Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tìm hiểu quy trình nhập khẩu thuốc samjincefocent của công ty dược trung ương mediplantex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.16 KB, 24 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex là một công ty đã có truyền
thống lâu năm trong việc cung cấp các loại dược phẩm chăm sóc sức khỏe cho
người dân. Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nhập khẩu thuốc
vẫn giữ vai trò chủ đạo, đưa về cho công ty lợi nhuận cao so với tự sản xuất hay
xuất khẩu. Trong hoàn cảnh trình độ sản xuất thuốc và thiết bị y tế trong nước còn
non yếu, Công ty đã góp một phần vào việc điều trị và chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân.
Trong đợt thực tập giữa kỳ vừa qua, em đã có cơ hội được tìm hiểu kỹ hơn về
hoạt động nhập khẩu cũng như quy trình nhập khẩu thuốc tại Phòng Kế hoạch sản
xuất – Nhập khẩu của Công ty. Được sự chỉ dẫn của cô giáo hướng dẫn, cùng sự
giúp đỡ của các anh, các chị trong phòng, em đã chọn viết báo cáo về đề tài:
“Tìm hiểu quy trình nhập khẩu thuốc Samjincefocent của Công ty Dược Trung
ương Mediplantex”. Samjincefocent là loại thuốc kháng sinh tiêm nhập khẩu từ
Hàn Quốc với khối lượng và kim ngạch lớn, do các công ty trong nước chưa có khả
năng sản xuất phục vụ nhu cầu người dân.
Nội dung bản báo cáo này gồm 2 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Dược Trung ương
Mediplantex, bao gồm lịch sử hình thành và phát triển; bộ máy nhân sự và hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty (trong đó tập trung tìm hiểu hoạt động nhập
khẩu).
Chương 2: Quy trình nhập khẩu thuốc Samjincefocent tại Công ty, bao gồm
giới thiệu chung về hoạt động nhập khẩu mặt hàng này; sau đó đi vào tìm hiểu cụ
thể quy trình nhập; cuối cùng sẽ là một số ý kiến và nhận xét cá nhân.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn thực tập, cô
Phan Thị Thu Hiền, cùng các anh chị trong Phòng Kế hoạch sản xuất – Nhập khẩu
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em không chỉ hoàn thành bản báo cáo này, mà còn
nâng cao hiểu biết của mình về một hoạt động nhập khẩu đặc thù. Do kiến thức còn
chưa sâu, nếu có gì sai sót em rất mong nhận được thêm mọi góp ý và chỉ dẫn cho
bản báo cáo này được hoàn thiện!
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ


CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex có một bề dày lịch sử hình
thành và phát triển, qua nhiều lần đổi tên và hình thức hoạt động, mở rộng dần
phạm vi và ngành nghề kinh doanh.
Năm 1958, Công ty Thuốc nam thuốc bắc Trung ương được thành lập, trực
thuộc Bộ Ngoại thương, là đơn vị kinh doanh buôn bán các mặt hàng thuốc nam,
thuốc bắc, cao đơn hoàn tán, giống cây trồng, dược liệu, nhằm phục vụ cho công
tác phòng và chống bệnh, sản xuất, xuất khẩu của nhà nước.
Từ năm 1968 đến năm 1971, công ty đổi tên thành Cục Dược liệu, trực thuộc
Bộ y tế.
Từ năm 1971 đến năm 1985, công ty mang tên Công ty dược liệu cấp 1, thuộc
Bộ Y tế.
Đến năm 1985, công ty đổi tên thành Công ty Dược liệu Trung ương 1, tên
giao dịch quốc tế là Central Medicant Company No 1, thuộc liên hiệp các xí nghiệp
Dược Việt Nam (Hiện nay là Tổng công ty Dược Việt Nam)
Ngày 9/12/1993, Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định số 95 (QĐ 95/BYT) về việc
bổ sung ngành nghề kinh doanh chủ yếu cho Công ty Dược liệu Trung ương 1, đó
là: kinh doanh thành phẩm, thuốc tân dược, dụng cụ y tế thông thường, bao bì,
hương liệu, mỹ liệu để hỗ trợ cho việc phát triển dược liệu.
Theo quyết định số 4410/QĐ BYT ngày 7/12/2004 của Bộ Y tế, công ty được
cổ phần hóa với tên gọi Công ty cổ phần Dược Trung ương MEDIPLANTEX, tên
giao dịch quốc tế là Mediplantex National Pharmaceutical Joint Stock Company
viết tắt MEDIPLANTEX, trực thuộc Tổng Công ty Dược Việt Nam, với số vốn
điều lệ là 17 tỷ đồng do góp vốn của Tổng Công ty Dược và 663 cổ đông.
Qua mấy chục năm xây dựng và phát triển, kinh doanh sản xuất phục vụ nhu
cầu bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, sản phẩm của Công ty đã được người tiêu dùng
trong nước và quốc tế tin cậy và đánh giá cao. Với những thành tích đã đạt được,
Công ty cổ phần Dược TW Mediplantex đã được Nhà nước và chính phủ tặng
thưởng:

