhân trắc Phỏng vấn
0-5 tháng 34
6-11 tháng 63 46
12-23 tháng 107 104
Tổng số 204 150
7

Toàn bộ trẻ em từ 0 đến 23 tháng tuổi tại 3 xã điều tra được thu thập số liệu
nhân trắc, cụ thể là 93 trẻ trai và 111 trẻ gái. Có 150 trẻ từ 6 đến 23 tháng tuổi được
chọn để phỏng vấn mẹ hoặc người chăm sóc chính, trong đó có 75 trẻ trai và 75 trẻ
gái.
2. Tình trạng dinh dưỡng

TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM
0 0
7.9
9.5
0
27.1
24.4
20.6
2.4

8.6
3.7
33.9
0
5
10
15
20
25
30
35
40
W/A H/A W/H
0-5 th¸ng
6-11th¸ng
12-23 th¸ng
Chung

Hình 1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 0 đến 23 tháng tuổi

Suy dinh dưỡng trẻ em từ 0 đến 23 tháng: tỷ lệ nhẹ cân 24,4%; tỷ lệ thấp còi
20,6% và gày còm là 2,4%.
Đánh giá nhân trắc của toàn bộ trẻ em từ 0 đến 23 tháng tuổi tại 3 xã điều tra, ta
thấy tỷ lệ SDD cân nặng theo tuổi bằng 0% trong những tháng đầu đời của trẻ (0 đến 5
tháng) nhưng tăng vọt lên 7, 6% vào lớp tuổi 6 đến 11 tháng, rồi tăng đến 4 lần ở lớp
tuổi 12 đến 23 tháng. Sự gia t
ăng của tỷ lệ suy dinh dưỡng này xảy ra đồng thời với
những thay đổi về chế độ ăn của trẻ (từ bú mẹ hoàn toàn, sang ăn bổ sung và cai sữa,
ăn chế độ ăn như người lớn) và sự xuất hiện thường xuyên của các bệnh nhiếm khuẩn
(có tới 12,5% số trẻ được điều tra bị ỉa chảy trong tuần qua, tỷ lệ này là 46,7% vớ

i biểu
hiện có ho sốt – và có đến 84,2% trẻ ốm thì đều ăn ít hơn so với bình thường)
Xem xét các số liệu về chỉ số chiều dài nằm theo tuổi, suy dinh dưỡng thể còi
cọc đã thấy xuất hiện từ lớp tuổi 0 đến 5 tháng tuổi với tỷ lệ 8.6% (thời kỳ này chưa
thấy xuất hiện suy dinh dưỡng thể nhẹ cân), rất dễ có thể suy luận đây là nh
ững trường
hợp suy dinh dưỡng từ thời kỳ bào thai, vì vậy muốn cải thiện tình trạng dinh dưỡng
trẻ em (lấy chỉ tiêu H/A) cần có những biện pháp can thiệp dinh dưỡng sớm thông qua
chăm sóc nữ vị thành niên và thai sản. Số liệu này cũng gợi ý rằng theo dõi tỷ lệ sơ
sinh nhẹ cân (lấy chỉ số là cân nặng của trẻ) vẫn chưa đủ để đánh giá toàn diện kết quả

8

của thai nghén và dự đoán tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong tương lai, chiều dài của
trẻ khi sinh có thể là chỉ số chính xác hơn. Suy dinh dưỡng thể còi cọc này duy trì ở
mức 9,5% ở lớp tuổi 6 đến 11 tháng và tăng lên đến 27,1% ở lớp tuổi 12 đến 23 tháng.

Bảng 2. So sánh kết quả điều tra với số liệu của hệ thống giám sát VDD 2005

Lớp tuổi Cân nặng theo tuổi
(%)
Chiều cao theo tu
ổi
(%)
Cân nặng theo
chiều cao (%)
Điều tra Giám sát Điều tra Giám sát Điều tra Giám sát
PT TQ PT TQ PT TQ
0 – 5 tháng 0 4,4 4,6 8,6 6,0 6,3 0 3,7 2,9
6 – 11 tháng 7,9 23,2 25,9 9,5 35,4 32,7 0 11,4 6,9

12 – 23 tháng 33,9 31,8 31,2 27,1 37,7 37,1 3,7 11,5 10,1
Theo bảng 2, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở vùng điều tra thấp hơn so với số liệu giám
sát toàn quốc và của tỉnh Phú Thọ năm 2005 (16), khác biệt nhiều nhất ở lứa tuổi 6 –
11 tháng nhưng ở nhóm 12 – 23 tháng thì đã tương đương. Như vậy, đối với khu vực
điều tra, trẻ dưới 12 tháng đã được chăm sóc dinh dưỡng và quan tâm tương đối tốt,
cần chú ý hơn đến trẻ ở
nhóm 12 – 23 tháng, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng
này và có các can thiệp phù hợp.
3.
Thực hành ăn của trẻ nhỏ

Thực hành bú mẹ
Tất cả số trẻ được hỏi đều đã từng hoặc đang được nuôi bằng sữa mẹ. Xét về
mặt số lượng, đây là một thực hành tốt theo truyền thống ở nông thôn. Nhưng khi đi
sâu nghiên cứu chất lượng nuôi con bằng sữa mẹ
thì số tháng trung bình trẻ được bú
mẹ hoàn toàn là 2,94 (± 1,52), chỉ có 33,6% trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng
đầu, tỷ lệ này là 16,4% trong 5 tháng đầu và chỉ có 4,6% là trong 6 tháng đầu theo
khuyến nghị mới của WHO. So sánh với số liệu từ hệ thống Giám sát của Viện dinh
dưỡng năm 2005 (16), tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu của toàn quốc chỉ đạt
18,9% nhưng đến 6 tháng thì duy trì được 12,2%, như vậy nếu lấy điểm ngưỡng theo
khuyến ngh
ị cũ thì địa bàn điều tra có khá hơn toàn quốc nhưng không duy trì được bú
mẹ hoàn toàn đến 6 tháng như các địa phương khác.
9

