Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Luận văn thạc sĩ phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 142 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN





PHÁT TRIỂN DU LỊCH MÙA NƢỚC NỔI
Ở TỈNH AN GIANG




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Du lịch học












Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN



PHÁT TRIỂN DU LỊCH MÙA NƢỚC NỔI
Ở TỈNH AN GIANG




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Du lịch học
(Chƣơng trình đào tạo thí điểm)



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thúy Anh











Hà Nội – 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình cao học và hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi
lời biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thúy Anh đã dành nhiều thời gian và tâm huyết
hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Du lịch và quý thầy cô thỉnh
giảng tại khoa Du lịch, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn quí anh, chị và ban lãnh đạo Sở Văn hóa –
Thể thao – Du lịch tỉnh An Giang, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An
Giang, Trung tâm du lịch nông dân tỉnh An Giang, công ty du lịch Sài Gòn tourist,
Vietravel, Việt Xanh, Lữ hành An Giang,… đã tạo điều kiện cung cấp số liệu cho
tôi để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Văn
hóa thành phố Hồ Chí Minh cùng quí thầy cô trong khoa Sau đại học đã tạo điều
kiện để tôi hoàn thành tốt khóa học.

Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Mỹ Duyên









LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài “Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An
Giang” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Tất cả các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Mọi tài liệu tham khảo, trích dẫn khoa học
đều có nội dung chính xác. Các kết luận khoa học chƣa công bố ở bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Mỹ Duyên


























5
MỤC LỤC

DANH MỤC BIỂU BẢNG 8
PHẦN MỞ ĐẦU 9
1. Lý do chọn đề tài 9
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10
2.1. Mục đích nghiên cứu 10
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 10
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 11
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu 11
3.2. Phạm vi nghiên cứu 11

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 12
5.1. Phƣơng pháp luận 12
5.1.1. Quan điểm hệ thống 12
5.1.2. Quan điểm phát triển bền vững 13
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 13
5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin 13
5.2.2. Phương pháp điền dã 14
5.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh 14
5.2.4. Phương pháp chuyên gia 15
5.2.5. Phương pháp tham vấn người địa phương và du khách 15
5.2.6. Phương pháp SWOT 15
6. Cấu trúc của đề tài 15
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH MÙA NƢỚC
NỔI 16
1.1. Khái quát về mùa nƣớc nổi 16
1.1.1. Quan niệm về mùa nước nổi 16
1.1.2. Mùa nước nổi ở ĐBSCL 18
1.1.3. Mùa nước nổi ở An Giang 21
1.1.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội tỉnh An Giang 21
1.1.3.2. Đặc trưng của mùa nước nổi An Giang 23
1.1.3.3. Đời sống sinh hoạt của người dân An Giang trong mùa nước nổi
25
1.2. Du lịch mùa nƣớc nổi 28
1.2.1. Quan niệm du lịch mùa nước nổi 28
1.2.2. Đặc điểm của du lịch mùa nước nổi 28
1.2.3. Sản phẩm du lịch mùa nước nổi 30
1.2.4. Mối quan hệ giữa du lịch mùa nước nổi với các hoạt động du lịch
khác 33
Tiểu kết chƣơng 1 34

CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH MÙA
NƢỚC NỔI Ở TỈNH AN GIANG 35

6
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch mùa nƣớc nổi 35
2.1.1. Các yếu tố tự nhiên 35
2.1.1.1. Địa hình 35
2.1.1.2. Khí hậu 36
2.1.1.3. Thuỷ văn 37
2.1.1.4. Động, thực vật 38
2.1.2. Các yếu tố văn hoá 41
2.1.2.1. Lễ hội 41
2.1.2.2. Làng nghề 45
2.1.2.3. Tập quán sinh hoạt của cộng đồng địa phương 48
2.1.2.4. Ẩm thực mùa nước nổi 49
2.1.3. Các yếu tố về kinh tế – xã hội 52
2.1.3.1. Điều kiện cơ sở hạ tầng 52
2.1.3.2. Điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật 53
2.1.3.3. Điều kiện lao động 53
2.1.3.4. Điều kiện hỗ trợ của chính quyền địa phương 55
2.2. Hiện trạng hoạt động du lịch mùa nƣớc nổi ở tỉnh An Giang 56
2.2.1. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh An Giang 56
2.2.2. Hiện trạng hoạt động du lịch mùa nước nổi ở An Giang 60
2.2.2.1. Các địa bàn phát triển du lịch mùa nước nổi 60
2.2.2.2. Các chủ thể tham gia hoạt động du lịch mùa nước nổi 66
2.2.2.3. Tác động của hoạt động du lịch mùa nước nổi 84
2.3. Đánh giá tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch mùa nƣớc nổi ở An
Giang 87
2.4. Sự khác biệt của du lịch mùa nƣớc nổi An Giang so với các địa phƣơng
khác trong vùng ĐBSCL 89

Tiểu kết chƣơng 2 92
CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MÙA NƢỚC NỔI Ở
AN GIANG 92
3.1. Định hƣớng phát triển du lịch mùa nƣớc nổi tỉnh An Giang 93
3.1.1. Căn cứ xây dựng định hướng 93
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch mùa nước nổi tỉnh An Giang 94
3.1.2.1. Định hướng xây dựng chiến lược quy hoạch, đầu tư khai thác tài
nguyên du lịch mùa nước nổi hiệu quả hướng đến phát triển du lịch bền vững
94
3.1.2.2. Định hướng nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương 95
3.2. Các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả du lịch mùa nƣớc nổi tỉnh An
Giang 95
3.2.1. Xây dựng thương hiệu, xúc tiến, quảng bá, mở rộng thị trường 95
3.2.2. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch mùa nước nổi .
99
3.2.3. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du
lịch 103

7
3.2.4. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương 105
3.2.5. Bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững 108
3.2.6. Cải cách cơ chế quản lý, chính sách ưu đãi đối với du lịch mùa nước
nổi 111
3.3. Kiến nghị 114
Tiểu kết chƣơng 3 116
KẾT LUẬN 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC 122





