- Huân chương Lao động hạng Ba - Năm 1980
- Huân chương Lao động hạng Hai - Năm 1985
- Huân chương Lao động hạng Hai - Năm 2001
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ - Năm 2001
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ - Năm 2003
- Giải thưởng Hồ Chí Minh - Năm 2003
- Chứng nhận Thương hiệu uy tín - Năm 2004
- Chứng nhận Thương hiệu mạnh - Năm 2004
- Nhiều bằng khen của Bộ Y tế, Tổng công ty Dược Việt Nam, UBND TP Hà
nội về thành tích sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu.
- Nhiều cúp vàng, huy chương và bằng khen về chất lượng sản phẩm tại hội
chợ trong nước và Quốc tế.
Nguồn:
2. Bộ máy nhân sự của Công ty
Nhân sự Công ty hiện nay có trên 400 cán bộ công nhân viên, trong đó trên
140 cán bộ có trình độ Đại học và sau Đại học, còn lại là cán bộ trung cấp, kỹ thuật
viên, công nhân có tay nghề cao.
Bảng 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Dược Trung ương Mediplantex:
BAN GIÁM SÁT
ĐẠI HỘI
CỔ ĐÔNG
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
Phòng Tổ chức – Hành chính
Phòng Kế toán tài vụ
Phòng Xuất khẩu
Phòng Nghiên cứu và phát triển
Phòng Đảm bảo chất lượng

Xưởng số 1
Xưởng hóa dược Mỹ Đình
Xí nghiệp Dược phẩm Mê Linh
Phòng Thị trường – Marketing
Phòng Kế hoạch sản xuất –
Nhập khẩu
Phòng Kinh doanh dược liệu
Hệ thống chi nhánh
Phòng kho vận
TỔNG
GIÁM ĐỐC
3. Hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty
3.1. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh
Công ty Dược Trung ương Mediplantex sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu
các mặt hàng tân dược, đông dược, dược liệu, dụng cụ y tế, mỹ phẩm, bao bì, sản
phẩm dinh dưỡng và các mặt hàng khác.
3.2. Tình hình hoạt động của Công ty
a) Kết quả hoạt động chung
Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty liên
tục phát triển.
Kinh doanh trong nước hàng năm đạt doanh số khoảng 500 tỉ đồng, thu nộp
thuế vào ngân sách Nhà nước mỗi năm khoảng 15 tỉ đồng. Công ty đã thiết lập
được quan hệ thương mại và hợp tác với các công ty của hơn 26 quốc gia ở khắp
các châu lục. Kim ngạch nhập khẩu của Công ty trong những năm gần đây đều đạt
khoảng 10 triệu USD mỗi năm trên 6 thị trường trọng điểm: Pháp, Úc, Đức, Ấn Độ,
Nhật, Hàn Quốc. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm sang các nước Nga, Irắc, Lào,
Campuchia và một số nước châu Phi khoảng 6 triệu USD. Ngoài mạng lưới phân
phối rộng khắp trên cả nước nhanh chóng và hiệu quả, Công ty còn có các chi
nhánh ở nước ngoài.
Về hoạt động sản xuất, dựa vào thế mạnh những sản phẩm đã gây được uy tín

trên thị trường, Công ty vừa duy trì và tiếp tục nghiên cứu những sản phẩm mới, đi
sâu vào chất lượng, mẫu mã và thị hiếu người tiêu dùng. Danh mục thuốc của Công
ty dần được mở rộng. Tuy nhiên, Công ty vẫn sản xuất chủ yếu là thuốc không kê
đơn, thuốc generic nên khả năng cạnh tranh trên thị trường chưa cao. Chi phí R&D
chỉ chiếm 1,06 – 1,35% tổng chi phí sản xuất là quá thấp để sản xuất những sản
phẩm mang chiến lược lâu dài.
Dưới đây là bảng phân tích SWOT những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức của Công ty, cùng với những chiến lược Công ty đưa ra:
O - Cơ hội
- Chiến lược phát
triển ngành tạo ra hành
lang pháp lý cho ngành
dược phát triển
- Sự phát triển của
CNTT, mở rộng giao lưu
thương mại quốc tế giúp
công ty tìm kiếm đối tác.
- Nhu cầu thuốc
OTC, thuốc chuyên khoa
lớn
- Thị trường trong
nước còn nhiều tiềm năng
chưa khai thác đặc biệt là
vùng sâu, vùng xa.
T - Thách thức
- Thị trường cạnh
tranh
- Khó khăn trong
việc xin giấy phép nhập
khẩu

- Hội nhập kinh tế
quốc tế, tăng cạnh tranh
- Sự biến động tỉ giá
đồng EURO và USD theo
chiều hướng tăng lên gây
khó khăn cho hoạt động
nhập khẩu thuốc
S - Điểm mạnh
- Ban lãnh đạo năng
động, có kinh nghiệm thị
trường, có mối quan hệ
tốt với bạn hàng
- Nguồn nhân lực có
trình độ
- Có hệ thống phân
phối rộng khắp cả nước,
ngoài ra còn có các chi
nhánh ở nước ngoài.
- Các sản phẩm có
nguồn gốc dược liệu có
uy tín trên thị trường
trong nước và nước ngoài
Các chiến lược SO
- Mở rộng khai thác
các thị trường tiềm năng
- Mở rộng thị trường
ra nước ngoài đặc biệt là
nhóm nguyên liệu điều trị
sốt rét, tinh dầu các loại
Các chiến lược ST

- Đầu tư xây dựng
thương hiệu cho riêng
mình và cho sản phẩm
- Đầu tư liên doanh
liên kết tạo ra các sản
phẩm có chất lượng, có
thương hiệu
W - Điểm yếu
- Vốn chủ sở hữu ít,
hàng tồn kho nhiều
- Khả năng cạnh
tranh của sản phẩm công
ty trên thị trường còn thấp
- Khó khăn về nhân
lực và kinh phí cho hoạt
động nghiên cứu và phát
triển
- Chưa có chiến lược
kinh doanh dài hạn
Các chiến lược SO
- Công ty có chiến
lược trong liên doanh, liên
kết, tiêu thụ hàng hóa,
xuất khẩu ra nước ngoài
- Huy động nguồn
vốn của các thành viên
trong công ty và các nhà
cung cấp
- Sắp xếp lại nhân sự,
mở rộng thị trường mới

