Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tiểu luận về thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gỗ của công ty SADACO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.58 KB, 33 trang )

1
MỤC LỤC
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
EU European Union Liên Minh Châu Âu
FLEGT
Forest Law Enforcement,
Governance and Trade
Tăng cường Luật pháp,
Quản lý và Thương mại
Lâm sản
FSC
Forest Stewardship
Council
Hội đồng quản trị rừng
quốc tế
L/C Letter of Cedit Tín dụng thư
TTR
Telegraphic Transfer
Reimbursement
Chuyển tiền bằng điện
D/P
Document against
Payment
Thanh toán nhận chứng từ
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế
giới
ASEAN


Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á
APEC
Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
châu Á – Thái Bình
Dương
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Danh mục bảng:
STT Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Cơ cấu nhân sự Công ty SADACO 2011-2013 7
Bảng 1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011-2013 9
Bảng 1.3 Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu sản phẩm gỗ/tổng doanh thu của
Công ty giai đoạn 2011-2013
11
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ giai đoạn 2011-2013 12
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu gỗ theo sản phẩm giai đoạn 2011 – 2013 14
Bảng 2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ giai đoạn 2011-2013 16
Bảng 2.4 Phương thức kinh doanh xuất khẩu gỗ giai đoạn 2011 - 2013 19
Bảng 2.5 Phương thức thanh toán trong xuất khẩu gỗ giai đoạn 2011 - 2013 20
Danh mục biểu đồ:
STT Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 1.1 Cơ cấu nhân sự Công ty SADACO 2011-2013 8
Danh mục sơ đồ:
STT Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức Công ty SADACO 5

4
LỜI MỞ ĐẦU
Từ xưa, con người đã biết dùng gỗ để dựng nhà, sống hòa quyện với thiên nhiên.
Ngày nay, những tòa nhà cao tầng mọc lên với màu sắc đô thị hóa. Xu thế tất yếu của con
người lại muốn quay về với tự nhiên, vì vậy, những sản phẩm gỗ ra đời như đưa con
người trở về với những kí ức xưa, đồng thời cũng tạo nên những phong cách nghệ thuật
độc đáo. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay, các quốc gia đã và đang chịu ảnh hưởng
bởi tác động của sự toàn cầu hóa, mối quan hệ mua bán quốc tế đang được đẩy mạnh và
ngoại thương ngày càng phát triển. Hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta những năm
gần đây cũng đang diễn ra ngày càng sôi động và phức tạp, đặc biệt trong năm 2013 với
kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 115 tỷ USD tăng hơn 18% so với năm 2012 và đưa
nước ta trở thành nước xuất siêu. Trong giai đoạn 2011-2020, thương mại thế giới sẽ
không ngừng mở ra những cơ hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong đó, sản phẩm gỗ là một trong những mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu và được
quan tâm nhất ở nước ta, đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm của
đất nước cũng như xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc gia sánh vai với các cường
quốc năm châu.
Công ty Cổ phẩn Phát triển Sản xuất Thương mại Sài Gòn (SADACO), thành viên
của Tập đoàn SATRA, một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất Việt Nam, đóng
góp một phần không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với đề tài: “Tình hình
hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty Cổ phần Phát triển Sản xuất Thương mại
Sài Gòn (SADACO)”, bài báo cáo này đưa ra một cái nhìn tổng quát về tình hình xuất
khẩu sản phẩm gỗ của Công ty cũng như rút ra những nhận xét, đánh giá về những thuận
lợi và khó khăn mà Công ty gặp phải trong giai đoạn 2011 – 2013. Từ đó cũng đề xuất
một số kiến nghị góp phần giúp cho Công ty tháo gỡ những khó khăn trước mắt, đồng
thời phát huy thế mạnh sẵn có của mình để ngày càng khẳng định hương hiệu SADACO
trên thị trường thế giới. Kết cấu của bài báo cáo gồm có ba chương như sau:
- Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần phát triển sản xuất thương mại
Sài Gòn SADACO
5

- Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty cổ phần phát
triển sản xuất thương mại Sài Gòn SADACO giai đoạn 2011-2013
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ
của công ty cổ phần phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn SADACO.
Trong thời gian làm báo cáo, mặc dù đã có nhiều cố gắng và tỉ mi nhưng vẫn
không thể nào tránh được những sai sót, nên rất mong nhận được sự góp ý từ phía nhà
trường, thầy cô và công ty SADACO.
Cuối cùng, thay cho lời kết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các anh
chị phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty SADACO, Giáo viên hướng dẫn Hà Hiền
Minh, và Quý Thầy Cô cơ sở 2 – Trường Đại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành bài báo cáo này.

6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT THƯƠNG MẠI SÀI GÒN (SADACO)
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phẩn Phát triển Sản xuất Thương mại Sài Gòn (SADACO) được chính
thức đổi tên từ Công ty Kinh doanh Sản xuất Sài Gòn – Daklak vào ngày 1/11/2006 theo
quyết định số 6501/QĐ-UBND ngày 23/12/2005 của chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM
để đáp ứng nhu cầu hội nhập ngày càng cao của nền kinh tế Việt Nam so với thế giới.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103005343 của Công ty do Sở Kế hoạch và
Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 02/10/2006. Công ty là thành viên của Tập đoàn
SATRA, một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất Việt Nam.
Các thông tin cơ bản về Công ty
• Tên công ty: Công ty Cổ phần Phát triển Sản xuất Thương mại Sài Gòn.
• Tên đối ngoại: Sai Gon Trade Production Development Corporation.
• Tên viết tắt: SADACO
• Trụ sở chính: 200 Bis Lý Chính Thắng, Phường 9, Quận 3, TP.HCM.
• Điện thoại: 84–8-39317341- 38439336 - 38439337. Fax: (84)89318144
• Email: Website: www.sadaco.com