8
DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 2.1: Lao động trong ngành du lịch
Bảng 2.2: Hiện trạng khách du lịch đến An Giang
Bảng 2.3: Hiện trạng ngày khách và ngày lƣu trú trung bình
Bảng 2.4: Hiện trạng doanh thu du lịch của các đơn vị qua các giai đoạn
Bảng 2.5: Hình thức tham gia du lịch của du khách
Bảng 2.6: Sự hiểu biết về du lịch mùa nƣớc nổi qua các kênh thông tin
Bảng 2.7: Đánh giá của du khách về du lịch mùa nƣớc nổi An Giang
Bảng 2.8: Mức độ hài lòng của du khách về loại hình du lịch mùa nƣớc nổi
Bảng 2.9: Mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ ăn uống
Bảng 2.10: Mức độ hài lòng của du khách về nhân viên phục vụ
Bảng 2.11: Mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ vui chơi, giải trí
Bảng 2.12: Đánh giá của du khách về mức độ an toàn
Bảng 2.13: Ý định tiếp tục tham gia du lịch mùa nƣớc nổi của du khách
Bảng 2.14: Sự hiểu biết về du lịch mùa nƣớc nổi qua các kênh thông tin
Bảng 2.15: Hình thức tham gia du lịch của du khách
Bảng 2.16: Ý kiến của du khách về dịch vụ lƣu trú
Bảng 2.17: Cảm nhận của ngƣời dân địa phƣơng về mùa nƣớc nổi
Bảng 2.18: Mức độ tham gia của ngƣời dân đối với hoạt động du lịch mùa
nƣớc nổi tại địa phƣơng
Bảng 2.19: Nhận xét của ngƣời dân về vai trò của hoạt động du lịch mùa
nƣớc nổi
Bảng 2.20: Những khó khăn của ngƣời dân tham gia hoạt động du lịch
Bảng 2.21: Nguyện vọng của ngƣời dân tham gia hoạt động du lịch





9
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hằng năm, cứ vào tháng năm âm lịch trở đi, vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) lại đón những đợt gió mùa kèm theo mƣa lớn kéo dài làm cho mực nƣớc
sông Mêkong bắt đầu dâng lên. Nhiều khu vực trong vùng bị ngập nƣớc trên diện
rộng, ngƣời dân quen gọi là “mùa nƣớc nổi”. Có thể khẳng định mùa nƣớc nổi là
một đặc ân của thiên nhiên, là một nét văn hoá rất riêng của sông nƣớc miền Tây
Nam Bộ mà không phải vùng miền nào cũng có đƣợc.
Mùa nƣớc nổi không chỉ có nƣớc tràn đồng mà còn mang lại nhiều nguồn lợi
cho ngƣời dân và đang trở thành một tài nguyên du lịch đặc sắc. Với sự phong phú,
đa dạng của mình, mùa nƣớc nổi đang trở thành một điểm đến hấp dẫn và thú vị.
Thật vậy, mùa nƣớc nổi đang đƣợc xem là một sản phẩm du lịch độc đáo với những
tour tuyến du lịch vô cùng phong phú và hấp dẫn du khách. Du lịch mùa nƣớc nổi ở
ĐBSCL đã trở thành một loại hình có sức hút cao, đặc biệt khi nhu cầu du lịch sinh
thái và du lịch trải nghiệm đang trở thành xu hƣớng của ngành du lịch trên toàn thế
giới.
Du khách đến ĐBSCL vào mùa nƣớc nổi để đƣợc đi xuồng hái bông điên
điển, bông súng, rau nhút, rau muống, sen, bẻ ấu, hái cà na… tắm đồng; đua ghe;
chài lƣới bắt cá Đây là cơ hội để du khách khám phá thiên nhiên hoang sơ, thuần
khiết đến khó tả, để trải nghiệm cuộc sống bình dị của ngƣời dân, tham dự các lễ
hội sôi động, thƣởng thức văn hoá ẩm thực mùa nƣớc nổi vô cùng độc đáo để cảm
nhận đƣợc sự hào phóng, trù phú của vùng đất này. Loại hình du lịch mới mẻ này tỏ
ra có rất nhiều triển vọng nhƣng việc khai thác tiềm năng du lịch mùa nƣớc nổi
cũng đang đứng trƣớc rất nhiều khó khăn và thử thách.
An Giang là một trong những vùng du lịch trọng điểm của ĐBSCL và có một
vị trí chiến lƣợc quan trọng trong việc phát triển du lịch của vùng. Đây cũng đƣợc

xem là cái nôi của du lịch mùa nƣớc nổi, là tỉnh khai thác du lịch mùa nƣớc nổi ở
chiều sâu nhất của ĐBSCL và cũng là nơi mà loại hình du lịch này đang gặp nhiều
bất cập.

10
Trong những năm gần đây, lợi thế về kinh tế – xã hội của mùa nƣớc nổi ở An
Giang đã đƣợc quan tâm và khai thác. Mùa nƣớc nổi cũng đƣợc xem là mùa vàng,
là thế mạnh lớn của ngành du lịch tỉnh An Giang. Việc nghiên cứu phát triển loại
hình du lịch mùa nƣớc nổi ở An Giang sẽ góp phần vào định hƣớng phát triển kinh
tế – xã hội của tỉnh, cần thiết cho việc bảo vệ hệ sinh thái và môi trƣờng, cải thiện
chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân.
Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch mùa nƣớc nổi ở nơi đây vẫn còn nhiều
khó khăn và phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Mặc dù khai thác, phát triển
du lịch mùa nƣớc nổi đƣợc xem là khá thuận lợi nhƣng vẫn chƣa thật sự thu hút du
khách, mức độ khai thác và phát triển chƣa cao.
Do đó, việc đánh giá đúng tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch mùa nƣớc
nổi ở An Giang, đề ra những giải pháp nhằm góp phần khai thác có hiệu quả và phát
triển du lịch bền vững trong thời gian tới là một việc làm hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những mong muốn trên, tác giả chọn vấn đề“Phát triển du lịch
mùa nước nổi ở tỉnh An Giang” làm đề tài nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch mùa nƣớc nổi nhằm phát
huy điểm mạnh, hạn chế những khó khăn; đề xuất một số giải pháp góp phần phát
triển du lịch mùa nƣớc nổi ở An Giang.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luận về mùa nƣớc nổi, du lịch mùa nƣớc nổi.
- Phân tích tiềm năng du lịch mùa nƣớc nổi ở tỉnh An Giang, từ đó góp phần
đánh giá tiềm năng của loại hình du lịch này.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển của du lịch mùa nƣớc nổi

ở An Giang. Qua đó, làm rõ những mặt thuận lợi và khó khăn của du lịch mùa nƣớc
nổi.
- Đề xuất định hƣớng và giải pháp phát triển của du lịch mùa nƣớc nổi ở An
Giang trong thời gian sắp tới.