Các chiến lược WT
- Xây dựng chiến
lược kinh doanh tập trung
vào các sản phẩm mang
nhiều lợi nhuận
- Phát triển nguồn
nhân lực, nâng cao trình
độ cán bộ nghiên cứu thị
trường, cán bộ nhập khẩu
- Tăng chi phí cho
nghiên cứu
Bảng 2. Ma trận SWOT của Công ty Mediplantex
b) Hoạt động nhập khẩu
- Thị trường nhập khẩu
Nguồn hàng nhập khẩu của Công ty khá đa dạng và phong phú. Công ty nhập
khẩu thuốc chủ yếu từ các nước Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Canada, Châu Phi,
Pháp và một số nước khác, trong đó chiếm tỉ trọng lớn nhất là từ Hàn Quốc và Ấn
Độ. Các đối tác Ấn Độ và Trung Quốc chủ yếu cung cấp nhóm hàng nguyên liệu
làm thuốc, trong khi thuốc thành phẩm chủ yếu được nhập từ Hàn Quốc, Canada,
Pháp. Chiếm tỉ trọng cung ứng thuốc thành phẩm nhiều nhất cho Công ty là các đối
tác Hàn Quốc. Ngoài ra công ty còn nhập thuốc và nguyên liệu từ các nước
Singapo, Đức, Tây Ban Nha, Đài Loan, Ý, Ba Lan, Áo, Bồ Đào Nha Bên cạnh
các hãng dược phẩm lớn, có uy tín từ lâu đã thâm nhập thị trường Việt Nam như
Rhodia của Pháp, Tenamyd của Canada , Công ty còn nhập một lượng hàng lớn
của các hãng dược phẩm Châu Á như Union, Samjin, Sinil, Yuhan của Hàn Quốc;
Amali, C-Pharma của Hồng Kông; Clarin Lifeciencee của Ấn Độ với chất lượng
đảm bảo và giá cả phù hợp hơn với khả năng kinh tế của nguời dân Việt Nam.
Bảng 3. Các thị trường nhập khẩu chính của Công ty:
Thị trường Giá trị (USD) Tỷ lệ (%)
Hàn Quốc 4.421.374 29,0

Ấn Độ 4.369.449 28,7
Trung Quốc 2.308.356 15,1
Canada 2.191.313 14,4
Các nước Châu Phi 420.650 2,8
Pháp 387.883 2,5
Các nước khác 1.137.936 7,5
Tổng giá trị nhập khẩu 15.236.970 100,0
Nguồn: Số liệu lưu trữ - Phòng Thị trường – Marketing
- Giá trị nhập khẩu trong cơ cấu nguồn mua của công ty: Hàng nhập khẩu
chiếm đến hơn một nửa trong tổng doanh số mua và tự sản xuất của công ty.
Bảng 4. Cơ cấu nguồn mua của Công ty Mediplantex năm 2006
Nguồn mua Trị giá (triệu đồng) Tỷ lệ (%)
Nhập khẩu 240.786,3 57,9
Mua trong nước 128.208,2 30,8
Tự sản xuất 46.810,1 11,3
Tổng giá trị 415.804,6 100
Nguồn: Số liệu lưu trữ - Phòng Thị trường – Marketing
- Cơ cấu hàng nhập khẩu của công ty: Thuốc tân dược nhập khẩu chiếm tỷ
trọng lớn nhất, trong khi hàng dược liệu cao đơn nhập khẩu chiếm tỷ trọng rất nhỏ;
100% thiết bị y tế là ngoại nhập.
Bảng 5. Giá trị mua vào năm 2006 phân theo nhóm hàng của công ty Mediplantex:
Nguồn: Số liệu lưu trữ - Phòng Thị trường – Marketing đơn vị: triệu đồng
Trị giá mua vào Nhập khẩu Mua trong nước Tự sản xuất Tổng giá trị (*)
Dược liệu cao đơn 2.119,3 11.820,8 16.530 30.470,1 7,3
Tỷ trọng (%) 0,9 9,2 35,3
Thuốc tân dược 172.643,8 116.387,4 30.280,1 319.311,3 76,8
Tỷ trọng (%) 71,7 90,8 64,7
Thiết bị vật tư y tế 66.023,2 0 0 66.023,2 15,9
Tỷ trọng (%) 27,4 0 0
Tổng cộng 240.786,3 128.208,2 46.810,1 415.804,6 100

Tỷ trọng (%) 100,0 100,0 100,0
Ghi chú: (*): tỷ trọng từng nhóm hàng trên tổng giá trị mua
- Cơ cấu thuốc nhập khẩu
Trong năm vừa qua công ty nhập khẩu tổng cộng 153 mặt hàng, gồm nhiều
nhóm thuốc có tác dụng điều trị khác nhau, trong đó chủ yếu là các loại thuốc
kháng sinh, tiếp đến là nhóm thuốc tiêu hóa, dịch truyền và tim mạch – thần kinh
Số lượng loại thuốc và giá trị thuốc thành phẩm nhập khẩu phân theo nhóm tác
dụng của công ty:
Bảng 6. Cơ cấu thành phẩm nhập khẩu phân theo tác dụng dược lý
Nhóm thuốc thành phẩm
Số lượng
loại thuốc
Tỷ lệ (%) Giá trị (USD) Tỷ lệ (%)
Kháng sinh 48 31,4 2.710.673 24,8
Tiêu hóa 28 18,3 1.684.594 15,4
Tim mạch – Thần kinh 18 11,8 900.653 8,2
Chống viêm – Giảm đau 10 6,5 486.184 4,4
Vitamin, thuốc bổ 8 5,2 334.564 3,1
Dịch truyền 8 5,2 1.397.313 12,8
Thuốc khác 33 21,6 3.412.835 31,2
Tổng cộng 153 100,0 10.926.816 100,0
Nguồn: Số liệu lưu trữ - Phòng Thị trường – Marketing
- Doanh thu hàng nhập khẩu: Hàng nhập khẩu về được công ty phân phối khắp
các tỉnh thành trong nước qua mạng lưới chi nhánh, doanh thu từ bán hàng nhập
khẩu chiếm đến hơn một nửa tổng doanh thu của công ty. Ta có thể thấy rõ hơn qua
bảng cơ cấu doanh thu của Mediplantex trong năm vừa qua:
Bảng 7. Cơ cấu doanh thu của công ty Mediplantex năm 2006
Thị trường phân phối Trị giá (triệu đồng) Tỷ lệ (%)
Xuất khẩu 34.895,7 7,5
Nội địa 431.680,6 92,5