• Mã số thuế: 0300699170
• Vốn điều lệ: 14.900.000.000 VNĐ
• Số cổ đông: 450
• Hình thức sở hữu: Công ty Cổ Phần
• Quy mô hoạt động:
Qua hơn hai mươi năm hoạt động, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty đã nỗ
lực phấn đấu không ngừng tạo nên sự phát triển lớn mạnh của Công ty. Với những nỗ lực
này, đến nay Công ty đã hình thành 17 đơn vị trực thuộc trong đó có 6 nhà máy sản xuất
chế biến lâm sản trên địa bàn TP.HCM và tỉnh Bình Dương, 4 Chi nhánh tại Hà Nội,
Nghệ An, DakNông, Bình Thuận, 1 nhà hàng khách sạn, 6 Trung tâm và Trạm dịch vụ.
Thương hiệu SADACO ngày càng được biết đến rộng rãi và đã đạt được các danh hiệu
cao quý như Huy chương “Sao vàng Đất Việt” (Viet Nam Gold Star), “Doanh nghiệp uy
7
tín và chất lượng” (Trusted Business), Cúp Vàng “Top ten thương hiệu Việt” (Topten
Vietnam Trademark)
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức hành chính và công tác quản trị nhân sự
1.2.1. Chức năng
SADACO là một Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, chức
năng hoạt động kinh doanh của Công ty rất phong phú và đa dạng, bên cạnh việc khai
thác, chế biến, sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản, hàng tiểu thủ công
nghiệp, vật liệu xây dựng, Công ty còn thực hiện dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác cho các
đối tượng trong và ngoài nước. Công ty cũng nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị, hàng
hóa khác phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Ngoài ra, hình thức kinh doanh nhà hàng, khách
sạn, kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế cũng là một trong những chức năng khá quan
trọng của Công ty.
1.2.2. Nhiệm vụ
SADACO có nhiệm vụ kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích
thành lập. Việc bảo toàn, sử dụng hiệu quả và phát huy nguồn vốn giúp đảm bảo kế hoạch
sản xuất kinh doanh mà Công ty đề ra, làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Công
ty cũng tuân thủ các chính sách kinh tế do Bộ Thương mại ban hành. Ngoài thị trường

trong nước, Công ty còn dành sự quan tâm đến các vấn đề về thị trường quốc tế như
nghiên cứu và tổ chức thực hiện các loại hình sản xuất kinh doanh phù hợp với pháp luật
Việt Nam và Quốc tế. Bên cạnh yếu tố kinh tế, Công ty còn quan tâm bảo vệ an toàn lao
động, bảo vệ môi trường và tài sản quốc gia.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức hành chính
Cơ cấu tổ chức của Công ty là cơ cấu hình tháp, quản lý bộ máy theo chức năng,
chia hoạt động thành các phòng ban chức năng, một phòng ban sẽ đảm nhiệm việc thực
hiện một hoặc một số nhiệm vụ trong tổ chức. Mỗi bộ phận được đặt dưới sự điều hành
của một Giám đốc chức năng.
Ban Kiểm Soát
8
Hội Đồng Quản Trị
Đại Hội Cổ Đông
Ban Giám Đốc
Phòng Kế Hoạch
Phòng Tổ Chức-Hành Chánh
Phòng Kinh Doanh- XNK
Phòng Kế Toán-Tài Vụ
Các xí nghiệp chế biến lâm sản số 1, 2, 3, 4, 5.
Khách sạn
SADACO
Trung tâm xuất khẩu lao động số 1, 2.
Chi nhánh tại Bình Dương, Bình Thuận, Daklak
Trạm 1, 4
Xí ngiệp LNS xk
+ xưởng CBLS 3
+ CN Nghệ An
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức Công ty SADACO
Nguồn: Sơ đồ tổ chức công ty - Phòng Tổ chức - Hành chính
Đứng đầu công ty là đại hội cổ đông gồm 430 cổ đông. Đại hội cổ đông sẽ bầu ra

hội đồng quản trị, là cơ quan sẽ thông qua về kết quả cũng như kế hoạch phát triển của
công ty. Tiếp đến là hội đồng quản trị, là cơ quan quản lý của công ty do đại hội cổ đông
bầu rat thay mặt đại hội cổ đông giữa hai kì đại hội. Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên
(1 chủ tịch và 4 ủy viên) với nhiệm kì là 5 năm. Bên cạnh hội đồng quản trị còn có 2
thành viên kiểm soát do đại hội cổ đông bầu ra, thực hiện việc thanh tra, kiểm soát. Dưới
9
đó là ban giám đốc (ban điều hành), được hội đồng quản trị bầu chọn, điều hành tất cả
các lĩnh vực hoạt động của công ty.
Dưới ban điều hành có 6 phòng ban nhỏ khác chuyên về các lĩnh vực và nghiệp vụ
khác nhau của công ty, đứng đầu là các giám đốc bộ phận, bao gồm: phòng tổ chức hành
chính, phòng kế hoạch, phòng kế toán tài vụ, phòng marketing, phòng kinh doanh (xuất
nhập khẩu) và phòng quản lý dự án. Ngoài ra, công ty còn có các xí nghiệp, các khách
sạn, các trung tâm và các trạm sản xuất khác.
- Ưu điểm: Loại hình tổ chức này thuộc mô hình kiểu mẫu, đơn giản, mang tính
chuyên môn hóa cao, tạo ra một bộ máy linh hoạt, dễ quản lý
- Nhược điểm: Chế độ trách nhiệm không rõ ràng nên Tổng Giám đốc Công ty khó
có thể phối hợp được tất cả hoạt động của những người lãnh đạo chức năng.
* Chức năng, nhiệm vụ của một số phòng ban tiêu biểu:
- Phòng nhân sự: Lập và lưu giữ hồ sơ nhân viên công ty, tiếp nhận nhu cầu tuyển
dụng từ các bộ phận, bố trí nhân sự vào vị trí thích hợp ở các phòng ban. Theo dõi tình
hình làm việc và thời gian làm việc nhân viên công ty, theo dõi nhân viên thử việc và kí
hợp đồng, xác định nhu cầu đào tạo và kế hoạch đào tạo, chấm công lên bảng lương kí
hợp đồng lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
- Phòng Kế hoạch - Đầu tư: Xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển
công ty dài hạn. Hướng dẫn và kiểm tra việc xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch
kế hoạch phát triển của đơn vị trong công ty . Tổ chức thực hiện việc giao kế hoạch vốn
đầu tư cho các đơn vị, các ban quản lý dự án thuộc công ty. Kiểm tra và tổng hợp tình
hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, lập ra những phương thức thực hiện công tác kinh
doanh và phối hợp với phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu để triển khai kế hoạch sản xuất
kinh doanh của Công ty.

