Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

An Toàn Giao Thông THPT Đan Phượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 20 trang )



An Toàn Giao Thông

Hiện nay, an toàn giao thông đang là vấn đề nhức nhối
luôn được xã hội quan tâm . Theo thống kê bình quân mỗi
năm trên địa bàn cả nước ta xảy ra trên 25.000 vụ tai nạn
, làm chết hơn 11.000 người, bị thương trên 20.000
người, trong đó có hàng nghìn người bị tàn tật suốt
đời.Bình quân mỗi ngày có hơn 30 người chết vì TNGT . 6
tháng đầu năm 2015 ,Toàn quốc xảy ra 11.231 vụ tai nạn
giao thông đường bộ, làm chết 4.354 người, bị thương
10.497 người.
Từ khi các loại phương tiện giao thông càng ngày càng
phát triển , thì bên cạnh đó, vấn đề về tai nạn giao thông
ngày càng tăng. Ngẫm ra thì cũng tuỳ thuộc vào ý thức
của mỗi người mà thôi. Biết bao người tuân thủ đúng luật
nhưng vẫn còn đâu đó vài “hạt sạn” của xã hội. Họ đã
không chấp hành nghiêm túc luật an toàn giao thông, nên
gây ra những hậu quả vô cùng đánh tiếc. Tình trạng tai
nạn giao thông hiện nay đã đến mức báo động đỏ và được
xếp vào “thứ hạng cao” trong khu vực Đông Nam Á. Vì
thế, vấn nạn này đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn
xã hội. Làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đó là
câu hỏi lớn đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người.
Dưới đây là một vài hình ảnh tai nạn đáng tiếc do ý thức
của người dân:


Vụ tai nạn thương tâm xảy ra vào khoảng 16h ngày 28/5
tại đường liên xã Quảng Hợp – Quảng Châu thuộc địa bàn


xã Quảng Châu (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình).

Vụ tai nạn xảy ra vào ngày Tết Nguyên Đán
Vậy nguyên nhân là do ai?? Vì sao lại xảy ra nhiều vụ tai
nạn như vậy?? Cái nguyên nhân chính không thể thiếu là
do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân:
Trong giao thông nhiều phương tiện đi không đúng làn
đường, phóng nhanh vượt ẩu, chuyển hướng đột ngột, đi
tốc độ cao lại không chú ý quan sát, phân tán tư tưởng và
không ít chủ xe còn uống nhiều rượu, bia khi tham gia
giao thông Chính ý thức chấp hành không nghiêm Luật
Giao thông đường bộ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ùn
tắc giao thông ở đô thị . Do chủ phương tiện chen lấn, đi
không đúng phần đường, xâm phạm và chặn đường thoát
của chiều ngược lại, thập chí tràn lên cả vỉa hè, vì thế
đáng ùn trở thành tắc kéo dài nhiều giờ. Thế mà, ngay cả
những ý thức nhỏ nhặt nhất, đơn giản nhất mà chúng ta
còn chưa thực hiện tốt.

- Vượt đèn đỏ : vấn đề này thường xuyên có người bị vi
phạm.

- Vượt ẩu, lạng lách, đánh võng trên đường: Đâu đây có
những con người mang dòng máu anh hùng, muốn chứng
tỏ mình, họ chạy xe như làm xiếc đề gây sự chú ý, Họ
chạy luồn lách qua mọi người, đánh võng trên đường đi
khiến ai cũng phải kinh hãi, né tránh.