- DT bán hàng nhập khẩu 260.335,9 55,8
- DT từ hàng mua trong nước và tự sản xuất 171.344,7 36,7
Tổng giá trị bán 466.576,3 100,0
Nguồn: Số liệu lưu trữ - Phòng Kế toán tài vụ
Năm vừa qua công ty nhập khẩu tổng trị giá 15.236.970 USD trong khi trị giá
xuất khẩu dược phẩm và dược liệu đạt 2.205.374 USD. Cũng như các công ty dược
phẩm khác ở nước ta, Mediplantex có trị giá nhập khẩu gấp nhiều lần trị giá xuất
khẩu; nhìn chung hoạt động xuất khẩu chiếm tỷ trọng rất lớn trong hoạt động kinh
doanh buôn bán.
Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cho thấy, cũng như các
công ty Dược khác ở Việt Nam, Mediplantex chưa thực sự chú trọng sản xuất mà
chủ yếu là nhập khẩu thành phẩm và kinh doanh hàng nhập khẩu thu lợi nhuận.
Tuy nhiên điều này cũng dễ hiểu bởi tính hạn chế về năng lực sản xuất cũng như
năng lực cạnh tranh của thuốc sản xuất trong nước dẫn đến việc thuốc ngoại vẫn
chiếm ưu thế trên thị trường, công ty không thể không tận dụng phần thị trường này
để kinh doanh thu lợi nhuận, từ đó tăng nguồn vốn đầu tư cho tái sản xuất kinh
doanh.
Chương 2: QUY TRÌNH NHẬP KHẨU
MẶT HÀNG THUỐC SAMJINCEFOCENT
1. Hoạt động nhập khẩu thuốc Samjincefocent
- Mặt hàng: Thuốc kháng sinh tiêm Cefocent của nhà sản xuất
Samjin Pharm Co., Ltd., Hàn Quốc, 1g/lọ, 10 lọ/hộp.
- Mục đích nhập khẩu: đáp ứng nhu cầu trong nước
- Đối tác nhập khẩu: Kolon International Corporation
- Thời gian nhập khẩu: Bắt đầu từ tháng 1/2004 - nay
- Tổng khối lượng nhập khẩu: 30.000 – 40.000 hộp/ năm
Mỗi đợt nhập từ 5.000 – 6000 hộp
- Thay đổi giá: trong quá trình nhập, đơn giá CIF của sản phẩm đã tăng
từ 8,5 USD – 9,5 USD/hộp
Nguồn: Số liệu lưu trữ Phòng Kế hoạch sản xuất – Nhập khẩu

2. Quy trình nhập khẩu
2.1. Chuẩn bị ký kết hợp đồng
a) Lên kế hoạch, chuẩn bị:
- Phòng Thị trường xác định nhu cầu đối với mặt hàng, đưa ra đề nghị đặt
hàng, Ban Giám đốc yêu cầu nhập khẩu (theo mẫu), phòng Kế hoạch Sản xuất –
Nhập khẩu đưa đề nghị nhập khẩu (theo mẫu)
Cụ thể đối với thuốc kháng sinh tiêm Samjincefocent, ngày 03/04/07 Phòng
Thị trường đề nghị đặt 5000 hộp (mỗi hộp 10 lọ) để đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Phòng nhập khẩu đàm phán đặt hàng với đối tác. Có các hình thức đàm
phán: bằng thư tín, qua điện thoại hay trực tiếp. Nhìn chung, do mặt hàng thuốc
Samjincefocent đã được hai bên Mediplantex và Kolon International Corp. mua
bán trao đổi lâu năm, nên bước này chỉ cần thực hiện qua email hay điện thoại.
- Phòng nhập khẩu đánh giá nội dung hợp đồng fax: các điều kiện hạn dùng,
đóng gói, điều kiện thanh toán, thời gian giao hàng, thuế nhập khẩu, số visa Sau
đó báo giá, quy cách phẩm chất, thời hạn giao hàng cho phòng Thị trường, lưu trả
lời, lấy ý kiến và xin phê duyệt của Ban Giám đốc.
b) Xin giấy phép nhập khẩu
Trước khi nhập khẩu Công ty phải tiến hành xin giấy phép theo mã số đã đăng
ký. Để xin giấy phép phải lập đơn hàng nhập khẩu.
- Đối với các mặt hàng tân dược, dụng cụ y tế và mỹ phẩm: có hai loại - loại
có visa và loại không có visa
+ Loại không có visa: Công ty phải thông qua Tổng công ty Dược Việt Nam
để xin quota nhập khẩu của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế, sau đó mới nhập đơn
hàng nhập khẩu. Với những loại thuốc không có visa thì quá trình xin giấy phép rất
phức tạp và phải thông qua thẩm định của Bộ Y tế, Công ty phải đảm bảo thuốc
nhập khẩu có chất lượng và an toàn.
+ Loại có visa: Công ty có thể lập đơn hàng nhập khẩu trước hoặc sau khi ký
hợp đồng. Quy trình xin giấy phép nhập khẩu những loại thuốc này đơn giản hơn
rất nhiều.
- Đối với các mặt hàng là nguyên liệu sản xuất