Trong số trẻ điều tra, có 36,8% là trẻ từ 17 đến 23 tháng tuổi, tỷ lệ này tương
ứng với tỷ lệ trẻ đã thôi bú mẹ nói chung trong toàn bộ trẻ 6 đến 23 tháng là 36,2%.
Nhưng chỉ có 7,2% là trẻ 23 tháng tuổi, như vậy trẻ thường được cai trước 2 năm tuổi.
Mặc dù bú mẹ là thực hành truyền thống nhưng kỹ thuật cho bú đúng vẫn

không phải bà mẹ nào cũng biết. Trong thảo lu
ận nhóm, các bà mẹ mô tả thường cho
con bú cả hai bên để cho cân và sữa về đều (chứ không phải bú hết một bên rồi
chuyển), do đó trẻ thường không được bú sữa cuối là thứ sữa giàu chất béo và giúp trẻ
tăng cân.
Các bà mẹ có xu hướng cho con cai sữa vào khoảng 18 tháng tuổi để tập cho trẻ
ăn cơm, khi đó ông bà có thể thay thể mẹ trong việc cho trẻ ăn để mẹ bắt đầu đi làm
xa. Đây cũng là thời điểm phổ biến xuất hiện dấu hiệu lười ăn của trẻ nên theo các bà
mẹ “phải cai sữa thì nó mới chịu ăn” và “nếu mẹ cứ ở nhà thì con dính lấy mẹ, chỉ bú
chứ không ăn. Mẹ đi làm vắng thì nó ở nhà mới ăn”.
Thực hành ăn bổ sung
Đến tháng thứ 4, đã có 73,3% trẻ được cho ăn bổ sung, và đến 6 tháng tuổ
i thì
hầu hết trẻ đã ăn bổ sung (98,7%). Trên thực tế, đa số các bà mẹ đều cho rằng thời
điểm cho ăn bổ sung như vậy theo họ là sớm (73,3%), chỉ có 24,3% cho là đúng thời
gian và 2% cho là muộn. Phân tích kỹ hơn thì những bà mẹ cho rằng trẻ đã ăn bổ sung
sớm thì thời điểm trung bình là 3,25 tháng; đúng thời gian khi độ tuổi trung bình là
5,05 tháng và muộn là 6 tháng; tính chung thì trung bình, trẻ bắt đầu ăn b
ổ sung khi
được 3,75 tháng tuổi (±1,4) và các bà mẹ có nhận biết tương đối đúng về thời điểm ăn
bổ sung, chỉ là họ không thực hiện được.
Sở dĩ các bà mẹ quyết định thời điểm cho ăn bổ sung của trẻ như vậy là do một
số lý do sau: mẹ phải đi làm (63,1%), trẻ khóc/đói/mẹ không đủ sữa (63,8%), đúng
thời điểm (19,5%) và mộ
t số ít là theo lời khuyên của họ hàng/hàng xóm (2,6%).
Trong số 95 bà mẹ phải đi làm sớm nên phải cho trẻ ăn bổ sung sớm thì có 29% phải
cho trẻ ăn từ tháng thứ 2 và 78% phải cho trẻ ăn trước 4 tháng. Thực tế ở nông thôn bà
mẹ phải trở lại công việc đồng áng sớm sau khi sinh là một trở ngại chính khiến trẻ
không được bú mẹ hoàn toàn trong 4 (6) tháng đầu. Việc cho bú bị gián đoạn do công
việc của mẹ

làm cho trẻ bị cắt nguồn cung thực phẩm, khiến trẻ đói và khóc, đồng thời
việc sản xuất sữa của mẹ theo cơ chế sinh lý cũng bị giảm sút. Tất cả những yếu tố đó
khiến người mẹ phải quyết định cho trẻ ăn bổ sung dù biết đó chưa phải thời điểm
đúng. Các bà mẹ nói rằng “Nghe nói nên ăn bổ sung vào tháng th
ứ 6 nhưng em cho
10

cháu ăn từ tháng thứ 4 là được rồi. Bọn em nhà quê phải đi làm, con ở nhà nó đói thì
ông bà quấy bột cho nó ăn no thì nó ngoan”.
Bảng 3. Dạng thức ăn của trẻ trong lứa tuổi điều tra
Dạng thức ăn N Tỷ lệ % Tuổi TB (tháng)
TB SD
Bú mẹ 2 1,3 -
Bột 34 22,4 9,73 2,61
Nước cháo 1 0,7 8,84 -
Cháo gạo 49 32,2 12,16 3,46
Cơm nát 25 16,4 18,55 4,25
Cơm 41 27,0 20,20 3,22
Theo sự phân bố của độ tuổi, độ tuổi ăn bột của trẻ trung bình là 9,73 tháng và
độ tuổi trung bình của trẻ ăn cháo từ 12 tháng. Cần lưu ý trong cách chế biến của hai
loại thức ăn bổ sung này để có hình thức tuyên truyền giáo dục về thực hành ăn bổ
sung cho phù hợp. Từ thảo luận nhóm kết hợp quan sát ở địa phương, nhóm nghiên
cứu thấy rằng khi trẻ ăn bộ
t, mẹ thường chuẩn bị riêng từng nồi bột trước khi ăn cho
trẻ, thường xuyên cho thêm rau (nhưng nhiều bà mẹ vẫn chỉ lọc lấy nước rau chứ
không cho ăn cái), và có thể đổi món trong ngày (thực phẩm giàu đạm). Còn khi trẻ đã
chuyển sang ăn cháo, bà mẹ thường hầm một nồi cháo và cho trẻ ăn cả ngày, việc cho
các thực phẩm khác vào cháo (như thực phẩm giàu đạm, mỡ và rau) không được chăm
chút bằng khi nấu bột riêng cho từng bữa. Điều đó vừa phản ánh một chế độ ăn truyền
thống, nhưng nó cũng phản ánh công tác giáo dục dinh dưỡng thông qua trình diễn