11
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu loại hình du lịch mùa nƣớc nổi ở An Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung, thu thập, nghiên cứu, phân tích số liệu liên quan đến mùa
nƣớc nổi ở tỉnh An Giang từ năm 2009 đến nay ở những địa bàn khai thác mạnh
loại hình du lịch mùa nƣớc nổi nhƣ huyện Châu Phú, huyện Tịnh Biên, huyện An
Phú và huyện Châu Thành.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mùa nƣớc nổi đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngƣời dân vùng ĐBSCL
nói chung và An Giang nói riêng. Những đề tài về mùa nƣớc nổi ở ĐBSCL chủ yếu
tập trung vào các lĩnh vực điều kiện tự nhiên, tài nguyên và đa dạng sinh học, cơ
cấu kinh tế vùng ngập lũ, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng; giáo dục và dạy nghề:
“Kinh tế – xã hội và môi trường vùng ngập lũ ĐBSCL”, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội, năm 2002; “Vùng ngập lũ ĐBSCL hiện trạng và giải pháp”, NXB Đại học
quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2001 của PGS.TS Đào Công Tiến;“Báo
cáo tác động của đê bao đến kinh tế – xã hội – môi trường”, năm 2004 của Dƣơng
Văn Nhã.
Nhằm phát huy lợi thế mùa nƣớc nổi ở An Giang trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phƣơng trong
mùa nƣớc nổi có các công trình của khoa Nông nghiệp và Tài nguyên nhiên nhiên,
trƣờng Đại học An Giang. Trong đó, nổi bật là các đề tài đánh giá hiệu quả kinh tế
của các mô hình sản xuất, đề xuất những phƣơng án sản xuất và mô hình canh tác
có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao cho nông dân nhƣ“Các mô hình trồng trọt và

chăn nuôi trong mùa lũ măm 2004, tại Huyện Chợ Mới, An Giang” của tác giả Đỗ
Thị Thanh Thảo; đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng “Điều tra mô hình nuôi tôm
đăng quầng trong mùa lũ tại Bình Thạnh Đông, Phú Tân và Bình Thạnh, Châu
Thành – An Giang” của Ngô Thị Thanh Xuân;“Tổng kết và theo dõi mô hình trồng
nấm rơm trong mùa lũ năm 2004 tại xã Lương An Trà và xã Cô Tô, huyện Tri Tôn,

12
tỉnh An Giang” của Vũ Thị Huệ Phƣơng…
“Chương trình khai thác lợi thế mùa nước nổi tỉnh An Giang giai đoạn 2006
– 2010” của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh An Giang; “Đề án 31 – Phát triển sản
xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống và tinh thần cho nhân dân trong mùa
nước nổi” của Ban cán sự Đảng tỉnh An Giang, năm 2002 và một số chƣơng trình
khác của tỉnh cũng quan tâm khai thác lợi thế về kinh tế và văn hoá của mùa nƣớc
nổi vào đời sống của ngƣời dân.
Vấn đề phát triển du lịch ở An Giang đang đƣợc chú ý nghiên cứu theo
hƣớng phân tích tiềm năng, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển
nhằm phát triển du lịch bền vững với những đề tài: luận văn thạc sĩ “Phát triển du
lịch tỉnh An Giang trong xu thế hội nhập” của Huỳnh Thị Nhƣ Lam; luận văn thạc
sĩ “Phát triển du lịch An Giang đến năm 2020” của Mai Thị Ánh Tuyết, “Nghiên
cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh An Giang” của Nguyễn Thị Mỹ Linh…
Vấn đề “Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang” thì có ít đề tài
tiếp cận, mà nếu có thì tiếp cận chƣa toàn diện, chƣa sâu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Lãnh thổ phát triển du lịch mùa nƣớc nổi đƣợc xem là một hệ thống cấu
thành từ nhiều phân hệ: phân hệ sinh thái, phân hệ xã hội – nhân văn, phân hệ kinh
tế – xã hội… Các phân hệ này có quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau một cách hoàn
chỉnh và chịu tác động của nhiều quy luật cơ bản. Do đó, bất kỳ sự thay đổi của một
thành phần sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác trong toàn bộ hệ thống.

Đối với sự phát triển du lịch cũng vậy, chỉ cần thay đổi về môi trƣờng sinh thái, yếu
tố văn hoá của cộng đồng dân cƣ… thì sẽ ảnh hƣởng lớn đến độ hấp dẫn của tài
nguyên du lịch. Do đó, trong nghiên cứu cần phải thấy đƣợc mối quan hệ này để
đƣa ra các giải pháp đúng đắn trong việc khai thác du lịch mùa nƣớc nổi. Việc
nghiên cứu, xác định, đánh giá các nhân tố phát triển du lịch mùa nƣớc nổi phải
đƣợc nhìn nhận trong mối quan hệ không gian hay lãnh thổ nhất định để đạt đƣợc

13
những giá trị đồng bộ về mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Điểm, tuyến du lịch
đƣợc xem nhƣ là một hệ thống mở có mối quan hệ với các tuyến, điểm du lịch tại
các lãnh thổ khác và các loại hình du lịch khác. Quan niệm này đƣợc vận dụng vào
đề tài thông qua việc phân tích tiềm năng, đánh giá hiện trạng phát triển du lịch mùa
nƣớc nổi ở An Giang.
5.1.2. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững đã trở thành một nội dung tất yếu, một tiêu chuẩn quan
trọng trong chiến lƣợc phát triển của hầu hết mọi lĩnh vực trong đời sống, là xu thế
phát triển của thời đại.
Trong lĩnh vực du lịch, phát triển bền vững là bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng,
tăng cƣờng bảo tồn và đóng góp lợi ích cho cộng đồng; đảm bảo sự phát triển kinh
tế bền vững. Du lịch mùa nƣớc nổi An Giang với bản chất và mục tiêu hoạt động là
đảm bảo cho việc phát triển bền vững, mang lại lợi ích kinh tế, thông qua việc giúp
đỡ cộng đồng địa phƣơng quản lý các tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng thiên nhiên và
văn hoá bản địa. Cho nên, các chiến lƣợc quy hoạch du lịch mùa nƣớc nổi muốn đạt
đến sự phát triển bền vững phải bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn giá trị văn hoá và khai
thác du lịch theo hƣớng bền vững.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Phƣơng pháp thu thập tài liệu là phƣơng pháp truyền thống đƣợc sử dụng
trong các nghiên cứu nói chung và nghiên cứu kinh tế – xã hội nói riêng. Các nguồn
tài liệu cần thu thập tƣơng đối đa dạng bao gồm tài liệu đã đƣợc xuất bản, tài liệu

của các cơ quan lƣu trữ, các tài liệu trên báo đài và tài liệu trên internet… Đây là
phƣơng pháp áp dụng việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn, đồng thời thu thập
thông tin, số liệu thực tiễn để bổ sung cho các vấn đề lý luận hoàn chỉnh hơn. Đồng
thời, phải tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập những thông tin thu thập từ thực tế
để đảm bảo tính xác thực, cập nhật. Đây sẽ là cơ sở dữ liệu phong phú và quan
trọng cho việc thực hiện các phƣơng pháp khác.
Khi nghiên cứu phát triển du lịch mùa nƣớc nổi cần thu thập những tài liệu