+ Loại không có visa: nhất thiết phải xin và lập đơn hàng nhập khẩu sau khi
ký hợp đồng.
+ Loại có visa: không phải xin đơn hàng vì Cục quản lý Dược đã gửi số đang
ký lên Hải quan quản lý.
Cụ thể với mặt hàng thuốc Samjincefocent, là mặt hàng thuốc tân dược có
visa, công ty nộp đơn hàng nhập khẩu xin Cục Quản lý Dược Việt Nam xác nhận
số đăng ký phù hợp, với các nội dung như sau: tên thuốc (Samjincefocent), hàm
lượng (1g), dạng bào chế (injection), quy cách đóng gói (hộp 10 lọ), mã số đăng ký
(VN-7912-03), Tên công ty đăng ký – nước (Kolon International Corp., Korea), tên
công ty sản xuất – nước (Samjin Pharm Co., Ltd., Korea), tên công ty phân phối –
nước (Kolon International Corp., Korea), thời hạn hiệu lực của số đăng ký
(25/12/2008).
c) Ký kết hợp đồng
Khi hai bên đã đi đến nhất trí, hợp đồng được ký kết. Trong trường hợp này,
hợp đồng được ký kết qua fax. Do đã có quá trình giao dịch lâu dài, nên hầu hết các
điều khoản của hợp đồng đều giữ nguyên theo mẫu các hợp đồng trước đó. Những
nội dung chính của hợp đồng cụ thể số KLHN – Mediplantex/06-02 kí kết ngày
24/04/07 như sau:
Tên giao dịch, địa chỉ, số tài khoản, đại diện hai bên.
Bên mua: National Medical Plant Company No.1 (Mediplantex)
385 Giai Phong road, Hanoi – Vietnam
Account No.362.111.370068 – Vietcombank
Account No.710A00252 – Incombank Dong Da
Represented by Mr. Tran Binh Duyen, Director or Mrs Doan Hong
Thuy, Vice Director
Bên bán: Kolon International Corp.
Kolon Tower, Annex 1-22, Byeolyang – Dong Kwacheon City;
Kyonggi – Do 427-040, Korea
Account No.052.30.000112 at Korea First Bank - Seoul
Represented by Mr. Moon Soo Song, President.

Điều khoản 1: Mặt hàng, quy cách, phẩm chất, đơn giá & giá trị
- Mặt hàng: Samjincefocent (Cefotaxine sodium 1g/lọ - thuốc tiêm 10 lọ/hộp)
Nhà sản xuất: Samjin Pharm. Co., Ltd, Hàn Quốc
- Số lượng: 5,000 hộp ± 5%
- Đơn giá (CIF Cảng Hải Phòng): 9,5 USD/hộp
- Giá trị: khoảng 47.500 USD
Điều khoản 2: Xếp hàng và Giao hàng
- Thời gian xếp hàng: trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận L/C
- Cảng đến: Cảng Hải Phòng
- Cảng đi: Cảng chính của Hàn Quốc
- Xếp hàng từng phần hay chuyển tàu: không được phép
Điều khoản 3: Thanh toán
- Thanh toán hoàn toàn giá trị hợp đồng bằng L/C không hủy ngang
Bên thụ hưởng L/C: Kolon International Corp.
Ngân hàng thông báo: Korean Exchange bank
Ngân hàng phát hành: Vietincombank, chi nhánh Đống Đa hay Vietcombank
Thời gian mở L/C: trong vòng 15 ngày (làm việc) sau khi ký hợp đồng
- Các chứng từ yêu cầu:
Bộ vận đơn đường biển sạch (Clean on board Ocean Bill of lading) có dấu
Cước đã trả (Freight Prepaid) theo lệnh của ngân hàng phát hành L/C: bản gốc
Hóa đơn thương mại đã ký (Signed Commercial Invoice)
Bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) do Phòng Thương
mại và Công nghiệp Hàn Quốc phát hành
Bản gốc giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of Analysis)
Phiếu đóng gói (Packing List): 3 bản
Đơn bảo hiểm (Insurance Policy) bảo hiểm cho tất cả rủi ro và rủi ro chiến
tranh, 110% giá trị hóa đơn
Bản copy của Giấy báo xếp hàng (Shipping Advice) bằng fax
Một bộ các chứng từ gửi hàng không chuyển nhượng được (Non-negotiable
shipping documents) gửi trực tiếp cho bên mua bằng chuyển phát nhanh.