thực hành ăn bổ sung từ trước đến nay quá chú trọng vào nấu bột cho trẻ mà quên rằng
giai đoạn ăn bột của trẻ không phải kéo dài hết 24 tháng mà trên thực tế ở nông thôn,
trẻ nhanh chóng được chuyển sang chế
độ ăn cháo rồi ăn cơm. Vì vậy, thực hành chế
biến thức ăn cho trẻ nhỏ dưới những dạng khác như cháo và cơm cần được giáo dục
cho cộng đồng để mặc dù trẻ phải ăn sớm những dạng thức ăn này thì chúng cũng
được chế biến phù hợp để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và trẻ tiêu hóa được.
Trong số 152 trẻ của 3 xã t
ừ 6 đến 23 tháng tuổi, đã có 66 trẻ ăn cơm (43,4%)
và được gia đình cho ăn bắt đầu trung bình từ tháng thứ 14 (± 4,1). Độ tuổi bắt đầu ăn
cơm của trẻ là quá sớm, khi răng và hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh để thích
11

nghi với một chế độ ăn của người lớn, điều đó ảnh hưởng đến mức tiêu thụ lương thực
thực phẩm của trẻ và do đó, ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ, đó là chưa
kể đến khả năng thực phẩm không phù hợp có khả năng gây rối loạn tiêu hóa và hấp
thu cho trẻ.
Khẩu phần thực t
ế
Bảng 4. Mức tiêu thụ LTTP bình quân (g/trẻ/ngày)
TT Tên nhóm LTTP Trẻ 6 đến 11 tháng
(n=46)
Trẻ 12 – 23 tháng
(n=104)
TB ± SD TB ± SD
1 Gạo 56,14 25,54 72,67 41,38
2 Lương thực khác 2,88 10,53
3 Đậu đỗ 0,97 3,84 0,67 2,69
4 Đậu phụ 0,72 5,16
5 Vừng lạc 0,46 1,86

6 Dầu mỡ 2,21 3,64 1,05 2,38
7 Thịt các loại 19,66 35,31 25,78 37,04
8 Cá các loại 2,28 8,05 11,44 25,23
9 Tôm cua, hải sản 3,47 16,18 0,52 2,58
10 Trứng, sữa 418,69 107,24 298,05 291,3
11 Rau các loại 12,34 19,64 20,96 28,85
12 Nước chấm 2,02 2,71 1,83 3,25
13 Hoa quả chín 39,02 74,21 41,63 70,78
14 Đường mật 0,89 4,13


12

Bảng 5. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần

Các chất dinh dưỡng
Bình quân đầu trẻ/ngày

Trẻ 6 đến 11 tháng
(n=46)

Trẻ 12 – 23 tháng
(n=104)

TB ± SD TB ± SD
Protein (gam)
ĐV
TV
19,16
14,01

5,15
9,09
7,86
2,68
22,03
14,65
7,37
12,03
11,13
3,99
Lipid (gam)
ĐV
TV
18,11
17,45
0,65
5,26
5,35
1,24
15,39
14,39
1,00
11,98
12,16
1,16
Glucid (gam) 81,04 22,68 87,14 36,65
Năng lượng (Kcal) 580,65 135,49 592,1 263,97
Muối khoáng (mg)
Ca
P

Fe

246,31
159,47
1,21

208,74
109,54
0,99

227,15
217,76
1,7

263,01
198,47
0,97
Vitamin (mg)
Caroten
A
B1
B2
PP
C

0,06
0,44
0,16
0,25
0,77

43,34

0,13
0,14
0,06
0,13
0,79
34,06

0,32
0,31
0,16
0,23
1,41
48,01

0,89
0,3
0,1
0,2
1,25
54,75
13

Lượng Protein chỉ đáp ứng được 80% so với khuyến nghị. Lượng Canxi đạt
50% và lượng sắt trong khẩu phần chỉ đạt 10 đến 30% so với khuyến nghị cho trẻ độ
tuổi này.
Bảng 6. Đặc điểm cân đối của khẩu phần