14
có liên quan từ các nguồn tin cậy: các công ty du lịch khai thác loại hình du lịch
mùa nƣớc nổi trên địa bàn tỉnh An Giang, Sở Văn hoá Thể Thao và Du lịch tỉnh An
Giang, phòng Văn hoá Thông tin các huyện Châu Thành, huyện An Phú, huyện Tri
Tôn, huyện Tịnh Biên, Cục thống kê tỉnh An Giang, các sở ban ngành có liên quan.
Sắp xếp và xử lý tài liệu một cách có hệ thống, phân tích từng nội dung để đƣa ra
những kết luận chính xác.
5.2.2. Phương pháp điền dã
Đây là phƣơng pháp rất quan trọng vì nó phản ánh tính thực tiễn của đề tài.
Quá trình này giúp tác giả thu thập thêm tài liệu có liên quan đến đề tài, kiểm chứng
tính chính xác của thông tin, thu thập số liệu… Qua đó, phƣơng pháp này còn giúp
tác giả có thể phát huy khả năng của mình trong nghiên cứu và có cái nhìn chi tiết
về đối tƣợng nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành điền dã để thu thập dữ
liệu, khảo sát, chụp ảnh một số điểm du lịch mùa nƣớc nổi: Đồng Láng Linh, Rừng
tràm Trà Sƣ, Búng Bình Thiên, Kinh Vĩnh Tế, Kinh xáng Vịnh Tre, Làng bè Châu
Đốc, khu vực Vàm Nao, xã Vĩnh Phƣớc… Khảo sát thực địa nhằm đánh giá tiềm
năng, hiện trạng phát triển của du lịch mùa nƣớc nổi. Phỏng vấn sâu, điều tra theo
mẫu đối với các nhà quản lý, các chuyên gia, khách du lịch, cộng đồng địa phƣơng
và các hộ nông dân tham gia vào hoạt động du lịch mùa nƣớc nổi.
5.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Sau khi thu thập đƣợc nguồn thông tin tƣ liệu từ các nguồn, ngƣời nghiên

cứu cần phải tiến hành xử lý theo mục tiêu của việc nghiên cứu. Trong quá trình xử
lý tài liệu, sử dụng các phƣơng pháp nhƣ phân tích, tổng hợp, so sánh… Việc sử
dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc xử lý số
liệu một cách hiệu quả. Số liệu thu thập đƣợc từ nhiều nguồn chắc chắn có sự chênh
lệch, với phƣơng pháp này số liệu sẽ chính xác hơn. Phƣơng pháp so sánh sẽ phát
hiện đƣợc những điểm giống nhau, khác nhau giữa các loại hình du lịch đang phát
triển tại An Giang với du lịch mùa nƣớc nổi và các điểm riêng biệt của du lịch mùa
nƣớc nổi ở An Giang.

15
5.2.4. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình khảo sát nghiên cứu thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành
tham khảo ý kiến của các chuyên gia du lịch, các nhà quản lý điều hành các công ty
du lịch và các nhà lãnh đạo cấp địa phƣơng trên địa bàn tỉnh An Giang.
5.2.5. Phương pháp tham vấn người địa phương và du khách
Đây là phƣơng pháp thu thập thông tin thông qua việc trao đổi với ngƣời dân
địa phƣơng và du khách về tiềm năng, hiện trạng phát triển của loại hình du lịch
mùa nƣớc nổi. Phƣơng pháp này giúp tác giả có thể hiểu vấn đề một cách cụ thể
thông qua các cuộc phỏng vấn. Cần soạn câu hỏi trƣớc khi phỏng vấn. Các câu hỏi
cần ngắn gọn xúc tích, không đánh đố ngƣời đƣợc phỏng vấn.
5.2.6. Phương pháp SWOT
Là phƣơng pháp phân tích những thuận lợi, khó khăn của việc khai thác tiềm
năng du lịch mùa nƣớc nổi và những cơ hội, thách thức khi phát triển loại hình này
ở địa bàn tỉnh An Giang. Từ đó tìm ra giải pháp và định hƣớng phát triển cụ thể.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung
chính của công trình này gồm 3 chƣơng và 7 tiết.
Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận chung về du lịch mùa nƣớc nổi
Trình bày những cơ sở lý luận về mùa nƣớc nổi ở ĐBSCL, những nét đặc
trƣng của mùa nƣớc nổi ở An Giang, định nghĩa khái niệm du lịch mùa nƣớc nổi,

những sản phẩm của loại hình du lịch mùa nƣớc nổi.
Chƣơng 2. Tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch mùa nƣớc nổi ở An
Giang
Trình bày những tiềm năng phát triển du lịch mùa nƣớc nổi và phân tích hiện
trạng khai thác loại hình du lịch mùa nƣớc nổi ở tỉnh An Giang.
Chƣơng 3. Những giải pháp phát triển du lịch mùa nƣớc nổi ở An Giang
Trình bày những định hƣớng khai thác, những giải pháp cần thiết nhằm khắc
phục những hạn chế và phát huy thế mạnh của mùa nƣớc nổi trong hoạt động du
lịch.

16
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU
LỊCH MÙA NƢỚC NỔI
1.1. Khái quát về mùa nƣớc nổi
1.1.1. Quan niệm về mùa nước nổi
Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chƣa có một khái niệm chính thức nào về
mùa nƣớc nổi đƣợc đƣa ra. Mặc dù cụm từ này rất gần gũi với ngƣời dân vùng
ĐBSCL và đƣợc xuất hiện rất thƣờng xuyên trên các phƣơng tiện truyền thông, các
công trình nghiên cứu, luận án Thuật ngữ “mùa nƣớc nổi vùng ĐBSCL” đang dần
trở nên nổi tiếng và gần gũi với ngƣời dân Việt Nam. Thời gian gần đây, đến mùa
nƣớc nổi, trên phƣơng tiện thông tin xuất hiện một cách phổ biến nhiều cụm từ hoàn
toàn xa lạ với ngôn ngữ, văn hóa Nam Bộ nhƣ “mùa lũ”, “lũ về”, “đỉnh lũ” “sống
chung với lũ”, “đê bao chống lũ”, “cụm tuyến dân cƣ chống lũ”, “ nhà vƣợt lũ”,
“trận lũ”, “vùng lũ”, “lũ cao”, “nƣớc lũ”, “nƣớc lụt”, “lũ lụt”…
Theo Đại từ điển tiếng Việt:
Lũ: “Hiện tƣợng nƣớc dâng cao đầu nguồn, dồn vào dòng chảy, thƣờng là rất
mạnh, trong thời gian tƣơng đối ngắn.” [38, tr. 1055]
Lụt: “Hiện tƣợng nƣớc dâng cao tràn ngập cả một vùng rộng lớn do mƣa lũ
gây ra.” [38, tr. 1066]
Cả hai khái niệm trên chỉ diễn tả đƣợc những tính chất chung của lũ lụt

nhƣng chƣa thể hiện đƣợc những đặc trƣng cơ bản của mùa nƣớc dâng cao ở vùng
ĐBSCL.
Theo PGS.TS Trần Thanh Xuân: “Thuật ngữ lũ chỉ hiện tƣợng nƣớc sông
dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần. Trong mùa lũ,
những trận mƣa liên tiếp trên lƣu vực sông (vùng hứng nƣớc mƣa và sinh dòng
chảy), làm cho nƣớc sông cũng từng đợt nối tiếp nhau dâng cao, tạo ra những trận
lũ trong sông suối. Khi lũ lớn, nƣớc lũ tràn qua bờ sông (đê) chảy vào những chỗ
trũng và gây ra ngập lụt trên một diện rộng.” [37, tr. 7]
Từ “lũ” đƣợc sử dụng có tính phổ thông để gọi mùa nƣớc nổi ở vùng
ĐBSCL, nhƣng chƣa thể hiện đƣợc bản chất của hiện tƣợng thiên nhiên diễn ra