- Không đội nón bảo hiểm khi đang tham gia giao thông :

Người đi xe gắn máy chưa thấy hết ý nghĩa, tác dụng của
việc đội mũ bảo hiểm, còn biện bạch nhiều lý do để không
đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, vì vậy tỷ lệ trấn
thương sọ não trong tai nạn rất lớn, như vậy chưa đề cao
việc phòng tránh tai nạn thương tích.
Nhưng đâu chỉ là do ý thức của người dân kém ??
Một nguyên nhân nữa là sự tha hóa của không ít người có
trách nhiệm giám sát giao thông. Vì tư lợi, họ sẵn sàng
làm ngơ trước các đối tượng vi phạm luật như dùng
phương tiện chuyên chở đã quá hạn sử dụng, chở hành
khách, hàng hóa quá quy định, chạy quá tốc độ cho
phép… Như thế là họ đã cố tình tiếp tay cho tiêu cực và
điều tất yếu là tai nạn giao thông ngày càng tăng lên. Cao
hơn nữa là một số quan chức của ngành giao thông chưa
làm hết trách nhiệm của mình trước nhân dân và đất
nước, thậm chí còn vi phạm nặng nề mà vụ án PMU 18
Bùi Tiến Dũng 1/2006 là một ví dụ điển hình.

Không chỉ vậy chỉ vì các lợi ích cá nhân mà quên đi tính
mạng, sự an toàn của người đi đường. Trên đường quốc
lộ, đường lớn vẫn còn những kẻ rải đinh xuống lòng
đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá
xe, thay lốp. Họ không hiểu hết được sự nguy hiểm của
việc làm đó, với tốc độ cao như vậy những người tham
gia giao thông khi bị thủng săm đột ngột sẽ bị văng người
ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn.

Đinh thu được ở Quốc lộ 18

Đinh được rải trên cầu Long Biên - Hà Nội.

Một vấn đề cũng đang gây sự chú ý và bị lên án rất nhiều
đó là tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên -
những người chủ tương lai đất nước. Đó là những thanh
niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu” cùng với sự rủ rê
của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của
mình. Nhìn những chiếc xe phi như bay trên những con
đường lớn ta không khỏi xót xa . Chỉ vì quáđược nuông
chiều, thiếu sự bảo ban của cho mẹ mà họ đã phải trả giá
đắt. Những tai nạn xảy ra là điều chắc chắn, nhẹ thì sứt
đầu mẻ trán, gẫy tay gẫy chân. Nặng thì họ phải mãi mãi
rời xa cuộc đời. Lý do vì đâu cũng là ở nhận thức của
thanh niên. Họ chưa biết suy nghĩ đúng về những cái lợi
hại của việc mình đã làm. Những bậc cha mẹ khi con mình
xảy ra tai nạn, nhận ra thì đã quá muộn, tại sao họ sắm
cho con những chiếc xe thật tốt, phân khối thật lớn để
chúng đi đua. Họ làm ra nhiều tiền rồi cũng nhận ra khi
mất đứa con thì tiền bạc cũng chẳng giải quyết được gì.
Họ hối hận vì tại sao ngay từ đầu không bảo ban con cái
mình.

Vụ đua xe máy vào ngày 29/9 gây tai nạn giao thông chết
người rồi bỏ trốn.
Ngoài ra, chúng ta vẫn còn biểu hiện tiêu cực trong đào
tạo, cấp giấy phép lái xe, không ít chủ phương tiện nắm
Luật giao thông chưa chắc nhưng vẫn có Giấy phép lái xe;
có xe đi kiểm địnhchỉ là hình thức. Việc qui hoạch khu dân
cư quá gần và chạy dọc theo các trục đường quốc lộ là
không hợp lý, lợi bất cập hại. Công tác tuyên truyền, giáo
dục Luật giao thông một thời gian dài trước đây chưa
được đầu tư, quan tâm đúng mức, hình thức tuyên

truyền, giáo dục chưa đa dạng và kém hiệu quả Hậu
quả của việc không chấp hành đúng luật an toàn giao
thông là gì. Theo thống kê cho biết, tai nạn giao thông chủ
yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót
xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào
trong dòng lệ vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay
người cha âu yếm vỗ về, bảo ban dạy dỗ trên đường đời
Hậu quả của những hành động thiếu ý thức đó là những
vụ tai nạn thương tâm, để lại gánh nặng không chỉ cho
bản thân mà cả gia đình và xã hội. Những khuôn mặt bê
bết máu, những tấm thân nằm bất động, không còn
nguyên vẹn, hình ảnh đó đã trở nên “bình thường” ở
những giường bệnh bị tai nạn giao thông. Đau đớn hơn,
hầu hết những đối tượng đó là những thanh thiếu niên ,
tuổi đời còn rất trẻ, là chủ nhân tương lai của xã hội,
nhưng kết cục chỉ là những nấm mồ hoặc những tấm
thân tàn phế.