Điều khoản 4: Bảo hiểm: do bên xuất khẩu mua
Điều khoản 5: Bất khả kháng bao gồm đình công, phá hoại ở nước xuất khẩu
Điều khoản 6: Kiểm nghiệm
Bên mua được quyền yêu cầu Vinacontrol kiểm tra chất lượng hàng tại cảng
đến. Nếu có bất kỳ sự không nhất quán nào về số lượng cũng như chất lượng hay
điều kiện đóng gói, Bên mua phải thông báo cho Bên bán bằng telex. Trong vòng
45 ngày sau đó, Bên mua gửi kiến nghị chính thức cùng những văn bản chứng minh
cho bên bán. Bên bán phải giải quyết kiến nghị chính thức của bên mua trong vòng
45 ngày sau khi nhận được.
Điều khoản 7: Trọng tài
Các tranh chấp hai bên không tự dàn xếp được sẽ được đưa ra Trung tâm trọng
tài quốc tế Hồng Kông phân xử. Quyết định của trọng tài sẽ là phán quyết cuối
cùng bắt buộc với cả hai bên. Nếu không có thỏa thuận khác, mọi chi phí trọng tài
và phí tổn khác sẽ do bên thua chi trả.
Điều khoản 8: Phạt
Chậm trễ trong việc mở L/C: Bên bán có quyền hủy hợp đồng và Bên mua
phải thanh toán cho Bên bán tất cả những thua lỗ liên quan đến hợp đồng.
Hủy hợp đồng: Bên hủy hợp đồng phải nộp phạt 5% giá trị hợp đồng.
Điều khoản 9: Điều kiện chung
Tất cả những thư từ hay đàm phán liên quan trước đó sẽ vô hiệu lực sau khi ký
hợp đồng.
Hợp đồng bắt đầu có hiệu lực từ ngày ký, mọi sửa chữa chỉ có hiệu lực khi có
văn bản và được xác nhận của cả hai bên.
Hợp đồng bằng tiếng Anh được làm thành 4 bản gốc, mỗi bên giữ 2 bản
2.2. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu
a) Thực hiện các điều khoản thanh toán
Công ty sử dụng các hình thức thanh toán sau:
- Phương thức chuyển tiền
Công ty ủy nhiệm cho Ngân hàng của mình trích từ tài khoản của công ty một
số tiền nhất định chuyển cho nhà cung ứng trong thời gian nhất định.

Hình thức thanh toán này chỉ sử dụng đối với các nhà cung cấp có quan hệ
than thiết, tin cậy lẫn nhau, đối với các khoản thanh toán nhỏ (phí bảo hiểm, bồi
thường thiệt hại, thanh toán phi mậu dịch…) vì cách thanh toán này dễ làm nảy
sinh chiếm dụng vốn của các nhà xuất khẩu.
- Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ
Trong phương thức thanh toán này, nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành việc gửi
hàng thì lập một bộ chứng từ thanh toán nhờ thu và nhờ ngân hàng thu hộ tiền với
điều kiện là công ty trả tiền thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ để đi nhận hàng.
+ Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Documentary against payment: DP): Công ty
phải trả tiền thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ để đi nhận hàng.
+ Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Documentary against acceptance: DA):
Công ty ký chấp nhận trả tiền trên hối phiếu, ngân hàng sẽ trao cho bộ chứng
từ. Trong trường hợp này, công ty chấp nhận trả tiền ngay khi lấy chứng từ sau
một khoản thời gian thường là 30 ngày hoặc 60 ngày.
- Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: Trong trường hợp ta đang xem
xét, với việc nhập Samjincefocent, thanh toán được thực hiện bằng thư tín dụng.
Thư tín dụng (L/C) là một văn bản pháp lý được phát hành bởi một tổ chức tài
chính (thông thường là ngân hàng), nhằm cung cấp một sự bảo đảm trả tiền cho
một người thụ hưởng trên cơ sở người thụ hưởng phải đáp ứng các điều khoản
trong thư tín dụng. Điều này có nghĩa là: Khi một người thụ hưởng hoặc một ngân
hàng xuất trình (đại diện của người thụ hưởng) thỏa mãn ngân hàng phát hành hoặc
ngân hàng xác nhận trong khoảng thời gian có hiệu lực của LC (nếu có) những điều
kiện sau đây:
• Các chứng từ cần thiết thỏa mãn điều khoản và điều kiện của LC. Chẳng hạn
như: vận đơn (bản gốc và nhiều bản sao), hóa đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, hợp
đồng bảo hiểm v.v
• Các thông lệ trong UCP và hoạt động ngân hàng quốc tế.
• Các thông lệ của ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận (nếu có).
Một cách đơn giản, L/C là văn bản thể hiện cam kết của ngân hàng người mua
với người bán để thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo quy định trong điều khoản thanh

toán của hợp đồng.
Trong trường hợp này, hợp đồng quy định L/C phải được mở trong vòng 15
ngày sau khi ký kết hợp đồng. L/C không hủy ngang số 126100700179, lập ngày
08/05/07 tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, bao gồm các điều khoản chính
như sau:
- Người thụ hường (Beneficiary): Kolon International Corp.
- Ngân hàng phát hành (Issue bank): Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
- Ngân hàng thông báo (Advising bank): Korean Exchange bank, Hàn Quốc
Ngoài ra là các điều khoản về mặt hàng, quy cách phẩm chất, số lượng, đơn
giá, tổng giá trị, đóng gói, giao hàng, thanh toán v.v phù hợp với nội dung hợp
đồng.
b) Thuê tàu vận chuyển:
Trong trường hợp mua theo giá FOB, Công ty tiết kiệm được ngoại tệ tuy
nhiên sẽ phức tạp hơn do phải trực tiếp thuê tàu và chi trả toàn bộ chi phí vận
chuyển, phải thông báo đầy đủ với bên đối tác để chuẩn bị và đưa hàng lên tàu.
Trong tương lai, công ty có kế hoạch sẽ mua theo giá FOB để giảm giá thuốc.
Trong trường hợp mua theo giá CIF, phía nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm
hoàn toàn về việc vận chuyển hàng hóa, công ty không phải thuê tàu vận chuyển,
tuy nhiên chi phí cho mua thuốc lại tăng lên.
Mặt hàng thuốc tiêm Samjincefocent được mua theo giá CIF, bên đối tác xuất
khẩu có nghĩa vụ thuê tàu và mua bảo hiểm cũng như chịu toàn bộ cước và phí bảo
hiểm.
c) Làm thủ tục hải quan
- Nhân viên nhập khẩu phải khai báo chi tiết về hàng hóa lên tờ khai hải quan.
Nội dung khai báo trên tờ khai hải quan bao gồm các điều khoản:
Người nhập khẩu; người xuất khẩu; số và ngày giấy phép, hợp đồng, hóa đơn
thương mại; phương tiện vận tải; vận tải đơn; nước xuất khẩu; cảng xếp hàng và dỡ
hàng; điều kiện giao hàng; đồng tiền thanh toán; phương thức thanh toán
Về hàng hóa: tên hàng, quy cách phẩm chất, mã số, xuất xứ, lượng, đơn vị
tính, đơn giá, trị giá