- Phòng Kế toán - Tài vụ: là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Ban Giám đốc các
lĩnh vực liên quan đến vấn đề tài chính của Công ty như kiểm tra và xử lý hoạt động tài
chính phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt
10
các quy định về kế toán tài vụ, các chế độ hoạch toán nhằm thống nhất hệ thống kế toán
Công ty.
- Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu : là phòng thu thập, xử lý các thông tin kinh tế
thị trường trong và ngoài nước, xây dựng và triển khai các kế hoạch dài hạn về kinh
doanh xuất nhập khẩu và thương nghiệp nội địa của Công ty, thực hiện các thương vụ sản
xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng thời phối hợp với Phòng Kế hoạch – Đầu tư về các
phương án sản xuất nhằm đảm bảo tiêu chuẩn số lượng, chất lượng sản phẩm theo đơn
hàng giao, phối hợp với Phòng Kế toán - Tài vụ thẩm định hiệu quả sản xuất kinh doanh
và chế độ hạch toán phù hợp với chế độ Nhà nước.
1.2.4. Công tác quản trị nhân sự
Lao động phổ thông là lực lượng chiếm tỷ trọng cao nhất trong Công ty thời gian
qua, thể hiện qua tỷ trọng luôn trên 60%. Năm 2011, lao động phổ thông chiếm 69,5%
nhưng đến năm 2012 tăng mạnh lên 85%, và tăng nhẹ lên 86% ở năm 2013 do chính sách
mở rộng qui mô sản xuất và hoạt động cũng như đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu của
công ty.
Nhóm lao động đại học và trên đại học là những đối tượng chủ yếu giữ nhiệm vụ
quản lý, điều hành, tham mưu cho Ban Giám đốc, tổ trưởng, quản đốc các phân xưởng
nên chiếm tỉ trọng không quá cao. Năm 2011, lực lượng này chiếm 15,5% nhưng giảm
xuống 10% và 11% theo thứ tự ở năm 2012 và 2013 do năm 2011 Công ty cần một lực
lượng đội ngũ quản lí mạnh để vực dậy sau tình hình khủng hoảng giai đoạn 2008-2011.
Nhưng sau đó lượng lao động của nhóm này đã giảm xuống do việc quản lí đã đi vào ổn
định.
Bảng 1.1. Cơ cấu nhân sự Công ty SADACO 2011-2013
Đơn vị tính: Người
Trình độ
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
11
Lao động phổ
thông
501 69,5 638 85 624 86
Đại học, trên đại
học
112 15.5 75 10 76 11
Cao đẳng, trung
cấp
107 14.8 38 5 25 3
Toàn công ty 721 100 751 100 725 100
Nguồn: Tổng hợp cơ cấu nhân sự công ty - Phòng Tổ chức – Hành chính
Biểu đồ 1.1. Cơ cấu nhân sự Công ty SADACO 2011-2013
Đơn vị tính: %
Nguồn: Tổng hợp cơ cấu nhân sự công ty - Phòng Tổ chức – Hành chính
Nhóm lao động cao đẳng trung cấp không giữ vai trò quan trọng trong Công ty,
nên tỷ trọng ngày càng giảm, năm 2011 chỉ chiếm 14,8% đến năm 2012 chỉ còn 5%, và
3% ở năm 2013.
Nhìn chung cơ cấu nhân sự thời gian qua đã đáp ứng khá tốt nhu cầu và tình hình

hoạt động của Công ty.
1.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn từ
năm 2011 – 2013
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài từ 2008 đến đầu năm 2011 đã ảnh
hưởng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam và SADACO là một
12
trong những công ty Việt Nam không thể thoát khỏi ảnh hưởng đó. Năm 2011, công ty
bắt đầu xây dựng lại hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách quyết định mở rộng sản
xuất, do đó giai đoạn 2011 và 2012, tổng doanh thu của công ty ở mức ổn định. Tuy
nhiên, đến năm 2013, nhu cầu về sản phẩm gỗ (một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của Công ty) tăng lên đột ngột. Theo thời báo kinh tế Sài Gòn, năm 2013 kim ngạch
xuất khẩu gỗ của cả nước đã đạt trên 4,5 tỉ USD, vượt xa 12,5% so với năm 2012 và
32,35% so với năm 2011 nên lượng sản phẩm được tạo ra ngày càng nhiều, đồng thời,
quy trình sản xuất và việc đổi mới sau khủng hoảng đã dần đi vào bước ổn định đây là lý
do giúp Công ty tăng tổng doanh thu lên 131,22%, tức 257.542 triệu đồng.
Bảng 1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ
tiêu
2011 2012 2013
So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
Tổng
doanh