17
hàng năm ở vùng đất này. Đây là cách gọi đúng nhƣng mang tính bi quan, thiên về
những tác hại do lũ gây ra. Lũ, lụt thƣờng đƣợc xem là một trong những thiên tai
nguy hiểm, gây nhiều thiệt hại nặng nề về tính mạng, tài sản của ngƣời dân.
Ngƣời dân vùng ĐBSCL ít khi gọi thời gian nƣớc lên cao là mùa lũ mà
thƣờng gọi hiện tƣợng thiên nhiên này là mùa nƣớc nổi.
Theo Đại từ điển tiếng Việt:
Mùa nƣớc nổi: “Mùa lũ ở châu thổ sông Cửu Long do nƣớc sông Tiền và
Hậu tràn bờ, làm ngập cả châu thổ với các độ sâu khác nhau và thời gian dài ngắn
khác nhau khiến chỉ cấy đƣợc một vụ lúa nổi nhƣng có tác dụng rửa mặn, xổ phèn,
cả châu thổ có nƣớc ngọt đƣa vào một lƣợng phù sa đáng kể.” [38, tr. 1049]
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam:
Mùa nƣớc nổi: “Mùa lũ ở châu thổ sông Cửu Long. Mùa nƣớc nổi đƣa về
một khối lƣợng nƣớc ngọt lớn, cùng với phù sa chi phối toàn bộ hoạt động nông
nghiệp, chế độ canh tác, các hệ thống sản xuất ở châu thổ sông Cửu Long. Cảnh
quan của châu thổ trong mùa nƣớc nổi có những nét đặc trƣng, cũng là mùa khai
thác các loài thủy sản.”[11, tr. 959]
Mùa nƣớc nổi ở vùng ĐBSCL có đặc điểm khác những nơi khác vì mực
nƣớc dâng lên từ từ mỗi ngày trung bình khoảng 20 cm, tốc độ nƣớc chảy không

cao. Nƣớc lên từ từ trong nhiều tháng, đỉnh điểm vào cuối tháng 8 âm lịch ở vùng
biên giới Việt Nam – Campuchia và cuối tháng 9 ở các tỉnh hạ nguồn. Nƣớc rút từ
từ và đến tháng 11 âm lịch thì chấm dứt mùa nƣớc nổi. Tùy theo lƣợng nƣớc ít,
nhiều mà nƣớc ngập cao hay thấp.
Từ xa xƣa, khi lƣu dân ngƣời Việt đến khai khẩn vùng đất mới đã gọi hiện
tƣợng nƣớc dâng lên hằng năm là mùa nƣớc nổi. Cụm từ “mùa nƣớc nổi” đƣợc xem
là phƣơng ngữ Nam Bộ, phản ánh cụ thể một hiện tƣợng nƣớc lên và nƣớc xuống
theo mùa. Cách gọi này cho thấy nhận thức của cƣ dân ĐBSCL về mùa nƣớc nổi là
sự tuần hoàn của các mùa trong một năm theo quy luật tự nhiên.
Có thể khẳng định, tên gọi mùa nƣớc nổi diễn tả ngắn ngọn, đầy đủ và hợp lý
nhất với những đặc trƣng riêng của hiện tƣợng nƣớc dâng cao ở vùng ĐBSCL. Cách

18
gọi này còn diễn tả tính lạc quan, mong muốn khai phá và chinh phục vùng đất mới
của các lớp cƣ dân miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh đó, danh từ này còn thể hiện đƣợc
tính chủ động trong mùa nƣớc nổi của ngƣời dân trong việc khai thác những lợi thế
của mùa nƣớc nổi vào hoạt động phát triển kinh tế – xã hội của địa phƣơng.
Mùa nƣớc nổi có thể gây ảnh hƣởng đến các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội (đƣờng giao thông, trƣờng học, chợ búa…) làm thiệt hại vƣờn cây ăn
trái, cản trở đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân. Tuy nhiên,
mùa nƣớc nổi cũng đem lại nguồn lợi thủy sản phong phú, phù sa bồi đắp cho ruộng
đồng, tăng độ phì nhiêu của đất, tháo chua, rửa phèn, diệt trừ cỏ dại và các mầm
bệnh…
Mùa nƣớc nổi cũng đƣợc xem là mùa ăn nên làm ra của vùng đất “làm chơi
ăn thiệt” này. Với những nỗ lực sáng tạo của mình, ngƣời dân ĐBSCL đã tận dụng
và khai thác những lợi thế của mùa nƣớc nổi để phát triển kinh tế, ổn định cuộc
sống. Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả trong mùa nƣớc nổi đã xuất hiện ở vùng
ĐBSCL.
Mùa nƣớc nổi không chỉ là một hiện tƣợng tự nhiên mà còn đƣợc xem là một
nét văn hóa đặc trƣng của vùng sông nƣớc, có ý nghĩa quan trọng trong việc hình

thành và phát triển của vùng châu thổ sông Cửu Long. Mùa nƣớc nổi luôn gắn liền
với đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân miền Tây. Hiện tƣợng mùa nƣớc
nổi cũng đã trở thành một yếu tố văn hóa, hình thành cách ứng xử với tự nhiên và
tính cách con ngƣời, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Nam Bộ.
1.1.2. Mùa nước nổi ở ĐBSCL
Vùng ngập nƣớc ở vùng ĐBSCL vào mùa nƣớc nổi đƣợc chia thành 4 tiểu
vùng: vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mƣời, vùng Tây sông Hậu và
vùng giữa sông Tiền và sông Hậu. Diện tích ngập nƣớc khoảng 2 triệu ha, chiếm
khoảng 2,5% diện tích lƣu vực sông Mêkong, bao gồm địa bàn 9 tỉnh: An Giang,
Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang,
Vĩnh Long.
Mùa nƣớc nổi ở ĐBSCL thƣờng kéo dài khoảng 6 tháng, bắt đầu từ cuối

