Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

KẾT QUẢ đặt STENT ĐỘNG MẠCH VÀNH ở BỆNH NHÂN hội CHỨNG VÀNH cấp tại BỆNH VIỆN đa KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.37 KB, 3 trang )

Y học thực hành (859) - số 2/2013




66




KếT QUả ĐặT STENT ĐộNG MạCH VàNH ở BệNH NHÂN HộI CHứNG VàNH CấP
TạI BệNH VIệN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THáI NGUYÊN

Hoàng Thị Minh Tâm - Bệnh viện Đa khoa Trung ơng Thái Nguyên
Nguyễn Tiến Dũng - Trờng Đại học Y Dợc Thái Nguyên
Phạm Mạnh Hùng - Viện Tim mạch Việt Nam
TóM TắT
Đặt vấn đề: Can thiệp qua da là một phơng pháp
điều trị hiệu qủa cho tổn thơng động mạch vành.
Bệnh viện đa khoa trung ơng Thái Nguyên đã triển
khai kỹ thuật từ tháng 7 năm 2011. Mục tiêu nghiên
cứu đánh giá kết quả can thiệp ở bệnh nhân hội chứng
vành cấp tại Thái Nguyên.
Kết quả: 27 bệnh nhân đợc can thiệp ĐMVqua
da. Tổn thơng LAD 77,77%; ĐMV phải 14,81% và
ĐM mũ 7,42%. Số lợng một mạch 59,25%. Týp B
gặp nhiều nhất là 48,15%. Kỹ thuật thành công
96,30%.
Kết luận: Bớc đầu can thiệp động mạch vành qua
da tại Thái Nguyên đạt kết quả tốt.
Từ khóa: động mạch vành.


SUMMARY
Introductions: Percutaneous coronary intervention
(PCI) has been developed as an effective method to
treat coronary heart disease.Thai Nguyen general
national hospital has started first PCI case sine July
2011. The aim of this study to evaluate of intervention
for coronary acute syndrom in Thai Nguyen.
Results: 27 patients has been percutaneous
coronary intervention. The most coronary lesion was
77,77%; RCA 7,42%; LCX 7,42%; one vessel 59,25%.
Typ B lesion had a high rate 48,15%. The percentage
of proceldural success 96,30%.
Conclusion: Percutaneous coronary intervention
(PCI) has been developed in Thai Nguyen.
Keywords: Percutaneous coronary intervention.
ĐặT VấN Đề
Can thiệp động mạch vành qua da là một trong
những phơng pháp điều trị hiệu qủa nhất hiện nay và
đợc áp dụng rộng rãi ở trên thế giới cho những bệnh
nhân có hội chứng vành cấp. Hàng năm tại Mỹ can
thiệp động mạch vành qua da lên đến hơn 1,2 triệu
trờng hợp [1] [8]. ở Việt Nam can thiệp động mạch
vành qua da lần đầu tiên đợc thực hiện năm 1996 [4].
Từ đó đến nay kỹ thuật này đợc triển khai tại các
trung tâm tim mạch và một số bệnh viện trong toàn
quốc. Năm 2011 Bệnh viện Đa khoa Trung ơng Thái
Nguyên bắt đầu tiến hành chụp và can thiệp động
mạch vành qua da. Để bớc đầu đánh giá kết quả đặt
stent động mạch vành tại Thái Nguyên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài Kết quả đặt stent động mạch

vành ở bệnh nhân hội chứng vành cấp tại bệnh viện đa
khoa trung ơng Thái nguyên với hai mục tiêu sau:
Mô tả đặc điểm lâm sàng và kết quả chụp động
mạch vành ở bệnh nhân hội chứng vành cấp
Đánh giá kết quả sớm đặt stent động mạch vành ở
những bệnh nhân trên
ĐốI TƯợNG Và PHƯƠNG PHáP
1. Đối tợng:
Các bệnh nhân đợc chẩn đoán hội chứng vành
cấp vào điều trị tại khoa Tim Mạch Cơ Xơng Khớp,
Bệnh viện Đa khoa Trung ơng Thái Nguyên từ tháng
07 năm 2011 đến tháng 8 năm 2012.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán: Chẩn đoán Hội chứng
vành cấp theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt
Nam năm 2008[5]
- Đau ngực không ổn định
- Nhồi máu cơ tim cấp
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Lọai trừ các đối tợng nghiên cứu không hợp tác
- Có chống chỉ định khi dùng thuốc Heparine
- Mới bị xuất huyết tiêu hóa hoặc tai biến mạch não
trong vòng 3 tháng
- Suy gan, suy thận, ung th giai đoạn cuối, hôn mê
do đái tháo đờng.
* Đánh giá mức độ tổn thơng theo Hội Tim mạch
và trờng môn Tim mạch Hoa kỳ (ACC/ AHA) năm
1978[7]
* Đánh giá dòng chảy mạch vành theo thang điểm
TIMI của Hội TM Hoa Kỳ[9]
2. Thời gian địa điểm:

- Thời gian: Từ tháng 07 năm 2011 đến tháng 8
năm 2012.
- Địa điểm: Phòng can thiệp, khoa Tim mạch .
Bệnh viện Đa khoa Trung ơng Thái Nguyên
3. Phơng pháp nghiên cứu
- Phơng pháp: Mô tả. Chọn mẫu: Có chủ đích
- Cỡ mẫu: Toàn bộ theo thời gian
4. Các bớc tiến hành và phơng tiện nghiên
cứu:
- Bệnh nhân đợc hỏi tiền sử, bệnh sử, khám lâm
sàng và làm các xét nghiệm về huyết học, sinh hóa
máu, đông máu, điện tim, siêu âm Doppler tim theo
mẫu bệnh án riêng
- Chụp và can thiệp ĐMV tại phòng chụp mạch của
bệnh viện đa khoa trung ơng Thái Nguyên bằng máy
AXIOM Artis của hãng Siemen (Đức) với sự giúp đỡ
của các bác sỹ can thiệp Viện Tim mạch Việt Nam.
5. Chỉ tiêu nghiên cứu
Y học thực hành (859) - số 2/2013



67

- Tuổi, giới
- Lâm sàng:
+ Huyết áp (Tâm thu, tâm trơng)
+ Nhịp tim
+ Cơn đau ngực
+ Khó thở

+ Phù
+ Gan to
+ Nôn và buồn nôn
- Chụp và can thiệp động mạch vành: Đánh giá số
lợng, mức độ tổn thơng, dòng chảy của động mạch
vành trớc và sau can thiệp
6. Xử lý số liệu:
Các số liệu thu thập của nghiên cứu đợc xử lý theo
các thuật toán thống kê y học.
KếT QUả
1. Đặc điểm chung
Bảng 1: Đặc điểm về tuổi và giới của đối tợng
nghiên cứu
Đặc điểm chung
Tuổi (XSD) 61,78 14,87
Nam 21 77,77
Giới
Nữ 6 22,23
Tổng số 27 100%

2. Đặc điểm lâm sàng và kết quả chụp động
mạch vành ở ĐTNC
Đặc điểm lâm sàng
Bảng 2: Đặc điểm về huyết áp và nhịp tim các đối
tợng nghiên cứu
Triệu chứng (XSD)
Tâm thu 116,48 28,54
Huyết áp
Tâm trơng 70,37 13,15
Nhịp tim 100,67 17,13


Bảng 3: Đặc điểm về các triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng n %
Đau ngực trái 26 96,30
Khó thở 6 22,20
Nôn và buồn nôn 2 7,70
Phù 0 0
Gan to 0 0
Kết quả chụp động mạch vành ở các đối tợng
nghiên cứu
Bảng 4: Kết quả số lợng động mạch vành tổn
thơng
Số lợng n %
Một động mạch 16 59,25
Hai động mạch 9 33,33
Ba động mạch 1 3,70

Bảng 5: Kết quả vị trí tổn thơng động mạch vành
Vị trí n %
Thân chung ĐMV trái 0 0
Động mạch liên thất trớc 21 77,77
Động mạch mũ 4 14,81
Động mạch vành phải 2 7,42
Tổng số 27 100

Bảng 6: Mức độ tổn thơng động mạch vành theo
typ
Typ n %
A 6 22,22
B1, 2 13 48,15

C 8 29,63
Tổng số 27 100

3. Đánh giá kết quả đặt stent động mạch vành
trớc và sau can thiệp ở những bệnh nhân trên
Bảng 7: Tỷ lệ thành công và thất bại
Đánh giá n %
Thành công 26 96,30
Thất bại 1 3,70
Tổng số 27 100

Bảng 8: Đánh giá trớc và sau can thiệp dòng chảy
theo thang điểm TIMI
Đánh giá theo TIMI n %
0 9 33,33 Trớc can thiệp
n = 27
I 18 66,67
II 7 25,94 Sau can thiệp
n= 27
III 20 74,06