thu
197.142,74
8
196.267,82
5
257.542,279 (874,92) 99,56 61.274,45 131,22
Tổng
chi phí
193.301,61
9
192.857,22
8
254.744,119 (444,39) 99,77 61.886,89 132,09
Lợi
nhuận
sau
thuế
3.084,21 2.661,93 1.886,04 (442,28) 86,31 (775,89) 70,85
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh - Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu
Trước những khó khăn do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, năm 2011 và
2012, chi phí của Công ty khá cao, dao động ở con số 193.301,619 và 192.857,228 triệu
13
đồng, nhưng với những nỗ lực nhằm cố gắng khắc phục tình trạng doanh thu giảm sút,
Công ty đã chủ trương thắt chặt chi phí, giảm các khoản chi phí điện, nước, đi lại, tiếp
khách nên chi phí năm 2012 có phần giảm nhẹ so với năm 2011, giảm 0,23%, tức
444,39 triệu đồng. Nhưng đến năm 2013, chi phí lại tăng lên, thể hiện qua con số
132.09% so với năm 2012, mức tăng đáng kể là 61.886,89 triệu đồng. Theo Hiệp hội gỗ
và lâm sản Việt Nam (Viforest), bước sang năm 2013, nguồn cung gỗ nguyên liệu đang
diễn biến bất lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu bởi nguồn gỗ từ Lào và Campuchia
đang cạn kiệt, giá gỗ nguyên liệu trên thị trường Malaysia (thị trường nhập khẩu gỗ

nguyên liệu lớn nhất của Việt Nam) đang tăng mạnh, thêm vào đó, giá xăng dầu tăng làm
tăng cước phí vận chuyển Theo tính toán của một số doanh nghiệp gỗ lớn tại TP.HCM,
so với đầu năm 2012, giá gỗ nhập từ các thị trường như Mỹ và New Zealand tăng 15 -
30%. Dự báo trong năm 2013, giá các loại gỗ nguyên liệu có thể sẽ tăng lên khoảng 20 -
30%. Với những bất lợi đó, việc Công ty phải nhập khẩu gỗ từ nước ngoài (do nguồn
cung trong nước chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu sản xuất) đã đẩy chi phí sản xuất tăng
cao trong năm 2013.
Với những biến động như trên của doanh thu và chi phí, nên lợi nhuận sau thuế
năm 2012 cũng chỉ đạt 2.661,93 triệu đồng, giảm 13.69% (tức 442,28 triệu đồng) so với
năm 2011. Năm 2013, lợi nhuận trước thuế tiếp tục giảm mạnh, giảm 29,15% (tức 775,89
triệu đồng) so với năm 2012.
Nhìn chung, cuộc khủng hoảng kinh tế đã để lại nhiều khó khăn cho Công ty.
Song, kết quả kinh doanh của Công ty vẫn có những chuyển biến tích cực. Đó là nhờ nỗ
lực đối phó của Công ty đối với những khó khăn từ cuộc khủng hoảng vừa qua.
1.4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ đối với Công ty SADACO
Trong cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu của Công ty, sản phẩm gỗ chiếm tỷ trọng
lớn nhất và đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty sang các thị trường lớn như
Mỹ, EU Với sản phẩm đa dạng như tủ, bàn ghế ngoài trời, giường sản phẩm gỗ đã
mang về cho Công ty những lợi nhuận đáng kể từ kim ngạch xuất khẩu, bên cạnh đó,
cũng ngày càng khẳng định uy tín và tên tuổi Công ty ở thị trường quốc tế, tạo ra nhiều
14
công ăn việc làm cho lao động Việt Nam, giúp đưa ngành gỗ tinh chế Việt Nam tăng sức
cạnh tranh so với các đối thủ trong nước và trong khu vực.
15
Bảng 1.3. Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu sản phẩm gỗ/tổng doanh thu của Công ty
giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu USD
Mặt
hàng
2011 2012 2013

So sánh
2012/2011
So sánh
2013/2012
Giá
trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá
trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá
trị
Tỷ
trọng
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Đồ gỗ 3,476 54,13 4,838 51,91 5,623 63,9 1,362 138,18 0,785 116,23

Tổng
cộng
6,421 100 9,319 100 8,799 100 2,898 145,13 (0,52) 94,42
Nguồn:Báo cáo hoạt động kinh doanh - Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy được, doanh thu từ việc xuất khẩu sản phẩm
gỗ chiếm tỷ trọng khá lớn và quan trọng trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Công
ty, và không ngừng tăng lên từ năm 2011 – 2013. Năm 2011, tỷ trọng doanh thu xuất
khẩu gỗ chiếm 54,13%, năm 2011 tỷ trọng giảm nhẹ xuống 51,91% và năm 2013 tiếp tục
tăng lên, chiếm 63,9% tăng 16,23% so với năm 2012. Việc tăng tỷ trọng xuất khẩu là do
sản phẩm gỗ của Công ty SADACO ngày càng có uy tín và thương hiệu trên thị trường
quốc tế. Hiện các thị trường cao cấp như Châu Á, EU là những thị trường chính để xuất
khẩu các sản phẩm gỗ.
16
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI SÀI GÒN SADACO
2.1. Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty cổ phần phát triển sản xuất
thương mại Sài Gòn SADACO giai đoạn 2011-2013
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: USD
Năm Giá trị
Tốc độ tăng trưởng
Tuyệt đối Tương đối
2011 3.476.517,63 - -
2012 4.838.101,97 1.361.584,34 139,17
2013 5.623.512,90 784.410,93 116,23
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh - Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu
Giai đoạn 2011 – 2012, kim ngạch xuất khẩu tăng 39,17%, nguyên nhân dẫn đến
sự tăng trưởng cao này là do năm 2012, sản phẩm đồ gỗ chế biến của Công ty cũng đã có
mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu đồ gỗ năm 2012 thuận lợi là do thị