19
tháng 6 (chậm hơn mùa mƣa 1 tháng) và kết thúc vào tháng 12 hàng năm (chậm hơn
thời gian kết thúc mùa mƣa 1 tháng và lùi 1 tháng so với thƣợng nguồn). Ngày bắt
đầu mùa nƣớc nổi có thể xem là lúc mực nƣớc chấm dứt những dao động theo thủy
triều. Ngày kết thúc mùa nƣớc nổi là ngày mực nƣớc bắt đầu dao động lại theo thủy
triều.
Điểm khác biệt và đặc trƣng của mùa nƣớc nổi ở ĐBSCL có cƣờng suất lũ và
biên độ nhỏ. Đây là sự tổng hợp của quá trình lũ góp từ trung và thƣợng lƣu sông
Mekong dồn về khá chậm. So với thƣợng lƣu, lũ ở ĐBSCL rất hiền hòa. Mức độ
biến động lũ giữa các năm không lớn. Nguyên nhân chính làm biến động đỉnh lũ là
khả năng điều tiết cắt đỉnh một cách hữu hiệu của Biển Hồ (Campuchia). Vì thế ít
khi có lũ cực lớn tràn vào vùng ĐBSCL. Do địa hình vùng ĐBSCL bằng phẳng nên
mực nƣớc đỉnh lũ tăng thêm vài chục cm là mức độ ngập nƣớc tăng lên đáng kể.
Mùa nƣớc nổi ở ĐBSCL tƣơng đối ổn định và đƣợc điều hòa một cách tự
nhiên, không có hiện tƣợng cƣờng suất lũ dâng cao, nhanh nhƣ lũ ở miền Trung và
miền Bắc. Mùa nƣớc nổi ở đây hoạt động theo chu kỳ, mực nƣớc dâng lên từ từ
theo quy luật, tốc độ chậm, tràn trên diện rộng, không đột ngột, nhanh, mạnh giống

nhƣ lũ ở những vùng miền khác. Chính những đặc điểm riêng biệt này nên mùa
nƣớc nổi ở ĐBSCL không tàn phá, khắc nghiệt, ít gây thiệt hại. Vào mùa nƣớc nổi,
ngƣời dân có thể dự đoán gần chính xác thời điểm nƣớc nhảy khỏi bờ, nƣớc quay,
nƣớc đổ, nƣớc son, nƣớc bạc, nƣớc cao nhất, nƣớc rút…
Việc xác định lũ lớn hay nhỏ vào mùa nƣớc nổi ở ĐBSCL không phụ thuộc
vào cƣờng độ lũ, lƣu lƣợng, tổng lƣợng nƣớc mà yếu tố quan trọng là dựa vào mực
nƣớc. Theo phân cấp của Tổng cục Khí tƣợng Thủy văn, mực nƣớc trên sông Tiền
tại Tân Châu thấp hơn 3,83 m là lũ nhỏ, từ 3,83 m đến 4,83 m là lũ trung bình và
trên 4,83 m là lũ lớn.
Lƣợng nƣớc lớn và mùa nƣớc nổi kéo dài, gây thiệt hại lớn về tính mạng và
tài sản, gây khó khăn trong sinh hoạt của ngƣời dân vùng ngập nƣớc sâu. Mùa nƣớc
nổi đến sớm thì gây thiệt hại cho lúa hè thu, đến muộn làm chậm thời gian xuống
giống lúa đông xuân. Mực nƣớc vƣợt mức trung bình sẽ ảnh hƣởng năng suất của

20
mùa màng (giảm hoặc mất trắng), gây trì trệ sản xuất nông nghiệp. Nƣớc ngập lâu
gây khó khăn trong việc bảo vệ môi sinh, môi trƣờng, gây xói mòn bờ sông, phá
hủy cơ sở hạ tầng. Khi nƣớc ngập quá cao còn làm xáo trộn cuộc sống của ngƣời
dân, gây khó khăn cho việc định cƣ, đi lại, học tập.
Tuy nhiên, mùa nƣớc nổi ở vùng ĐBSCL cũng mang lại những nguồn lợi
vô cùng to lớn cho vùng đất và con ngƣời nơi đây. Mùa nƣớc nổi đem đến vùng
đồng bằng này một lƣợng phù sa khổng lồ (trên 150 triệu tấn/năm), không ngừng
bồi đắp phù sa cho các dải đất ven sông và đồng ruộng, làm cho đồng bằng tiếp tục
mở rộng về phía biển Đông. Chính sự bồi lắng của phù sa đã làm cho ruộng đồng
luôn trù phú, màu mỡ, tiết kiệm nhiều chi phí trong sản xuất, mang đến những vụ
mùa bội thu. Mùa nƣớc nổi còn cải thiện chất lƣợng môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng
đất, điều hòa khí hậu và bổ sung lƣợng nƣớc ngầm. Mùa nƣớc nổi cũng mang lại
nguồn lợi thủy sản tự nhiên đa dạng, phong phú; thuận lợi cho việc nuôi trồng các
loại thủy sản nƣớc ngọt. Bên cạnh tác động tháo chua, rửa phèn, rửa mặn; mùa nƣớc
nổi còn giúp rửa sạch những độc tố, vệ sinh đồng ruộng. Ngoài ra, mùa nƣớc nổi

còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân với các hoạt động đánh bắt cá, hái
rau, tham gia các dịch vụ du lịch.
Hơn 100 năm trƣớc, vào mùa nƣớc nổi, nƣớc đƣợc chảy tràn tự do vào
ĐBSCL. Trong khoảng vài chục năm gần đây, nhằm hạn chế những tác hại cũa lũ
và khai thác những lợi ích của nó, những hệ thống đê bao kiểm soát lũ đã ra đời.
Mùa nƣớc nổi đã bị “can thiệp” bởi hệ thống kênh đào, hệ thống đê bao và mạng
lƣới giao thông đƣờng bộ trong vùng. Tuy nhiên, các hệ thống kênh đào và bờ bao
hiện nay chỉ tác dụng làm chệch hƣớng truyền lũ và biến đổi diễn biến của lũ.
Sự khai thác rừng bừa bãi, sự khai thác quỹ đất quá mức cho nông nghiệp,
sự phát triển nhanh chóng về số lƣợng của các đập thủy điện… đã làm cho dòng lũ
bị biến dạng ít nhiều, phá vỡ quy luật của mùa nƣớc nổi. Những biến đổi của tự
nhiên cùng sự tác động của con ngƣời đã làm cho mùa nƣớc nổi không còn đúng
nghĩa là “mùa nƣớc đẹp”.
Hơn 300 năm qua, những lớp cƣ dân vùng ĐBSCL đã khá quen thuộc với

21
quy luật dòng chảy lũ và họ đã thích nghi tốt với mùa nƣớc nổi. Họ đã sống và ứng
phó hài hòa với thiên nhiên để khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên do mùa
nƣớc nổi đem lại và hạn chế đƣợc những khó khăn do lũ gây ra. Bằng sự sáng tạo
của mình, ngƣời dân nơi đây đã khai thác những lợi thế của mùa nƣớc nổi để xây
dựng những mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Mùa nƣớc nổi không chỉ là một
phần cuộc sống của cƣ dân, mà còn làm tăng thêm sự giàu có, trù phú và trở thành
một nét văn hóa đặc trƣng của vùng ĐBSCL.
1.1.3. Mùa nước nổi ở An Giang
1.1.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội tỉnh An Giang
Vị trí địa lý
An Giang là một tỉnh nằm trong vùng ĐBSCL, đầu nguồn lƣu vực sông Cửu
Long nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và dọc theo hữu ngạn sông Hậu. Tọa độ địa lý
từ 10
0