Về thuế: Mặt hàng Samjicefocent chịu thuế suất nhập khẩu 0%, thuế suất thuế
giá trị gia tăng 5%
- Tờ khai hải quan phải kèm theo một số chứng từ như: giấy phép nhập khẩu,
bản sao hợp đồng hoặc L/C, hóa đơn tính thuế, giấy chứng nhận xuất xứ v.v
- Nhân viên hải quan kiểm tra hàng hóa và viết kết quả kiểm tra lên mặt sau
của tờ khai hải quan
d) Nhận hàng
Theo quy định, nếu nhập khẩu thuốc bào chế đặc biệt, Công ty phải trực tiếp
vận chuyển hàng. Đối với thuốc Samjincefocent, cũng như trong hầu hết các trường
hợp thông thường khác, Công ty ký hợp đồng ủy quyền cho Chi nhánh Công ty kho
vận Hải phòng chuyển hàng từ cảng về.
2.3. Thanh lý hợp đồng
a) Kiểm tra chất lượng
- Khi về đến cảng hàng hóa được cơ quan cảng kiểm tra, niêm phong kẹp chì
khi dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải.
- Tại cảng, theo yêu cầu của Công ty, hàng hóa có thể được kiểm tra chất
lượng bởi Vinacontrol
- Khi về đến công ty, nhân viên nhập khẩu trực tiếp kiểm tra tên, số lượng,
hàm lượng, quy cách đóng gói. Nếu có thừa thiếu vỡ phải lập biên bản.
- Hàng được kiểm nghiệm chất lượng tại Phòng Đảm bảo chất lượng của công
ty Mediplantex.
b) Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
- Nếu hàng về công ty không đúng với hợp đồng thì xử lý theo hợp đồng.
- Nếu số lượng thiếu do hư hỏng hoặc do đóng gói, theo thỏa thuận, bên đối
tác có thể bù vào lần nhập khẩu sau.
- Nếu hai bên không thỏa thuận được, theo hợp đồng, tranh chấp sẽ do Trung
tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông phân xử. Quyết định của trọng tài sẽ là phán
quyết cuối cùng bắt buộc với cả hai bên. Nếu không có thỏa thuận khác, mọi chi
phí trọng tài và phí tổn khác sẽ do bên thua chi trả.
Trên thực tế, sau nhiều năm Mediplantex và Kolon có quan hệ bạn hàng, chưa

bao giờ xảy ra tranh chấp và khiếu nại giữa hai bên, cả về trao đổi mặt hàng thuốc
Samjincefocent nói riêng và tất cả các mặt hàng khác nói chung.
3. Một sô nhận xét và ý kiến
a) Về hoạt động kinh doanh của công ty: Hoạt động kinh doanh của công ty
thiên về nhập khẩu thuốc, danh mục thuốc cung cấp chủ yếu là thuốc nhập khẩu, do
khả năng tự sản xuất còn hạn chế; chất lượng cũng như số lượng nguồn hàng trong
nước có hạn. Đây là tình trạng chung của các công ty Dược Việt Nam, khi mà năng
lực sản xuất dược phẩm trong nước chưa thể bằng thế giới, thuốc cũng như thiết bị
y tế tiêu thụ trong nước chủ yếu là ngoại nhập. Mặt khác, khả năng nghiên cứu thị
trường cũng như nguồn vốn cho việc nghiên cứu thị trường của công ty còn có hạn.
Một bất cập nữa là lượng hàng tồn kho của công ty khá lớn, gây ứ đọng vốn trong
khi nguồn vốn của công ty còn hạn chế, chủ yếu là vốn vay. Để tăng vốn kinh
doanh cho công ty, bên cạnh giải pháp nâng cao vốn tự có bằng tăng vốn cổ phần,
công ty cần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng lợi nhuận tái đầu tư và bổ
sung nguồn vốn.
b) Về hoạt động nhập khẩu: Công ty đã nhập khẩu về nhiều loại thuốc trong
nước chưa sản xuất được hoặc năng lực sản xuất còn hạn chế, đáp ứng nhu cầu thị
trường trong nước. Nguồn nhập của Công ty rất phong phú với kim ngạch lớn.
Công ty cũng đã khai thác được những thuốc có giá trị kinh tế lớn, mang lại nhiều
lợi nhuận. Tuy nhiên, chi phí cho việc nhập khẩu còn cao.
c) Về hoạt động nhập Samjincefocent: đây là mặt hàng chiếm trên 50% tổng
kim ngạch nhập khẩu từ đối tác Hàn Quốc Kolon International Corp., là một mặt
hàng nhập khẩu quan trọng của công ty. Cùng là biệt dược có hoạt chất Cefotaxim
tiêm chưa sản xuất được trong nước, tuy nhiên, so với giá sản phẩm nhập từ Ấn Độ
(Kofotax – 6.000đ/lọ), Cefocent nhập từ Hàn Quốc (15,2đ/lọ) có giá cao hơn nhiều.
Công ty vẫn nhập song song hai sản phẩm này để đáp ứng nhu cầu của những
khách hàng có thu nhập khác nhau.
Nhìn từ một góc độ khác, sản phẩm Samjincefocent không được nhập trực tiếp
từ nhà sản xuất Samjin mà lại qua nhà phân phối là tập đoàn Kolon, điều này làm
tăng chi phí nhập khẩu cho trung gian phân phối. Theo em, Công ty có thể ký hợp