Trẻ 6 đến 11 tháng Trẻ 12 – 23 tháng

Tổng số năng lượng 580,65 Kcal 592,1 Kcal
Tỷ lệ P: L:G (%) 13,6: 29,1: 57,3 15,2 : 24,2 : 60,4
Protid ĐV/ Protid Tổng số 73,1 66,5%
Lipid TV/ Lipid Tổng số 3,6 6,4%
Ca/ P 1,5 1
Vitamin B1/ 1000 Kcal 0,3 0,3
Năng lượng khẩu phần của trẻ 6 – 11 tháng là 580,65 Kcal, đạt 70,8% so với
khuyến nghị (Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam – 2003). Tỷ
lệ các chất sinh nhiệt là P: L : G = 13,6 : 29,1 : 57,3 (theo khuyến nghị là 10:15:65).
Tỷ lệ protid động vật trên protid tổng số cũng đạt được 73,1%, Lipid thực vật trên tổng
số chỉ đạt 3,6%. Ở trẻ 12 – 23 tháng tuổi, năng lượng đạt 592 Kcal với tỷ lệ đáp
ứng
nhu cầu thấp hơn (chỉ bằng mức 45,5% so với nhu cầu của trẻ 1-3 tuổi) do lượng sữa
mẹ đã giảm nhiều và khẩu phần ăn bổ sung rât thiếu hụt. Tỷ lệ ba chất sinh nhiệt ở lớp
tuổi này là 15,2:24,2:60,4.
So sánh khẩu phần thực tế này với các số liệu khẩu phần từ một nghiên cứu can
thiệp khác của Viện Dinh dưỡng trên cùng địa bàn n
ăm 2003 về ăn bổ sung cho trẻ 6
đến 11 tháng theo bảng 7 (17), ta thấy năng lượng khẩu phần đã được cải thiện (tăng
20Kcal). Lượng protid có tăng nhưng lipid lại giảm, tỷ lệ cân đối hợp lý hơn. Tiêu thụ
thịt, trứng sữa được cải thiện nhưng lượng dầu mỡ còn quá ít (2,21g/trẻ/ngày), khẩu
phần thủy sản rất thấp mặc dù địa phương là nơi s
ản xuất và buôn bán thủy sản cho
khu vực chứng tỏ thực phẩm này vẫn chưa được đưa vào bữa ăn hàng ngày cho trẻ.
Bảng 7. So sánh với số liệu năm 2003 (trẻ 6 – 11 tháng)
Chỉ số Điều tra 2006 Nhóm ăn TP sẵn có 2003
Năng lượng (Kcal) 580 Kcal 561,7
14

Protein TS (g) 19,16 14,5

Lipid TS (g) 18,11 21,9
Glucid (g) 81,04 72,5
P:L:G 13,6 : 29,1 : 57,3 10,5: 36,2: 52,9
Mức tiêu thụ LTTP (g)

Gạo
• Dầu mỡ

Thịt
• Thủy
sản
• Rau quả

56,14
2,21
19,66
5,75
12,34

30,1
2,8
3,3
0,3
16,9
Bảng 8. Tần suất tiêu thụ một số thực phẩm chính
TT Tên thực phẩm Tần suất tiêu thụ trong tuần qua (%)
Không ăn Dưới 3 lần3 đến 5 lần Trên 5 lần
1 Thịt các loại 1,3 31,3 54,0 13,3
2 Cá các loại 12,7 59,3 19,3 8,7
3 Trứng 4,7 59,3 26,7 9,3

4 Tôm cua tép 26,0 65,3 5,3 3,3
5 Rau xanh 1,3 6,0 17,3 75,3
6 Quả chín 7,3 28,0 40,0 24,7
7 Lạc vừng 29,3 44,7 16,0 10,0
8 Dầu mỡ 3,3 8,0 8,7 80,0
9 Mì chính 19,3 10,7 12,7 57,3
10 Sữa các loại 38,0 21,3 17,3 23,3
11 Bánh kẹo 24,7 32,7 30,7 12,0
15

Theo các bà mẹ, các nhóm thực phẩm thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của
trẻ là nhóm ngũ cốc (100%), nhóm đạm động vật (96%), đạm thực vật (19,3%), dầu
mỡ (92%), và rau xanh/ quả chín (95,3%).
Do mẫu còn hạn chế nên so sánh khẩu phần của trẻ suy dinh dưỡng và trẻ bình
thường vẫn chưa có khác biệt về thống kê nhưng những con số cũng đưa ra một số gợi
ý về thực hành ăn b
ổ sung ở hai nhóm trẻ này.
Bảng 9. Đặc điểm khẩu phần và khẩu phần thực tế của trẻ SDD và BT theo 2
nhóm tuổi
Chỉ số Trẻ 6 - 11 tháng Trẻ 12 - 23 tháng
BT (n=39) SDD (n=7) BT (n=78) SDD (n=26)
Năng lượng (Kcal) 573,51 620,62 616,34 519,4
Protein (g) 18,24 24,27 23,24 18,37
Lipid (g) 17,86 19,5 16,2 12,96
Glucid (g) 80,78 82,5 90 78,56
Gạo (g) 56,6 53,57 76,12 62,3
Thịt các loại (g) 15,89 40,71 29,44 14,8
Trứng sữa (g) 422,82 395,71 301,25 288,46
Dầu mỡ (g) 2,41 1,14 0,98 1,26
Rau xanh (g) 12,56 11,42 21,34 19,8

Quả chín (g) 35,25 60 43,2 36,92







16

Bảng 10. Tần suất tiêu thu thực phẩm của trẻ SDD và BT
TT Tên TP TTDD trẻ Tần suất tiêu thụ trong tuần qua (%)

Không
ăn
Dưới 3
lần
3 đến 5 lần Trên 5 lần
BT
0.9

31.6 53
14.5

1
Thịt các loại

SDD
3
30.3 57.6

9.1

BT 11.1 62.4 18.8 7.7 2
Cá các loại
SDD 18.2 48.5 21.2 12.1
BT 4.3 57.3 29.1 9.4 3
Trứng
SDD 6.1 66.7 18.2 9.1
BT 25.6 65.8 5.1 3.4 4
Tôm cua tép