trường Mỹ, EU tăng giá trở lại, giá nhiều mặt hàng tăng 3 - 7% so với năm 2011. Đối với
Việt Nam và đặc biệt là Công ty SADACO, thị trường châu Á và EU luôn được xem là
thị trường lớn. Năm 2012 là cơ hội tốt đối với ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam bởi tiêu
dùng của người dân ở hai thị trường này bắt đầu phục hồi. Bên cạnh đó, chính sách trợ
giúp doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay cũng đã cởi mở và thông thoáng hơn.
Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng, đạt 5,6 triệu USD, nhưng chỉ
tăng 16,23% so với năm 2012 (tăng chậm đi so với tốc độ 39,17% trong giai đoạn 2011 –
2012) do giá xuất khẩu gỗ tại các thị trường Châu Á, EU tăng không đáng kể, thêm vào
đó, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại cộng với khủng hoảng nợ công của một số quốc
gia châu Âu như Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha,… cũng khiến cho nhu cầu tiêu dùng các
17
loại hàng hóa sụt giảm trong đó có gỗ và các sản phẩm gỗ. Ngoài ra, trong thời gian này,
thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn của Công ty là Mỹ và EU đã áp dụng nhiều tiêu chuẩn
mới đối với mặt hàng gỗ xuất khẩu vào các nước này, nhất là các quy định về nguồn gốc
xuất xứ nguyên liệu (Đạo luật Lacey của Mỹ) nên những sản phẩm của Công ty muốn
xuất khẩu vào các thị trường này phải đạt tiêu chuẩn nhất định. Năm 2013 cũng là giai
đoạn Trung Quốc, Indonesia tiến hành thu mua gỗ dưới dạng gỗ tròn và gỗ xẻ bán thành
phẩm để sản xuất sản phẩm gỗ cho thị trường trong nước và quốc tế, đã khiến thị trường
xuất khẩu gỗ tinh chế của Công ty dần bị thu hẹp và gặp phải sự cạnh tranh.
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Tủ là sản phẩm khá quen thuộc trong đồ dùng gia đình, với tính năng bền và kiểu
dáng không ngừng cải thiện, nên nhu cầu không ngừng tăng cao qua các năm. Năm 2011,
kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 806.522 USD, tuy nhiên giảm nhẹ xuống 796.835 USD và
tăng mạnh ở năm 2013 với con số vượt trên 1,088 triệu USD, nguyên nhân là do tủ là mặt
hàng truyền thống của Công ty và uy tín về mặt hàng này ở thị trường nước ngoài cũng
đã được khẳng định. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu của sản phẩm tủ lại giảm từ 23.2%
năm 2011 xuống còn 19.36% năm 2013, nguyên nhân là do tổng kim ngạch xuất khẩu
sản phẩm gỗ của Công ty tăng nhanh, cùng với nhu cầu đặc biệt tăng cao từ các khách
hàng nước ngoài về mặt hàng bàn ghế ngoài trời, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang
xuất khẩu mặt hàng tủ vì nhu cầu cao ở các thị trường lớn dẫn đến việc cạnh tranh khá

gay gắt, bên cạnh đó, theo Hội đồng tư vấn về phòng vệ thương mại (TRC) thuộc Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đồ gỗ nội thất phòng ngủ từ Việt Nam,
Malaysia, Indonesia và Brazin xuất khẩu vào Hoa Kỳ đang đối mặt với nguy cơ kiện
phòng vệ thương mại (chống phá giá, chống trợ cấp) tại thị trường này. Vì thế tuy kim
ngạch vẫn tăng nhưng Công ty nhận thấy nếu dùng mặt hàng tủ để thu lợi nhuận và cạnh
tranh với các đối thủ khác thì không mấy khả quan nên đã chuyển hướng tập trung vào
mặt hàng bàn ghế ngoài trời, mặt hàng chủ lực và là thế mạnh của Công ty.
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu gỗ theo sản phẩm giai đoạn 2011 – 2013
18
Đơn vị tính : USD
Sản
phẩm gỗ
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Kim ngạch
Tỷ
trọng
%
Kim ngạch
Tỷ
trọng
%
Kim ngạch
Tỷ
trọng
%
Tủ 806.522,09 23,2 796.835 16,47 1.088,712 19,36
Giường 778.739,95 22,4 1.041.160 21,52 1.251.794 22,26
Bàn 651.499,4 18,74 941.495 19,46 1.221.989 21,73
Ghế 782.564,12 22,51 1.141.792 23,6 1.130.888 20,11
Kệ tivi 457.509,72 13,16 916.820 18,95 929.567 16,53