BàN LUậN
1. Đặc điểm chung.
Trong 27 đối tợng nghiên cứu, các bệnh nhân có
tuổi trung bình là 61,78 14,87, tuổi cao nhất là 92,
tuổi thấp nhất là 29 và đều là các bệnh nhân nam giới.
Trong nghiên cứu Dơng Hà Ngọc Thể (BVND 115)
lứa tuổi trung bình là 62,11 10,73; Viện TMVN là
59,95 8,35. Về giới có 7 bệnh nhân là nữ chiếm
22,23% và 21 nam (77,77%). Nghiên cứu Nguyễn Đức

Hải (BVQĐ 108) tỷ lệ nam là 83,60%, nữ là
16,4% Nh vậy nam giới mắc bệnh mạch vành cấp
nhiều hơn nữ giới[1] [3].
2. Đặc điểm lâm sàng và kết quả chụp động
mạch vành.
2.1 Về đặc điểm lâm sàng.
Trong bảng 2 chúng tôi thấy huyết áp tâm thu trung
bình của các đối tợng là 116,48 28,54, huyết áp cao
nhất là 180 mmHg, thấp nhất là 90mmHg. Huyết áp
tâm trơng trung bình là 70,37 13,15. Đa số các bệnh
nhân bị mạch vành cấp huyết áp không cao. Về nhịp
tim trung bình là 100,67 17,13, đa số có nhịp tim cao
hơn bình thờng vì trong giai đoạn đầu do tổn thơng
tế bào cơ tim và theo cơ chế bù cơ tim sẽ tăng co bóp.
Các triệu chứng lâm sàng thờng gặp là đau ngực
trái, trong 27 bệnh nhân có 26 (96,30%) có đau ngực,
6/27 bệnh nhân chiếm 22,20% có cảm giác khó thở .
Nghiên cứu này cũng tơng tự Nguyễn Minh Toàn
(BVĐK Bình Định) tỷ lệ đau ngực là 93,38 % [2]. Trong
nghiên cứu của chúng tôi có 2/27 (7,70%) có biểu hiện
buồn nôn. Điều này cũng phù hợp với 2 bệnh nhân bị
tổn thơng động mạch vành phải.
Triệu chứng suy tim là phù và gan to chúng tôi
không gặp trờng hợp nào.
2.2. Kết quả chụp động mạch vành ở các đối
tợng nghiên cứu
Y học thực hành (859) - số 2/2013





68

Trong 27 bệnh nhân có 16/27 (59,25%) tổn thơng
một động mạch chính, có 9/27 (33,33%) có tổn thơng
hai động mạch vành và chỉ có 3,70% có tổn thơng
một mạch. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Toàn là
49,03% tổn thơng một nhánh, 29,58% hai nhánh và
21,12 ba nhánh. Nghiên cứu của Huỳnh Văn Minh có
thơng một động mạch chính là 81,61%, hai nhánh là
16,09, ba nhánh là 2,30% [2][6]. Nh vậy nghiên cứu
của chúng tôi cũng tơng tự nh các nghiên cứu khác
là tổn thơng một mạch gặp đa số ở các bệnh nhân bị
bệnh mạch vành cấp.
Về vị trí tổn thơng động mạch vành, chủ yếu tổn
thơng động mạch liên thất trớc chiếm 77,77%, sau
đó là động mạch vành phải chiếm 14,81% và ít gặp
nhất là động mạch mũ 7,42%. Nghiên cứu này cũng
phù hợp nh các tác giả khác.
Phân loại tổn thơng mức độ động mạch vành theo
ACC/ AHA trong nghiên cứu chúng tôi gặp chủ yếu týp
B1,2 có 13/27(48,15%), týp C có 8/27(29,63%) và còn
lại là týp A[6].
Từ kết quả chụp mạch vành cho ta dự định chiến
lợc can thiệp đúng đắn để đem lại hiệu quả cao nhất.
3. Đánh giá kết quả đặt stent động mạch vành
trớc và sau can thiệp ở những bệnh nhân trên
Trong 27 bệnh nhân đợc chúng tôi đặt stent động
mạch vành thì có 26 (96,30%) bệnh nhân thành công
và có một bệnh nhân thất bại do biến chứng sau khi