Theo số liệu thống kê của WHO ( Tổ chức y tế thế giới) :
Trung bình mỗi năm, thế giới có trên 10 triệu người
chết vì tai nạn giao thông. Năm 2006, riêng Trung
Quốc có tới 89.455 người chết vì các vụ tai nạn giao
thông. Ở Việt Nam con số này là 12,300. Năm 2007, WHO
đặt Việt Nam vào Quốc gia có tỉ lệ các vụ tử vong vì tai
nạn giao thông cao nhất thế giới với 33 trường hợp tử
vong mỗi ngày.
Tai nạn giao thông đang là một quốc nạn, tác động xấu
tới nhiều mặt trong cuộc sống:
- TNGT Ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý: Gia đình

có người thân chết hoặc bị di chứng nặng nề vì TNGT ảnh
hưởng rất lớn tới tinh thần, tình cảm; TNGT tăng nhanh
gây tâm lí hoang mang, bất an cho người tham gia giao
thông.
- TNGT gây rối loạn an ninh trật tự: kẹt xe, ùn tắc giao
thông; kẻ xấu lợi dụng móc túi, cướp giật
- TNGT gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế bao gồm: chi phí
mai táng cho người chết, chi phí y tế cho người bị
thương, thiệt hại về phương tiện giao thông về hạ tầng,
chi phí khắc phục, chi phí điều tra
- TNGT làm tiêu tốn thời gian lao động, nhân lực lao động:
TNGT làm kẹt xe, ùn tắc GT dẫn đến trễ giờ làm, giảm
năng suất lao động; TNGT làm chết hoặc bị thương
ảnh hưởng đến nguồn lực lao động xã hội.
- . .
Giảm thiểu tai nạn giao thông là là yêu cầu bức thiết, có ý
nghĩa lớn đối với toàn xã hội. Thanh niên, học sinh cần
làm những gì để góp phần giảm thiểu TNGT ? Vì sao lại
đặt vai trò cho tuổi trẻ, vì tuổi trẻ là đối tượng tham gia
giao thông phức tạp nhất cũng là đối tượng có nhiều sáng
tạo và năng động nhất có thể góp phần giảm thiểu tai nạn
giao thông.
- Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại và hậu quả
nghiêm trọng của TNGT.


- Tự giác nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ ATGT khi tham
gia giao thông.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông. Cùng
giương cao khẩu hiệu " Nói không với phóng nhanh vượt

ẩu", " An toàn là bạn, tai nạn là thù"
- Thành lập các đội thanh niên tình nguyện xuống đường
làm nhiệm vụ.


- Phát hiện và báo cáo kịp thời với các cơ quan đoàn thể
nơi gần nhất những trường hợp vi phạm ATGT.
- Về phía trường học, cần phát động và giáo dục kịp thời
những trường hợp học sinh vi phạm.
- Về phía chính quyền, cần xử lí thật nghiêm minh hơn
nữa những trường hợp vi phạm.
Trong thực tế không chỉ có những người lớn vi phạm giao
thông mà số đông còn là học sinh , sinh viên. Đáng nói là
tại Hà Nội, sau 3 ngày ra quân thực hiện chiến dịch tuyên
truyền và xử lý vi phạm trong sản xuất, nhập khẩu, kinh
doanh và sử dụng xe đạp điện, xe máy điện trên địa bàn
toàn quốc, rất nhiều học sinh đi xe đạp điện không đội mũ
bảo hiểm, dàn hàng ngang, vượt đèn đỏ trên đường phố
Hà Nội đã bị lực lượng cảnh sát giao thông nhắc nhở, xử
lý.