Tổng
cộng
3.476.517,63 100 4.383.101,97 100 5.623.512,9 100
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh - Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu
Giường có sức mua tăng nhưng không cao, kim ngạch xuất khẩu tăng nhẹ. Năm
2011, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 778 nghìn USD và tăng nhẹ lên trên 1,251 triệu USD
ở hai năm tiếp theo. Tỷ trọng của sản phẩm này trong ba năm trở lại đây cũng có xu
hướng giảm từ 22,4% năm 2011 xuống còn 21,52% năm 2012 và đến năm 2013 chỉ còn
22,26%. So với bàn ghế ngoài trời, sản phẩm giường xuất khẩu không phải là thế mạnh
của Công ty, do những hạn chế về thiết kế và chất lượng, cũng như mức độ ưu tiên Công
ty dành cho mặt hàng này.
Bàn và ghế là hai loại sản phẩm khá quan trọng trong những năm gần đây, kim
ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên từ năm 2011 - 2013, kim ngạch xuất khẩu tăng từ
651.499 USD năm 2011 lên đến hơn 1,221 triệu USD năm 2013 ở bàn và từ 782.564
USD lên 1,130 triệu USD ở ghế. Đây là hai sản phẩm mũi nhọn mà Công ty đang hướng
tới nhóm người tiêu dùng là các hộ gia đình và các quán ăn phục vụ ngoài trời tại các thị
trường Châu Âu và Bắc Mỹ. Trong thời gian này, Công ty cũng đã không ngừng nắm bắt
thị hiếu tiêu dùng của các nước để đẩy mạnh xuất khẩu bàn ghế ngoài trời sang những thị
19
trường mới như: Canada, Trung Đông, Nga Tuy nhiên, cơ cấu xuất khẩu ghế có phần
giảm nhẹ vào cuối năm 2013 vì công ty đẩy mạnh chiến lược tập trung vào giường và bàn
với đa dạng mẫu mã hàng hoá cho việc xuất khẩu sang các nước.
Kệ tivi là sản phẩm chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và
cũng là sản phẩm mới nhất được đưa vào danh mục mặt hàng xuất khẩu của công ty. Do
đó, kim ngạch tăng đáng kể ở giai đoạn 2011-2012, với con số tăng gần gấp đôi (từ
457.509 USD lên 916.820 USD). Tuy nhiên, sau khi đã ổn định thị trường thì lượng sản
phẩm này giao động trong khoảng dưới 930.000 USD. Dự kiến, đây là mặt hàng có thể
góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty nhờ những kiểu thiết kế sáng tạo, mẫu
mã đa dạng và công dụng hữu ích.
2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Nhìn chung, thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty phổ biến ở cả bốn
châu lục, trong đó, Châu Á và Châu Âu là hai thị trường chiếm tỉ trọng cao nhất. Cụ thể,
năm 2011, giá trị xuất khẩu sang thị trường Châu Á đạt gần 2,5 triệu USD (chiếm tỉ trọng
tới 71,63%). Tuy nhiên con số này giảm mạnh ở hai năm tiếp theo với giá trị lần lượt là
1.467.396 và 567.794 khiến cho tỉ trọng giảm xuống 30,33% ở năm 2012 và chỉ còn
10,1% ở năm 2013. Nguyên nhân là trong thời gian này các thị trường lớn như Trung
Quốc, Malaysia, Indonesia chủ yếu nhập khẩu gỗ nguyên liệu để sản xuất sản phẩm gỗ
tinh chế để đáp ứng nhu cầu trong nước và bán sang thị trường nước ngoài, nên các sản
phẩm gỗ tinh chế của Công ty không chỉ không bán được ở các thị trường này mà còn
gặp phải sự cạnh tranh gay gắt. Hơn nữa, Công ty lấy Châu Âu làm mục tiêu cho thị
trường xuất khẩu từ năm 2012 đến nay, nên giá trị xuất khẩu ở Châu Á giảm dần qua các
năm nhằm tập trung cho thị trường chủ lực.
Bảng 2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: USD
Thị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
20
trường
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Châu Á 2.490.229,58 71,63 1.467.396,33 30,33 567.794,80 10,10

Châu
Âu
532.602,50 15,32 2.636.765,57 54,50 3.168.849,52 56,35
Châu
Mỹ
9.734,25 0,28 143.691,63 2,97 895.263,25 15,92
Châu
Úc
443.951,30 12,77 590.248,44 12,20 991.425,32 17,63
Tổng
cộng
3.476.517,63 100 4.838.101,97 100 5.623.512,90 100
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh - Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu
Đối với thị trường Châu Âu, giá trị xuất khẩu của Công ty tăng trưởng mạnh. Năm
2011, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt hơn 532 nghìn USD, nhưng đến năm 2011 lên đến hơn
2,6 triệu USD, tăng 338%. Và tiếp tục đạt hơn 3,1 triệu USD vào năm 2013, chiếm tỉ
trọng cao nhất ở giai đoạn 2012-2013. Tháng 10/2011 Nghị viện châu Âu (EC) và EU đã
thông qua văn bản pháp quy về Quy chế FLEGT quy định điều kiện doanh nghiệp phải
chấp hành khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu gỗ tại thị trường 27 nước thuộc EU. Tháng
8/2011, EU và Việt Nam tuyên bố cùng thành lập Đối tác tự nguyện về kiểm soát thương
mại gỗ giữa hai bên. Sự kiện này đã mang lại đôi chút khó khăn trong giai đoạn đầu cho
Công ty, vì các sản phẫm gỗ muốn xuất khẩu vào thị trường này phải tuân thủ theo một
tiêu chuẩn cao hơn, cộng thêm việc tăng đột biến tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường châu
Mỹ, nên năm 2011, tỷ trọng xuất khẩu ở Châu Âu còn ở mức thấp. Nhưng đến năm 2012,
kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh cho thấy sản phẩm của Công ty đang ngày càng hoàn
thiện và đang được ưa chuộng ở thị trường này. Năm 2013, sau khi đã có thị trường và cơ
cấu xuất khẩu dần ổn định, việc xuất khẩu gỗ sang Châu Âu tiếp tục tăng và biến thành
thị trường mục tiêu của Công ty.
Sự tăng mạnh mạnh nhất có lẽ là ở thị trường Châu Mỹ, chỉ với gần 9,8 nghìn
USD vào năm 2011, kinh ngạch tăng lên đến hơn 143 nghìn vào năm 2012 (tăng 136%)