SDD 27.3 63.6 6.1 3.0
BT 0 6.0 19.7 74.4 5 Rau xanh
SDD
6.1
6.1 9.1 78.8
BT 6.0 29.1 35.0 29.9 6 Quả chín
SDD 12.1 24.2 57.6 6.1
BT
32.5
43.6 13.7 10.3 7
Lạc vừng

SDD 18.2 48.5 24.2 9.1
BT 4.3 7.7 8.5 79.5 8 Dầu mỡ
SDD 0 9.1 9.1 81.8
BT 20.5 9.4 12.8 57.3 9 Mì chính
SDD
15.2
15.2 12.1 57.6

BT 34.2 20.5 19.7 25.6 10 Sữa các loại
SDD 51.5 24.2 9.1 15.2
BT 29.9 30.8 29.1 10.3 11 Bánh kẹo
SDD 6.1 39.4 36.4 18.2
17

Trong các cuộc thảo luận nhóm, các bà mẹ chọn những thực phẩm sẵn có ở địa
phương thường sử dụng cho ăn bổ sung của trẻ. Họ xếp những thực phẩm này theo các
nhóm: chất bột (bột gạo, bột nếp, bột dinh dưỡng, cháo, cơm, bánh chưng…); đạm
động vật (trên cạn: thịt lợn, xương, thịt gà, trứng…; dưới nước: tôm, cá, cua, trai…);
đạm thực vật (đậu ph
ụ, đậu tương, đâu xanh, đỗ đen, sữa đậu nành…); chất béo (mỡ,
dầu); gia vị (muối, mì chính). Phân loại theo một số tiêu chí có sẵn về giá trị của các
thực phẩm thông thường, các bà mẹ xếp thứ tự (ranking) các thực phẩm như sau:
Bảng 11. Xếp thứ tự các thực phẩm thông dụng

Thực phẩm Ngon Bổ Rẻ Dễ mua Dễ nấuDễ bảo quản TS
Quả chín
1 1 3 1 1 4 11
Sữa tươi 2 2 7 3 1 3 11
Đường 3 7 11 3 1 1 28
Đậu tương 4 2 8 5 6 1 26
Trứng 5 3 6 2 2 3 21
Cua
6 4 4 4 5 5 28
Mỡ dầu 8 3 12 3 2 2 30
Bột gạo 6 6 5 1 3 1 22

7 4 10 4 5 6 36
Rau xanh 8 5 2 1 4 4 24

Muối
8 6 1 1 2 1 19
Đậu xanh 6 2 9 5 6 1 29
Cơm 9 6 5 1 3 1 25
Thịt lợn
10 3 14 4 5 7 43
Mì chính 11 8 13 3 2 1 38
Kết quả xếp thứ tự thực phẩm chỉ mang tính chất tương đối, nhưng cũng cho ta
thấy được là các bà mẹ đánh giá cao các thực phẩm giàu dinh dưỡng như quả chín, sữa
tươi và trứng. Điều đáng lưu ý là các thực phẩm thấy xuất hiện thường xuyên trong
bữa ăn của trẻ (tần suất xuất hiện cao) như thịt lợn và mì chính lại được cho đ
iểm rất
18

thấp, chủ yếu là do “không ngon” và “không rẻ”, nhưng do họ không còn chọn lựa nào
khác thì các yếu tố “dễ mua”, “dễ nấu” và “dễ bảo quản” lại là những yếu tố ưu tiên
khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ và cho gia đình. Điều đó một lần nữa nhấn mạnh việc
tạo ra một môi trường thực phẩm giàu dinh dưỡng sẵn có tại địa phương là rất cần thi
ết
để người mẹ có thể thực hành dinh dưỡng đúng theo nhận thức đã được thay đổi theo
chiều hướng tích cực.
4. Các yếu tố ảnh hưởng
Điều kiện kinh tế văn hóa của gia đình
• Nghề chính của vợ và chồng chủ yếu vẫn là nông nghiệp (tương ứng là 86,8% và
94,1%). Trình độ văn hóa của vợ và chồng chủ yếu là hết cấp 2 (tương ứng là
65,1% và 61,2%)
• Diện tích nhà ở trung bình là 48,88 m2 (±14,72), có 34,2% số hộ gia đình có
nguyên liệu lát nền nhà bằng đất, và 56,6% hộ gia đình có nhà mái lá. Chỉ có
63,8% số hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh (tự hoại, 1 ngăn, 2 ngăn)
• Tổng diện tích canh tác là 2502,4 m2 (± 1700).


Tổng thu nhập gia đình trung bình 795 660 đồng/ tháng (± 800 870). Có đến
46,7% số hộ được hỏi tự đánh giá mình thuộc hộ gia đình nghèo so với mặt bằng ở
địa phương.
• Tài sản gia đình: có 57% hộ gia đình có tivi, 37,1% có đài/cát sét, 31,8% có xe
máy, 96,7% có xe đạp.
• Có đến 42,1% số hộ gia đình ghi nhận là có thiếu ăn trong năm qua và 95,3% đối
phó bằng cách giảm số lượng bữa ăn trong ngày. Ở cả 3 xã điều tra, thiếu ăn xuất
hiện nhiều nhất vào các tháng 2 (61,9%), tháng 3(95,2%) và tháng 4 (39,7%) là
những tháng giáp hạt trước khi thu hoạch.
• Nhiều hộ gia đình phải vay nợ của Ngân hàng (46,7%), tư nhân (34,9%), vay họ
hàng (17,1%)
Những cản trở
Bảng 12. Những cản trở chính làm cho thực hành ăn bổ sung chưa tốt
TT Nguyên nhân Tỷ lệ (%)
1 Thiều tiền 70,0
19