can thiệp. Mặc dù tỷ lệ biến chứng cho phép trong khi
can thiệp nhng chúng tôi cũng đã lấy đó làm bài học
để rút kinh nghiệm cho những trờng hợp khác.
Đa số các bệnh nhân trớc can thiệp dòng chảy
TIMI 0 và I, sau khi can thiệp chủ yếu TIMI II và TIMI
III (74,04%). Nh vậy can thiệp động mạch vành đã
khẳng định hiệu quả của việc tái tới máu trong động
mạch vành thủ phạm [4].
KếT LUậN
Qua 27 đối tợng nghiên cứu, chúng tôi có một số
kết luận nh sau:
Tuổi trung bình là 61,78 14,87, nam gặp nhiều
hơn nữ.
Huyết áp không tăng, nhịp tim trung bình là 100,67
17,13.
Triệu chứng đau ngực hay gặp nhất 96,23%, khó
thở là 22,70%, nôn và buồn nôn 7,70%.
Số lợng mạch vành tổn thơng: Một mạch là chính
59,25%, hai mạch 33,33%, ba mạch 3,7%.
Vị trí tổn thơng: ĐM LTT 77,77%, ĐM mũ 14,81%,
ĐM V phải 7,42%.
Mức độ tổn thơng MV týp A: 22,22%, týp B1,2 là
48,15%, týp C là 29,63%
Thành công 96,30%, thất bại 3,7%
Trớc can thiệp TIMI 0, I (100%), sau can thiệp
TIMI III là 74,04%, II 25,94 %
TàI LIệU THAM KHảO
1. Nguyễn Đức Hải, Lê Ngọc Hà, Lê Văn Trờng,
Phạm Thái Giang, Hoàng Minh Châu, Nguyễn Văn
Quýnh, Vũ Điện Biên(2004), Kết quả chụp động mạch

vành và bớc đầu ứng dụng phơng pháp nong và đặt
stent điều trị bệnh động mạch vành tại bệnh viện trung
ơng quân đội 108, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học .
Hội Tim mạch Việt Nam, Tạp chí tim mạch học số 37, tr
145 155.
2. Nguyễn Minh Toàn, Bùi Xuân Nghĩa (2011). Bớc
đầu đánh giá kết quả chụp, can thiệp động mạch vành
qua da tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình định. Kỷ yếu tạp
chí tim mạch học Việt Nam. Hội tim mạch quốc gia Việt
Nam số 59 tr 415 419
3. Dơng Hà Ngọc Thể, Võ Thành Nhân , Đỗ Quang
Huân, Huỳnh Ngọc Long và cộng sự (2006), " Kết quả và
biến chứng của can thiệp động mạch vành qua da tại
bệnh viện Nhân dân 115 trong 2 năm 2003 2005. Tạp
chí Thời sự tim mạch học, Hội Tim mạch thành phố Hồ
Chí Minh. Nhà xuất bản Y học, tr 23 30 số 97.
4. Nguyễn Quang Tuấn (2005), Nghiên cứu hiệu quả
của phơng pháp can thiệp động mạch vành qua da trong
điều trị nhồi máu cơ tim cấp, Luận án tiến sỹ , Trờng đại
học Y Hà Nội, Bộ Y tế.
5. Phạm Gia Khải và cộng sự (2008) Khuyến cáo
2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa . Hội Tim
mạch quốc gia Việt Nam. Nhà xuất bản Y học tr 329-437.
6. Huỳnh Văn Minh, Hoàn Anh Tiến, Nguyễn Văn
Điền, Nguyễn Xuân Tín, Phạm Tấn Quang, Hồ Anh Tuấn
(2011), Nhận xét kết quả bớc đầu chụp và can thiệp
động mạch vành tại bệnh viện trờng đại học y dợc
Huế. Kỷ yếu tạp chí tim mạch học Việt Nam. Hội tim
mạch quốc gia Việt Nam số 59 tr 346 350.
7. Smith SC Jr, Dove JT, Jacobs AK et al: ACC/AHA

guidelines for percutaneous coronary intervention: A report
of the American Heart Association Task Force on Practice
guidelines". J Am Coll Cardiol, 2001, 37-2239i-lxvi.
8. Braunwald E, Antman EM, Beasely JW, et al
(2000), "ACC/AHA guidelines for the management of
patients with unstable angina and non -ST- segment
elevation myocardial infarction: a report of the American
College of Cardiology / American Heart Association Task
Force on Practice Guidelines", J Am Coll Cardiol, (36),
970-1062.
9. Brad G, Madhiva G, Sabina Am, et al (2002), "TIMI
Myocardial Perfusion Grade and ST Segment Resolution:
Association With Infarct Size as Assessed by Single
Photon Emission Computed Tomography Imaging",
Circulation, (105), 282.

THựC TRạNG NGUồN NHÂN LựC TRìNH Độ CAO NGàNH Y Tế TỉNH YÊN BáI
GIAI ĐOạN 2008-2010

Trần Lan Anh - Sở y tế Yên Bái
Nguyễn Văn Sơn, Đặng Hoàng Anh
Trờng Đại học Y Dợc Thái Nguyên

×