Nhiều học sinh không đội mũ bảo hiểm, đi hàng ba dưới
lòng đường

Sau 3 ngày thực hiện chiến dịch, người sử dụng xe đạp
điện, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên tham gia
giao thông không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều, dàn
hàng đôi, hàng ba vẫn diễn ra trên nhiều tuyến phố ở Hà
Nội.


Sau giờ tan học, nhiều học sinh vẫn đầu trần, phóng xe
vun vút trên đường. Nhiều nhóm học sinh tụ tập 2-3 chiếc
xe đạp điện, vừa dàn hàng ngang, vừa vô tư trò chuyện
chiếm gần hết làn đường dành cho các phương tiện khác.
Khi thấy lực lượng cảnh sát giao thông ở các ngã ba, ngã
tư phía trước, những học sinh đi xe đạp điện không đội
mũ bảo hiểm vội rẽ sang tuyến đường khác, để không bị
lực lượng chức năng tuýt còi xử lý.


Học sinh dàn hàng 3 và không đội mũ bảo hiểm

Học sinh trốn lực lượng công an
Một bạn học sinh trường THPT Đan Phượng cho biết: ở
trường, các thầy cô giáo trong ban giám hiệu thường
xuyên nhắc nhở học sinh về quy định đội mũ bảo hiểm khi
tham gia giao thông bằng xe đạp điện. Thậm chí, nhà
trường còn có quy định khi đi xe đạp điện, học sinh phải
có mũ bảo hiểm mới được vào trường. Tuy nhiên, nhiều
học sinh chỉ đội mũ để đối phó, khi ra ngoài đường liền lập
tức bỏ mũ ra.

“Mình thấy việc tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe
máy điện cần chấp hành tốt các quy định như đội mũ bảo
hiểm vừa đảm bảo an toàn cho chính mình và cho mọi
người. Mình rất ủng hộ việc tăng cường xử lý và bắt buộc
phải đội mũ bảo hiểm, chấp hành các quy định về an toàn
giao thông, nâng cao ý thức của học sinh khi tham gia giao
thông", Bạn học sinh nói.


Sau 3 ngày triển khai ra quân xử lý, cảnh sát giao thông Hà
Nội đã xử lý hơn 200 trường hợp đi xe đạp điện vi phạm,
trong đó hơn 80% là học sinh phổ thông.

Học sinh bị lực lượng chức năng xử phạt vì lỗi không đội
mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông
Công an thành phố Hà Nội cho biết: trong chiến dịch này,
cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội sẽ tăng cường lực
lượng tuần tra, hóa trang, ghi hình chụp ảnh học sinh,
sinh viên vi phạm và xử lý. Đối với học sinh chưa đủ 18
tuổi vi phạm, sau khi nhắc nhở, lực lượng công an sẽ
chuyển thông tin về nhà trường nơi học sinh đang theo
học để có hình thức xử lý. Đối với trường hợp trên 18
tuổi, nếu vi phạm vào các lỗi như không đội mũ bảo hiểm,
vượt đèn đỏ, sẽ bị xử phạt đến 150.000 đồng/lỗi kèm gửi
thông báo về trường học:

“Thời gian qua, lực lượng cảnh sát giao thông thành phố
đã xử lý trên 250 trường hợp đi xe đạp điện. Theo quy
định, người điều khiển loại phương tiện này phải đội mũ
bảo hiểm khi tham gia giao thông, nhưng trên thực tế có
nhiều trường hợp phụ huynh học sinh chở con em mình
đến trường, nhưng không chấp hành việc đội mũ bảo
hiểm, đều bị lực lượng chức năng nhắc nhở, xử lý. Trong
kế hoạch này, chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì xử lý đối với
các trường hợp đi xe đạp điện không chấp hành theo quy
định”, ông Đào Vịnh Thắng cho biết thêm.
Là 1 người học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường , em tự

hứa sẽ chấp hành đúng luật khi tham gia giao thông , tích
cực đẩy lùi tai nạn giao thông , tham gia tuyên truyền về
luật giao thông ,
Tạ Quang Minh

×