2 Thiếu thời gian 50,0
3 Do kiến thức nuôi con của mẹ kém 38,3
4 Do trẻ ổm, lười ăn 35,0
5 Thiếu nhân lực 1,7
6 Thiếu sự hỗ trợ 1,7
7 Chất lượng thực phẩm địa phương kém 1,7
Có đến 67,8% và 7,9% các bà mẹ được phỏng vấn cho rằng chế độ ăn của con
mình chưa được tốt và thậm chí là kém, chỉ có 23,7% cho là đạt yêu cầu và duy nhất
có 1 trường hợp (0,7%) cho rằng rất tốt.
Từ những số liệu của Bảng 12, ta thấy rằng theo các bà mẹ, nguyên nhân chính
của việc chế độ ăn của trẻ chưa tốt là do thiếu tiền. Với một điều kiện kinh t
ế còn

nhiều hạn chế (chủ yếu làm nông nghiệp mà không có nguồn thu bằng tiền mặt để mua
các thực phẩm không tự sản xuất được, đất canh tác thiếu nên thu nhập từ nông nghiệp
cũng thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo cao) thì rất dễ hiểu tại sao các bà mẹ chọn đây là nguyên
nhân phổ biến. Những yếu tố kinh tế xã hội này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiế
p
đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Điều đó phản ánh khi ta so sánh các yếu tố kinh tế
xã hội ở nhóm trẻ bình thường và nhóm trẻ suy dinh dưỡng, lấy chỉ tiêu chiều cao theo
tuổi (ảnh hưởng trong thời gian dài) ở Bảng 13 dưới đây:
Bảng 13. Suy dinh dưỡng thể còi và các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng
Yếu tố KTXH Tỷ lệ ở nhóm
trẻ BT (n=118)
Tỷ lệ
ở nhóm
trẻ SDD (n=34)
OR
Trình độ văn hóa của bố
trên cấp 3
20,5% 8,8% 2,64 (0,69 – 11,84)
Trình độ văn hóa của mẹ
trên cấp 3
19,7% 5,9% 3,87 (0,81 – 25,19)
Nền nhà bằng đất 31,6% 44% 0,58 (0,25 – 1,36)
Nhà mái lá 53% 70,6% 0,48 (0,19 – 1,16)
Không có hố xí hợp vệ sinh 28,2% 41,2% 0,55 (0,23 – 1,32)
Gia đình thiếu ăn tron
g
năm 38,5% 55,9% 0,49 (0,21 – 1,13)
20

qua

Gia đình thuộc hộ nghèo 41,9% 64,7% 0,39 (0,16 – 0,91)
Gia đình có vay nợ 70% 88,2% 0,32 (0,09 – 1,04)
Tài sản gia đình có tivi 57,2% 54,5% 1,04 (0,45 – 2,39)
Tài sản gia đình có xe máy 37,9% 15,2% 3,21 (1,07 – 10,24)
Ở Bảng 13, các yếu tố kinh tế xã hội đều có phần tốt hơn ở nhóm trẻ bình
thường so với nhóm trẻ còi cọc nhưng do cỡ mẫu nhỏ nên chưa có ý nghĩa thống kê
(trừ biến “tài sản gia đình có xe máy”).
Thiếu tiền cũng kéo theo các nguyên nhân khác như thiếu thời gian, thiếu nhân
lực và hỗ trợ chăm sóc trẻ, trẻ ốm và lười ăn. Điều đó được minh họa rõ h
ơn khi ta
thấy rằng trẻ chỉ được ăn trung bình 2,94 bữa/ngày với thời gian trung bình cho việc
chuẩn bị bữa ăn cho trẻ một ngày là 77,4 phút (± 40,34), và thời gian cho trẻ ăn trung
bình một ngày là 77,91 phút (± 44,78). Trung bình, trẻ chỉ ăn hết 85% lượng thức ăn
được gia đình chuẩn bị, trong đó trẻ suy dinh dưỡng ăn hết 82% còn trẻ bình thường
ăn hết 86%. Thời gian chuẩn bị thức ăn và cho ăn của trẻ suy dinh d
ưỡng cũng dài hơn
so với trẻ bình thường (cụ thể là 90,4 phút so với 73,6 phút, và 87,9 phút so 75,1 phút).
Mẹ vẫn là người chăm sóc trẻ (82,9%) và cho trẻ ăn (90%) chủ yếu trong gia đình.
Ông bà cũng góp phần chăm sóc cháu (12,5%) và cho cháu ăn (7,2%) nhưng vai trò
của người bố thì hầu như là không có. Tuy nhiên những người người mẹ lại không
than phiền hay chọn lí do thiếu nhân lực trong gia đình là nguyên nhân dẫn đến chế độ
ăn của trẻ chưa t
ốt, điều đó được làm rõ trong thảo luận nhóm, khi các bà mẹ cho rằng
việc chăm sóc và cho trẻ ăn được “mặc nhiên” coi là công việc của một người mẹ, nên
việc chia xẻ công việc đó với các thành viên khác trong gia đình là không phổ biến.
Mặc dù chất lượng thức ăn tại nông thôn không được các bà mẹ để ý đến trong
điều tra theo bộ câu hỏi, bằng phương pháp định tính, các bà mẹ đều nhận ra vấn
đề
này khi liên hệ với điều kiện ở thành phố: “Việc cho trẻ ăn ở như vậy đã coi là tạm
tạm, tuy chưa đầy đủ nhưng so với nhà quê thì thế cũng là được rồi. Làm sao so được