21
chiếm 2,97% tỉ trọng. Do nền kinh tế của Hoa Kỳ (thị trường xuất khẩu chính ở Chây Mỹ
của Công ty) đang hồi phục sau giai đoạn suy thoái năm 2012.Thống kê cho thấy, chi tiêu
cá nhân của người Mỹ đã tăng 4,4% trong quý 4 năm 2012 so với cùng kỳ năm trước,
mức tăng mạnh nhất trong ít nhất 4 năm trở lại đây. Trong đó, chi tiêu vào những mặt
hàng lâu bền, chẳng hạn như đồ nội ngoại thất tăng tới 21,6%. Năm 2013 kim ngạch tiếp
tục mạnh bất ngờ và đạt gần 900 nghìn USD (chiếm tỉ trọng 15,92%) tăng 525% so với
năm 2012. Sự gia tăng đột biến này là do các quốc gia Châu Mỹ, đặc biệt là Mỹ, đang có
nhu cầu rất cao về mặt hàng bàn ghế ngoài trời phục vụ cho các nhà hàng sân vườn và
các hộ gia đình. Sản phẩm gỗ của Công ty đặc biệt được ưa chuộng nhờ vào chất lượng
và thiết kế ngày càng được cải thiện, cũng như uy tín từ các hợp đồng làm ăn lâu năm,
những đơn đặt hàng từ Mỹ luôn là những cơ hội rất lớn cho Công ty.
Nhưng bên cạnh đó, thị trường châu Úc lại khá ảm đạm. Kim ngạch xuất khẩu
sang thị trường này tăng nhưng không đáng kể. Năm 2011, đạt hơn 443 nghìn USD,
chiếm 12,77%. Đến năm 2012, giá tri xuất khẩu chỉ tăng lên hơn 590 nghìn USD (tăng
33,18% so với năm 2011). Nhưng con số này tăng mạnh ở năm 2013 với giá trị xuất khẩu
là hơn 991 nghìn USD, tăng hơn 68% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
tình trạng này là do năm 2012 Công ty đang vấp phải sự cạnh tranh lớn từ các công ty
Trung Quốc với giá thành rẻ. Châu Úc chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm gỗ như đồ gia
dụng và vật dụng văn phòng, trong khi đó thế mạnh của Công ty lại là bàn ghế ngoài trời,
điều này gây nên những khó khăn nhất định khi xuất khẩu sang thị trường này. Đến năm
2013, Công ty cố gắng thay đổi tình hình bằng cách chú trọng hơn đến nhu cầu tiêu dùng
và đẩy mạnh sản xuất kèm phương châm lấy chất lượng làm ưu tiên hàng đầu khiến cho
thị trường Úc có biến chuyển hết sức tích cực.
2.1.4. Đối thủ cạnh tranh
2.1.4.1. Đối thủ cạnh tranh trong nước
Hiện cả nước có trên 3.000 cơ sở chế biến đồ gỗ, và khoảng 50% là cơ sở chế biến
gỗ quy mô nhỏ với những sản phẩm tiêu thụ nội địa hoặc gia công, trong đó có 970
doanh nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu. Có khoảng 45 tập đoàn lớn chiếm khoảng 75%
22

tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam. Những Công ty lớn của Việt Nam như Tập
đoàn Khải Vy với kim ngạch xuất khẩu của Công ty đã lên hơn 30 triệu USD mỗi năm
với năng lực sản xuất đạt 240 container (40 feet) đồ gỗ trên tháng. Đầu năm 2012, Khải
Vy còn nhận vốn đầu tư của Công ty tài chính quốc tế (IFC).
Tập đoàn kĩ nghệ gỗ Trường Thành (Bình Dương) có 7 nhà máy chế biến gỗ ở Gia
Lai, Bình Dương, TP. HCM và ở Lào với 5000 công nhân. Hiện nay Tập đoàn cũng đã
thực hiện trồng 40 ngàn hecta rừng. Nguyên liệu luôn ổn định và có đủ chứng chỉ (FSC).
Đối diện các Công ty mạnh như Khải Vy, Trường Thành, SADACO thực sự cần nỗ
lực nhiều hơn nữa để đứng vững trên thị trường khó khăn như hiện nay.
2.1.4.2. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài
Hầu hết các sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam chịu sự cạnh tranh
gay gắt từ các doanh nghiệp Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia, các nước Đông
Âu và Mỹ La Tinh. Đối thủ mạnh nhất của Việt Nam nói chung cũng như Công ty
SADACO nói riêng là Trung Quốc, các doanh nghiệp đều có lợi thế giá thành rất rẻ và
quy mô sản xuất lớn. Chỉ tính riêng Trung Quốc đã có trên 50.000 cơ sở sản xuất với hơn
50 triệu nhân công và sản xuất với doanh số gần 20 tỷ USD.
Do vậy, SADACO cần chọn cho mình những chiến lược kinh doanh xuất khẩu
đúng đắn và khác biệt để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh gay gắt trong nước
và nước ngoài, vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong sản
xuất và xuất khẩu đồ gỗ.
2.1.5. Phương thức kinh doanh
Bảng 2.4. Phương thức kinh doanh xuất khẩu gỗ giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: USD
Phương thức
kinh doanh
Năm 2011 Năm 2012
Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%)
23
Xuất khẩu 3.757.707,49 100 5.458.997,90 100
Kinh doanh 2.449.315,23 65,18 3.937.645,18 72,13

Ủy thác 1.308.392,26 34,82 1.521.352,72 27,87
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh - Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu
Công ty SADACO là một công ty đã cổ phần hóa, kinh doanh ngành nghề chính là
xuất nhập khẩu và làm dịch vụ xuất nhập khẩu, có doanh thu khá cao, một năm có thể thu
được 200-300 tỷ đồng. Hai hình thức kinh doanh xuất khẩu chính của công ty là tự doanh
và ủy thác
Trong những năm gần đây, kinh doanh xuất khẩu ủy thác dần được thay thế bằng
hình thức xuất khẩu tự doanh. Theo bảng số liệu ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu theo
phương thức tự doanh tăng rất mạnh và tương đối đều qua các năm. Năm 2011, xuất khẩu
theo phương thức tự doanh chiếm 65,18% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ. Năm 2012, tỷ
trọng tăng lên, chiếm 72,13%, tăng 10,66% so với năm 2011. Năm 2013 tiếp tục tăng lên
5,9% so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 76,39%. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu theo
phương thức ủy thác tăng nhẹ ở giai đoạn 2011-2012 và giảm không đáng kể trong giai
đoạn 2012 - 2013, giảm từ 1.521 nghìn USD xuống còn 1.516 nghìn USD và tỷ trọng
cũng giảm theo từ 27,87% năm 2011 xuống còn 23,61% năm 2013.
Nguyên nhân là do xuất khẩu ủy thác tuy có đem lại doanh thu cho Công ty nhưng
lợi nhuận thu được lại không ổn định và biến động theo thị trường. Các nước lớn như
Nga và nhiều quốc gia Đông Âu chủ yếu nhập khẩu hàng hóa qua các trung gian ở EU,
và Công ty lại nhận những hợp đồng ủy thác từ EU. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn
hiện nay, việc xuất khẩu qua càng ít trung gian càng tốt, đây là một trong những nguyên
nhân Công ty cho rằng xuất khẩu ủy thác không ổn định và không mang lại lợi nhuận
cao. Trong khi đó hình thức tự doanh lại lợi nhuận cao và ổn định, Công ty có thể tự chủ
động trong việc chọn lựa đối tác, hình thức thanh toán, thương lượng giá hàng, vốn đầu