10’ đến 11
0
37’ vĩ độ Bắc và 104
0
47’ đến 105
0
35’ kinh độ Đông. Phía Đông
Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Tây Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam giáp tỉnh
Kiên Giang, phía Đông Nam giáp tỉnh Cần Thơ và Đồng Tháp. An Giang có đƣờng
biên giới chung với Campuchia gần 100 km.
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.536,67 km
2
, bằng 1,05% diện tích toàn
quốc và bằng 8,7% diện tích toàn vùng ĐBSCL (đứng thứ 4 trong vùng). Tỉnh có 11
đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm thành phố Long Xuyên, 2 thị xã (Châu Đốc,
Tân Châu) và 8 huyện: An Phú, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại
Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên với 120 xã, 20 phƣờng, 16 thị trấn.
Điều kiện tự nhiên
Hai dạng địa hình chính của An Giang là đồng bằng và đồi núi. Đồng bằng
chiếm 87% diện tích và là nơi tập trung 89% dân cƣ toàn tỉnh sinh sống. Đồng bằng
An Giang có độ nghiêng nhỏ theo hai hƣớng chính: hƣớng từ biên giới Việt Nam và
Campuchia đến lộ Cái Sắn và hƣớng từ bờ sông Tiền đến giáp ranh tỉnh Kiên
Giang. Đồng bằng có độ cao khá thấp và tƣơng đối bằng phẳng, chủ yếu đƣợc bồi
đắp từ phù sa của sông Tiền và sông Hậu. Bên cạnh các đồng bằng lớn còn có nhiều
dạng cù lao và lòng chảo nhƣ cù lao Giêng (huyện Chợ Mới), cù lao Năng Gù

22
(huyện Châu Phú), cù lao Ông Hổ (thành phố Long Xuyên), cù lao An Phú (huyện
An Phú)… Đồi núi thấp chiếm 13% diện tích còn lại của tỉnh An Giang, chủ yếu
phân bố ở các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn. Đây là nét nổi bật của tỉnh An Giang so

với các tỉnh ở khu vực ĐBSCL.
An Giang nằm ở vĩ độ thấp, có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện tính
cận xích đạo. Khí hậu tƣơng đối ôn hòa, nắng nhiều, mƣa trung bình, thời tiết ít thất
thƣờng, một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mƣa kéo dài từ khoảng tháng 5 đến tháng
10 và mùa khô kéo dài từ khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Chịu ảnh hƣởng
của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc, do nằm sâu trong đất liền nên An
Giang ít bị ảnh hƣởng của gió bão.
Hệ thống sông ngòi, kênh rạch ở An Giang chằng chịt với mật độ sông ngòi
thuộc loại cao nhất trong các tỉnh của ĐBSCL (0,72 km/km
2
). Sông ngòi của tỉnh
An Giang chủ yếu là sông ngắn, hẹp chảy luồn lách vào sâu trong hệ thống đồng
bằng. Vì thế đảm bảo đƣợc lƣợng nƣớc tƣới tiêu vào mùa canh tác cũng nhƣ góp
phần mang lƣợng phù sa chia đều rải rác rộng khắp hệ thống đồng bằng.
An Giang còn có nguồn tài nguyên thực vật và động vật phong phú và đa
dạng. Nguồn tài nguyên, sản vật phong phú, dồi dào tạo nguồn cung có quy mô lớn
cho hoạt động thƣơng mại, đặc biệt là xuất khẩu. Với sản lƣợng lúa hàng năm
khoảng 3,6 triệu tấn, xuất khẩu trên 500 nghìn tấn; sản lƣợng thủy sản hơn 315
nghìn tấn, xuất khẩu 150 nghìn tấn. Đây là một trong các địa phƣơng đứng đầu cả
nƣớc về sản xuất, xuất khẩu lúa gạo và thủy sản.
Điều kiện kinh tế – xã hội
Điều kiện kinh tế
Dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi, An Giang vừa có một nền
kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh vừa có một mùa nƣớc nổi đặc trƣng của vùng
ĐBSCL nên hàng năm đều có sản lƣợng lúa và thủy sản nƣớc ngọt cao nhất nƣớc.
Cùng với sự lớn mạnh của đất nƣớc, nền kinh tế An Giang luôn đạt tốc độ
phát triển cao và bền vững trong suốt hai thập niên vừa qua. Năm 2013, tăng trƣởng
kinh tế đạt 8,3%. GDP bình quân đầu ngƣời đạt gần 32 triệu đồng, tăng gần 2,7

23

triệu đồng so với năm 2012. Thu ngân sách địa bàn đạt gần 5.510 tỷ đồng, giá trị
xuất khẩu của tỉnh đạt 960 triệu USD.
Điều kiện xã hội
An Giang là tỉnh có dân số đứng đầu ở ĐBSCL và ở vị trí thứ 6 của cả nƣớc
với số dân đạt khoảng 2.151.000 ngƣời (năm 2011). Mật độ dân số bình quân của
tỉnh năm 2010 là 608 ngƣời/km
2
thuộc loại cao trong vùng ĐBSCL và so với mức
trung bình của cả nƣớc.
Dân cƣ ở An Giang phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành thị và
vùng ven sông Tiền, sông Hậu, còn vùng đồi núi phía Tây và Tây Nam dân cƣ thƣa
thớt hơn. Toàn tỉnh có khoảng 29 dân tộc anh em sinh sống, trong đó Kinh, Hoa,
Chăm, Khmer là 4 dân tộc có số dân đông nhất trong tỉnh. Các dân tộc trong tỉnh
chủ yếu theo các tôn giáo: Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, đạo Cao Đài, Công giáo,
Tứ Ân Hiếu Nghĩa… Mặc dù mỗi dân tộc có ngôn ngữ riêng, văn hóa riêng nhƣng
các dân tộc đều sinh sống gần gũi và gắn bó mật thiết với nhau.
1.1.3.2. Đặc trưng của mùa nước nổi An Giang
An Giang là tỉnh đón nhận nƣớc từ thƣợng nguồn sông Mekong đổ về đầu
tiên so với các tỉnh khác ở ĐBSCL, là nơi bị ảnh hƣởng đầu tiên khi con nƣớc lên.
Thời gian mùa nƣớc nổi lên và xuống ở An Giang dài. Mùa nƣớc nổi ở An Giang
thƣờng bắt đầu từ cuối tháng 6 đến tháng 12 âm lịch. Những năm lũ lớn, thời gian
lũ lên từ 3 – 4 tháng và lũ xuống gần 4 tháng.
Mực nƣớc cao nhất ở An Giang cứ 10 năm thì có 9 năm xuất hiện vào cuối
tháng 9 và nửa đầu tháng 10. Mực nƣớc cao nhất xuất hiện càng muộn thì về sau
càng làm cho sự ngập cao hơn (đỉnh triều trong tháng 8, 9, 10), thông thƣờng tháng
trƣớc thấp hơn tháng sau từ 10 – 15 cm. Vào khoảng cuối tháng 10, mực nƣớc bắt
đầu rút chậm và kết thúc vào tháng 12.
Vào mùa nƣớc nổi, phần lớn diện tích tỉnh An Giang đều bị ngập nƣớc (trừ
hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên ít bị ảnh hƣởng), các cù lao ven hai sông Tiền và
sông Hậu (huyện Tân Châu, huyện Chợ Mới, huyện Phú Tân, huyện An Phú) là nơi