với thành phố, mình thiếu đủ các chất… như thịt họ ăn bữa nào thì xay bữa ấy còn
mình phải làm thành ruốc nên nó không tốt bằng thịt tươi….Mình chỉ có điều kiệ
n nấu
một loại bột hoặc cháo trong một ngày, cho chung vào một nồi hầm rồi ăn hai bữa, rau
thì bữa có bữa không vì phải lọc mà mình thì không có thời gian…”
Mặc dù đã có nhiều chương trình giáo dục sức khỏe (quốc gia, dự án) nhưng
dường như độ bao phủ, tính hiệu quả và tính liên tục của chương trình chưa cao. Bản
21

thân các bà mẹ cũng cho rằng kiến thức nuôi con của họ còn kém (38,3% cho là vì thế
nên ảnh hưởng đến chế độ ăn của trẻ). Trên thực tế, họ đã có một số kiến thức nhất
định về sữa mẹ, về thời gian bú mẹ hoàn toàn, thời gian cho ăn bổ sung hợplý và các
nhóm thực phẩm cần thiết cho trẻ. Nhưng nhận thức này chưa dẫn tới hành vi đúng.
Đi
ều đó có nghĩa rằng truyền thông thay đổi hành vi (CBC) là cần thiết trên cộng đồng
và những điều kiện thuận lợi cũng như sự hỗ trợ cộng đồng cần được tạo ra để nhận
thức và thái độ có thể chuyển thành thực hành.
Các kết quả trên cũng được phản ánh tương tự trong thảo luận nhóm về những
yếu tố có khả năng ả
nh hưởng đến thực hành dinh dưỡng cho trẻ, các bà mẹ liệt kê
những yếu tố sau:

Chế độ ăn của con: ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều bữa hơn
• Chế độ ăn của mẹ (nhất là khi mang thai và cho con bú)
• Vệ sinh cá nhân

Sức đề kháng của trẻ
• Người chăm sóc trẻ
• Thời gian chăm sóc


Điều kiện kinh tế
• Sữa mẹ (chất lượng, số lượng)
• Trẻ chịu ăn

Chăm sóc y tế
• Tình thương và sự chăm sóc của mẹ và các thành viên khác trong gia đình
• Kiến thức nuôi con
Ở nhóm mẹ có con bình thường và mẹ có con suy dinh dưỡng, họ đều chọn yếu
tố chế độ ăn của con và kiến thức nuôi con là quan trọng hơn cả. Tuy nhiên giữa hai
nhóm cũng có sự khác biệt khi những bà mẹ có con suy dinh dưỡng thường nghiêng về
những yếu tố ngoại cảnh, những tác động từ bên ngoài, còn những bà mẹ có con khỏe
mạnh lại nhấn mạnh những yếu tố n
ội (ví dụ như trẻ có sức đề kháng tốt, trẻ chịu ăn,
sữa mẹ tốt…)


22

III. KẾT LUẬN

Thời điểm cho ăn bổ sung trung bình là từ 3,75 tháng tuổi. Đến 6 tháng tuổi, đã
có 98,7% bà mẹ cho con ăn bổ sung. Có 73.3% bà mẹ nhận thức được thời điểm cho
ăn như vậy là sớm. Nguyên nhân chính dẫn đến việc ăn sớm là do mẹ phải đi làm, trẻ
khóc đói và mẹ không đủ sữa. Kỹ thuật và phương thức cho bú của các bà mẹ còn
nhiều sai sót dẫn đế
n khó duy trì được nguồn sữa mẹ.Độ tuổi trung bình của trẻ ăn bột
là 9,7 tháng, ăn cháo là 12 tháng, ăn cơm là 18,5 tháng.
Năng lượng khẩu phần của trẻ 6 - 11 tháng là 580,65 Kcal, đạt 70,8% so với
khuyến nghị.Tỷ lệ các chất sinh nhiệt là P: L : G = 13,6 : 29,1 : 57,3. Tỷ lệ protid động
vật trên protid tổng số cũng đạt được 73,1%. Ở trẻ 12 - 23 tháng tuổi, năng lượng đạt

592 Kcal với tỷ lệ đáp ứng nhu cầ
u thấp hơn (chỉ bằng mức 45,5% so với nhu cầu của
trẻ 1-3 tuổi). Tỷ lệ ba chất sinh nhiệt ở lớp tuổi này là 15,2:24,2:60,4.
Các bà mẹ đã biết đa dạng hóa bữa ăn của trẻ, thể hiện ở tần suất xuất hiện các
loại thực phẩm giàu đạm, giàu mỡ, rau xanh và quả chín trong hơn 90% số bữa ăn
hàng ngày của trẻ. Tuy nhiên, những khó khăn nhất
định đã làm cho vấn đề số lượng
thực phẩm trên thực tế được trẻ ăn vào còn thấp, chưa đảm bảo được nhu cầu sinh lý
của lứa tuổi này.
Các khó khăn cản trở chính khiến thực hành ăn bổ sung của trẻ còn kém là do
thiếu tiền (70%), thiếu thời gian (50%), thiếu kiến thức nuôi con (38,3%), trẻ ốm/lười
ăn (35%). Trẻ chỉ được ăn trung bình thêm 3 bữa 1 ngày ngoài sữa mẹ
, với thời gian
chuẩn bị nấu nướng là 77,4 phút/ngày và thời gian cho ăn là 77,9 phút/ngày. Bà mẹ
được mặc nhiên coi là người chăm sóc trẻ và cho trẻ ăn chính và trên thực tế cũng vậy.
Khuyến nghị
• Trên cộng đồng, khi thực hiện truyền thông giáo dục dinh dưỡng cần chú ý:
- Tăng cường tư vấn về kỹ thuật cho trẻ bú đúng cách và cách duy trì nguồn sữa
mẹ khi bà mẹ phải đi làm sớm
- Hướng dẫn cách nấu cháo và cơm phù hợp cho lứa tuổi ăn dạng thực phẩm này,
đảm bảo vẫn đủ các chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa cho trẻ.
- Khuyến khích các bà mẹ sử dụng các loại th
ực phẩm giàu dinh dưỡng sẵn có ở
địa phương: đậu đỗ, vừng lạc, cá và thủy sản.
23