24
2.1.6. Phương thức thanh toán
Bảng 2.5. Phương thức thanh toán trong xuất khẩu gỗ giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: USD
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Kim ngạch

xuất khẩu
Tỷ trọng
%
Kim ngạch
xuất khẩu
Tỷ trọng
%
Kim ngạch
xuất khẩu
Tỷ trọng
%
L/C 2.150.457,15 62,23 2.137.245,72 44,18 2.320.105,80 41,26
TTR 1.297.618,78 37,55 2.694.908,73 55,7 3.303.407,10 58,74
D/P 7.691,70 0,22 5.947,52 0,12 0,00 0
Tổng
cộng
3.455.767,63 100 4.838.101,97 100 5.623.512,90 100
Theo bảng số liệu, ta thấy rằng các phương thức thanh toán có xu hướng thay đổi.
Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu theo phương thức L/C đạt 2,15 triệu USD, năm 2012,
kinh ngạch xuất khẩu đạt 2,13 triệu USD (chiếm 44,18% tổng kim ngạch), giảm 0,16%
so với năm 2011. Nhưng năm 2013, kim ngạch xuất khẩu theo phương thức này tăng nhẹ
và đạt 2,32 triệu USD (chiếm tỷ trọng 41,26%), tăng 8,56% so với năm 2012 vì trong
năm 2013, Công ty có rất nhiều đơn đặt hàng mới từ các đối tác Ấn Độ, Hàn Quốc nên
việc sử dụng hình thức L/C là cần thiết và tăng thêm. Nhìn chung, phương thức thanh
toán bằng L/C tương đối an toàn vì người bán đảm bảo nhận được tiền qua ngân hàng nếu
bộ chứng từ thanh toán hợp lệ. Theo phương thức này, công ty cần nhắc nhở người mua
mở L/C theo đúng yêu cầu như trong hợp đồng đã kí. Sau khi người mua đã mở L/C,
công ty sẽ kiểm tra nội dung của L/C thật kĩ lưỡng. Nếu như nội dung của L/C đúng với
sự thỏa thuận trong hợp đồng thì SADACO sẽ tiến hành việc giao hàng cho khách hàng.
Ngược lại, nếu nội dung của L/C chưa phù hợp với hợp đồng đã kí thì SADACO sẽ thông

báo ngay cho bên khách hàng và ngân hàng mở L/C để tu chỉnh cho đến khi nào phù hợp
mới tiến hành giao hàng. Công ty chỉ sử dụng hình thức thanh toán L/C với những khách
hàng mới, chưa có mối quan hệ thân thiết, vì hình thức này rất phức tạp, lại tốn thời gian,
bên cạnh đó, chi phí lại rất lớn như phí lưu kho, bảo hiểm hàng hóa, những rủi ro như bộ
25
chứng từ có sai sót, dẫn đến việc khách hàng từ chối thanh toán và không nhận hàng,
hoặc ngân hàng mất khả năng thanh toán khiến Công ty rất cân nhắc trong việc sử dụng
hình thức L/C. Và với số liệu như trên ta có thể thấy số lượng hợp đồng mới của công ty
chưa nhiều và chiến lược mở rộng thị trường của công ty chưa hiệu quả, cần phải cải
thiện và đẩy mạnh.
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu gỗ theo phương thức TTR lại tăng khá mạnh.
Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,29 triệu USD, năm 2012 đạt gần 2,7 triệu USD
(chiếm tỉ trọng 55,7%), tăng 107,68% so với năm 2011. Tiếp tục như thế, năm 2013, kim
ngạch xuất khẩu gỗ theo TTR đạt 3,3 triệu USD (chiếm tỉ trọng 58,74%), tăng 22,58% so
với năm 2012. Không giống như L/C, thanh toán bằng TTR nhanh hơn và đơn giản hơn
rất nhiều. Tuy nhiên, với phương thức này quyền lợi của người bán không đảm bảo, vì
việc chuyển tiền phụ thuộc vào người mua cho nên công ty chỉ áp dụng phương thức
thanh toán này với những đối tác lâu năm và thân thiết cùng với những đơn đặt hàng lớn.
Sở dĩ, phương thức thanh toán bằng TTR chiếm tỷ trọng lớn trong thanh toán của
SADACO vì các hợp đồng xuất khẩu của công ty này chủ yếu dựa trên những mối quan
hệ lâu dài và dựa vào tín dụng. Do đó, việc thanh toán theo phương thức TTR vừa chứng
tỏ được sự tin tưởng của SADACO vào đối tác, vừa tạo được niềm tin và uy tín của
khách hàng. Điều này vừa là lợi thế chứng tỏ công ty có một nguồn đầu ra ổn định. Tuy
nhiên cũng cho thấy nhược điểm là công ty ít có những hợp đồng với những đối tác mới
và sẽ gặp những bất lợi trong hợp đồng với những đối tác đó.
Đối với phương thức D/P, kim ngạch xuất khẩu giảm đáng kể và thậm chí năm
2013, Công ty đã không sử dụng phương thức này nữa. Phương thức này nhiều rủi ro lại
mất thời gian, nếu so với L/C và TTR thì D/P không có những thuận lợi mà TTR có như
nhanh gọn, tiện lợi, tiết kiệm chi phí và lại có nhiều rủi ro của L/C như sai sót trong bộ
chứng từ, chi phí cao vì thế kim ngạch xuất khẩu theo phương thức này năm 2011 chỉ

đạt 7,7 nghìn USD, năm 2012 thì kim ngạch xuất khẩu còn 5,9 nghìn USD và đến năm
2013 thì chỉ bằng 0.

×