đồng nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất, để giảm chi phí, tăng lợi nhuận, giảm giá
sản phẩm bán trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng. Để làm
được điều này, công ty cần đầu tư nhiều hơn vào khâu nghiên cứu và tiếp cận thị
trường, đặt vấn đề nhập khẩu trực tiếp với nhà sản xuất, tiến đến ký hợp đồng lâu
dài để ổn định nguồn hàng.
d) Về quy trình nhập: nhìn chung quy trình nhập khẩu của công ty đã rất chặt
chẽ và hoàn thiện. Tuy nhiên, theo ý kiến của em, thanh toán bằng L/C khá phức
tạp và tốn thêm chi phí cũng như thời gian, do đó khi đã có quan hệ buôn bán lâu
dài và tin cậy, việc thanh toán nên được thực hiện bằng các phương thức đơn giản
hơn, phù hợp hơn cả là phương thức nhờ thu.
Mặt khác, trên thực tế, do Công ty ủy quyền cho Chi nhánh kho vận Hải
Phòng giao nhận hàng từ cảng, việc phối hợp với đối tác ủy nhiệm giao hàng đôi
khi chưa chặt chẽ (ví dụ thông tin về thời gian hàng), dễ gây nên thiệt hại hay mất
mát. Cũng bởi vậy nên chi phí giao nhận hàng tại cảng (4,25% tổng chi phí), vận
chuyển hàng về kho (9,9% tổng chi phí) khá cao. Để giảm chi phí, đội ngũ nhân
viên của công ty cần phối hợp nhuần nhuyễn hơn với bên đối tác giao nhận, trong
việc thông báo thời gian, địa điểm giao nhận.
KẾT LUẬN
Tìm hiểu về Công ty Dược Trung ương Mediplantex là tìm hiểu về một công
ty có bề dày truyền thống, đã có nhiều thành tích được xã hội công nhận và đóng
góp đáng kể cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trải qua một quá trình
hình thành và phát triển lâu dài, với bộ máy nhân sự trình độ cao, tổ chức đồng bộ
và chặt chẽ, Công ty ngày càng lớn mạnh. Sản phẩm Công ty sản xuất có uy tín trên
thị trường trong nước và đã xuất khẩu sang một số nước trong khu vực và trên thế
giới. Tuy nhiên hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu về cho Công ty chính là hoạt
động nhập khẩu và phân phối dược phẩm. Quan hệ thương mại với gần ba mươi
quốc gia trên khắp các châu lục, Công ty có nguồn hàng nhập đa dạng và phong
phú, cơ cấu hàng nhập chủ yếu là thuốc thành phẩm, những thuốc chuyên khoa
trong nước chưa sản xuất được. Thuốc kháng sinh tiêm Samjincefocent là một
trong số đó. Thuốc được nhập từ nhà phân phối Hàn Quốc Kolon International

Corp. với khối lượng và kim ngạch tương đối lớn liên tục qua các năm từ năm 2004
cho đến nay.
Thực tập tại Phòng kế hoạch sản xuất – Nhập khẩu của Công ty trong thời gian
từ ngày 18/6 đến ngày 13/7 vừa qua, em đã được tham gia theo dõi và tìm hiểu quy
trình nhập khẩu một lô hàng mặt hàng thuốc này, qua các khâu chuẩn bị ký kết hợp
đồng (bao gồm lên kế hoạch chuẩn bị, xin giấy phép nhập khẩu, ký kết hợp đồng),
đến thực hiện hợp đồng (thanh toán, làm thủ tục hải quan, nhận hàng), và cuối cùng
là thanh lý hợp đồng (kiểm tra chất lượng, khiếu nại và giải quyết khiếu nại). Đây
là một cơ hội cho em nhìn nhận từ thực tế những kiến thức đã được học trong nhà
trường, là kinh nghiệm rất bổ ích với em sau này.
Một lần nữa xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành của em tới sự giúp đỡ,
chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn – cô Phan Thị Thu Hiền cùng các anh, các
chị trong phòng Kế hoạch sản xuất – Nhập khẩu trong suốt thời gian em thực tập và
hoàn thành báo cáo thực tập của mình!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Website của Công ty Mediplantex:
Hồ sơ và số liệu lưu trữ tại các phòng của Công ty Dược Trung ương Mediplantex:
- Hồ sơ nhân sự - Phòng Tổ chức – Hành chính
- Số liệu lưu trữ - Phòng Kế toán tài vụ
- Số liệu lưu trữ - Phòng Thị trường – Marketing
- Số liệu và hồ sơ lưu trữ - Phòng Kế hoạch sản xuất – Nhập khẩu
MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương 1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Trung ương Mediplantex.2
1. Lịch sử hình thành và phát triển 2
2. Bộ máy nhân sự của Công ty 3
3. Hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty 5
3.1. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh 5
3.2. Tình hình hoạt động của Công ty 5
Chương II: Quy trình nhập khẩu mặt hàng thuốc Samjincefocent 11

1. Hoat động nhập khẩu thuốc Samjincefocent 11
2. Quy trình nhập khẩu 11
2.1. Chuẩn bị ký kết hợp đồng 11
2.2. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu 16
2.3. Thanh lý hợp đồng 19
3. Một số nhận xét và ý kiến 20
Kết luận 22
Tài liệu tham khảo 23

×