• Lưu ý đến yếu tố rẻ, dễ mua và dễ bảo quản là những yếu tố ưu tiên khi lựa chọn
thực phẩm của phụ nữ nông thôn để thiết kế các chương trình can thiệp về thực
phẩm phù hợp.


Cần xây dựng các chương trình vận động xã hội để các thành viên khác trong gia
đình, đặc biệt là người chồng chia xẻ bớt công việc chăm sóc con cái với người
phụ nữ và ít nhất cũng tạo điều kiện ủng hộ giúp đỡ người phụ nữ để họ dành được
nhiều thời gian chuẩn bị và cho con ăn.
Nhìn chung, hiểu biết của bà mẹ về các vấn đề dinh dưỡng có liên quan đế
n sữa
mẹ và ăn bổ sung có nhiều tiến bộ nhưng các yếu tố để giúp hiểu biết đó chuyển thành
hành vi còn khá nhiều hạn chế, họ chưa có sự tin tưởng vào hành vi đúng, chưa có sự
hỗ trợ của cộng đồng, không có điều kiện thuận lợi (kinh tế, trang bị bếp núc, thời
gian…). Vì vậy các can thiệp trên cộng đồng cần chú trọng đến những yếu t
ố này hơn
nữa trong việc thiết kế thông điệp truyền thông phù hợp, thực hiện truyền thông tư vấn
trực tiếp, vận động gia đình và cộng đồng ủng hộ và hỗ trợ người phụ nữ chăm sóc con
cái, tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và thời gian cho họ.












24

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lutter, C. (2003). Meeting the challenge to improve complementary feeding. SCN
News #27, United Nations System- Standing Committee on Nutrition.
2.VDD -TCTK (2005). Tiến triển của tình trạng dinh dưỡng của trẻ em và bà mẹ -

Hiệu quả của chương trình can thiệp ở Việt Nam giai đoạn 1999-2004
. Hà Nội,
Nhà xuất bản thống kê.
3. VNICDS (1996). Infant feeding practices in Vietnam
. Hà Nội, Nhà xuất bản thống
kê.
4. PAHO-WHO (2002). Guiding principles for complementary feeding of the
breastfed child. Washington DC, PAN American Health Organization - World
Health Organization.
5. WHO (1998). Complementary feeding of young children in developing countries: a
review of current scientific knowledge - WHO/NUT/98.1. Geneva, World Health
Organization.
6. de Pee, S. and R. Moench-Pfanner (2003). Insight into breastfeeding and
complementaty feeding practices: a case study from Indonesia. SCN News #27
,
United Nations System - Standing Committee on Nutrition.
7. WHO (1996). Global data bank on breastfeeding. Breastfeeding: the best start in life
- WHO/NUT/96.1. Geneva, World Health Organization
8. Kimmons, J., K. Dewey, et al. (2005). "Low Nutrient Intakes among Infants in
Rural Bangladesh Are Attributable to Low Intake and Micronutrient Density of
Complementary Foods." J. Nutr.
135: 444-451.
9. Phạm Văn Hoan và cs (1997). "Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và thức ăn bổ sung
tại hai huyện miền núi Tuyên Hóa và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, 1996." Y học
dự phòng 3(33).
10.Lê Phương Mai - Phạm Văn Phú (1998). "Tìm hiểu tình hình nuôi dưỡng trẻ tại các

huyện Tiên Yên, Mai Sơn, Mỹ Tú." Y học dự phòng (phụ bản)
2(36).
25

11. Phạm Văn Hoan và cs (1998). "An ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh
dưỡng của bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Tam Cường, Phú Thọ, 12/1997." Y
học thực hành 4(38).
12. NIN-UNICEF (2003). Maternal and child nutrition situation in 2002
. Hanoi,
Medical Publishing House.
13. Đặng Oanh - Đặng Tuấn Đạt (2004). "Tình hình suy dinh dưỡng và một số yếu tố
liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Krong Pach, tỉnh Đắc Lắc, năm 2003."
Y học thực hành
496.
14. Trần Thị Minh Hạnh - Nguyễn Thị Kim Hưng (2004). "Kết quả điểu tra tình trạng
dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Đông Phó và xã Tân Hưng, tỉnh Bình
Phước năm 2003." Y học thực hành
496.
15. WHO (2003). Global Strategy for Infant and Young Child Feeding
. Geneva,
World Health Organization.
16. VDD -TCTK (2006). Tình trạng dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ năm 2005. Báo cáo
hàng năm. Hà Nội, Nhà xuất bản Y học.
17. VDD -LCMSWM (2003). Báo cáo kết quả Dự án cải thiện thực hành ăn bổ sung
và duy trì các hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Hà Nội.

Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Khoa/phòng Chủ nhiệm đề tài

×