24
chịu ảnh hƣởng nhiều nhất. Trong đó, huyện Tân Châu là nơi ngập sâu nhất và là
địa điểm để đánh giá mực nƣớc trong năm.
Trong những năm gần đây, mùa nƣớc nổi ở An Giang luôn xuất hiện với
mực nƣớc lên không quá cao, diễn biến ít phức tạp. Với đặc tính hiền hòa của mùa
nƣớc nổi, ngƣời dân An Giang đã tận dụng những lợi thế của nó để phát triển kinh
tế từ lĩnh vực nông nghiệp đến lĩnh vực du lịch. Công thức nằm lòng của ngƣời dân
đầu nguồn mùa nƣớc nổi là một mùa nƣớc lớn sẽ trúng lớn đến hai mùa (mùa cá và
mùa lúa vụ đông xuân với năng suất khoảng hơn 50 tấn/ha).
Khi mực nƣớc lũ ở Tân Châu đƣợc 2,5 m, tƣơng ứng với thời gian khoảng
tháng 7 đến tháng 8 hàng năm, mùa nƣớc nổi sẽ mang theo rất nhiều trứng và cá con
từ các cánh đồng thƣợng nguồn vào An Giang, làm phong phú thêm nguồn lợi thủy
sản của tỉnh nhà. Bên cạnh đó, diện tích mặt nƣớc đƣợc tận dụng nuôi trồng các loại
cây thủy sinh đặc trƣng của mùa nƣớc nổi.
Mùa nƣớc nổi còn mang lại một lƣợng phù sa rất lớn, cung cấp chất dinh
dƣỡng, làm tăng độ phì nhiêu của đất… Những vùng đất đƣợc phù sa bồi đắp trong
mùa nƣớc nổi là những vùng nông nghiệp chính của An Giang. Những vùng cù lao
ven hai sông Tiền và sông Hậu là những vùng nông nghiệp đã đem lại giá trị kinh tế
lớn. Mùa nƣớc nổi đã đem lại cho An Giang một tiềm năng phát triển nông nghiệp
rất lớn so với các địa phƣơng khác trong khu vực ĐBSCL. Phù sa của mùa nƣớc nổi
cũng đã góp phần đƣa An Giang trở thành tỉnh đứng đầu về sản lƣợng lúa của cả
nƣớc.
Nhằm phát huy tối đa lợi thế của mùa nƣớc nổi, đề án 31 của Ban Cán sự
Đảng – UBND tỉnh An Giang đã ra đời vào năm 2002 với mục tiêu tận dụng lợi thế
mùa nƣớc nổi, phát triển nhanh các mô hình sản xuất, các loại hình dịch vụ có hiệu
quả để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân An Giang. Tính thiết
thực của đề án đã đem lại nhiều lợi ích cho ngƣời dân, góp phần tăng thu nhập và
xóa đói giảm nghèo. Đề án cũng đã đánh dấu một bƣớc ngoặc lớn về tƣ duy sống
chung với lũ, giải quyết việc làm cho gần 100 ngàn lao động, tạo thêm thu nhập 520

tỷ đồng (chiếm 15,5% so với 2 vụ sản xuất chính trong năm 2002).

25
Mùa nƣớc nổi cũng là tài nguyên du lịch rất đặc sắc của An Giang. Đây cũng
đƣợc xem là một thế mạnh của ngành du lịch tỉnh An Giang so với các tỉnh, thành ở
vùng ĐBSCL. Mùa nƣớc nổi An Giang cũng đã đƣợc khai thác để phát triển loại
hình du lịch mùa nƣớc nổi và thu hút đông đảo du khách.
Mùa nƣớc nổi cũng gây ra một số khó khăn cho đời sống và sinh hoạt ngƣời
dân An Giang. Thế nhƣng, nguồn lợi do mùa nƣớc nổi mang về rất đa dạng và
phong phú, đã góp phần làm xứ “trên cơm dƣới cá” trở nên trù phú, sung túc hơn.
Mùa nƣớc nổi cũng đã góp phần tạo nên một bản sắc riêng về diện mạo kinh tế, văn
hóa của vùng đất An Giang.
1.1.3.3. Đời sống sinh hoạt của người dân An Giang trong mùa nước nổi
Mùa nƣớc nổi là mùa mƣu sinh của đa số ngƣời dân sống ở vùng nông thôn
tỉnh An Giang. Thêm vào đó, mùa nƣớc nổi cũng thể hiện đặc trƣng văn hóa trong
nhiều mặt của cộng đồng địa phƣơng, trở thành một ký ức sâu đậm của những
ngƣời con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này.
Về cƣ trú
Ngƣời dân An Giang luôn tìm cách sống chung, hài hòa với thiên nhiên. Nơi
cƣ trú luôn gắn liền với sông nƣớc. Họ thƣờng sinh sống dọc theo các bờ sông, kênh
mƣơng. Quan niệm cƣ trú của họ là “nhất cận giang, nhì cận thƣơng”. Phần lớn
ngƣời dân sống trong các ngôi nhà sàn. Chiều cao của nhà phụ thuộc vào khu vực
ngập nƣớc sâu hay cạn mà cao hay thấp. Khi nƣớc rút hết thì dƣới sàn cũng là nơi
sinh hoạt của gia đình; để nông, ngƣ cụ hoặc chăn nuôi gia súc.
Trong mùa nƣớc nổi, một bộ phận cƣ dân lấy ghe xuồng làm nhà, mọi sinh
hoạt và ăn uống đều diễn trên đồng nƣớc nổi. Những “ngôi nhà ghe” rất thuận tiện
cho việc khai thác nguồn lợi từ mùa nƣớc nổi và cuộc sống thƣơng hồ. Những ngôi
nhà sàn hay “ngôi nhà ghe” thể hiện sự thích ứng cao và ứng xử hài hòa với tự
nhiên của ngƣời dân An Giang.
Về phƣơng tiện vận chuyển

Đến với mùa nƣớc nổi ở An Giang, du khách sẽ có ấn tƣợng sâu sắc về một
vùng nƣớc trắng đồng. Các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân vào mùa

×